Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Đáp án hội thi tìm hiểu pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103 KB, 17 trang )

NỘI DUNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
Hội thi “Tìm hiểu pháp luật” của CNVC –LĐ ngành giáo dục thị xã Hương Trà

I.Phần thi trắc nghiệm:

Câu 1: Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong
trường hợp nào?
(Điều 116, khoản 1 Bộ luật lao động)
A. Kết hôn: nghỉ 3 ngày.
B. Con kết hôn: nghỉ 1 ngày.
C. Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết: nghỉ 3 ngày.
D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 2: Đoàn viên công đoàn có quyền gì trong các nội dung sau đây?
(Điều 18, khoản 1, 4, 7 Luật công đoàn)
A. Yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị
xâm phạm.
B. Được công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động,
công đoàn; Đề xuất với công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực
hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.


C. Được công đoàn trợ cấp thôi việc khi người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng
lao động.
D. Chỉ có A và B là đúng.

Câu 3: Luật Công đoàn quy định Nhà nước có trách nhiệm đối với công đoàn
như thế nào?
(Điều 21, khoản 2 Luật công đoàn)
A. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lao động, công đoàn và qui định
khác của pháp luật có liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền và nghĩa vụ của người lao


động.
B. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về công đoàn.
c. Phối hợp với công đoàn chăm lo và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng
của người lao động.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4: Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao
động làm việc trong điều kiện bình thường và đã đóng BHXH đủ 20 năm là bao nhiêu
ngày:
(Điều 23, khoản 1, điểm a Luật BHXH)
A. Ba mươi ngày.
B. Bốn mươi ngày.
C. Năm mươi ngày.


Câu 5: Điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con?
(Đ1ều 28, khoản 2 Luật BHXH)
A. Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12
tháng trước khi sinh con.
B. Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 9 tháng trở lên trong thời gian 12
tháng trước khi sinh con.
C. Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 10 tháng trở lên trong thời gian 12
tháng trước khi sinh con.
D. Lao động nữ đang tham gia BHXH.

Câu 6: Theo quyết định 4043/2005/QĐ- UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế qui định
cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số sinh con thứ 3 thì xử lý hình
thức kỷ luật nào về lương?
A. Hạ một bậc lương.
B. Kéo dài thời gian nâng lương thêm một năm.

C. Kéo dài một kỳ nâng lương.

Câu 7: Thời gian nghỉ chế độ thai sản khi sinh con theo qui định của Bộ luật Lao
động số 10/2012/QH 13 là bao nhiêu tháng?
(Điều 157, khoản 1 Bộ luật lao động)
A. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.


B. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con,
người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
C. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 8: Mức suy giảm khả năng lao động tối thiểu là bao nhiêu (%) thì mới được
hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng:
(Điều 43, khoản 1 Luật BHXH)
A. 21%
B. 31%
C. 5%
Câu 9: Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” do ai phát động:
(Tài liệu Quyền và nghĩa vụ của lao động nữ trang 62)
A. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
B.Tổng Liên đoàn lao động.
C. Cả hai tổ chức trên.

Câu 10 : Một trong những nhiệm vụ của Ban nữ công CĐCS là:
A. Giải quyết các chế độ chính sách cho nữ CNVC- LĐ.
B. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát chế độ, chính sách đối với nữ CNVC – LĐ.
C. Không có trách nhiệm trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với nữ CNVC –
LĐ.



Cấu 11: Thời gian hưởng chế độ khi con dưới 3 tuổi ốm đau trong một năm tối
đa là:
(Điều 24, khoản 1 Luật BHXH)
A. 15 ngày.
B. 20 ngày.
C. 25 ngày.

Câu 12: Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo qui định của Luật
Bảo hiểm xã hội mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
trong một năm với thời gian tối thiểu là:
(Điều 37, khoản 1 Luật BHXH)
A. 5 ngày.
B. 12 ngày.
C. 15 ngày.

Câu 13: Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi người bị tai nạn
lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
(Điều 39, khoản 1 Luật BHXH)
A. Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc.
B. Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu
của người sử dụng lao động.


C. Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và
tuyến đường hợp lý.
D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 14: Khi thực hiện các biện pháp tránh thai người lao động được nghỉ với

thời gian là:
(Điều 33, khoản 1,2 Luật BHXH)
A. Đặt vòng tránh thai: 5 ngày; Triệt sản: 10 ngày.
B. Đặt vòng tránh thai: 7 ngày; Triệt sản: 15 ngày.
C. Đặt vòng tránh thai: 10 ngày; Triệt sản: 15 ngày

Câu 15: Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai
mấy lần:
(Điều 29 Luật BHXH)
A. 5 lần.
B. 6 lần.
C. 7 lần.

