Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

MỘT số đề THI vào 10 CHUYÊN SINH học các TỈNH 2012 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.18 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN

GIA LAI

NĂM HỌC 2012-2013

ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn thi: SINH HỌC (Chuyên)
Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (1,0 điểm) Ở một loài thực vật có 2n = 24. Hãy dự đoán số lượng nhiễm sắc thể trong các tế bào
sinh dưỡng của các thể đột biến : thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể không nhiễm, thể ba nhiễm kép.
Câu 2 (1,0 điểm) Ở ruồi giấm đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY, khi giảm phân hình thành giao tử
thấy xuất hiện giao tử XX và YY. Hãy giải thích nguyên nhân, cơ chế xuất hiện 2 loại giao tử trên.
Câu 3 (1,5 điểm) Giả sử rằng trong số 1014 tế bào được sinh ra trong nguyên phân có
thành các tế bào sinh dục sơ khai và chỉ có

1
tế bào phân hóa
106

1
trong số các tế bào sinh dục sơ khai này trải qua giảm phân
10

để hình thành các giao tử. Xác định số lượng giao tử có thể được tạo ra. Biết quá trình giảm phân xảy ra
bình thường.
Câu 4 (2,0 điểm) Ở chuột lang, tính trạng kích thước lông (lông dài và lông ngắn) do một cặp gen quy


định và nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường. Cho chuột lông ngắn giao phối với nhau, chuột con sinh ra có
con lông dài, có con lông ngắn. Biết rằng không có đột biến xảy ra trong giảm phân hình thành giao tử.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai .
b. Làm thế nào để biết được chuột lông ngắn là thuần chủng hay không thuần chủng ?
c. Kiểu gen của chuột bố mẹ (P) phải như thế nào để ngay thế hệ F1 thu được 100% chuột lông ngắn ?
Câu 5 (1,0 điểm) Trình bày các bước giao phấn ở ngô.
Câu 6 (1,5 điểm) Vì sao ta nhìn được hình dạng, kích thước và màu sắc của vật? Nêu các tật thường gặp
của mắt và cách khắc phục các tật của mắt.
Câu 7 (1,0 điểm) Để nghiên cứu 1 loài bọ cánh cứng, người ta đánh bắt được 18 cá thể của loài này trên
diện tích 6m2. Khảo sát lấy mẫu ở 50 địa điểm trong khu vực sống của quần xã thì có 10 địa điểm là có
loài bọ cánh cứng này. Xác định độ nhiều, độ thường gặp của quần thể bọ cánh cứng trong quần xã.
Câu 8 (1,0 điểm) Một quần xã sinh vật gồm : cỏ, rắn, vi khuẩn phân hủy, sâu ăn lá, bọ ngựa, chuột, cầy,
đại bàng, hổ, hươu.
a. Hãy xác định sinh vật sản xuất và các sinh vật thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ bậc 1.
b. Vẽ sơ đồ một lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.
-----------------HẾT------------------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN

GIA LAI

NĂM HỌC 2012-2013

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN SINH HỌC

Nội dung đáp án


Câu

1

2

Điểm

- Số lượng NST ở thể 1 nhiễm là :

23

0,25

- Số lượng NST ở thể 3 nhiễm là :

25

0,25

- Số lượng NST ở thể không nhiễm : 22

0,25

- Số lượng NST ở thể 3 nhiễm kép:

0,25

26


- XY tự nhân đôi XXYY, giảm phân I không phân ly  XXYY . Giảm phân II phân

0,25

ly bình thường, XXYY tạo giao tử XX và YY

0,25

- XY tự nhân đôi XXYY, giảm phân I phân ly bình thường  XX và YY . Giảm

0,25

phân II không phân ly tạo 2 loại giao tử XX và YY.

0,25

(HS chỉ cần vẽ sơ đồ đúng vẫn cho điểm tối đa cho câu này)
- Số lượng tế bào phân hóa thành tế bào sinh dục sơ khai: 1014 x 1/106 = 108

0,25

- Số lượng tế bào sinh dục sơ khai tham gia giảm phân để tạo giao tử:
108 x 1/10 = 107
3

0,25

- Nếu là tế bào sinh giao tử cái thì số lượng giao tử cái ( tế bào trứng) được hình thành
là : 107.


0,5

- Nếu là tế bào sinh giao tử đực thì số lượng giao tử đực ( tinh trùng) được hình thành
là : 4 x 107.

0,5

a)- Xác định được tính trội lặn và quy ước gen

0,25

Quy ước gen : Gen A : lông ngắn; gen a: lông dài.
- Viết sơ đồ lai:
+ Xác định đúng KG của P: Aa x Aa

0,25

+Viết TLKG (1AA : 2Aa: 1aa) và TL KH ( 3 ngắn :1 dài) ở F1 đúng

0,25

b)- Cho chuột lông ngắn lai phân tích
- Nếu ở đời sau 100% chuột lông ngắn  chuột lông ngắn đem lai là thuần chủng (

0,25

KG đồng hợp tử trội AA)

0,25


- Nếu ở đời sau phân tính theo tỷ lệ 1 : 1 chuột lông ngắn đem lai là không thuần
4

chủng ( KG dị hợp Aa)

0,25

(HS chỉ cần viết đúng 2 SĐL của phép lai phân tích vẫn được điểm tối đa)
c) Nếu muốn ngay thế hệ F1 thu được 100% chuột lông ngắn thì KG của (P ) có thể là :
AA x AA hoặc AA x Aa hoặc AA x aa
( HS xác định KG đúng của 1 trường hợp: 0,25 điểm; 2 trong 3 trường hợp được 0,5
điểm)
Gồm 4 bước:

0,5


5

- Chọn cây bố mẹ đem lai.

0,25

- Trên cây làm mẹ tiến hành khử đực.

0,25

- Thu hạt phấn của cây làm bố và tiến hành thụ phấn cho cây làm mẹ.

0,25


- Bao cách ly, theo dõi.

0,25

( Nếu bước 3 HS chỉ nêu là thụ phấn cho cây mẹ vẫn được 0,25 điểm)
- Ta nhìn được vật là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thủy tinh

0,25

thể tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương thần

6

kinh, cho ta biết về hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật.

0,25

- Cận thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn gần.

0,25

Cách khắc phục : muốn nhìn rõ vật ở xa phải đeo kính mặt lõm (kính phân kỳ)

0,25

- Viễn thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn xa.
Cách khắc phục : muốn nhìn rõ vật ở gần phải đeo kính mặt lồi (kính hội tụ hoặc kính

0,25


lão)
- Độ nhiều: 18 : 6 = 3 (cá thể/ m2)
7

0,5

- Độ thường gặp :
Gọi C là độ thường gặp : C ( %) = (10 : 50 ) x 100% = 20% < 25%

0,25

 Loài này là loài ngẫu nhiên

0,25

a)- SV sản xuất : cỏ

0,25

- SV tiêu thụ bậc 1: hươu; chuột, sâu ăn lá.

0,25

b)Sơ đồ lưới thức ăn
Hươu

Cỏ

Chuột


Hổ

Cầy

Đại
bàng

VSV

8
Sâu ăn


Bọ
ngựa

Rắn

(* HS có thể vẽ theo cách khác nhưng nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. Nếu HS vẽ
thiếu 1 sinh vật trong lưới thức ăn hoặc viết sai, không hợp lý 2 chuỗi thức ăn thì
không cho điểm phần này)

0,5


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề thi gồm: 01 trang


KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn thi: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi 20 tháng 6 năm 2012

