Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đánh giá tình hình quản lý trong công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của tỉnh lào cai từ năm 2011 đến 30 6 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHÙNG MINH NGỌC

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TRONG CÔNG TÁC
LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH
GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH LÀO CAI
TỪ 2011 ĐẾN 30/6/2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHÙNG MINH NGỌC

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TRONG CÔNG TÁC
LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH
GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH LÀO CAI
TỪ 2011 ĐẾN 30/6/2016

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số ngành: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ LAN

Thái Nguyên – 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Luận văn này đã được thực hiện với số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và thông tin trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 10 năm 2016
Người thực hiện luận văn

Phùng Minh Ngọc


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Thị Lan.
Lời đầu tiên, tôi chân thành cảm ơn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
Phòng Đào tạo – Đào tạo Sau đại học, Khoa Môi trường và PGS.TS Đỗ Thị Lan đã
nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và đã cho tôi những ý
kiến nhận xét, góp ý quý báu.
Tôi xin chân thành cám ơn Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã quan
tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, địa điểm, tài liệu cũng như
những điều kiện khác cho tôi trong quá trình học tập.
Tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn đối với Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Lào Cai; Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai; các Thành viên từng

tham gia hội đồng thẩm định; Phòng Tổng hợp – Đánh giá tác động môi trường,
Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện, thành phố và các đồng nghiệp, đồng môn,
bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong
quá trình hoàn thành Luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 10 năm 2016
Người thực hiện luận văn

Phùng Minh Ngọc


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................3

1.1.1. Định nghĩa .........................................................................................................3
1.1.2. Mục đích của ĐTM ...........................................................................................4
1.1.3. Ý nghĩa của ĐTM..............................................................................................5
1.1.4. Căn cứ pháp lý thực hiện thẩm định báo cáo ĐTM ..........................................6
1.2. Tình hình nghiên cứu ĐTM trên Thế giới và tại Việt Nam .................................7
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ĐTM của thế giới ..........................................................7
1.2.2. Tình hình thực hiện công tác thẩm định báo cáo ĐTM ở Việt Nam ..............13
1.2.3. Các nghiên cứu về công tác thẩm định ĐTM tại Việt Nam ............................26
1.3. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội và hiện trạng các thành phần môi trường tỉnh
Lào Cai ......................................................................................................................27
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................27
1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh ..................................................................29
1.3.3. Hiện trạng chất lượng môi trường tỉnh Lào Cai ..............................................31


iv
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................37
2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................37
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................38
2.4. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................38
2.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................38
2.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ................................................38
2.5.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp ..................................................39
2.5.3. Phương pháp đánh giá về công tác thẩm định báo cáo ĐTM .........................39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................43
3.1. Đánh giá công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh
Lào Cai giai đoạn 2011 – 30/6/2016 .........................................................................43
3.1.1. Công tác lập báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh ..................................................43
3.1.2. Công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh .....................58

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng chính đến công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo
ĐTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay ..................................................................74
3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác ĐTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai .... 76
3.3.1. Các thách thức đối với công tác ĐTM trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới ...76
3.3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác ĐTM trên địa bàn
tỉnh Lào Cai ...............................................................................................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................81
1. Kết luận .................................................................................................................81
2. Kiến nghị ...............................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT

: Bảo vệ môi trường

BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

ĐRR

: Đánh giá rủi ro

ĐTK


: Đánh giá tác động kinh tế

ĐTS

: Đánh giá tác động sức khỏe

ĐTX

: Đánh giá tác động xã hội

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

EU

: Liên hiệp Châu âu

IEE

: ĐTM sơ bộ

KT-XH

: Kinh tế xã hội

OECD

: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế


OEPP

: Cơ quan Kế hoạch và Chính sách môi trường

QCVN

: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

TCMT

: Tiêu chuẩn môi trường

TNMT

: Tài nguyên môi trường

TOR

: Điều khoản tham chiếu

UBND

: Ủy ban Nhân dân

UNEP

: Chương trình môi trường của Liên hợp quốc

GHCP


: Giới hạn cho phép


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Vai trò và trách nhiệm trong các bước thực hiện của quá trình ĐTM .....10
Bảng 1.2: Quy trình và trách nhiệm của các bên liên quan trong thực hiện ĐTM ở
Việt Nam ..................................................................................................23
Bảng 3.1. Danh sách báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai được UBND tỉnh phê
duyệt từ 2011 đến 30/6/2016 ...................................................................43
Bảng 3.2. Danh sách các đơn vị tư vấn thường xuyên lập báo cáo ĐTM trên địa bàn
tỉnh Lào Cai từ 2011 đến 06/2016 ...........................................................44
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá về công tác lập báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai,
giai đoạn 2011-2014 ................................................................................45
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá về công tác lập ĐTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai
đoạn từ 2015 đến 30/6/2016 ....................................................................50
Bảng 3.5: Quy trình thẩm định báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn
2011- 2014 ...............................................................................................59
Bảng 3.6. Quy trình thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM trên đia bàn tỉnh Lào Cai
giai đoạn 2015-06/2016 ...........................................................................62
Bảng 3.7: Kết quả đánh giá về công tác thẩm định, phê duyệt ĐTM trên địa bàn tỉnh
Lào Cai, giai đoạn 2011- 2014 ................................................................64
Bảng 3.8: Kết quả đánh giá về công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM trên địa
bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn từ 2015 đến 30/6/2016 ................................66
Bảng 3.9: Bộ máy, năng lực cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ môi trường trên
địa bàn tỉnh Lào Cai .................................................................................73



vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Quy trình ĐTM phổ biến trên thế giới .......................................................11
Hình 1.2: Khái quát về quy định thẩm định báo cáo ĐTM .......................................17
Hình 1.3. Bản đồ Hành chính tỉnh Lào Cai ...............................................................28
Hình 1.4. Bản đồ phân vùng chất lượng nước mặt theo WQI của Lào Cai năm 2015 ... 33
Hình 1.5. Trữ lượng rừng của tỉnh phân bổ theo đơn vị hành chính ........................35
Hình 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả công tác lập báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh Lào
Cai trong hai giai đoạn 2011-2014 và 2015-06/2016 ..............................55
Hình 3.2: Biểu đồ so sánh kết quả công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM trên
địa bàn tỉnh Lào Cai trong hai giai đoạn 2011-2014 và 2015-06/2016 ...68


