Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

ĐỀ THI THỬ ĐỊA LÝ tốt NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 2017.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.93 KB, 56 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM.
TRƯƠNG THPT BẮC TRÀ MY.
=====================
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2010-2011.
MÔN: ĐIA LY.
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH(8 ĐIỂM)
Câu I(3 điểm ):
1/Tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào? giải thích
nguyên nhân?
2/Dựa vào bảng số liệu: số dân và sản lượng lúa nước ta :
Năm
1981
1990
1999
2003
Số dân(triệu người) 54,9
66,2
76,3
80,9
Sản lượng(triệu tấn) 12,4
19,2
31,4
34,6
a/ Tính sản lượng bình quân đầu người qua các năm (tạ/ người)
b/ Từ bảng số liệu và kết quả tính toán nhận xét sự gia tăng dân số ,sản lượng và sản
lượng lúa trên đầu người qua thời gian trên.
Câu II (2 điểm)
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam (bản đồ công nghiệp chung) và kiến thức đã học hãy trình
bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của Đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận (Mức


dộ tập trung,tên các trung tâm công nghiệp theo quy mô từ to dến nhỏ,từ Hà Nội công
nghiệp tỏa ra mấy hướng)
CÂU III (3 điểm)
Cho bảng số liệu(Đơn vị:%)
Năm
1986
1990
1995
2000
Nông nghiệp
49,5
45,6
32,6
29,1
Công nghiệp
21,5
22,7
25,4
27,5
Dịch vụ
29,0
31,7
42,0
43,4
a/ Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng
Sông Hồng
b/Nêu nhận xét về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng Sông Hồng
II/PHẦN RIÊNG( 2 điểm)
Thí sinh được chọn một trong hai câu ( câu IV a hoặc câu IV b)
Câu IVa:Theo chương trình chuẩn:

Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam chứng minh rằng tài nguyên du lịch nước ta phong phú và
đa dạng ? Kể các trung tâm du lịch cấp quốc gia?
Câu IVb: Theo chương trình nâng cao:
Chứng minh rằng việc làm đang là vấn đề kinh tế- xã hội gay gắt ở nước ta? Biện pháp
khắc phục tình trạng này thu hút vốn đầu tư nước ngoài có tác động gì?
========””============”’===========””=======


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM.
TRƯƠNG THPT BẮC TRÀ MY.
=====================
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2010-2011.
Môn: Địa lý.

CÂU
I

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐÁP ÁN

ĐIỂM

1/Tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện:
A/ Tính chất nhiệt đới:
-Nằm trong vùng nội chí tuyến nên tổng lượng bức xạ lớn, cán nân bức
xạ quanh năm luôn dương.
-Nhiệt độ trung bình năm trên 200C
-Tổng số giờ nắng từ 1400- 3000 giờ/năm.
B/ Lượng mưa và độ ẩm lớn :

-Lượng mưa trung bình năm cao 1500-200 mm.
Mưa phân bố không đều, sườn đốn gió 3500-4000mm
-Độ ẩm không khí trên 80%.
Cân bằng ẩm luôn dương.
C/* Nguyên nhân:
- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, góc nhập xạ lớn và mọi nơi
trong năm đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh.
-Các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại cho nước ta nguồn nhiệt
lớn
2
A/Bảng số liệu sản lượng bình quân đầu người
Năm
1981
1990
1999
2003
Sản lượng bình
quân (tạ/người)

2,3

2,9

4,1

(3 đ)
(1,5 đ)

(0,5 đ)


(0,5 đ)

(0,5 đ)
(1,5đ)
(0,5đ)

4,3

B/ trên bảng số liệu và kết quả tính toán nhận xét
-Cả 3 đều liên tục tăng.Trong đó:
+Dân số tăng gấp 1,4 lần.
+Sản lượng tăng gấp 2,8 lần .
+Sản lượng bình quân đầu người tăng 1,9 lần.
Vậy sản lượng lương thực tăng nhanh nhất sau đó đến sản lượng bình
quân và cuối cùng là gia tăng dân số.

(1đ)


II

2. Dựa vào Atlat địa lí nêu sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của
(2 đ)
Đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận-A/Mức độ tập trung công
nghiệp theo lãnh thổ của Đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận thuộc
loại cao nhất cả nước.
(0,25 đ)
B/-Các trung tâm công nghiệp theo quy mô:
TTCNLớn : Hà nội.
TTCNTrung bình:Hạ long, Hải Phòng, Nam Định.

TTCN NHỏ: Thái nguyên, Việt Trì.
*Từ Hà nội công nghiệp tỏa ra 6 hướng với tính chất chuyên môn
hóa khác nhau.( tự nêu 6 hướng đó)

III

Câu
IVa

(0,75 đ)

(1 đ)
(3 đ)

A/ vẽ biểu đồ miền
Yêu cầu vẽ đúng, chính xác có ghi số liệu trong các miền. đúng khoảng
cách năm, ghi đủ đơn vị các trục, có tên biểu đồ ( bài làm thiếu 1 mỗi
phần đó trừ 0,25 điểm )
B/Nêu nhận xét
Cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng Sông Hồng đang có chiều hướng thay đổi
theo chiều hướng tích cực đó là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp tăng tỉ
trọng ngành CN & DV nhưng còn chậm cụ thể :
Từ năm 1986 đến năm 2000:Ở ĐB Sông Hồng có sự thay đổi như sau:
+ Tỉ trọng ngành Nông nghiệp giảm nhanh: 20,4%
+ Tỉ trọng ngành Công nghiệp tăng chậm: 6%
+ Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng rất nhanh: 12,4%
II/PHẦN RIÊNG
*Theo chương trình chuẩn
A/ Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam chứng minh rằng tài nguyên du
lịch nước ta phong phú và đa dạng?

a/ Tài nguyên thiên nhiên:
-Địa hình: -Có nhiều cảnh đẹp: do địa hình đồi núi,biển....
-Nhiều thắng cảnh nổi tiếng: Vịnh Hạ long, phong nha kẻ bàng …
-Khí hậu
Đa dạng thuận lợi cho phát triển du lịch nhất là sự phân hóa theo độ cao
như Sa Pa, Đà Lạt...
-Nhiều sông nước trở thành điểm du lịch như sông Cửu Long, hồ Ba
Bể..
Ngoài ra có nguồn nước khoáng thiên nhiên thu hút khách du lịch.
Sinh vật: VN có hơn 30 vườn quốc gia như CúcPhương ...
b/ Tài nguyên du lịch nhân văn:

(2 đ)

(1 đ)

( 2 điểm)

( 1 điểm)
(0,25 đ)

(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,75 đ)


-Di tích văn hóa lịch sử có giá trị hàng đầu.
-Lễ hội diễn ra khắp đất nước:lễ hội Đền Hùng, lễ hội chùa Hương.
-Các làng nghề truyền thống phục vụ mục đích du lịch

B/ Các trung tâm du lịch cấp quốc gia
Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, tpHồ Chí Minh
Câu
IVb

(0,25 đ):
(2 đ)

A/:chứng minh rằng việc làm đang là vấn đề kinh tế- xã hội gay gắt
ở nước ta:
Nước ta có tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm cao, trung bình cả nước tỉ lệ
thất nghiệp là 2,1% thiếu việc làm 8,1%.
- Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị (số
liệu)
- Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao
nhất là vùng đồng bằng Sông Hồng , tiếp đến là Bắc Trung Bộ
Biện pháp khắc phục tình trạng này:
-Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động
tạo thêm việc làm cho người lao động.
-Thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm nhanh
tốc độ gia tăng dân số và người lao động.
-Cải cách hành chính tạo môi trường đầu tư thông thoáng hấp dẫn thu
hút vốn đầu tư nước ngoài và trong nước để tạo việc làm mới cho người
lao động
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài có tác động:
-Trực tiếp: tạo nhiều việc làm.
- Gián tiếp: Đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động.

-SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT HIỆP ĐỨC


(0,75 đ)

(0,75 đ)

(0,5 điểm)

ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT (2010-2011)
MÔN THI: ĐỊA LÍ – GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời gian
giao đề.
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8 điểm)
Câu I. ( 3,0 điểm).
1. Nêu ý nghĩa về mặt tự nhiên của vị trí địa lí nước ta.
2. Cho bảng số liệu sau. Đơn vị : %.
Năm Tổng
Nông
Thành
thôn
thị
1996 100
79,9
20,1


2005 100
75,0
25,0
Anh ( chị) hãy nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo nông thôn và thành thị

ở nước ta trong thời gian trên ?
Câu II ( 2,0 điểm).
Cho bảng số liệu sau: Đơn vị : %.
Khu vực 1986
1990
1995
2000
2005
N – L – N 49,5
45,6
32,6
29,1
25,1
CN- XD
21,5
22,7
25,4
27,5
29,9
DV
29
31,7
42,0
43,4
45,0
1. Anh ( chị) hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
nghành của ĐB Sông Hồng trong thời gian trên?
2. Từ biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét cần thiết?
Câu III ( 3,0 điểm).
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy phân tích những thế mạnh và hạn chế trong phát

triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ ?
II. PHẦN RIÊNG ( 2,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó
(câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (2,0 điểm)
Dựa vào Atlát Điạ Lí Việt Nam, hãy kể tên 3 loại đất có diện tích lớn nhất ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long và nêu sự phân bố của chúng ở vùng này.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
1. Dựa vào Atlat Điạ Lí Việt Nam, hãy kể tên các trung tâm công nghiệp nhỏ ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long.
2. Tóm tắt tình hình tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước ( GDP) của nước ta từ
năm 1990 đến nay.
----------------hết-------------Thí sinh được dùng Atlat Địa lý Việt Nam; Giám thị không giải thích
gì thêm.
Họ và tên thí sinh.............................................................Số báo
danh.......................................................
Chữ ký của giám thị 1......................................................Chữ ký của giám thị
2.......................................

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NAM
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2010-2011
TRƯỜNG THPT HIỆP ĐỨC
GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP
MÔN THI: ĐỊA LÍ –


ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
CÂU

ĐÁP ÁN
I. PHẦN CHUNG CHO TẤC CẢ CÁC THÍ SINH
Câu 1
1. Nêu ý nghĩa về mặt tự nhiên của vị trí địa lí nước ta .(2,0
(3,0
điểm)
điểm)
- Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang
tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Làm cho nước ta có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh
vật phong phú.
- Tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên, hình thành các
vùng tự nhiên.
- Là một nguyên nhân khiến nước ta có nhiều thiên tai.
2. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo nông thôn
và thành thị ở nước ta.(1,0 điểm)
- cơ cấu lao động phân theo nông thôn và thành thị ở nước ta
trong thời gian trên có sự thay đổi
- Nông thôn: giảm( dẫn chứng số liệu)
- Thành thị: tăng(dẫn chứng số liệu)
Câu 2
(2 điểm)

Câu 3
(3,0
điểm)

1. vẽ biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo ngành (1,50 điểm):
Yêu cầu:

- Vẽ biểu đồ miền chính xác, khoa học, đầy đủ thông tin.
Tên biểu đồ.
Chú giải( có thể ghi trực tiếp trên biểu đồ).
2.Nhận xét: (0,50 điểm)
- Cơ cấu kinh tế theo ngành của đồng bằng sông Hồng có sự
thay đổi trong thời gian trên.
- Khu vực nông lâm ngư nghiệp: xu hướng giảm (dẫn chứng số
liệu); Khu vực công nghiệp xây dựng: xu hướng tăng (dẫn chứng
số liệu); Khu vực dịch vụ có xu hướng tăng (dẫn chứng số liệu)
Phân tích những thế mạnh và hạn chế trong phát triển kinh
tế ở Bắc Trung Bộ. (3,00 điểm)
Thế mạnh:
Tự nhiên:
+ Khí hậu: nhiệt đới gió mùa có sự phân hoá đa dạng.
+ Đất: phù sa, feralit.
+ Sông ngòi: dày đặc. Với một số con sông lớn (Sông Mã, sông
Cả)
+ Khoáng sản: phong phú.
+ Rừng: 2,4 triệu ha, chiếm 19,3% diện tích rừng cả nước,
đứng thứ 2 sau Tây Nguyên.

