Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thi thử beeclass lần 05 (đề và đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.53 KB, 5 trang )

/>
www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Group Hóa Học BeeClass

ĐỀ THI THỬ LẦN 5
NĂM HỌC: 2016 – 2017
Môn: Hoá Học
Thời gian làm bài: 50 phút;
Ngày thi: Chủ nhật 25/12/2016
(Đề thi có 40 câu - 4 trang)

Bắt đầu tính giờ lúc 22:15, hết giờ làm lúc 23:05 và bắt đầu điền đáp án
Thời gian nộp bài muộn nhất lúc 23:15

Mã đề 205

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin bằng không khí vừa đủ. Trong hỗn hợp sau phản ứng chỉ có
0,4 mol CO2, 0,7 mol H2O và 3,1 mol N2. Giả sử trong không khí gồm N2 và O2 với tỉ lệ 4 : 1 thì giá trị
của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 5,0
B. 10,0
C. 90,0
D. 50,0
Câu 2: Chất khí nào sau đây trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại?
A. O2
B. CO2
C. H2O
D. N2
Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối


B. Trong công nghiệp có thể chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn
C. Số nguyên tử hidro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn
D. Sản phẩm của sản phẩm xà phòng hóa chất béo là axit béo và glixerol
Câu 4: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. Đá vôi.
B. Thạch cao khan.
C. Thạch cao sống.
D. Thạch cao nung.
Câu 5: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2?
A. HCl.
B. NaOH.
C. CH3OH.
D. NaCl.
Câu 6: Dãy gồm các kim loại chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là
A. Al, Na, Ca.
B. K, Zn, Ba.
C. Mg, Sr, Ag.
D. Be, Na, Cr.
Câu 7: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp
A. Điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.
B. Điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.
C. Điện phân NaCl nóng chảy.
D. Điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực.
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn m gam sắt bằng dd H2SO4 loãng (dư) thu được 3,36 lít khí (đktc). Giá trị m là
A. 5,6.
B. 9,6.
C. 2,8.
D. 8,4.
Câu 9: Trong các chất sau: (1) saccarozơ, (2) glixerol, (3) axit fomic, (4) etyl axetat. Số chất có thể hòa
tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường là

A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 10: Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 11: Cho 7,4 gam hỗn hợp tất cả các chất đồng phân C3H6O2 (đơn chức, mạch hở, có cùng số mol)
phản ứng với NaHCO3 (dư). Thể tích CO2 thu được ở (đktc) là
A. 2,24 lít.
B. 1,12 lít.
C. 0,75 lít.
D. 0,56 lít.
Câu 12: Hoà tan 5,4 gam bột Al vào 150 ml dung dịch A chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc
phản ứng thu được m gam rắn. Giá trị của m là
A. 13,20
B. 15,20
C. 10,95.
D. 13,80.
Câu 13: Một heptapeptit có công thức: Gly-Ala-Val-Gly-Gly-Ala. Khi thuỷ phân không hoàn toàn peptit
này thu được tối đa bao nhiêu peptit có chứa Ala trong phân tử?
A. 10.
B. 9.
C. 13.
D. 11.

Trang 1/4 – Mã đề 205



/>
www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Câu 14: Thủy phân m gam tinh bột trong môi trường axit, sau một thời gian lấy hỗn hợp phản ứng đem
làm nguội rồi nhỏ vào đó 2 giọt dung dịch iot không thấy xuất hiện màu xanh. Đem trung hòa axit rồi cho
dung dịch thu được phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 48,6 gam
B. 97,2 gam
C. 32,4 gam
D. 81,0 gam
Câu 15: Có 4 chất bột màu trắng: bột vôi sống, bột gạo, bột thạch cao và bột đá vôi. Chỉ dùng một chất
nào trong các chất cho dưới đây là có thể nhận biết ngay được bột gạo?
A. Dung dịch H2SO4. B. Dung dịch Br2
C. Dung dịch HCl.
D. Dung dịch I2.
Câu 16: Loại cao su nào dưới đây được sản xuất từ polime được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp?
A. Cao su buna-S.
B. Cao su cloropren. C. Cao su buna.
D. Cao su isoprene.
Câu 17: Cho 8,8 gam một hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm thổ ở hai chu kì liên tiếp tác dụng với dung
dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là
A. Ca và Sr.
B. Be và Mg.
C. Mg và Ca.
D. Sr và Ba.
Câu 18: Có 6 dung dịch riêng biệt: Fe(NO3)3, AgNO3, CuSO4, ZnCl2, Na2SO4, MgSO4. Nhúng vào mỗi
dung dịch một thanh Cu kim loại. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 3.
B. 1.

