Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ Ô TÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.65 KB, 8 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ Ô TÔ
Câu 1: Chú thích các ký hiệu trên ô tô?

Câu 2: Giải thích các từ trên sơ đồ xe dẫn động cầu trước và nêu ưu nhược điểm của xe
dẫn động cầu trước.

Ưu điểm:
-

Loại bỏ cơ cấu truyền động từ trước ra sau vốn "lằng nhằng" và tiêu hao nhiều năng
lượng.

-

Giảm bớt các chi tiết, hạ thấp chi phí.

-

Khối lượng xe giảm đi cũng khiến nó "ăn" ít xăng hơn.

-

Động cơ đặt phía trên trục trước độ bám đường tăng lên, giúp xe hoạt động tốt ở các mặt
đường trơn trượt.

Nhược điểm:
-

Trường hợp phân bố trọng lượng tập trung xuống phía sau, hệ dẫn động cầu trước rất khó
tăng tốc và luôn thất thế trên các đoạn đường thẳng


-

xe sử dụng FWD rất dễ bị hiện tượng "oversteer", tức bánh sau bị trượt và không còn ma
sát.

-

FWD hết sức thực tế nhưng thiết kế của chúng lại mâu thuẫn với tính năng vận hành của
xe.

Câu 3: Giải thích các từ trên sơ đồ xe dẫn động cầu sau và nêu ưu nhược điểm của xe dẫn
động cầu sau.


Ưu điểm: ( 1 điểm)
-

Với RWD, xe tăng tốc tốt hơn.

-

Hai bánh trước được giải thoát khỏi nhiệm vụ dẫn động và chỉ tập trung vào việc dẫn
hướng (bánh lái).

Nhược điểm: ( 1 điểm)
-

Xe phải có trục truyền động và một bộ vi sai để truyền công suất từ động cơ xuống trục
sau.


-

Thiết bị này làm tăng giá thành sản xuất và cùng với đó, trọng lượng xe tăng lên.

-

Xe dẫn động cầu sau mà không có hệ thống kiểm soát độ bám đường, tài xế rất dễ mất lái
ở các đoạn đường trơn trượt hay mắc kẹt xuống rãnh, mương, ổ gà.

Câu 4. Nêu những đặc trưng của dòng xe sedan và cho ví dụ của ba hãng xe khác nhau có
xe sedan.
Sedan là dòng xe ô tô có 4 đặc trưng chính:
-

Thân xe được chia thành 3 khoang riêng biệt: khoang máy, khoang hành khách, và khoang
hành lý.

-

Xe có 4 cửa nằm đều ở 2 bên

-

Số chỗ ngồi thường là 4-5 chỗ

-

Gầm xe thấp dưới 20cm

Ví dụ:

-

Toyota: Camry, Altis, Vios

-

Honda: Accord, Civic, City

-

Kia: Forte, K3, K5…

Câu 5: Trình bày cách phân loại ô tô theo các nguồn động lực hiện nay.
Ô tô dùng động cơ xăng: Động cơ dùng tia lửa để đốt cháy hỗn hợp hơi xăng và không khí. Hơi
xăng được hòa trộn với không khí trước khi đi vào xi lanh động cơ. Điều này tạo ra hỗn hợp khíxăng có khả năng cháy cao. Sau đó hỗn hợp không khí – hơi xăng được nén lại và bốc cháy nhờ tia
lửa điện ở bougie, tạo ra sự giãn nở nhiệt trong xi lanh sinh lực đẩy piston đi xuống. Chuyển động
tịnh tiến của piston được biến đổi thành chuyển động quay của trục khuỷu nhờ vào cơ cấu trục
khuỷu –thanh truyền.
Ô tô dùng động cơ diesel: Khác với động cơ xăng, động cơ diesel nén không khí với tỉ số nén vào
khoảng 22:1. Không khí được nén tới áp suất rat lớn nên nhiệt độ tăng cao (khoảng 538 oC), lúc


