Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Gioi thieu he thong dieu khien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.28 KB, 25 trang )

Các từ viết tắt
DCS

: Hệ thống điều khiển phân tán

C&I

: Đo lường và điều khiển

PLC

: Các bộ điều khiển logic

MCS

: Hệ thống điều khiển module

CCS

: Hệ thống điều khiển phối hợp

ECS

: Hệ thống điều khiển điện

BMS/BPS : Hệ thống điều khiển và bảo vệ lò hơi
SCS

: Hệ thống điều khiển tuần tự

ETS



: Hệ thống dừng khẩn cấp tuabin

CCR

: Phòng điều khiển trung tâm

E WS

: Trạm kỹ sư

OWS

: Trạm vận hành

TSI

: Hệ thống giám sát tuabin

DEH

: Hệ thống điều khiển điện- thuỷ lực

DAS

: Hệ thống thu thập dữ liệu

CCTV

: hệ thống giám sát Camera


1


A.Giới thiệu tổng quan về nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn
- Vị trí địa lý
Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn nằm ở phía bắc thành phố thái Nguyên do Tập đoàn Than Việt Nam làm chủ
đầu tư xây dựng có công suất tinh 100 MW. Đây là nhà máy nhiệt điện đốt than theo công nghệ lò sôi tuần hoàn
tiên tiến (CFB), cho phép sử dụng than có nhiệt lượng thấp và hàm lượng lưu huỳnh cao. Tổng lượng than tiêu
thụ khoảng 400.000 tấn/năm được cung cấp bởi các mỏ: Khánh Hoà, Núi Hồng. Hàng năm nhà máy cung cấp
hơn 600 triệu KWh/năm cho lưới điện quốc gia.
- Cấu hình nhà máy, Công suất phát điện, công suất tuabin, lò hơi
Gồm 2 tổ máy : 2 x 50 MW, điện áp đầu cực máy phát : 10,5 KV
Công suất 1 lò hơi : 220 t/h
Thông số hơi : 535oC, 9 MPa
- Các phần phụ trợ
Hệ thống vận chuyển than
Hệ thống xử lý nước công nghiệp và sinh hoạt
Hệ thống vận chuyển và thải tro, lọc bụi
Hệ thống cung cấp hơi tự dùng, cung cấp dầu khởi động, cung cấp đá vôi
- Bộ máy quản lý của nhà máy
+ Ban Lãnh đạo Công ty
+ Các phòng ban chức năng :
- Phòng hành chính tổng hợp
- Phòng tổ chức nhân sự
- Phòng kế hoạch đầu tư
- Phòng Kế toán - tài vụ
- Phòng kỹ thuật
- Phòng Vật tư
- Phòng Bảo vệ - Quân sự

+ Các phân xưởng sản xuất
- Phân xưởng Vận hành
- Phân xưởng Nhiên liệu - Vận tải
- Phân xưởng Hoá
- Phân xưởng Sửa chữa cơ điện
+ Các đơn vị trực thuộc phân xưởng Vận Hành
2


- Kíp vận hành số 1
- Kíp vận hành số 2
- Kíp vận hành số 3
- Kíp vận hành số 4
- Tổ sửa chữa C&I
- Bộ phận quản lý hành chính
Nhiệm vụ của phân x ưởng Vận hành :
- Quản lý, vận hành hệ thống thiết bị điện, lò hơi, tua bin của cả 2 tổ máy đảm bảo mục tiêu phát điện an toàn, ổn
định và kinh tế.
- Đảm bảo công tác sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống đo lường điều khiển của nhà máy

B. Hệ thống đo lường điều khiển tổ máy
I. Tổng quan
1.1 Nguyên tắc thiết kế
1.1.1 Để việc vận hành an toàn, tin cậy, và hiệu quả, phạm vi của hệ thống C&I của Nhà máy Nhiệt điện Cao
Ngạn bao gồm điều khiển phối hợp tua bin và lò hơi, điều khiển lò hơi, điều khiển phụ trợ lò hơi, điều khiển
tua bin, điều khiển phụ trợ tua bin, bảo vệ tua bin và lò hơi, điều khiển hệ thống điện, tro và bụi nhà máy,
điều khiển than và đá vôi của nhà máy, điều khiển việc xử lý nước và nước thải và điều khiển các hệ thống
chung khác.
1.1.2 Nhà cung cấp C&I
Hệ thống Ovation DCS do nhà thầu Emerson Process Management cung cấp

2. Mức độ tự động và bố trí phòng điều khiển và phòng thiết bị điện tử
2.1 Chế độ điều khiển
2.1.1 Lò hơi, tổ máy tua bin - máy phát và các hệ thống phụ trợ được điều khiển và giám sát ở chế độ điều khiển
tập trung.
2.1.2 Hệ thống phần chung có thể thực hiện điều khiển và giám sát ở chế độ điều khiển tập trung, nhưng cũng có
thể chuyển sang chế độ điều khiển tại chỗ để chạy thử, sửa chữa hoặc điều khiển và giám sát trong phòng
điều khiển cục bộ (CCR).
Các hệ thống phần chung bao gồm:
3


(a) Hệ thống xử lý tro bay và tro đáy;
(b) Hệ thống xử lý hoá học nước;
(c) Hệ thống xử lý nước thải;
(d) Hệ thống xử lý đá vôi;
(e) Hệ thống bơm dầu và dỡ tải;
(f) Hệ thống khí nén;
(g) Hệ thống xử lý sơ bộ nước;
(h) Hệ thống xử lý than;
(i) Hệ thống điều khiển khử bụi tĩnh điện;
2.2. Mức độ tự động
2.2.1

Điều khiển tập trung cho các tổ máy và phần chung nhà máy được áp dụng. Người vận hành ở trong
phòng điều khiển trung tâm (CCR) hoàn toàn điều khiển việc khởi động/dừng máy, giám sát và điều
khiển tổ máy trong quá trình hoạt động bình thường và điều khiển khẩn cấp trong quá trình tổ máy gặp
sự cố khi hoạt động.
Có thể điều khiển tự động hoặc điều khiển bằng tay theo các hướng dẫn trên màn hình.

2.2.2


Hệ thống điều khiển phân tán (DCS) dùng vi xử lí được cung cấp. Hệ thống thực hiện chức năng giám
sát, điều khiển, báo động, bảo vệ và liên động, chẩn đoán, xử lý sự cố và hướng dẫn sửa chữa cho tổ máy
để đáp ứng tất cả các yêu cầu trong các trạng thái hoạt động khác nhau để đảm bảo sự vận hành an toàn
và kinh tế của tổ máy.

2.2.3

DCS cung cấp các chức năng điều chỉnh, điều khiển chính và phụ, và chức năng điều khiển tuần tự/onoff cho tổ máy và các hệ thống phụ trợ trong phòng điều khiển trung tâm CCR. Phần chung của nhà máy
(điều khiển tro, điều khiển hệ thống than, xử lý nước…) được điều khiển thông qua PLC trong phòng
điều khiển cục bộ, khi đó các hệ thống điều khiển được nối với DCS bằng giao diện truyền thông để thực
hiện điều khiển và giám sát tập trung .

