Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Hiep dinh ve chuong trinh thuc tap sinh ky nang nhat ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.87 KB, 11 trang )

HIỆP ĐỊNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP KỸ NĂNG
DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Phía Nhật Bản:Tổ chức Quản lý

Nghiệp đoàn ABC…
Phía Việt Nam:Cơ quan phái cử
Cty 123… EXPORT IMPORT
JOINT STOCK COMPANY

HIỆP ĐỊNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP KỸ NĂNG
DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Căn cứ theo luật pháp hai nước, hai bên Nghiệp đoàn ABC (dưới đây gọi là Tổ chức quản lý) và
Cong ty 123… (dưới đây gọi là Cơ quan phái cử) cùng đồng ý ký kết hiệp định về chương trình thực
tập kỹ năng dành cho người nước ngoài (sau đây gọi là Chương trình thực tập kỹ năng) để thực hiện
1


phái cử và tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng.
CHƯƠNG 1 TỔNG QUÁT
(Mục đích)
Điều 1
Chương trình thực tập sinh kỹ năng nhằm mục đích giúp thực tập sinh tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ
thuật của ngành sản xuất Nhật Bản, đồng thời chuyển giao công nghệ và bồi dưỡng nhân tài cho đất
nước Việt Nam và thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
CHƯƠNG 2 KHUNG CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP KỸ NĂNG
(Thời gian lưu trú tại Nhật)
Điều 2
1. Thời gian lưu trú tại Nhật được chia thành hai giai đoạn theo quy định của Cục Quản Lý xuất nhập
cảnh là Thực tập kỹ năng giai đoạn 1 và Thực tập kỹ năng giai đoạn 2.
2. Thời gian của Thực tập kỹ năng giai đoạn 1 đối với mỗi thực tập sinh là 1 năm.


3. Về thời gian của Thực tập kỹ năng giai đoạn 2, dựa trên sự đồng ý của các bên bao gồm: Thực tập
sinh, Công ty nơi thực tập sinh đã làm việc, Cơ quan phái cử của nước Việt Nam, Tổ chức quản lý và
Cơ quan thực hiện thực tập, đồng thời được Cục xuất nhập cảnh cho phép chuyển sang Thực tập kỹ
năng giai đoạn 2 và thay đổi tư cách lưu trú tương ứng thì tổng thời gian của Thực tập giai đoạn 1 và
Thực tập giai đoạn 2 là 3 năm.
(Đào tạo trước và sau khi nhập cảnh)
Điều 3
1. Theo quy định của Cục Xuất nhập cảnh, Tổ chức quản lý thực hiện khoá đào tạo đối với thực tập
sinh kỹ năng ngay sau khi nhập cảnh.
2. Thời gian đào tạo ít nhất là bằng 1/6 thời gian của Thực tập giai đoạn 1. Tuy nhiên, trường hợp khoá
đào tạo do Tổ chức quản lý hoặc do cơ quan đào tạo tại nước phái cử tổ chức thì sẽ được tiến hành theo
nội dung thoả mãn các điều kiện dưới đây và trong vòng 6 tháng trước xuất cảnh mỗi cơ quan sẽ thực
hiện đào tạo tối thiểu 1 tháng hoặc 160 giờ, tức là ít nhất bằng 1/12 thời gian lưu trú tại Nhật.
3. Khoá đào tạo trước khi nhập cảnh phải đảm bảo hướng dẫn thực tập sinh kỹ năng cả tiếng Nhật, tri
thức về đời sống Nhật Bản và kiến thức cần thiết để tiếp thu kỹ thuật của Nhật Bản, bao gồm cả chương
trình học trên lớp và tham quan học tập.
(Thực tập kỹ năng)
Điều 4
1. Thực tập giai đoạn 1 sẽ được thực hiện ngay sau khi khoá đào tạo kết thúc và được tiến hành theo
nội dung hợp đồng đã ký giữa thực tập sinh và Cơ quan thực hiện thực tập dựa theo kế hoạch thực tập
mà Tổ chức quản lý đã xây dựng.
2. Thực tập giai đoạn 2 được thực hiện tại Cơ quan thực hiện thực tập và cùng ngành nghề giống như
Thực tập giai đoạn 1; đồng thời được tiến hành theo nội dung hợp đồng đã ký giữa thực tập sinh và Cơ
2


quan thực hiện thực tập và dựa theo kế hoạch mà Tổ chức quản lý đã xây dựng.
3. Trong thời gian thực tập kỹ năng, Tổ chức quản lý và Cơ quan thực hiện thực tập phân công trách
nhiệm rõ ràng dưới sự quản lý và giám sát của Tổ chức quản lý.
(Người hướng dẫn thực tập kỹ năng và người hướng dẫn đời sống)

