Tải bản đầy đủ (.doc) (277 trang)

Giáo án mầm non tổng hợp các chủ đề Bản mới nhất Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 277 trang )


Giáo án
Chủ đề: Phương tiện giao thông
Hoạt động có chủ đích: Nhận biết tập nói
Đề tài: Tàu thuỷ - ghe
I.

Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được tên gọi, đặc điểm của tàu thuỷ: to, chạy bằng
máy, chở được nhiều hành khách, hàng hoá, chạy được ngoài biển,
sông lớn.
- Trẻ nhận biết được tên gọi, đặc điểm của ghe: nhỏ, có mái chèo,
chèo bằng tay, chạy ở sông, chở ít người, ít hành khách.
- Rèn luyện khả năng quan sát so sánh của trẻ về tàu thuỷ, ghe.
- Tập trẻ nói câu dài, nói mạch lạc
- Giáo dục: khi đi tàu, ghe phải ngồi ngoan
- Kết hợp: Âm nhạc: Chèo thuyền – em đi chơi thuyền.
Làm quen với số lượng ít nhiều.

II.

Chuẩn bị:
- Tranh tàu thuỷ, ghe
- Tranh lô tô
- 10 chiếc ghe, búp bê
- Banh nỉ
- hồ nước, tàu, ghe (đồ chơi)

III.

Tổ chức hoạt động:



HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU
* Hoạt động 1: Xem tàu thuỷ chạy dưới nước
Cô cháu cùng hát bài “Em đi chơi thuyền”
Cháu hát cùng cô.
- Cho cháu xem tàu, ghe chạy dưới nước,
Cháu trả lời.
đố cháu cái gì đây?
- Cho cháu biết ở dưới nước có nhiều
phương tiện giao thông như tàu thuỷ, ghe,
thuyền…
- Cô giới thiệu tranh tàu thuỷ, cho cháu biết Cháu quan sát và nói theo cô…
tàu thuỷ rất to, chạy bằng máy, chạy ở
sông, ở biển, chở được nhiều hành khách,
nhiều hàng hoá.
- Cô giới thiệu tranh ghe, cho cháu biết ghe
nhỏ, chèo bằng tay, chỉ chạy ở sông, chở ít
người, ít hàng hoá.


* Hoạt động 2: Chọn lôtô
- Bây giờ cô cháu mình ra bến sông xem
tàu, ghe nhé.
- Cho cháu xem bến sông có nhiều hành
khách đang chờ đi tàu, ghe. Các con cùng
xem ở đây có bao nhiêu hành khách nhé.
- Bến sông này có ít hành khách thì sẽ đi
bằng gì? Còn bến sông này có nhiều hành
khách thì sẽ đi bằng gì?

- Vậy bây giờ các con hãy tìm hình tàu, ghe
để vào cho đún chỗ nhé.
* Hoạt động 3: Thả thuyền.
- Bây giờ cô sẽ dẫn các con vào đầm sen đi
chơi thuyền nhé.
- Dẫn các cháu tới hồ nước, có nhiều bạn
búp bê cũng muốn đi chơi thuyền giống
các con, vậy mình mời các bạn cùng đi
chơi cho vui nhé.

Hoạt động kết hợp:
- Xâu hình theo phương tiện giao thông
- Lắp ráp hình theo phương tiện giao thông.
- Xem sách về phương tiện giao thông.

-

Cháu chơi trò chơi “Chèo
thuyền”
Cháu cùng quan sát với cô

- Cháu trả lời, nếu cháu không biết
thì cô khéo léo gợi ý ít hành khách
thì đi ghe nhỏ, nhiều hành khách thì
đi tàu lớn.
- Cháu chạy tìm hình lôtô gắn vào
cho đúng.

Cháu đặt búp bê và thuyền rồi thả
vào hồ nước



GIÁO ÁN NHẬN BIẾT TẬP NÓI
Đề tài: Quả đu đủ, quả na.
Lớp cơm thường 24-36 tháng.
I.

