Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NEW tác phẩm sóng của xuân quỳnh LTĐH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.56 KB, 6 trang )

KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

SÓNG – XUÂN QUỲNH (TIẾT 3)

LUYỆN TẬP
PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG SÓNG TRONG BÀI THƠ SÓNG CỦA XUÂN QUỲNH
1. Giới thiệu chung
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ khá nổi tiếng, xuất hiện trong thời kỳ chống Mỹ cứu
nước. Xuân Quỳnh có một giọng thơ rất duyên, vừa đằm thắm, vừa dịu dàng như chính tính cách của
chị. Sinh thời Xuân Quỳnh đã có một số bài thơ tình xuất sắc như: Thơ tình cuối mùa thu, Tự hát,
Thuyền và biển... Bài Sóng cũng nằm trong số những bài thơ tình nổi tiếng ấy. Đề tài tình yêu luôn
thu hút nhiều thi nhân. Tất cả là để tìm câu trả lời cho tình yêu là gì và tình yêu bắt đầu từ đâu. Với
Xuân Diệu: Làm sao định nghĩa được Tình yêu... Xuân Quỳnh đến với thơ tình là để bày tỏ niềm
khao khát về một tình yêu lý tưởng, lại vừa hướng tới một hạnh phúc đời thường giản dị và thiết
thực. Hình tượng "sóng" trong bài thơ đã thể hiện thật sinh động và hấp dẫn tâm trạng của người con
gái đang yêu, bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu.
2. Phân tích hình tượng sóng để cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu
a. Hình tượng "sóng" và "em"
Những khổ thơ đầu tiên nhân vật trữ tình đang đối diện với sóng, cảm nhận về sóng, tìm thấy mối
liên hệ giữa sóng và khát vọng tình yêu.
- Hình tượng sóng ở khổ thơ đầu mang ý nghĩa tượng trưng cho tính khí và bản lĩnh của người phụ
nữ. Con sóng là hiện thân của các đối cực dữ dội - dịu êm - ồn ào - lặng lẽ. Con sóng trung thực và
thẳng thắn: khi sóng không hiểu nổi mình thì con sóng tìm đến biển, đến chân trời thoáng rộng, tự
do.
- Con sóng cũng tượng trưng cho khát vọng tình yêu nuôn đời của tuổi trẻ. Con sóng ngàn đời nay
vẫn thế, cứ đập vỗ vô hồi vô hạn. Tình yêu cũng vậy, luôn đồng nghĩa với tuổi trẻ. Tất cả chúng tồn
tại vĩnh hằng trên mặt đất này.
- Đứng trước sóng biển trùng trùng lớp lớp - nhân vật trữ tình (em) cảm nhận về nguồn gốc bí ẩn của
tình yêu với hai câu hỏi: Sóng bắt đầu từ gió - gió bắt đầu từ đâu? khi nào ta yêu nhau? không ai có
thể trả lời cặn kẽ được câu hỏi này. Đó chính là nỗi bí ẩn của tình yêu và cũng vì càng bí ẩn nên càng
say đắm, hấp dẫn hơn.