này, dầu diesel được phun vào xi lanh dưới áp suất cao sẽ tự bốc cháy, sinh công và đẩy piston đi
xuống.
Ô tô dùng động cơ điện: Loại xe này sử dụng nguồn điện của accu để vận hành mô tơ điện. Thay
vì dùng nhiên liệu, chỉ cần nạp điện cho accu mà thôi. Loại xe này mang lại nhiều lợi ích như:
không gây ô nhiễm, không tiếng ồn khi hoat động…
Ô tô dùng động cơ lai (Hybrid): Loại xe này được trang bị đồng thời hai nguồn động lực khác
nhau là động cơ đốt trong và mô tơ điện.
Động cơ đốt trong dẫn động máy phát tạo điện năng nên không cần nguồn bên ngoài nạp điện

cho accu. Hệ thống dẫn động bánh xe dùng nguồn điện 270V – 550V, ngoài ra các thiết bị khác
dùng nguồn 12V.
Khi xuất phát hoặc chạy trong thành phố, xe dùng động cơ điện cho ra moment xoắn cao mặc dù
tốc độ thấp (đây chính là ưu điểm của động cơ điện). Khi tăng tốc hoặc chạy trên xa lộ, xe sẽ dùng
động cơ đốt trong vì động cơ loại này có hiệu suất cao hơn khi vận hành ở tốc độ lớn. Bằng cách
phân bố tối ưu hai nguồn động lực nêu trên sẽ giúp giảm ô nhiễm do khí thải và nâng cao tính
kinh tế nhiên liệu.
Câu 6. Giải thich các từ viết tắt trên ô tô thường gặp
DOHC: (Double Overhead Camshaft) động cơ CÓ 2 trục cam bố trí trên đỉnh mỗi xi-lanh
EFI : Electronic Fuel Injection
ECT : Electronic Controlled Transmisson
MT : Manual Transmisson
AT : Automatic Transmisson
VVT-I: (Variable Valve Timing- Intelligence): Hệ thống điều khiển xu-páp biến thiên thông minh.
A/C...Điều hòa không khí
EDU...Bộ dẫn động bằng điện tử
EGR...Hệ thống tuần hoàn khí xả
ISC...Điều khiển tốc độ không tải
ECU: (Electronic Control Unit) Bộ điều khiển điện tử
FWD:( Front wheel drive) xe dẫn động cầu trước
RWD: (Rear Wheel Drive) xe dẫn động cầu sau
4WD:
AWD:
SOHC: (Single Overhead Camshaft) động cơ có một trục cam bố trí ở đỉnh máy.
OHV: (Overhead Valves): Trục cam nằm dưới và tác động vào van qua các tay đòn.
CVT: (Continuously variable transmission) hộp số vô cấp
DCT: (dual-clutch transmission) hộp số bán tự động
Động cơ I4, I6: Gồm 4 hoặc 6 xi-lanh, xếp thẳng hàng.
Động cơ V6, V8: Gồm 6 hoặc 8 xi-lanh, xếp thành hai hàng nghiêng, mặt cắt cụm máy hình chữ V.