Điều 5
1. Cơ quan thực hiện thực tập bố trí người hướng dẫn thực tập kỹ năng và người hướng thực tập phải
thoả mãn điều kiện là có ít nhất 5 năm kinh nghiệm đối với ngành nghề mà thực tập sinh sẽ sang thực
tập; đồng thời sắp xếp người hướng dẫn đời sống để có thể nắm bắt và hỗ trợ về mặt đời sống cho thực
tập sinh.
2. Tổ chức quản lý hỗ trợ những người hướng dẫn thực tập và hướng dẫn đời sống trong việc quản lý
thực tập sinh tại Cơ quan thực hiện thực tập.
(Điều kiện đối với Thực tập sinh kỹ năng)
Điều 6
Để trở thành thực tập sinh kỹ năng thì phải thoả mãn tất cả những điều kiện dưới đây:
1. Đang làm việc tại Việt Nam hoặc đã có kinh nghiệm trong ngành nghề sẽ đi thực tập tại Nhật.
2. Sau khi kết thúc thời gian thực tập kỹ năng và trở về nước thì sẽ có việc làm phù hợp với ngành
nghề đã đã thực tập tại Nhật.
3. Người được các tổ chức, đoàn thể của nước Việt Nam đồng ý phái cử đi theo chương trình thực tập
sinh.
4. Người có mong muốn tiếp thu kỹ thuật khoa học kỹ thuật và nhận thức đầy đủ về chế độ thực tập
kỹ năng.
5. Từ 18 tuổi trở lên.
6. Về nguyên tắc, là người chưa từng đi tu nghiệp hoặc thực tập tại Nhật.
7. Người có đủ khả năng tiếp thu tiếng Nhật khi Thực tập kỹ năng..
8.

Người có đủ sức khoẻ, trách nhiệm, nhiệt tình tham gia Thực tập kỹ năng.
Người không mắc bệnh răng miệng.

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU NGHỀ NGHIỆP
(Cơ quan phái cử và Tổ chức quản lý giới thiệu nghề nghiệp)
Điều 7
Theo như quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ mỗi bên từ điều 6 đến điều 12, Cơ quan phái cử và
Tổ chức quản lý tuyển dụng và lựa chọn những ứng viên có nguyện vọng trở thành thực tập sinh kỹ

năng, đồng thời cung cấp thông tin và hướng dẫn ứng viên thực tập sinh (người cần việc) và Cơ quan
thực hiện thực tập (nhà tuyển dụng) những quy trình, thủ tục cần thiết cho đến khi người cần việc và
nhà tuyển dụng đi đến ký kết hợp đồng.

3


(Nghĩa vụ và trách nhiệm của Cơ quan phái cử và Tổ chức quản lý trong chương trình Giới thiệu
nghề nghiệp)
Điều 8
1. Nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan phái cử
1) Tiếp nhận đăng ký ứng tuyển và tìm việc của ứng viên có nguyện vọng đi thực tập kỹ năng
(người cần việc).
2) Lựa chọn ứng viên phù hợp với điều kiện theo quy định tại điều 6 và lập danh sách ứng viên.
3) Cung cấp danh sách ứng viên đã được sơ tuyển và các thông tin liên quan cho Tổ chức quản lý.
4) Hướng dẫn và giải thích cho ứng viên (người cần việc) về chương trình thực tập sinh dựa trên
nội dung của hiệp định này.
5) Cung cấp đầy đủ thông tin để ứng viên (người cần việc)biết được thông tin của Cơ quan thực
hiện thực tập, điều kiện tuyển dụng của cơ quan đó và quản lý thông tin của ứng viên.
6) Bàn bạc với Tổ chức quản lý và thống nhất phương pháp thực hiện để đạt hiệu quả trong việc
phái cử và tiếp nhận thực tập sinh.
7) Nắm được thông tin về kết quả tuyển dụng đối với ứng viên thực tập sinh.
2. Trách nhiệm và nghĩa vụ của Tổ chức quản lý
1) Tiếp nhận đăng ký tuyển dụng của Cơ quan thực hiện thực tập (nhà tuyển dụng).
2) Sắp xếp và quản lý danh sách người cần việc và các thông tin của Cơ quan thực hiện thực tập.
3) Cung cấp danh sách Cơ quan thực hiện thực tập (nhà tuyển dụng ) và các thông tin của cơ quan
đó cho cơ quan phái cử.
4) Hướng dẫn và giải thích cho Cơ quan thực hiện thực tập (nhà tuyển dụng) về chương trình thực
tập sinh dựa trên nội dung của hiệp định này.
5) Sắp xếp ứng viên và gửi danh sách ứng viên người cần việc, đồng thời cung cấp những thông tin

