Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.14 KB, 5 trang )

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(Báo cáo đã được chỉnh sửa theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước họp ngày 15/7/1997 tại
Hà Nội)
A. Tiềm năng và thế mạnh vùng ĐBSCL
B. Khó khăn và hạn chế
C. Thách thức đối với ĐBSCL
D. Quan điẻm và mục tiêu phát triển trong QHTT KT-XH
E. Các khả năng phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế
G. Phát triển các ngành và các lĩnh vực
H. Phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ
Một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu
Tổng hợp và nhận định chung

A. Tiềm năng và thế mạnh vùng ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long là phần cuối cùng của lưu vực sông Mêkông với tổng diện tích tự nhiên là 3,96
triệu ha bằng 5% diện tích toàn lưu vực, bao gồm 12 tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà
Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau, chiếm khoảng 12% diện
tích tự nhiên và dân số năm 1995 là 16,18 triệu người chiếm 22% dân số cả nước.
I. Vị trí địa lý
1. Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế
giới, là một vùng đất quan trọng, sản xuất lương thực lớn nhất nước, là vùng thuỷ sản và vùng cây ăn trái nhiệt
đới lớn của cả nước.
2. Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài trên 700 km khoảng 360.000 km2 vùng kinh tế đặc quyền, giáp
biển Đông và Vịnh Thái Lan, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.
3. Đồng bằng sông Cửu Long nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam vùng phát triển năng động nhất Việt Nam bên cạnh các nước Đông Nam Á (Thái Lan,
Singapore, Malaixia, Philippin, Indonesia...) một khu vực kinh tế năng động và phát triển là những thị trường
và đối tác đầu tư quan trọng.
Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan
trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như Châu úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này hết
sức quan trọng quan trọng cho giao lưu quốc tế.


4. Đồng bằng sông Cửu Long nằm giáp Campuchia, gần Lào, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ là những vùng có
nguồn tài nguyên khoáng sản, rừng phong phú, có nguồn dầu khí, điện lớn.
5. Đồng bằng sông Cửu Long nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân
bố rất dày thuận lợi cho giao thông thuỷ vào bậc nhất so với các vùng ở nước ta.


II. Tài nguyên tự nhiên
1. Khí hậu
Đồng bằng sông Cửu Long có một nền nhiệt độ cao và ổn định trong toàn vùng. Nhiệt độ trung bình 28 0C. Chế
độ nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm 2.226 - 2.709 giờ. Tổng hoà những đặc điểm khí hậu đã tạo ra ở
Đồng bằng sông Cửu Long những lợi thế mang tính so sánh riêng biệt mà các nơi khác khó có thẻ có được, đó
là một nền nhiệt độ, một chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định trong vùng.
Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi ít xảy ra thiên tai do khí hậu đặc biệt là bão. Những đặc điểm khí hậu
này đã tạo ra một nguồn lực rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát của sinh vật đạt được năng suất sinh học cao,
tạo ra một thảm thực vật và một quần thể động vật phong phú đa dạng, nhưng có tính đồng nhất tương đối
trong toàn vùng. Chính vì vậy đó là những điều kiện thuận lợi để tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất lương
thực - thực phẩm, phát triển sản xuất chế biến sản phẩm nông - thuỷ - hải sản lớn nhất cả nước. Và cũng tạo ra
các lợi thế so sánh khác của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Nguồn nước
Đồng bằng sông Cửu Long lấy nước ngọt từ sông Mêkông và nước mưa. Cả hai nguồn này đều đặc trưng theo
mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông Mêkông chảy qua Đồng bằng sông Cửu Long hơn 460 tỷ
m3 và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa. Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá
trình bồi bổ lâu dài đã tạo nên Đồng bằng Châu thổ phì nhiêu ngày nay.
Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông kênh rạch lớn nhỏ chi chít rất thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh
năm. Về mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, sông Mêkông là nguồn nước mặt duy nhất. Về mùa mưa, lượng
mưa trung bình hàng năm dao động từ 2.400 mm ở vùng phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long đến 1.300 mm ở
vùng trung tâm và 1.600 mm ở vùng phía Đông. Về mùa lũ, thường xảy ra vào tháng 9, nước sông lớn gây
ngập lụt.
Chế độ thuỷ văn của Đồng bằng sông Cửu Long có 3 đặc điểm nổi bật :
+ Nước ngọt và lũ lụt vào mùa mưa chuyển tải phù sa, phù du, ấu trùng.