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, thuộc vùng Trung du và miền núi phía
Bắc Việt Nam với: Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông
giáp tỉnh Hà Giang và phía Nam giáp tỉnh Yên Bái. Diê ̣n tić h của tin̉ h nằm trong
khoảng 21040’÷ 22050 vĩ độ Bắc và 103031’ ÷ 104038’ kinh độ Đông, rộng 6.383,88
km2 và cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Đặc biệt, Lào
Cai nằm trên con đường giao thông huyết mạch xuyên Á, thuộc tuyến hành lang kinh
tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đây là cửa ngõ quan trọng
cả về kinh tế - chính trị - an ninh quốc phòng của cả nước. Với việc đưa tuyến đường
cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi vào hoạt động (năm 2014), Lào Cai được đánh giá là môi
trường thuận lợi thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước [34].
Là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội như tiềm năng về du

lịch (có khu du lịch Sa Pa nổi tiếng, huyện Bắc Hà…), khai khoáng (với 35 loại
khoáng sản phân bố trên 150 điểm mỏ, trong đó có một số điểm mỏ có trữ lượng
khoáng sản lớn như quặng apatit, sắt, vàng…) và cửa khẩu Quốc tế thông thương
với Trung Quốc nằm trong thành phố Lào Cai. Trong những năm qua, để phát triển
nhanh kinh tế - xã hội, Lào Cai đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm thu hút các
doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư. Nhất là từ khi tuyến đường cao tốc
Lào Cai – Nội Bài đi vào hoạt động thì càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh.
Việc phát triển kinh tế - xã hội sẽ kéo kèm theo nguy cơ gây ô nhiễm và suy thoái
môi trường, vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao để phát triển kinh tế - xã hội phải hài
hòa gắn với bảo vệ môi trường.
Đánh giá tác động môi trường là một công cụ trong công tác quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường, nó là thủ tục pháp lý quan trọng bắt buộc các chủ dự án
phải thực hiện môi trường nói chung, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nói riêng.
Việc thực hiện ĐTM đối với các dự án đầu tư trở thành một thủ tục có tính pháp lý
bắt buộc thực hiện trong quá trình triển khai dự án từ giai đoạn đề xuất dự án,
nghiên cứu tiền khả thi (báo cáo đầu tư) đến nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư), thiết
kế và vận hành của dự án.
Việc phân tích, đánh giá hiện trạng công tác thẩm định báo cáo ĐTM của
tỉnh Lào Cai nhằm chỉ ra những điểm bất cập, còn vướng mắc cũng như phát huy


2
những thành quả đạt được trong công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM
của tỉnh, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng và hiệu
quả công tác quản lý môi trường nói chung là hết sức cần thiết và có ý nghĩa.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế nói trên và nguyện vọng của bản thân, tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình quản lý trong công tác lập, thẩm định và
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của tỉnh Lào Cai từ năm 2011 đến
30/6/2016”.
2. Mục tiêu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả trong công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM trên địa
bàn tỉnh Lào Cai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tình hình quản lý trong công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo
cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2011 đến 30/6/2016.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng chính đến công tác lập, thẩm định và phê
duyệt báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định và phê
duyệt báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Áp dụng kiến thức đã học sử dụng nghiên cứu, xây dựng luận văn tốt
nghiệp;
- Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học, kiến thức thực tế;
- Tích lũy kinh nghiệm trong giải quyết công việc chuyên môn về công tác
thẩm định báo cáo ĐTM.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Giúp cơ quan quản lý môi trường căn cứ vào kết quả nghiên cứu đề tài để
đưa ra cơ chế, chính sách, giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định
và phê duyệt báo cáo ĐTM của tỉnh Lào Cai trong thời gian tới, nhằm mục tiêu
phấn đấu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo hướng bền vững, gắn với BVMT.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Định nghĩa