của ứng viên cho Cơ quan thực hiện thực tập (nhà tuyển dụng).
6) Bàn bạc với Cơ quan phái cử và thống nhất phương pháp thực hiện để đạt hiệu quả trong việc
phái cử và tiếp nhận thực tập sinh.
7) Nắm được thông tin về kết quả tuyển dụng của Cơ quan thực hiện thực tập (nhà tuyển dụng).
(Hỗ trợ của cơ quan phái cử và nghiệp đoàn phụ trách)
Điều 9
Cơ quan phái cử và Tổ chức quản lý cùng bàn bạc và thống nhất phương pháp hỗ trợ cần thiết để
việc thực hiện hợp đồng ký kết giữa Cơ quan thực hiện thực tập (nhà tuyển dụng) và ứng viên thực tập
sinh (người cần việc) đạt được kết quả.
(Sự đồng ý của người cần việc và nhà tuyển dụng)
Điều 10
Liên quan đến việc giới thiệu nghề nghiệp, Cơ quan phái cử và Tổ chức quản lý phải nhận được sự
đồng ý của cả hai bên: ứng viên thực tập sinh (người cần việc) và Cơ quan thực hiện thực tập.
4


(Bảo mật thông tin)
Điều 11
Đối với các thông tin cá nhân theo quy định của chương này thì Cơ quan phái cử và Tổ chức quản
lý chỉ sử dụng với mục đích giới thiệu nghề nghiệp và có trách nhiệm quản lý và bảo mật thông tin đó.
(Phân chia đảm nhiệm chi phí liên quan đến Giới thiệu nghề nghiệp)
Điều 12
1. Về chi phí để thực hiện chương trình Giới thiệu nghề nghiệp theo sự hợp tác giữa hai bên (dưới đây
gọi là “ chi phí giới thiệu nghề nghiệp”) thì hai bên Cơ quan tiếp nhận và Tổ chức quản lý sẽ thảo thuận
và thống nhất phân chia đảm nhiệm chi phí dựa trên trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên theo quy định
trong chương này.
2. Phí giới thiệu nghề nghiệp được quy định là một loại phí khác với phí quản lý phái cử trong điều 23,
khác với các chi phí khác cần thiết để phái cử trong điều 24 và phí quản lý tiếp nhận trong điều 25
3. Chi phí mà Tổ chức quản lý đảm nhiệm theo điều 1 thì tuyệt đối không được thu từ ứng viên thực tập
sinh kỹ năng (người cần việc) và Cơ quan thực hiện thực tập (nhà tuyển dụng). Tuy nhiên, Tổ chức

quản lý có thể được phép thu phí từ Cơ quan thực hiện thực tập (nhà tuyển dụng) trong phạm vi bảng
chi phí đã nộp lên Bộ trưởng Bộ lao động y tế và phúc lợi.
(Quyết định lựa chọn thực tập sinh kỹ năng)
Điều 13
Ứng viên Thực tập sinh kỹ năng (người cần việc) thông qua chương trình Giới thiệu nghề nghiệp
theo quy định trong chương này sẽ được ký kết kết hợp đồng với Cơ quan thực hiện thực tập và sau khi
nhập cảnh vào Nhật sẽ chính thức trở thành thực tập sinh kỹ năng.
CHƯƠNG 4 CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG
(Chế độ đãi ngộ đối với thực tập sinh kỹ năng)
Điều 14
1.