+ Nước mặn vào mùa khô ở vùng ven biển.
+ Nước chua phèn vào mùa mưa ở vùng đất phèn.
Đồng bằng sông Cửu Long có trữ lượng nước ngầm không lớn. Sản phẩm khai thác được đánh giá ở mức 1
triệu m3/ngày đêm, chủ yếu phục vụ cấp nước sinh hoạt.
3. Tài nguyên đất
Tổng diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, không kể hải đảo, khoảng 3,96 triệu ha, trong đó khoảng 2,60 triệu
ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chiếm 65%. Trong quỹ đất nông nghiệp, đất
trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa trên 90%. Đất chuyên canh các loại cây màu và
cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha, khoảng 8,2% diện tích
tự nhiên.
Vùng bãi triều có diện tích khoảng 480.000 ha, trong đó gần 300.000 ha có khẳ năng nuôi trồng thuỷ sản nước
mặn, nước lợ. Theo điều tra năm 1995 có 0,508 triệu ha đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng 211.800 ha và đất
không rừng 296.400 ha. Tỷ lệ che phủ rừng chỉ còn 5%.
Các nhóm đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm:
Đất phù sa sông (1,2 triệu ha): Các loại này tập trung ở vùng trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. Chúng có
độ phì nhiêu tự nhiên cao và không có các yếu tố hạn chế nghiêm trọng nào. Nhiều loại cây trồng có thể canh
tác được trên nền đất này.


Đất phèn (1,6 triệu ha): Các loại đất này được đặc trưng bởi độ axit cao, nồng độ độc tố nhôm tiềm tàng cao và
thiếu lân. Nhóm đất này cũng bao gồm cả các loại đất này cũng bao gồm cả các loại đất phèn nhiễm mặn nặng
và trung bình. Các loại đất phèn tập trung tại Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên còn các loại đất phèn
mặn tập trung tại vùng trung tâm bán đảo Cà Mau.
Đất nhiễm mặn ( 0,75 triệu ha): Các loại đất này chịu ảnh hưởng của nước mặn trong mùa khô. Các vùng đất
này khó có thể được cung cấp nước ngọt. Hiện nay lúa được trồng vào mùa mưa và ở một số khu vực người ta
nuôi tôm trong mùa khô.
Các loại đất khác (0,35 triệu ha): Gồm đất than bùn (vùng rừng U Minh), đất xám trên phù sa cổ (cực Bắc của
Đồng bằng sông Cửu Long) và đất đồi núi (phía Tây - Bắc Đồng bằng sông Cửu Long).
Nhìn chung ở Đồng bằng sông Cửu Long rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp không có hạn chế lớn. Do
nền đất yếu cho nên để xây dựng công nghiệp, giao thông, bố trí dân cư, cần phải gia cố, bồi đắp nâng nền, do

đó cần đòi hỏi chi phí nhiều.
4. Hệ sinh thái và động vật
Hệ sinh thái:
Sông Mêkông đã tạo ra nhiều dạng sinh cảnh tự nhiên, thay đổi từ các bãi thuỷ triều, giồng cát và đầm lầy
ngập triều ở vùng đồng bằng ven biển, các vùng cửa sông, cho đến vùng ngập lũ, các khu trũng rộng, đầm lầy
than bùn, các dải đất cao phù sa ven sông và bậc thềm phù sa cổ nằm sâu trong nội địa.
Các vùng đất ngập nước bị ngập theo mùa hoặc thường xuyên chiếm một diện tích lớn ở Đồng bằng sông Cửu
Long. Những vùng này có chức năng kinh tế và sinh thái quan trọng. Các vùng đất ngập nước là một một trong
những hệ sinh thái tự nhiên phong phú nhất. Mặt khác, chúng cũng là những hệ sinh thái vô cùng nhạy cảm dễ
bị tác động và không thể được do quản lý.
áp lực dân số và hậu quả của chiến tranh đã thúc đẩy nhanh sự suy thoái, sự xáo trộn và phá hoại các hệ sinh
thái tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long. Việc quy hoạch và quản lý đúng đắn là hết sức cần thiết để chặn
đứng xu thế này và để thực hiện một tiến trình khôi phục và duy trì sự cân bằng sinh thái.
Trong các vùng đất ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long, có thể xác định được 3 hệ sinh thái tự nhiên. Tất
cả các hệ sinh thái này đều rất “nhạy cảm” về môi trường. Những nét đặc trưng chủ yếu của 3 hệ sinh thái như
sau:
a. Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn nằm ở vùng rìa ven biển trên các bãi lầy mặn. Các rừng này đã
từng bao phủ hầu hết vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long nhưng nay đang biến mất dần trên quy mô lớn.
Trong số các rừng ngập mặn còn lại, trên 80% (khoảng 77.000 ha) tập trung ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.
b. Hệ sinh thái đầm nội địa (rừng Tràm): Trước đây rừng Tràm đã từng bao phủ một nửa diện tích đất phèn.
Hiện nay chỉ còn lại trong khu vực đất than bùn U Minh và một số nơi trong vùng đất phèn ở Đồng Tháp Mười
và đồng bằng Hà Tiên là những nơi bị ngập theo mùa.
Rừng Tràm rất quan trọng đối với việc ổn định đất, thuỷ văn và bảo tồn các loại vật. Rừng Tràm thích hợp nhất
cho việc cải tạo các vùng đất hoang và những vùng đất không phù hợp đối với sản xuất nông nghiệp như vùng
đầm lầy than bùn và đất phèn nặng. Cây tràm thích nghi được với các điều kiện đất phèn và cũng có khả năng
chịu được mặn.
c. Hệ sinh thái cửa sông: Cửa sông là nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp biển. Chúng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
bởi các thuỷ triều và sự pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt. Cửa sông duy trì những quá trình quan trọng
như vận chuyển chất dinh dưỡng và phù du sinh vật, du đẩy các ấu trùng tôm cá, xác bồi động thực vật và nó
quyết định các dạng trầm tích ven biển. Hệ sinh thái cửa sông nằm trong số các hệ sinh thái phong phú và năng