Câu 7:khái niệm chung về ôtô? Trình bày cấu tạo chung về ôtô gồm những phần nào,nêu
đặc điểm của các phần đó?
Xe ôtô là một trong những phương tiện giao thông đường bộ chủ yếu. Nó có tính cơ động cao và
phạm vi hoạt động rộng. Do vậy, trên thế giới ô tô hiện đang được sử dụng làm phương tiện đi lại
của cá nhân, vận chuyển hành khách hoặc hàng hoá phục phụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã
hội, an ninh quốc phòng.
1. Động cơ: Là nguồn năng lượng cơ học, phần lớn sử dụng động cơ đốt trong, động cơ điện
kèm theo nguồn điện.
- Thân vỏ động cơ.
- Cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền
- Hệ thống phân phối khí
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu
- Hệ thống làm mát
- Hệ thống bôi trơn
2. Khung gầm:
Hệ thống truyền lực bao gồm các cơ cấu và tổng thành làm nhiệm vụ truyền moment xoắn
từ động cơ đến bánh xe chủ động, bảo đảm an toàn và tính êm dịu cho ôtô khi chuyển động. Hệ
thống truyền lực gồm: Bộ ly hợp, hộp số, truyền lực cardan, cầu chủ động.
Hệ thống chuyển động là nơi lắp đặt tất cả tổng thành của ôtô và đưa xe chuyển động trên
đường, gồm:- Khung xe, Dầm cầu, Hệ thống treo, Bánh xe,
Hệ thống điều khiển thay đổi hướng chuyển động của ôtô, điều khiển sự dừng khẩn cấp hoặc
làm chậm dần tốc độ và bảo đảm an toàn, bao gồm: Hệ thống lái, Hệ thống phanh.
3. Điện ô tô: Gồm điện động cơ và điện thân xe
Điện động cơ:
-

Ắc quy
Hệ thống khởi động
Máy phát (Hệ thống nạp)

Hệ thống đánh lửa
Khoá điện
Đồng hồ táp lô
Các cảm biến

Điện thân xe:
-

Dây điện
Công tắc và rơle
Hệ thống chiếu sáng
Đồng hồ táplô và các đồng hồ đo
Gạt nước và rửa kính
Điều hòa không khí

4. Thân vỏ: Là phần công tác hữu ích, dùng chở khách hoặc hàng hóa. Đối với xe tải là buồng lái
và thùng xe, đối với xe khách và xe con là chỗ của người lái và hành khách.


Câu 8: Cấu tạo chung của động cơ đốt trong gồm những cơ cấu và hệ thống nào?nêu đặc
điểm của các cơ cấu và hệ thống đó?
KN:Động cơ đốt trong là động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh ra nhiệt và quá
trình đốt cháy nhiệt thành công cơ học diễn ra ngay trong xilanh của động cơ.
- Thân vỏ động cơ.
- Cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền
- Cơ cấu phân phối khí
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu
- Hệ thống làm mát
- Hệ thống bôi trơn
Đặc điểm của các cơ cấu và hệ thống:



Thanh truyền: Thanh truyền được chế tạo bằng thép dập, có cấu tạo dạng thanh, tiết diện
chữ I với 2 đầu: đầu nhỏ và đầu to

1. Nhiệm vụ: Thanh truyền là chi tiết dùng để truyền lực giữa pittông và trục khuỷu.
2. Cấu tạo: Được chia làm 3 phần

Đầu nhỏ thanh truyền: có dạng hình trụ rỗng để lắp chôt pittông
Thân thanh truyền: Nối đầu nhỏ với đầu to, thường có tiết diện ngang hình chữ I
Đầu to thanh truyền: Để lắp chốt khuỷu, có thể làm liền khối hoặc cắt thành hai nửa
* Trục khuỷu: Trục thường được chế tạo liền bằng công nghệ dập, bao gồm các cổ trục chính và
các cổ biên nối với nhau bởi các má khuỷu.
Phần đầu trục khuỷu thường là nơi lắp bánh răng dẫn động cơ cấu phối khí, bơm dầu, puli dẫn
động bơm nước, quạt gió, máy phát điện, ... Phần cuối của trục khuỷu là nơi để lắp bánh đà, phía
trong đuôi trục thường có lỗ để lắp ổ bi đỡ đầu trục ly hợp.
1. Nhiệm vụ: Nhiệm vụ chính là nhận lực từ thanh truyền để tạo mô men quay để kéo máy công
tác.
- Dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ.
2. Cấu tạo: Gồm 3 phần
Đầu khuỷu: Được bố trí một số chi tiết như phớt dầu,bánh răng
dẫn động trục cam.
- Đuôi khuỷu: được lắp với bánh đà.
- Thân trục khuỷu
*các hệ thống:
-hệ thông bôi trơn:dung 1 bơm dầu để liên tục cung cấp dầu động cơ đến khắp các bộ phận bên
trong động cơ.hệ thống này giảm ma sát giũa các bộ phận bằng máng dầu.ngoài bôi trơn còn có
chức năng làm sạch và làm mát động cơ.
-hệ thống làm mát:
+dòng nước làm mát:lực đẩy của bơm nước làm nước chảy tuần hoàn trong mạch nước làm mát.