C. 4.
D. 2.
Câu 19: Chất nào dưới đây chứa CaCO3 trong thành phần hóa học?
A. Cacnalit.
B. Xiđerit.
C. Pirit.

D. Đôlômit.

Câu 20: Cho 12,55 gam muối CH3CH(NH3Cl)COOH tác dụng với 150ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Cô
cạn dung dịch thu được sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 26,05.
B. 34,60.
C. 26,80.
D. 15,65.
Câu 21: Để bảo quản các kim loại kiềm cần
A. Ngâm chúng trong dầu hoả.
C. Ngâm chúng vào nước.

B. Ngâm chúng trong rượu nguyên chất.
D. Giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín.

Câu 22: Cho các phát biểu sau
(1) Sục dần dần khí CO2 cho đến dư vào dung dịch NaAlO2 thấy xuất hiện kết tủa trắng và sau đó kết
tủa tan dần, dung dịch trở thành trong suốt.
(2) Có thể dùng dung dịch Na2CO3 để làm mềm tất cả các loại nước cứng.
(3) Phèn chua được dùng là chất làm trong nước, khử trùng nước, dùng trong ngành thuộc da và công
nghiệp giấy. Phèn chua có công thức hóa học là KAl(NO3)2.
(4) Trong quá trình điện phân, những ion âm (anion) di chuyển về anot còn các ion dương (cation) di
chuyển về catot.

(5) Khi điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, không có màng ngăn xốp) thì sản phẩm thu được chỉ
gồm H2 và nước Gia-ven.
(6) Phương pháp thủy luyện dùng để điều chế những kim loại có tính khử yếu, phương pháp nhiệt luyện
dùng để điều chế những kim loại có tính khử trung bình.
(7) Kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là Fe, Al, Cr, Ag.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 5
C. 6
D. 4
Câu 23: Không gặp kim loại kiềm thổ trong tự nhiên ở dạng tự do vì
A. Thành phần của chúng trong thiên nhiên rất nhỏ.
B. Đây là kim loại hoạt động hóa học rất mạnh.
C. Đây là những chất hút ẩm đặc biệt.
D. Đây là những kim loại điều chế bằng cách điện phân.
Câu 24: Cho 13,6 gam phenylaxetat tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M đun nóng. Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là
A. 23,8 gam
B. 19,8 gam
C. 12,2 gam
D. 16,2 gam
Câu 25: Có 4 chất rắn đựng trong 4 bình riêng biệt mất nhãn gồm Mg, Al2O3, Al và Na. Để phân biệt 4
chất rắn trên thuốc thử nên dùng là
A. dung dịch HCl dư
B. dung dịch HNO3 dư
C. dung dịch NaOH dư
D. H2O

Trang 2/4 – Mã đề 205



/>
www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Câu 26: Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m gam Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng
hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch nước vôi
trong dư thu được 5,00 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 6,24.
B. 5,32.
C. 4,56.
D. 3,12.
Câu 27: Polime nào sau đây có thể được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. cao su buna
B. tơ nitron
C. nhựa PVC
D. tơ lapsan
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp FeS và FeS2 cần 10,08 lít oxi, thu được 6,72 lít khí X và chất rắn Y.
Dùng hidro khử hoàn toàn Y thu được m gam chất rắn. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Giá trị của m là
A. 11,2
B. 22,4
C. 5,6
D. 2,8
Câu 29: Cho các mệnh đề sau:
(1) Phản ứng thủy phân este no, đơn chức trong môi trường axit là phản ứng hai chiều thuận nghịch,
còn trong môi trường bazơ là một chiều
(2) So với ancol, axit có cùng công thức phân tử thì nhiệt độ sôi este cao hơn do có liên kết H linh động
(3) Bậc của amin và ancol là bậc của nguyên tử C liên kết với nhóm amin (–NH2)
(4) Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt Ala-Gly và Ala-Ala-Gly
(5) Tơ nilon-6,6 được trùng hợp bởi hexametylenđiamin và axit ađipic

