Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Ẩm thực với sự phát triển du lịch Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.64 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
GIỚI THIỆU ĐỊA LÝ HÀ NAM
I. MỘT SỐ MÓN ĂN MANG ĐẬM VĂN HÓA ẨM THỰC HÀ NAM
1.Cá kho làng Vũ Đại
2. Bánh đúc
3. Canh trai, canh hến
4. Các món ngon từ cá diếc
5.Chuối ngự đồng chiêm
6.Ốc đồng:
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
DU LỊCH HÀ NAM
1. Giải pháp về cơ chế chính sách
2. Giải pháp đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
3. Giải pháp xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch
4. Giải pháp bảo vệ môi trường
Kết luận

1


GIỚI THIỆU ĐỊA LÝ HÀ NAM
Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam. phía
bắc tiếp giáp với Hà Nội, phía đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình,
phía nam giáp tỉnh Ninh Bình, đông nam giáp tỉnh Nam Định và phía tây giáp
tỉnh Hòa Bình. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội
Diện tích: 823,1 km²
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.900 mm
Nhiệt độ trung bình: 23-24 °C
Số giờ nắng trong năm: 1.300-1.500 giờ
Độ ẩm tương đối trung bình: 85%
Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. phía tây của tỉnh (chủ yếu ở


huyện Kim Bảng) có địa hình đồi núi. phía đông là đồng bằng với nhiều điểm
trũng.
Đường quốc lộ qua:
quốc lộ 1A đi Hà Nội, Ninh Bình..., đã được nâng cấp từ năm 2009 với 4 làn
xe ô tô và 2 làn xe thô sơ, có giải phân cách giữa.
Quốc lộ 21A từ Phủ Lý đi Nam Định, Thái Bình với 2 làn xe ô tô và 2 làn xe
thô sơ. Quốc lộ 21A từ Phủ Lý đi Chi Nê (Lạc Thủy)Hòa Bình và nối với
đường mòn Hồ Chí Minh, với 4 làn xe ô tô đoạn qua đồng bằng. Đoạn qua
núi với 2 làn xe ô tô và 2 làn xe thô sơ.
Quốc lộ 21B dọc theo sông Đáy đi chùa Hương- Hà Đông, 2 làn xe ô tô.
Quốc lộ 38: hướng từ thành phố Hưng yên- cầu Yên Lệnh- thị trấn Đồng Văn
- Duy Tiên đi Chùa Hương với quy mô 2 làn xe ô tô.

2


Quốc lộ 21A mới, Phủ Lý- Nam Định với 4 làn xe ôtô và 2 làn xe thô sơ với
giải phân cách giữa. Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình song song với quốc
lộ 1A và cách nó khoảng 3 km về phía đông. Quy mô với 6 làn xe ôtô.
Đường quốc lộ dự kiến:
Đường nối Hà Nam - Thái Bình dự kiến 6 làn xe với cầu Thái Hà (xã
Chân Lý, huyện Lý Nhân) bắc qua sông Hồng.
Đường du lịch tâm linh chùa Bái Đính - Thị trấn Ba Sao - Chùa HươngTrung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam
Đường nối quốc lộ 1A mới với đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng mới,
dự kiến 6 làn xe. Điểm đầu tại nút giao Liêm Tuyền huyện Thanh Liêm, điểm
cuối là đường 5 mới qua Hải Dương.
Đường tỉnh lộ: tất cả các tuyến đường nối các thị trấn với nhau và các
thị trấn với thành phố Phủ Lý đều là đường nhựa với quy mô từ 2 làn xe tới 4
làn xe ôtô. Cùng với rất nhiều con đường nhựa lớn quy mô từ 2 làn xe ô tô trở
lên, đã và đang thi công nối các khu kinh tế, khu công nghiệp với các tuyến

quốc lộ làm hệ thống giao thông đường bộ của Hà Nam càng ngày càng thuận
tiện.
Hệ thông giao thông nông thôn: Là tỉnh đi đầu cả nước về việc bê tông
hoặc nhựa hóa các tuyến đường giao thông liên thôn liên xã... kể cả từ nhà ra
cánh đồng đường nhiều nơi cũng được bê tông hóa.
đường sắt Bắc-Nam.
Đường thuỷ trên sông Đáy, sông Châu, từ năm 2008 tỉnh đang cho cải
tạo Âu thuyền nối giữa sông Châu và sông Đáy. Khi dự án này hoàn thành
giao thông đường Thủy thuận tiện hơn do tàu thuyền có thể từ sông Đáy qua
Âu thuyền này dọc sông Châu, qua âu thuyền Tắc giang và đi vào sông Hồng
một cách thuận tiện.