Câu 1 (1,5 điểm):
Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, gen a quy định hạt xanh, gen B quy định vỏ trơn, gen b quy
định vỏ nhăn. Các gen phân ly độc lập.
P: Hạt vàng, vỏ nhăn x Hạt xanh, vỏ trơn.
F1: 50% Hạt vàng, vỏ trơn: 50% Hạt vàng, vỏ nhăn.
a. Xác định kiểu gen của P trong phép lai trên.
b. Có thể sử dụng những phép lai như thế nào để biết kiểu gen F1 Hạt vàng, vỏ trơn là đồng hợp tử hay
không?
Câu 2 (1,5 điểm):
a. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng như thế nào? Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những
loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ?
b. Con la là con lai của ngựa cái và lừa đực nên tế bào của con la chứa 2 bộ NST đơn bội của ngựa và
lừa. Giải thích tại sao tế bào của con la vẫn nguyên phân bình thường, nhưng lại không giảm phân được
bình thường?
Câu 3 (1,0 điểm): Vì sao prôtêin có tính đa dạng và đặc thù? Prôtêin thực hiện chức năng của mình chủ
yếu ở những bậc cấu trúc nào?
Câu 4 (1,5 điểm):
a. Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:
Gen (một đoạn ADN)  mARN  Prôtêin  Tính trạng.
b. Trong trường hợp 1 gen quy định một tính trạng thì gen lặn có thể biểu hiện ra kiểu hình khi nào?
Câu 5 (2,0 điểm):
a. Đột biến cấu trúc NST thường gặp những dạng nào?
b. Trong tế bào sinh dục một loài sinh vật có hai cặp NST tương đồng với thành phần và trình tự phân

bố các gen trên hai NST tương đồng của cặp thứ nhất là ABCDE và abcde, cặp thứ hai là FGHIK và fghik.
Sự giảm phân tế bào sinh dục chứa 2 cặp NST nói trên thấy xuất hiện 1 loại tinh trùng có kí hiệu thành
phần và trình tự phân bố gen trên NST là BCDE và fghik. Hiện tượng gì đã xảy ra? Nếu thành phần và
trình tự gen trên các NST khác không đổi, xác định các loại tinh trùng còn lại có thể có.
c. Bằng những cơ chế nào một tế bào không phải là đơn bội lại có số nhiễm sắc thể là một số lẻ?
Câu 6 (1,0 điểm):
a. Ở người, cặp gen dị hợp trên cặp NST 21 là Aa, cặp gen đồng hợp tử trên cặp NST 23 là X EXE. Khi
giảm phân có hiện tượng đột biến dị bội cặp NST 23 xảy ra ở lần phân bào thứ nhất của giảm phân. Thành
phần gen trong mỗi loại giao tử không bình thường sinh ra từ kiểu gen nói trên có thể như thế nào?
b. Có thể hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền ở người bằng các biện pháp nào?
Câu 7 (1,5 điểm):
Trong đầm nuôi cá, cá mè trắng là sản phẩm chính tạo nên giá trị kinh tế cho đầm. Trong đầm còn có
các loài cá tự nhiên là cá mương, cá dầu và cá măng. Cá dầu và cá mương tuy nhỏ nhưng khi gặp điều kiện
thuận lợi lại phát triển rất mạnh mẽ. Tảo sống nổi là thức ăn của cá mương, cá dầu và cá mè trắng. Cá
măng lại sử dụng cá mương, cá dầu làm thức ăn chính. Rái cá chuyên săn bắt cá măng và cá mè trắng.
a. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong đầm.
b. Sau một thời gian cá măng bị người ta câu hết. Do vậy giá trị kinh tế của đầm có nguy cơ suy giảm
nghiêm trọng. Hãy giải thích hiện tượng trên. Để duy trì và nâng cao giá trị kinh tế của đầm, người nuôi cá
cần áp dụng biện pháp sinh học nào vừa đơn giản, vừa thích hợp lại có hiệu quả cho đầm nuôi của mình?
---------------------------Hết---------------------------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI

HẢI DƯƠNG

NĂM HỌC 2012 – 2013


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN SINH HỌC
Nội dung đáp án

Câu
1

a. - Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng ở con lai F1:

Điểm
0,5

+ Về màu sắc hạt: P: Hạt vàng x Hạt xanh  F1: 100% Hạt vàng → AA x aa
+ Về hình dạng hạt: P: Vỏ nhăn x Vỏ trơn  F1: 50% Vỏ trơn x 50 % Vỏ nhăn → bb x Bb
- Tổ hợp kiểu gen (AA x aa).(bb x Bb) 

0,5

+ P: Hạt vàng, vỏ nhăn có kiểu gen là AAbb
+ P: Hạt xanh, vỏ trơn có kiểu gen là aaBb

2

b. - Sử dụng phép lai phân tích

0,25

- Cho cây Hạt vàng, vỏ trơn tự thụ phấn.

0,25


a. - Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng bởi:
+ Số lượng, hình dạng, kích thước

0,25

+ Đặc trưng về số lượng, thành phần, trình tự phân bố các gen trên mỗi NST

0,25

- Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ:
Nhờ sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Quá trình nguyên phân sao
chép y nguyên bộ NST 2n cho tế bào con. Giảm phân tạo giao tử có bộ NST đơn bội (n).
Thụ tinh, sự kết hợp hai loại giao tử đơn bội đực và cái khôi phục bộ NST 2n

0,5

b. - Khi tế bào của con la nguyên phân, mỗi NST giữ nguyên dạng NST bố lừa hay mẹ ngựa
khi nhân đôi hay tách 2 crômatit tương đồng diễn ra một cách “độc lập” theo từng NST do
đó các lần nguyên phân khởi đầu từ hợp tử không có gì trục trặc.

0,25

- Trong phân bào giảm nhiễm, các NST tương đồng khác nguồn trong kì đầu I, quá trình
tiếp hợp không thể xảy ra đúng cách vì các NST của ngựa và lừa không khớp nhau cả về số
lượng và cấu trúc .
3

- Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù vì:
+ Tính đặc thù của prôtêin được thể hiện ở thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các
axitamin, cấu trúc không gian.

+ Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với hơn 20 loại axitamin xếp theo những cách khác
nhau đã tạo nên tính đa dạng của prôtêin.
- Prôtêin thực hiện chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc : Bậc 3 và bậc 4……

4

0,25

a. Bản chất mối quan hệ được thể hiện trong sơ đồ: Trình tự các nuclêôtit trong ADN(gen)
quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN, qua đó quy định trình tự các axitamin cấu
thành prôtêin. Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện
thành tính trạng của cơ thể.
b. Trong trường hợp 1 gen quy định một tính trạng thì gen lặn có thể biểu hiện ra kiểu hình
khi:

0,25

0,25
0,5
0,5


- Ở trạng thái đồng hợp lặn.

0,25

- Chỉ có 1 alen (thể khuyết nhiễm) trong tế bào lưỡng bội.

0,25


- Chỉ có một alen ở đoạn không tương đồng của cặp XY (hoặc XO).

0,25

- Chỉ có một alen ở cơ thể mang cặp NST bị mất đoạn có alen trội tương ứng, ở thể đơn bội,
ë thÓ lưỡng béi đột biến gen trội thành gen lặn ở cặp gen dị hợp tử (Aa  aa).
5

0,25

a. Đột biến cấu trúc NST thường gặp những dạng : Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển
đoạn.

0,5

b. Đây là đột biến mất đoạn của NST.

0,5

Các loại giao tử còn lại: BCDE và FGHIK; ABCDE và FGHIK; ABCDE và fghik; abcde và
FGHIK; abcde và fghik .

0,5

(Mỗi trường hợp đúng được 0,1điểm, giáo viên sau chấm làm tròn đến 0,25 điểm)
c. Những cơ chế nào một tế bào không phải là đơn bội lại có số nhiễm sắc thể là một số lẻ:

6

- Tế bào đơn bội có số NST lẻ được đa bội hóa .


0,25

- Tế bào lưỡng bội đột biến dị bội hóa.

0,25

a. Thành phần gen trong mỗi loại giao tử không bình thường sinh ra từ kiểu gen nói trên có
thể: AO; aO; AXEXE; aXEXE .
(Mỗi trường hợp đúng được 0,125 điểm, giáo viên sau chấm làm tròn đến 0,25 điểm)

0,5

b. Có thể hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền ở người bằng các biện pháp:
- Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây
ô nhiễm môi trường.

0,5

- Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh.
- Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc
hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên.
7

a. Sơ đồ lưới thức ăn trong đầm:

Tảo sống nổi

Mè trắng
Rái cá

Cá dầu


măng

Cá mương

1,0

b. - Khi cá măng bị câu hết, tức là đối tượng tỉa đàn duy nhất của cá mương, cá dầu không
còn nữa. Loại cá tạp này thả sức phát triển, khai thác phần lớn tảo sống nổi làm thức ăn gây
suy giảm nghiêm trọng nguồn thức ăn của cá mè trắng, đồng thời cá mè trắng trở thành
nguồn thức ăn duy nhất của rái cá dẫn tới sự suy giảm sản lượng chất lượng cá mè trắng.
- Để nâng cao lợi tức của đầm, biện pháp sinh học đơn giản và có hiệu quả cần được áp
dụng cho đầm là: Thả lại cá măng như vốn có trước đây và tìm diệt rái cá .