Mục đích yêu cầu:

1. Giáo dưỡng:
*Nội dung chính: nhận biết tập nói.
 Dạy trẻ nhận biết quả na, quả đu đủ.
- Quả đu đủ: da nhẵn, khi sống có màu xanh, khi chín có màu vàng. Một đầu
có cuống và một đầu nhọn, ruột có nhiều hạt. Khi chín ăn có vị ngọt, cung cấp
cho cơ thể nhiều chất bổ dưỡng.
- Quả na: da sần sùi, màu xanh, có nhiều mắt, trong ruột có nhiều múi, có
nhiều hạt, ăn có vị ngọt khi chín, cung cấp nhiều chất bổ dưỡng.
 Dạy trẻ nói từ: quả đu đủ, quả na, màu xanh, màu vàng, da nhẵn, da sần
sùi.
 Dạy trẻ nói câu:
- Quả na có màu xanh.
- Quả đu đủ khi chín màu vàng.
- Da quả đu đủ nhẵn.
- Da quả na sần sùi.
- Quả đu đủ to hơn quả na.
- Quả na nhỏ hơn quả đu đủ.
- Quả đu đủ ( quả na ) ăn có vị ngọt.
*Nội dung kết hợp:
 Luyện trẻ kỹ năng cầm bút màu và tô.
 Củng cố kỹ năng phết hồ dán quả lên cây.

2. Giáo dục:
 Khả năng chú ý lắng nghe cô nói.
 Khả năng quan sát vật thật: quan sát quả na, quả đu đủ, quan sát tranh
vẽ.
 Khả năng nói tròn câu, mạch lạc.
3. Phát triển:
 Thái độ của trẻ đối với quả: quý trọng, ăn hết phần trái cây trong bữa ăn,
không bỏ thừa, biết nhường nhịn bạn khi ăn.

II.

Phương pháp dạy:


 Phương pháp chính: đàm thoại.
 Phương pháp kết hợp: cho trẻ quan sát vật thật, quan sát tranh.
III.




Chuẩn bị:
Quả đu đủ, quả na thật ( quả sống và quả chín )
Tranh về quả đu đủ, quả na, vườn cây ăn trái.
Quả đu đủ và quả na do cô vẽ sẵn để trẻ tô màu.

IV.

Tiến hành giờ học:
Hoạt động của cô


Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1:
Cô bắt bài hát “ Lại đây với cô”, trẻ hát theo và về đội
hình vòng cung.
- Các con ơi, bác gấu có gửi đến cho lớp mình một giỏ
quà dễ thương cho các con vì ai cũng ngoan. Bây giờ,
cô mời một bạn lên cùng cô mở quà nha, để xem bác
gấu gửi gì cho lớp mình nào.
- ồ, bác gấu gửi trái cây cho mình. Để xem quả gì nào.
Cô đưa quả đu đủ lên.
- Đây là quả gì vậy con?
- À, đúng rồi. Đây là quả đu đủ nè. Quả đu đủ có màu
gì ?
- Vỗ tay khen bạn nào ! Quả đu đủ có màu xanh, đó là
khi nó còn sống đó con.
Cô hỏi lại:
-

Quả đu đủ khi còn sống có màu gì?

Cô hỏi một bạn:
- Quả đu đủ khi nào thì có màu xanh vậy
con?
- Da quả đu đủ nhẵn này, một đầu có
cuống và đầu kia hơi nhọn. Con sờ xem
da quả đu đủ có nhẵn không? ( Cô cho trẻ
sờ quả đu đủ


Cô hỏi lại:
- Da quả đu đủ thế nào con?

Trẻ trả lời.

Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.

Trẻ trả lời


Cô đưa quả đu đủ chín lên.
- Còn đây là quả đu đủ đã chín. Nó có màu gì con?

Trẻ trả lời

- Khi quả đu đủ đã chín có màu vàng. Trong ruột có
nhiều hạt. Khi các con ăn nhớ đừng ăn hạt nha! Ăn đu
đủ sẽ cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể. Vì vật
các con nhớ ăn và không giành nhau mà phải nhường
bạn khi ăn nhé!
Cô hỏi lại:
- Quả đu đủ khi chín có màu gì?
- Quả đu đủ khi nào thì có màu vàng?
- Bác Gấu còn gởi cho lớp mình 1 loại quả nữa nè. Đây
là quả gì vậy con?
- Đúng rồi, bạn giỏi quá ! Đây là quả na !
Cô hỏi lại trẻ :
- Quả gì đây con ?
- Quả na có màu gì vậy con ?

- Quả na có màu xanh nè. Da quả na sần sùi, có nhiều
mắc nữa.
Cô hỏi:
- Da quả na nhẵn hay sần sùi? ( kết hợp cho trẻ sờ quả
na )
Cô hỏi lại:
- Quả na có màu gì con?
- Da quả na nhẵn hay sần sùi?
- Da quả nào sần sùi vậy con?
- Còn da quả nào nhẵn?
- Thế quả nào khi chín có màu vàng?
- Quả na khi chín ăn có vị ngọt. Nhưng khi ăn quả na
các con nhớ bỏ vỏ và hạt nha. Trong ruột quả na có
nhiều múi và nhiều hạt đen. Khi ăn mình phải bỏ những
hạt đen đi vì chúng không ăn được.
- Bây giờ cô sẽ cho lớp mình ăn thử quả đu đủ và quả
na chín nha ! Nhưng khi ăn các con nhớ nhường bạn,
không giành nhau nè!