3


Đường hàng không: Không có sân bay cũng như không có dự án. Sân
bay quốc tế gần nhất là Nội Bài 100Km.
Theo điều tra dân số 01/04/2009 Hà Nam có 785.057 người, giảm so với điều
tra năm 1999 (811.126 người), chiếm 5,6% dân số đồng bằng sông Hồng, mật
độ dân số 954 người/km². 91,5% dân số sống ở khu vực nông thôn và 8,5%
sống ở khu vực đô thị. Dân cư đô thị chủ yếu ở thành phố Phủ Lý và các thị
trấn: Hòa Mạc, Đồng Văn, Quế, Vĩnh Trụ, Bình Mỹ, Kiện Khê. Tỉ lệ tăng dân
số tự nhiên năm 1999 là 1,5%.
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Làng nghề: 39,7%
Nông nghệp: 28,4%
Dịch vụ: 31.9%
Công nghiệp: chủ chốt là ximăng, vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến. 6
nhà máy xi măng 1,8 triệu tấn/năm đang phấn đấu đạt 4–5 triệu tấn /năm. Đá
khai thác 2, 5 triệu m3 (2005) tăng 2,26 lần so với năm 2000, Bia - nước giải
khát đạt 25 triệu lít gấp 4,18 lần, vải lụa gấp 7 lần, quần áo may sẵn gấp 2 lần,...

Hà Nam có trên 40 làng nghề. Có những làng nghề truyền thống lâu đời
như dệt lụa Nha Xá, trống Đọi Tam, mây giang đan Ngọc Động (Duy Tiên),
sừng mỹ nghệ (Bình Lục), gốm Quyết Thành, nghề mộc (Kim Bảng), thêu ren
xã Thanh Hà (Thanh Liêm),... Có làng đã đạt từ 40–50 tỷ đồng giá trị sản xuất,
tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, mây giang đan: 5,5 triệu sản phẩm;
lụa tơ tằm: 0,695 triệu m; hàng thêu ren: 2,83 triệu sản phẩm,...
I. MỘT SỐ MÓN ĂN MANG ĐẬM VĂN HÓA ẨM THỰC HÀ NAM
1.Cá kho làng Vũ Đại:
Từ hơn nửa thế kỷ qua, làng Vũ Đại (Đại Hoàng) (xã Hòa Hậu, huyện
Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) nổi tiếng bởi bối cảnh của làng đã được cố nhà văn
Nam Cao đưa vào nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng như: Chí Phèo, Lão Hạc,
Đời thừa… Ngày nay, làng còn nổi tiếng khi món cá kho truyền thống của
4


người dân ở địa phương này trở thành đặc sản, mỗi nồi cá có giá tiền triệu và
hút hồn người ta đến mức người ở nước ngoài cũng đặt mua.

Làng Vũ Đại hay còn được gọi là Đại Hoàng. Theo nhà nghiên cứu
Đặng Hải Lâm viết trong cuốn Đức Thánh Trần và quê hương Bảo Lộc, sở dĩ
làng có tên Đại Hoàng là bởi đây là nơi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
nhặt được đứa bé gái trên đường từ kho lương Trần Thương về An Lạc ấp.
Đứa bé ấy sau được Hưng Đạo Vương nhận làm con nuôi và đặt tên là Đại
Hoàng. Sau dân làng lấy tên Quận chúa để đặt cho làng để nhớ ơn.
Ngoài các loại gia vị như: riềng, gừng, nước cốt chanh, kẹo đắng,
người ta còn cho thêm thịt ba chỉ, nước mắm cua và tuyệt đối kiêng nước lã.
Đặc biệt, cá chỉ được kho một lửa, liên tục 10-12 giờ, duy trì đều đến khi
trong nồi còn khoảng một thìa nước thì bắc khỏi bếp. Vì gắn bó với niêu cá
nhiều năm nên người dân ở đây chỉ cần ngửi hương vị cũng có thể biết cá
mặn hay nhạt, nghe tiếng sôi cũng biết lượng nước trong niêu còn nhiều hay

ít. Không hề sử dụng chất bảo quản nhưng cá kho làng Đại Hoàng có thể giữ
5-10 ngày nhờ kỹ thuật kho và các gia vị đều là chất liệu tươi, tự nhiên.