2.2.4

Trong phòng điều khiển trung tâm (CCR) DCS được kết hợp với các thiết bị chỉ thị dự phòng nối cứng,
các thiết bị vận hành và bảng điện tử hiển thị thông báo tạo nên một trung tâm thông tin và điều khiển
hoàn chỉnh. Một số ít các chỉ thị giám sát quan trọng sẽ được bố trí trên panel dự phòng nối cứng . Các
nút ngắt khẩn cấp được nối cứng cho lò hơi, tua bin, ngắt máy phát, nút điều khiển cho van xả khẩn cấp
và các bơm dầu bôi trơn AC, DC và nút xác nhận cho panel tín hiệu dự phòng … sẽ được bố trí trên bàn
điều khiển. Khi tình huống sự cố xảy ra, chức năng dừng tổ máy an toàn sẽ được thực hiện.

2.3 .Bố trí phòng điều khiển trung tâm
4


2.3.1

Panel nối cứng dự phòng và bàn điều khiển DCS của 2 tổ máy và phần chung nhà máy sẽ được đặt
trong phòng điều khiển trung tâm. Panel tín hiệu , bàn điều khiển của 2 tổ máy sẽ được bố trí theo trình

tự lò hơi, tua bin và máy phát.

2.3.2

Số lượng và bố trí của các thiết bị giám sát trong phòng điều khiển trung tâm sẽ tuân thủ tất cả các yêu
cầu của việc quản lý vận hành tổ máy với 1 người vận hành có vai trò chỉ huy vận hành và 2 người vận
hành là trợ thủ.

2.3.3

Đối với mỗi tổ máy và bảng điểu khiển, có 2 trạm vận hành đầy đủ chức năng (mỗi trạm 2 màn hình) và
1 trạm vận hành DEH.
Tất cả các yêu cầu về chức năng giám sát và điều khiển bao gồm khởi động tổ máy, tắt máy và hoạt
động bình thường sẽ thực hiện thông qua màn hình và bàn phím/chuột.

2.3.4

Một trạm vận hành (với 2 màn hình) được bố trí cho bàn điều khiển phần chung trong phòng điều khiển
trung tâm.

2.3.5

Mỗi tổ máy được cung cấp một panel dự phòng nối cứng có các chỉ thị và hệ thống tín hiệu . Một TV
giám sát công nghiệp được cung cấp để giám sát mức nước bao hơi của mỗi tổ máy và 2 bộ hoặc hệ
thống CCTV đa kênh cho hệ thống điều khiển tro và điều khiển than, đá vôi sẽ được treo trên trần của
phòng điều khiển trung tâm.

2.3.6

Tất cả các tủ DCS, tủ phân phối nguồn và các thiết bị điện khác cho I&C, các thiết bị điện của hệ thống

bảo vệ máy phát và máy biến áp chính …được bố trí trong phòng thiết bị điện tử.

2.3.7

Phòng ăn, phòng họp, phòng trưởng ca, phòng kĩ sư/phòng tài liệu và phòng bảo trì I&C được bố trí trên
cao độ 8.00m. Chi tiết về bố trí cho phòng điều khiển trung tâm và phòng thiết bị điện xem bản vẽ
F296C - K01.

2.3.8

Một hành lang cáp giữa cao độ 4.50m đến cao độ 8.00m sẽ được bố trí. Chi tiết về đường cáp xem bản
vẽ số F296C - K04.

3. Chức năng I&C
3.1 Chức năng điều khiển DCS
3.1.1

Hệ thống DCS thực hiện các yêu cầu kĩ thuật của Hệ thống thu thập dữ liệu (DAS), Hệ thống điều khiển
điều chỉnh (MCS), Hệ thống điều khiển tuần tự (SCS), Hệ thống điều khiển By-Pass (BPCS), và hệ
thống điều khiển điện (ECS) để đáp ứng mọi điều kiện hoạt động và đảm bảo sự an toàn của tổ máy và
hoạt động với hiệu suất cao.

3.1.2

Hệ thống BMS/BPS, hệ thống điều khiển thổi bụi, do ALSTOM cung cấp. Nhà sản xuất turbine HTC
cung cấp ETS, DEH và TSI và được tích hợp với DCS. Các hệ thống này sẽ được thực hiện điều khiển
tập trung và giám sát trong phòng điều khiển trung tâm thông qua trạm vận hành của DCS.
5



3.2 Hệ thống thu thập dữ liệu (DAS)
3.2.1

Hệ thống thu thập dữ liệu là một phần của DCS, nó cho phép giám sát, hiển thị, báo động, tính toán, lưu
giữ và định hướng cho tất cả các dữ liệu vào/ra phục vụ cho quản lý quá trình cũng như cung cấp các
thông tin chính xác cho người vận hành thông qua hệ thống thông tin sao cho đảm bảo sự hoạt động an
toàn và kinh tế.

3.2.2

DAS gồm các chức năng sau:
(a)

Xử lý tín hiệu đầu vào;

(b)

Kiểm tra giới hạn báo động báo động quá giới hạn;

(c)

Hiển thị: bao gồm hiển thị sự hoạt động, sơ đồ mô phỏng quá trình, các hiển thị nhóm, các hiển thị
thanh đồ hoạ, các hiển thị đồ thị và hiển thị báo động;

(d) Danh sách bản ghi: bao gồm các bản ghi định kỳ, trình tự các sự kiện (SOE), bản ghi cắt .v.v..;
(e) Lưu trữ dữ liệu và khôi phục dữ liệu;
(f) Tính toán hoạt động của nhà máy...;
3.3 Hệ thống điều khiển điều chỉnh (MCS)
3.3.1


Hệ thống điều khiển điều chỉnh cung cấp chức năng tự động điều khiển phản hồi cho lò hơi/tuabin-máy
phát, trong những điều kiện bình thường nhất định và các điều kiện thay đổi tải, cũng như các điều
kiện tức thời khác.

3.3.1.1

Qúa trình tự động điều chỉnh cho đầu ra của lò hơi/tuabin-máy phát sẽ được thực hiện trong một trong
những chế độ sau, tuỳ thuộc vào yêu cầu vận hành và điều kiện của nhà máy tại thời điểm đó
(a) Chế độ điều khiển bằng tay;
(b) Chế độ điều khiển theo lò hơi;
(c) Chế độ điều khiển theo tuabin;
(d) Chế độ điều khiển phối hợp;

3.3.1.2 Chức năng điều khiển phối hợp từ xa được cung cấp. Các lệnh từ Trung tâm điều độ lưới điện (LDC) sẽ
thông qua Gateway và được nối cứng với DCS sao cho nhiên liệu, khí đốt và bộ điều tốc cho tuabin
được điều chỉnh tự động để đạt được những yêu cầu cho điện đầu ra.
3.3.2 Bên cạnh hệ thống điều khiển phối hợp tổ máy, các vòng điều khiển khác sẽ thực hiện các chức năng sau:
(a) Điều khiển chính lò hơi;
(b) Điều khiển nước cấp lò hơi;
(c) Điều khiển nhiệt độ hơi quá nhiệt;
6


(d) Điều khiển áp suất buồng đốt;
(e) Điều khiển lưu lượng gió cấp 1;
(i) Điều khiển áp suất gió cấp 2;
(g) Điều khiển lưu lượng gió cấp 2;
(h) Điều khiển lưu lượng dầu vòi đốt khởi động;
(i) Điều khiển lưu lượng dầu vòi đốt phụ;
(j) Điều khiển cấp than;