0,25

0,25


SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU NĂM HỌC 2012 - 2013

ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn thi: SINH HỌC
Thời gian: 150 phút( không kể thời gian giao đề)

Câu I. (2,75 điểm)
a. Nêu những điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. Trình bày cơ chế
nhiễm sắc thể xác định giới tính ở người.
b. Giải thích vì sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi lại giống phân tử ADN mẹ?
Câu II. (3,0 điểm)
Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Một nhóm học sinh lớp 9 quan sát tế bào sinh dưỡng của 3 cây đậu Hà Lan qua
kính hiển vi thấy kết quả như sau:
- Tế bào của cây thứ nhất có 15 nhiễm sắc thể kép, xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào.
- Tế bào của cây thứ hai có 26 nhiễm sắc thể đơn đang phân ly đồng đều về 2 cực của tế bào.
- Tế bào của cây thứ ba có 16 nhiễm sắc thể kép, đang đóng xoắn.
a. Các bạn đang quan sát tế bào ở những kỳ nào của quá trình phân bào?
b. Em hãy nêu cơ chế hình thành 3 cây đậu trên từ cây bố mẹ bình thường. Biết rằng quá trình đột biến
này chỉ liên quan đến cặp nhiễm sắc thể thứ 3 và ít gây hại đến sức sống của cây.
Câu III. (2,75 điểm)
a. Lớp 9A thực hành tại hệ sinh thái đầm sen đã tồn tại khoảng 30 năm. Bản báo cáo của bạn Tiến ghi
rằng: Trong hệ sinh thái đầm sen chỉ có quần thể sen hồng, quần thể thực vật nổi, quần thể cá rô phi, quần
thể cá, quần thể tôm càng xanh. Em hãy cho biết báo cáo của bạn đã chính xác chưa, vì sao?
b. Các cá thể trong quần thể ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào? Các quan hệ đó xảy ra rõ nhất trong
những điều kiện nào?
Câu IV. (2,5 điểm)
a. Vì sao nói tế bào vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng của cơ thể sống? Nêu ví dụ minh
họa.
b. Nêu các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu. Kể tên các con đường lây nhiễm HIV/AIDS.
Câu V. (3,0 điểm)
Gen B có 3000 nuclêôtit, trong đó ađênin (A) chiếm tỷ lệ 20%. Gen B đột biến làm xuất hiện gen b. Khi
gen b tự nhân đôi bình thường 2 lần, đã lấy từ môi trường nội bào 8994 nuclêôtit.
a. Tính số nuclêôtit từng loại của gen trước và sau khi đột biến.
b. Qua quá trình sinh sản hữu tính, khi nào thì tính trạng do gen b quy định được biểu hiện?
c. Gen đột biến b làm giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản…của sinh vật. Em hãy giải thích vì sao?

Câu VI. (4,5 điểm)
a. Khi cho lai 2 cây cà chua bố mẹ (P) với nhau, được F1 có kiểu gen đồng nhất. Cho F1 giao phấn với 2
cây cà chua khác, kết quả thu được:
- Với cây thứ nhất: 150 quả đỏ, tròn; 151 quả đỏ, dẹt; 51 quả vàng, tròn; 50 quả vàng, dẹt.
- Với cây thứ hai: 180 quả đỏ, tròn; 181 quả vàng, tròn; 61 quả đỏ, dẹt; 60 quả vàng, dẹt.
Em hãy xác định kiểu gen, kiểu hình của P, F1, cây thứ nhất, cây thứ hai. Viết sơ đồ lai từ P đến F1, F1
với cây thứ nhất và thứ hai.
b. Trong phép lai của một loài thực vật khác, để đời con F1 thu được tỷ lệ phân ly kiểu hình là 3:1, thì P
phải có kiểu gen như thế nào? Cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng, chỉ xét tối đa 2 cặp tính trạng.
Câu VII. (1,5 điểm)
Ở 1 loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 38, trong quá trình phát sinh giao tử đực, chỉ xét 5 tế bào
mầm nguyên phân liên tiếp 1 số lần bằng nhau để tạo ra các tinh nguyên bào, các tinh nguyên bào này đều
phát triển thành các tinh bào bậc 1. Các tinh bào bậc 1 giảm phân bình thường tạo ra các tinh trùng, môi
trường nội bào cung cấp 24320 nhiễm sắc thể đơn (ở trạng thái chưa nhân đôi). Hiệu suất thụ tinh của tinh
trùng là 10%, của trứng là 50%.
Tính số đợt nguyên phân của tế bào mầm sinh dục đực, cái và số hợp tử được hình thành.
Biết rằng quá trình phát sinh giao tử cái diễn ra bình thường, các trứng đều có nguồn gốc từ 1 tế bào
mầm sinh dục cái, 1 trứng thụ tinh với 1 tinh trùng để tạo thành 1 hợp tử.

------------ Hết ------------


SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU
NĂM HỌC 2012-2013

HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
(Hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 03 trang)

Môn: SINH HỌC
Câu
Nội dung
Điểm
Câu
a. Nêu những điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. 2,75
I
Trình bày cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính ở người.
điểm
b. Giải thích vì sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi lại giống
phân tử ADN mẹ?
a
NST giới tính
NST thường
0,25
- Thường tồn tại thành 1 cặp trong tế bào - Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1
lưỡng bội
trong tế bào lưỡng bội (n-1 cặp).
0,25
- Thường tồn tại thành từng cặp tương - Luôn luôn tồn tại thành từng cặp tương
đồng (XX) hoặc không tương đồng đồng.
(XY)…
0,25
- Chủ yếu mang gen quy định giới tính của - Chỉ mang gen quy định tính trạng thường
cơ thể (ngoài ra còn mang 1 số gen quy của cơ thể.
định TT thường)
Cơ chế: do sự phân ly của cặp NST giới tính qua giảm phân hình thành giao tử và tổ hợp 0,25
lại qua quá trình thụ tinh. Thể hiện qua sơ đồ:
P.
♀ 44A + XX

x
♂ 44A + XY
0,25
G
22A + X
22A + X và
22A + Y
F
44A + XX (♀)
44A + XY (♂)
(học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm)
b
Sự nhân đôi của ADN:
- Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ
0,5
- Các nu ở mạch khuôn liên kết với các nu tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc:
A-T; G-X và ngược lại.
0,5
- Trong mỗi ADN con có 1 mạch cũ nhận từ ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới.
- Nhờ đó 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi giống phân tử ADN mẹ.
0,5
Nếu HS chỉ nêu tên các nguyên tắc mà không giải thích cho ½ số điểm
Câu
Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Một nhóm học sinh lớp 9 quan sát tế bào sinh dưỡng của 3
3,0
II cây đậu Hà Lan qua kính hiển vi thấy kết quả như sau:
điểm
- Tế bào của cây thứ nhất có 15 nhiễm sắc thể kép, xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng
xích đạo của thoi phân bào.
- Tế bào của cây thứ hai có 26 nhiễm sắc thể đơn đang phân ly đồng đều về 2 cực

của tế bào.
- Tế bào của cây thứ ba có 16 nhiễm sắc thể kép, đang đóng xoắn.
a. Các bạn đang quan sát tế bào ở những kỳ nào của quá trình phân bào?
b. Em hãy nêu cơ chế hình thành 3 cây đậu trên từ cây bố mẹ bình thường. Biết rằng
quá trình đột biến này chỉ liên quan đến cặp nhiễm sắc thể thứ 3 và ít gây hại đến sức
sống của cây.
a
Kì giữa, kì sau, kì đầu của quá trình nguyên phân
0,75
b
Cơ chế: Trong giảm phân hình thành giao tử chỉ một bên bố hoặc mẹ giảm phân không 0,75
bình thường (cặp NST thứ 3 không phân li) tạo giao tử (n-1) và (n+1). Qua thụ tinh giao tử
(n+1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử (2n +1) = 15, phát triển thành 0,75
cây thứ nhất; giao tử (n-1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử
(2n – 1) = 13, phát triển thành cây thứ hai;
Cả 2 bên bố mẹ giảm phân không bình thường (cặp NST thứ 3 không phân li) sẽ tạo
giao tử (n-1) và (n+1); qua thụ tinh 2 giao tử (n+1) kết hợp với nhau tạo thành hợp tử 0,75
(2n+2) = 16, phát triển thành cây thứ 3.
Câu
a. Lớp 9A thực hành tại hệ sinh thái đầm sen đã tồn tại khoảng 30 năm. Bản báo cáo 2,75
III của bạn Tiến ghi rằng: Trong đầm sen chỉ có quần thể sen hồng, quần thể thực vật nổi, điểm


quần thể cá rô phi, quần thể cá; quần thể tôm càng xanh. Em hãy cho biết báo cáo của
bạn đã chính xác chưa, vì sao?
b. Các cá thể trong quần thể ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào? Các quan hệ đó xảy
ra rõ nhất trong những điều kiện nào?
a
- Báo cáo thực hành của bạn chưa chính xác.
- Vì:

+ Chưa nêu đầy đủ thành phần chủ yếu của hệ sinh thái (HST gồm quần xã và môi
trường sống)
+ Trong hệ sinh thái đầm sen có thể còn có nhiều quần thể khác nữa.
+ Các quần thể nêu:
* Thực vật nổi gồm nhiều loài, cá gồm nhiều loài nên chúng không phải là quần thể.
* Quần thể sen hồng, quần thể tôm càng xanh, cá rô phi là đúng.
b
- Ảnh hưởng của các sinh vật trong quần thể là ảnh hưởng của các sinh vật cùng loài, gồm
quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh.
- Hỗ trợ khi sinh vật sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích (hoặc thể tích) hợp lý
và có nguồn sống đầy đủ; Cạnh tranh khi gặp điều kiện bất lợi như số lượng cá thể quá cao
dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở…
Câu
a. Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng của cơ thể sống? Nêu
IV ví dụ ?
b. Nêu các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu. Kể tên các con đường lây nhiễm
HIV/AIDS.
a
- Tế bào là đơn vị cấu trúc: Mọi cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ các tế bào; ví
dụ:…
- Tế bào là đơn vị chức năng: Mọi hoạt động chức năng đều diễn ra tại tế bào; ví dụ:…
b
- Nguyên tắc: Khi truyền máu cần xét nghiệm trước để truyền nhóm máu phù hợp, đảm
bảo hồng cầu người cho không bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch;
Tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh; Truyền từ từ.
- Qua đường máu, qua quan hệ tình dục không an toàn, qua nhau thai (nếu mẹ bị nhiễm
HIV)
Câu
Gen B có 3000 nuclêôtit, trong đó ađênin (A) chiếm tỷ lệ 20%. Gen B đột biến làm
V

xuất hiện gen b. Khi gen b tự nhân đôi bình thường 2 lần, đã lấy từ môi trường nội bào
8994 nuclêôtit.
a. Tính số nuclêôtit từng loại của gen trước và sau khi đột biến.
b. Qua quá trình sinh sản hữu tính, khi nào thì tính trạng do gen b được biểu hiện?
c. Gen đột biến b làm giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản…của sinh vật. Em hãy
giải thích vì sao?
a
Số nu từng loại của gen B: A = T = 600 (nu); G = X = 900 (nu)
Số nu gen b: (22-1). Nb = 8994 → Nb = 2998
So với gen B gen b giảm 2 nu Đây là dạng đột biến mất 1 cặp nu, có thể xảy ra 1 trong 2
trường hợp:
+ Mất cặp A-T thì: A = T = 599 (nu); G = X = 900 (nu)
+ Mất cặp G-X thì: A = T = 600 (nu); G = X = 899 (nu)
b
Qua quá trình sinh sản, chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp bb và trong
điều kiện môi trường thích hợp.
c
Gen đột biến b làm giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản… của sinh vật vì nó phá vỡ sự
thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều
kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp Pr.
Câu
a. Khi cho lai 2 cây cà chua bố mẹ (P) với nhau, được F 1 có kiểu gen đồng nhất. Cho
VI.
F1 giao phấn với 2 cây cà chua khác, kết quả thu được:
- Với cây thứ nhất: 150 quả đỏ, tròn; 151 quả đỏ, dẹt: 51 quả vàng, tròn; 50 quả
vàng, dẹt.
- Với cây thứ hai: 180 quả đỏ, tròn; 181 quả vàng, tròn: 61 quả đỏ, dẹt; 60 quả vàng,
dẹt.
Em hãy xác định kiểu gen, kiểu hình của P, F1, cây thứ nhất, cây thứ hai. Viết sơ đồ
lai từ P đến F1, F1 với cây thứ nhất và thứ hai.

b. Trong phép lai của một loài thực vật khác, để đời con F1 thu được tỷ lệ phân ly
kiểu hình là 3:1, thì P phải có kiểu gen như thế nào? (cho biết 1 gen quy định 1 tính

0,25
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5

2,5
điểm

0,5
0,5
0,75

0,75
3,0
điểm

0,5
0,5
0,25
0,25
0,75
0,75

4,5

điểm


a

b

Câu
VII.

trạng, chỉ xét tối đa 2 cặp tính trạng).
Ở phép lai với cây thứ nhất
Đỏ:vàng = 3:1 → Đỏ là tính trạng trội (A), vàng là tính trạng lặn (a)
→ F1 x cây 1: Aa x Aa
Tròn:dẹt = 1:1 chưa xác định được tính trạng nào trội, tính trạng lặn → F1 x cây 1: Bb x bb
F2-1: (3 đỏ: 1 vàng) (1 tròn: 1 dẹt) = 3 đỏ, tròn: 3 đỏ, dẹt: 1 vàng, tròn: 1 vàng, dẹt → 2
cặp tính trạng này PLĐL với nhau.
Ở phép lai với cây thứ hai
Tròn:dẹt = 3:1 → tròn là tính trạng trội (B), dẹt là tính trạng lặn (b)
F1 x cây 2: Bb x Bb
→ F1 có kiểu gen AaBb
- Kiểu hình: đỏ, tròn
→ cây thứ nhất Aabb
- Kiểu hình: đỏ, dẹt
→ cây thứ hai aaBb
- Kiểu hình: vàng, tròn
→ P: AABB x aabb hoặc AAbb x aaBB - KH: đỏ, tròn x vàng, dẹt hoặc đỏ, dẹtxvàng, tròn
Viết sơ đồ lai từ P đến F1
Viết sơ đồ lai F1 với cây thứ nhất và thứ hai
Nếu không chứng minh PLĐL thì bớt 0,25

TH 1: Aa x Aa
TH 2: Liên kết AB/ab x AB/ab …
TH 3: (di truyền độc lập)
- (3:1) x 1 thì P có thể là:
(Aa x Aa) (BB x BB) → AaBB x AaBB
(Aa x Aa) (BB x Bb) → AaBB x AaBb
(Aa x Aa) (BB x bb) → AaBB x Aabb
(Aa x Aa) (bb x bb) → Aabbx Aabb
- 1 x (3:1) thì P có thể là:
(AA x AA) (Bb x Bb) → AABb x AABb
(AA x Aa) (Bb x Bb) → AABb x AaBb
(AA x aa) (Bb x Bb) → AABb x aaBb
(aa x aa) (Bb x Bb) → aaBbx aaBb
Ở 1 loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 38, trong quá trình phát sinh giao tử đực,
chỉ xét 5 tế bào mầm nguyên phân liên tiếp 1 số lần bằng nhau để tạo ra các tinh
nguyên bào, các tinh nguyên bào này đều phát triển thành các tinh bào bậc 1. Các tinh
bào bậc 1 giảm phân bình thường, môi trường cung cấp 24320 nhiễm sắc thể đơn (ở
trạng thái chưa nhân đôi) để tạo nên tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là
10%, của trứng là 50%. Tìm số đợt nguyên phân liên tiếp của tế bào mầm sinh dục đực,
cái và số hợp tử được hình thành.
(Biết rằng quá trình phát sinh giao tử cái diễn ra bình thường, các trứng đều có
nguồn gốc từ 1 tế bào mầm sinh dục cái, 1 trứng thụ tinh với 1 tinh trùng để tạo thành
1 hợp tử).
Gọi số lần nguyên phân của tế bào mầm đực là x, số tinh nguyên bào tạo ra sau nguyên
phân là: 5.2x
- Các tinh bào bậc 1 giảm phân tạo tinh trùng, số NST MT cung cấp cho quá trình giảm
phân là:
5.2x . 38 = 24320 → x = 7 (tế bào mầm sinh dục đực nguyên phân 7 lần)
- Số hợp tử tạo thành là: 5.27 . 4. 10% = 256 (hợp tử)
- Tế bào trứng tham gia thụ tinh = 256 : 50% = 512 (tế bào trứng)

Gọi số lần nguyên phân của tế bào mầm sinh dục cái là y, ta có: 2 y = 512 → y = 9 (tế bào
mầm sinh dục cái nguyên phân 9 lần)

