Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận: Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.48 KB, 19 trang )

1

MỞ ĐẦU
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh và có truyền thống hiếu
học, người Việt Nam lấy sự học làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm
người. Trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, qua mọi giai đoạn
thăng trầm của lịch sử, hiếu học là một truyền thống, là nguồn sức mạnh tinh
thần luôn được đề cao và coi trọng.
Truyền thống hiếu học là một trong những giá trị truyền thống quý báu
được hình thành và hun đúc từ dòng chảy lịch sử ngàn đời của dân tộc Việt.
Đó chính là tinh thần quả quyết, tính kiên trì, nhẩn nại và ham học hỏi. Sự
hiếu học ấy đã tạo điều kiện sản sinh nhiều bậc lương đống, các trung thần,
những anh hùng dân tộc… Dù xuất thân mỗi người tuy khác nhau nhưng họ
đều có điểm chung là tinh thần hiếu học. Truyền thống hiếu học của dân tộc ta
đã được hình thành từ lâu đời do “các bậc thánh đế minh vương không ai
không coi trọng việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài, vun trồng nguyên khí
quốc gia coi đó là công việc cần kíp”.
Đức tính hiếu học này sẽ được kế tục và phát huy tạo thành động lực
cho thế hệ trẻ làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người, là yếu tố hết
sức quan trọng cho sự phát triển tương lai của đất nước, hội nhập vào nền
kinh tế tri thức thế giới theo xu hướng chung của thời đại ngày nay.
Vì vậy, chủ đề: “Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dân
tộc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay” nhằm làm rõ thêm những giá
trị truyền thống lịch sử quý báu ngàn đời của dân tộc Việt Nam.


2

NỘI DUNG
Tìm hiểu lịch sử giáo dục Việt Nam, chúng ta dễ dàng nhận biết dân
tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học từ lâu đời. Từ thời ngàn năm Bắc


thuộc, ông cha chúng ta vừa kiên trì chống đô hộ phong kiến phương Bắc,
vừa khắc phục khó khăn để tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân dân Trung
Quốc. Nhờ đó, tuy trong tình cảnh bị đô hộ, bị kìm hãm và đồng hóa, nhưng
không bị lạc hậu bởi chính sách cai trị bóc lột và ngu dân của các thế lực
phong kiến phương Bắc. Nhờ sự hiếu học, ý thức gìn giữ văn hóa dân tộc,
nên dân tộc ta đã quyết tâm giành lại độc lập, chủ quyền trong thời kỳ ngàn
năm Bắc thuộc.
Trong thời phong kiến, ảnh hưởng tinh hoa của nền giáo dục Nho
học người Việt Nam hiểu và ứng dụng Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín trong đời
sống, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng. Tiêu biểu là nước Đại Việt
thời Lý Trần.
Bên cạnh đó, chữ Hiếu là đức tính đặc biệt, trở thành bản sắc văn hóa
truyền thống của người Việt Nam ta. Chúng ta thường nghe ông bà cha mẹ
khuyên nhủ, làm con cháu phải có hiếu với ông bà, cha mẹ. Ngày nay, làm
cán bộ phải trung với Đảng hiếu với dân. Chữ hiếu đối với người Việt Nam
rất thiêng liêng, biểu hiện đạo lý làm người.
Trong học tập, người Việt Nam có khái niệm hiếu học. Vậy hiếu học là
gì? Chữ hiếu trong học tập có khác và giống chữ hiếu đối với ông bà cha
mẹ?. Khác nhau: Thái độ của người học đối với sự học. Học phải có phương
pháp, phải có đức tính: Kiên trì, khắc phục hòan cảnh khó khăn, sáng tạo, cầu
học để cầu tiến, có mục đích học tập đúng đắn, giúp đỡ để cùng nhau tiến bộ.
Còn giống nhau đó là: Xem sự học là trách nhiệm, có tính chất thiêng liêng
biểu hiện đạo lý làm người. Từ đó tôn trọng người có tài có đức như kính
trọng ông cha mình. Người Việt Nam lo xây mộ phần cho ông bà, cha mẹ, thì


3

cũng xây lăng cho các bậc hiền tài, tôn vinh là nguyên khí quốc gia. Văn
Miếu được xây dựng đời nhà Lê (Thế kỷ XV), khắc tên những người đỗ Tiến

sỹ đã chứng minh cho sự giống nhau này.
Cùng với chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn, từ ngàn đời nay,
hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Theo
cuốn Từ điển Tiếng Việt, (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1994)
truyền thống hiếu học là thói quen ham thích, coi trọng việc học hành được
hình thành lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác.
Truyền thống hiếu học của dân tộc ta đã được hình thành từ lâu đời do
“các bậc thánh đế minh vương không ai không coi trọng việc kén chọn kẻ sĩ,
bồi dưỡng nhân tài, vun trồng nguyên khí quốc gia coi đó là công việc cần
kíp”. Truyền thông hiếu học cũng đã được bồi đắp củng cố trong nhân dân
bằng các điều khoản trong ''lệ làng'' phép nước'' thể hiện trong các chính sách
sử dụng và đãi ngộ của các triều đại đối với các nhà khoa bảng. ''Lệ làng'' thể
hiện trong việc khuyến khích, giúp đỡ người theo học thành tài và đề cao họ
trong làng xóm. Lệ làng và phép nước bổ sung cho nhau, cùng khuyến khích
việc học tập làm cho truyền thống hiếu học càng tô đậm.
Chúng ta cũng thấy có nhiều làng, nhiều dòng họ có truyền thống hiếu
học đã được sử sách và gia phả lưu danh. Thậm chí, có những làng còn có
hương ước khuyến khích việc học của con em trong làng, như hương ước của
làng Dã Lê Thượng (xã Thủy Phương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên
Huế) quy định cụ thể số tiền thưởng, ruộng đất cho người đỗ đạt, hay làng
Dương Phố (Thanh Chương), làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu, Nghệ An), làng
Câu Hoan (xã Hải Thiện, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị), dòng họ Nguyễn
Quốc (xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An), dòng họ Nguyễn Đức
(xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An), dòng họ Phan Huy (Thạch
Châu, Lộc Hà, Hà Tĩnh và Phủ Đức Quang, Nghệ An), họ Trần Huy (xã Diễn