(k) Điều khiển cấp đá vôi;
(I) Điều khiển nhiệt độ ghi lò;
(m) Điều khiển áp suất ghi lò;
(n) Điều khiển nhiệt độ SCAPH;
(o) Điều khiển mức nước nóng bình ngưng;
(p) Điều khiển áp suất bình khử khí;
(q) Điều khiển mức bình khử khí;
(r) Điều khiển áp suất và nhiệt độ hệ thống Bypass;
(s) Điều khiển mức của gia nhiệt cao và hạ áp;
(t) Điều khiển áp suất hệ thống hơi chèn tuabin; .v..v...
3.4 Hệ thống điều khiển tuần tự (SCS)
3.4.1

Hệ thống điều khiển tuần tự dùng để điều khiển các nhóm chức năng khác nhau được xác định theo quá
trình. Mỗi nhóm chức năng sẽ thực hiện quá trình khởi động/dừng máy riêng..
SCS bao gồm các nhóm chức năng sau:
(a) Nhóm chức năng đẩy (Purging);
(b) Nhóm chức năng quạt hút;
(c) Nhóm chức năng quạt đẩy;
(d) Nhóm chức năng gió cấp 1;
(e) Nhóm chức năng bơm cấp;
(f) Nhóm chức năng buồng đốt;
(g) Nhóm chức năng điều tốc tuabin;
7


(h) Hệ thống tuabin hơi;
(i) Nhóm chức năng bypass của tuabin;
0) Nhóm chức năng dầu bôi trơn;
(k) Nhóm chức năng gia nhiệt cao áp;

(l) Nhóm chức năng gia nhiệt hạ áp;
(m) Nhóm chức năng bơm ngưng & chân không bình ngưng;
(n) Nhóm chức năng bình khử khí;
(o) Hệ thống điện;
(p) Nhóm chức năng nước tuần hoàn; .v..v...
3.5 Liên động và bảo vệ
3.5.1

Hệ thống liên động và bảo vệ bao gồm
Bảo vệ mức gia nhiệt cao áp và gia nhiệt hạ áp;
Bảo vệ mức nước bình khử khí;
Bảo vệ nước vào tuabin;
Bảo vệ áp suất đường hơi chính;.v..v...

3.6 Hệ thống quản lý buồng đốt (BMS)/ Hệ thống bảo vệ lò hơi (BPS)
3.6.1

Hệ thống BMS/BPS do Alstom Power Boiler cung cấp, sử dụng các PLC chuyên dùng cho BMS/BPS.
Hệ thống sẽ được kết nối với DCS, và được giám sát thông qua trạm vận hành.

3.6.2

Hệ thống BMS/BPS tuân thủ theo Quy phạm NFPA 8504.

3.6.3.

Hệ thống BMS/BPS thực hiện các chức năng sau:

3.6.3.1 Hệ thống BMS
(a) Khởi động vòi đốt (dầu);

(b) Khởi động vòi đốt phụ (dầu);
(c) Bộ đánh lửa cho vòi đốt (gas);
(d) Quá trình khởi động/dừng cấp dầu/gas;
(e) Khởi động/dừng các thiết bị đốt;
(f) Giám sát ngọn lửa và liên động giữa vòi đốt dầu và vòi đốt phụ;
(g) Báo động
8


(h) Các chỉ thị và các trạng thái của quá trình;
3.6.3.2

Hệ thống BPS
(a) Phần ống hơi; (Bảo vệ cháy/nổ buồng đốt,.v..v...)
(b) Hệ thống Nước/Hơi; (Bảo vệ mức nước bao hơi,.v..v...)
(c) Hệ thống khí nén; (Bảo vệ nhiệt độ ghi lò, .v..v...)
(d) Cung cấp than; (MTF)
(e) Báo động;
(f) Các chỉ thị và trạng thái quá trình, nguyên nhân ngắt (trip);

3.6.4

Nguyên tắc sau cho phép hệ thống đạt độ tin cậy và sẵn sàng cao:
(a) Tất cả các bộ xử lý, phần cứng cáp thông tin được dự phòng kép;
(b) Tất cả các tín hiệu ngắt được nối cứng;
(c) Hệ thống phần cứng bảo vệ riêng rẽ và độc lập được cung cấp;
(d) Các tín hiệu ngắt, các thiết bị trường cần thiết, phải được nhân 3 (ví dụ: áp suất buồng đốt) với
việc sử dụng 2 trong 3 mức logic;
(e) Nguồn cấp được dự phòng, một từ UPS, nguồn khác từ nguồn máy phát diesel;
(f) Nút ngắt bằng tay nối cứng cho lò hơi được cung cấp.


3.7 Hệ thống thổi bụi (SBC)
3.7.1

Hệ thống điều khiển thổi bụi do Alstom Power Boiler cung cấp , và được điều khiển bằng PLC. Hệ
thống sẽ được nối cứng với DCS, và có thể được giám sát nhờ các trạm vận hành.

3.7.2

Một tủ nguồn/điều khiển được bố trí trong phòng thiết bị điện tử, Quá trình vận hành bằng tay tại chỗ
được cung cấp phục vụ cho quá trình chạy thử.

3.7.3

Hệ thống thổi bụi sẽ thực hiện các chức năng sau:
(a) 4 bộ thổi bụi dài có thể thò/thụt và 10 bộ thổi bụi ngắn có thể thò/thụt được điều khiển theo trình tự;
b) Khởi động bằng tay của vòng tự động;
(c) Khả năng chọn bộ thổi bụi để thổi bụi bằng tay;
(d) Báo động khi có lỗi trong quá trình thổi bụi;
(e) Bộ chỉ thị thuận và nghịch có thể di chuyển cho các bộ thổi bụi dài;
(f) Tự động thu các bộ thổi bụi có động cơ bị quá tải;
(g) Hệ thống xả bình ngưng dựa trên nhiệt độ được chỉ thị;
9


3.8 Hệ thống điều khiển Điện-thuỷ lực-số (DEH)
3.8.1 Nhà sản xuất tuabin HTC cung cấp tủ điều khiển DEH, hệ thống dầu và thiết bị đo lường và điều khiển cục
bộ cho việc điều khiển tuabin.
3.8.2 Hệ thống DEH sẽ có các chức năng sau:
(a) Tuabin có thể được khởi động bằng các chế độ:

Bằng tay/ hoặc tự động khởi động (lạnh, ấm và nóng);
(b) Tránh vượt tốc trong cả chế độ bằng tay hay tự động, khi tốc độ vượt quá giới hạn cho phép, hệ thống
điều khiển sẽ đưa tuabin ra khỏi khoảng tốc độ không cho phép bằng tỉ số tránh vượt tốc tuỳ theo tốc độ
thực tế.
(c) Hệ thống điều chỉnh tốc độ tuabin (TSR); Dải điều chỉnh tốc độ sẽ là một vòng điều khiển kín từ khi
tuabin đứng im cho đến khi đạt được tốc độ cần thiết, và việc đặt tốc độ bằng tay hay tự động do người
vận hành lựa chọn .
(d) Yêu cầu về đồng bộ hoá sẽ được thực hiện bởi hệ thống ASS (Hệ thống tự động đồng bộ - Automatic
Synchronizing System) của hệ thống điện.
(e) Hệ thống điều khiển phụ tải; Đầu ra hệ thống tuabin-máy phát được tự động điều chỉnh theo mức tải
đặt từ hệ thống điều khiển phối hợp trong DCS.
(f) Hệ thống hạn chế tải (LL).
(g) Hệ thống điều khiển vượt tốc (OPC).
(h) Điều khiển tốc độ khi xảy ra cắt khẩn cấp (FCB).
(i) Chức năng kiểm tra của các van và quá tốc, hệ thống điện bảo vệ vượt tốc, hệ thống bảo vệ vượt tốc
bằng cơ khí .v..v...
3.8.3

Một bộ thiết bị điều khiển DEH dùng vi xử lý được sử dụng, bao gồm một tủ điều khiển đặt trong phòng
thiết bị điện tử và một trạm vận hành/kỹ thuật trên bàn điều khiển của phòng điều khiển trung tâm.