0,25
0,25
0,25

0,25

0,25
0,25
0,5
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1,5
điểm

0,5
0,5
0,5



SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU

ĐỀ DỰ BỊ

NĂM HỌC 2012-2013

M«n thi: sinh häc
Thêi gian: 150 phót (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
Câu 1. (4 điểm)
a. Nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân.
b. Cho 2 tế bào lúa nước (2n = 24) nguyên phân liên tiếp một số đợt, môi trường nội bào cung cấp 336
nhiễm sắc thể.
- Tính số đợt nguyên phân của mỗi tế bào.
- Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit, số tâm động trong mỗi tế bào ở kỳ giữa, kỳ sau nguyên phân.
Câu 2. (2 điểm)
Nêu mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài. Lấy ví dụ minh họa cho từng mối quan hệ đó.
Câu 3. (1,5 điểm)
Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào?
Câu 4. (3 điểm)
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN.
Câu 5. (3 điểm)
Đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào? Phương pháp
nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền người?
Câu 6. (3,5 điểm)
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ; a quy định quả vàng; B quy định quả tròn; b quy định quả bầu. Khi
cho lai hai cây cà chua P quả đỏ, dạng bầu và quả vàng, dạng tròn với nhau, được F1 toàn quả cà chua quả

đỏ, dạng tròn. Cho F1 lai phân tích thì thu được 301 cây quả đỏ, dạng tròn; 299 cây quả đỏ, dạng bầu; 301
cây quả vàng, dạng tròn; 303 cây quả vàng, dạng bầu.
a. Em hãy xác định kiểu gen của 2 cây cà chua P, của F1?
b. Muốn ngay đời con F1 có tỷ lệ phân ly kiểu hình về 2 cặp tính trạng nêu trên là 3:3: 1:1, thì bố mẹ
phải có kiểu gen, kiểu hình như thế nào?
Câu 7. (3 điểm)
Một tế bào sinh dưỡng của cây ngô(2n = 20), nguyên phân một số đợt, tạo ra 32 tế bào nhóm A. Nhóm
tế bào này tiếp tục nguyên phân 2 đợt, trong đợt đầu có một số tế bào không hình thành thoi phân bào, còn
các đợt phân bào khác đều diễn ra bình thường.
Tổng số tế bào tạo ra sau đợt phân bào cuối cùng là 120.
a. Hãy xác định số tế bào không hình thành thoi phân bào trong nguyên phân.
b. Hãy tính tổng số NST trong các tế bào được tạo ra sau quá trình nguyên phân trên.
- - Hết - - -


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH PHÚ YÊN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013
Môn thi : SINH HỌC (Chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1. (4.0 điểm)
a) Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN?
b) Gen B có 20% Ađênin và có số liên kết hyđrô là 3120 liên kết. Gen B đột biến thành gen b. Khi
gen b tự sao 2 lần liên tiếp đã làm phá vỡ 9375 liên kết hyđrô, quá trình này cần 7212 nuclêôtit tự do từ
môi trường nội bào.
b1. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen B.
b2. Đột biến từ gen B thành gen b thuộc dạng nào của đột biến gen? Giải thích?

Câu 2. (3.0 điểm)
Ở cà chua (2n) gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với gen a qui định thân thấp. Trong một
phép lai, người ta cho cây cà chua thân cao lai với cây cà chua thân thấp thu được F1.
a) Đây là phép lai gì? Em hãy trình bày nội dung của phép lai đó?
b) Viết sơ đồ lai từ P đến F1 có thể có cho mỗi trường hợp?
Cho biết gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, trong quá trình giảm phân tạo giao
tử không có đột biến xảy ra.
Câu 3. (3.0 điểm)
a) Thế nào là di truyền liên kết?
b) Hiện tượng di truyền liên kết gen đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menden ở những
điểm nào?
c) Điều kiện để xảy ra di truyền liên kết gen? Ở lúa nước có bộ nhiễm sắc thể
2n = 24, hãy xác định số nhóm gen liên kết?
Câu 4. (4.0 điểm)
a) Trình bày các biểu hiện của hiện tượng thoái hóa giống? Vai trò của phương pháp tự thụ phấn
bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống?
b) Ưu thế lai là gì? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống?
c) Ở một loài thực vật tự thụ phấn bắt buộc có kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 100% Aa. Hãy xác
định tỉ lệ kiểu gen sau 3 thế hệ tự thụ phấn và rút ra nhận xét?
Câu 5. (3.0 điểm)
a) Thế nào là một hệ sinh thái? Các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái hoàn chỉnh?
b) Lưới thức ăn trong một ao nuôi cá như sau:
Cá mè trắng
Cá mè hoa
Phytoplankton
(thực vật phù du)

Giáp xác
Cá mương,
Thòng đong,

Cân cấn

Cá quả

Trong đó vật dữ đầu bảng có số lượng rất ít ỏi. Từ hiện trạng của ao, em hãy chỉ cho người nông dân
nên áp dụng biện pháp sinh học nào đơn giản nhất nhưng có hiệu quả để nâng cao tổng giá trị sản phẩm
trong ao?
Câu 6. (3.0 điểm)
Cá rô phi ở nước ta bị chết khi nhiệt độ xuống dưới 5,60C hoặc cao hơn 420C và sinh sống tốt nhất
ở nhiệt độ 300C.
a) Đối với cá rô phi ở Việt Nam, các giá trị về nhiệt độ 5,60C; 420C; 300C gọi là nhiệt độ gì?
Khoảng cách hai giá trị từ 5,60C đến 420C gọi là gì? Vẽ đồ thị về giới hạn nhiệt độ của cá rô phi?
b) Cá chép sống ở nước ta có các giá trị nhiệt độ tương ứng 20C; 440C và 280C. So sánh hai loài cá
rô phi và cá chép, loài nào có khả năng phân bố rộng hơn?
----------Hết----------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2O12 – 2013
Môn thi: SINH HỌC (Hệ chuyên)
Ngày thi: 5 – 7 – 2012
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2 điểm)
1.1: Bằng phép lai phân tích Međen đã xác định cá thể mang tính trạng trội đem lai là đồng hợp hay dị
hợp:
a. Nêu khái niệm phép lai phân tích?

b. Cho A thân cao, a thân thấp, bằng sơ đồ lai xác định cá thể có kiểu hình thân cao là đồng hợp
hay dị hợp?
1.2: Ở một loài thực vật A gen trội quy định quả dài, a gen lặn quy định quả ngắn.
a. Khi cho tự thụ phấn: có mấy phép lai, viết các phép lai có thể xảy ra (không viết sơ đồ lai)?
b. Khi cho giao phấn nếu không kể đực, cái: có mấy phép lai, viết các phép lai có thể xảy ra (không
viết sơ đồ lai)?
Câu 2: (2 điểm)
2.1: Vẽ sơ đồ và chú thích đầy đủ quá trình phát sinh giao tử đực ở động vật?
2.2: Một cặp gen Aa dài 0,408 micromet. Gen A có 3120 liên kết hidrô, gen a có 3240 liên kết hidrô.
Do đột biến thể dị bội đã xuất hiện thể (2n+1) có số nuclêôtit thuộc các gen trên với Ađênin bằng 1320 và
Guanin bằng 2280 nuclêôtit. Cho biết kiểu gen của thể dị bội nói trên – Giải thích?
Câu 3: (2 điểm)
3.1:
a. Mức phản ứng là gì ? Có di truyền hay không – Tại sao?
b. Loại tính trạng nào có mức phản ứng rộng? loại tính trạng nào có mức phản ứng hẹp – giải thích
vì sao?
3.2: Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua những dấu hiệu nào? Nêu ứng dụng
các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như thế nào?
Câu 4 : (2 điểm)
4.1: Quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen 50% AA : 50% aa. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn. Xác định tỉ
lệ từng loại kiểu gen?
4.2: Theo dõi bệnh M trong một gia đình người ta vẽ được sơ đồ phả hệ sau :

a. Cho biết bệnh này do gen trội hay lặn quy định – giải thích?
b. Có liên quan đến giới tính hay không - Tại sao ?
c. Nếu quy ước hai gen A và a. Xác định kiểu gen có thể có của III7?
Câu 5: (2 điểm)
5.1: Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?
5.2: Cho một sơ đồ lưới thức ăn như sau :


a. Hãy liệt kê các chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn ?
b. Ngoại trừ cỏ và vi sinh vật, hãy nêu các mắt xích chung của lưới thức ăn?
--------------------------------------Hết--------------------------------------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN

LONG AN

NĂM HỌC 2O12 – 2013

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN SINH HỌC

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

a. Khái niệm: Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu

0,5

Ý

1
1.1


gen với cá thể mang tính trạng lặn.
b. Ví dụ:
P: Thân cao

Gp

x

Thân thấp

AA

aa

A

a

F1

0,25

Aa
KH (100% thân cao)

 cá thể thân cao ở thế hệ P có kiểu gen đồng hợp AA.
P: Thân cao

Gp
F1


x

Thân thấp

Aa

aa

A,a

a
Aa :

0,25

aa

KH: (50% thân cao) : (50% thân thấp)

 Cá thể thân cao ở thế hệ P có kiểu gen dị hợp Aa
1.2

a. Có 3 phép lai có thể xảy ra,/ đó là: AA x AA, Aa x Aa, aa x aa.