4

Phong, Diễn Châu, Nghệ An), họ Nguyễn Cảnh (Đô Lương, Nghệ An), họ

Đinh Xuân (Thanh Chương, Nghệ An), đáng chú ý là họ Hồ (Quỳnh Lưu,
Yên Thành, tỉnh Nghệ An và Huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), một dòng họ
được lịch sử ca ngợi rất nhiều về thành tích hiếu học “trạng bố - trạng con,
trạng ông - trạng cháu”... Những dẫn liệu này cho thấy truyền thống hiếu học
bề dày của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy không ngừng được bồi tụ qua
các thời đại lịch sử cho đến tận ngày nay.
Biểu hiện trước hết của truyền thống hiếu học là tinh thần ham học hỏi,
thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững. Người hiếu học là người có
nhu cầu học tập suốt đời. Bởi sự học như chiếc thang không nấc chót và cũng
như người đi trên con thuyền ngược dòng, chỉ có tiến lên phia trước mà không
được phép dừng lại vì đứng lại đồng nghĩa với tụt hậu. Lênin cũng dạy rằng:
Học! Học nữa! Học mãi!. Đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức hôm nay, với
sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, kiến thức bùng nổ và tăng lên
theo cấp số nhân thì việc rèn luyện kỹ năng học một cách chuyên nghiệp càng
là một điều bắt buộc.
Với ý thức: “Học nhi bất yếm, Hối nhân bất quyện” (Học không biết
chán, dạy người không biết mỏi), ông bà ta xưa dù nghèo mấy cũng cố cho
con đi học kiếm dăm ba chữ để làm người. Lịch sử dân tộc đã từng biết đến
rất nhiều tấm gương hiếu học của các bậc hiền tài, đức cao đạo trọng tiêu
biểu như:
Lê Văn Hưu (1230-1322) người thôn Phủ Lý Trung, xã Thiệu Trung,
huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa với chí ham học, mới 17 tuổi đã đỗ Bảng
nhãn (năm Đinh Mùi 1247), sau làm tới chức Thượng thư Bộ Binh (đời vua
Trần Thái Tông), Lâm viện học sỹ, kiêm Quốc Sử viện Giám tu (đời vua Trần
Thái Tông) và là thầy giáo của Thượng tướng Trần Quang Khải, một danh
tướng của cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông.


5


Mạc Đĩnh Chi (1272 – 1346), người xã Lũng động, huyện Chí Linh,
nay là thôn Lũng động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh hải Dương. Mạc
Đĩnh Chi mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo, hai mẹ con phải đi vào rừng sâu hái
củi để kiếm sống hàng ngày. Bà mẹ đã chịu hy sinh tất cả để cố nuôi con, cho
con đi học. Trong những năm tháng nhọc nhằn, tủi nhục, mẹ vẫn cắn răng
chịu đựng, chỉ ao ước con mình sẽ có ngày đỗ đạt để giúp ích cho đời, thoát
khỏi cảnh nghèo, niềm tin ấy đã giúp mẹ vượt qua mọi gian khổ. Hiểu được
lòng mẹ, Mạc Đĩnh Chi càng ra sức học tập. Vốn là cậu bé có tư chất thông
minh lại phải sống trong cảnh mồ côi nghèo khổ, bị người đời khinh rẻ, nên
Mạc Đĩnh Chi sớm nhận ra rằng chỉ có học tập, học thành tài mới là con
đường đưa cậu bé thoát khỏi cảnh nghèo khổ và cũng là để thể hiện phẩm
chất thanh cao của con người từ sự đỗ đạt mà đi lên. Vì vậy, không mấy lúc
Mạc Đĩnh Chi ngơi đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách, kể cả lúc vai gánh củi
đi bán. Không có sách học, thì mượn thầy mượn bạn. Mạc Đĩnh Chi cố học
nhiều cuốn sách quý. Không có tiền mua nến để đọc sách, thì Mạc Đĩnh Chi
đốt củi, hết củi thỉ lấy lá rừng đốt lên mà học, thật là vô cùng gian khổ, nhưng
chú bé không hề nản chí. Do có nghị lực phi thường, cộng với tính thông
minh trác việt, chẳng bao lâu Mạc Đĩnh Chi đã nổi tiếng thần đồng nho học
xứ Hải Đông. Khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội
nguyên, thi Đình, ông được chấm đỗ Trạng Nguyên, nhưng khi vào ra mắt
nhà vua, vua Trần Nhân Tông thấy ông tướng mạo xấu xí, có ý không muốn
cho ông đỗ đầu. Biết ý, ông đã làm bài “Ngọc tỉnh liên phú”. Đó là bài phú
bằng chữ Hán để gửi gắm chí khí của mình. Bài phú đề cao được phẩm chất
trác việt và phong thái cao quý của một người khác thường, vượt xa người
khác về mọi mặt; Song không muốn a dua với người tầm thường để mong cho
đời biết đến. Ông dùng hình tượng một bông sen sinh ra trong giếng ngọc ở
núi Hoa Sơn do một vị đạo sĩ kỳ dị hái mang xuống cõi trần. Vua Trần Anh