3.8.3.1 Phần cứng WOODWARD được sử dụng cho hệ thống DEH. Các bộ điều khiển, phần cứng, cáp truyền
thông được dự phòng.
3.8.3.2 Trạm vận hành/kỹ thuật DEH cung cấp các quá trình điều khiển và giám sát cần thiết, và chức năng đặt
cấu hình cho DEH.
3.8.3.3

Kết nối truyền thông giữa hệ thống DEH và hệ thống điều khiển lò hơi được nối cứng (Ví dụ: ASS,
DCS, ETS .v..v...) để có được sự an toàn và tin cậy cao nhất cho hệ thống.


3.9 Hệ thống điều khiển đi tắt (BPCS)
10


3.9.1

Hệ thống bypass áp suất cao của tuabin hơi sẽ được lắp đặt ở đầu vào của van dừng tuabin khẩn cấp đến
bình ngưng. Hệ thống bypass kết hợp giữa áp suất và nhiệt độ của van điều khiển để cho phép
ngưng hơi trước khi vào cho bình ngưng.

3.9.2

Các chức năng điều khiển dưới đây được thực hiện:
(a) Cung cấp hệ số tải của hệ thống by-pass tuabin dựa trên trạng thái của tổ máy (trạng thái nguội, trạng
thái nóng...)
(b) Bắt đầu khởi động lò hơi, turbine impulse rotator (punch), tăng tốc, sấy nóng, duy trì vận tốc không
đổi, kết nối với mạng điện với phụ tải ban đầu.
(c) Tuỳ theo van điều chỉnh được điều khiển do DEH, để hệ thống by-pass của tuabin chuyển sang chế
độ bám theo (tracking mode).
(d) Sau khi hệ thống by-pass tắt, áp suất bảo vệ tăng nhanh. Tốc độ tăng áp suất sẽ vượt qua giới hạn
điều khiển.
(e) Các đường cong áp suất trong chế độ tự động tổ máy (áp suất không đổi và áp suất thay đổi).
(f) Tăng áp suất, tăng nhiệt độ trong quá trình khởi động lò hơi.
(g) Chức năng mở nhanh sẽ được đặt để tránh việc áp suất đầu ra của lò hơi vượt quá giới hạn khi FCB
xảy ra.
(h) Chức năng đóng nhanh hoặc chức năng đóng khối sẽ được đặt để bảo vệ bình ngưng.

3.9.3

Các chức năng điều khiển của bypass được kết hợp trong DCS.


3.10 Hệ thống ngắt khẩn cấp (ETS)
3.10.1

PLC chuyên dùng cho ETS do nhà sản xuất tuabin HTC cung cấp

3.10.2

Khi một trong những tín hiệu ngắt sau đây xảy ra, ETS sẽ khởi động van stop đường hơi chính ngay lập
tức.
(a) Vượt tốc điện;
(b) Hỏng chổi than hoặc cổ góp (excessive wear);
(c) Mất chân không bình ngưng;
(d) Áp suất dầu của dầu bôi trơn bạc thấp;
(e) Khởi động hệ thống bảo vệ chính máy phát;
(f) Vận hành nút ngắt khẩn cấp tuabin trong phòng điều khiển trung tâm;
g) Rung bạc của tuabin-máy phát cao;
(h) Độ di trục của tổ tuabin-máy phát cao;
11


(i) MFT của lò hơi (Cắt nhiên liệu chính-Main Fuel Trip);
(j) DEH không bình thường (abnormal);
3.10.3

Các nguyên tắc sau đây được áp dụng để đạt được độ tin cậy và khả năng sẵn sàng cao nhất cho hệ
thống:
(a) Tất cả các bộ xử lý, phần cứng, cáp truyền thông được dự phòng kép;
(b) Tất cả các tín hiệu ngắt được nối cứng;
(c) Một hệ thống phần cứng bảo vệ độc lập và riêng được cung cấp;

(d) Các tín hiệu ngắt, các thiết bị trường cần thiết phải được nhân 3 (ví dụ: chân không bình ngưng)
và sử dụng 2 trong 3 mức logic;
(e) Có nguồn dự phòng, 1 từ UPS và nguồn khác từ máy phát diesel;
(f) Nút dừng khẩn cấp tuabin bằng tay trang bị;

3.11 Thiết bị giám sát turbine (TSI)
3.11.1 Một bộ thiết bị giám sát đo lường tuabin, các cảm biến, và các bộ chuyển đổi để đáp ứng yêu cầu khởi
động, hoạt động và tắt máy an toàn của hệ thống tuabin-máy phát được cung cấp.
3.11.2 Hệ thống thiết bị TSI đặt trong phòng thiết bị điện do Bently Nevada CO. (USA) sê-ri 3500 cung cấp và
bao gồm các phần sau:
(a) Rung bạc;
(b) Độ di trục ngang;
(c) Độ lệch tâm;
(d) Giám sát tốc độ;
(e) Giãn nở;
(f) Giãn nở vi sai;
3.12 Hệ thống cắt khẩn cấp - Fast Cut Back (FCB)
3.12.1

Trong quá trình hoạt động bình thường, máy cắt chính nhảy do tác nhân lỗi điện ở ngoài, FCB sẽ được
kích hoạt và tổ máy sẽ carry house power load.

3.12.2 Các chức năng điều khiển dưới đây được thực hiện trong DCS và DEH khi FCB được khởi động:
(a) Hệ thống by-pass sẽ mở hoàn toàn trong vòng 5 giây;
(b) Trong DEH, OPC được khởi động và thực hiện việc thay đổi tốc độ khi có thay đổi tải;
12


(c) Đóng van xả kiểm tra (extraction check valve);
(d) Bypass bộ gia nhiệt cao áp;

(e) Khởi động bơm ngưng dự phòng;
(f) Chuyển từ điều khiển phối hợp sang chế độ điều khiển theo lò ;
(g) Cắt giảm nhiên liệu dựa trên đồ thị tải của nhà sản xuất lò hơi;
(h) Cắt giảm lưu lượng gió cấp 1 và cấp 2 để đảm bảo lượng khí đốt cháy;
(i) Điều chỉnh lưu lượng nước cấp để giảm thiểu sự dao động mức nước bao hơi;
(j) Điều chỉnh áp suất buồng đốt;.v..v...
3.13 Hệ thống điều khiển điện (ECS)
3.13.1

Điều khiển và giám sát cho máy biến áp-máy phát của tổ máy, hệ thống trạm phân phối và hệ thống điện
phụ trợ, giám sát nguồn cấp điện 1 chiều và UPS được thực hiện trong DCS.

3.13.2

Chức năng điều khiển của hệ thống tự động đồng bộ (ASS) và hệ thống tự động điều chỉnh điện áp
(AVR) thực hiện do các thiết bị độc lập, chỉ có các yêu cầu được nối cứng của quá trình khởi động do
hệ DCS đưa ra .