Chế độ trong thời gian đào tạo như sau:
1) Trong thời gian đào tạo ngay sau khi nhập cảnh vào Nhật, Tổ chức quản lý trả trực tiếp cho thực

tập sinh kỹ năng tiền trợ cấp đủ để thực tập sinh có thể duy trì cuộc sống theo mức tiêu chuẩn như
người Nhật. Khoản tiền này là ……. Yên (bao gồm chi phí ăn). Trường hợp trả bằng tiền mặt thì phải có
chữ ký hoặc xác nhận đã nhận tiền của thực tập sinh.
Nếu có phát sinh chi phí đi lại trong nước Nhật để phục vụ cho việc học tập thì thực tập sinh sẽ
được cấp phí riêng.
2) Tổ chức quản lý chuẩn bị miễn phí nơi ở cho thực tập sinh trong thời gian đào tạo. Thực tập sinh
được cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho đời sống tại nơi ở.
3) Thời gian đào tạo không quá 40 giờ/ tuần và không được thực hiện ngoài giờ, ngày như đã quy
định từ trước.
5


4) Tổ chức tiếp nhận đảm bảo chế độ đảo hiểm cho thực tập sinh trong trường hợp xảy ra thiệt
mạng, thương tật, bệnh tật trong thời gian đào tạo, đóng bảo hiểm thương tật loại phổ thông như bảo
hiểm tổng hợp dành cho thực tập sinh người nước ngoài.

2. Chế độ đãi ngộ trong thời gian thực tập kỹ năng (Ngoài thời gian đào tạo và giống như mục dưới đây)
như sau:
1) Bản hợp đồng giữa thực tập sinh kỹ năng và Cơ quan thực hiện thực tập được ký kết khi làm thủ
tục nhập cảnh vào Nhật và có hiệu lực ngay sau khi khoá đào tạo kết thúc. Bản thông báo điều kiện làm
việc bằng tiếng Việt đối với thực tập sinh được gửi tới thực tập sinh khi Cơ quan thực hiện thực tập ký
hợp đồng tuyển dụng
2) Cơ quan thực hiện thực tập trực tiếp trả lương cho thực tập sinh kỹ năng vào một ngày nhất định
hàng tháng. Có thể khấu trừ các khoản như thuế, bảo hiểm xã hội từ tiền lương hàng tháng trong trường
hợp có ký kết Thoả thuận khấu trừ. Tuy nhiên số tiền khấu trừ theo thoả thuận đó không được phép vượt
quá thực phí.
Nếu trả tiền lương bằng tiền mặt thì sau khi phát phiếu lương cần phải lấy chữ ký hoặc dấu của thực
tập sinh vào sổ lương. Trường hợp chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng thì phải ký thoả thuận về việc
chuyển tiền qua ngân hàng, thực tập sinh đồng ý với thoả thuận đó thì mới cấp phiếu lương.
3) Tổ chức quản lý hoặc Cơ quan thực hiện thực tập có trách nhiệm chuẩn bị và cung cấp chỗ ở có
phí hoặc miễn phí cho thực tập sinh trong thời gian thực tập kỹ năng.
4) Số giờ làm việc hành chính trong thời gian thực tập kỹ năng về nguyên tắc không vượt quá 8
tiếng/ ngày và 40 tiếng/ tuần không kể giờ nghỉ giải lao. Nếu có làm thêm ngoài giờ và làm thêm vào
ngày nghỉ trong phạm vi thoả thuận thì tiền làm thêm giờ sẽ tính theo tỷ lệ phần trăm so với lương làm
việc hành chính.
Cho dù làm ngoài giờ, làm vào ngày nghỉ hay làm ca đêm thì Tổ chức thực hiện thực tập cũng phải
tuân theo quy định chung của chế độ thực tập sinh, chú ý không để thực tập sinh làm việc trong thời
gian dài liên tục, đồng thời cần có cơ chế quản lý và hướng dẫn thực tập sinh.
(Nghiêm cấm thu tiền đặt cọc)
Điều 15
1. Cơ quan phái cử, Tổ chức quản lý và Cơ quan thực hiện thực tập (dưới đây có thể gọi chung là cơ
quan phái cử) tuyệt đối không được thu tiền đặt cọc liên quan đến việc thực tập sinh sang Nhật thực tập
kỹ năng từ vợ hoặc chồng, người thân ở cùng, người có quan hệ thân thiết với thực tập sinh.
2 Cơ quan phái cử không được có ý định quản lý tiền mặt hoặc các tài sản khác dưới bất kỳ hình thức
trong thời gian thực tập sinh làm việc tại Nhật .
3. Cơ quan phái cử không ký thoả thuận quy định về tiền bồi thường do không tuân theo hợp đồng hoặc

các thoả thuận chuyển tiền mặt, tài sản cho đến khi thực tập sinh kết thúc chương trình thực tập kỹ
năng.
(Đình chỉ thực tập kỹ năng)
6