6


Tông xem xong khen là thiên tài mới cho đậu Trạng nguyên, ban cờ hiển vinh
quy bái tổ.
Chu Văn An sinh năm Nhâm Thìn (1292), mất năm Canh Tuất (1370),
tên hiệu là Tiều Ản, tên chữ là Linh Triệt, người làng Văn Thôn, xã Quang
Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội). Chu Văn An ngay
từ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là người cương trực, luôn sửa mình trong sạch, giữ
tiết tháo, không màng danh lợi, chỉ thích ở nhà đọc sách thánh hiền. Khi thi
đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ), ông không ra làm quan như những người khác mà
về quê nhà mở trường dạy học. Học trò khắp nơi về xin học rất đông. Học trò
của ông không chỉ được học chữ thánh hiền mà còn được dạy về đạo đức của
bậc trí nhân quân tử. Về sau, dù ở cương vị nào, họ cũng là những tấm gương
về tài năng và đức độ. Trong số đó, nổi tiếng nhất phải kể đến Phạm Sư Mạnh
và Lê Quát, cả hai đều đỗ Thái học sinh và làm quan đến chức Hành khiển
trong triều Trần. Dù quyền cao chức trọng nhưng mỗi lần tới thăm thầy, họ
đều quỳ gối để được thỉnh giáo. Điều đó một mặt cho ta thấy đạo đức tuyệt
vời của học trò chốn cửa Khổng sân Trình nhưng mặt khác khẳng định Chu
Văn An phải là người tài năng và đức độ như thế nào mới được học trò trọng
vọng như vậy.
Đào Duy Từ (1572-1634) người xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa ngày nay, ngay từ tấm bé, kẻ “chăn trâu anh hùng” đã đam mê
sách vở, hiểu biết rất rộng nhưng do xuất thân gia đình thấp kém nên không
được cho đi thi cử nhân dù đã đổi họ (đổi từ họ Đào sang họ Vũ). Về sau ông
quyết chí vào Đàng Trong lập nghiệp với chúa Nguyễn Phúc Thuần. Đào Duy
Từ đã được cất nhắc giữ nhiều chức vị quan trọng như Tán trị dực công thần,
Lộc Khuê hầu, Hoằng Quốc Công, ông là tác giả của Lũy Trường Dục và Lũy
Thầy, hai tuyến phòng thủ quan trọng để chúa Nguyễn ngăn chặn sự tấn công
của chúa Trịnh (Đàng Ngoài), tác giả của nhiều tập thơ lục bát và là ông tổ



7

của nghệ thuật hát Tuồng Việt Nam. Sử sách dân tộc đã hết lời ca ngợi ông là
người có chí lớn, vượt qua khó khăn gian khổ, một tấm gương sáng về lập
thân, lập nghiệp và hiếu học.
Lê Hữu Trác (1720-1791), vốn sinh ra tại Hoàng Hữu Nam, Yên Mỹ,
Hải Dương nhưng thời gian sống và nổi danh lại ở xã Sơn Quang, huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Được sinh ra trong một gia đình có truyền thống
khoa bảng (cha ruột của ông từng đỗ Đệ tam giáp tiến sĩ thời vua Lê Dụ
Tông), do cuộc khởi nghĩa nông dân 1793, ông phải chuyển về quê mẹ ở Hà
Tĩnh tiếp tục sự nghiệp đèn sách. Sau khi từ giã chốn quan trường, ông theo
học lương y Trần Độc. Học cạn chữ thầy, Lê Hữu Trác đã đi rất nhiều nơi
khác để học thêm về nghề thuốc, tâm nguyện không đạt, ông quay về Hương
Sơn “khước từ sự giao du, đóng cửa để đọc sách”, bản thân đã nghiên cứu rất
kỹ về lý luận y học, đồng thời thực hành những tìm tòi mới. Về sau, dù triều
đình hết mực mời về kinh đô làm việc nhưng Lê Hữu Trác đã từ bỏ vinh hoa
phú quý để chuyên tâm nghề thầy thuốc, cứu chữa bệnh cho nhân dân, trở
thành một vị lương y được tôn kính.
Nguyễn Thiếp (1723-1804) người làng Nghiệt Ao, huyện Đức Thọ, tỉnh
Hà Tĩnh, đậu hương cống (đời Lê), được người đương thời suy tôn là La Sơn
Phu tử. Ông là người phê phán gay gắt lối học tầm chương trích cú cầu danh
lợi, kêu gọi chấn hưng lại nền “chính học” nhằm đào tạo ra những con người
có tài năng đức độ, đem sở học giúp ích cho đời. Về sau, Nguyễn Thiếp đã
được vua Quang Trung mời ra giúp việc cho triều đình.
Nguyễn Du (1766-1820) người làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh,
17 tuổi thi đậu tú tài, 36 năm sau được phong làm Tri phủ huyện Phù Dung,
rồi tri phủ Thường Tín, được nhà vua tin cậy nhiều lần cử đi sứ sang Tàu, và
cất nhắc giữ nhiều chức vụ quan trọng như Đông Các học sỹ, Cai bạ tỉnh
Quảng Bình, Cần chánh điện Học Sĩ, Tham tri Bộ lễ.



