Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

MOT VAI KHAI NIEM LTVC LOP 4 HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.64 KB, 4 trang )

1
PHÂN BIỆT MỘT SỐ LOẠI TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
a. Từ đơn:Từ đơn là loại từ do một tiếng có nghĩa tạo thành.
Ví dụ: Ngày, tháng, năm, ăn, mặc, ...
b. Từ ghép:Từ ghép là loại từ gồm hai, ba hoặc bốn tiếng ghép lại tạo thành một ý nghĩa
chung.
Ví dụ: nhà cửa, vi sinh vật, ...
Có 2 kiểu từ ghép:
+ Từ ghép có nghĩa phân loại: Là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có
quan hệ chính phụ (phụ nghĩa) nghĩa cụ thể hơn.Ví dụ: Xe máy, trắng ngà, bút chì, ...
+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp: Là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có
quan hệ song song (hợp nghĩa) nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng.Ví dụ: ăn uống, quần
áo, nhà cửa, ...
c. Từ láy:Từ láy là từ gồm hai hay nhiều tiếng trong đó có một bộ phận của tiếng hoặc
toàn bộ tiếng được lặp lại..
Ví dụ: long lanh, thoang thoảng, xinh xinh, ...
Tiếng Việt có 4 kiểu từ láy:
+ Láy âm:Bộ phận âm đầu của tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở bộ phận âm đầu của
tiếng sau.Ví dụ: đậm dà, long lanh, vội vàng, ...
+ Láy vần:Bộ phận vần của tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở bộ phận vần của tiếng
sau.Ví dụ: bát ngát, loáng thoáng, ...
+ Láy cả âm và vần:Bộ phận âm đầu và vần của tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở bộ phận
âm đầu và vần của tiếng sau.Ví dụ: chầm chậm, trăng trắng, đo đỏ, lành lạnh, ...
+ Láy cả âm, vần và thanh điệu :Tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở tiếng sau.Ví dụ: xinh
xinh, hây hây, ào, ào, ...
* Tác dụng của từ láy:
1- Làm cho ý nghĩa của từ gốc có thêm một số sắc thái nào đó, có thể làm giảm nhẹ
hoặc mạnh thêm.
Ví dụ: đo đỏ, đỏ đắn, xanh xanh, xanh xao
2- Từ láy còn có tác dụng gợi tả hình ảnh của người và sự vật (từ tượng hình).
Ví dụ: lom khom, lòng khòng, lác đác, lênh khênh, ...


3- Từ láy mô phỏng, bắt chước tiếng người, loài vật hoặc các tiếng động (từ tượng
thanh).
Ví dụ: thì thầm, khúc khích, líu lo, ríu rít, xào xạc, loảng xoảng,
...


2
CÁCH NHẬN DẠNG TỪ LOẠI TRONG TIẾNG VIỆT
1. Danh từ:
- Là từ loại dùng để chỉ sự vật, hiện tượng. Có 2 loại danh từ: danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng.
+ Danh từ cụ thể: sông, núi, ruộng, đồng, trên dưới, trước sau,…
+ Danh từ trừu tượng: lí tưởng, tinh thần, đạo đức,…
- Danh từ kết hợp được với các từ chỉ lượng như: những, mỗi, toàn bộ, tất cả,… và các từ chỉ định như:
này, nọ, kia,…cùng các số từ như: hai, ba, vài,…
- Danh từ thường giữ chức vụ chủ ngữ, trạng ngữ trong câu
VD: Tất cả học sinh lớp 5A/ đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.
VD: những quyển sách này, tất cả học sinh lớp 5A, mỗi bông hoa ấy,…
- Để xác định danh từ, ta sử dụng công thức sau: “nhiều X lắm”, trong đóX là danh từ.
VD: nhiều hoa lắm, nhiều áo quần lắm, nhiều cây lắm,…
2. Động từ:
- Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái hay quá trình của sự vật, hiện tượng.
+ Động từ chỉ hoạt động: ăn, uống, chạy, đi, nghiên cứu, tìm hiểu,…
+ Động từ chỉ trạng thái: thức, ngủ, sống, chết, vui, buồn,…
+ Động từ chỉ quá trình: chảy, mọc, gãy, bắt đầu, kết thúc,…
- Động từ kết hợp được với các từ đã, đang, sẽ, hãy, đừng, chớ,…
VD: đang làm, đừng đi, chớ nghe, …
- Động từ thường giữ chức vụ vị ngữ, trong câu, nhưng một số trường hợp động từ giữ chức vụ chủ ngữ,
trạng ngữ trong câu.
VD1: Cô giáo đang giảng bài.(động từ “Giảng” giữ chức vụ vị ngữ trong câu)
VD2: Học quả là khó khăn, gian khổ. (động từ “học” giữ chức vụ chủ ngữ trong câu)