* Đánh giá tác động môi trường (ĐTM): Theo Khoản 23 Điều 3 Luật bảo
vệ môi trường năm 2014 có đưa ra định nghĩa về ĐTM như sau: “ĐTM là việc
phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các
biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”. [17]
* Thẩm định báo cáo ĐTM: Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, NXB Đà
Nẵng thì "Thẩm định" là "xem xét nhằm đánh giá để xác định, quyết định". Như
vậy, có thể hiểu rằng thẩm định báo cáo ĐTM là việc các cơ quan có chức năng
xem xét, nghiên cứu và đánh giá báo cáo ĐTM để đưa ra quyết định phê duyệt hay
phê duyệt nhưng phải chỉnh sửa hay không phê duyệt báo cáo ĐTM.
*Chủ thể có quyền thẩm định báo cáo ĐTM: Thẩm định báo cáo ĐTM là
hoạt động của lĩnh vực quản lý nhà nước về BVMT nên thông thường do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ dự án thực hiện việc thẩm định. Chủ thể
thực hiện việc thẩm định có thể là cá nhân hoặc một nhóm người (hội đồng). Hội
đồng thẩm định phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM
ra quyết định thành lập theo một cơ chế nhất định. ĐTM là một lĩnh vực phức tạp,
khoa học chuyên sâu, tổng hợp kiến thức và kinh nghiệm của các lĩnh vực khác
nhau nên cần thiết phải được thẩm định dưới hình thức hội đồng (một tập thể gồm
nhiều cá nhân có trình độ, kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực thẩm định).
* Phê duyệt báo cáo ĐTM: Căn cứ vào kết quả thẩm định của Hội đồng
thẩm định (bản nhận xét, đánh giá về báo cáo ĐTM), Cơ quan có quyền phê duyệt thông thường là cơ quan quyết định chấp thuận dự án đầu tư - ra quyết định phê
duyệt báo cáo ĐTM.
Nội dung của quyết định của cơ quan phê duyệt là chấp thuận nội dung của
bản báo cáo ĐTM hoặc không chấp thuận hoặc chấp thuận nhưng kèm theo các yêu
cầu (điều kiện) nhất định. Việc đưa ra quyết định của chủ thể có quyền phê duyệt
được thực hiện dưới hình thức bằng văn bản (có tên gọi là Quyết định).
Kết quả pháp lý của việc ra quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt là cơ sở để thực hiện các hoạt động liên quan tiếp theo.


4

1.1.2. Mục đích của ĐTM
ĐTM có thế đạt được nhiều mục đích bởi ý nghĩa thiết thực của nó. Theo
Lan Gilpin mục đích của ĐTM trong xã hội có 10 điểm chính sau [34]:
ĐTM nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại đến
môi trường của các chính sách, chương trình và của các dự án. Nó góp phần loại trừ
cách “đóng cửa” ra quyết định như vẫn thường làm trước đây, không tính đến ảnh
hưởng môi trường trong các khu vực công cộng và tư nhân.
ĐTM tạo ra cơ hội để có thể trình bày với người ra quyết định về tính phù
hợp của chính sách, chương trình, hoạt động, dự án về mặt môi trường, nhằm ra
quyết định có tiếp tục thực hiện hay không.
Đôi với các chương trình, chính sách, hoạt động, dự án được chấp nhận thực
hiện thì ĐTM tạo ra cơ hội trình bày sự phối kết hợp các điều kiện có thể giảm nhẹ
tác động có hại tới môi trường.
ĐTM tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đóng góp cho quá trình ra
quyết định, thông qua các để nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người ra
quyết định. Công chúng có thể tham gia vào quá trình này trong các cuộc họp
công khai hoặc trong việc hòa giải giữa các bên (thường là bên gây tác động và
bên chịu tác động).
Với ĐTM, toàn bộ quá trình phát triển được công khai để xem xét một cách
đồng thời lợi ích của tất cả các bên: bên đề xuất dự án, Chính phủ và cộng đồng.
Điều đó góp phần lựa chọn được dự án tốt hơn để thực hiện.
Những dự án mà vể cơ bản không đạt yêu cầu hoặc đặt sai vị trí thì có xu
hướng tự loại trừ. không phải thực hiện ĐTM và tất nhiên là không cần cả đến sự
chất vấn của công chúng.
Thông qua ĐTM nhiều dự án được chấp nhận nhưng phải thực hiện những điều
kiện nhất định, chảng hạn chủ dự án phải đảm bảo quá trình quan trắc, giám sát, lập
báo cáo hàng năm, phải có phân tích sau dự án và kiểm toán môi trường độc lập.
Trong ĐTM phải xét cả đến các khả năng thay thế, chẳng hạn như công
nghệ, địa điểm đặt dự án phải được xem xét hết sức cẩn thận.
ĐTM được coi là công cụ phục vụ phát triển, khuyến khích phát triển tốt

hơn, trợ giúp cho tăng trướng kinh tế.
Trong nhiều trường hợp, ĐTM chấp nhận sự phát thải, kể cả phát thải khí
nhà kính cũng như việc sử dụng không hợp lý tài nguyên ở mức độ nào đấy, nghĩa


5
là chấp nhận phát triển tăng trường kinh tế.
1.1.3. Ý nghĩa của ĐTM
ĐTM đạt được nhiều ý nghĩa, song có thể nêu bốn ý nghĩa cơ bản mà ĐTM
mang lại là:
1. ĐTM là công cụ quản lý môi trường quan trọng. Song nó không nhằm thủ
tiêu, loại trừ hoặc gây khó dễ cho phát triển kinh tế – xã hội như nhiều người lầm
tưởng mà hỗ trợ phát triển theo hướng đảm bảo hiệu quả kinh tế bảo vệ môi trường.
Vì vậy nó góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững. Điều đó thể hiện qua một số
điểm cụ thể sau:
- ĐTM khuyến khích công tác Quy hoạch tốt hơn và giúp cho dự án hoạt
động hiệu quả hơn.
- ĐTM có thế tiết kiệm được thời gian và tiền của trong thời hạn phát triển
lâu dài. Qua các nhân tố môi trường tổng hợp, được xem xét đến trong quá trình ra
quyết định ở giai đoạn quy hoạch của các cơ sở, địa phương và Chính phủ sẽ tránh
được những chi phí không cần thiết, tránh được những hoạt động sai lầm mà hậu
hoạ của nó phải khắc phục một cách rất tốn kém trong tương lai.
- ĐTM giúp cho Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ hơn.
Các đóng góp của cộng đồng trước khi dự án được đầu tư, đảm bảo hiệu quả đầu tư
dược nâng cao, góp phần cho sự phát triển thịnh vượng chung trong tương lai. Thông
qua các kiến nghị của ĐTM, việc sử dụng tài nguyên sẽ thận trọng hơn và giảm được
sự đe dọa của suy thoái môi trường đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
2. ĐTM không xét các dự án một cách riêng lẻ mà đặt chúng trong xu thế
phát triển chung của khu vực, của quốc gia và rộng hơn là toàn Thế giới. Khi đánh
giá một dự án cụ thể, bao giờ cũng xét thêm các dự án, phương án thay thế, nghĩa là