8

Lê Quát (còn gọi là Trạng Quét, sống vào đời vua Lê Nhân Tông,
người làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn Thanh Hóa) mồ côi cha từ nhỏ, dựng lều
sống với mẹ ở chợ và sống bằng nghề quét rác, ban đầu ông học rất kém,
nhưng do chí khí vững vàng, lại được vợ động viên cho nên đã chăm chỉ học
tập và thi đỗ Thái học sinh, sau này làm quan đến chức Thượng thư hữu bật.
Có lúc ông tự trào rằng “Ta lúc bé đọc sách, chỉ muốn bắt chước kim cổ, từng
hiểu qua đại thánh để giáo hóa mọi người, mà cuối cùng chửa được một
hương nào tin. Thường du lãm non nước, vết chân đã nửa thiên hạ, muốn tìm
nhà học, văn miếu, chưa từng thấy đâu. Vì vậy, ta lấy làm thẹn với nhiều môn
đồ nhà Phật. Vậy tự bộc bạch ra để khuyên răn mọi người”.
Nguyễn Trường Tộ (1828-1872) người làng Bùi Chu, Hưng Nguyên,
Nghệ An, là người rất đề cao giá trị thực học, ông không khuôn mình theo cái
khung của giáo dục Nho giáo, phê phán cách học từ chương khoa cử của nhà
Nguyễn lúc bấy giờ, đồng thời kêu gọi học hỏi khoa học và kỹ thuật phương
Tây, mở cửa làm ăn với họ để đất nước phát triển, xã hội phồn vinh.
Phan Bội Châu, tên thật là Phan Văn San (1867-1940), người làng Đan
Nhiệm, Nam Hòa, Nam Đàn, Nghệ An, ngay từ tấm bé đã hiểu biết Tam Tự
Kinh, Luận Ngữ, 13 tuổi thi đỗ đầu huyện, do nhà nghèo phải tự đi dạy học và
ôn thi, đến cuối năm 1900 Phan Bội Châu đỗ Giải Nguyên và sớm tham gia
vào nhiều phong trào chống Pháp. Suốt đời ông bôn ba khắp thế giới để tìm
kiếm con đường giành độc lập cho dân tộc, và cũng là người ngay từ năm
1925 đã đánh giá chính xác về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng
Việt Nam về sau.
Hồ Chí Minh (1890-1969) người làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An,
là một tấm gương sáng ngời về tinh thần hiếu học, dù hoạt động cách mạng
đầy gian truân nhưng ở mọi nơi, mọi lúc Người đều tranh thủ học tập, tích lũy
kiến thức. Cách học của Người là luôn chủ động nắm bắt tri thức, cập nhật



9

kiến thức thông tin mới, có lẽ vì thế, Người đã sử dụng thành thạo rất nhiều
ngôn ngữ, rất sáng tạo trong học tập và vận dụng lý luận cách mạng, Người là
tấm gương sáng về việc học tập suốt đời mà ngày nay bất cứ ai dù làm ở vị trí
công tác nào cũng cần noi gương.
Biểu hiện thứ hai của truyền thống hiếu học là thái độ luôn coi trọng sự
học, coi trọng người có học. Ở nước ta, tư tưởng coi đọc sách là thanh cao là
quan niệm rất phổ biến đối với các nhà Nho. Dĩ nhiên nếu thái quá sẽ trở nên
tiêu cực. Việc đề cao giá trị của trí tuệ, thái độ trân trọng việc học hành cũng
là điều được dân gian hết sức quan tâm: Kho vàng không bằng một nang chữ
(nang là túi đựng); Người không học như ngọc không mài. Từ đó hình thành
đạo lý tôn sư trong đao “kính thầy mới được làm thầy”. Hậm chí trong tam
cương, người xưa còn đặt người cha tinh thần trước người cha đẻ của mình
(Quân - Sư - Phụ). Nhưng nếu Nho giáo coi hiếu học và cầu thị là 2 phẩm
chất quan trọng của một người trí thức, coi việc học chủ yếu là học chữ Thánh
hiền thì giống với quan niệm của dân gian (học ăn học nói học gói học
mở),người anh hùng dân tộc, nhà văn hóa Nguyễn Trãi đã chỉ ra rằng, sự học
là nguồn cội của tất thẩy những thành công dù đó là nghề gì, dù người ấy là
ai: “Nên thợ nên thầy vì có học; Có ăn có mặc bởi hay làm”. Như vậy, làm
nghề gì cũng cần học. Có học mới tinh thông nghề nghiệp bởi “nghề nào cũng
có trạng nguyên” (Từ Hy Thái Hậu).
Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh của tinh hoa văn hóa Việt Nam.
Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ông gởi thông báo đến
địa phương trên tòan quốc, yêu cầu giới thiệu cho chính phủ biết hiền tài đang
ở địa phương mình, để chính phủ trong dụng. Qua hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ, sự đóng góp của lực lượng trí thức yêu nước, là
một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thắng lợi của cách mạng Việt