Điều 16
Nếu xảy ra một trong những trường hợp dưới đây thì sau khi nắm bắt thông tin đầy đủ từ thực tập
sinh, Cơ quan phái cử, Tổ chức quản lý, Cơ quan thực hiện thực tập cùng xem xét và có thể đình chỉ
thực tập và cho thực tập sinh kỹ năng về nước.
1) Vi phạm điều 6
2) Vi phạm khoản 4 điều 20
3) Do những nguyên nhân xuất phát từ Thực tập sinh khiến không thể tiếp tục chương trình thực tập
kỹ năng
(Về nước giữa chừng)
Điều 17
Thực tập sinh kỹ năng trong giai đoạn thực tập đợt 1 và đợt 2 được phép về nước trong vòng 10
ngày nếu Tổ chức quản lý, Cơ quan thực hiện thực tập đồng ý và được Cục xuất nhập cảnh cho phép tái
nhập cảnh. Tuỳ thuộc vào lý do về nước, thực tập sinh, Cơ quan thực hiện thực tập, Tổ chức quản lý
cùng bàn bạc và quyết định phân chia đảm nhiệm chi phí về nước.
CHƯƠNG 5 NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NGHIỆM CỦA CƠ QUAN PHÁI CỬ, TỔ CHỨC QUẢN

(Nghĩa vụ và trách nhiệm của Cơ quan phái cử)
Điều 18
Cơ quan phái cử ngoài những mục đã quy định trong Hiệp định này còn có nghĩa vụ và trách nhiệm
sau:
1. Sắp xếp nhân sự chuyên phụ trách chương trình Thực tập sinh kỹ năng.
2. Tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật Nhật để thực tập sinh có thể nhập cảnh và cư trú
tại Nhật.
3. Tuyển chọn ứng viên thực tập đúng với tiêu chuẩn đã quy định trong chương 3.

4. Khám sức khoẻ (bao gồm cả khám răng) và thông báo kết quả tới tổ chức quản lý.
5. Tiến hành đào tạo và giáo dục định hướng trước xuất cảnh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều
3.
6. Chuẩn bị hồ sơ cần thiết để thực tập sinh nhập cảnh vào Nhật.
7. Liên lạc với Tổ chức quản lý và thực hiện các nghiệp vụ cần thiết để chương trình Thực tập sinh kỹ
năng được tiến hành thuận lợi.
(Trách nhiệm và nghĩa vụ của Tổ chức quản lý)
Điều 19
Tổ chức quản lý ngoài những mục đã quy định trong Hiệp định này còn có nghĩa vụ và trách nhiệm
sau:
1. Sắp xếp nhân sự chuyên phụ trách chương trình Thực tập sinh kỹ năng.
2. Tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật Nhật Bản để thực tập sinh có thể nhập cảnh và lưu
7


trú tại Nhật.
3. Bảo đảm cung cấp nơi ở và nơi học tập cho thực tập sinh. Cơ quan thực hiện thực tập có thể cung
cấp nơi ở.
4. Xây dựng kế hoạch thực tập phù hợp với Thực tập giai đoạn 1.
5. Quản lý và theo dõi tình hình thực hiện thực tập tại Cơ quan thực hiện thực tập theo như kế hoạch
thực tập.
6. Quản lý và hướng dẫn Cơ quan thực hiện thực tập (ngoại trừ nội dung mục 5).
7. Xử lý và hỗ trợ đối với thực tập sinh khi xảy ra vấn đề phát sinh.
8. Trường hợp Cơ quan thực hiện thực tập bị phá sản hoặc do thực tập sinh vi phạm dẫn đến khó có
thể tiếp tục thực tập nhưng chưa đến mức cho về nước thì Tổ chức quản lý giới thiệu một Cơ quan
thực hiện thực tập mới (nếu thực tập sinh có nguyện vọng tiếp tục thực tập).
9. Liên lạc với cơ quan phái cử và thực hiện các nghiệp vụ cần thiết để chương trình Thực tập kỹ năng
được tiến hành thuận lợi.
(Hướng dẫn thực tập sinh tuân thủ các quy định)
Điều 20

Cơ quan phái cử hướng dẫn thực tập sinh phải tuân thủ các quy định, quy tắc trong thời gian cư trú
tại Nhật Bản, kết hợp cùng với Tổ chức quản lý và Cơ quan thực hiện thực tập hướng dẫn thực tập sinh
thực hiện theo những quy định dưới đây.
1. Tuân theo sự chỉ đạo của người hướng dẫn thực tập và hướng dẫn đời sống, thực hiện thực tập một
cách nghiêm túc và chân thật.
2.