- Khi con người đối diện trước thiên nhiên rộng lớn như biển khơi rất dễ sinh ra cảm giác nhỏ nhoi,
bất lực, thậm chí rơi vào cảm giác hư vô. Nhưng với tâm hồn nữ tính mang khát vọng tình yêu mãnh
liệt thì Xuân Quỳnh hướng tất cả vào tình yêu trần thế.
b. Hình tượng "sóng" và "em" bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ
- Sóng tượng trưng cho nỗi nhớ của người phụ nữ khi yêu, nhớ mọi nơi (không gian) lòng sâu, mặt
nước, nhớ mọi lúc (thời gian) "Ngày đêm không ngủ được", cũng như thế em nhớ anh đến nỗi "cả
trong mơ còn thức". Nghe qua có vẻ mơ hồ, vô lý. Nhưng không, em lúc nào cũng nhớ đến anh,
trong mơ, khi thức, khi ngủ, khi tỉnh, khi mơ. Nhớ chính là biểu hiện của tình yêu, khi hết nhớ, cũng
là lúc tình yêu chấm dứt.
- Nhà thơ tiếp tục một cách nói rất lạ: "Dẫu xuôi về phương bắc - Dẫu ngược về phương nam". Đây
là cách nói ngược với cách nói thông thường (ngược bắc xuôi nam). Nhà thơ cố ý lạ hóa ngôn từ để
gây ấn tượng. Sự tinh tế nằm ngay trong cái nghịch lí của tình yêu.
Hơn nữa, đối với em, đâu chỉ có hai phương bắc và nam, mà còn có thêm một phương anh nữa,
phương này là phương của tình yêu đôi lứa, là không gian của tương tư.
- Cũng như Sóng, dù muôn vàn cách trở rồi cuối cùng cũng đến được bờ, "Em" ở đây, trên hành trình
đi tìm hạnh phúc, cho dù gặp lắm chông gai, trắc trở, nhưng tin tưởng rồi "Em" cũng sẽ tới đến bến
bờ hạnh phúc.
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
- Cuộc đời tuy dài rộng, biển tuy vô tận bao la, nhưng tình yêu vẫn được cảm nhận thật cụ thể trong
từng ngày tháng. Sống trong tình yêu con người không bao giờ cảm thấy hư vô mà cuộc đời luôn
mới mẻ, đầy ý nghĩa.
- Cũng như sóng giữa biển lớn tình yêu. Em cũng muốn có được một tình yêu lớn lao, bất tử. "Em"
nhân vật trữ tình ở đây bỗng vụt lớn để sánh ngang với biển cả. Quả là một nỗi khao khát lớn lao và
cảm động.
Quả thật, hình tượng sóng của bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu vừa

tha thiết say đắm, vừa duyên dáng, nồng nàn mà vô cùng trong sáng cao đẹp của tình yêu đôi lứa
muôn đời.
c. Nét đặc sắc về nghệ thuật
- Sự liên tưởng hợp lí, tự nhiên giữa đặc điểm của sóng và đặc điểm của người con gái đang yêu. Sự
liên tưởng này tạo nên hai hình tượng song song, nhưng hai mà một.
- Câu thơ năm chữ với những câu ngắn, đều nhau, tạo nên một ý niệm về hình thể của các con sóng,
như con sóng dâng trào nhưng có khi chậm rãi nhẹ nhàng như lúc sóng êm biển lặng.
- Nhịp điệu của các câu thơ thật đa dạng, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng : 2/3 0. 1/2/2 0, 3/1/1
(Em nghĩ về anh, em), 3/2 0,v.v...
- Các cặp câu đối xứng xuất hiện liên tiếp, câu sau thừa tiếp câu trước, tựa như những đợt sóng xô
bờ, sóng tiếp sóng dào dạt.
- Âm điệu của bài thơ với nhiều sắc điệu đa dạng, phong phú, tạo nên vẻ tự nhiên cho bài thơ.
- Ngoài ra còn phải kể đến tính chất nữ tính trong cách diễn đạt của Xuân Quỳnh, trong cách nhìn
sóng của chị: thật dịu dàng đằm thắm nhưng cũng thật dữ dội.
3. Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân, phân thân của
cái "tôi" trữ tình của nhà thơ. Cùng với hình tượng "Sóng", không thể không xem xét nó trong mối
tương quan với "Em".
- Hình tượng sóng trước hết được gợi ra từ âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng của bài thơ. Đó là nhịp của
những con sóng trên biển cả liên tiếp, triền miên, vô hồi, vô hạn. Đó là âm điệu của một nỗi lòng
đang tràn ngập, đang khát khao tình yêu vô hạn, đang rung lên đồng điệu, hòa nhập với sóng biển.
- Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả vừa cụ thể vừa sinh động nhiều trạng thái, tâm trạng
với những cung bậc tình cảm khác nhau trong trái tim của người phụ nữ đang rạo rực khao khát yêu
đương. Mỗi trạng thái tâm hồn cụ thể của người con gái đang yêu đều có thể tìm thấy sự tương đồng
của nó với một khía cạnh, một đặc tính nào đó của sóng.
Qua bài thơ Sóng, ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Người
phụ nữ ấy mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và những rung động rạo
rực trong lòng mình. Người phụ nữ ấy thủy chung, nhưng không còn nhẫn nhục cam chịu nữa. Nếu
"sóng không hiểu nổi mình" thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó để "tìm ra tận bể", đến cái cao
rộng, bao dung. Đó là những nét mới mẻ " hiện đại" trong tình yêu.
Tâm hồn người phụ nữ đó khao khát, không yên lặng. "Vì tình yêu muôn thuở - có bao giờ đứng

yên" (Thuyền và Biển). Nhưng đó cũng là một tâm hồn thật trong sáng, thủy chung vô hạn. Quan
niệm tình yêu như vậy rất gần gũi với mọi người và có gốc rễ trong tâm thức dân tộc
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