Nam. Bác Hồ khẳng định “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Sau khi giành


10

độc lập, mặc dầu phải tập trung giải quyết nhiều khó khăn bởi giặc ngoại xâm,
giặc đói, Bác xem dốt cũng là một thứ giặc nguy hiểm, nên đã chủ trương cho
tòan Đảng, toàn dân phải chống ba thứ giặc cùng một lúc.
Về mức độ: Học có 4 mức: Học để biết, học để hiểu, học để làm
việc, học để sáng tạo. Người hiếu học bao giờ cũng có khát vọng vươn tới
sự sáng tạo.
Về cách học: có hai hình thức: Học và tự học. Người hiếu học phải là
người luôn đề cao việc tự học: học kiến thức kinh viện trong sách vở và học
khôn từ thực tiễn cuộc sống, với nguyên tắc: học đi đôi với hành.Vẫn biết,
học ở nhà trường là rất quan trọng vì cơ bản và hiệu quả nhưng muốn thành
đạt, đặc biệt là muốn vươn tới đỉnh cao thì rất cần phải tự học, đặc biệt phải
chăm chỉ đọc sách.Bởi những kiến thức nền tảng giúp mỗi cá nhân bay xa
được đều do đọc sách mà có. Danh vị cao nhất: Trạng nguyên chỉ dành cho
những ai ham học hỏi. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: Không có gì thú bằng
đọc sách; Không gì cần bằng kiếm tiền nuôi con.
Còn Đỗ Phủ - một trong 3 nhà thơ lớn đời Đường, từ kinh nghiệm của
mình đã viết: Sách đọc muôn ngàn cuốn; Hạ bút như có thần. Như thế đủ thấy
ý nghĩa quan trọng của việc học và tầm quan trọng của hành vi ham đọc sách
đối với việc thành đạt của một con người. Nếu yêu nước là truyền thống ra
đời và phát triển mạnh mẽ chủ yếu trong khi Tổ quốc lâm nguy, thì hiếu học
gắn với sự phát triển của đất nước trong những năm tháng hòa bình. Dĩ nhiên,
các vị tướng tài trên chiến trận cũng là những người chịu học, không ít người
còn văn võ song toàn.
Trong “thế giới phẳng” hiện nay, muốn đồng hành cùng nhân loại,
dân tộc Việt Nam không thể không phát huy truyền thống hiếu học, để trở

thành công dân quốc tế mỗi người Việt Nam không thể không ham học.
Vì sự học chính là cái gốc, là căn cốt của mọi thành công, giúp cho xã hội


11

hưng thịnh, làm cho gia đình “đỏ ngành xanh ngọn”, là cơ sở để con
người có thể trở nên tử tế. Truyền thống hiếu học có một ý nghĩa hết sức
lớn lao, bởi nó luôn gắn với sự phát triển bền vững. Không phải vô cớ mà
người xưa đã tổng kết: Phi thương bất phú (không buôn bán thì không
giàu). Phi trí bất hưng (Không có trí tuệ thì không hưng thịnh - không
phát triển bền vững). Phi công bất tài (không nghề nghiệp thì không có tài
– không có cơ hội thể hiện được tài năng).
Như vậy, mọi sự thành công chính đáng đều phải nhờ học hành. Vì để
thành công một cách đàng hoàng cần phải có kiến thức mà kiến thức chỉ có
đươc nhờ con đường học tập. Ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ còn cần
phải có được kiến thức văn hóa nền tảng như văn học nghệ thuật, luật học,
lịch sử học, tin học và ngoại ngữ. Bởi vì mọi sự phát triển bền vững, lâu dài
chỉ có được trên cơ sở nền tảng văn hóa vững chắc. Đúng như câu nói của
Chủ tịch Hồ Chí Minh sau đây: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi
ích trăm năm phải trồng người”. Rõ ràng, trí tuệ bao giờ cũng mang đến cho
con người tiền bạc một cách đàng hoàng (cả phong độ và nhan sắc nữa). Có
kiến thức tức là có nội lực. Nội lực chính là thực lực để con người tự trọng và
tự tin cạnh tranh một cách lành mạnh, không cần phải chiêu trò, dối trá, khuất
tất, nhờ thế mà con người thực sự hạnh phúc, xã hội mới phát triển theo
hướng dân chủ, công bằng, văn minh.
Như vậy, hiếu học sẽ giúp con người không chỉ thoát nghèo mà còn có
thể giàu có một cách sang trọng. Bởi vì nhờ hiếu học mà con người có được
nghề nghiệp, có thu nhập cao và ổn đinh. Tài năng của mỗi cá nhân được tỏa
sáng, có cơ hội để họ thỏa ước mơ tu tề trị bình của mình. Trong nhà sẽ không

có ly hôn, ngoài xã hội không có tệ nạn đáng tiếc; cái xấu, cái ác sẽ bị đẩy lùi.
Cho nên hiếu học là kế sâu rễ bền gốc, là quốc sách để quốc gia phát triển bền