ĐIỂM

0,50
0,50
0,50
0,50

0,50
0,25

0,25

1,00
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25


Kinh tế- xã hội:
0,50
+ Nguồn lao động dồi dào; du lịch: bãi tắm, di sản thiên nhiên. 0,25
+ Cơ sở vật chất, kĩ thuật hạ tầng và các điều kiện khác tương
đối phát triển.
0,25
Hạn chế:
0,25
Thiên tai
0,25
Đồng bằng nhỏ hẹp gây ảnh hưởng đến sản xuất trên quy mô
0,25
diện rộng
Tài nguyên phân bố phân tán.
Cơ sở vật chất hạ tầng nhìn chung còn kém phát triển.

II. PHẦN RIÊNG (2,00 ĐIỂM)
Câu 4.a Dựa vào Át-lat địa lý Việt Nam, kể tên và nêu sự phân bố 3 loại
(2,0
đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
điểm)
Tên 3 loại đất: đất phù sa, đất phèn, đất mặn.
1,25
Phân bố các loại đất:
+ Đất phù sa: dọc sông Tiền, sông Hậu.
0,25
+ Đất phèn: vùng trũng Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cà Mau.
0,25
+ Đất mặn: ven biển.
0,25
Câu 4.b 1. kể tên các trung tâm công nghiệp nhỏ ở đồng bằng sông
0,75
(2,0
Cửu Long
điểm)
Dựa vào Át-lát địa lý Việt Nam, nêu đúng tên các trung tâm
công nghiệp nhỏ: Tân An, Mỹ Tho, Long Xuyên, Hà Tiên, Rạch
Giá, Sóc Trăng, Cà Mau.
0,25
2. Tóm tắt tình hình tăng trưởng GDP của nước ta từ năm
0,25
1990 đến nay:
0,25
- GDP tăng liên tục qua các năm.
0,25
- Tốc độ tăng trưởng tương đối cao.

0,25
- Các khu vực kinh tế đều tăng trưởng
- Tốc độ tăng trưởng các khu vực kinh tế khác nhau
- Chất lượng tăng trưởng được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế.
***********************Hết**************************

TRƯỜNG THPT
HUỲNH THÚC KHÁNG

ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT
NĂM HỌC 2010-2011
MÔN ĐỊA LÝ
Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian giao đề )
A/PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH :(8đ)
Câu 1:(3đ)
1. Cho bảng số liệu sau :
Địa điểm

Lượng mưa

Đơn vị : (mm)
Lượng bốc hơi

Cân bằng ẩm


Hà Nội
1676
989
+867

Huế
2868
1000
+1868
TP HCM
1931
1686
+245
a/ Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế,
TPHCM
b/ Qua biểu đồ nhận xét sự khác nhau về lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của 3 địa
điểm trên.
2.Nêu đặc điểm của quá trình đô thị hoá ở nước ta ?
Câu 2 : (2đ)
Dựa vào bảng số liệu sau
Cả nước
Đồng bằng sông Cửu Long
Năm
Diện tích
Sản lượng
Diện tích
Sản lượng
(Nghìn ha)
(Nghìn tấn)
(Nghìn ha)
(Nghìn tấn)
2000
7666,3
32529,5
3945,6

16702,7
2005
7329,2
35826,8
3826,3
19298,5
Hãy tính năng suất lúa của cả nước và đồng bằng sông Cửu Long( tạ/ha) . Qua đó nhận xét
năng suất lúa của cả nước và đồng bằng Sông Cửu Long.
Câu 3 : (3đ)
Trung du miền núi Bắc Bộ & Tây Nguyên là 2 vùng có vai trò quan trọng trong chiến lược
phát triển KT-XH của nước ta :
1.Hãy so sánh những thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp giữa 2 vùng này .
2.Xác định tên nhà máy ,địa điểm xây dựng, công suất thiết kế của 2 nhà máy thuỷ điện lớn
nhất đang hoạt động ở mỗi vùng
B/PHẦN RIÊNG (2đ) :Thí sinh chỉ được làm câu 4a hoặc câu 4b
Câu 4a.
a Dựa vào Atlát địa lý Việt Nam, hãy nêu các trung tâm công nghiệp ở miền Đông Nam Bộ.
b.Cho biết quy mô và các ngành công nghiệp chuyên môn hoá của từng trung tâm.
Câu 4b. Dựa vào Atlát địa lý Việt Nam: Hãy trình bày những thế mạnh và hạn chế về phương
diện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Duyên hải nam Trung Bộ.
------Hết------Lưu ý: Học sinh được phép sử dụng Atlát địa lý Việt Nam khi làm bài


HƯỚNG DẪN CHẤM
A/PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH :(8đ)
Câu 1 : (3đ)
a/ Vẽ biểu đồ : 1,25đ
- Vẽ biểu đồ hình cột. mỗi địa điểm gồm ba cột( một cột thể hiện lượng mưa, một cột thể hiện
lượng bốc hơi,một cột thể hiện cân bằng ẩm)
- Ghi đủ : số liệu, chú giải, tên biểu đồ.....

( nếu sai, thiếu mỗi ý trừ 0,25 điểm)
b. Nhận xét: (0,75đ)
- Lượng mưa: Huế có lượng mưa cao nhất( dẫn chứng số liệu) . TP Hồ Chí Minh có lượng mưa
đứng thứ hai lớn hơn Hà Nội nhưng chênh lệch không nhiều( dẫn chứng số liệu)
- Lượng bốc hơi: TP Hồ Chí Minh cao nhất, kế đến là Hà Nội và thấp nhất là Huế.( dẫn chứng
số liệu).
- Cân bằng ẩm: Huế có cân bằng ẩm lớn nhất, rồi đến Hà Nội và TP Hồ Chí Minh .( dẫn chứng
số liệu).
2. Đặc điểm của quá trình đô thị hoá ở nước ta(1đ)
- Quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, trình độ đô thị hoá thấp ( quy mô không lớn, phân bố tản
mạn; cơ sở hạ tầng vẫn còn thấp)
- Tỉ lệ dân thành thị tăng, nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực.


- Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
Câu 2 : (2đ)
* Tính: (1,0)
Năng suất lúa của cả nước và Đồng bằng sông cửu Long.
(Đơn vị: tạ/ha)
Đồng bằng
Năm
Cả nước
sông Cửu
Long
2000
42,4
42,3
2005
48,9
50,4

Nhận xét: (1,0)
- Từ năm 2000 đến năm 2005:
+ Năng suất lúa của cả nước tăng (dẫn chứng số liệu). (0,25)
+ Năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long tăng (dẫn chứng số liệu). (0,25)
- Năm 2000 năng suất lúa của cả nước cao hơn năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu
Long (dẫn chứng số liệu). (0,25)
Năm 2005 Năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn năng suất lúa của cả nước
(dẫn chứng số liệu). (0,25)
Câu 3 (3đ)
1.So sánh thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp giữa 2 vùng TDMNPB &Tây
Nguyên
* Sự giống nhau : ( 0,5 điểm )
- Có 1 số loại khoáng sản trữ lượng lớn
- Đều có tiềm năng về thuỷ điện .
* Sự khác nhau : ( 1,5 điểm )
-TDMNPB :
+Giàu khoáng sản (Than, sắt, măng gan, đồng ,chì,kẽm, đất hiếm & apatit )
+ Tiềm năng thuỷ điện lớn nước
+ Nguồn lợi lớn về hải sản, khả năng phát triển công nghiệp chế biến hải sản
- TÂY NGUYÊN :
+ Nghèo khoáng sản, chỉ có bôxit nằm ở dạng tiềm năng
+ Tiềm năng về thuỷ điện khá lớn
+ Diện tích rừng lớn nhất cả nước
2. Hai nhà máy thuỷ điện lớn nhất đang hoạt động ở mỗi vùng ( 1,0 đểm )
* TDMNPB :
- Hoà bình trên sông Đà, công suất 1920Mw
- Thác Bà trên sông Chảy, công suất 110 Mw
* TÂY NGUYÊN
- Yali trên sông Xêxan, công suất 700 Mw
- Đa Nhim trên sông Đa Nhim ( thương nguồn sông Đồng Nai ), công suất 160Mw

B/PHẦN RIÊNG (2đ)
Câu 4a:
- Các trung tâm công nghiệp ở miền Đông Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh (quy mô rất lớn), Biên
Hoà – Vũng Tàu (quy mô lớn) Thủ Dầu Một (quy mô vừa) (1đ)
- Kể tên các ngành công nghiệp chuyên môn hoá: kể đầy đủ (1đ)
Câu 4b


- Thế mạnh:0,5
+ Tài nguyên đ dạng phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, khai thác muối, du
lịch… (0,25)
+ Khoáng sản không nhiều: cát trắng, VLXD, dầu khí…(0,25)
+ Tài nguyên rừng phong phú: 1,77 triệu ha (0,25)
+ Đồng bằng nhỏ - hẹp: đất cát, đất cát pha, nhiều gò đồi phát triển chăn nuôi.(0.25)
- Hạn chế: Chịu ảnh hưởng của thiên tai: mưa, bảo, lũ lụt, hạn hán, gió lào…..(0,5)
-------------------------------------------

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM
Trường THPT chuyên
Nguyễn Bỉnh Khiêm

ĐỀ THAM KHẢO ÔN TẬP THI TN THPT
Môn Địa lí
( Thời gian 90 phút)

I.Phần chung cho tất cả thí sinh (8,0 điểm)
Câu I: (3,0 điểm)
1. Trình bày các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồng bằng nước ta đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam ( trang 6), hãy kể tên 6 vịnh biển của nước ta lần lượt từ

Bắc vào Nam và cho biết chúng thuộc tỉnh ( thành phố) nào ?
3. Cho bảng số liệu:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta năm 1999 và năm 2009.
(Đơn vị: %)
Năm
1999
2009
Độ tuổi
Từ 0-14 tuổi
33,5
25
Từ 15-59 tuổi
58,4
66
Trên 60 tuổi
8,1
9
Hãy nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta giai đoạn 1999 –
2009.
Câu II: (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau
Sản lượng điện nước ta, giai đoạn 1990 - 2007
Năm
1990
1995
2000
2005
2007
Sản lượng điện (KWh)
8,8

14,7
26,7
52,1
64,1
1) Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng điện của nước ta giai đoạn 1990 - 2007.
2) Nhận xét tình hình tăng trưởng sản lượng điện của nước ta thời kì trên.
Câu III: (3,0 điểm)
1. Trình bày những hạn chế về mặt tự nhiên đối với sự phát triển nông nghiệp ở đồng
bằng sông Cửu Long.
2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 30) hãy kể tên các trung tâm công nghiệp của
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nêu cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp thành
phố Hồ Chí Minh.
3. Ý nghĩa của việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp đối với sự hình thành cơ
cấu kinh tế chung của vùng Bắc Trung Bộ.


II. Phần riêng- Phần tự chọn (2,0điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong 2 câu ( Câu IVa hoặc câu IVb)
Câu IVa. Theo chương trình chuẩn (2,0điểm)
Trình bày hoạt động của bão ở Việt Nam.
Câu IVb. Theo chương trình nâng cao (2,0 điểm)
Nêu nguyên nhân ngập lụt ở các đồng bằng của nước ta.
Hết
ĐÁP ÁN
I.Phần chung cho tất cả thí sinh (8,0 điểm)
Câu I.(3,0 điểm)
1.Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồng bằng nước ta đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội. (1,0 điểm).
- Thế mạnh: (0,75 điểm)
+ Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản.