xét đến các dự án có thể cho cùng đầu ra, nhưng có công nghệ sử dụng khác nhau
hoặc đặt ở vị trí khác. Hơn nữa ở mỗi một khu vực luôn có chất lượng môi trường
“nền”, mà khi đặt dự án vào, cần phải cân nhắc kỹ, tránh gây tác hại tích lũy ở mức
độ cao cho một khu vực.
3. ĐTM huy động được sự đóng góp của đông đảo tầng lớp trong xã hội.
Nó góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý, của chủ dự án đến
việc bảo vệ môi trường. Đồng thời ĐTM liên kết được các nhà khoa học ở các
lĩnh vực khác nhau, nhằm giải quyết công việc chung là đánh giá mức độ tác
động môi trường các dự án, giúp cho người ra quyết định chọn được dự án phù


6
hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường. ĐTM cũng phát huy được tính công khai
của việc lập, thực thi dự án và ý thức của cộng dồng trong việc tham gia ĐTM
nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.
4. ĐTM còn giúp kết hợp các công tác BVMT trong thời gian dài. Mọi tác
động được tính đến không chí qua mức độ mà còn theo khả năng tích lũy, khả năng
kéo dài theo thời gian. Trong thực tế nhiều vấn đề được bỏ qua trong quá khứ đã
gây tác động có hại cho hiện tại và tương lai, nhiều hoạt động gây rủi ro lớn đã xảy
ra buộc chúng ta phải cân nhắc kỹ. [34]
1.1.4. Căn cứ pháp lý thực hiện thẩm định báo cáo ĐTM
Các văn bản pháp lý đã hết hiệu lực thi hành: [1] [2] [3] [4] [5] [16] [17] [9]
[10] [11]
- Luật Bảo vệ môi trường năm 1993;
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về
quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP;

- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ
quy định về đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 715/MTg ngày 03 tháng 4 năm 1995 của Bộ khoa học, Công
nghệ và Môi trường hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án
đầu tư của nước ngoài;
- Thông tư số 1100/MTg ngày 20 tháng 8 năm 1997 của Bộ khoa học, Công
nghệ và Môi trường hướng dẫn lập, thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu
tư để thay thế Thông tư số 715/MTg ngày 03/4/1995;
- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM và cam
kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM và cam
kết bảo vệ môi trường thay thế Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT;


7
- Thông tư số 13/2009/TT-BTNMT ngày 18 tháng 8 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định
báo cáo ĐMC, ĐTM thay thế Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT;
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định 29/2011/NĐCP của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM, cam kết
bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của
Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định
báo cáo ĐTM;
- Quyết định số 19/2007/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định về điều kiện và
hoạt động dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM;

Văn bản pháp lý còn hiệu lực thi hành: [6] [12] [18]
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa
XIII, kỳ ho ̣p thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ,
Quy định về Quy hoạch Bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM
và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên & Môi trường về Đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM và kế hoạch bảo vệ
môi trường.
1.2. Tình hình nghiên cứu ĐTM trên Thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ĐTM của thế giới
a. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống ĐTM của Thế giới [15]
Xét về tính chất công việc thì hoạt động đánh giá tác động môi trường đã có
từ rất lâu. Song, nếu xét thời gian mà công việc này được gọi tên, được thừa nhận
thì người ta thường lấy năm 1969, năm thông qua Đạo luật chính sách môi trường
của Mỹ làm thời điểm ra đời của ĐTM. Trong Đạo luật này có những điều quy
định, yêu cầu phải tiến hành ĐTM của các hoạt động lớn, quan trọng, có thể gây tác


8
động đáng kể tới môi trường. Một số thuật ngữ đã được đưa ra liên quan tới quá
trình tuân thủ Đạo luật chính sách môi trường của Mỹ.
Trong đó, ba thuật ngữ quan trọng nhất là:
- Kiểm kê hiện trạng môi trường (Environmental Inventory) là hoạt động
nhằm mô tả toàn diện về môi trường đang tồn tại ở vùng dự định đặt dự án hoặc vùng
có các hoạt động về môi trường xảy ra. Việc kiểm kê phải đề cập đến môi trường lý
hóa như: thổ nhưỡng, địa chất, địa hình, khí hậu, nước mặt, nước ngầm, chất lượng
không khí, chất lượng nước,...; Môi trường sinh học như: các loài động vật, thực vật,
đa dạng sinh học, khả năng phát triển, suy thoái của các loài; Môi trường nhân văn
như: các điểm khảo cổ, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tàng và thư