0,5

b. Có 6 phép lai có thể xảy ra, / đó là: AA x AA, AA x Aa , AA x aa , Aa x Aa, Aa x aa,

0,5


aa x aa.
2
2.1

0,5

0,25

0,25
(Học sinh vẽ sơ đồ đúng có chú thích như trên mới đạt điểm tối đa, nếu học sinh thiếu
chú thích nguyên phân hoặc giảm phân I hoặc giảm phân II hoặc không ghi 2n, n ở
mỗi giai đoạn thì đạt nữa số điểm ở mỗi giai đoạn)
2.2 - Số Nu của gen A và gen a:
+ Có: Ngen A = Ngen a = (4080/3,4) x 2 = 2400

0,25


+ Gen A có: 2A + 3G = 3120 và 2A + 2G = 2400  A = T = 480 Nu và G = X = 720 Nu
+ Gen a có: 2A + 3G = 3240 và 2A + 2G = 2400  A = T = 360 Nu và G = X = 840 Nu

0,25

- Tế bào thể dị bội 2n+1 có: A = T = 480 +480 + 360 = 1320 và G = X= 720 +720 + 840

0,25

= 2280  Kiểu gen thể 2n + 1 là: AAa


0,25

(Học sinh viết : A = T = 2AA+Aa , G = X = 2GA+Xa và viết được kiểu gen AAa mới có
điểm)
3

3.1

a. - Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay

0,25

nhóm gen) trước môi trường khác nhau.
- Có di truyền vì mức phản ứng do kiểu gen quy định.

0,25

b. - Các tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp, phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen,
thường ít chịu ảnh hưởng của môi trường. (Học sinh nêu ít phụ thuộc vào môi trường

0,25

vẫn chấm điểm.)
- Các tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng vì phụ thuộc chủ yếu nhiều vào môi

0,25

trường tự nhiên hoặc điều kiện trồng trọt và chăn nuôi. (Học sinh nêu ít phụ thuộc vào
kiểu gen vẫn chấm điểm)
3.2


- Có thể nhận biết thể đa bội bằng mắt thường thông qua những dấu hiệu : kích thước tế

0.25

bào lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt.
- Ứng dụng có hiệu quả trong chọn giống cây trồng :
+ Tăng kích thước thân, cành làm tăng sản lượng gỗ cây trồng.

0,25

+ Tăng kích thân, lá, củ làm tăng sản lượng rau, hoa màu.

0,25

+ Sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt để tạo giống có năng suất cao.

0,25

(Nếu học sinh ghi thiếu : Tăng sản lượng gỗ, tăng sản lượng rau, hoa màu thì đạt 0,5đ.)
4

4.1

Aa = 0

0,5

AA = 50%


0,25

aa = 50 %

0,25

4.2 a. Có : II5 bình thường x II6 bình thường  III8 bệnh  Bệnh do gen lặn quy định.
b. Không liên quan đến giới tính. / Vì nếu gen nằm trên NST giới tính kiểu gen III8 bệnh
a

5

a

a

0,25
0,25

là X X , nhưng II5 không có khả năng tạo giao tử X => gen nằm trên NST thường.

0,25

c. Kiểu gen của III7: AA hoặc Aa.

0,25

5.1 Ánh sáng ảnh hưởng tới khả năng định hướng di chuyển trong không gian, là nhân tố

0,5


ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.

5.2

a. Cỏ  Cào cào  Ếch  Đại bàng  Vi sinh vật

0,25

Cỏ  Gà  Rắn  Đại bàng  Vi sinh vật

0,25

Cỏ  Chuột  Rắn  Đại bàng  Vi sinh vật

0,25

Cỏ  Chuột  Đại bàng  Vi sinh vật

0,25

b. Ngoại trừ cỏ và vi sinh vật, những loài là mắt xích chung của lưới thức ăn trên là:

0,5

chuột, rắn, đại bàng. (Học sinh nêu được 2 mắt xích: cho 0,25đ)


SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO


ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NAM ĐỊNH

Năm học 2012 - 2013

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 02 trang)

Môn: SINH HỌC (chuyên)

Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1. (1,0 điểm).
Chức năng của ADN có được là nhờ đặc điểm cấu trúc và cơ chế nào?
Câu 2. (1,0 điểm).
Trong 1 cây lúa (2n = 24) người ta thấy số lần nguyên phân của tế bào A nằm ở rễ và tế bào B nằm ở lá
là 8 đợt. Tổng số tế bào con sinh ra sau những lần nguyên phân của cả 2 tế bào trên là 40.
a) Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào. Biết rằng số lần nguyên phân của tế bào B nhiều hơn
số lần nguyên phân của tế bào A.
b) Môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn cho quá trình
nguyên phân của cả 2 tế bào trên?
Câu 3. (1,25 điểm).
Các cặp gen trong phép lai sau là di truyền độc lập AaBbDdXX × AaBbDdXY cho thế hệ con F 1. Hãy
tính:
- Tỉ lệ kiểu gen AaBbDdXY ở F1.
- Tỉ lệ kiểu gen AABBDDXX ở F1.
- Tỉ lệ kiểu gen aabbddXY ở F1.
- Tỉ lệ kiểu hình A-B-D-XY ở F1.

Biết rằng A, B, D là các gen trội hoàn toàn.
Câu 4. (1,25 điểm).
Ở một loài thực vật A quy định cây thân cao, a quy định cây thân thấp; B quy định quả tròn, b quy định
quả bầu dục, các gen quy định chiều cao thân cây và hình dạng quả liên kết hoàn toàn. Cho lai một cặp bố
mẹ có kiểu gen AB//ab với Ab//aB cho thế hệ F1.
Hãy viết sơ đồ lai từ P đến F1.
Câu 5. (1,0 điểm).
Giới tính của loài được xác định bởi cơ chế và yếu tố nào? Cho ví dụ.
Câu 6. (2,0 điểm).
Phân biệt thường biến với đột biến về khái niệm, nguyên nhân và tính chất.
Câu 7. (0,5 điểm).
Sơ đồ phả hệ sau là kết quả theo dõi sự di truyền một loại bệnh hiếm gặp do một gen quy định, trong
một dòng họ của gia đình ông A.


Nếu không có thông tin gì thêm thì ta có thể kết luận được gen gây bệnh là trội hay lặn? Gen nằm trên
nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính? Giải thích.
Câu 8. (0,5 điểm).
Ở thực vật, khi cho tự thụ phấn ở cây giao phấn có hiện tượng thoái hoá. Thí dụ sau đây dùng để giải
thích cho nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá: Một thế hệ cây giao phấn có 100% kiểu gen Aa, cho tự
thụ phấn liên tiếp qua các thế hệ.
a) Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen của F3 (sau 3 lần tự thụ phấn) và F5 (sau 5 lần tự thụ phấn).
b) Từ thí dụ này hãy rút ra nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống khi cho tự thụ phấn ở cây giao
phấn.
Câu 9. (0,5 điểm).
Sơ đồ sau biểu diễn mối tương quan giới hạn sinh thái về nhân tố nhiệt độ của 3 loài A, B, C.

toC
Dựa vào sơ đồ em hãy thử đánh giá khả năng phân bố của các loài này trên Trái đất.
Câu 10. (1,0 điểm).

Mật độ quần thể là gì? Vì sao nói mật độ quần thể được coi là một trong những đặc trưng cơ bản
của quần thể?
------------------------HẾT------------------------


SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC

NAM ĐỊNH

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2012 - 2013

(Đáp án gồm 03 trang)

Môn: SINH HỌC (chuyên)

Câu
1

Nội dung trả lời

Điểm

- Chức năng lưu giữ thông tin di truyền: là do ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

0,5

- Chức năng truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể: là nhờ đặc


0,5

tính tự nhân đôi của ADN.
2

a) - Gọi số lần nguyên phân của tế bào A, B lần lượt là x, y. (x, y: nguyên dương; x < y).

 x  y 8
- Theo bài ta có hệ phương trình:  x
y

2  2  40 ;  x  y  .

