Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đề thi nghề nấu ăn THPT.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.09 KB, 14 trang )

I.- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHỀ:

1/. Vai trò, vị trí của nghề nấu ăn:

 Con người muốn khỏe mạnh phải hội tụ nhiều yếu tố, trong đó ăn uống
đóng vai trò quan trọng nhất

 Cơ thể chúng ta luôn đòi hỏi phải có đủ chất dinh dưỡng để được tăng
trưởng tốt, bảo vệ cơ thể chống bệnh tật, tăng cuờng sinh lực , tăng cường sức
lao động...

 Nấu ăn là nghề thiết thực phục vụ cho nhu cầu vừa nêu. Chính nghề này
đã giúp cho con người có được những món ăn ngon, hợp khẩu vị, đáp ứng nhu
cầu ăn uống trong và ngoài gia đình với đầy đủ nét đa dạng của nó
W NẤU ĂN
cửa hàng ăn uống
nhà hàng,khách sạn
cơm phần, cơm dĩa
cơm hộp
ăn tự chọn
ăn theo thực đơn
thức ăn công nghiệp
thức ăn nhanh
cơm thường ngày
bữa tiệc, bữa cổ
bếp ăn gia đình
bếp ăn tập thể


2/. Yêu cầu của nghề :


 Muốn việc nấu ăn có hiệu quả thiết thực phục vụ cho nhu cầu hàng ngày
của cơ thể, người hành nghề phải nắm vững kiến thức chuyên môn, có kĩ năng
thực hành nấu nướng, biết tính tóan, chọn lựa thực phẩm, sử dụng thành thạo và
hợp lí những nguyên liệu dụng cụ cần

thiết, biết chế biến thức ăn ngon, hợp khẩu vị, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực
phẩm, đảm bảo giá trị dinh dưỡng của món ăn, làm cho món ăn trở nên ngon
miệng, đẹp mắt, kích thích tiêu hóa tạo cơ sở tốt nhất để duy trì và tăng cường
sức khỏe

II.- NHỮNG ÐẶC ÐIỂM CƠ BẢN CỦA NGHỀ:


1/. Ðối tượng lao động: người thợ phải sử dụng những nguyên vật liệu
(lương thực, thực phẩm) cần thiết để làm đối tượng lao động của mình

 Bên cạnh những thực phẩm tươi sống còn có những thực phẩm muối
ướp, sấy khô (hoặc phơi khô) cùng với những gia vị và những phụ liệu
khác...kết hợp với những phương pháp chế biến phù hợp để tạo nên thức ăn
phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người

 Trong giai đọan phát triển kinh tế hiện nay, đối tượng lao động của
ngành nghề này hết sức đa dạng, phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho người
lao động phát huy tốt đẹp thành quả của mình, góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống.

2/. Công cụ lao động:


Các dụng cụ chế biến đơn giản, thô sơ như : các lọai nồi niêu,

soong,chão, dao, thớt, bát đũa, tô, dĩa, thau, rổ...

 Các thiết bị chuyên dùng hiện đại: bếp điện, bếp gas, lò điện, lò gas, máy
xay thịt, máy đánh trứng, nồi hấp, nồi hầm....

 Xã hội càng phát triển, cuộc sống con người càng được nâng cao, công
cụ lao động ngày càng được hòan thiện, giúp cho người lao động nhẹ nhàng,
thỏai mái hơn trong công việc của mình

3/. Ðiều kiện lao động :


 Do đặc thù của nghề nghiệp, người lao động làm việc trong điều kiện
không bình thường: phải tiếp cận với hơi nóng của bếp lò, mùi tanh của tôm cá,
mùi đặc trưng của các nguyên liệu, thực phẩm khác như các lọai khô, mắm, gia
vị, dầu mỡ, nước chấm....- Bên cạnh đó còn có sự ẩm ướt, khói, mùi hơi có lẫn
dầu mỡ và các gia vị trong khi chế biến....- Ngòai ra, trong suốt quá trình thao
tác, người lao động thường phải đi đứng, qua lại, di chuyển trong phạm vi họat
động, ít khi được ngối nghỉ thỏai mái

 Mặc dù trong điều kiện hiện nay, đời sống vật chất có được nâng cao,
những tiện nghi sinh họat, làm việc nội trợ, nấu nướng..... có được cải thiện, nhà
bếp được xây cất đẹp đẽ, khang trang, thông thóang và tiện nghi, với đầy đủ
những phương tiện hiện đại, nhưng người lao động cũng không thóat khỏi
những điều kiện đặc trưng của nghề nghiệp

4/. Sản phẩm lao động :

 Các món ăn, món bánh phục vụ cho nhu cầu ăn uống thường ngày của
gia đình (cơm bình dân, cơm hộp, cơm dĩa, thức ăn nhanh...)