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời
Trẻ trả lời


Họat động 2:
Cô để hai quả đu đủ và quả na gần nhau.
- Các con xem quả đu đủ và quả na nè, con thấy quả na

to hơn hay nhỏ hơn quả đu đủ?
- Đúng rồi, quả na nhỏ hơn quả đu đủ.
Cô hỏi một trẻ:
- Quả nào nhỏ hơn quả đu đủ?
- Vậy quả đu đủ to hơn hay nhỏ hơn quả na?
- Ah, quả đu đủ to hơn quả na.

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Cô hỏi một trẻ:
- Quả nào to hơn quả na?

Trẻ trả lời

Cô lật lại câu hỏi để hỏi một trẻ khác:
- Quả đu đủ to hơn quả nào vật con?

Trẻ trả lời

Hoạt động 3:
- Hôm nay lớp mình học rất giỏi. Bây giờ chúng ta sẽ đi
xem triển làm tranh vườn cây ăn trái tại nhà triển lãm.
Khi xem các con không chen lấn xô đẩy nha nhé!
Cô dẫn trẻ vào góc treo sẵn tranh quả đu đủ, quả na
và vườn cây ăn quả.
- Vườn cây ăn quả có quả gì vậy con?
Trẻ trả lời
- Các con xem trên cây có quả không?

- Bạn nào thử chỉ cho bạn mình xem quả na ở đâu nào?
Còn quả đu đủ ở đâu?
Cô chỉ cho trẻ:
- Đây là quả đu đủ khi chín nè con, còn đây là quả đu
đủ khi sống.
- Khi chín quả đu đủ có màu gì? Còn khi sống thì sao?
Hoạt động 4:
- Vườn cây ăn quả có nhiều cây đu đủ và cây na, nhưng
lại có ít quả. Bây giờ chúng ta sẽ tô màu nhiều quả đu
đủ và quả na nữa để gắn lên cây nha con!
- Bạn nào muốn tô quả đu đủ khi còn sống?
- Ah, con sẽ tô màu gì?
- Thế bạn nào muốn tô quả đu đủ khi chín?
- Con tô màu gì cho quả đu đủ khi chín?
- Các bạn còn lại mình tô màu cho quả na nhé, mình tô

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời


màu gì con?
Cô hỏi lại từng trẻ để củng cố kiến thức:
- Quả na con tô màu gì?
- Còn quả đu đủ sống mình tô màu gì con?
Cô cho trẻ về bàn và tô màu, tô xong cho trẻ gắn lên
cây.
Trò chơi cuối tiết:
Gieo hạt đu đủ và hạt na  hạt nảy mầm  cây lớn.
Trẻ ngồi xuống, đứng lên.

Kết thúc

Trẻ trả lời

Trẻ chơi


Phòng GD -ĐTQuận 10
Trường MN Măng Non 3
Nhóm lớp: 25 -36 tháng
Đề tài: Những con vật ngộ nghĩnh
I.




II.

Mục đích yêu cầu:
Trẻ nhận biết và gọi đúng tên các con vật nuôi (Chó , mèo, gà, vịt…)
Trẻ biết được đặc điểm, đặc trưng và các bộ phận của con vật
Trẻ biết xếp sát cạnh tạo thành chuồng để nuôi các con vật
Giáo dục trẻ biết yêu thương các con vật nuôi.
Chuẩn bị:
Đĩa PP
Gỗ
Đồ chơi lắp ráp
Các con vật bằng nhựa ( Chó, mèo, gà, vịt…)
Nhạc (Các bài hát về các con vật)
III. Tiến hành:

Hoạt động của cô
Hoạt động 1: Cô trò chuyện cùng trẻ
- Ở nhà con có nuôi những con vật gì?
Múa bài “ Một con vịt”
Cô cho trẻ xem tranh các con vật trên máy.
- Đây là con gì? (con chó)
- Con chó có những bộ phận nào?
- Thức ăn con chó chủ yếu là gì?
- Nó giúp ích gì cho chúng ta?
Tương tự cô hỏi các con vật khác như mèo, gà, vịt…

Hoạt động của trẻ
Trẻ trả lời
Trẻ múa cùng cô
Trẻ trả lời

Trẻ quan sát và trả lời


Hoạt động 2: Tìm bộ phận thiếu trên cơ thể con vật.
Cô cho trẻ xem từng con vật với các bộ phận cơ thể
bị thiếu.
- Con chó thiếu bộ phận nào?
- Thế ta sẽ gắn bộ phận đó ở vị trí nào?
Tương tự với các con vật khác
Hoạt động 3: Cho trẻ lấy khối gỗ, đồ chơi lắp ráp
xếp thành các chuồng gà, chuồng vịt
Cho trẻ lấy các con vật thả vào chuồng
Kết thúc:


Trẻ trả lời.