VD3: Khi đã bình tĩnh lại, chị mới nhìn khắp mấy gian nhà.(động từ “bình tĩnh” giữ chức vụ trạng ngữ;
động từ “nhìn” giữ chức vụ vị ngữ trong câu.)
3. Tính từ:
- Là những từ chỉ ý nghĩa đặc trưng, tính chất, màu sắc của sự vật, hiện tượng.
VD: xanh, đỏ, nhanh, chậm, thông minh, dốt nát, cao, thấp,…
- Tính từ kết hợp được với các từ như: rất, hơi, quá, lắm,…
- Tính từ thường giữ chức vụ vị ngữ trong câu, nhưng một số trường hợp tính từ giữ chức vụ chủ ngữ, trạng
ngữ trong câu.
VD1: Cánh đại bàng rất khoẻ. (tính từ “khoẻ” giữ chức vụ vị ngữ trong câu)
VD2: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. (tính từ “sạch sẽ” giữ chức vụ chủ ngữ trong câu)
VD3: Với ánh mắt dịu dàng, cô giáo nhìn em, mỉm cười.(tính từ “dịu dàng” giữ chức vụ trạng ngữ trong
câu)

3, Có một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất (tính từ) như sau:
1-Tạo ra từ ghép( đỏ rực, đỏ tươi) hoặc từ láy (đỏ đắn, đo đỏ) với tính từ đã cho;
2- Thêm các từ rất, quá, lắm,… vào trước hoặc sau tính từ: Môi em đỏ lắm!
3- Tạo ra phép so sánh: hơn, nhất : Bạn Hồng đẹp nhất lớp em.
4. Số từ:
- Là những từ chỉ số cụ thể, xác định
VD: hai, ba, dăm, bảy, một, vài,…


3
CHỦ NGỮ - VỊ NGỮ
Một câu có hai bộ phận chính. Đó là Chủ ngữ và Vị ngữ.
Xác định thành phần trung tâm của câu tức là xác định được thành phần Chủ – Vị làm phần
chính trong câu.
CHỦ NGỮ
Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất , nêu người hay sự vật làm chủ sự việc trong câu. Chủ
ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi :Ai ? Cái gì ? Con gì ? Việc gì ? Sự vật gì ?

Phần nhiều danh từ và đại từ giữ chức vụ chủ ngữ. Các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và
động từ cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu
như một danh từ.
VD :
– Học tập/ là quyền lợi và đồng thời là nghĩa vụ của mỗi chúng ta.
CN
Học tập là động từ. Trường hợp này, được hiểu là “Việc học tập”.
– Tốt đẹp /phô ra, xấu xa /đậy lại.
CN
CN
Tốt đẹp, xấu xa là tính từ . Trường hợp này được hiểu là “Cái tốt đẹp”, “cái xấu xa”.
+ Chủ ngữ có thể là một từ.
VD :
Học sinh /học tập.
CN
+ Cũng có thể là một cụm từ. Trường hợp này gọi là bộ phận chủ ngữ.
VD: Tổ quốc ta/ giàu đẹp.
CN
Tổ quốc ta là chủ ngữ gồm có hai từ ghép lại : Tổ quốc và ta.
+ Cũng có thể là cụm chủ - vị. Trường hợp này gọi là bộ phận chủ ngữ:
VD:– Chiếc bút của bạn tặng tôi/ rất đẹp.
CN
Chiếc bút của bạn / tặng tôi là cụm Chủ-Vị.
CN
VN
VỊ NGỮ
Vị ngữ là bộ phận thứ hai nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm …
của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ; có thể dùng trả lời câu hỏi : Làm gì ? Như thế nào ?
Là gì ?
+ Vị ngữ có thể là một từ.

VD :


4
– Chim /hót.
VN
– Chim /bay.
VN
+ Vị ngữ cũng có thể là một cụm từ. Trường hợp này gọi là bộ phận vị ngữ.
VD:– Mấy con chiền chiện/ ríu rít gọi nhau trên tầu cau.
VN
+ Cũng có thể là cụm chủ -vị. Trường hợp này gọi là bộ phận vị ngữ.
VD: – Bông hoa này /cánh còn tươi lắm.
VN
cánh / còn tươi lắm là cụm chủ - vị.
CN
VN
CỤM CHỦ – VỊ
Một câu có thể có nhiều chủ ngữ hoặc nhiều vị ngữ, cũng có câu vừa có nhiều chủ ngữ
vừa có nhiều vị ngữ.
VD:
– Cây bầu, cây bí / đang múa hát trên giàn. – 2 CN; 1VN (Nhân hóa)
– Cây khoai, cây dong /đùa nghịch với gió , xô đẩy nhau nghiêng ngả cả hàng. - 2CN; 2VN
– Lớp thanh niên / ca hát, nhảy múa. - 1CN; – 2VN
1, CÂU KỂ: AI LÀM GÌ?
* Các thầy giáo, cô giáo / đã dìu dắt, dạy dỗ chúng em nên người. - 2CN; 2VN
CN
VN
– Chim /bay.
– Mấy con chiền chiện/ ríu rít gọi nhau trên tầu cau. (Nhân hóa)

2, CÂU HỎI THEO MỤC ĐÍCH: (Đặt câu hỏi)
- Để hỏi:
- Khẳng định, phủ định:
- Khen – chê:
- Yêu cầu, mong muốn, đề nghị:



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×