0,25

- Giải hệ phương trình:
+ Ta có x + y = 8 → y = 8 – x, thay vào 2x + 2y = 40 ta được 2x + 28-x = 40 → 2x + 28/2x =
40 → 2x .2x + 28 = 40.2x → 2x .2x - 40.2x + 28 = 0 (*)
+ Đặt 2x = t , phương trình (*) có dạng: t2 - 40t + 256 = 0. Giải phương trình này được t = 8

0,25

và t = 32.
Vì x < y nên 2x = 8 ; 2y = 32
→ x = 3 ; y = 5.

0,25

b) Môi trường tế bào đã cung cấp: 24.[(23 - 1) + (25 - 1)] = 912.


0,25

(Ghi chú: HS có thể giải theo cách khác có thể là biện luận, kết quả đúng vẫn cho điểm tối
đa).
3

- Tỉ lệ kiểu gen AaBbDdXY = (1/2)4

= 1/16.

0,25

- Tỉ lệ kiểu gen AABBDDXX = (1/4)3. 1/2 = 1/128.

0,25

= (1/4)3. 1/2 = 1/128.

0,25

- Tỉ lệ kiểu gen aabbddXY
- Tỉ lệ kiểu hình

A-B-D-XY = (3/4)3. 1/2 = 27/128.

P: AB//ab

4


x

0,5

Ab//aB

G: AB; ab

Ab; aB

F1: AB//Ab ; AB//aB ; Ab//ab ; aB//ab
Tỉ lệ kiểu hình: 1 thân cao, quả bầu dục; 2 cây thân cao, quả tròn; 1 cây thân thấp, quả

0,5
0,5
0,25

tròn.
5

- Giới tính của loài được xác định là sự phân li của cặp NST giới tính trong giảm phân và tổ

0,25

hợp trong trong quá trình thụ tinh.
VD:

P: XX
G:
F:


×

X

XY

0,25

X, Y
XX ; XY

- Giới tính còn ảnh hưởng do các yếu tố môi trường: hoocmon, nhiệt độ...

0,25


VD: (HS lấy bất cứ một ví dụ nào đúng).
6

0,25

Phân biệt thường biến và đột biến:
Thường biến
Khái niệm

- Là những biến đổi kiểu hình của - Là những biến đổi về vật chất di
cùng một kiểu gen.

0,5


truyền (ADN hoặc NST).

Nguyên

- Do điều kiện sống của môi - Do những tác nhân trong hay ngoài

nhân

trường thay đổi.

tế bào.

- Là biến dị không di truyền được.

- Là biến dị di truyền được.

Tính chất

0,5

0,5

- Xuất hiện đồng loạt theo hướng - Xuất hiện riêng lẻ, không xác định.
xác định. Có lợi cho sinh vật.

7

Đột biến


Có lợi, có hại hoặc trung tính.

a) Gen gây bệnh là gen lặn . Qua sơ đồ phả hệ : III1 bị bệnh trong khi đó bố và mẹ (II4 , II5)

0,5
0,25

đều bình thường chứng tỏ gen gây bệnh là gen lặn, gen không gây bệnh (gen bình thường)
là gen trội.
b) Gen gây bệnh nằm trên NST thường .

0,25

Quy ước gen trội là A, gen lặn là a.
Nếu gen a nằm trên Y thì bố của con trai bị bệnh cũng phải bị bệnh.
Nếu a nằm trên X thì I1 phải có kiểu gen XAY (bố), I2 có kiểu gen XaXa (mẹ), con gái của họ
là II2 sẽ có kiểu gen XAXa và không bị bệnh, nhưng thực tế có bị bệnh (qua sơ đồ phả hệ).
Cả 2 giả thiết trên đều không phù hợp
→ Gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể thường.
(Ghi chú: HS có thể chứng minh bằng cách khác hợp lí vẫn cho điểm tối đa).
8

a. - Sau 3 lần tự thụ phấn tỉ lệ kiểu gen là 0,4375AA ; 0,125Aa ; 0,4375aa.
- Sau 5 lần tự thụ phấn tỉ lệ kiểu gen là 0,484375AA;0,03125Aa;0,484375aa.

0,25

(Ghi chú: Kết quả học sinh làm có thể sai số với đáp án nhưng đúng do cách làm tròn vẫn
cho điểm tối đa).
b) Nhận xét: Tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ tự thụ phấn là nguyên nhân của


0,25

hiện tượng thoái hoá.
9

Loài A phân bố rộng, có thể phân bố khắp trái đất.

0,25

Loài B và C phân bố hẹp, loài B sống ở vùng có nhiệt độ thấp (VD: vùng ôn đới…), loài C

0,25

sống ở vùng có nhiệt độ cao (VD: vùng nhiệt đới…).
10

- Mật độ quần thể: là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể

0,5

tích.
- Mật độ được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể vì mật độ cá thể ảnh
hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, / mức sinh sản và tử vong của quần thể.

___________ HẾT ___________

0,5



SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: SINH HỌC (chuyên)

ĐỀ DỰ BỊ

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 02 trang

Câu 1: (1,0 điểm)
Trong nguyên phân và giảm phân, ngoại trừ nhiễm sắc thể, các thành phần khác trong tế bào đã có
những biến đổi như thế nào? Nêu ý nghĩa của những biến đổi đó.
Câu 2: (1,0 điểm)
Phân biệt cấu tạo hoá học phân tử ADN và phân tử mARN.
Câu 3: (2,0 điểm)
a) Làm thế nào có thể phát hiện được thể đa bội? Nêu các ứng dụng của thể đa bội. Cho ví dụ.
b) Trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội (2n + 1) hoặc (2n – 1) từ cặp bố, mẹ đều là thể 2n.
Câu 4: (0,5 điểm)
Sơ đồ phả hệ sau theo dõi một bệnh hiếm gặp do một gen qui định của một gia đình.
(1)

(2)

I
II

(3)


III

(5)

(4)

(6)

(7)

Chú thích: □,○ : Nam, nữ bình thường.
■,● : Nam, nữ mắc bệnh.
Xác định kiểu gen các thành viên trong gia đình phả hệ trên.
Câu 5: (0,5 điểm)
Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai. Tại sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần
qua các thế hệ?
Câu 6: (0,5 điểm)
Cho các hiện tượng sau:
-

Cây liền rễ dưới lòng đất.
Chim di cư thành đàn.
Cá mập ăn thịt chính con của mình.


-

Tự tỉa cành trong 1 rừng cây thông Đà Lạt.


Hãy cho biết mỗi hiện tượng trên thuộc mối quan hệ sinh thái nào?
Câu 7: (1,0 điểm)
Nêu vai trò mỗi thành phần của hệ sinh thái tự nhiên.
Câu 8: (1,5 điểm)
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng, gen B quy định quả tròn, gen b quy định quả
bầu. Cho giao phấn giữa cây cà chua quả đỏ, tròn với cây cà chua quả vàng, bầu thì F1 thu được 100% cây cà
chua quả đỏ, tròn. Tiếp tục cho cây cà chua F1 giao phấn với cây cà chua quả vàng, bầu thì ở thế hệ F2 thấy xuất
hiện 2 loại kiểu hình.
a) Xác định qui luật di truyền chi phối các phép lai trên.
b) Cho cây cà chua F1 tự thụ phấn, xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F2.
Câu 9: (2,0 điểm)
Ở một loài côn trùng khi cho giao phối giữa 2 cá thể bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần
chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt. F1 thu được đồng loạt côn trùng thân xám, cánh dài. Cho
các cá thể F1 giao phối với nhau, F2 thu được 4 loại kiểu hình với tổng số 400 cá thể, trong đó thân đen,
cánh cụt là 25 cá thể. Biết mỗi gen qui định 1 tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn và trong quá trình phát
sinh giao tử không xảy ra sự thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể.
a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b) Xác định số lượng cá thể của mỗi kiểu hình còn lại ở F2.
-----------------------HẾT-----------------------


SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI DỰ BỊ
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2012-2013