Trẻ thực hiện


Giáo viên:Đinh Thị Kim Yến
Lớp:Cơm nát
Trường:MNBC Thực Hành 19/5
Tp:Hồ Chí Minh
Phát triển Ngôn ngữ.
Đề tài:Những chú gà dễ thương.
Lứa tuổi:18-20 tháng.
I.Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
Trẻ biết chỉ và gọi tên được gà trống, gà mái và gà con
Trẻ biết tiếng kêu và biết vài đặc trưng của con gà.
Kỹ năng:
Trẻ biết bắt chước động tác:gà đập cánh, gà gáy, gà mổ thóc.
Phát triển ngôn ngữ:
Trẻ nói được một số từ, câu đơn giản “gà trống”, “ò ó o” “mào đỏ” “gà mái”,
“cục ta cục tác”,”gà con”, “chip chip”, “tốc tốc”…
Giáo dục:
Gia đình nhà gà rất yêu thương nhau.
II.Chuẩn bị:
*Nhạc: “Đàn gà trong sân”, “Đàn gà con”
*Tranh: Gà trống, gà mái, 4 con gà con.
*Gà bông:Gà trống, gà mái, gà con.
III.Tiến hành
*Hoạt động 1:
Cho trẻ đi nhún nhảy theo bài nhạc “Đàn gà trong sân”

Tạo tình huống “gà gáy” cho trẻ tìm và phát hiện xem tiếng gáy (dán ở kính)
+Cô hỏi: _Con gì đây?(gà trống)
_Gà trống ngáy như thế nào? (ò ó o….)
+Cô cung cấp: _Trên đầu gà trống có “mào đỏ”
_Cô cho trẻ chơi chạy đuổi theo gà trống và gọi gà trống…
Gà mái: Cũng xuất hiện trên kính tựa như gà trống.
+Cô hỏi: _Con gì?
_.....Kêu như thế nào?
+Cô cung cấp: _Gà thích ăn giun, ăn thóc.
*Trò chơi chuyển tiếp:
Cô cho trẻ bắt chước gà đập cánh, gà gáy, gà kêu, gà mổ thóc…
*Hoạt động 2:
Cô cho phần đầu của gà trống nhô lên ụ rơm và cho trẻ đoán tên.
Sau đó cô cho gà trống xuất hiện và khuyến khích trẻ gọi tên, bắt chước tiếng gà
gáy…
Gà mái cô cũng cho xuất hiện tương tự như gà trống
Sau cùng cô cho 9 chú gà con chui ra từ ụ rơm và cho trẻ bế gà con đi chơi.


Cô khuyến khích cho trẻ gọi tên, chỉ, vuốt ve các chú gà…
Trẻ bế gà đi chơi trên nền nhạc “Đàn gà con”.
IV.Kết thúc.


Tổ chức Hoạt Động Nhận Biết Tập Nói.
Chủ điểm: Động Vật
Đề tài: Gà trống – Gà mái – Con vịt
Nhóm lớp: 25-36 tháng
Thời gian: 15 -18phút
Mục đích yêu cầu:

1/ Kiến thức:
_Dạy trẻ nhận biết và tập nói về con gà trống, gà mái, con vịt
_ Dạy trẻ biết được đặc điểm của gà, vịt như:
• Gà trống: Gáy ò ó o o, không đẻ trứng, thích ăn thóc, chân có cựa, gà trống
có mào đỏ.
• Gà mái: Kêu cục tác, đẻ trứng
• Con vịt: Chân có màng bơi dưới nước, mỏ dẹp, vịt kêu cạp cạp
2/ Kỹ năng:
_Trẻ biết quan sát bằng cách sử dụng nhiều giác quan như thị giác, thính giác, xúc
giác để nhận biết các con vật.
_ Nhận ra sự khác nhau giữa gà trống , gà mái, con vịt qua tiếng kêu.
3/ Ngôn ngữ:
_ Trẻ phát triển ngôn ngữ, vốn từ mới cho trẻ. Dạy trẻ nói từ: gà trống, gà mái, con
vịt, mào gà, mỏ gà, chân gà, chân vịt...
_ Các câu đơn giản: mỏ gà nhọn, mỏ vịt dẹp và dài, gà trống gáy ò ó o o, gà mái
kêu tục tác, gà mái đẻ trứng, chân vịt có màng bơi được dưới nước.
Chuẩn bị:
1/ Học cụ
_Mô hình: gà trống, gà mái,vịt
_Tranh: gà trống, gà mái, vịt
_Băng nhạc : “Đàn gà trong sân”, “Một con vịt.”
2/ Nội dung:
_Âm nhạc: Bài hát “ Con gà trống” “Một con vịt” “Đàn gà trong sân”
Cách tiến hành
Hoạt động cô và trẻ