12

vững. Hiếu học là con đường để mỗi gia đình hạnh phúc, ấm no. Hiếu học là
hướng đi giúp mỗi cá nhân thành đạt một cách đàng hoàng.
Ngày nay, Đảng ta khẳng định: “giáo dục và đào tạo là quốc sách
hàng đầu” 1. Do đó, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, xây dựng
cả nước trở thành một xã hội học tập là chìa khoá để mở cửa tiến vào
tương lai.
Ngày 13 tháng 4 năm 2007 Bộ Chính trị đã ban hành chỉ thị số 11
CT/TW “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học,
khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”. Chỉ thị nêu rõ: “Quán triệt Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng về chuyển dần mô hình giáo
dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình “xã hội học tập” và tư
tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời nhằm nâng cao Tòa Soạn, phát triển
nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, nhất là trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu vào
nền kinh tế thế giới”. Việt Nam là một đất nước ngàn năm văn hiến. Dân tộc
VN vốn có truyền thống hiếu học lâu đời. Người Việt Nam lấy sự học làm
điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người, “nhân bất học bất tri lý”. Do đó
trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, qua mọi giai đoạn thăng
trầm của lịch sử, giáo dục luôn là một lĩnh vực được coi trọng và đề cao.
Từ ngày có Đảng, nhất là từ sau khi Cách mạng Tháng Tám thành
công, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự học, xem học tập là nhu cầu của cuộc sống
đã được thể hiện một cách nhất quán trong đường lối, chủ trương của Đảng và
Nhà nước. Ngay từ ngày đầu mới giành được độc lập, khi vận mệnh nước nhà
đang như ngàn cân treo sợi tóc, Đảng và Bác Hồ đã chủ trương cùng một lúc

chống giặc đói, chống giặc dốt và chống giặc ngoại xâm, xem chống giặc dốt
cũng quan trọng, cũng cấp bách như chống giặc đói để dân được ấm no và
1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H.2006, tr. 94-95.


13

chống giặc ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập nước nhà. Trong suốt cuộc đời
hy sinh cho đất nước, cho dân tộc, Bác Hồ chỉ có một ham muốn, “ham muốn
tột bậc là nước nhà được hoàn toàn độc lập, nhân dân được hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Như vậy bác
xem sự học là nhu cầu thiết yếu như cơm ăn, áo mặc hàng ngày. Bác còn cảnh
báo: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập đã bắt gặp xu thế của thời đại khi
trên thế giới giáo dục và đào tạo đã trở thành yếu tố quyết định tương lai của
mỗi dân tộc, sự phát triển của mỗi quốc gia, trong bối cảnh toàn cầu hoá phát
triển rộng khắp, cách mạng khoa học công nghệ đạt những bước tiến kỳ diệu,
cách mạng thông tin bùng nổ mạnh mẽ, tri thức của nhân loại tăng trưởng
không ngừng. Đảng ta cũng khẳng định giáo dục và đào tạo cùng với khoa
học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Trong vòng mấy chục năm gần đây,
tri thức nhân loại tích luỹ được đã bằng tổng số tri thức có được trong hai
thiên niên kỷ trước đó. Người ta dự báo đến năm 2020, tri thức nhân loại sẽ
tăng gấp 4 lần so với tri thức đã có năm 2000. Công nghệ phát triển với tốc độ
ngày càng nhanh, vòng đời của công nghệ ngày càng được rút ngắn. Tri thức
đã trở thành tài nguyên quan trọng nhất và sự tụt hậu về tri thức trở thành
nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự cách biệt thành công giữa người này với người
khác, khoảng cách phát triển giữa vùng này với vùng nọ, giữa quốc gia này
với quốc gia khác.

Thời đại ngày nay đòi hỏi con người phát triển kiến thức về nhiều
mặt, do đó giáo dục có nhiệm vụ chuẩn bị cho người học kiến thức toàn
diện. Tuy nhiên, kiến thức nhận được ở các trường phổ thông và đại học sẽ
nhanh chóng lạc hậu nếu không được bổ sung bằng những kiến thức mới
phù hợp với sự phát triển và đáp ứng yêu cầu của từng lĩnh vực, từng môi
trường, từng hoàn cảnh.


14

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khi làn sóng kinh tế tri thức đang
dâng trào, chúng ta không thể thực hiện công nghiệp hoá đất nước theo mô
hinh cũ của các nước đi trước mà phải gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá.
Nói một cách khác, chúng ta phải chuyển nền kinh tế chủ yếu còn là kinh tế
nông nghiệp cùng một lúc vừa sang nền kinh tế công nghiệp, vừa sang nền
kinh tế tri thức trên một số lĩnh vực. Và để làm được điều đó, trí thức phải
được nâng cao, nguồn nhân lực phải được đào tạo dồi dào, nhân tài phải được
phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng.
Hội Khuyến học Việt Nam ra đời là nhằm góp phần đáp ứng những yêu
cầu đó. Là một tổ chức xã hội, Hội Khuyến học Việt Nam có nhiệm vụ khơi
dậy và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, vừa có những hoạt động
hỗ trợ hệ thống giáo dục chính qui trong nhà trường trong quá trình chấn
hưng nền giáo dục nước nhà, và động viên, tổ chức việc học tập cho người
lớn, những người về hưu, những người không có điều kiện học tập ở nhà
trường để nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức và hoàn thiện tính cách. Với
dân số 84 triệu người, nếu hệ thống nhà trường hiện nay từ mẫu giáo đến đại
học thu nhận từ 22-23 triệu người, thì ngoài xã hội còn trên 60 triệu người
phải được tạo điều kiện để học tập.
Từ năm 1996 đến nay, với 20 năm tồn tại và phát triển, đặc biệt là từ
khi có chỉ thị 50 CT/TW năm 1999 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh

đạo của các cấp uỷ Đảng đối với Hội Khuyến học Việt Nam, Hội đã có một
bước phát triển đột phá. Hội đã được tổ chức ở tất cả 64 tỉnh, thành, hơn
100% huyện, thị, quận, xã phường, thị trấn trong cả nước. Hội còn lan toả đến
tận thôn làng, bản phum, sóc... đến cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị
lực lượng vũ trang... với tổng số hội viên trên 5 triệu người. Phong trào
khuyến học, khuyến tài do Hội phát động đã nhanh chóng bao trùm hầu như
toàn xã hội, trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng, thấm nhuần và thể


15

hiện sinh động tinh thần xã hội hóa giáo dục. Nhiều mô hình khơi dậy tinh
thần hiếu học trong nhân dân như “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ khuyến
học”, “Cụm dân cư khuyến học” đã được xây dựng và phát triển rộng rãi.
Hiện nay đã có trên 4 triệu gia đình đăng ký trong số đó gần 1,5 triệu gia đình
được công nhận là “Gia đình hiếu học”, trên 5 vạn dòng họ được công nhận là
“Dòng họ khuyến học”.
Thời gian qua chính các mô hình tổ chức này đã góp phần tích cực và
có hiệu quả thực hiện cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục” do Bộ Giáo dục – Đào tạo phát động, góp
phần làm giảm tình trạng lưu ban, bỏ học, góp phần chống các biểu hiện tiêu
cực, tạo môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường. Đó là chưa nói đến
việc Hội thông qua Quỹ khuyến học cấp học bổng cho hàng chục vạn trẻ em
nghèo được đến trường, xây dựng một số trường dạy nghề cho trẻ em khuyết
tật, giúp đỡ nhiều trẻ em học giỏi phát triển tài năng, giúp đỡ nhiều thầy cô
giáo dạy tốt nhưng gặp khó khăn trong cuộc sống.
Đồng thời để tạo cơ sở học tập thường xuyên cho người lớn ở xã
phường, thị trấn, Hội đã đẩy mạnh vịêc xây dựng các Trung tâm học tập cộng
đồng. Hiện, cả nước đã có khoảng 8.500 Trung tâm học tập cộng đồng. Các
Trung tâm học tập cộng đồng đã tổ chức được 66.600 lớp học với trên 6 triệu

lượt người tham gia, chủ yếu phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, phổ biến kinh nghiệm và tiến bộ khoa học, công nghệ để
ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, các Trung tâm học tập
cộng đồng đã tổ chức các lớp học xóa mù chữ cho hơn 2 vạn người, góp phần
phổ cập tiểu học và trung học cơ sở cho thanh, thiếu niên không có điều kiện
theo học ở các trường chính qui.
Để góp phần thực hiện khuyến tài, những năm qua, Hội đã tổ chức các
cuộc thi “Nhân tài đất Việt” trên lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông


16

để phát hiện, khuyến khích và động viên tài năng trẻ. Phong trào khuyến học,
khuyến tài cùng với những mô hình tổ chức phù hợp và có hiệu quả nêu trên
đã trở thành tiền đề cho việc xây dựng xã hội học tập. Thế nào là xã hội học
tập và làm sao xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập?.
Xã hội học tập là một xu thế mới trong quá trình phát triển của loài
người ở thời kỳ hậu công nghiệp. Đó là đòi hỏi của cách mạng công nghệ và
phát triển kinh tế và cũng là đòi hỏi của sự phát triển con người bền vững
trong thế kỷ 21. Khái niệm xã hội học tập ngày nay gắn với khái niệm xã hội
tri thức, xã hội thông tin, đều tập trung và đặt con người vào vị trí trung tâm,
tạo điều kiện cho con người phát triển bền vững và cũng là điều kiện của sự
phát triển kinh tế, xã hội.
Nội dung cơ bản của khái niệm xã họi học tập là “Giáo dục thường
xuyên, đào tạo liên tục, học tập suốt đời” đúng như UNESCO đã khẳng định
trong Tuyên bố ngày 20/12/1999 “Giáo dục không còn là một quá trình mà
con người chỉ tham gia trong thời gian đầu của cuộc đời”.
Giáo dục thường xuyên, liên tục gắn bó hữu cơ giữa giáo dục gia đình
với giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội.
Đặc trưng của xã hội học tập là mỗi cá nhân, mỗi thành viên xã hội

đều phải học, xem đó là một yêu cầu mang tính đạo đức của xã hội hiện
đại. Giáo dục nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường là những khâu
liên hoàn, con người vừa học vừa làm, vừa làm vừa học. Trong xã hội
học tập, nền giáo dục mang tính mềm dẻo, linh họat, đa dạng, phong
phú, kết hợp với các hình thức giáo dục chính qui, giáo dục không chính
qui (non formal) và giáo dục phi chính qui (in formal). Trường học được
tổ chức theo nhiều hệ thống quản lý khác nhau, hệ thống trường công lập
và hệ thống ngoài công lập cùng đồng hành phát triển. Đồng thời bên
cạnh trường học còn nhiều thiết chế có chức năng giáo dục như Trung