5


Người cao tuổi trong làng kể lại, món cá kho ngày Tết của làng không
có xuất xứ từ một truyền thống, phong tục hay điển tích nào mà có nguồn gốc
từ những ngày đói nghèo xa xưa. Trước đây cuộc sống đói khổ không có
nhiều thịt lợn, thịt gà như bây giờ. Hơn nữa, đây là vùng đồng chiêm trũng,
dân không trồng được lúa nên không có cám gạo nuôi lợn nên thịt lợn ngày
xưa quý như vàng. Không có thịt nhưng Tết thì vẫn đến, vẫn phải nghĩ cách
nào đó cho tươm tất hơn ngày thường nên người ta tìm cách chế đặc sản từ cá
vốn là nguồn thức ăn có nhiều trong vùng.
Có 3 yếu tố để làm nên hương vị đặc trưng của niêu cá kho Đại Hoàng:
1. Phải là cá trắm đen được nuôi tự nhiên từ 2 - 3 năm; 2. Phải có vị chua của
tương cua hoặc quả chanh, quả chấp; 3. Thời gian kho từ 10 - 14 tiếng trong
niêu đất. Cụ thể: Cá trắm đen tươi ngon được cắt bỏ đầu, bỏ đuôi, chỉ kho
phần khúc giữa. Gia vị gồm có tương cua (hoặc vị chua của quả chanh, chấp),
ớt tươi, mắm ngon, giềng, gừng. Cá kho xong sẽ có màu vàng sậm, thịt cá
chắc và thơm, xương cá mềm tan, ăn với cơm nóng mùa lạnh là ngon nhất.
Ngày xưa, niêu cá Đại Hoàng tương truyền còn là món quà người dân quê
dâng vua quan tỏ lòng kính trọng.
6


Người làng cho biết, chiếc niêu kho cá cũng được chuẩn bị kỳ công sơ
chế: Luộc chiếc niêu hàng chục tiếng cho thôi ra hết các chất bẩn. "Nếu
không qua quy trình này thì nồi cá chắc chắn hỏng, bao nhiêu gia vị sẽ ngấm
hết vào nồi, cá ăn sẽ nhạt nhẽo không đằm vị", một cụ già nói.


2. Bánh đúc:
Bánh đúc vốn là món
ăn dân dã của con nhà
nghèo. Tuổi thơ của
nhà văn Nam Cao đầy
ắp những kỷ niệm về
món bánh bình dân
"bột xay rất nhuyễn",
vôi bỏ vừa, mịn, chắc
đấy mà không nồng
chút nào, bẻ ra ăn với
cá bống kho ráo nước... dầm tí tương cua thì thật tuyệt" này.
Trong phiên chợ xưa, các thôn nữ yếm thắm xúm xít quanh mẹt của bà
bán bánh đúc riêu mà ăn hăm hở. Người nọ nhìn bát của người kia rồi lại nhìn
bát mình mà tự nhủ rất ngây thơ rằng: "Mình ăn hết chỗ này vẫn chưa no,
người kia ăn sung sướng hơn mình...". Chàng thi sĩ trong tác phẩm của Nam
Cao đã đứng tựa gốc dâu để ngắm cô thiếu nữ ăn bánh đúc "đôi môi tròn và
đỏ tựa san hô sườn sượt, nước riêu chảy xuống cái cằm xinh xinh", mà nghĩ ra
không biết bao nhiêu là thơ. Dần dà, bánh đúc từ các chợ thôn quê đã du nhập
vào thành phố.

7


Cùng với bánh cuốn Thanh Trì, tiếng rao "Ai bánh đúc" đã trở nên
quen thuộc trên mỗi nẻo đường Hà Nội. Các cô gái quê rảo chân khắp các phố
phường Hà Nội, lúc lỉu đôi quang gánh với hai mẹt bánh đầy có ngọn. Bánh
đúc được xắn thành từng miếng tròn bằng nắm tay, mầu trắng ngà điểm thêm
mấy hạt lạc nâu hồng nom thật sướng mắt. Cái tên "bánh đúc" nghe thì thô