Hoạt động trẻ


Hoạt động 1: Giới thiệu và tạo cảm xúc cho

trẻ
Cô và trẻ cùng chơi tạo dáng kêu tiếng kêu của
các con vật: gà trống – gà mái – con vịt
Cô dẫn dắt trẻ đến xem mô hình, kết hợp cho
trẻ quan sát và đàm thoại cùng trẻ:
• Đố trẻ trong khu vườn này có con gì?
• Con gì đang mổ thóc vậy con?
• Thê scon gà mái đang làm gì?
• Còn con gì đang bơi dưới nước?
_Giờ tạm bịêt gà trống, gà mái và vịt chúng
mình đi chơi nhé!
_Cho trẻ vận động theo nhạc bài hát: “Con gà
trống”

Hoạt động hai: Cô hướng dẫn trẻ nhận biết
tập nói.
_Cô để 3 tranh con vịt lên bảng nỉ và đó trẻ
con nào là gà trống. ( sau đó cô cất tranh gà
mái và vịt)
• Gà trống:
_Đây là con gì?
_Đây là con gà trống, thế con gà trống có
những phần gì nào? (Cô kết hợp đàm thoại
và giới thiệu)
_Đây là đầu, mình, đuôi và Chân thành
_ Nhìn xem trên đầu gà trống có gì nữa?
_Đây là mào gà, con nói đi: “ Mào gà”
_Thế mào gà màu gì?
_Còn đây là gì?
_Đây là mỏ gà,mỏ gà như thế nào

_Mỏ gà nhọn để mổ thóc
_Đây là gì?
_Chân gà có móng nhọn để bới đất tìm
giun. Các bạn nói đi “ Chân gà có cựa”
_Gà trống gáy sao vậy con
_Các con biết không, gà gáy vào buổi sáng
để đánh thức mọi người dậy

Trẻ chơi tạo dáng và làm tiếng
kêu con gà trống, gà mái , con vịt
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát và trả lời

Trẻ hát và vận động theo nhạc
bài “Con gà trống”

Trẻ quan sát và nói theo cô


_ Gà trống không đẻ được, vậy các con lặp
lại cô nghe nào.
• Gà mái:
_ Thế đây có phải là gà trống không? Nó là
con gì?
_Đây là con gà mái, con gà mái kêu thế
nào?
_ Cô tạo tình huống và kêu “ cục tác, cục
tác” và hỏi trẻ con gì kêu? Gà đẻ trứng nên
kêu “cục tác, cục tác – đố trẻ đây là gì? (cô
đưa quả trứng)

• Con vịt:
_Đố các con đây là con gì?
_Con vịt có đẻ trứng không? Con vịt có gì
đây? (cô chỉ vào mỏ vịt)
_Mỏ vịt dài và dẹp
_Vịt đi như thế nào?mình bắt chước dáng
đi của vịt nhé!
_Lạch bạch, lạch bạch
_Chỉ cho cô xem chân vịt ở đâu?
_Chân vịt có màng, vịt bơi dưới nước
_Vịt kêu như thế nào?
_Cô cho trẻ làm tiếng vịt kêu “ Cạp, cạp
cạp”
Hoạt động 3: Luyện tập
Luyện tập củng cố qua trò chơi, bài hát
Trẻ chơi và thực hiện theo yêu
Trò chơi: Tạo dáng
cầu cô đưa ra.
• Cô tạo dáng gà vỗ cánh và gáy ò ó o o,
đố là con gì?
• Cô cho trẻ tạo dáng gà gáy, mào gà trên
đầu, ....
• Cô tạo tiếng con gà mái cho trẻ nghe và
đố trẻ con gì? Cô cho trẻ đi tìm trứng gà
đẻ, sau đó cho trẻ xem trứng gà và nói
“Gà mái đẻ trứng”
• Cô tạo dáng con vịt bơi, đố trẻ con gì?
Và khuyến khích trẻ cùng chơi và nói “
cạp, cạp cạp”
Trò chơi:Trò chơi tìm đúng nhà kết hợp với

bài hát.
• Các con ơi, chúng ta cùng đi chơi nha


• Hát và vận động theo bài “Một con vịt”
• Củng cố lại tiếng kêu và dáng đi của vịt
• Cho trẻ vận động bài “ Đàn gà trong
sân”