viện,...; Môi trường kinh tế xã hội như: xu thế tăng dân số, phân bố dân số, mức sống,
hệ thống giáo dục, mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước, quản lý rác,
dịch vụ công cộng như công an, cứu hoả, bảo hiểm y tế,...
- Đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact Assessment (EIA)):
được định nghĩa là sự xác định, đánh giá các tác động (hoặc ảnh hưởng) có thể xảy
ra của các dự án, các quy hoạch phát triển hoặc của các quy định, luật pháp liên
quan tới môi trường. Mục đích của ĐTM trước hết là khuyến khích việc xem xét
các khía cạnh môi trường trong việc lập quy hoạch hoặc ra quyết định đối với các
dự án, các hoạt động phát triển để có thể lựa chọn, thực thi dự án hoạt động có lợi
cho môi trường hơn.
- Tường trình tác động môi trường (Environmental Impact Statement (EIS))
hay báo cáo ĐTM của một dự án là văn bản chính yếu, tường trình tất cả kết quả
của công tác ĐTM.
Như vậy, rõ ràng với sự ra đời của Đạo luật chính sách môi trường của Mỹ,
mục tiêu, ý nghĩa, thủ tục thi hành ĐTM đã được xác định bằng văn bản. Hệ thống
pháp lý cùng với các cơ quan quản lý, điều hành được ban hành và thành lập đảm
bảo cho việc thực hiện ĐTM nhanh chóng đi vào nề nếp. Sau Mỹ, ĐTM đã được áp
dụng ở nhiều nước. Nhóm các nước và vùng lãnh thổ sớm thực hiện công tác này là:
Nhật, Singapo và Hồng Kông (1972), tiếp đến là Canađa (1973), Úc (1974), Đức
(1975), Pháp (1976), Philippin (1977), Trung Quốc (1979). Như vậy, không phải


9
chỉ có các nước lớn có nền công nghiệp phát triển mà ngay cả các nước nhỏ, đang
phát triển cũng đã nhận thức được các vấn đề môi trường và vai trò của ĐTM trong
việc giải quyết các vấn đề này. Chỉ trong vòng 20 năm, ĐTM đã được rất nhiều
nước xem xét, áp dụng. Tuy nhiên, yêu cầu đối với ĐTM, thủ tục thực hiện có khác
nhau giữa các nước và thường thể hiện ở các điểm như: Loại dự án cần phải ĐTM;
Vai trò của cộng đồng trong ĐTM; Thủ tục hành chính; Các đặc trưng lược duyệt.
Ngoài các quốc gia, các tổ chức quốc tế cũng rất quan tâm đến công tác

ĐTM. Ta có thể kể ra những tổ chức có nhiều đóng góp cho công tác này: Ngân
hàng thế giới (WB); Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB); Chương trình phát triển
quốc tế của(USAID); Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP)
Các ngân hàng lớn đã có những hướng dẫn cụ thể cho công tác ĐTM đối với
các dự án vay vốn của mình. Tiếng nói của các ngân hàng có hiệu lực lớn vì họ nắm
trong tay nguồn tài chính mà các chủ dự án rất cần để triển khai dự án của mình.
Một công việc mà các tổ chức này thực hiện rất có hiệu quả là mở các khóa học về
ĐTM ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.[15]
b. Quy trình ĐTM theo thông lệ quốc tế
Theo thông lệ chung của Quốc tế, quy trình ĐTM được thực hiện tuần tự qua
nhiều bước và các bước thực hiện này quyết định tính hiệu quả của công tác ĐTM.
Thông thường và chung hơn cả, quy trình ĐTM sẽ gồm: Sàng lọc, xác định phạm
vi, nghiên cứu ĐTM, thẩm định, giám sát và cuối cùng là đánh giá.
Báo cáo ĐTM sau khi hoàn thành được trình cho cơ quan có thẩm quyền để
thẩm định. Hoạt động thẩm định là nhằm mục tiêu đánh giá, xác định mức độ đầy
đủ, tin cậy và chính xác của các thông tin, kết luận nêu trong báo cáo ĐTM. Kết quả
thẩm định sẽ được chuyển đến cho cơ quan có thẩm quyền về đầu tư để xem xét
trong quá trình quyết định việc đầu tư cho một dự án.
Báo cáo ĐTM được một cơ quan thẩm định hoặc một Hội đồng do Cơ quan
có thẩm quyền thẩm định. Thông thường ở các nước việc thẩm định báo cáo ĐTM
thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, song cũng có
những nước thành lập cơ quan thẩm định riêng ví dụ như Hà Lan thành lập Uỷ ban
ĐTM trực thuộc Hoàng gia.


10
Bảng 1.1: Vai trò và trách nhiệm trong các bước thực hiện của quá trình ĐTM
TT

1

2
3
4

5

6
7

Các bước của quá
trình ĐTM
Sàng lọc

Cơ quan môi
trường
Sàng lọc dự án

Xác định phạm
- Phê duyệt TOR
vị/Xem xét môi
- Thẩm định IEE
trường ban đầu
Phê duyệt TOR
Nghiên cứu ĐTM

Chủ dự án

Các cơ quan
chính phủ khác


Cung cấp thông tin Đề xuất vấn đề
cần thiết
và bình luận
- Chuẩn bị TOR
- Chuẩn bị IEE

Đề xuất vấn đề
và bình luận

Đề xuất vấn đề
và bình luận
Cung cấp báo cáo Cung cấp các ý
Thẩm định báo cáo
Thẩm định
ĐTM và các tài kiến đánh giá,
ĐTM
liệu liên quan
bình luận
Phê duyệt báo cáo
Phê duyệt
ĐTM với các điều
Phê duyệt dự án
khoản và điệu kiện
Thực hiện các biện
Giám
sát
môi
pháp giảm thiểu và
trường
giám sát