nhưng hình thức lại tao nhã vô cùng. Nhà văn Vũ Bằng đã không tiếc lời ca
ngợi miếng bánh đúc "mặn mịn và bóng như da người phụ nữ vừa tắm xong".
So với các loại quà bánh khác, giá rẻ hơn tới chục lần. Bỏ ra dăm bảy nghìn là
cả nhà được thưởng thức một bữa no nê bánh đúc. Nhưng xét về chất lượng
thì không bằng bánh đúc quê ngày xưa. Người làm bánh muốn bánh được
chắc được trắng nên cho hơi nhiều hàn the và vôi, gây nồng bánh và dễ đầy
bụng nếu như ta có tham mà ăn nhiều hơn một chút.
Bánh đúc ăn lạ miệng, đắt khách, vốn chẳng là bao nên một vài người ở
Hà Nội cũng xoay ra bán mặt hàng này. Bánh đúc ở phố Lê Ngọc Hân tương
đối đặc biệt. Nồi bánh dẻo quánh đặt trên lò, các bọt phồng sủi rồi vỡ òa như
miệng núi lửa, bốc mùi thơm dịu. Người bán bánh gõ nhẹ là cả khối bánh dẻo
ráo rơi xuống bát, tuyệt không dính vào muôi chút nào, thêm một thìa nhân
như nhân bánh cuốn rồi thả rau mùi và chan nước chấm chua ngọt. Người nào
sành ăn thì cố đợi đến lúc bà chủ vét nồi, cậy lên một tảng cháy vàng rộm,
vừa giòn vừa thơm. Quán thu hút khá đông nam thanh nữ tú vì ngon lại rẻ, chỉ
2.000 đồng là được một bát nóng sốt. Các cô tú cậu tú muốn chiêu đãi nhau
chỉ cần bỏ ra một vài chục nghìn là cả nhóm tha hồ đánh chén. Bà chủ mở
hàng từ 3 giờ nhưng đến khoảng 5, 6 giờ đã dọn nồi dọn niêu. Hết hàng, cậu
con trai bà chủ nhanh nhẹn đứng đầu đường xua tay báo hiệu cho khách,
miệng nhoẻn nụ cười như hối lỗi. Có mấy ông khách đi xe Simsơn than thở
rằng từ Hà Đông lặn lội ra đây cả chục lần mà vẫn bị hụt ăn, thế mới biết cái
sự thưởng thức món ăn giản dị này xem ra chẳng dễ.

8


Hương vị bánh đúc như làn gió đồng quê thổi man mát trong lòng
thành phố. Đi xa, thỉnh thoảng nhớ về Hà Nội, nghĩ đến hương vị bánh đúc là
lại muốn chảy nước miếng.
3. Canh trai, canh hến:

Hình như người Việt cổ buổi sơ khai chưa
có thói quen và chưa biết săn bắn (?) mà chủ
yếu đấu tranh sinh tồn bằng phương pháp
hái lượm. Hái những thứ gì có thể ăn được ở
trên cây hoặc lượm những sản vật thấy được
trên mặt đất; dần dần mò lặn những sản vật
Canh hến

dẫu gắn với mặt đất, nhưng có thể lại khuất

chìm trong nước, dưới lòng sông, đáy đầm phá, nền các hồ ao... Di chỉ từ
hàng vạn năm xưa mà bây giờ chúng ta thấy được, đó là đống vỏ sò trong
Động người xưa ở vườn rừng quốc gia Cúc Phương, nó cho ta sự suy đoán
phù hợp. Bởi vì mảnh đất cha ông ta xưa sinh sống là mênh mông một dải
thềm phù sa cổ, cho nên thuở ấy, nguồn sống chính của người Việt cộng sinh
là các giống thủy sinh, đa phần lại chỉ là loài nhuyễn thể. Lý do, chúng sinh
sản nhanh, di chuyển chậm, dễ kiếm tìm thu lượm, lại có nhiều cách chế biến,
sử dụng hết sức giản đơn.
Phải vì mang cái gien truyền thống ấy, mà ngày nay hầu hết cư dân
đồng bằng Bắc bộ; nơi nào cũng có nét sinh hoạt tương đồng. Cái họ lo chủ
yếu cho sự sống, chỉ là tìm cách trồng tỉa thu hoạch lấy củ khoai, hạt lúa, bắp
ngô... Còn lo cho từng bữa cụ thể hàng ngày, họ không quá quan tâm như dân
thành phố. Đúng vậy, đến bữa, nếu là người ở nhà thì họ ra dàn cắt nửa quả
bầu, hoặc vào vườn cắt quả bí xanh; nếu là người đi làm đồng thì khi về thể
nào cũng đã chuẩn bị sẵn mớ rau lang, rau đỗ hoặc nắm rau tập tàng, về rửa
sạch cho vào nồi nước, nêm một chút mỡ, một chút muối mắm, thế là có được
nồi canh thơm lừng hương vị đồng quê mộc mạc, chan vào vừa mát ruột. Kèm
9