SÓNG – XUÂN QUỲNH

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942 - 1988) quê Hoài Đức - Hà Đông (nay là Hà
Tây). Năm 1955 Xuân Quỳnh làm diễn viên múa trong đoàn văn công. Từ 1963 Xuân Quỳnh chuyển
sang làm báo, biên tập viên nhà xuất bản, Uỷ viên BCH Hội nhà văn Việt Nam (khoá III). Làm thơ
từ lúc còn là diễn viên, là một trong những tên tuổi tiêu biểu nhất của lớp nhà thơ trẻ thời kì chống
Mĩ - thơ Việt Nam hiện đại. Mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh cũng không được ở gần cha, thuở nhỏ
sống với bà ngoại ở quê => càng khao khát tình thương, tình yêu, mái ấm gia đình, sự nhạy cảm với
tình mẫu tử. Lòng ham mê ở thơ lớn hơn sân khấu nên chị đã rời bỏ sân khấu, lựa chọn con đường
thơ và hoạt động văn học. Thơ Xuân Quỳnh luôn giữ được bản sắc tươi tắn, hồn hậu, nồng nhiệt, là
tiếng lòng của một tâm hồn gắn bó thiết tha với cuộc đời, với con người khao khát tình yêu, trân
trọng, chi chút cho hạnh phúc bình dị của đời thường.
- Dung dị, hồn nhiên, chân thực là nét nổi bật trong thơ Xuân Quỳnh, có sự gắn bó với hạnh
phúc, niềm vui và cả những cay đắng nhọc nhằn trong cuộc đời của một người phụ nữ: một người
yêu, người mẹ, người vợ. Dường như thơ đã giúp chị tiếp tục sống trọn vẹn và sâu sắc hơn với cuộc
đời.
- Thơ tình yêu là một mảng đặc sắc và tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh, trực tiếp bày tỏ
những khát khao sôi nổi chân thành mà mãnh liệt tự nhiên của một trái tim phụ nữ trong tình yêu.
MOON.V N


2. Tác phẩm
2.1. Vị trí, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời
Sóng là bài thơ tình tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh, rút từ tập Hoa dọc chiến hào (1967)
2.2. Những nét đặc sắc chính của bài thơ
- Hình tượng sóng bao trùm, nổi bật lên trong toàn bài, nó biến hoá đa dạng, xuyên suốt bài thơ
từ nhan đề cho đến phút cuối của bài thơ.
- Hình tượng này được khắc hoạ trên hai bình diện: ngữ nghĩa và ngữ âm. Sóng hiện lên từ âm
hưởng của nó: thể loại và nhịp điệu của bài thơ.
+ Thể thơ ngũ ngôn: Khá cơ động. Nó vừa giàu về vần điệu vừa đa dạng về nhịp điệu được
Xuân Quỳnh khai thác triệt để và cũng rất thành công. Nhịp điệu của bài thơ vì thế mà biến hoá đa
dạng.
+ Cách ngắt nhịp góp phần tạo ra nhịp điệu của sóng: hai câu đầu tác giả viết theo nhịp 2/3, hai
câu sau chuyển sang nhịp 3/2. Thậm chí nếu ngắt cầu kì nó có thể là 1/2/2. Cách ngắt nhịp như thế
góp phần tạo ra hình tượng sóng.
* Cách tổ chức ngôn ngữ: theo nguyên tắc tương xứng, các hình ảnh, câu chữ được tác giả tạo
ra thành những cặp đi song song với nhau. Về mặt hình thức thì nó tương xứng, còn về mặt ý nghĩa
có khi là sự tương đồng, có khi lại tương phản. Sự tương xứng này đắp đổi cho nhau tạo ra được nhịp
sóng miên man, vô hạn, vô hồi.
VD:

Dữ dội tương xứng với dịu êm
Ồn ào tương xứng với lặng lẽ"
- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
Hoặc: Con sóng ngày xưa // con sóng ngày sau
Con sóng dưới lòng sâu // trên mặt nước
Phương Bắc


// phương Nam"

=> Cách tổ chức như thế tạo ra nhịp luyến láy, các con sóng cứ quấn quít, nó duỗi dài, miên
man, lúc thăng, lúc giáng, lúc bổng, lúc trầm. Nó gợi được một mặt sóng đầy biến động, với rất nhiều
cõi lòng của tác giả. Cõi lòng ấy đang bị sóng biển khuấy động lên ...
Nó chính là sự hoà điệu của hình tượng sóng ở bên ngoài và sóng lòng ở bên trong. Nó bổi hổi,
bồi hồi, nó rất tha thiết, phấp phỏng.
+ Cách viết không theo lối vịnh sóng. Tác giả dường như đang độc thoại với sóng, trước sóng
và như đang muốn đối thoại cùng với sóng => bày tỏ tâm trạng của mình trước sóng, với sóng và bày
tỏ tâm trạng của mình bằng cả sóng nữa. Sóng là sự hoá thân của em. Hai hình tượng này đan cài
quấn quýt với nhau như hình với bóng. Nó song song tồn tại từ đầu đến cuối bài thơ, soi sáng, bổ
sung cho nhau nhằm diễn tả một cách đầy đủ sâu sắc và thấm thía hơn khát vọng tình yêu đang trào
dâng mãnh liệt trong trái tim nữ sĩ. Xuân Quỳnh mượn hình tượng sóng để diễn tả cảm xúc, tâm
trạng, những sắc thái tình cảm vừa phong phú phức tạp vừa sôi nổi, thiết tha của một trái tim đang
rạo rực, khao khát yêu thương. Con sóng lúc sôi nổi, dồn dập lúc sâu lắng, dịu êm như nhịp của
những con sóng thật ở ngoài biển khơi và cũng là nhịp của con sóng tình cảm trong một trái tim khao
khát yêu thương.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Nhận xét chung
2. Phân tích khổ thơ đầu : TÍNH CÁCH VÀ KHÁT VỌNG
"Dữ dội và dịu êm
MOON.V N

Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể"
Mở đầu bài thơ là trạng thái tâm lý đặc biệt của một tâm hồn đang khao khát yêu đương tìm
đến một tình yêu rộng lớn. Tác giả tạo ra cái cốt cách của sóng, khí chất của sóng. Sóng là sự hài hoà
giữa các đối cực. Bằng cách nói đó, Xuân Quỳnh đã thể hiện được biên độ rất rộng của tâm tính, khí

chất người phụ nữ, có cả những gì dữ dội nhất, dịu êm nhất. Đó là hai đối cực được hài hoà trong
khí chất của người phụ nữ. Xuân Quỳnh đã diễn tả thật cụ thể trạng thái khác thường vừa phong phú
vừa phức tạp có khi đối lập trong một trái tim đang cồn cào, khao khát tình yêu.
Ở đây, hình tượng sóng còn gợi ra như là một con sóng mang khát vọng lớn:
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Câu thơ gợi ra hai miền không gian của sông và bể đồng thời gợi cho người đọc cách hiểu: một
khi dòng sông không hiểu nổi mình thì sóng quyết tìm ra tận bể. Nếu sự cạn hẹp của dòng sông
không hiểu được nó, không đủ để bao dung nó thì nó sẽ quyết tìm ra tận bể để đến với những gì là
bao dung, lớn lao, khoáng đạt hơn.
- Hình tượng sóng còn gợi ra như là một con sóng mang khát vọng lớn. Sóng là hình ảnh của
khát vọng:
"Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể"