Phát huy hiệu quả những kiến thức đã học được để sau khi về nước đóng góp vào sự phát triển
chung của đất nước.

3.

Trong thời gian thực tập không được đưa người thân đến ở chung.

4.

Không được tiến hành các hoạt động khác với mục đích kiếm tiền trong thời gian thực tập.

5.

Trong thời gian cư trú tại Nhật phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản hộ chiếu, thẻ đăng ký ngoại
kiều.

6.

Sau khi kết thúc thời gian thực tập, thực tập sinh phải nhanh chóng về nước.

       
(Quản lý thực tập sinh sau khi về nước)
Điều 21

1. Tổ chức quản lý kết hợp với Cơ quan phái cử kiểm tra và nắm bắt thông tin về việc thực tập sinh sau
khi về nước phải phát huy những kiến thức kỹ thuật đã học được.
2. Sau khi điều tra và nắm bắt các thông tin về thực tập sinh về nước sử dụng kiến thức chuyên môn tại
nước Việt Nam, Cơ quan phái cử có trách nhiệm thông báo cho Tổ chức quản lý và Cơ quan thực hiện
thực tập.
(Xử lý khi xảy ra tai nạn, phạm tội, bỏ trốn)
Điều 22
8


Khi xảy ra các phát sinh như tai nạn, phạm tội, bỏ trốn của thực tập sinh, Tổ chức quản lý phải
nhanh chóng thông báo cho Cơ quan phái cử và cùng bàn bạc tìm cách giải quyết dựa trên luật pháp
Nhật Bản.
CHƯƠNG 6 PHÂN CHIA ĐẢM NHIỆM CHI PHÍ
(Phí quản lý phái cử)
Điều 23
Chi phí cần thiết cho cơ quan phái cử (sau đây gọi là phí quản lý phái cử, phí này không bao gồm
chi phí tuyển chọn ứng viên thực tập sinh kỹ năng, chi phí giới thiệu nghề nghiệp và các chi phí khác
trong điều 24 )
1. Chi phí để khám sức khoẻ cho thực tập sinh trước xuất cảnh và các chi phí khác liên quan đến khám
sức khoẻ.
2. Chi phí đào tiếng Nhật, chi phí đào tạo giáo dục định hướng và các chi phí hỗ trợ nghỉ việc trong
thời gian đào tạo.
3. Chi phí cần thiết để liên lạc và làm việc với cơ quan trong nước và Tổ chức quản lý.
4. Chi phí cần thiết cho nhân viên phái cử sang Nhật để hỗ trợ hướng dẫn đời sống thực tập sinh (bao
gồm cả chi phí giải quyết khi thực tập sinh gặp tai nạn).
5. Những chi phí phát sinh của bên Cơ quan phái cử trong việc thúc đẩy chương trình Thực tập sinh.
(Các chi phí cần thiết khác cho việc phái cử)
Điều 24
Ngoài các mục chi phí như đã nêu trong điều 23, các chi phí khác gồm những khoản sau:

1. Chi phí khám sức khoẻ và khám răng
2. Chi phí làm hộ chiếu và xin Visa
3. Chi phí đi lại trong nước trước khi xuất cảnh và sau khi về nước
4. Những chi phí phát sinh trong nước liên quan đến phái cử thực tập sinh
(Phí quản lý tiếp nhận)
Điều 25
Chi phí cần thiết cho Tổ chức quản lý (gọi là phí quản lý tiếp nhận, phí này không bao gồm chi phí
tuyển chọn ứng viên thực tập sinh kỹ năng, phí liên quan đến giới thiệu nghề nghiệp)
1. Chi phí cần thiết để liên lạc với Cơ quan phái cử
2. Chi phí cần thiết để lựa chọn Cơ quan thực hiện thực tập
3. Chi phí trong nước Nhật liên quan đến việc chuẩn bị tiếp nhận như mở cuộc hội thảo giới thiệu
công ty
4. Chi phí vé máy bay khứ hồi theo quy định tại điều 26
5. Chi phí bảo hiểm khi xảy ra tai nạn trong thời gian đào tạo
6. Chi phí cần thiết để tổ chức khoá đào tạo
7. Chi phí cần thiết để quản lý và thăm Cơ quan thực hiện thực tập
9