mỗi bát cơm chỉ cần thêm vài quả cà pháo muối xổi hoặc vài con tép đồng
kho khô, thì đảm bảo khó có bữa tiệc đặt cầu kỳ nào có thể vừa với miệng
khách hơn.
Với cách sống như thế hàng
nghìn đời nay người nông
dân sống trong các làng mạc
thôn xóm, hầu như rất ít đổi
thay trong cách ăn uống, mà
từng thế hệ chàng trai cô gái
vẫn

trưởng

thành,

khỏe

mạnh, xinh tươi. Dẫu cho
Đĩa trai xào

những năm gần đây đổi mới

thì cũng chỉ đổi về hình thái nhà cửa, đồ gia dụng, đường làng, ngõ xóm...
Còn trong sinh hoạt vật chất thì làng nào cũng vẫn giống làng nào, ấy là
những món ăn từ loài thủy sinh nhuyễn thể: trai, hến, trùng trục, ốc nhồi, ốc
vặn, ốc bươu... Những thứ này, hiện nay không chỉ làng quê, mà cư dân thành
thị còn coi chúng vào hàng đặc sản. Mỗi ngày có hàng vạn thực khách nhu
cầu, và hàng triệu nhân sinh sống bằng công việc mò lặn, bắt vét, bán buôn
chế biến... đem về ngâm một lát trong nước sạch cho chúng nhả hết cặn bã,
rồi rửa sạch, cho vào chiếc nồi đồng không cho nước, chỉ cho thêm chút muối,

chúng sẽ há miệng tự tiết ra nước, nước ấy cất đó, lát sau nhặt hết ruột trai,
hến, trùng trục lấy nước nóng làm vệ sinh sạch sẽ, con nào ruột lớn quá thì
thái nhỏ cho đều nhau.
Cuối cùng, đổ vào nồi nước luộc màu hơi đục lờ lờ; nếu là mùa nhót thì
cho thêm mươi quả nhót, nếu là mùa khế thì cho dăm quả khế chua tách múi,
cộng với hành răm, thìa là mắm muối, rồi tùy theo lượng người ăn mà pha
thêm nhiều ít nước đun sôi. Điều cần lưu ý, trước khi đổ thịt trai hến vào nồi,
phải xào với mỡ và hành củ thái nhỏ cho thật nổi vị... khi đã đun thật kỹ là ta
10


đã được nồi canh trai hết chua chua, dìu dịu lại man mát, thơm thơm. Người
dân quê còn có món ăn dự trữ quanh năm, đó là vại cà bát muối kỹ, rồi
chuyển dầm tương, miếng cà thái ra hồng hồng như miếng mứt hồng Tàu,
nhưng sao mà nó hợp với cái vị canh trai, và một miếng cơm khi đã chan
canh, cắn một chút cà đậm, mặn, giòn, thơm...
4. Các món ngon từ cá diếc:
Thịt cá diếc thơm ngon, không tanh như các loại cá khác. Đặc biệt bộ
lòng rất quý. Người sành điệu không bao giờ bỏ bộ lòng. Riêng túi mật có vị
đắng nhẹ đặc trưng ai cũng thích ăn. Khi làm cá, chỉ cần cắt vây, đuôi, bỏ
mang và một đoạn ruột già. Giữ lại bộ lòng và không đánh vảy. Sau đó chế
biến thành những món ăn vô cùng đặc sắc.
Cá diếc nấu canh chua: Cá làm sạch rửa xong
để trong tô. Ướp một ít muối tiêu, hành củ đập
dập. Đun một xoong nước sôi có bỏ một ít lát cà
chua, thơm (dứa). Đổ tô cá vào, chờ sôi lại.
Nhắc xuống, nêm muối, bột ngọt cho vừa ăn,
Canh cá diếc

điểm thêm lá hành cắt nhỏ, ngò, rau răm. Cá


bày ra đĩa, dùng với nước mắm ngon và ớt cắt khoanh. Người sành điệu
thường ăn cá riêng rẽ, không ăn với cơm để thưởng thức vị thơm ngon của cá
diếc và nhất là bộ lòng, vừa "ngọt", vừa béo, có vị "nhẩn" của mật cá. Thỉnh
thoảng húp một ít nước canh. Người trong Nam thường luộc cá chung với rau
mã đề.
Lẩu cá diếc: Cần chuẩn bị đầy đủ các thứ như: chuối chát, khế, măng, nấm
tai mèo, giá sống, bắp chuối, lá lốt, rau răm, củ nghệ..., thêm một ít thịt nạc
heo, mỡ và gia vị: hành củ, tiêu, ngũ vị hương... thì có thể làm một lẩu cá
diếc. Ăn lẩu cá diếc với các loại rau thơm như rau răm, ngò tàu, rau mã đề...
Gỏi cá diếc: Chọn những con chừng ngón tay cho vào thau nước. Chuẩn bị
sẵn một tô nước chanh hoặc dấm, một tô rau ghém có trộn xoài xanh thái
11