 Các món ăn, món bánh phục vụ cho tiệc liên hoan, chiêu đãi, tiếp tân
hoặc phục vụ cho khách tham quan, du lịch tại các nhà hàng, khách sạn, cửa
hàng ăn uống....

 Ðặc điểm của sản phẩm lao động là góp phần quan trọng vào việc duy trì
sức khỏe và thể lực, là thành phần nhu yếu của cuộc sống

 Cần phải quan tâm đến vệ sinh an tòan thực phẩm để sản phẩm lao động
luôn bảo đảm an tòan cho tính mạng của con người

 Ngòai ra, sản phẩm lao động cần phải được quan tâm đến cách trình bày
và sử dụng, thể hiện nét thẩm mĩ đặc trưng của văn hóa ẩm thực Việt Nam


III.- NHỮNG YÊU CẦU CỦA NGHỀ ÐẶT RA CHO NGƯỜI LAO
ÐỘNG:



Có sức khỏe , tỉ mỉ, cần cù, kiên nhẫn



Có óc thẩm mĩ để dùng trong việc xử lí, trình bày món ăn

 Có trình độ văn hóa phổ thông tối thiểu để có thể nhận định về thực
phẩm và dinh dưỡng phục vụ cho việc chọn thực phẩm phù hợp, bảo quản chu
đáo, đảm bảo duy trì chất dinh dưỡng cần thiết trong chế biến cũng như khi dọn
thức ăn




Có kĩ năng chế biến và bảo quản lương thực, thưc phẩm

Ngoài ra người lao động cần được trang bị thêm về các kiến thức:



Thực phẩm, dinh dưỡng (chất lượng pha chế)



Mĩ thuật (trình bày món ăn )



Nét văn hóa ẩm thực Việt Nam và một số quốc gia tiêu biểu

c

NHỮNG CHỐNG CHỈ ÐỊNH CỦA NGHỀ :


Người lao động không mắc các bệnh sau:


Lao phổi




Tim mạch , dạ dày



Suy nhược hoặc rối loạn thần kinh

IV.- TRIỂN VỌNG CỦA NGHỀ :

 Xã hội càng phát triển, cuộc sống càng sung túc và văn minh, nhu cầu ăn
uống càng được nâng cao

 Chế biến thức ăn là việc làm cần thiết cho nhu cầu sự sống của con
người, được thực hiện ở nơi công cộng hay trong từng hộ gia đình. Chính vì thế,
nghề nấu ăn là nghề muôn thuở không thể thiếu được, muốn có thức ăn ngon,
phải có người nấu ăn giỏi

 Hiện nay, nhiều trường lớp đào tạo nghề nấu ăn được phát triển mạnh
mẽ, từ hệ công nhân đến hệ đại học, tổ chức dưới dạng các trường lớp chuyên
nghiệp, chính qui. không chính qui, các lớp dạy nghề ngắn hạn... Học viên được
đào tạo qua các trường lớp chuyên nghiệp sẽ có kiến thức chuyên môn và kĩ
năng thực hành vững chắc , đáp ứng nhu cầu của xã hội trong việc duy trì và
phát triển văn hóa ẩm thực của đất nước trong thời đại ngày nay

 Ăn uống còn là loại hình thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Trong các cuộc hành trình xuyên quốc gia, du khách thường thích tìm hiểu về
đất nước và con người, nét văn hóa ẩm thực độc đáo ( thể hiện qua món ăn và
cách ăn) của đất nước mà họ đặt chân đến, vì đó chính là nét đặc trưng của bản
sắc dân tộc gắn liền với văn minh nhân loại



I.- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHỀ:

 Món bánh cũng là thức ăn, sử dụng trong lĩnh vực ăn uống; nghề làm
bánh, trang trí các loại bánh kem,....cũng là nghề thu hút đông đảo người lao
động thuộc mọi lứa tuổi, mọi trình độ

 Người ta thường làm ra những món bánh độc đáo dành cho các lễ hội,
thực hiện theo đề tài tự chọn : bánh sinh nhật, bánh tân gia, bánh chúc thọ, bánh
đính hôn, bánh cưới, bánh thôi nôi, đầy tháng. Những món bánh này cần có yêu
cầu cao về kĩ thuật và mĩ thuật. Phải biết chế biến ngon miệng, trình bày đẹp
mằt, sáng tạo, độc đáo

 Ngoài ra , còn có những món bánh dân giã (ngọt hoặc mặn), phục vụ cho
nhu cầu thường ngày của con người, trong gia đình cũng như ở những nơi công
cộng. Những món bánh này được pha chế đơn giản, nhanh gọn và đây cũng là
một nghề giúp người lao động kiếm sống, giải quyết phần nào khó khăn trong
kinh tế gia đình. Nhiều người chỉ chuyên thực hiện một món bánh ( bánh bao,
bánh tiêu. bánh ít, bánh tét, bánh trôi nước hoặc các món chè xôi,....) là có thể
tạm sinh sống qua ngày....