3.13.3

Một tủ điều khiển DCS độc lập thực hiện việc điều khiển và giám sát hệ thống phân phối được bố trí
trong phòng điều khiển mạng điện và trạm này sẽ giao tiếp với đường truyền dữ liệu tốc độ cao của hệ
thống DCS phần chung nhà máy. Người vận hành có thể giám sát và điều khiển trạm phân phối thông
qua trạm vận hành của DCS phần chung nhà máy trong phòng điều khiển trung tâm.

3.14 Hệ thống tín hiệu báo động
3.14.1

Tất cả các báo động nằm trong phạm vi chức năng của DAS sẽ được hiển thị trên màn hình và được in ra
nếu cần thiết, những tín hiệu báo động qua trọng sẽ được đưa đến hệ thống thông báo báo động quy

ước.

3.14.2

Những tín hiệu báo động khẩn cấp trên hệ thống thông báo báo động được đưa trực tiếp từ các thiết bị
trường hoặc các chỉ thị trên panel.

3.15 Hệ thống điều khiển phần chung nhà máy
3.15.1 Tổng quan
3.15.1.1 Hệ thống DCS phần chung nhà máy để điều khiển và giám sát các hệ thống phần chung, như hệ thống
điện phần chung, hệ thống bơm tuần hoàn....

13


3.15.1.2 Hệ thống điều khiển cho các hệ thống phần chung khác (ví dụ: hệ thống xử lý nước, xử lý tro, xử lý
than..) dùng PLC và được nối với DCS và cho phép điều khiển và giám sát một cách hoàn toàn từ
phòng điều khiển trung tâm.
3.15.2 Hệ thống điều khiển xử lý tro bay và tro đáy
3.15.2.1 Điều khiển và giám sát cho hệ thống xử lý tro được thực hiện bằng PLC, Một bộ PLC dùng để xử lý tro
bay của 2 lò hơi, một bộ PLC khác để điều khiển tro đáy của 2 lò hơi.
3.15.2.2 PLC dùng vi xử lý sẽ được dùng cho hệ thống điều khiển xử lý tro và các bộ điều khiển, mođun nguồn
được dự phòng để đảm bảo hệ thống vận hành an toàn và tin cậy.
3.15.2.3 Hai hệ thống dùng chung một phòng điều khiển cục bộ và không thường xuyên hoạt động. Một trạm
vận hành cho việc tự động điều khiển tuần tự, điều khiển bằng tay từ xa và sửa chữa, kiểm tra bằng tay
tại chỗ.
3.15.2.4 Giao diện người-máy sẽ được bố trí trên mặt trước của tủ PLC để thực hiện việc sửa chữa và kiểm tra
tại chỗ. Các chế độ điều khiển bằng tay, bán tự động và tự động được thực hiện.
3.15.2.5 Trong khu vực silô chứa tro, việc điều khiển tại chỗ được trang bị cho hệ thống xả tro của silô. Mức của
các silô sẽ được gửi đến PLC trong phòng điều khiển cục bộ trong quá trình giám sát.

3.15.3 Hệ thống điều khiển xử lý hoá học nước
3.15.3.1 PLC dùng vi xử lý được sử dụng cho hệ thống xử lý hoá học nước được dự phòng các bộ điều khiển và
môđun nguồn để đảm bảo an toàn và tin cậy.
3.15.3.2 PLC và các tủ cấp nguồn được bố trí trong phòng điều khiển cục bộ và sẽ không hoạt động liên tục.
PLC sẽ được nối với hệ thống DCS và cho phép điều khiển và giám sát một cách hoàn toàn từ phòng
điều khiển trung tâm. Việc điều khiển được thiết kế cho việc tự động điều khiển trình tự, điều khiển
bằng tay từ xa và sửa chữa, kiểm tra bằng tay tại chỗ.
3.15.3.3 Giao diện người-máy sẽ được bố trí trên mặt trước của tủ PLC để thực hiện việc sửa chữa và kiểm tra
tại chỗ. Các chế độ điều khiển bằng tay, bán tự động và tự động được thực hiện.
3.15.4 Hệ thống điều khiển xử lý nước thải
3.15.4.1 PLC dùng vi xử lý được sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải sẽ được dự phòng các bộ điều khiển và
môđun nguồn để đảm bảo an toàn và tin cậy.
3.15.4.2 PLC và các tủ cấp nguồn được bố trí trong phòng điều khiển cục bộ và sẽ không hoạt động liên tục.
PLC sẽ được nối với hệ thống DCS và cho phép điều khiển và giám sát hoàn toàn từ phòng điều khiển
trung tâm. Việc điều khiển được thiết kế cho việc tự động điều khiển trình tự, điều khiển bằng tay từ xa
và sửa chữa, kiểm tra bằng tay tại chỗ.

14


3.15.4.3

Giao diện người-máy được bố trí trên mặt trước của tủ PLC để thực hiện việc sửa chữa và kiểm tra
tại chỗ. Các chế độ điều khiển bằng tay, bán tự động và tự động được thực hiện.

3.15.5 Hệ thống điều khiển cho hệ thống dầu
3.15.5.1 PLC dùng vi xử lý sẽ được sử dụng cho hệ thống điều khiển nhà bơm dầu và hệ thống dỡ tải dầu nặng
được dự phòng các bộ điều khiển và môđun nguồn để đảm bảo an toàn và tin cậy.
3.15.5.2 PLC và các tủ cấp nguồn được bố trí trong phòng điều khiển cục bộ và không hoạt động liên tục. PLC
được nối với hệ thống DCS và cho phép điều khiển và giám sát hoàn toàn từ phòng điều khiển trung

tâm. Việc điều khiển được thiết kế cho việc tự động điều khiển trình tự, điều khiển bằng tay từ xa và
sửa chữa, kiểm tra bằng tay tại chỗ.
3.15.5.3 Giao diện người-máy được bố trí trên mặt trước của tủ PLC để thực hiện việc sửa chữa và kiểm tra tại
chỗ. Các chế độ điều khiển bằng tay, bán tự động và tự động sẽ được thực hiện.
3.15.6 Hệ thống điều khiển hệ thống khí nén cho nhà máy
3.15.6.1 PLC dùng vi xử lý được sử dụng cho hệ thống điều khiển hệ thống khí nén cho nhà máy được dự
phòng các bộ điều khiển và môđun nguồn để đảm bảo an toàn và tin cậy.
3.15.6.2 PLC và các tủ cấp nguồn được bố trí trong phòng điều khiển cục bộ và không hoạt động liên tục. PLC
được nối với hệ thống DCS và cho phép điều khiển và giám sát hoàn toàn từ phòng điều khiển trung
tâm. Việc điều khiển được thiết kế cho việc tự động điều khiển trình tự, điều khiển bằng tay từ xa và
sửa chữa, kiểm tra bằng tay tại chỗ.
3.15.6.3 Giao diện người-máy được bố trí trên mặt trước của tủ PLC để thực hiện việc sửa chữa và kiểm tra tại
chỗ. Các chế độ điều khiển bằng tay, bán tự động và tự động được thực hiện.
3.15.6.4 Các chức năng sau được thực hiện bằng PLC:
(a) Thực hiện điều khiển và giám sát;
(b) Khởi động/tắt;
(c) Bảo vệ và giám sát động cơ;
(d) Liên động và bảo vệ;
3.15.7 Hệ thống điều khiển xử lý nước sơ bộ
3.15.7.1 PLC dùng vi xử lý được sử dụng cho hệ thống xử lý nước sơ bộ được dự phòng các bộ điều khiển và
môđun nguồn để đảm bảo an toàn và tin cậy.
3.15.7.2 PLC và các tủ cấp nguồn được bố trí trong phòng điều khiển cục bộ và không hoạt động liên tục. PLC
được nối với hệ thống DCS và cho phép điều khiển và giám sát hoàn toàn từ phòng điều khiển trung
15


tâm. Việc điều khiển được thiết kế cho việc tự động điều khiển tuần tự, điều khiển bằng tay từ xa và sửa
chữa, kiểm tra bằng tay tại chỗ.
3.15.7.3 Giao diện người-máy được bố trí trên mặt trước của tủ PLC để thực hiện việc sửa chữa và kiểm tra tại
chỗ. Các chế độ điều khiển bằng tay, bán tự động và tự động sẽ được thực hiện.