mỏng, một tô nước chấm có đủ gia vị với đậu phụng rang giã nhỏ, mấy cái
bánh tráng mè nướng vàng. Bạn phải tự mình vớt cá bỏ vào tô nước chanh,
con cá vẫy nhẹ một lúc thì từ màu xanh sang màu trắng ngà. Gắp bỏ vào chén,
múc một muỗng nước chấm, rau ghém, bánh tráng bẻ nhỏ và cứ thế mà "vào".
Cá diếc nhỏ, ăn gỏi xương mềm, không cứng như nấu canh hoặc lẩu. Thực
khách ăn luôn cả xương, vảy và bộ lòng.
5.Chuối ngự đồng chiêm:
Dọc bờ sông Châu Hà Nam, nhiều nơi nổi tiếng về trồng chuối ngự. Nhưng
ngon nhất, vẫn là chuối ngự làng chiêm trũng Ðại Hoàng (Lý Nhân, Hà Nam).
Cây chuối ngự, theo các cụ kể ít ra đã có từ thời nhà Trần. Từ phủ Thiên
Trường đến ngoại thành Nam Ðịnh, các làng xóm ở Hà Nam, nhiều vùng đất
là quê hương, là thái ấp các vua quan nhà Trần. Những ông vua thương dân,
đánh giặc giỏi, lại được dân quý trọng, trồng lên loại sản vật quý giá dâng vua:
chuối ngự.
Cây chuối ngự vườn quê ta xanh mát, bẹ cây bóng trong. Trồng chuối cũng kỳ

công, từ mùa xuân năm nay đến mùa xuân năm sau mới ra hoa kết trái. Khác
với

cây

chuối

ngự trâu, quả to,
ăn nhạt, chuối
ngự

thóc

(hay

còn gọi là chuối
ngự mít) là loại
được chọn tiến
vua.

Qua

mùa

bão táp mưa sa,
cây càng phải gìn
giữ kỹ. Mỗi cây
có một cột tre làm nơi nương tựa. Ngay đến chăm sóc, chuối ngự cũng cầu kỳ,
12



"ăn" sạch các loại bùn ao, nước gạo, dầu lạc, chớ không ưa các loại phân uế
tạp.
Chuối ngự đậu quả, không để chín cây mà phải giấm rất kỳ công. Lò
giấm vách đất, chứa đựng mươi buồng, đủ nhiệt độ cho chuối chín mà không
nẫu. Mùa chuối ngự chín, hương thơm tỏa đầy ắp nhà. Quả chuối ngự xinh
xinh, bụ bẫm, cuống thanh thanh. Các cụ ngày xưa ví quả chuối như "búp tay
cô gái" kéo sợi dệt vải quê đồng chiêm. Vỏ chuối vàng óng như lụa, bóc vỏ,
ruột lộ ra liền. Quả chuối mềm nuột, mầu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột
vàng sậm, thơm nức. Cái ngọt đậm đà đầu lưỡi.
6.Ốc đồng:
Người nông dân Việt Nam sống chủ yếu bằng
nghề trồng lúa nước. Xung quanh việc cấy trồng
cây lúa đã tạo nên nhiều loại hình văn hóa
truyền thống, trong đó có văn hóa ẩm thực
mang phong vị Việt Nam. Người dân Việt Nam
Nồi riêu ốc

đã biết tận dụng môi trường tự nhiên để tạo ra
cho mình nhiều món ăn đặc sắc, trong đó có

món ốc đồng. Một món ăn không những giàu đạm, giàu chất bổ dưỡng, mà
còn giàu hương vị quê hương ví như chùm khế ngọt, cánh cò bay.
Có hàng chục loại ốc như ốc bươu, ốc mít, ốc đá, ốc vặn... sinh ra từ
đồng ruộng quê nhà. Ốc luộc là món bình dân nhất. Ngon hơn cả là loại ốc
mít, loại ốc có màu vàng óng và nhỏ hơn loại ốc bươu một chút. Thế nhưng
nhiều người lại thích ngồi mút loại ốc đá và nhể những con ốc vặn. Thật thú
vị khi những ngày gió heo may se se lạnh thổi về cùng với mưa bụi chuyển
mùa được ngồi bên đĩa ốc nóng hổi, vừa thổi vừa ăn. Cái nóng của ốc, của
gừng, của ớt quả làm cho người ăn xuýt xoa, cay chảy cả nước mắt mà vẫn

thấy say mê. Chẳng thế mà những gánh ốc mút, những quầy ốc nhể, muôn
thuở vẫn cuốn hút những cô con gái tuổi học trò.
13