(6) Cao su buta-1,3-đien là sản phẩm trùng hợp của cao su buna và lưu huỳnh
Số mệnh đề đúng là:
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Câu 30: Thổi hỗn hợp khí chứa CO và H2 qua m gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và CuO có tỉ lệ số mol là 1 : 2.
Sau phản ứng thu được 10,4 gam hỗn hợp chất rắn A. Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 loãng
dư thu được 0,05 mol khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 10,5 gam
B. 11,5 gam
C. 12,5 gam
D. 13,5 gam
Câu 31: Xà phòng hóa hoàn toàn 89 gam chất béo X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và
m gam xà phòng. Giá trị của m là:
A. 91,8
B. 83,8
C. 79,8
D. 98,2
Câu 32: Trong những ngày tháng 9, học sinh trong thành phố HCM
thoải mái vô tư tìm đến một loại ma túy tổng hợp có tên “bùa lưỡi” hay
còn gọi là “tem giấy” để tìm đến cảm giác mạnh với giá thành chỉ từ
20.000đ đến 50.000đ mà không biế-t đến tác hại của chất LSD có được
tẩm trong tem giấy. LSD gây ảo thị như mất khoảng cách không gian,
người dùng phải có thể nhìn tầng 10 mà cảm giác như dưới mặt đất, hoặc
nhìn người này thành người khác, có thể nhìn người biến thành ma quỷ,
tác hại của nó có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh đến vài tuần thậm chí
đến cả năm, dùng nhiều có thể gây bị tâm thần. LSD có công thức cấu
tạo dưới đây. Phần trăm khối lượng cacbon có trong LSD là
A. 74,30%.

B. 70,59%.
C. 73,85%.

D. 68,72%.

Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn cao su buna-S với không khí (coi O2 chiếm 20%, còn lại là N2) vừa đủ sau
đó đưa hỗn hợp khí thu được về 136,5oC thì thu được hỗn hợp khí trong đó có chứa 15,04% CO2 về thể
tích. Tỉ lệ số mắt xích buta-1,3-đien và stiren có trong cao su buna-S là:
A. 1 : 2
B. 2 : 1
C. 3 : 5
D. 5 : 3
Câu 34: Lượng cồn (C2H5OH) trong máu người được xác định bằng cho huyết thanh tác dụng với dung
dịch đicromat, theo luật thì hàm lượng này không được vượt quá 0,02%. Sơ đồ phản ứng như sau:
C2H5OH + K2Cr2O7 + H2SO4  CO2 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
Với 28,00 gam huyết thanh của một người lái xe tác dụng vừa hết với 35 ml dung dịch K 2Cr2O7 0,06M.
Tính hàm lượng cồn có trong máu của người này?
A. 0,15%
B. 0,17%
C. 0,19%
D. 0,21%
Câu 35: Đem điện phân 100 ml dung dịch AgNO3 nồng độ x (mol/l), sau một thời gian thu được 100 ml
dung dịch E có pH > 1. Cô cạn dung dịch E rồi nung nóng cho đến khối lượng không đổi thì thu được một
chất rắn duy nhất có khối lượng nhỏ hơn 2,16 gam. Biết các phản ứng đều có hiệu suất 100%. Giá trị x là
A. 0,3M
B. 0,25M
C. 0,4M
D. 0,35M
Trang 3/4 – Mã đề 205