17

tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng, nhà văn hóa,
câu lạc bộ,...
Xã hội học tập kết hợp hai phương thức học: học có hệ thống để làm
giàu tri thức một cách toàn diện và học theo yêu cầu, cần gì học nấy, học để
nâng cao tay nghề phục vụ sản xuất, công tác.
Trong thời kỳ đổi mới toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là một xu thế
tất yếu, khách quan của lịch sử, được thúc đẩy bởi những nhân tố kinh tế,
chính trị, xã hội nhất định và đang phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện
nay. Toàn cầu hoá mang trong lòng nó những đặc trưng thể hiện tính hai mặt
rõ rệt, vừa tích cực lại vừa tiêu cực; vừa chứa đựng những cơ hội lại vừa có
những thách thức, nguy cơ tiềm ẩn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đối
với tất cả các quốc gia. Một trong số những nguy cơ mà toàn cầu hoá đưa đến
là nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá, làm biến đổi các giá trị truyền thống
của mỗi dân tộc theo hướng chịu sự ảnh hưởng của các nước lớn, các nước tư
bản phát triển.
Truyền thống hiếu học là một trong những giá trị truyền thống quý báu
được hình thành và hun đúc từ dòng chảy lịch sử ngàn đời của dân tộc ta. Nó

bao chứa những biểu hiện tích cực và cả một số mặt trái với nét đẹp của văn
hoá truyền thống dân tộc. Tham gia vào toàn cầu hoá, Việt Nam đã đón nhận
rất nhiều cơ hội quý giá. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải đối mặt với nguy
cơ xói mòn các giá trị truyền thống nói chung và truyền thống hiếu học của
dân tộc nói riêng. Chính vì thế, vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải phát huy
các cơ hội, vượt qua các thách thức của toàn cầu hoá để hiếu học mãi là một
giá trị truyền thống bền vững của dân tộc Việt Nam. Góp phần thực hiện
thắng lợi sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


18

KẾT LUẬN
Trên đây là những nét cơ bản nhất về truyền thống hiếu học của
dân tộc Việt Nam. Truyền thống hiếu học đã được nâng lên thành một
triết lý đổi đời, thành tiêu chuẩn thiêng liêng đặc trưng cho gia đình,
dòng tộc, xóm làng và phiên trấn, và do đấy nó nâng đỡ cho các nỗ lực
cá nhân vượt qua các xuất phát và địa vị để thành đạt bằng học vấn. Vì
thế, hiếu học đã trở thành một giá trị ổn định dù cho cơ cấu xã hội có
những thay đổi căn bản. Tuy nhiên, nếu bê nguyên xi truyền thống này
vào trong xã hội ngày nay tất sẽ vấp phải những kháng cự chống lại sự
phát triển. Chỉ đơn cử một trường hợp, việc học ngày xưa chỉ là đặc
quyền của đàn ông, còn phụ nữ không được coi trọng, ngày nay, nam nữ
bình đẳng, nhu cầu học tập chính đáng là quyền và nghĩa vụ của mọi
người. Đâu đó, xuất hiện tình trạng người khác dòng họ, khác làng, khác
tỉnh ganh đua, tranh quyền đoạt lợi, khôi phục truyền thống nhưng lại
đào sâu sự khác biệt, sự thù hằn của quá khứ, mua bán quan chức, chạy
việc, chạy tội, chạy quyền chạy chức... làm cho thuần phong mỹ tục bị
biến dạng, thật giả lẫn lộn, người tài bị thành kiến, chén ép, trù dập, cái

cổ hủ trá hình hoành hành ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực, đây là những trở
ngại cần sớm được khắc phục trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Do đó, cần đẩy mạnh hơn nữa các cuộc vận động, các phong trào:
gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, làng hiếu học. Gắn tiêu chí hiếu học
với những tiêu chí liên quan khác như, không vi phạm pháp luật, tệ nạn
xã hội,… Cần kêu gọi sự đóng góp nhiều hơn nữa của toàn dân để hỗ trợ
và tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều được đi học. Cần ưu tiên, tạo
điều kiện cho con em các dân tộc ít người, vùng cao, vùng xa, vùng có
điều kiện kinh tế khó khăn được đi học. Đồng thời, tu sửa và chỉnh trang


19

những đền, miếu thờ các bậc trạng nguyên, tiến sĩ, các dòng họ hiếu học.
Có chính sách thỏa đáng để thu hút nguồn nhân lực, sử dụng nhân tài cho
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội 2006.
2. Việt Anh - Cao - Lê Thu Hương (2002), Chuyện kể về các nhà khoa
bảng Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
3. Quốc Chấn (2001), Chuyện thi cử và lập nghiệp của học trò xưa,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Năm (2007), Đạo học với truyền thống tôn sư, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
5. Lê Minh Quốc (2002), Các vị nữ doanh nhân Việt Nam (Phần hai),
Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Thế Long (2006), Truyền thống gia đình và bản sắc dân tộc
ở Việt Nam, truyền thống hiếu học & tôn sư trọng đạo, Nxb Văn hóa Thông

tin, Hà Nội.



×