Câu 16: Những việc viên chức không được làm:
(Điều 19, khoản 1,2,3 Luật viên chức)


A. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè
phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
B. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của
pháp luật.
C. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới
mọi hình thức.
D. Cả 3 nội dung trên.

Câu 17: Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường và các cơ sở giáo
dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trong phòng, chống bạo lực gia đình?
(Điều 39 Luật phòng, chống bạo lực gia đình)
A. Bộ Giáo dục có trách nhiệm chỉ đạo việc lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo
lực gia đình vào các chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng ngành

học, cấp học.
B. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có trách
nhiệm thực hiện chương trình giáo dục lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình.
C. Cả A và B.

Câu 18: Một trong những chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới là:
(Điều 7, khoản 1,2,3 Luật bình đẳng giới)


A. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và
gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để
tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
B. Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để
nam, nữ chia sê công việc gia đình.
C. Áp dụng những biện pháp thích hợp để xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở
thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
D. Cả A,B và C.

Câu 19: Trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng
giới:
(Điều 33, khoản 1,2,4 Luật bình đẳng giới)
A. Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia
đình.
B. Chăm sóc sức khỏe sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.
C.Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao
động và tham gia các hoạt động khác.
D. Cả A, B và C.

Câu 20: Một trong những nguyên tắc về xây dựng mối quan hệ công tác giữa
chính quyền và công đoàn trong ngành giáo dục là:

(TL Bồi dưỡng cán bộ CĐCS trong trường học trang 135,136)


A. Tìm mọi cách tạo sự nhất trí cao về quan điểm không ngừng nâng cao hiệu lực bộ
máy quản lý nhà nước của chính quyền các cấp, song song với việc xây dựng tổ chức công
đoàn vững mạnh.
B. Bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền độc lập về tổ chức và các quyền khác của mỗi
tổ chức.
C. Cả A và B.

Câu 21: Điều kiện để người lao động hưởng chế độ ốm đau?
(Điều 22 Luật BHXH)
A. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế; Có con dưới
bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và phải có xác nhận của cơ sở y tế.
B. Bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử
dụng ma túy, chất gây nghiện khác.
C. Có con dưới mười tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và phải có xác
nhận của cơ sở y tế.

Câu 22: Mức trợ cấp một lần khi nữ CNVC – LĐ sinh con hoặc nhận nuôi con
nuôi dưới bốn tháng tuổi là bao nhiêu?
(Điều 34 Luật BHXH)
A. Một tháng lương đóng bảo hiểm xã hội.
B. Hai tháng lương tối thiểu chung.
C. Hai tháng lương đóng bảo hiểm xã hội.


Câu 23: Theo qui định của Pháp lệnh Dân số thì Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp
vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình,
chăm sóc sức khỏe sinh sản là:

(Điều 10 Pháp lệnh dân số)
A. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con.
B. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.
C. Bảo vệ sức khoẻ, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường
sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác
liên quan đến sức khỏe sinh sản.
D. Cả A, B và C.

Câu 24: Một trong những biện pháp thực hiện công tác dân số là:
(Điều 29 Pháp lệnh dân số)
A. Giáo dục dân số được thực hiện trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân.
B. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chỉ đạo,
xây dựng chương trình, nội dung giáo trình về dân số phù hợp với từng cấp học, bậc học.
C. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm tổ chức giảng dạy và học
tập theo chương trình, giáo trình quy định.
D. Cả A, B và C.


Câu 25: Theo nghị quyết số 25- NQ?LT của Đảng đoàn Tổng Công đoàn Việt
nam và Đảng đoàn Phụ nữ trung ương về tăng cường công tác vận động nữ CNVC thì
nữ CNVC là bộ phận của giai cấp công nhân, là thành viên của Hội Liên hiệp phụ nữ,
vì vậy nữ CNVC phải: (TL Quyền và nghĩa vụ của Lao động nữ trang 7)
A. Sinh hoạt và đóng hội phí ở Hội Liên hiệp phụ nữ.
B. Sinh hoạt và hoạt động trong tổ chức Công đoàn là chính.
C. Không phải giữ vai trò tích cực, tiên phong trong mọi hoạt động của giới.

Câu 26: Mục tiêu chủ yếu của công tác gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa
và hiện đại hóa là:
(Tài liệu Quyền và nghĩa vụ của lao động nữ trang 65)

A. Ổn định, củng cố và xây dựng gia đình theo tiêu chí ít con.
B. Ổn định, củng cố và xây dựng gia đình theo tiêu chí ít con, no ấm, bình đẳng, tiến
bộ, hạnh phúc, bền vững.
C. Ổn định, củng cố và xây dựng gia đình theo tiêu chí ít con, no ấm, bình đẳng, tiến
bộ, hạnh phúc.