Đánh giá sau thẩm
Cung cấp thông tin
Đánh giá dự án
định
cần thiết
Thực hiện ĐTM

(Nguồn:[28])
Hoạt động thẩm định thường được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau.
Tuy nhiên, thông thường nhất đều thực hiện theo 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu thẩm
định dưới góc độ kỹ thuật được thực hiện bởi các chuyên gia có trình độ chuyên
môn phù hợp. Kết quả thẩm định kỹ thuật là nguồn thông tin quan trọng làm căn cứ
cho thẩm định cuối cùng để quyết định. Kết quả của thẩm định là không thông qua
hoặc ra một báo cáo chấp thuận với những điều khoản, điều kiện bắt buộc phải tuân
thủ. Những yêu cầu và điều khoản này sẽ được đưa vào văn bản phê duyệt của cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt.
ĐTM là một quá trình chính thức được sử dụng để dự báo những hệ quả về
môi trường (tích cực hay tiêu cực) của một kế hoạch, chính sách, chương trình, dự
án trước khi quyết định thực hiện, đồng thời đề xuất các biện pháp để điều chỉnh tác
động đến mức chấp nhận hoặc để nghiên cứu giải pháp công nghệ mới. Mặc dù việc
đánh giá có thể dẫn đến các quyết định kinh tế khó khăn hoặc mối quan tâm/lo ngại
về chính trị và xã hội nhưng ĐTM sẽ luôn bảo vệ môi trường bằng cách cung cấp
một nền tảng vững chắc cho sự phát triển hiệu quả và bền vững.


11
Quy trình ĐTM phổ biến trên thế giới được thể hiện tại hình dưới đây:
Hình 1.1 Quy trình ĐTM phổ biến trên thế giới

(Nguồn: [34])

Việc thực hiện ĐTM trong giai đoạn Chuẩn bị dự án, Chủ dự án thông báo
cho cơ quan chức năng về dự án, sau đó tiến hành sàng lọc ĐTM (đối tượng thẩm
định phê duyệt ĐTM, loại hình hoạt động), xác định phạm vi, nội dung nghiên cứu
rồi mới đến bước lập báo cáo ĐTM (trong quá trình lập ĐTM phải tham vấn cộng
đồng về các vấn đề môi trường đối với dự án). Sau khi hoàn thiện ĐTM, chủ dự án
trình cơ quan có thẩm quyền để thẩm định ĐTM (theo phân cấp). Sau khi báo cáo
ĐTM được phê duyệt, chủ dự án thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm dưới
sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
c. Đặc điểm hệ thống môi trường ĐTM tại một số nước Châu Á [34]
Đặc điểm hệ thống ĐTM Nhật Bản: Tại Nhật Bản, ĐTM đã được giới thiệu từ
1972, tuy nhiên đến năm 1984 Chính phủ mới quy định chính thức về thực hiện ĐTM
cho các dự án và tháng 6 năm 1997, “Luật Đánh giá tác động môi trường”
(Environmental Impact Asessment Law) được ban hành. Hàn Quốc ban hành “Luật
đánh giá tác động môi trường” vào năm 1993 và Trung Quốc vào năm 2003 (tại Việt
Nam, ĐTM có 1 chương trong Luật BVMT năm 2014).


12
Số loại hình cần bắt buộc ĐTM tại Nhật Bản rất hạn chế (ít hơn nhiều so với
yêu cầu của Việt Nam), chỉ có 13 loại hình dự án cần lập báo cáo ĐTM (đường bộ,
chỉnh trị sông, đường sắt, cảng hàng không, nhà máy điện, khu đổ thải, cải tạo đất,
điều chỉnh sử dụng đất, khu dân cư mới, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cơ sở hạ
tầng thành phố mới, tổ hợp trung tâm phân phối, phát triển đất ở và đất công nghiệp
do các tổ chức chuyên dụng). Mỗi loại hình có một số kiểu dự án và được chia
thành 2 loại (class) dự án: dự án loại 1 (class – 1) và dự án loại 2 (class – 2), theo
quy mô hoặc diện tích. Mỗi loại có yêu cầu riêng về mức độ ĐTM. Tuy nhiên, số
loại hình dự án cần ĐTM ít như vậy có thể không phù hợp với nước ta trong giai
đoạn hiện nay. ĐTM được thực hiện rất thận trọng trong cả khâu nghiên cứu lập báo
cáo và khâu thẩm định: Thời gian lập một báo cáo ĐTM cần trung bình 3 năm, chưa
kể thời gian thẩm định. Chính sự thận trọng này giúp các dự án tại Nhật Bản hạn

chế đến mức thấp nhất các tác động xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội.
Đặc điểm hệ thống ĐTM Trung Quốc: ĐTM đã được quy định và thực hiện
tại Hồng Kông – Trung Quốc trước cả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hiện nay, hệ
thống ĐTM của Hồng Kông đã hài hòa với các quốc gia tiên tiến, các công cụ này
không chỉ xem xét các tác động đến môi trường vật lý, môi trường sinh học mà còn
đến tác động xã hội, chú trọng sự tham gia cộng đồng và công khai thông tin minh
bạch nên được đánh giá thuộc loại tốt nhất châu Á. Trong khi đó, tại Hội nghị ba
bên Nhật Bản – Hàn Quốc – Trung Quốc lần thứ 2 về ĐTM đã được tổ chức vào
tháng 11 năm 2013 tại Đại học Kinh tế Chiba – Nhật Bản, Triệu Tiểu Hồng (Zhao
Xiaohong) cho biết Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc, mặc dù đã ban hành Luật
ĐTM từ 2003 và mỗi năm có đến khoảng 30.000 báo cáo ĐTM (thực chất là “ĐTM
cho quy hoạch: Plan – EIA”) đã được thực hiện cho các quy hoạch phát triển các
vùng kinh tế, địa phương, ngành lĩnh vực, các lưu vực sông, các vùng kinh tế ven
biển, vịnh biển… nhưng nhiều học giả Trung Quốc tự đánh giá: chất lượng ĐTM ở
nước này vẫn còn chú trọng “phòng ngừa là chính”, nặng hình thức, ít thực chất so
với Hàn Quốc và các nước tiên tiến trên thế giới.
Đặc điểm hệ thống ĐTM tại Hàn Quốc: Dựa theo các thông tin từ Hội nghị
ba bên Nhật Bản – Hàn Quốc – Trung Quốc lần thứ 2 về ĐTM và theo thông tin từ
Hiệp hội ĐTM Hàn Quốc (năm 2010), hiện nay ĐTM của Hàn Quốc là tiên tiến; cơ
sở pháp lý về ĐTM rõ ràng; các phương pháp, quy trình đã được xây dựng hoàn
chỉnh và ĐTM/ĐMC rất chi tiết, có nghiên cứu khoa học. Do vậy, ĐTM đang là