Giáo án Nhận biết tập nói
Nhóm 12 –24 tháng
Con gà - con vịt
Nội dung tích hợp: Âm nhạc
I. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được con gà, con vịt
- Biết được các đặc điểm của con gà, con vịt và nói được từ “con gà”, “con vịt”.
- Cung cấp cho trẻ biết một số đặc điểm: mỏ gà, mỏ vịt, chân gà, chân vịt, đầu gà
có mào đỏ, đầu vịt không có mào đỏ.
- Phát triển vốn từ, cho trẻ phát âm và chơi trò chơi
- Giáo dục trẻ nhẹ nhàng khi cầm đồ chơi các con vật.
II. Chuẩn bị:
- Mô hình “con gà, con vịt”
- Đồ chơi con gà, con vịt cho mỗi trẻ.
- Tranh vẽ con gà trống, con vịt dán ở các góc chơi.
- Máy cassette, băng nhạc “Một con vịt”
- Mũ vịt cho mỗi trẻ.
III. Hướng dẫn
Gợi ý cho cô
- Ổn định : Trò chơi “Gọi tên các con vật: gà kêu, vịt

kêu”
- Cô tạo tình huống cho trẻ quan sát mô hình “con gà con vịt”.
A! Con gì đang bơi đằng kia, các con ra đó xem nha!
- Cô hỏi bé:
+ Con gì đây?
+ Con vịt kêu thế nào?
+ Con vịt thích ăn gì?
+ Con vịt bơi ở đâu?
- Cô cho vài trẻ chỉ và nói từ “con vịt”. (cô chú ý sửa
sai khi trẻ phát âm)
- Cô hỏi trẻ:
+ Con gì đây?
+ Con gà kêu thế nào?
+ Con gà thích ăn gì?
- Cô cho vài trẻ chỉ và nói từ “con gà”. (Cô chú ý sửa

Hoạt động của trẻ
- Trẻ chơi cùng cô
- Trẻ đến xem mô hình
- Con vịt
- Con vịt kêu cạp... cạp...
- Con vịt thích ăn cá, tép
- Con vịt bơi ở dưới nước

- Con gà
- Con gà kêu ò... ó ...o
- Con gà thích ăn thóc.


sai khi trẻ phát âm)

- Cô cung cấp thêm:
+ Vịt có mỏ dẹp, gà có mỏ nhọn, mỏ vịt to hơn, mỏ gà
nhỏ hơn.
+ Vịt thích bơi dưới nước, vì chân có màng
+ Gà không bơi được, gà chỉ ở trên bờ, trên bãi cỏ vì
chân gà không có màng, chân gà có móng nhọn và dài.
+ Đầu vịt không có mào đỏ.
- Trẻ đi các kiểu đi, chạy.
- Trò chơi chuyển: Bây giờ các con làm các chú gà đi
tìm mồi ăn và đi.
Luyện tập:
- Cô phát cho trẻ một rổ đồ chơi có gà - vịt
- Cô lần lượt hỏi trẻ:
+ Con vịt đâu?
+ Con vịt thích ăn gì?
+ Con vịt kêu thế nào?
+ Vịt bơi ở đâu?
- Cô lần lượt hỏi từng trẻ:
+ Con gà đâu?
+ Con gà kêu thế nào?
+ Con gà thích ăn gì?
+ Con gà bơi được không?
Những chú gà, vịt đói bụng rồi, các con về đúng
chuồng cho chú gà, vịt ăn nhé!

- Con vịt đây
- Trẻ trả lời
- Con vịt kêu cạp ... cạp
- Trẻ làm động tác vịt bơi
- Con gà đây

- Con gà gáy o...o
- Con gà thích ăn thóc, giun
- Con gà không bơi được
Trẻ mang gà vịt đặt vào mô hình
gà - vịt.
- Trẻ đội mũ vịt

- Cô và các con cùng làm những chú vịt nhé! (cô phát
mũ vịt).
- Trẻ vận động cùng cô
- Cô và trẻ cùng vận động minh hoạ bài “Một con vịt”.
- Chơi: “Tìm đúng nhà vịt – gà”.
- Trẻ chú ý cô.
- Đây là nhà vịt, đây là nhà gà (cô vừa nói vừa chỉ)
- Cô nói về nhà con vịt thì các con chạy về “nhà con
vịt”
- Cô nói về nhà con gà thì các con chạy về “nhà con
gà”.
- Trẻ trả lời
Sau mỗi lần chơi cô hỏi trẻ:
- Đây là nhà con gì vậy?
- Chân có gì? Mỏ thế nào?