 Nghề này có thể triển khai theo từng cá nhân trong từng hộ gia đình,
từng cửa hàng ăn uống chế biến thực phẩm, cũng có thể thực hiện theo yêu cầu
đặt hàng của người tiêu dùng, mọi lúc, mọi nơi

II.- NHỮNG ÐẶC ÐIỂM CƠ BẢN CỦA NGHỀ:

1/. Ðối tượng lao động : Những người thợ trực tiếp phục vu o nhu cầu ăn
uống của con người tại các nhà hàng, xí nghiệp, cửa hàng bánh kẹo, các dịch vụ

tổ chức tiệc cưới, tiệc sinh nhật, mừng thọ, mừng tân gia.....

 Người thợ sử dụng những nguyên vật liệu cần thiết như bột, đường,
trứng ,sữa, bơ , dầu, củ, quả,...và các phụ liệu khác, kết hợp với các phương
pháp chế biến để làm ra những món bánh ngọt hoặc mặn

 Bên cạnh việc sản xuất ra các loại bánh, người thợ cần phải có óc thẩm
mĩ và tư duy sáng tạo để tạo hình và trang trí đẹp mắt, đáp ứng nhu cầu sử dụng
của khách hàng

2/. Mục đích lao động : Tạo ra các món bánh ngọt hoặc mặn phục vụ cho
nhu cầu ăn uống thường ngày hoặc làm biểu tượng cho các lễ hội, ẩm thực , các
tiệc tùng, liên hoan, chiêu đãi

3/. Công cụ lao động:

 Các dụng cụ đơn giản : bếp lò dầu hoặc than, chảo chiên, nồi nấu, nồi
hấp, khuôn bánh các loại, khuôn tạo hình mĩ thuật, đuôi bông kem, dao, kéo,
thớt,...



Các thiết bị chuyên dùng : bếp lò điện, bếp lò gas, máy đánh trứng


4/. Ðiều kiện lao động:



Làm việc ở nơi thoáng mát, vệ sinh, sạch sẽ, ngăn nắp và tiện nghi




Kĩ năng sử dụng thành thạo dụng cụ, máy móc thiết bị chuyên dùng

 Kĩ ��#259;ng thực hành chế biến món bánh theo yêu cầu kĩ thuật và
kĩ năng trang trí món bánh đạt yêu cầu mĩ thuật, nêu bật yêu cầu của chủ đề

III.- NHỮNG YÊU CẦU CỦA NGHỀ ÐẶT RA CHO NGƯỜI LAO
ÐỘNG:



Có sức khỏe, cần cù, tỉ mỉ, chịu khó, khéo tay



Có óc thẩm mĩ, c ó tinh thần phục vụ cao



Có trình độ văn hóa phổ thông


phí

Có kĩ năng thực hành chế biến món bánh ngon miệng, bổ dưỡng, ít hao

 Ngoài ra, người lao động cần được trang bị thêm các kiến thức về dinh
dưỡng + thực phẩm, kiến thức về mĩ thuật, hội họa (cách chọn màu, pha màu,



cách tạo kiểu dáng trang trí, cách sử dụng đường nét, màu sắc trang trí,...), nét
văn hóa trong phong cách sử dụng món ăn, món bánh

c

NHỮNG CHỐNG CHỈ ÐỊNH CỦA NGHỀ :

Người lao động không mắc các bệnh sau::



Lao phổi



Tim mạch , dạ dày.



Phong thấp



Thần kinh (suy nhược hoặc rối loạn)

IV.- TRIỂN VỌNG CỦA NGHỀ :

 Nghề thuộc lĩnh vực ăn uống nên đóng vai trò quan trọng trong việc duy

trì sức khỏe , tăng cường thể lực của con người, nghề này hết sức phù hợp trong
điều kiện kinh tế phát triển

Khi cuộc sống con người ngày càng được nâng cao thì chất lượng cuộc sống
ngày càng được củng cố và gia tăng


Việc làm bánh để phục vụ cho bất cứ yêu cầu gì của ẩm thực cũng đều cần thiết
cả : ăn vui, ăn chơi, ăn no, ăn mừng...

 Những loại bánh có trang trí dùng trong các lễ hội, ngày vui, ngày kỷ
niệm,... đều có nhu cầu phát triển rất tốt, yêu cầu sử dụng rất lớn, cho nên các
loại bánh này ngày càng được thể hiện những mẫu mã sáng tạo, độc đáo...