Ốc nấu đậu phụ, chuối xanh và ốc xào khế là hai
món ăn độc đáo của vùng đồng bằng Bắc bộ. Đây là
những món ăn đơn giản, nấu nhanh và rất hợp với
khẩu vị của người Việt.
Bát bún ốc hấp dẫn

Chọn ốc béo, ngâm nước gạo trước độ một ngày
cho sạch (theo kinh nghiệm dân gian, người ta ăn ốc

vào tuần trăng thì ốc sẽ béo và ngon hơn). Vớt ra cạy miệng khêu lấy ruột,
xong bóp muối rửa sạch bằng nước nóng cho hết nhớt rồi đem ướp với ít mắm
tôm, nước nghệ cùng với mẻ, ớt. Chuối xanh thì bóc vỏ, cắt khúc dài độ 3
phân chẻ tư ngâm nước lã có pha chút mẻ cho chuối khỏi thâm. Đậu phụ thì
thái miếng con chì. Người ta xào ốc phi với hành tỏi riêng vì ốc rất nhanh
chín, để lâu sẽ dai. Sau đó xào một ít thịt lợn ba chỉ cùng mắm muối với quả
dọc cho vừa, chế nước sôi săm sắp đun 15 đến 20 phút rồi cho đậu phụ rán
vào. Cuối cùng là ốc (nhớ bỏ ra ngay) và đừng quên tía tô trong món ăn này.
Còn món ốc xào khế cũng chuẩn bị như món ốc nấu đậu phụ chuối
xanh. Lấy thịt ốc một nửa băm nhỏ, một nửa thái tròn mỏng ướp với dấm
bỗng, nước nghệ, mắm muối cho vừa chừng độ 15 phút cho ngấm. Đun mỡ
cho già, phi hành rồi bỏ ốc vào, đảo nhanh, ốc vừa chín tới là bỏ ra ngay. Khế
thì thái mỏng ngang quả, cho vào ít muối xóc đều để độ 10 phút cho bớt chua.
Xào khế riêng, khi đủ chín đổ ốc vào thêm hành và tía tô là được.
Người ta cũng không thể nào quên được món bún ốc mà ai đã sinh ra
và lớn lên ở Việt Nam chắc chắn cũng đều biết đến. Bây giờ ở các thành phố

lớn, món ốc đã trở thành đặc sản như: ốc nhồi thịt, ốc hấp lá gừng hay món ốc
hấp thuốc bắc độc đáo ở Phủ Tây Hồ. Nhưng nếu bạn muốn ăn món ốc đích
thực, xin mời hãy trở về quê. Những người nông dân thật thà chất phác lại là
những người đầu bếp giỏi nhất cho món ốc đồng này. Thêm vào đó là cảnh
tình làng nghĩa xóm thấm đượm trong từng hương vị quê nhà..

14


II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
DU LỊCH HÀ NAM
1. Giải pháp về cơ chế chính sách
Nhằm đảm bảo những điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý trong quá
trình tổ chức triển khai quy hoạch. Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách
về đầu tư nhằm khuyến khích các nhà đầu tư và thu hút vốn đầu tư. Cụ thể:
- Các quy định cụ thể về thủ tục hành chính trong quá trình lập dự án
đầu tư. Trong đó yêu cầu thực hiện công khai, minh bạch về các quy định
pháp lý hiện hành về quy trình lập, xét thầu các dự án; tạo thuận lợi tối đa cho
các nhà đầu tư về thủ tục.
- Có cơ chế chính sách rõ ràng về sử dụng đất, giải phóng mặt bằng.
Ngoài các quy định chung của Nhà Nước, cần có những quy định riêng của
địa phương nhằm khuyến khích các nhà đầu tư.
- Có cơ chế chính sách hỗ trợ cộng đồng chuyển đổi mục đích sử dụng
đất, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống lâu dài cho nhân dân
đối với những dự án cần thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; tranh thủ sự ủng hộ
của cộng đồng.
- Xây dựng cơ chế chính sách về nguồn nhân lực. Có chính sách cụ thể
thu hút, khuyến khích người lao động có tay nghề vào làm việc trong ngành.
Có chính sách cụ thể đối với các nghệ nhân để khai thác họ trong việc truyền
nghề cho các thế hệ trẻ. Đồng thời nhanh chóng xây dựng kế hoạch đào tạo lại

và đào tạo mới đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn
mới.
2. Giải pháp đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
Nhằm khai thác hợp lý và bền vững nguồn tài nguyên du lịch trên địa
bàn, tạo những sản phẩm đặc thù mang thương hiệu của Hà Nam, làm tăng
sức hấp dẫn và tính cạnh tranh cho du lịch Hà Nam. Gồm:
15