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
=> Hoá ra mỗi một con sóng nhỏ lại mang một khát vọng, không chỉ là khát vọng sôi nổi mà
còn là khát vọng hướng về sự lớn lao, tính cách của sóng ở đây trở nên rất quyết liệt.
=> Và cũng chính từ đây bài thơ hé mở một trình tự, cấu tứ. Đó là trình tự, hành trình của sóng từ
sông ra bể với những khát vọng lớn.
3. Phân tích khổ thơ 2: KHÁT VỌNG MÃNH LIỆT
" Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ"
Sóng biểu trưng cho một khía cạnh khác, là hình ảnh của sự bất diệt. Đúng hơn là hình ảnh
tượng trưng cho những khát vọng bất diệt. Trong khổ thơ xuất hiện những cụm từ chỉ thời gian

mang tính phiếm chỉ: Ngày xưa và ngày sau. Khoảng cách của ngày xưa và ngày sau có thể đã mấy
triệu năm rồi nhưng con sóng thì muôn đời vẫn vậy. Dẫu cho vật đổi sao rời, vạn vật vần vũ đổi thay
nhưng con sóng muôn đời vẫn không hề thay đổi. Khi ta chưa có trên mảnh đất này con sóng đã tồn
tại như thế và ngay cả khi ta đã tan biến khỏi mảnh đất này thì con sóng vẫn không hề đổi thay.
Dường như có một sự tương đồng: chừng nào còn dại dương chừng ấy còn sóng vỗ. Xuân Quỳnh đã
khám phá và phát hiện ra một khía cạnh khác: chừng nào còn tuổi trẻ thì chừng ấy tuổi trẻ còn khao
khát về hạnh phúc. Khát vọng chân chính mãnh liệt tự ngàn đời nay vẫn thế cũng như con sóng tự
ngàn xưa. Câu thơ bộc lộ như một phát hiện đầy ngỡ ngàng của Xuân Quỳnh. Nỗi khát vọng về tình
yêu luôn xôn xao, rạo rực trong trái tim con người. Trong quan niệm của Xuân Quỳnh, đó là khát
vọng muôn đời của nhân loại mà mãnh liệt nhất là của tuổi trẻ.
4. Phân tích khổ thơ 3 và 4: BÍ ẨN CỦA TÌNH YÊU
- Sóng được phát hiện ở một khía cạnh khác, nó tượng trưng cho sự bí ẩn của tình yêu. Trong
tâm trạng như " đứng đống lửa như ngồi đống than", lẽ tất nhiên là có nhu cầu được giãi bày, bộc
bạch chia sẻ tựa hồ như con sóng không chịu được dòng sông chật hẹp phải tìm ra tận bể, tìm đến
một không gian rộng lớn hơn. Khi tình yêu đến, như một tâm lý tự nhiên và thường tình, người ta
luôn có nhu cầu tìm hiểu và phân tích. Đứng trước biển, nhân vật trữ tình ở đây có nhu cầu muốn
được cắt nghĩa sự ra đời của sóng. Nhưng đến khi tìm nguồn gốc của gió thì người phụ nữ ấy bất lực:
MOON.V N

"Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau".
- Những tình yêu chân chính xưa nay thường có xu hướng huyền thoại hoá tình yêu của chính
mình. Cho nên "khi nào ta yêu nhau" có thể là băn khoăn của rất nhiều cặp tình nhân.
- Lí giải, mà không lí giải được bởi tình yêu muôn đời bí ẩn, bởi tình yêu là một hiện tượng
tâm lý khác thường:
So sánh với câu thơ của Xuân Diệu:
"Tình yêu đến tình yêu đi ai biết"
hoặc: "Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu"

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
Nó không thể giải thích được bằng lí lẽ thông thường. Làm sao có thể giải đáp được câu hỏi về
sự khởi nguồn của tình yêu, về thời điểm bắt đầu hay lịch sử của một mối tình? Cái điều mà trước đó
Xuân Diệu từng băn khoăn "Làm sao cắt nghĩa được tình yêu", truy tìm lời giải đáp nhưng không thể
nào lý giải được bởi tình yêu muôn đời bí ẩn, nay một lần nữa được Xuân Quỳnh bộc bạch một cách
hồn nhiên như một lời thú nhận thành thực:
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Tình yêu cũng giống như sóng biển, gió trời vậy thôi, làm sao hiểu được, làm sao có thể lí giải
được một cách rạch ròi. Ở đây, Sóng chính là biểu trưng cho cội nguồn bí ẩn của tình yêu.

MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98



×