I.- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHỀ:

Ăn và uống luôn gắn liền với nhau, vì vậy, nhu cầu về lĩnh vực này cũng không
kém phần quan trọng

Thiếu ăn có thể khắc phục bằng nhiều hình thức, nhưng thiếu uống thì không thể
được

Nhưng làm sao để có được thức uống vừa ý, vừa ngon , vừa bổ vừa thích hợp
với việc sử dụng thức ăn, ...cần phải có hiểu biết về chuyên môn của lĩnh vực
này

Có nhiều hình thức pha chế thức uống


 Pha chế bằng các loại rau, củ, quả, đậu hạt,... có sẵn trong thiên nhiên,

được dự trữ trong nhà : ít tốn kém, tươi ngon, bổ dưỡng . Cách pha chế đơn
giản, không cầu kỳ

 Pha chế bằng sự kết hợp nhiều loại thức uống hoặc nhiều nguyên liệu
sẵn có để tạo thành một loại thức uống mang tính tổng hợp cả hương vị lẫn màu
sắc (phối hợp màu và mùi ), kĩ thuật pha chế cầu kì tay nghề cao, yêu cầu thành
phẩm đạt chất lượng tốt, thể hiện nét đặc trưng nghề nghiệp và khẩu vị

 Pha chế bằng hiện tượng lên men acid để tạo thành các loại rượu có
hương vị đặc trưng, dùng cho các tiệc tùng liên hoan , chiêu đãi hay những tiệc
long trọng khác

 Việc pha chế thức uống rất cần trong thời đại kinh tế phát triển, nhu cầu
ăn ngon, mặc đẹp được đề cặp đến trong đại đa số nhân dân

II.- NHỮNG ÐẶC ÐIỂM CƠ BẢN CỦA NGHỀ:

1/. Ðối tượng lao động : Những người thợ phục vu ại các quầy thức uống
tại các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng ăn uống, cửa hàng nước giải khát....trực
tiếp sử dụng các loại rau, củ , quả, đường, sữa, trúng, ca cao , rượu, cà phê, nước
ngọt,... và những phụ liệu khác, kết hợp với các phương pháp pha chế có sử
dụng nhiệt và không sử dụng nhiệt để tạo nên thức uống kèm theo ăn và thức
uống giải khát

2/. Mục đích lao động : Tạo ra các thức uống phục vụ cho nhu cầu ăn uống,
giải khát hàng ngày của mọi người, để phục vụ thức uống cho các bữa ăn, bữa
tiệc long trọng, đặc biệt là các tiệc cocktail, buffet

3/. Công cụ lao động:



 Các dụng cụ chế biến đơn giản như soong nồi, dao, thớt, các loại ly tách,
muỗng nĩa,...


tố...

Các thiết bị chuyên dùng : máy quay kem, máy đánh trứng, máy xay sinh

4/. Ðiều kiện lao động:



Làm việc trong điều kiện thoáng mát, vệ sinh và tiện nghi

 Kĩ năng sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng có liên
quan đến nghề

 Kĩ năng thực hành pha chế các loại thức uống, nước giải khát hợp khẩu
vị, thơm ngon, bỗ dưỡng và ít hao phí

III.- NHỮNG YÊU CẦU CỦA NGHỀ ÐẶT RA CHO NGƯỜI LAO
ÐỘNG:



Có sức khỏe, gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp, nhanh nhạy




Có óc thẩm mĩ để dùng trong việc trình bày thức uống

 Có trình độ hiểu biết về ăn uống, có kiến thức khoa học cơ bản, đặc biệt
là hóa , lí để phục vụ cho việc chế biến, bảo quản, pha chế,...


 Có kĩ năng thực hành vững chắc, nhạy bén trong việc xử lý mùi, màu
thực phẩm

 Hiểu biết về nét đẹp văn hóa trong ẩm thực và hiểu biết phong tục ăn
uống của các nước trên thế giới

c

NHỮNG CHỐNG CHỈ ÐỊNH CỦA NGHỀ :

Người lao động không mắc các bệnh sau::



Lao, dạ dày, tim mạch



Suy yếu hoặc rối loạn thần kinh

IV.- TRIỂN VỌNG CỦA NGHỀ :

 Pha chế thức uống là việc làm cần thiết song hành với việc chế biến thức
ăn vì thức uống giải khát thường ngày hay thức uống dùng trong các tiệc liên

hoan chiêu đãi long trọng đều cần có giá trị xử lí và tiêu hóa tốt các món ăn đã
được hấp thụ. Việc chọn thức uống cho phù hợp với món ăn và khẩu vị là rất
quan trọng, góp phần cung ứng cho hệ tiêu hóa những chất có khả năng tiêu thụ
và bài tiết tốt

 Ngoài ra thức uống cũng thể hiện nét độc đáo , đặc thù của mỗi dân tộc ,
nói lên tính cách của con người trong ẩm thực và trong cung cách thể hiện bộc
lộ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc đó



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×