8. Chi phí đảm bảo nơi ở cho thực tập sinh
9. Chi phí để giải quyết các vấn đề xảy ra đối với thực tập sinh
10. Chi phí thăm Cơ quan phái cử, thị sát tình hình và trao đổi về chương trình thực tập sinh
11. Những chi phí phát sinh của Tổ chức quản lý trong việc thúc đẩy chương trình Thực tập sinh
(Phân chia đảm nhiệm chi phí )
Điều 26
Về chi phí quản lý phái cử theo điều 23 và các chi phí cần thiết khác theo điều 24, hai bên Cơ quan
phái cử và Tổ chức quản lý cùng bàn bạc và phân chia đảm nhiệm chi phí. Phí quản lý tiếp nhận theo
điều 25 thì Tổ chức quản lý và Cơ quan thực hiện thực tập sẽ cùng phân chia đảm nhiệm. Chi phí vé
máy bay sang Nhật thực tập và chi phí về nước sau khi kết thúc chương trình Thực tập kỹ năng do Tổ
chức quản lý và Cơ quan thực hiện thực tập chịu một lần duy nhất.

(Phí quản lý phái cử)
Điều 27
1. Nếu Tổ chức quản lý chịu một phần chi phí trong điều 23 và điều 24 thì sẽ chuyển tiền cho Cơ quan
phái cử và trong trường hợp này cơ quan phái cử phải thông báo trước cho Tổ chức quản lý về các chi
phí mà Tổ chức quản lý phải chi trả.
2. Phí quản lý phái cử trong thời gian thực tập kỹ năng là …… Yên/ tháng/1 Thuc tap sinh
3. Tổ chức quản lý thu phí quản lý phái cử từ Cơ quan thực hiện thực tập và chuyển tiền cho cơ quan
phái cử 1 tháng hoặc 3 tháng 1 lần.
4. Lập tài khoản ngân hàng để phân biệt rõ ràng phí trợ cấp đào tạo trả cho thực tập sinh và tiền lương;
không được trích phí quản lý phái cử từ trợ cấp đào tạo và từ tiền lương của thực tập sinh.
CHƯƠNG 7 CÁC QUY ĐỊNH KHÁC
(Giải thích hiệp đồng)
Điều 28
Trong trường hợp phát sinh việc hai bên hiểu sai hợp đồng hoặc có những ý kiến khác nhau về
những vấn đề chưa quy định trong hợp đồng, hai bên sẽ cùng bàn bạc để giải quyết.
(Xử lý tranh chấp)
Điều 29
Trong trường xảy ra tranh chấp liên quan đến chương trình Thực tập, hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc
hoà giải dựa trên mục đích của chương trình Thực tập và luật pháp Nhật Bản. Trong trường hợp hai bên
không thể giải quyết bằng hoà giải thì sẽ đưa ra toà án Nhật Bản để giải quyết.
(Thời gian hiệu lực của Hiệp định)
Điều 30
Hiệp định này có hiệu lực từ ngày ký. Tuy nhiên, trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, nếu do việc
10


xin cấp giấy phép cư trú tại Cục xuất cảnh Nhật Bản phát sinh những điều khoản không quy định trong
hợp đồng hoặc trái với hợp đồng thì Tổ chức quản lý phải thông báo ngay cho cơ quan phái cử bằng văn
bản. Tuy nhiên sau đó vẫn ưu tiên áp dụng các điều khoản quy định trong hợp đồng này.
(Chấm dứt Hiệp định)

Điều 31
Hiệp định này sẽ hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
1. Ngày hết hiệu lực của Hiệp định
2. Phía tổ chức quản lý hoặc cơ quan phái cử vi phạm nội dung hiệp định này
3. Pháp luật và những qui định liên quan của Nhật Bản thay đổi
4. Thực tập sinh không có khả năng tiếp tục chương trình thực tập kỹ năng.

TỔ CHỨC QUẢN LÝ

CƠ QUAN PHÁI CỬ

NGHIỆP ĐOÀN ABC …

Công ty 123….

Người đại diện

Giám đốc

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên, đóng dấu)

Ngày

11

tháng

năm




×