-

Con gì có mào trên đầu?

Cô khen cả lớp học giỏi, ngoan.
Kết thúc.



GIÁO ÁN NHẬN BIẾT TẬP NÓI
Chủ đề : Gia đình của bé
Lứa tuổi : 2 – 3 tuổi
I.

Mục đích yêu cầu :

1 . Giáo dưỡng :
 Dạy trẻ nhận biết, gọi tên những người thân trong gia đình. Trẻ biết gia
đình gồm có những ai.
 Dạy trẻ nói được tên gọi của những người thân : ông, bà, cha, mẹ, anh,
chị...
 Trẻ nói được những câu đầy đủ : gia đình con gồm... , ba ( mẹ, anh,
chị...) đang ( làm gì ? )
 Nội dung kết hợp : ôn kỹ năng xâu vòng .
2. Giáo dục :
 Trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đình, biết vâng lời ông
bà cha mẹ.
3. Phát triển :
 Khả năng tri giác, trí nhớ, trí tưởng tượng.
 Khả năng chú ý, tư duy trực quan, hành động.
II.

Phương pháp :
 Quan sát
 Đàm thoại
 Thực hành


III.

Giáo cụ :
 Giáo cụ trực quan : tranh ảnh về gia đình của bé.
 Dụng cụ đồ chơi xâu vòng hoa.

IV.

Tiến trình thực hiện :

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1 : ổn định – giới thiệu bài
Cô cho cả lớp hát bài “ Cả nhà thương nhau”

Trẻ hát theo cô


Trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ
- Sáng nay ai đưa con đi học ?
- Ngoài ba, mẹ, nhà con còn có những ai
nữa ?
- Nhà con có ông bà không ?
- Con có anh chị không ?
- Con có thương ba mẹ không ?
- Ở nhà con có vâng lời ông bà (cha mẹ)
không ?
( Cô lần lượt trò chuyện với một số trẻ , hỏi để

trẻ trả lời cho cả lớp nghe )
* Hoạt động 2 : Cho trẻ̉ xem tranh
Cô dẫn trẻ đến góc có treo tranh gia đình bạn
Lan.
- Bây giờ cả lớp mình đến thăm gia đình bạn
Lan như thế nào nha .
( Cho trẻ xem tranh về gia đình bạn Lan. Tập
cho trẻ trả lời những câu hỏi đơn giản của cô )
- Tranh vẽ gì vậy con ?
- Gia đình bạn Lan gồm có những ai vậy
con ?
- Ai đây con ? ( cô chỉ ba )
- Ba bạn Lan đang làm gì vậy con ?
- Mẹ của bạn Lan đâu con ?
- Mẹ bạn Lan đang làm gì vậy ?
- Gia đình bạn Lan còn ai nữa ? Họ đang
làm gì ?
Cô cho trẻ kể chuyện theo tranh, kể về gia
đình bạn Lan.
* Hoạt động 3 : tạo hình xâu vòng hoa
- Các con có thương ba mẹ không ?
- Vậy bây giờ cả lớp mình sẽ xâu thật
nhiều vòng hoa. Chiều nay mỗi bạn sẽ
mang về tặng ba mẹ của mình nha.
( Cô làm mẫu cho trẻ xem )
- Các con nhớ làm thật đẹp, chắc ba mẹ sẽ thích
cho mà xem.
Cô nhận xét, tuyên dương những bạn làm vòng

Trẻ trả lời theo câu hỏi của



Trẻ trả lời

Trẻ kể chuyện

Trẻ trả lời
Trẻ xâu vòng hoa theo cô


hoa đẹp
Ngô Thị Thảo


GIÁO ÁN: NHẬN BIẾT TẬP NÓI
LỨA TUỔI: 24-36 THÁNG (CƠM THƯỜNG)
CHỦ ĐỀ: CÁC LOẠI HOA
I.

Mục đích yêu cầu:

* Nội dùng chính:
 Dạy trẻ nhận biết hoa đào, hoa đồng tiền, hoa hồng.
 Dạy trẻ nói từ: hoa đào, hoa đồng tiền, hoa hồng, cánh hoa to tròn,
thon dài…
 Dạy trẻ nói câu:
- Hoa đào màu đỏ
- Hoa đào nở vào mùa xuân.
- Hoa hồng, hoa cúc mọc trong vườn.
- Cánh hoa đào nhỏ hơn cánh hoa hồng.