+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác: Thủy sản, khoáng sản, lâm sản.
+ Là nơi có điều kiện để tập trung các, thành phố, các trung tâm công nghiệp và các
trung tâm thương mại…
-Hạn chế: (0,25 điểm): Bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra gây thiệt hại lớn về người và
tài sản.
2. Kể tên 6 vịnh biển (1,0 điểm)
- Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)
- Vịnh Đà Nằng ( thành phố Đà Nẵng)
- Vịnh Qui Nhơn ( Bình Định)
- Vịnh Xuân Đài ( Phú Yên)
- Vịnh Vân Phong ( Khánh Hòa)
- Vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa)
3. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta giai đoạn 1999 2007 (1,0 điểm)
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi có sự thay đổi:
+ Tỉ trọng dân số nhóm tuổi 0 -14 giảm (d/c)
+ Tỉ trọng dân số nhóm tuổi 15- 59 và trên 60 tuổi tăng (d/c)
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi đang có sự chuyển dịch từ trẻ sang già.
Câu II (2,0 điểm)
1. Vẽ biểu đồ (1,0 điểm)
- Vẽ biểu đồ cột.
- Có đủ các yếu tố, tương đối chính xác.
2. Nhận xét (1,0 điểm)
- Giai đoạn 2000 - 2007 tăng rất nhanh (dẫn chứng)
Câu III (3,0 điểm)
1. Hạn chế về mặt tự nhiên đối với sự phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu
Long (1,0 điểm)
- Mùa khô kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền.


- Tính nóng ẩm cũng phát sinh nhiều dịch bệnh, côn trùng phá hoại mùa màng.

- Diện tích đất nhiễm mặn và phèn quá lớn.
- Đất thiếu dinh dưỡng, nhất là các nguyên tố vi lượng hoặc quá chặt, khó thoát nước.
2. Kể tên các trung tâm công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nêu cơ cấu
ngành của trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (1,0 điểm)
- Kể tên các trung tâm công nghiệp (0,5 điểm)
Tp HCM, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu, Tân An, Mĩ Tho.
- Cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (0,5 điểm) ( nêu đủ
12 ngành)
3. Ý nghĩa của việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp đối với sự hình thành
cơ cấu kinh tế chung của vùng Bắc Trung Bộ (1,0 điểm)
- Góp phần tạo ra cơ cấu ngành đa dạng.
- Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.
- Phát huy các thế mạnh sẵn có của vùng.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá của vùng.
II. Phần riêng – phần tự chọn (2,0 điểm)
IVa. Theo chương trình chuẩn (2,0 điểm)
Trình bày hoạt động của bão ở Việt Nam:
- Trên toàn quốc mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão
sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII, nhưng cường độ yếu hơn.
- Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX sau đó đến tháng X và tháng VIII. Tổng số
cơn bão của 3 tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa.
- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam, bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ.
- Trung bình mỗi năm có 3- 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm bão nhiều
có 8 -10 cơn bão.
IVb. Theo chương trình nâng cao (2,0 điểm)
Nguyên nhân ngập lụt ở các đồng bằng nước ta:
- Châu thổ sông Hồng: (1,0 điểm)
+ Vùng chịu úng nghiêm trọng nhất do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ
thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh có đê sông, đê biển bao bọc.
+Mật độ xây dựng cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn.

- Đồng bằng sông Cửu Long: Ngập lụt không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều
cường (0,5 điểm)
- Ở Trung Bộ: Nhiều vùng trũng ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn ở
Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào tháng IX - X do mưa bão nước biển dâng và lũ
nguồn về. (0,5 điểm).
Hết
SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO QUẢNG NAM
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
2011
Môn thi: Địa lí –giáo dục trung học phổ thông
Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian
giao đề


I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH ( 8,0 điểm)
Câu I (3,0 điểm)
1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam( trang các miền tự nhiên) và kiến thức đã học hãy:
a. Trình bày đặc điểm chung của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
b. Đặc điểm địa hình có ảnh hưởng gì đến sông ngòi của miền?
2. Phân tích thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta?
Câu II (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Tình hình phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1990-2005
Khách du lịch

Doanh thu

(Triệu lượt khách)


(Nghìn tỷ đồng)

1990

1,3

0,7

1995

6,9

8,0

2000

13,4

17,4

2005

19,5

30,3

Năm

1. Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện tình hình phát triển du lịch ở nước ta giai
đoạn 1990-2005.

2. Nhận xét tình hình phát triển du lịch ở nước ta giai đoạn 1990-2005.
Câu III: (3,0điểm)
1. Phân tích thể mạnh và hạn chế về tự nhiên trong phát triển cây công nghiệp lâu năm ở
Tây Nguyên?
2. Vì sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng Bằng Sông Hồng
II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành cho chương trình đó
(Câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a: Theo chương trình chuẩn (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
1. Kể tên các huyện đảo ở nước ta?
2. Tại sao vùng kinh tế trọng điểm phía nam có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất nước?
Câu IV.b: Theo chương trình nâng cao (2,0điểm)
Trình bày hiện trạng và phương hướng sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng Bằng Sông
Hồng?


SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO QUẢNG NAM

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu I

ĐÁP ÁN

Điểm

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH ( 8,0 điểm)
Câu I


1.a. Đặc điểm chung của địa hình miền Tây Bắc và Bắc
(3,0điểm) Trung Bộ:
- Địa hình đồi núi chiếm 4/5 diện tích, các đồng bằng nhỏ chạy
dọc ven biển.

0,50
0,25

- Hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam
- Hướng núi: tây bắc - đông nam và hướng tây-đông

0,25

1.b. Ảnh hưởng của địa hình tới đặc điểm sông ngòi:

1,00

- Địa hình quy định, hướng sông ngòi

0,25

+ Hướng Tây Bắc-Đông nam: Sông Đà, Sông Mã, Sông Cả.
+ Hướng Tây-Đông: Sông Đại, Sông Bồ…

0,25

- Ảnh hưởng đến chiều dài, độ dốc của sông.

0,25


- Ảnh hưởng đến chế độ nước sông, khả năng xâm thực, vận
chuyển và bồi tụ.

0,25

2. Phân tích thể mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước
ta?

1,50

a. Thế mạnh:
- Nguồn lao động dồi dào, mỗi năm tăng thêm hơn một triệu lao
động

0,25

- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm, có khả năng
tiếp thu khoa học kỹ thuật.

0,25

- Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ phát triển
văn hóa, y tế, giáo dục.

0,25


b. Hạn chế:
- Thiếu lao động có trình độ cao, cán bộ quản lý, công nhân lành

nghề.

0,25

- Phân bố lao động chưa hợp lý, năng suất lao động thấp.

0,25

- Ý thức tổ chức kỷ luật lao động còn hạn chế.