Nước làm mát hấp thụ nhiệt của động cơ và phân tán nhiệt vào không khí thông qua két nước
sau đó nước được làm nguội và quay trở lại động cơ.
-két nước làm mát:làm nguội nước làm mát có nhiệt độ cao,nước làm mát trong két nước trở lên
nguội đi khi các ống và cánh tản nhiệt của nó tiếp xúc với dòng không khí do quạt tạo ra và do sự
chuyển động của xe.
-Quạt làm mát:Nâng cao hiệu quả làm mát.
-Bơm nước:cung cấp nước vào trong mạch nước làm mát.
-Hệ thống khởi đông:dung 1 lực tác động làm quay trục khuỷu động cơ đến tốc độ nhất định đủ
để nổ máy cho động cơ
-Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí:
Cung cấp nhiên liệu đến động cơ
Loại bỏ bụi bẩn
Điều chỉnh áp lực nhiên liệu

Câu 9: Trình bày khái niệm động cơ 4 kỳ? So sánh các kỳ của động cơ xăng và diesel?
Động cơ 4 kỳ: Loại động cơ này được sử dụng phổ biến ở các loại xe du lịch và xe gắn máy. Để
thực hiện một chu kỳ thì piston phải thực hiện bốn hành trình và cốt máy quay 2 vòng.
So sánh các kỳ của động cơ xăng và diesel
Thì

Động cơ Diesel

Động cơ xăng

Hút

Hút không khí vào xi lanh


Hút hòa khí ( xăng + không khí) vào xi lanh

Nén

Nén không khí đạt áp suất và nhiệt độ

Ép hòa khí với áp suất và nhiệt độ thấp

cao:

hơn:

P = (30 - 35) Kg/cm², T = (500 - 600)°C

P = (8 - 10) Kg/cm² , T = (200 - 300)°C

Sinh

Nhiên liệu phun vào buồng đốt hòa trộn

Bugi phát tia lửa điện đốt cháy hòa khí

Công

với không khí được nén ở áp suất và nhiệt trong xi lanh. hòa khí cháy giãn nở sinh
độ cao tự bốc cháy. Hỗn hợp cháy giãn nở

công cho động cơ.

sinh công cho động cơ.

Xả

khí thải được xả ra ngoài qua supap xả.

Khí xả được thải ra ngoài qua supap xả.

Câu 10: Dịch sang tiếng việt các thông số kỹ thuật của xe VIOS 2011
ĐỘNG CƠ / ENGINE
Loại / Engine type

1,5 liter (1NZ - FE)
4 xy lanh, thẳng hàng, 16 van, DOHC,
VVT-i / 4 cylinders, in-line, 16-valve,
DOHC with VVT-i