13
công cụ tốt cho định hướng “tăng trưởng xanh” với tham vọng đến 2020 Hàn Quốc
trở thành 1 trong 5 quốc gia hàng đầu thế giới về kinh tế xanh. Các xu hướng chính
trong nghiên cứu khoa học về ĐTM ở Hàn Quốc được tóm tắt trong báo cáo của
Kim Taehyoung cho thấy từ năm 2008 đến 2012 riêng Viện Môi trường Hàn Quốc
(Korea Environment Institute – KEI) đã công bố 106 bài báo trong đó có đến 57
nghiên cứu về ĐTM (chiếm 53,8%). Số lượng công trình nghiên cứu về các vấn đề

môi trường đặc thù tăng nhanh và chiếm đến 70,4% tổng số công trình về ĐTM,
trong khi số công trình về kỹ thuật ĐTM chỉ chiếm 18,9%. Trong các năm gần đây,
các công trình nghiên cứu về tác động do BĐKH và tác động sức khỏe, về năng
lượng tái tạo ngày càng nhiều, trong đó số lượng công trình về BĐKH chiếm 4,4%
trong tổng số các công trình trong 5 năm qua của KEI. [34]
1.2.2. Tình hình thực hiện công tác thẩm định báo cáo ĐTM ở Việt Nam
a. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống ĐTM ở Việt Nam:
Quá trình phát triển ĐTM của Việt Nam có thể chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (trước ngày 27/12/1993): Ngày 10/9/1993, Bộ trưởng Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ban hành bản “Hướng dẫn tạm thời về
ĐTM”. Đóng góp quan trọng nhất của giai đoạn này là hình thành được cơ sở khoa
học, phương pháp luận về ĐTM làm cơ sở cho việc hình thành hệ thống pháp luật
về ĐTM cho các giai đoạn tiếp theo. Thẩm định phê duyệt báo cáo ĐTM giai đoạn
này là Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
- Giai đoạn 2 (Giai đoạn 1993 đến 2005)
Trong thời gian từ sau khi có Luật Bảo vệ môi trường (năm 1993) cho đến
trước khi có Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi (năm 2005), thì việc thực hiện ĐTM ở
Việt Nam được quy định chậm hơn một bước so với thế giới, cụ thể là:
- Giai đoạn lập báo cáo đầu tư (Nghiên cứu tiền khả thi): chỉ sàng lọc dự án
để xem dự án loại nào phải thực hiện ĐTM. Sàng lọc dự án dựa theo quy định của
Nhà nước được quy định trong Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày
29/4/1998 của Bộ Khoa học và Công nghệ môi trường hướng dẫn lập và thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư;
- Giai đoạn lập dự án đầu tư (Nghiên cứu khả thi): quy định thực hiện đánh
giá tác động môi trường sơ bộ;
- Giai đoạn thiết kế kỹ thuật: quy định lập báo cáo ĐTM chi tiết và trình
thẩm định, phê duyệt;


14

Nhận xét: Việc thực hiện lập báo cáo ĐTM ở nước ta trong giai đoạn này đã
chậm hơn các nước trên thế giới một bước. Điều đó đã gây nên một số khó khăn và
bất cập, ảnh hưởng đến kết quả của việc thực hiện ĐTM, cụ thể như sau:
+ Phần lớn các dự án đã thiết kế xong thì mới lập báo cáo ĐTM để trình
thẩm định. Không ít dự án đã thi công một số năm mới lập xong báo cáo ĐTM và
trình thẩm định. Vì thế, nếu trong thẩm định có yêu cầu dự án phải có một số thay
đổi hoặc bổ sung biện pháp giảm thiểu, bổ sung thiết kế cho phù hợp với yêu cầu
bảo vệ môi trường thì một số phần trong thiết kế phải làm lại gây chậm trễ thời gian
và tốn kém kinh phí. Điều này khiến cho việc lập báo cáo ĐTM và thẩm định báo
cáo nhiều khi trở thành hình thức vì công trình đã thiết kế xong rồi rất khó thay đổi;
+ Do không có báo cáo ĐTM tại thời điểm Nhà nước phê duyệt báo cáo
nghiên cứu khả thi và chuẩn bị nguồn vốn cho dự án nên phần lớn các dự án đều
không dự trù được kinh phí cho thực hiện lập báo cáo ĐTM chi tiết cũng như kinh
phí cho các biện pháp giảm thiểu. Vì thế, các kinh phí này phải xin bổ sung sau
này rất khó khăn và chậm chễ, thường phải mượn trong kinh phí của thiết kế kỹ
thuật. Khó khăn nhiều cho thực hiện ĐTM. [15]
- Giai đoạn 3 (Từ ngày 01/7/2006 đến 31/12/2014):Với sự ra đời của Luật
Bảo vệ Môi trường năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006), công tác
bảo vệ môi trường được tăng cường hơn, các vai trò, ý nghĩa có ĐTM được nâng
cao; năng lực thẩm định báo cáo ĐTM của các cơ quan quản lý nhà nước và của đội
ngũ cán bộ được nâng lên đáng kể,... [17]
- Giai đoạn 4 (Sau ngày 01/01/2015): Ngày 23/6/2014, Quốc hội khóa XIII, kỳ
họp thứ 7 đã thông qua Luật bảo vệ môi trường sửa đổi (Luật Bảo vệ môi trường năm
2014), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. sự kiện này đã đánh dấu chặng đường
nỗ lực, quyết tâm của cơ quan chủ trì xây dựng Luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
cũng như các cơ quan liên quan trong suốt gần 3 năm (từ năm 2012 đến 2014). Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã và đang khẩn trương hoàn thiện và ban hành hệ thống văn
bản pháp luật hỗ trợ triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2014. [18]
+) Ngày 14/02/2015 Chính phủ ban hành Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định
về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM và kế hoạch