- Tổ chức điều tra đánh giá tổng thể nguồn tài nguyên du lịch Hà Nam,
nhằm xác định các giá trị, tình trạng cụ thể của các tài nguyên; ứng dụng công
nghệ GIS trong quản lý tài nguyên, giúp các nhà quản lý nắm vững và quản lý
bền vững nguồn tài nguyên du lịch trên địa bàn. Trên cơ sở đó xây dựng kế
hoạch bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị các tài nguyên một cách bền vững và
hiệu quả.
- Tổ chức nghiên cứu thị trường nhằm nắm rõ yếu tố cung cầu, trên cơ
sở đó sáng tạo các sản phẩm có giá trị đặc thù nhằm tăng sức hấp dẫn của
điểm đến, tạo thương hiệu du lịch cho Hà Nam.
3. Giải pháp xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch
Nhằm quảng bá rộng rãi hình ảnh du lịch Hà Nam trong nước và trên
thị trường quốc tế. Gồm:
- Xây dựng chiến lược marketing du lịch Hà Nam gắn với chiến lược
phát triển sản phẩm du lịch.
- Xây dựng kế hoạch quảng bá bao gồm: Quảng bá hình ảnh, tài nguyên
du lịch Hà Nam; quảng bá các sản phẩm du lịch Hà Nam. Cần xây dựng nội
dung hết sức chi tiết đối với từng hạng mục, lựa chọn cụ thể các giá trị tài
nguyên, sản phẩm, yêu cầu về hình thức thể hiện, số lượng, quy mô... Đối với
trong nước, đối với quốc tế phải có yêu cầu riêng về hình thức và chất lượng.
Cần đa dạng hóa các hình thức quảng bá như sử dụng các phương tiện truyền
thông, tổ chức và tham dự các sự kiện, xuất bản ấn phẩm, tờ rơi... Tăng cường

liên kết trong và ngoài nước để quảng bá cho du lịch Hà Nam. Nhanh chóng
kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự cho công tác quảng bá xúc
tiến du lịch Hà Nam.
4. Giải pháp bảo vệ môi trường
Nhằm tạo môi trường bền vững cho du lịch Hà Nam phát triển. Cần:

16


- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong
cộng đồng, nhằm bảo vệ tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch. Tranh thủ sự
hỗ trợ của các tổ chức xã hội, nhà trường để giáo dục nâng cao nhận thức
người dân trong xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, thái độ thân thiện với
du khách.
- Có cơ chế chia sẻ lợi ích với cộng đồng, tranh thủ sự đồng thuận của
cộng đồng trong việc góp sức bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch.
- Liên kết với các ban ngành tổ chức xử lý tốt các nguồn ô nhiễm môi
trường nước, môi trường không khí tại các khu điểm du lịch. Đặc biệt là tại
các làng nghề, nhất là tại các khu vực lưu vực sông Đáy, sông Châu. Tổ chức
ngăn chặn việc phá đá, chặt cây tại các điểm du lịch.
- Có cơ chế chính sách và biện pháp tổ chức cụ thể tại các điểm du lịch
để tổ chức các hoạt động dịch vụ tại các khu điểm du lịch, nhất là tại các điểm
du lịch quan trọng như Tam Chúc, Ngũ Động Sơn, Long Đọi Sơn, Khu du
lịch Nam Cao, Đền Trần Thương, đền Lảnh...
- Thực hiện nghiêm ngặt quy định bắt buộc có nghiên cứu đánh giá tác
động môi trường đối với tất cả các dự án đầu tư du lịch. Kiểm tra giám sát
chặt chẽ các biện pháp kỹ thuật xử lý nước thải, chất thải rắn tại các công
trình du lịch.
- Liên kết với các ngành xây dựng các cơ chế, biện pháp, hình thức chế
tài cụ thể xử lý các hành vi xâm hại di tích, xâm hại môi trường tại các điểm

du lịch.

17


18



×