0,25

Câu II

1. Vẽ biểu đồ

1,50

(2,0
điểm)

* Yêu cầu:
- Biểu đồ kết hợp ( cột và đường)
- Các dạng biểu đồ khác không chấm điểm (khách du lịch: hình
cột; Doanh thu: hình đường hoặc ngược lại)
- Có đầy đủ các yếu tố, tương đối chính xác về đối tượng biểu
hiện.
- Tên biểu đồ.
- Chú giải.
- Vẽ biểu đồ kết hợp cho các năm:


0,25
0,25
1,00

+ Nếu chỉ đúng một năm cho 0,25 điểm
+ Nếu chỉ đúng 2-3 năm cho 0,5 điểm
+ Nếu không có tên biểu đồ, hoặc chú giải (trừ 0,25 điểm/ 1
yêu cầu)
2. Nhật xét:

Câu III
(3.0
điểm)

- Số lượt khách và doanh thu du lịch tăng liên tục.

0,25

- Doanh thu tăng nhanh hơn lượt khách, đặc biệt từ sau 1995 (dẫn
chứng)

0,25

1. Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên trong việc phát triển cây
công nghiệp lâu năm, ở Tây Nguyên.

1,50

a. Thế mạnh:

- Địa hình, đất trồng: Cao nguyên xếp tầng, đất đỏ bazan…

0,25

- Khí hậu: Cận xích đạo, có 1 mùa mưa và mùa khô rõ rệt

0,25

+ Mùa khô: 4-5 tháng, để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.

0,25

+ Khí hậu phân hóa theo độ cao có thể trồng cây công nghiệp
nhiệt đới và cây cận nhiệt.

0,25

b. Hạn chế:
- Mùa khô kéo dài, thiếu nước, làm thủy lợi khó khăn.

0,25

- Mùa mưa bị xói mòn, rửa trôi đất nếu phá rừng.

0,25


2. Phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng Bằng
Sông Hồng vì:


1,50

- Vai trò đặc biệt của Đồng Bằng Sông Hồng trong chiến lược
phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

0,25

(Diễn giải: phần lớn các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía bắc,đứng thứ 2 cả nước về sản xuất lương thực-thực phẩm..)

0,25

- Nhằm khai thác có hiệu quả thế mạnh của vùng (dẫn chứng)

0,25

- Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa, xây dựng cơ
cấu kinh tế hợp lý.

0,25

- Đáp ứng yêu cầu về sản xuất, việc làm….

0,25

- Cơ cấu kinh tế theo ngành có nhiều hạn chế không phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế-xã hội hiện nay và tương lai.

0,25


II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)

Câu IV.a 1. Kể tên các huyện đảo của nước ta:
(2,0
điểm)

0,75

- Vân Đồn, Cô Tô (Tỉnh Quảng Ninh)
- Cát Hải, Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng)
- Cồn Cỏ (TỉnhQuảng Trị)
- Hoàng Sa (TP Đà Nẵng)
- Lý Sơn (Tỉnh Quảng Ngãi)
- Trường Sa (Tỉnh Khánh Hòa)
- Phú Quý (Tỉnh Bình Thuận)
- Côn Đảo (Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)
- Kiên Hải, Phú Quốc (Tỉnh Kiên Giang)
(Thí sinh nêu đúng 2-4 huyện đảo cho 0,25 , 5-8 cho 0,50)
2. Vùng kinh tế trọng điểm phía nam có tốc độ tăng trưởng 1,25
GDP cao nhất vì:
- Tập trung đầy đủ các thế mạnh về: Vị trí địa lý, tự nhiên, kinh
0,25
tế- xã hội
- Tiềm năng dầu khí lớn nhất nước.
- Nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao.
- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật tương đối tốt, đồng bộ.
- Tiềm lực kinh tế mạnh nhất, trình độ phát triển cao nhất.

Câu IV.b 1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở ĐBSH
(2,0


- Là nơi điển hình về sức ép lên việc sử dụng đất.

0,25
0,25
0,25
0,25

1,25
0,25


điểm)

+ Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích tự nhiên.

0,25

+Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp nhất cả nước.

0,25

+ Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế.

0,25

- Đất nông nghiệp được thâm canh ở mức cao.

0,25


2. Phương hướng sử dụng:

0,75

- Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đưa vụ đông thành vụ chính.

0,25

- Mở rộng diện tích cây ăn quả.
- Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản.

0,25
0,25

Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam
Trường THPT Nguyễn Hiền

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT( 2010-2011)
MÔN: ĐỊA LÝ
Thời gian:90 phút(Không kể thời gian giao đề)
I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH(8điểm)
Câu I(3điểm)
1/ Thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng trong việc phát triển kinh tế xã hội nước
ta?
2/ Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và
môi trường?
Câu II(2 điểm)
Cho bảng số liệu về cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng ( đơn vị %)
Năm
Nông-lâmCông nghiệp- Dịch vụ

Tổng số
thuỷ sản
xây dựng
1990
45.6
22.7
31.7
100
2000
29.1
27.5
43.4
100
2005
25.1
29.9
45.0
100
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng trong ba
năm 1990,2000,2005
Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
Câu III(3 điểm) Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
- Kể tên các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương của vùng Duyên hải Nam Trung
Bộ
- Tại sao việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan
trọng trong việc hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
II/ PHẦN RIÊNG (2 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu IV.a hoặc IV.b
Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (2 điểm)



Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Ưu thế của các ngành công nghiệp chế biến
nông-lâm-thuỷ sản,sản xuất hàng tiêu dùng,công nghiệp dầu khí?
Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao(2 điểm)
Cho bảng số liệu về năng suất lúa cả năm của cả nước và Đồng bằng sông Cửu
Long(tạ/ha)
Năm
1995
2000 2005
Cả nước
36.9
42.4 48.9
Đồng bằng
40.2
42.3 50.4
sông Cửu
Long
Hãy nhận xét về năng suất lúa của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long
Giải thích tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất lúa khá cao

HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN ĐỊA LÝ
Câu
Câu I

Đáp án
1/Thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng trong quá
trình phát triển kinh tế-xã hội nước ta
a/ Thế mạnh:
-Là cơ sở để phát triển nề nông nghiệp nhiệt đới,đa dạng
hóa các loại nông sản