3.15.8 Hệ thống điều khiển xử lý đá vôi
3.15.8.1 PLC dùng vi xử lý được sử dụng cho hệ thống xử lý đá vôi được dự phòng các bộ điều khiển và môđun
nguồn để đảm bảo an toàn và tin cậy.
3.15.8.2 PLC và các tủ cấp nguồn được bố trí trong phòng điều khiển cục bộ và không hoạt động liên tục. PLC
được nối với hệ thống DCS và cho phép điều khiển và giám sát hoàn toàn từ phòng điều khiển trung
tâm.
3.15.8.3 Màn hình của trạm vận hành được bố trí trong phòng điều khiển cục bộ phục vụ cho việc điều khiển,
giám sát, sửa chữa hoặc kiểm tra. Các chế độ điều khiển cho vận hành hệ thống là bằng tay, tự động.
3.15.9 Hệ thống điều khiển xử lý than
3.15.9.1 Việc điều khiển và giám sát cho hệ thống xử lý than được thực hiện bởi PLC. PLC sử dụng vi xử lý
được sử dụng cho hệ thống để đảm bảo tính an toàn và tin cậy cho hệ thống.
3.15.9.2 Tủ PLC được đặt trong phòng điều khiển cục bộ và vận hành có người trực hoặc được nối tới DCS, cho
phép thực hiện điều khiển và giám sát hoàn toàn từ phòng điều khiển trung tâm.
3.15.9.3 Màn hình của trạm vận hành được đặt trong phòng điều khiển cục bộ để điều khiển, giám sát, sửa chữa
hoặc kiểm tra. Các chế độ hoạt động của hệ thống bao gồm chế độ điều khiển bằng tay, chế độ điều
khiển tự động.
3.15.10 Hệ thống điều khiển khử bụi tĩnh điện
3.15.10.1 Điều khiển lọc bụi tĩnh điện được thực hiện bằng tay tại chỗ hay điều khiển tự động trong hệ DCS. Bộ
điều khiển sử dụng vi xử lý. Tất cả các tín hiệu quan trọng nhất được gửi đến DCS nhờ ghép nối có dự
phòng RS-485.
3.15.11 Hệ thống điều khiển nhà bơm nước tuần hoàn
3.15.11.1 Điều khiển và giám sát của hệ thống trạm bơm nước tuần hoàn được thực hiện trong hệ thống DCS
phần chung nhà máy đặt trong phòng điều khiển trung tâm nhà máy.
4. Thiết bị I&C
4.1 Hệ thống điều khiển phân tán (DCS)
4.1.1 Tổng quát
16


4.1.1.1 Hệ thống DCS OVATION của Emerson cung cấp quá trình giám sát toàn diện, các chức năng điều

khiển, các hiển thị, cảnh báo, tính toán, truy nhập dữ liệu, hiển thị dữ liệu, lưu trữ dữ liệu và phục hồi dữ
liệu, và các chức năng khác cho mỗi tổ máy và các phụ trợ đi kèm và các hệ thống chung.
4.1.1.2 Hệ DCS sử dụng vi xử lý được cung cấp có cấu trúc phân cấp, bao gồm mức vận hành, mức điều khiển
quá trình và mức truyền động. Hai hệ thống DCS tổ máy và một DCS phần chung nhà máy được liên
kết với nhau bằng các Core switch có dự phòng được cung cấp để đáp ứng các yêu cầu điều khiển và
giám sát của toàn nhà máy.
Chi tiết xin xem bản vẽ số F296C-K02 về cấu hình sơ bộ hệ thống DCS.
4.1.2 Trạm vận hành
4.1.2.1

Trạm vận hành bao gồm màn hình màu, bàn phím và chuột là giao diện giữa người vận hành và quá
trình của hệ thống. Người vận hành có thể giám sát các trạng thái và các tham số hoạt động của tổ
máy và các thiết bị điều khiển bằng màn hình, bàn phím và chuột.

4.1.2.2

Bất cứ trạm nào cũng là dự phòng với các trạm khác, và là một trạm độc lập được nối trực tiếp vào
đường truyền dữ liệu cao bằng giao diện mạng có dự phòng.

4.1.2.3 Trạm vận hành có các chức năng nhưng không giới hạn sau:
(a) Giám sát tham số;
(b) Hiển thị đồ hoạ;
(c) Nhận biết và hiển thị báo động;
d) Hiển thị hướng dẫn vận hành;
(e) Hiển thị đồ thị;
(f) In báo cáo;
(g) Lựa chọn Tay/Tự động;
(i) Điều chỉnh chỉnh điểm đặt;.v..v…
4.1.2.4 Hệ điều hành thời gian thực, nhiều người sử dụng (multi-user), thực hiện nhiều chương trình cùng lúc
theo chuẩn công nghiệp, như: Unix hoặc Windows NT được sử dụng cho điều khiển và giám sát.

4.1.2.5 Hai máy in mạng được trang bị cho mỗi DCS tổ máy.
4.1.3 Trạm kĩ thuật/ Lập trình
4.1.3.1 Trạm kĩ thuật/lập trình được sử dụng cho quá trình kĩ thuật và chẩn đoán hệ thống hoặc các chức năng
sửa chữa bao gồm sửa chữa cơ sở dữ liệu, thay đổi giám sát nhà máy/hệ thống, phát triển đồ hoạ/báo
cáo, chẩn đoán phần mềm/phần cứng hệ thống và phát triển các tham số và thiết bị điều khiển với màn
hình, bàn phím và chuột.
17


4.1.3.2 Trạm kĩ thuật/server DCS sử dụng hệ điều hành Unix là một trạm độc lập của DCS, được nối trực tiếp
vào đường truyền dữ liệu tốc độ cao bằng giao diện mạng có dự phòng. Nó dùng cho việc cấu hình và
lập trình kĩ thuật cho DCS.
4.1.3.3

Trạm kĩ thuật PLC sử dụng hệ điều hành Windows NT cung cấp khả năng lập trình các PLC phụ
được tích hợp trong DCS phần chung nhà máy.

4.1.4 Hệ thống đường truyền dữ liệu tốc độ cao
4.1.4.1 Hệ thống đường truyền tốc độ cao được sử dụng để liên kết các trạm vận hành, các trạm xử lý và các
trạm kĩ thuật/lập trình và các thiết bị ngoại vi khác thành một hệ thống hoàn chỉnh và thực hiện việc
truyền thông dữ liệu giữa chúng.
4.1.4.2 Hệ thống đường truyền tốc độ cao được thiết kế có dự phòng. Bất cứ trạm nào trên đường truyền được
kết nối trực tiếp thông qua các mô đun truyền thông dự phòng kép.
4.1.4.3 Hỏng hóc trong bất cứ bộ điều khiển, bộ xử lý hoặc trạm nào trên đường truyền dữ liệu tốc độ cao không
ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của đường truyền hoặc truyền thông giữa các trạm hoạt động tốt khác trên
đường truyền. Khi việc truyền thông không thành công sẽ sinh ra một báo động hệ thống và hiển thị
một thông báo để chỉ ra phần tử hỏng hóc.