- Cánh hoa cúc và hoa đồng tiền đều thon dài.
* Nội dung kết hợp:
 Ôn nhận biết hoa cúc, trẻ nói được câu: hoa cúc màu vàng.
 Ôn kỹ năng xếp cách thưa đều nhau.
 Phát triển: khả năng quan sát, chú ý cho trẻ.
 Giáo dục trẻ biết yêu quý các loài hoa, chăm sóc và bảo vệ chúng.
II.

Phương pháp:
 Quan sát
 Đàm thoại

III.

Chuẩn bị:
 Vật thật:
- Hoa đào, hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa cúc.
- Một vườn hoa thật ( gồm những loại hoa trên) cắm sẵn trong bình

nhỏ.
 Bàn để trẻ trưng bày hoa.
 Tranh về hoa đào, hoa hồng, hoa đồng tiền.


IV.

Cách tiến hành:
Hoạt động của cô

Ổn định

- Các con ơi, bây giờ cô và các con chơi
trò “Trồng hoa” nhé!
- Cô nói: trồng hoa ( cô làm động tác
trồng hoa)
- 1 nụ
- 2 nụ
- Hoa nở
( chơi 2 lần )
Trẻ về hình chữ U, đàm thoại với trẻ:
- Bạn nào có thể kể cho cô và các bạn
nghe một số loại hoa mà con biết?
Hoạt động 1: nhận biết, gọi tên, tập
nói từ, câu.
- Hôm nay, cô đem đến cho các con rất
nhiều hoa. Các con nhìn xem đây là hoa
gì?
Cô giới thiệu:
- À, đây là hoa đào. Các con thấy hoa
đào có màu gì không? Cô cho trẻ quan
sát hoa, sờ cánh hoa và hỏi:
- Con thấy cánh hoa thế nào? ( cánh hoa
mịn, cánh hoa tròn nhỏ)
Cô hỏi một vài trẻ, khuyến khích trẻ
nói:
- Cánh hoa tròn nhỏ.
- Hoa đào màu đỏ
Cô hỏi: hoa đào nở vào mùa nào?
- Mùa xuân hoa gì nở?
- À, mùa xuân hoa đào nở rất đẹp và
dùng dể trưng vào ngày tết.

( cô cất hoa đào đi )
- Còn đây là hoa gì các con?
- À, đây là hoa đồng tiền.
- Hoa đồng tiền màu gì?
Cô cho trẻ quan sát, sờ.
- Con thấy cánh hoa như thế nào?
Cô giới thiệu: A, cánh hoa thon dài

Hoạt động của bé

Trẻ làm theo cô.

Trẻ nói theo hiểu biết của mình.

Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.

Trẻ nói theo cô

Trẻ trả lời.

Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.


Cô hỏi lại 1 vài trẻ, khuyến khích trẻ
trả lời:
- Bây giờ, cô đố các con nhé! Đây là

hoa gì nào? ( cô đưa ra hoa hồng )
Cô giới thiệu: Đây là hoa hồng.
- Hoa hồng màu gì vậy con?
- Hoa hồng mọc ở đâu?
Cô nói: Hoa hồng thường mọc trong
vườn…
Cô đưa cho trẻ quan sát, sờ và hỏi:
- Con thấy cánh hoa thế nào?
Cô nói: Cánh hoa hồng to tròn
Cô hỏi lại một vài trẻ và khuyến khích
trẻ trả lời.
Cô đưa hoa cúc ra:
- Đây là hoa gì?
- Hoa cúc màu gì?
- Cánh hoa cúc và hoa đồng tiền như thế
nào?
- Cánh hoa đào to hơn hay nhỏ hơn
cánh hoa hồng?
Hoạt động 2: quan sát vườn hoa
- Bây giờ cô và các con đi thăm vườn
hoa nhé!
Trong khi quan sát vườn hoa, cô cho
trẻ nhắc lại tên loại hoa, màu sắc hoa,
đặc điểm cánh hoa: tròn nhỏ, thon
dài, to tròn.
- Các con ơi trong vườn hoa có rất
nhiều chậu hoa đẹp, bây giờ các con
hãy giúp cô đem các chậu hoa này về
trưng ở lớp mình nha!
- Các con xếp bình hoa cách thưa đều

nhau. Mỗi loại hoa xếp trên bàn riêng.
Hoạt động 3: quan sát tranh
Cô cho trẻ xem tranh về các loại hoa
( đào, đồng tiền, hoa hồng, hoa cúc)

Trẻ trả lời.

Trẻ trả lời.

Trẻ trả lời.

Trẻ trả lời

Trẻ làm theo cô

Trẻ xếp
Trẻ xem tranh
Nguyễn Thị Hồng Hạnh


×