0,25
0,25


Dung tích công tác /

cc

1497

0,25

Displacement
Công suất tối đa / Max. Output


HP/rp

107 / 6000

0,25

(SAE-Net)
Mô men xoắn tối đa / Max

m
Nm/rp

141 / 4200

0,25

Torque (SAE-Net)
m
Tiêu chuẩn khí xả / Emission Control
Hộp số / Transmission

Euro 4
5 số sàn / 5 M/T

4 số tự

0,25
0,25

động/4

A/T
KÍCH THƯỚC - TRỌNG LƯỢNG / DIMENSION – WEIGHT

0,25

Kích thước

Dài x Rộng x

0,25

tổng thể /

Cao / L x W x H

Overall
Chiều dài cơ sở / Wheelbase
Chiều rộng
Trước x Sau /

mm

mm
mm

4300 x 1700 x1460

1470 x

2550

1480 x 1470

0,25
0,25

cơ sở / Tread Front x Rear
Khoảng sáng gầm xe / Ground

mm

150

0,25

clearance
Bán kính vòng quay tối thiểu /

m

4.9

0,25

Min.Turning Radius
Trọng
Không tải /

kg

1055 -


1030 -

1020 – 1075

0,25

kg

1110
1520

1085
1495

1485

0,25

lượng /
Weight

Curb
Toàn tải /

Gross
Dung tích bình nhiên liệu / Fuel

1460


L

Tank Capacity
Dung tích khoang chứa hành lý / L
Luggage space
KHUNG GẦM / CHASSIS
Hệ thống
Trước / Front
Sau / Rear
treo /
Suspension
Phanh /
Brakes

Trước / Front
Sau / Rear

Lốp xe / Tires
Mâm xe / Wheels

42
475

0,25
448

0,25

Kiểu Macpherson / Macpherson Strut
Thanh xoắn / Torsion beam


0,25
0,25
0,25

Đĩa thông gió / Ventilated Disc
Đĩa / Solid
Tang trống / Leading-

0,25
0,25

Disc
185/60R15
Mâm đúc

0,25
0,25

15" / Alloy
15"

trading Drum
175/65R14
Mâm thép 14" / Steel 14"


Câu 11: Trình bày các thơng số cơ bản của động cơ
a. Dung tích xi lanh:
Dung tích xi lanh là tổng dung tích chiếm chỗ của pít tơng trong xi lanh khi pít tơng chuyển động

từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới. Nếu động cơ có nhiều xi lanh thì dung tích xi lanh được
tính tổng cộng dung tích của các xi lanh.
Tổng cộng dung tích của các xi lanh có thể tính bằng cơng thức:V= 1/4( (D2 x L x N )
Trong đó:
V: Dung tích tổng cộng các xi lanh.
D: Đường kính xi lanh.
L: Hành trình pít tơng.
N: Số xi lanh động cơ.
b. Tỉ số nén: Tỉ số nén (() của động cơ là tỉ số giữa Va lớn nhất của xi lanh chia cho
Vc buồng nén.
-Giá trị tỉ số nén được tính: (=Va/Vc
Vc: thể tích buồng cháy là thể tích của xi lanh khi pít tơng nằm ở Điểm chết trên.
Va: thể tích tồn phần là thể tích của xi lanh khi pít tơng nằm ở Điểm chết dưới.
-Động cơ có tỉ số nén cao sẽ tạo ra áp suất cao trong buồng đốt và sẽ cho ra cơng suất động cơ
lớn.
-Thơng thường tỉ số nén đối với động cơ xăng từ 8/11 cho đến 11/1 , còn động cơ diesel từ 16/1
đến 20/1.
c. Moment xoắn động cơ: Moment xoắn động cơ là giá trị được chỉ ra trong q trình quay
hoặc lực xoắn của trục khuỷu động cơ. Đơn vị của moment xoắn là Nm. T= N x r
T : moment xoắn.
N : Lực xoắn.
R : bán kính xoắn.
1 Kgf = 9,80665 N.
d. Cơng suất động cơ:
Cơng suất phát ra của động cơ được đánh giá sự làm việc của nó trong một khoảng thời gian
nào đó. Đơn vị đo cơng suất là kiloWatt (kW), ngồi ra cơng suất còn được tính bằng một vai đơn
vị khác như : HP (horse power) và PS (german horse power).
1 PS = 0,7355 kW. 1 HP = 0,7457 kW.




×