4.1.7 Mạng hệ thống thông tin
4.1.7.1 Một hệ thống mạng thông tin dựa trên chuẩn IEEE 802.3 sử dụng TCP/IP được nối với bộ xử lý thông

tin ứng dụng và 2 PC (đặt tại Nhà hành chính) bằng một Ethernet switch 24 cổng.
4.2 Các bộ điều khiển lô-gic lập trình được (PLC)
4.2.1

Phần chung của nhà máy (xử lý tro, xử lý than, xử lý nước…) được điều khiển bằng PLC trong phòng
điều khiển cục bộ, và sau đó được nối với DCS để thực hiện điều khiển tập trung và giám sát ở trong
phòng điều khiển trung tâm.

4.2.2

Hệ thống BMS/BPS và ETS cũng dùng PLC với các bộ xử lý dự phòng và tích hợp với DCS thông qua
giao diện truyền thông dự phòng và kết nối với đường truyền dữ liệu cao tốc đôi của DCS.

4.2.3

Hệ thống PLC là một bộ hoàn chỉnh và bao gồm những phần sau:
-

Bộ điều khiển;

-

Bộ nhớ;

-

Các mô đun vào/ra;

-


Các mô đun giao diện;

-

Nguồn cấp;

-

Bảng gắn của giao diện người-máy và các thiết bị máy tính cho việc điều khiển cục bộ;
18


4.2.4

Tất cả các mô đun trong hệ thống là kiểu plug-in để dễ dàng thay thế.

4.2.5

Vỏ của các PLC được bố trí trong phòng thiết bị điện tử tuân theo chuẩn IP32, nhưng đối với hệ thống
bảo vệ ETS và BMS/BPS là IP55. Vỏ của PLC được bố trí trong phòng điều khiển cục bộ tuân theo
chuẩn IP32.

4.2.6

Cấu hình và phần mềm truyền thông được cung cấp cho việc đătj cấu hình và giao diện cho PLC từ trạm
kĩ thuật PLC của DCS. Việc lập trình sử dụng ngôn ngữ bậc thang để phù hợp với yêu cầu quá trình.

4.3 Các thiết bị trường
4.3.1


Tổng quan

4.3.1.1 Tất cả các thiết bị trường do các nước G7 thiết kế, sản xuất và cung cấp.
4.3.1.2 Dưới đây là chi tiết kĩ thuật của các thiết bị trường.
4.3.2
4.3.2.1

Các phần tử sơ cấp để đo lưu lượng
Các bộ tiết lưu có mặt bích tháo ra được, sử dụng cho việc đo chênh áp. Các vòi lưu lượng có thể
được dùng ở những nơi hơi có áp suất cao và nhiệt độ cao như ở đường hơi chính.

4.3.2.2

Đo lưu lượng kiểu trọng lượng được dùng để đo cho dầu đốt. Bộ đo lưu lượng sẽ thực hiện việc đo,
tính toán và bù… và tín hiệu 4-20mA được đưa về hệ thống DCS.

4.3.2.3

Đo lưu lượng trọng lượng nhiệt dùng đo lưu lượng khí. Việc bù nhiệt độ sẽ được thực hiện trong bộ
đo và tín hiệu 4-20mA được đưa về hệ thống DCS.

4.3.3
4.3.3.1

Cảm biến nhiệt
Hệ thống điều khiển cung cấp các đầu nối so sánh bù và tuyến tính cho cặp nhiệt điện kiểu K như
định nghĩa trong chuẩn IEC584.

4.3.3.2
4.3.4


Đầu dò nhiệt điện trở là PT100.
Đồng hồ đo áp suất

4.3.4.1 Các đồng hồ đo áp suất được trang bị ống Bourdon hoặc ống lò xo.
4.3.5 Bộ chuyển đổi
4.3.5.1

Các bộ chuyển đổi áp suất và chênh áp là loại 2 dây nối.

4.3.5.2

Kiểu chênh áp được cung cấp kèm theo ống góp van cân bằng.

4.3.5.3

Các bộ chuyển đổi có thể dễ dàng truy cập mở rộng và khả năng điều chỉnh điểm không và cũng
phải thoả mãn các yêu cầu tối thiểu dưới đây.

3.5.6

Rơle/Tiếp điểm
19


4.3.5.4

Các Rơle/Tiếp điểm được cung cấp phải an toàn, tin cậy cho việc báo động, các liên động và bảo vệ.
Giá trị đặt của các Rơle/Tiếp điểm được hiệu chỉnh tại chỗ hoặc cố định tuỳ theo yêu cầu của quá trình.


4.3.5.5

Tiếp điểm DPDT được sử dụng là loại 220VAC, 3A.

4.3.7 Cơ cấu chấp hành
4.3.5.6

Nói chung, động cơ dẫn động điện (380VAC) và cơ cấu chấp hành được tích hợp sử dụng cho việc
điều khiển điều chỉnh.

4.3.5.7

Các cơ cấu chấp hành có các trạm điều khiển cục bộ, các bộ nguồn, các cực hạn và mômen, các bộ
gia nhiệt chống ngưng tụ, các bộ chuyển đổi vị trí (chỉ dùng cho kiểu điều chỉnh), bảo vệ quá tải động cơ
và các bộ chỉ thị.

5

Cung cấp điện và cung cấp khí cho I&C

5.1 Nguồn cấp điện
5.1.1 Tổng quan
5.1.1.1 Nguồn cấp tin cậy một chiều và xoay chiều được sử dụng. Với nguồn xoay chiều là 380VAC ba pha 4
dây và nguồn 220VAC một pha. Với nguồn điện một chiều là 220VDC. Chi tiết xem bản vẽ F296CK03.
5.1.2
5.1.2.1

Nguồn cấp 380VAC
Nguồn 380VAC được cung cấp cho các van có động cơ dẫn động, các thiết bị chấp hành có động cơ
dẫn động 3 pha và các thiết bị dùng điện 3 pha xoay chiều khác.


5.1.2.2

Hai nguồn cấp 380VAC từ các pha khác nhau của thanh cái chính của nguồn phụ điện áp thấp được
cung cấp. Nhưng đối với một số nguồn tiêu thụ quan trọng như MCC của tua bin và lò hơi, nguồn
cấp cho các thiết bị chấp hành... thì một nguồn được cấp từ thanh cái nguồn tự dùng hạ áp và một là
từ máy phát diesel.

5.1.3
5.1.3.1

Nguồn cấp thông thường 220VAC
Các thiết bị mà khi bị mất nguồn không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động an toàn của tổ máy được
cấp nguồn 220VAC thường.