Câu 27: Theo Luật Bình đẳng giới trong gia đình:
(Điều 18 khoản 4 Luật Bình đẳng giới).
A. Chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện nhiều hơn để học tập, vui chơi, giải trí, và
phát triển.Con trai được gia đình


B. Con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện nhiều hơn để học tập,
vui chơi, giải trí, và phát triển.
C. Con trai và con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau
hơn để học tập, vui chơi, giải trí, và phát triển.

Câu 28: Theo Quyết định 4043/2005/QĐ –UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên –
Huế qui định các cặp vợ chồng là cán bộ, CNVC thì tuổi sinh con lần đầu của nữ là
bao nhiêu: ( Điều 5 khoản 1 QĐ 4043/2005/QĐ-UBND của UBND tinh TT – Huế)
A. 18 tuổi.
B. 20 tuổi.
C.22 tuổi.

Câu 29: Đối với các CĐCS có số lao động nữ là bao nhiêu (%) so với tổng số
CNVC – LĐ của đơn vị thì tập thể đó mới được bình xét danh hiệu “Giỏi việc trường,
đảm việc nhà”?
( TL Quyền và nghĩa vụ của Lao động nữ trang 164).
A. 30%
B. 50%

C. 70%

Câu 30: Theo nghị định số 18/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2011 của Chính
phủ về việc sửa đổi khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 0 năm


2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp
lệnh Dân số thì trường hợp nào sau đây không vi phạm quy định sinh một hoặc hai
con? (Nghị định số 18/2011/NĐ-CP)
Â. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong
hai người đã có con riêng (con đẻ).
B. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): Sinh một con hoặc hai con trở lên trong
cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ).
C. Cả A và B.

II.CÂU HỎI PHẦN THI TRẢ LỜI:

Câu 1: Trách nhiệm của đoàn viên công đoàn được qui định trong Luật công
đoàn? (Điều 19 Luật công đoàn).
Đáp án:
1. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của Công đoàn;
tham gia các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
2. Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp;
rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.


3. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động
có hiệu quả và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức
công đoàn.


Câu 2: Nghĩa vụ chung của viên chức được qui định như thế nào trong Luật viên
chức? (Điều 16 Luật viên chức).
Đáp án:
1. chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam và pháp
luật của Nhà nước.
2. Có nếp sống lành mạnh, trung thực,cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
3. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện
đúng các qui định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Bảo vệ bí mật Nhà nước, giữ gìn và bảo vệ của công ,sử dụng hiệu quả và tiết kiệm
tài sản được giao.
5. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của công
chức.

Câu 3: Những nội dung của Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo?
(Điều 14 Luật Bình đẳng giới).
Đáp án:
1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.


3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục,
đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con
dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo qui định của Chính phủ.
5. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo.
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo qui định của pháp luật.

Câu 4: Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình? (Điều 6
Luật phòng, chống bạo lực gia đình).

Đáp án:
1. Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, tài trợ cho hoạt động phòng,
chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ nạn
nhân bạo lực gia đình.
3. Khuyến khích việc nghiên cứu, sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống bạo
lực gia đình.
4. Tổ chức, hỗ trợ việc bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được
khen thưởng, nếu bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản thì được hưởng chế độ theo
qui định của pháp luật.


Câu 5: Luật bảo hiểm xã hội qui định Quyền và trách nhiệm của tổ chức công
đoàn như thế nào? (Điều 11 Luật BHXH).
Đáp án:
1. Tổ chức công đoàn có các quyền sau đây:
a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Yêu cầu người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về
bảo hiểm xã hội của người lao độn;.
c) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo
hiểm xã hội.
2. Tổ chức công đoàn có các trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với
người lao động;
b) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về
bảo hiểm xã hội;
c) Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Câu 6: Quyền và nghĩa vụ của công dân về công tác dân số? (Điều 4 Pháp lệnh

dân số sửa đổi)
1. Công dân có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin về dân số;


b) Được cung cấp các dịch vụ dân số có chất lượng, thuận tiện, an toàn và được giữ bí
mật theo quy định của pháp luật;
c) Lựa chọn các biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và
nâng cao chất lượng dân số;
d) Lựa chọn nơi cư trú phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Công dân có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện kế hoạch hóa gia đình; xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm,
bìnhđẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững;
b) Thực hiện các biện pháp phù hợp để nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của bản
thân và các thành viên trong gia đình;
c) Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, xã hội, cộng đồng trong việc điều chỉnh quy
môdân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, nâng cao chất lượng dân số,
d) Thực hiện các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật
cóliên quan đến công tác dân số.



×