động nhất trên thế giới. Tuy nhiên chúng rất dễ bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường và do các thay đổi của
chế độ nước (nhiệt độ, độ mặn, lượng phù sa), những yếu tố có thể phá vỡ hệ sinh thái này.


Nhiều loài tôm cá ở Đồng bằng sông Cửu Long là những loài phụ thuộc vào cửa sông. Mô hình di cư và sinh
sản của các loài này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ sông và thuỷ triều, phụ thuộc rất nhiều vào môi
trường cửa sông.
Hệ động vật.
Hệ động vật ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm 23 loài có vú, 386 loài và bộ chim, 6 loài lưỡng cư và 260 loài
cá. Số lượng và tính đa dạng của hệ động vật thường lớn nhất trong các khu rừng tràm và rừng ngập mặn còn
lại.
Sự sống còn của các quần hệ động vật có vú đang bị đe doạ bởi săn bắn, đánh bẫy và sự phá huỷ liên tục nơi
cư trú. Chúng tập trung chủ yếu trong những khu rừng tự nhiên (rừng U Minh và Bảy Núi).
Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng trú đông quan trọng đặc biệt đối với các loài chim di trú. trong những
năm gần đây, bảy khu vực sinh sản lớn của các loài diệc, vò vằn, cò trắng và vạc đã được phát hiện trong các
khu rừng tràm, loài sếu mỏ đỏ phương đông, gần đây đã dược phát hiện ở huyện Tam Nông trong Đồng Tháp
Mười. Trong khu bảo tồn Tràm Chim có 92 loài chim đã được xác định. Trong vùng rừng U Minh, có 81 loài
chim đã được ghi nhận.
Những vùng ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi cư trú của các loài bò sát và động vật lưỡng
cư. Nhiều loài động vật có vú, chim, bò sát và động vật lưỡng cư bị đánh bắt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
5. Khoáng sản
Có triển vọng dầu khí trong thềm lục địa tiếp giáp thuộc biển Đông và Vịnh Thái Lan gồm các bể trầm tích
sau:
- Bể trầm tích Cửu Long: thềm lục địa tiếp giáp Đông Nam Bộ ở phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long ở phía
Nam. Dự báo khoảng 2 tỷ tấn dầu quy đổi.
- Bể trầm tích Nam Côn Sơn: Tiềm năng dự báo địa chất khoảng 3 tỷ tấn dầu quy đổi.
- Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai thuộc Vịnh Thái Lan có trữ lượng dự báo không lớn, khoảng vài trăm triệu
tấn dầu.
Đá vôi có trữ lượng khoảng 130 đến 440 triệu tấn.
Đá Granit, Andesit có khoảng 450 triệu m3.