- Cung cấp các nguồn lợi từ thiên nhiên khác như thuỷ
sản,lâm sản và khoáng sản
- Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố,các khu
công nghiệp và các trung tâm thương mại
- Phát triển giao thông vận tải đường bộ,đường sông
b/ Hạn chế:
Xảy ra các thiên tai như bão, lũ,hạn hán
2/Tác động của đặc điểm dân số đến phát triển kinh tế-xã
hội và môi trường:
Về kinh tế: dân số tăng nhanh gây sức ép đến tốc độ phát
triển kinh tế
Về xã hội: dân số đông tăng nhanh gây ra tình trạng
thiếu việc làm,chất lượng cuộc sống thấp
Về tài nguyên,môi trường: tình trạng khai thác quá mức
gây cạn kiệt tài nguyên,ô nhiễm môi trường

Điểm
2 điểm
1.5 điểm

0.5 điểm
1 điểm


Câu II

Câu
III

Câu

IV.a

Câu
IV.b

Vẽ biểu đồ miền chính xác,đày đủ các chi tiết
Nhận xét
- Tỉ trọng nông-lâm-thuỷ sản giảm(có dẫn chứng)
- Tỉ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ tăng(có dẫn
chứng)
a/ Kể tên các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương của
vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Đà Nẵng,Quảng Nam,Quảng Ngãi,Bình Định,Phú
Yên,Khánh Hoà,Ninh Thuận,Bình Thuận
b/ Ý nghĩa của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
vận tải
Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tạo ra thế mở
cửa hơn nữa cho vùng trong sự phân công lao động mới:
- Nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất không
chỉ làm tăng vai trò trung chuyển của vùng mà còn giúp
đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ với Đà Nẵng và với thành phố Hồ Chí Minh và
Đông Nam Bộ nói chung
- Hệ thống sân bay của vùng đã được khôi phục,hiện đại
gồm sân bay quốc tế Đà Nẵng,các sân bay nội địa như
Quy Nhơn,Nha Trang
- Các tuyến đường ngang nối Tây Nguyên với các cảng
nước sâu,giúp cho duyên hải Nam Trung Bộ mở cửa hơn
nữa
Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ có vai trò quan trọng hơn

trong quan hệ với Lào và Đông Bắc Thái Lan
Công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu
dài,mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao,tác động mạnh
đến các ngành kinh tế khác
Ưu thế của các ngành công nghiệp chế biến nông-lâmthuỷ sản,sản xuất hàng tiêu dùng,công nghiệp dầu khí
- Công nghiêp sản xuất hàng tiêu dùng: Có nguồn lao
động dồi dào,thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản:có nguồn
nguyên liệu phong phú,nguồn lao động dồi dào,thị
trường tiêu thụ rộng lớn
- Công nghiệp dầu khí: Có triển vọng lớn nhờ thăm dò
khai thác các mỏ dầu khí ở thềm lục địa ở phía Nam
Nhận xét về năng suất lúa của cả nước và Đồng bằng
sông Cửu Long
- Năng suất lúa của cả nước và Đồng bằng sông
Cửu Long đều tăng từ năm 1995 đến năm 2005

1.5 điểm
0.5 điểm

1 điểm

2 điểm
0.5 điểm

0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm

0.5 điểm

1.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.75 điểm
0.25 điểm


- Năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long cao
hơn cả nước trừ năm 2000,tăng mạnh trong giai
đoạn 2000 đến 2005
Giải thích:
- Vùng có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên thuận lợi
- Trình độ thâm canh của người lao động khá cao
- Việc áp dụng kĩ thuật canh tác tiên tiến,sử dụng
giông mới cho năng suất cao
Sở GD&ĐT Quảng Nam
Trường PTDTNT Nước Oa

0.5 điểm
1.25 điểm
0.5 điểm
0.25 điểm
0.5 điểm

ĐỀ THI THỬ TN THPT
Năm học: 2010 – 2011

(Thời gian làm bài: 60 phút)

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I. (3,0 điểm) Nêu các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
Câu II. (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta. đơn vị %
Cây lương Cây thực
Cây công
Cây ăn
Năm
Cây khác
thực
phẩm
nghiệp
quả
1990
67,1
7,0
13,5
10,1
2,3
2005
59,2
8,3
23,7
7,3
1,5
Hãy phân tích để làm rõ cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng
trọt của nước ta?
Câu III. (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của
vùng Đông Nam Bộ (giá so sánh 1994)

Đơn vị : tỉ đồng
Năm
1995
2005
Thành phần kinh tế
Khu vực nhà nước
19607 48058
Khu vực ngoài nhà nước
9942 46738
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
20959 104826
1. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành
phần kinh tế của Đông Nam Bộ qua các năm 1995 – 2005.
2. Nêu nhận xét.
II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (2,0 điểm)
Trình bày xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta.
Câi IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Trường không dạy chương trình nâng cao.
-----------Hết-----------


Câu
I
1

2

Gợi ý trả lời
Phần chung cho tất cả thí sinh

Nêu các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi
thấp.
+ Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện
tích.
+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới
1000m) chiếm 85% diện tích lãnh thổ. Địa hình núi cao chỉ chiếm 1%
diện tích cả nước.
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:
+ Địa hình nước ta được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính
phân bậc rõ rệt.
+ Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
* Hướng Tây Bắc – Đông Nam: vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn
Bắc.
* Hướng vòng cung: vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng (hạ lưu sông)
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: Con người làm giảm
diện tích rừng tự nhiên dẫn đến quá trình xâm thực, bóc mòn ở đồi núi
tăng, tạo thêm nhiều dạng địa hình mới...
- Cơ cấu ngành trồng trọt:
+ Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, cây lương thực luôn
chiếm ưu thế (67,1% năm 1990 và 59,2% năm 2005)
+ Cây công nghiệp ngày càng thể hiện vai trò quan trọng, chiếm vị trí
thứ hai.
+ Các phân ngành khác chiếm tỉ trọng nhỏ.
- Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp diễn ra theo hướng:
+ Tăng nhanh tỉ trọng của cây công nghiệp và giảm tỉ trọng của cây

lương thực (từ năm 1990 đế năm 2005 tương ứng với 13,5 % lên 23,
7% và từ 67,1% xuống còn 59,6%)
+ Các nhóm cây khác có biến động, nhưng diễn ra với tốc độ chậm
(tăng tỉ trọng cây thực phẩm, giảm tỉ trọng cây ăn quả và cây khác)