/>
www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Câu 36: Cho 6,14 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe vào dung dịch HNO3 đặc nguội sau một thời gian, thấy
thoát ra 1,344 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Phần rắn còn lại tiếp tục cho vào HCl dư thấy thoát ra
0,672 lít H2. Phần trăm khối lượng của Fe trong X?
A. 36,48%
B. 31,75%
C. 68,24%
D. 27,36%
Câu 37: X là hợp chất hữu cơ chứa vòng benzen, có dạng (HO)aRCOOR’ có khối lượng phân tử nhỏ hơn
170 đvC. Đun nóng hoàn toàn m gam X với dung dịch KOH 28%. Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được
38,88 gam chất rắn Y và 77,28 gam chất lỏng Z gồm nước và một ancol đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn Y,
thu được sản phẩm gồm 26,4 gam CO2; 4,32 gam H2O và 33,12 gam K2CO3. Dẫn toàn bộ Z qua bình
đựng Na dư, thu được 47,04 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng muối trong Y có giá trị gần nhất với
A. 83%.
B. 75%.
C. 69%.
D. 73%.
Câu 38: Hỗn hợp X gồm 3 este đều no, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy
hoàn toàn 35,34 gam X cần dùng 1,595 mol O2 thu được 22,14 gam nước. Mặt khác,đun nóng 35,34 gam
X với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp Y chứa 2 muối của 2 axit có mạch không phân nhánh và
17,88 gam hỗn hợp Z gồm 1 ancol đơn chức và 1 ancol 2 chức có cùng số nguyên tử cacbon. Phần trăm
khối lượng của este đơn chức trong hỗn hợp X là?
A. 4,98%
B. 12,56%
C. 4,19%
D. 7,47%
Câu 39: Hỗn hợp E chứa 2 peptit X, Y (MX < MY) mạch hở, có tổng số liên kết peptit là 10. Đốt cháy

hoàn toàn 0,2 mol E với oxi vừa đủ được N2, x mol CO2, y mol H2O với x = y + 0,08. Mặt khác, đun nóng
48,6 gam E với dung dịch KOH vừa đủ được dung dịch chỉ chứa 2 muối của Gly và Val có tổng khối
lượng là 83,3 gam. Phần trăm khối lượng của Y trong E là?
A. 37,86%
B. 38,89%
C. 35,24%
D. 33,38%
Câu 40: Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch chứa 2,98 mol HCl và
0,5 mol KNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa (m + 133,65) gam muối và 0,02 mol khí NO duy nhất. Cho
Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí thấy khối lượng giảm
27,02 gam. Mặt khác, cho 2m gam X tác dụng với dung dịch H2SO4 (đặc, nóng dư) thu được 0,66 mol
SO2. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm về khối lượng của Mg trong X là
A. 3,82%
B. 2,38 %
C. 3,28%
D. 2,83%

Nhóm ra đề: thầy Đỗ Thành Giang, thầy Xô Huyền,
thầy Nam Lê, Lâm Mạnh Cường, Tram Tran, Vũ Văn Vinh
XEM LỜI GIẢI CHI TIẾT BẰNG VIDEO TẠI
/>
Trang 4/4 – Mã đề 205


/>
www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Group Hóa Học BeeClass

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ LẦN 5

Chủ nhật, ngày 25/12/2016
01. B
11. C
21. A
31. A

02. D
12. D
22. D
32. A

03. D
13. D
23. B
33. A

04. C
14. A
24. A
34. B

05. A
15. D
25. D
35. B

06. A
16. A
26. D
36. A


07. B
17. C
27. D
37. A

08. D
18. B
28. A
38. A

09. A
19. D
29. C
39. B

10. B
20. B
30. B
40. B

Các câu KHÓ (01% - 49% đúng) Các câu KHÁ (50% - 80% đúng) Các câu DỄ (81% - 100% đúng)

Số lượng tham gia: 395

Trung bình: 6,483/10

Top 10 xếp hạng
Hạng


Điểm

Họ và tên (năm sinh)

Trường

Tỉnh / Thành phố

9.25

Nguyễn Minh Quang (1999)

THPT chuyên Lương Văn Tụy

Ninh Bình

9.00

Lê Xuân Công (1999)

THPT Hưng Nhân

Thái Bình

9.00

Ngô Văn Tiệp (1999)

THPT Yên Phong 1


Bắc Ninh

9.00

Ngô Đắc Thắng (1999)

THPT Ngô Gia Tự

Bắc Ninh

9.00

Nguyễn Đăng Hoan (1999)

THPT chuyên Thăng Long

Lâm Đồng

9.00

Nguyễn Duy Hưng (1999)

THPT Lý Thái Tổ

Bắc Ninh

9.00

Trần Đông A (1999)


THPT chuyên Lê Quý Đôn

Bình Định

8.75

Lê Trọng Khiêm (1999)

THPT Lê Thánh Tông

Quảng Nam

8.75

Phạm Quốc Khánh (1999)

THPT chuyên Lê Khiết

Quãng Ngãi

8.50

Phạm Trung Hiếu (2000)

THPT Cổ Loa

Hà Nội

Trang 5/4 – Mã đề 205




×