Sét gạch ngói có trữ lượng đến 40 triệu m3.
Cát sỏi có trữ lượng đến 10 triệu m3/năm
Than bùn có lượng 370 triệu tấn, trong đó U Minh khoảng 300 triệu tấn
Nước khoáng có ở Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Minh Hải.
III. Nhân lực
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có dân số đông nhất trong các vùng của cả nước, chiếm 22% dân số cả
nước. Năm 1995 dân số vùng là 16,18 triệu người và năm 1996 là 16,50 triệu người, tốc độ phát triển bình
quân dân số vùng thời kỳ 1990 - 1995 là 2,1%. Dân số thành thị năm 1996 là 2,7 triệu người, chiếm 16,5% dân
số vùng, thấp hơn mức trung bình Nam Bộ 48% và mức trung bình cả nước 21%. Dân số nông thôn năm 1996
là 13,79 triệu người. mật độ dân số năm 1994 là 401 người/km2 và năm 1996 là 412 người/km2 (cả nước 219
người/km2) đứng sau đồng bằng Sông Hồng.
Người Khơmer, người Hoa khá đông, sống tập trung và chiếm tỷ lệ khoảng 8% dân số vùng.
Dân số trong độ tuổi lao động của vùng năm 1994 là 7,4 triệu và năm 1996 là 7,80 triệu người, chiếm tỷ trọng
đông nhất 22,3% so với toàn quốc, trong khi đồng bằng Sông Hồng chiếm 20% so với toàn quốc.


ở Đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ người mù chữ trong độ tuổi lao động còn cao chiếm 19,2% trong khi cả
nước là 16,5%. tỷ lệ huy động đi học của trẻ em ở độ tuổi 6-18 tuổi là 61% và ở độ tuổi 6-23 là 44%. Như vậy
là quá thấp (chỉ cao hơn vùng Tây Bắc).
Tỷ lệ lao động kỹ thuật so với dân số trong độ tuổi lao động đạt thấp 3,4% trong khi cả nước là 190% (năm
1993). tỷ lệ người có trình độ đại học, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng chỉ có 0,15% trong khi cả nước là
0,36%.
Nhân dân Đồng bằng sông Cửu Long giàu truyền thống cách mạng, thông minh sáng tạo, có kinh nghiệm trong
sản xuất hàng hoá có thể thích ứng nhanh nhạy với điều kiện và đòi hỏi mới của thời đại khoa học công nghệ
tiên tiến.
Dân số Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tăng lên 17,85 triệu người vào năm 2000 và 21,1 triệu người vào năm
2010. Kết quả này dựa trên mục tiêu giảm sinh là tốc độ phát triển bình quân dân số giảm từ 2,1% thời kỳ
1995-2000 xuống còn 1,7% thời kỳ 2001-2010.
Dân số nông thôn tăng lên 14,5 triệu người năm 2000 và 13,7 triệu người năm 2010, nông thôn vẫn là nơi cư
trú của 2/3 dân số vùng.

Dự báo dân số đô thị năm 2010 khoảng 7,4 triệu người, chiếm 35% dân số vùng.
Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 9,7 triệu người năm 2000, và khoảng trên 12 triệu người năm 2010, tăng
với tốc độ 3% năm thời kỳ 1995-2000 và 2,3% thời kỳ 2001-2010.
IV. Kinh tế
Cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long mang tính thuần nông. Tuy nhiên xét trong giai đoạn từ năm
1990 đến năm 1996 đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, đó là cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngày một giảm,
cơ cấu ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng.
Cơ cấu GDP
Đơn vị: %

1990

1994

1995

1996

Tổng số

100

100

100

100

Nông lâm thuỷ


54,9

47,6

46,1

44,5

Công nghiệp và xây dựng

15,3

19,9

20,8

21,6

Dịch vụ

29,8

32,5

33,1

33,9

So với 8 vùng của cả nước, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long đứng thứ 7 chỉ cao hơn
vùng Tây Nguyên, công nghiệp và xây dựng cũng đứng thứ 7 cũng cao hơn vùng Tây Nguyên. Vùng có cơ cấu

kinh tế tiến bộ là Đông Nam Bộ nông nghiệp chỉ có trên 10%, công nghiệp và dịch vụ đều chiếm trên 40%.
Thời gian qua tốc độ tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt trên 8%/năm.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất của cả nước, nông nghiệp Đồng bằng sông
Cửu Long đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế trong vùng, đồng thời góp phần ổn
định nền kinh tế chung của đất nước.
Đất nước ta vào công nghệ hóa, hiện đại hoá trên cơ sở đã đảm bảo an toàn lương thực.
Cây lương thực giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Sản lượng lương thực tà 4,6 triệu tấn năm 1976 lên 15,1 triệu
tấn năm 1996 (số liệu từ các Sở NN&PTNT), từ chỗ sản xuất không đủ ăn trong vùng, tiến đến đủ ăn và còn
chi viện cho các vùng khác xuất khẩu, đồng thời đảm bảo an toàn lương thực quốc gia.



×