Điểm
8,0
3,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,50

2,0
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5


Câu
3


Gợi ý trả lời
1. Vẽ biểu đồ:

Điểm
2,0

1,0

2. Nhận xét
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở Đông Nam Bộ có giá trị sản
xuất công nghiệp cao nhất, khu vực ngoài nhà nước thấp nhất.
- Giá trị sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế ở Đông Nam
Bộ đều tăng, tăng nhanh nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
II
Câu
IV. a

Phần riêng
* Chương trình chuẩn:
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
- Hướng chuyển dịch: tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây
dựng), giảm tỉ trọng của khu vực I (nông-lâm-thuỷ sản), khu vực III
(dịch vụ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành khá rõ:
+ Ở khu vực I: Xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ
trọng ngành thuỷ sản. Trong nông nghiệp, tỉ trọng của ngành trồng trọt
giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.
+ Ở khu vực II: Tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp chế biến, giảm tỉ
trọng ngành công nghiệp khai mỏ. Trong từng ngành công nghiệp, cơ

cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản
phẩm cao cấp, có chất lượng, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp
và trung bình.
+ Khu vực III: Đã có bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên
quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. Nhiều loại hình
dịch vụ mới ra đời: viễn thông, chuyển giao công nghệ...

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NAM

0,5
0,5
2,0
2,0
0,5

0,5

0,5
0,5


Trường THPT Nguyễn Thái Bình
ĐỀ THI THAM KHẢO (2010 – 2011)
Môn địa lí 12
I – PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I. (3,0 điểm)
1.Trình bày hoạt động của gió mùa mùa đông. Hoạt động của gió mùa ảnh hưởng
như thế nào đến khí hậu nước ta?
2. Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO NHÓM TUỔI NĂM 1999 VÀ 2005

Đơn vị: (%)
Nhóm tuổi
1999
2005
Từ 0 đến 14 tuổi
33,5
27,0
Từ 15 đến 59 tuổi
58,4
64,0
Từ 60 tuổi trở lên
8,1
9,0
Nhận xét sự biến đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi của năm 2005 so
với năm 1999.
Câu II. (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
(Đơn vị: %)
Năm
1990
2007
Trồng trọt
79,3
70,0
Chăn nuôi
17,9
26,4
Dịch vụ nông nghiệp
2,8

3,6
1. Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta
qua hai năm 1990 và 2007.
2. Qua biểu đồ rút ra nhận xét.
Câu III. (3,0 điểm)
1. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam:
a/ Kể tên các nhà máy thuỷ điện đang hoạt động ở Tây Nguyên.
b/ Nêu ý nghĩa của thuỷ điện đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của Tây
Nguyên.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ có thuận
lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển cây công nghiệp.
II – PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong 2 câu (câu IVa hoặc IVb)
Câu IVa. Theo chương trình Chuẩn.
Phân tích các thế mạnh về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực ở
nước ta.
Câu IVb. Theo chương trình Nâng cao.
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, xác định vị trí các tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 6,
đường Hồ Chí Minh – quốc lộ 14, quốc lộ 51 và nêu ý nghĩa của từng tuyến.


- HẾT Trường THPT Nguyễn Thái Bình
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I – PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu I 1. Trình bày hoạt động của gió mùa mùa đông. Ảnh hưởng của gió 2,0
(3,0 đ) mùa đến khí hậu nước ta: (2,0 đ)
- Hoạt động của gió mùa mùa đông: (1,5 đ)

1,5
+Nguồn gốc: khối không khí lạnh phương Bắc, xuất phát từ áp cao Xibia 0,5
di chuyển xuống.
+Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+Hướng gió và tính chất: thổi theo hướng Đông Bắc. Nửa đầu mùa đông 0,5
có tính chất lạnh khô, nửa sau mùa đông có tính chất lạnh ẩm, gây mưa
phùn.
+Phạm vi hoạt động: chủ yếu ở miền Bắc, hầu như bị chặn lại ở dãy 0,5
Bạch Mã. Từ đà Nẵng trở vào là hoạt động của Tín phong BBC cũng
thổi theo hướng Đông Bắc, gây mưa cho ven biển Trung Bộ, còn Nam
Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
- Ảnh hưởng của gió mùa đến khí hậu nước ta: (0,5 đ)
0,5
+Miền Bắc có 2 mùa: một mùa đông lạnh ít mưa và một mùa hạ nóng ẩm 0,25
mưa nhiều.
+Miền Nam có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Giữa Tây Nguyên và 0,25
đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa
khô.
2. Dựa vào bảng số liệu nhận xét sự biến đổi cơ cấu dân số nước ta 1,0
phân theo nhóm tuổi của năm 2005 so với năm 1999: (1,0 đ)
- Tỉ trọng số dân trong nhóm tuổi từ 0 đến 14 tuổi có xu hướng giảm 0,25
(6,5%).
- Tỉ trọng số dân trong nhóm tuổi từ 15 đến 59 tuổi và nhóm tuổi từ 60 0,25
tuổi trở lên có xu hướng tăng (5,6% và 0,9%)
- Như vậy cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng biến đổi từ nước có 0,5
kết cấu dân số trẻ sang nước có kết cấu dân số già.
Câu II 1. Vẽ biểu đồ: (1,5 đ)
(2,0 đ) - Biểu đồ hình tròn: vẽ 2 hình tròn (hình 2005 lớn hơn) với đầy đủ các
nội dung (năm, tỷ lệ % của mỗi hình quạt, chú giải, tên biểu đồ) và thể
hiện chính xác về tỷ trọng, vẽ đẹp.

2. Nhận xét: (0,5 đ)
- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta từ năm 1990 đến năm 2007
có sự chuyển dịch:
+ Tỷ trọng giá trị ngành trồng trọt giảm nhưng vẫn chiếm giá trị cao (dẫn
chứng).

1,5

0,5
0,25


×