Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Ca Huế trên sông Hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.03 KB, 26 trang )


Chào mừng các bạn và quý thầy
cô đã đến để tham dự bài thuyết
trình của tổ 3 chúng em



Một vài nét sơ lược về Cố đô Huế.

Là thủ đô cũ của Việt Nam độc lập từ năm
1802 nên Huế không chỉ là một trung tâm
chính trị mà còn là một trung tâm văn hóa,
tôn giáo của triều đại nhà Nguyễn cho đến
1945. Dòng sông Hương uốn quanh qua
Kinh Thành, qua Hoàng Thành, qua Tử
Cấm Thành và qua Đại Nội, càng làm tăng
thêm vẻ đẹp tự nhiên của một kinh đô
phong kiến độc đáo này.Được UNESCO
công nhận năm 1993.

Một vài nét sơ lược về Cố đô Huế

Huế ở trong vùng đất hẹp, ít được thiên nhiên
ưu đãi. Nắng mưa khắc nghiệt, chiến tranh triền
miên. Trong quá trình hình thành, ngoài cư dân
bản địa xứ Huế còn có cư dân tiền trú từ Bắc
vào, từ Nam ra và cư dân miền biển lên và cả từ
trên miền cao xuống. Huế là nơi tiếp giáp giữa
hai vùng khí hậu Nam - Bắc. Trong các khu
vườn của xứ Huế đều có hoa trái của hai miền
Nam - Bắc. Chất ca nhạc Huế bắt nguồn từ phía


Bắc có mang sắc thái Chàm phương Nam. Cho
nên màu sắc xa xưa của Huế còn lại là sự tích
hợp, tiếp thu, kế thừa và phát triển của cả hai
miền.

Một vài nét sơ lược về Cố đô Huế

Từ thế kỷ XVI, do biến động lịch sử của dân tộc, nên nhiều cộng
đồng người Việt, người Chăm và các dân tộc khác khác đã diễn ra
một làn sóng di dân kéo dài mà tiêu biểu là cuộc "Nam tiến" lớn nhất
do chúa Nguyễn Hoàng vào lập trấn thủ trên đất Thuận Hóa, từ đất ái
Tử Quảng Trị trở vào từ năm 1558. Trong gần 400 năm (1558-1945),
Huế đã từng là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở xứ Đàng Trong (bắt
đầu từ lộ Thuận Hoá), được thiết lập dưới thời Vương triều Trần
(1366). Là kinh đô của triều đại Tây sơn, rồi đến kinh quốc của quốc
gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Cố đô Huế ngày nay vẫn
còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể
chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc
Việt Nam. Suốt mấy thế kỷ qua, bao nhiêu tinh hoa của cả nước
được chắt lọc hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hoá đậm đà
bản sắc để hoàn chỉnh thành một bức cảnh thiên nhiên tuyệt vời với
sông núi hữu tình thơ mộng. Bởi vậy, nói đến Huế, người ta nghĩ
ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài
miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự
trầm tư u tịch, những thắng tích do thiên nhiên khéo tạo.

Một vài nét sơ lược về Cố đô Huế

Trên nền tảng vật chất và tinh thần đã được
hình thành ở Huế từ đầu thế kỷ XIV (khi Vua

Chăm là Chế Mân dâng hai châu Ô, Rí cho nhà
Trần để làm lễ sính cưới công chúa Huyền
Trân), các chúa Nguyễn (thế kỷ XVI-XVIII), triều
đại Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII) và 13 đời vua
Nguyễn (1802 - 1945) đã tiếp tục phát huy và
gây dựng ở vùng Huế một tài sản văn hoá vô
giá. Tiêu biểu nhất là Quần thể di tích của Cố đô
đã được sánh ngang hàng với các kỳ quan hàng
ngàn năm của nhân loại trong danh mục Di sản
Văn hoá Thế giới của UNESCO.

Đặc điểm nổi bật của Cố đô Huế
a)Về văn hóa:

Thuận Hóa - Phú Xuân -Huế có một quá trình lịch sử hình thành và
phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (tính từ năm 1306). Trong khoảng thời
gian khá dài ấy Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh
thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa Huế. Truyền
thống ấy vừa mang tính đặc thù - bản địa của một vùng đất, không
tách rời những đặc điểm chung của truyền thống văn hóa dân tộc
Viet Nam; trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của
văn hóa Đồng Sơn do các lớp cư dân từ phía Bắc mang vào trước
thế kỷ 2 và sau thế kỷ 13 hổn dung với thành phần văn hóa Sa
Huỳnh tạo nên nền văn hóa Việt - Chăm. Trong quá trình phát triển,
chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn hóa khác các nước
trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây...

Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về
loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất
phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ

thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong
cách giao tiếp, phong cách sống...

Một vài nét nổi bật của Cố đô Huế.

B) Về kiến trúc:

Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung
đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc
đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện
đại...Những công trình kiến trúc công phu,đồ sộ nhất
chính là Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích
Huế. Đó là những di tích lịch sử -văn hoá do triều Nguyễn
chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế
kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế
xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng
phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên -Huế, Việt Nam.
Quá pro lun!!^^

Những hình ảnh về kiến trúc Cố đô Huế

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×