Môn: SINH HỌC (chuyên)
Câu

Nội dung trả lời
Điểm
Trong nguyên phân và giảm phân, ngoại trừ NST, các cấu trúc khác trong tế bào đã có
1
những biến đổi là: trung thể, thoi vô sắc, màng nhân và nhân con, màng tế bào chất.
- Trung thể nhân đôi vào kì trung gian rồi đi về 2 cực của tế bào, chuẩn bị cho sự hình thành 0,25
thoi vô sắc.
- Thoi vô sắc bắt đầu hình thành ở kì đầu, hoàn chỉnh ở kì giữa, đến kì cuối thì biến mất,
0,25
giúp NST đính lên nó rồi thoi vô sắc co rút làm NST đi về 2 cực tế bào.
- Màng nhân và nhân con: biến mất vào kì trung gian và xuất hiện trở lại vào kì cuối, tạo
điều kiện cho NST tự do dễ dàng xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Ở kì cuối 0,25
giúp tái tạo trở lại cấu trúc của tế bào.
- Màng tế bào chất: phân chia ở vị trí giữa tế bào vào kì cuối giúp tế bào mẹ tách thành 2 tế 0,25
bào con
2
Cấu tạo ADN
Cấu tạo mARN
2 mạch đơn, với hàng triệu đơn phân là các 1 mạch đơn, với hàng trăm đến hàng nghìn
0,25
nuclêôtit.
đơn phân là các nuclêôtit.
Trong thành phần cấu tạo của mỗi nuclêôtit Trong thành phần cấu tạo của mỗi nuclêôtit
0,25
có đường đeoxiribozơ C5H10O4.
có đường ribozơ C5H10O5.
Có bazơ nitric loại T, không có loại U.
Có bazơ nitric loại U, không có loại T.
0,25
Các nucleotit ở 2 mạch lên kết với nhau Chỉ có 1 mạch đơn nên không có NTBS và

theo NTBS bằng các liên kết hiđrô
liên kết hiđrô
0,25
a. - Phương pháp phát hiện thể đa bội:
3
+ Do tế bào lớn nên các thể đa bội có cơ quan thân, rễ, lá, hoa, quả,… rất lớn. Do vậy có 0,25
thể nhìn bằng mắt thường.
+ Lúc nhỏ có thể lấy tế bào sinh dưỡng, đem nhuộm kép rồi soi dưới kính hiển vi, đếm 0,25
số lượng NST.
- Ứng dụng:
+ Làm tăng năng suất cây trồng.
0,25
VD: Quả táo tứ bội (4n) có kích thước lớn hơn nhiều so với quả táo lưỡng bội (2n).
0,25
+ Khắc phục tính bất thụ của con lai xa.
0,25
VD: Lai giữa cải củ (2n = 18) với cải bắp (2n = 18) tạo cải lai bất thụ. Dùng consixin 0,25
gây tứ bội hóa cải lai tạo ra loại cải mới có bộ NST 4n = 36 hữu thụ.
(HS có thể lấy ví dụ khác).
b. Cơ chế:
- Trong quá trình giảm phân của một số tế bào sinh dục (2n) thời kì chín, do tác động của 0,25
các tác nhân vật lí, hóa học hoặc do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong cơ thể, gây ra
sự không phân li của một cặp nhiễm sắc thể dẫn đến hình thành giao tử
(n – 1) và (n + 1).
- Trong quá trình thụ tinh, sự tổ hợp giao tử (n + 1) hoặc (n - 1) với giao tử (n) tạo thành 0,25
hợp tử (2n + 1) hoặc (2n - 1). Hợp tử (2n + 1) hoặc (2n – 1) nguyên phân bình thường nhiều
lần liên tiếp, phát triển thành thể dị bội (2n + 1) hoặc (2n – 1).
- Chứng minh gen gây bệnh là gen lặn, nằm trên NST thường:
4
0,25

+ Bố mẹ (1), (2) bình thường nhưng sinh ra con gái (4) mắc bệnh, chứng tỏ bệnh do gen lặn qui
định.
+ Qui ước A: không mắc bệnh; a: mắc bệnh.
+ Giả sử gen gây bệnh có liên kết với giới tính:
 Nếu gen gây bệnh nằm trên NST Y thì nữ sẽ không mắc bệnh. Điều này không
đúng.
 Nếu gen gây bệnh nằm trên NST X thì người bố bình thường không thể sinh ra


5

6

7

8

9

con gái mắc bệnh. Điều này không đúng.
+ Vậy gen gây bệnh nằm trên NST thường.
- Xác định kiểu gen:
+ Vì bệnh do gen lặn qui định nên những người mắc bệnh: (4) và (6) có kiểu gen aa.
+ Cặp vợ chồng ở đời thứ I không biểu hiện bệnh nhưng sinh ra 1 người con mắc bệnh,
chứng tỏ cả hai người này (1) và (2) đều có kiểu gen Aa.
+ Người (3) không biểu hiện bệnh sẽ có kiểu gen AA hoặc Aa.
+ Người (5) không biểu hiện bệnh nhưng lại sinh ra con gái mắc bệnh nên sẽ có kiểu gen
Aa.
+ Người (7) không biểu hiện bệnh nhưng lại được sinh ra từ người mẹ mắc bệnh (aa) và
người bố có kiểu gen dị hợp (Aa) nên có kiểu gen Aa.

- Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai: Khi lai hai dòng thuần chủng khác nhau, trong
kiểu gen của cơ thể lai F1 có các gen đều ở trạng thái dị hợp.
- Giải thích: Ở các thế hệ sau, tỉ lệ thể dị hợp tử giảm, tỉ lệ thể đồng hợp tử tăng; trong đó
có thể đồng hợp tử mang các alen lặn biểu hiện một số đặc điểm xấu.
- Quan hệ hỗ trợ cùng loài: Cây liền rễ dưới lòng đất; chim di cư thành đàn.
- Quan hệ cạnh tranh cùng loài: Cá mập ăn thịt chính con của mình; tự tỉa cành trong 1 rừng
cây thông Đà Lạt.
- Sinh cảnh (thành phần vô sinh): cung cấp vật chất và năng lượng cho quần xã sinh vật, là
nơi ở của các loài sinh vật.
- Sinh vật sản xuất: tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho quần xã.
- Sinh vật tiêu thụ: tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất, năng lượng trong quần xã.
- Sinh vật phân giải: biến đổi các chất hữu cơ thành chất vô cơ trả lại cho môi trường.
a. Theo đề bài, F1 tất cả đều quả đỏ tròn nên F1 dị hợp 2 cặp gen. Nếu các gen này phân li
độc lập với nhau sẽ tạo ra 4 loại giao tử, mà cây quả vàng, bầu cho 1 loại giao tử nên F2 sẽ
có 4 loại kiểu hình. Theo đề bài F2 chỉ xuất hiện 2 loại kiểu hình nên các gen này phải nằm
trên 1 NST và liên kết hoàn toàn với nhau. Vậy phép lai này chịu sư chi phối của qui luật
liên kết gen.
b. Theo đề bài: cây cà chua quả đỏ, tròn F1 có kiểu gen: AB//ab. Khi cho F1 tự thụ phấn ta
có sơ đồ lai:
F1 x F1: quả đỏ, tròn AB//ab x quả đỏ, tròn AB//ab
G F1
: AB , ab
AB , ab
F2 : Tỉ lệ kiểu gen 1AB//AB : 2AB//ab : 1ab//ab
Tỉ lệ kiểu hình 3 cây quả đỏ, tròn : 1 cây quả vàng, bầu.
a. - Vì P thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, F1 100% côn trùng thân
xám, cánh dài → tính trạng thân xám là trội hoàn toàn so với tính trạng thân đen, tính trạng
cánh dài là trội hoàn toàn so với tính trạng cánh cụt.
- Quy ước: gen A quy định thân xám, gen a quy định thân đen; gen B quy định cánh dài, gen b
quy định cánh cụt.

- Vì P thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, F1 100% cá thể thân xám,
cánh dài → F1 dị hợp tử về 2 cặp gen trên (Aa, Bb).
- Ở F2 tính trạng thân đen cánh cụt chiếm tỉ lệ: 25/400 = 1/16 = 1/4 x 1/4 nên cơ thể F1 tạo
ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau. Vậy phép lai trên chịu sự chi phối theo qui luật phân li
độc lập của Menđen.
- Sơ đồ lai:
+ P : Thân xám, cánh dài thuần chủng.
x
Thân đen, cánh cụt thuần chủng.
AABB
aabb
G :
AB
ab
F1 :
AaBb (100% thân xám, cánh dài)
+ F1 x F1 : Thân xám, cánh dài
x
Thân xám, cánh dài
AaBb
AaBb
GF1 :
AB, Ab, Ab, ab
AB, Ab, Ab, ab
F2 : HS lập bảng và xác định được tỉ lệ kiểu gen:
1AABB : 2AABb: 1Aabb : 2AaBB : 4AaBb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb: 1aabb
Tỉ lệ kiểu hình 9/16 xám, dài : 3/16 xám, ngắn : 3/16 đen, dài : 1/16 đen, ngắn
b. Số lượng cá thể của mỗi kiểu hình còn lại ở F2 225 xám, dài : 75 xám, ngắn : 75 đen, dài
: 25 đen, ngắn


0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25

0,25

0,25

0,25
0,25
0,25





×