bảo vệ môi trường. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/04/2015.


15
+) Ngày 29/5/2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số
27/2015/TT-BTNMT Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM và kế
hoạch bảo vệ môi trường.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2015.
Điểm mới trong công tác thẩm định báo cáo ĐTM quy định tại Khoản 3 Điều
8 của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT: Trong quá trình thẩm định, cơ quan thẩm
định được tiến hành các hoạt động sau đây: a) Khảo sát, kiểm chứng các thông tin,
số liệu về hiện trạng môi trường tại địa điểm thực hiện dự án và khu vực kế cận; b)
Lấy mẫu phân tích kiểm chứng; c) Tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phản biện nội dung của báo cáo ĐTM; d) Tổ chức
các cuộc họp đánh giá theo chuyên đề. [6]
b. Quy trình và thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM:
* Thời điểm Luật Bảo vệ môi trường năm 1993:
Theo quy định tại Thông tư 1100/MTg của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường dự án được phân ra làm 3 loại: Dự án loại 1; loại 2 và loại 3.
Dự án loại 1: Thuộc đối tượng không phải thực hiện ĐTM nhưng trong Hồ
sơ xin cấp Giấy phép đầu tư phải có giải trình các yếu tố có thể tác động tiêu cực
đến môi trường và đưa ra các giải pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn Việt Nam về
môi trường.
Dự án loại 2: Thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM theo 2 bước. Bước 1:
ĐTM được thể hiện thành một phần hoặc một chương trong Báo cáo nghiên cứu khả
thi của Dự án. Đây là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường xem
xét trong quá trình thẩm định hồ sơ của Dự án. Sau khi được cấp phép đầu tư, Chủ dự
án phải thực hiện ĐTM. Bước 2, tức là lập báo cáo ĐTM chi tiết và nộp cơ quan quản
lý nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm định trước khi tiến hành xây dựng.
Dự án loại 3:
Việc thẩm định báo cáo ĐTM chỉ thực hiện với các dự án loại 2 và 3, tức là

trường hợp các dự án phải thực hiện ĐTM chi tiết: Sau khi được cấp giấy phép đầu
tư, Chủ dự án phải lập báo cáo ĐTM chi tiết trình cơ quan quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường để thẩm định.
Ngày 12/7/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 143/2004/NĐ-CP về
việc sửa đổi, bổ sung Điều 14 Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ
hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, theo đó những dự án lớn, phức tạp về


16
môi trường mới lập báo cáo ĐTM trình thẩm định ở cấp Trung ương là Bộ Tài
nguyên và Môi trường. Các dự án còn lại sẽ thuộc thẩm quyền thẩm định của địa
phương là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
* Thời điểm Luật Bảo vệ môi trường năm 2005:
- Chi phí thẩm định báo cáo ĐTM: Thuộc nguồn vốn đầu tư dự án do chủ dự
án chịu trách nhiệm. Quy định chi tiết tại Thông tư số 218/2010/TT-BTC của Bộ
Tài chính: Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định báo
cáo ĐTM, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2011.
- Đối tượng được thẩm định: Báo cáo ĐTM của dự án đầu tư do chủ dự án
đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định. Các dự án phải lập báo cáo
ĐTM được quy định tại Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Quy định
này của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã được cụ thể hóa bằng Danh mục
gồm 146 dự án tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
ngày 18 tháng 4 năm 2011.
- Hình thức thẩm định báo cáo ĐTM: Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật
Bảo vệ môi trường, việc thẩm định báo cáo ĐTM được thực hiện theo 2 hình thức: (1)
Thẩm định thông qua Hội đồng thẩm định; (2) Thẩm định thông qua tổ chức dịch
vụ thẩm định.
Việc thẩm định báo cáo ĐTM thông qua hình thức dịch vụ thẩm định đã được
quy định tại Quyết định số 19/2007/QĐ-BTNMT. Tuy nhiên, quy định này còn
vướng nhiều vấn đề, nên trên thực tế đến nay trong phạm vi cả nước chưa có bất kỳ

báo cáo ĐTM nào được thẩm định thông qua hình thức này. Việc thẩm định báo cáo
ĐTM đến thời điểm hiện tại hoàn toàn thông qua hình thức hội đồng thẩm định.
- Thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM đối với các
dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội; thuộc thẩm
quyền quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Danh mục cụ thể các dự án
thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM của Bộ Tài nguyên và Môi
trường được quy định cụ thể tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định số
29/2011/NĐ-CP.


×