5.1.4

Bộ nguồn cấp điện liên tục UPS 220VAC

5.1.4.1 Các nguồn tiêu thụ chính như nguồn cấp tổng cho hệ thống I&C, nguồn cấp cho DCS từ 2 nguồn độc
lập, một là từ UPS, đường còn lại là từ máy phát diesel. Các thiết bị như các bộ chuyển đổi của hệ thống
DCS được cấp nguồn từ hệ thống cấp nguồn cho DCS.
5.1.5

Cung cấp điện 220VDC
20


5.1.5.1 Nguồn cấp 220VDC được sử dụng cho hệ thống bảo vệ I&C và một số thiết bị điều khiển khác.
5.2


Cung cấp khí điều khiển

5.2.1 Khí cấp cho đo lường và điều khiển là khí nén khô, sạch, không lẫn dầu, nước và bụi. Khí cấp cho bình
chứa khí phải đủ cho lượng tiêu thụ khí đã được thiết kế để vận hành tất cả các thiết bị thuỷ lực và duy trì
cung cấp cho khoảng thời gian 15 phút và lâu hơn trong quá trình tắt tổ máy an toàn.

6. ThiÕt bÞ chÝnh cña hÖ thèng C&I
21


STT
Hệ thống
A
Lò hơi, Máy phát-Turbine và hệ
1

Đặc tính

thống phụ trợ
Hệ thống điều khiển DCS tổ máy
Tủ điều khiển DCS, tủ đấu dây và tủ 2000x600x600 mm

S.Lg ĐVT

1x2 set
11x2 pc

rơle
Operator Work Station Trạm vận hành Bao gồm màn hình, bàn phím, 2x2


2

Máy in
Root switch
IP switch
Hệ thống/Trạm điều khiển DCS

phần mềm ...
Bao gồm bàn
24 port cổng
24 port cổng

Ghi chú

set

2x2
2x2
2x2
1

pc
pc
pc
set

chung
Tủ điều khiển DCS, tủ đấu dây và tủ 2000x600x600 mm


4

pcs

rơle
Operator Work Station Trạm vận hành Bao gồm màn hình, bàn phím,

2

set

Trạm Kỹ thuật/lập trình DCS

phần mềm
Bao gồm màn hình, bàn phím,

1

set

Trạm Kỹ thuật/lập trình PLC

phần mềm
Bao gồm màn hình, bàn phím,

1

set

1

2
2
2
3

set
pc
pc
pc
set

phần mềm
Trạm Trởng ca
Root switch
IP switch
Máy tính PC client
PCALC

4

Ethernet Switch
Hệ thống BMS/BPS System

24 port cổng
24 port cổng
Bao gồm màn hình, bàn

phím, phần mềm
24 ports cổng
1

Gồm màn hình giám sát ngọn 1x2
lửa, đồng hồ đo lu lợng, ..van,

5

cấp

BMS/BPS cabinet

van điện từ, rơle áp suất ..
2200x900x600 mm

2x2

pc ALSTOM cung

Hệ thống thổi bụi

(HxWxD)
Gồm các van, trạm điều

1x2

cấp
set ALSTOM cung

khiển tại chỗ, phần tử nhiệt,

6


pc
set ALSTOM cung

cấp

Tủ điều khiển và cấp nguồn

đồng hồ áp lực ..
2200x800x600 mm

1x2

set ALSTOM cung

sootblower
Panel biến tần lò hơi

(HxWxD)
2200x1000x600 mm

2x2

cấp
set ALSTOM cung

(HxWxD) cho biến tần các bộ
cấp liệu than và cấp liệu tang
22

cấp



đá vôi
7

Tủ sấy dầu FO

2200x800x600 mm

1x2

set ALSTOM cung

8

Hệ thống DEH system

(HxWxD)
Cung cấp với turbin, gồm tủ,

1x2

cấp
set HTC cung cấp

Hệ thống ETS system
Hệ thống TSI system

trạm vận hành
Cung cấp với turbin, gồm tủ .. 1x2

Cung cấp cùng turbine. Gồm 1x2

9
10

set HTC cung cấp
set Bentley-Nevada

tủ, đầu dò, các môđun ..

3500 series
.HTC cung cấp

11

Hệ thống CCTV system

Mức bao hơi của mỗi tổ máy

4

set

và 2 bộ chuyển đổi đa kênh
cho hệ thống xử lý than, đá
12
13
14

vôi, tro..

Can nhiệt ( Vỏ bảo vệ)
Loại K
Can nhiệt ( Chịu mài mòn )
Loại K
Can nhiệt ( Chịu nhiệt độ cao, áp suất Loại K

15
16
17

lớn )
RTD (Armour)
RTD (wearproof)
Pressure transmitter Bộ chuyển đổi áp

18

suất
Differential pressure transmitter Bộ

2
60x2 pc

19

chuyển đổi chênh áp
Pressure switch Rơle áp suất

100x pc


20

Differential pressure switch Rơle

2
80x2 pc

21

chênh áp
Level gauge with switches Rơle kèm Cho mức bao hơi for drum

2x2

đồng hồ mức

80x2 pc
30x2 pc
15x2 pc
Pt100
Pt101

45x2 pc
7x2 pc
100x pc

set Supplied by

level


ALSTOM cung
cấp

22
23
24

Level switch Rơle mức
Kiểu lá từ magnetic plate type 10x2 set
Solid level Switch Rơle mức bán dẫn
10x2 pc
Solid level meter Đồng hồ mức bán
4x2 pc

25

dẫn
Local magnetic plate type level gauge

5x2

26
27
28

Đồng hồ mức kiểu lá từ tại chỗ
Thermal mass air flow meter
Flow element Phần tử đo lu lợng
Mass flow transmitter Bộ chuyển đổi


12x2 pc
10x2 pc
4x2 pc ALSTOM cung

29

lu lợng kiểu trọng lợng
Pressure gauge

pc

cấp
180x pc
23


2
80x2 pc
1x2 pc
50x2 pc

30
31
32

Temperature gauge Đồng hồ nhiệt
Zircuim analyzer Bộ phân tích ôxy
Motorized Actuator Cơ cấu chấp

B


hành động cơ
Station/Common System Hệ thống

1

chung/Trạm
PLC control system of station plant Hệ Including cabinet with panel

8

set

thống điều khiển PLC của phần chung mounted MMI, controller, I/O
modules, communication
interface, power supply Gồm
tủ với panel lắp MMI, bộ điều
khiển, các môđun I/O, ghép
nối truyền thông, nguồn cấp
2
3

RTD
Pressure transmitter Bộ chuyển đổi áp

15
20

pc
pc


4

suất
Differential pressure transmitter Bộ

15

pc

5
6

chuyển đổi chênh áp
Pressure switch Rơle áp suất
Differential pressure switch Rơle

30
20

pc
pc

7
8

chênh áp
Flow element
Mass flow transmitter Bộ chuyển đổi


10
2

pc
pc

9
10
11
12

lu lợng kiểu trọng lợng
Pressure gauge
Temperature gauge Đồng hồ nhiệt
Level gauge Đồng hồ mức
Solid level meter/switch Rơle/Chỉ thị for ash hopper or silo,

60
10
20
32

pc
pc
pc
pc

30

pc


mức bán dẫn
13

limestone silo cho phễu hoặc

silô tro, silô đá vôi
Level meter/switch Rơle/Chỉ thị mức for water pre-treatment, water
treatment system cho hệ
thống nớc, hệ thống xử lý nớc
sơ bộ

14

Conductivity analyzer Bộ phân tích độ

8

pc

15
16
17
18

dẫn
PH meter Đồng hộ đo pH
Acid analyzer Bộ phân tích axit
Alkali analyzer Bộ phân tích kiềm
Special analyzers for Waste water


10
6
6
1

pc
pc
pc
set

treatment Bộ phân tích chuyên dùng
24


cho xö lý níc th¶i
19

Level switch/switch R¬le møc

for waste water treatment cho
xö lý níc th¶i

25

10

pc



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×