SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH XUYÊN
TRƯỜNG: THCS LÝ TỰ TRỌNG
TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGƯỜI THỰC HIỆN: LƯU VĂN BÍCH
ĐIỆN THOẠI: 0902031079
EMAIL:
2
T19. B19: SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN
S:
G:
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
1.1. Môn Vật lý
- Nêu được các quy tắc án toàn khi sử dụng điện.
- Giải thích được các cơ sở vật lý của một số quy tắc an toàn điện.
- Nêu được các lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng.
- Nêu được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện.
1.2. Môn Sinh học
- Nêu được vai trò của thực vật đối với tự nhiên và con người: Điều hòa khí hậu,
bảo vệ đất và nguồn nước, nguồn tài nguyên quý, …
+ Lớp 6: Chương IX. Vai trò của thực vật.
1.3. Môn Địa lý
- Nêu được mối quan hệ giữa nguồn cấp nước và chế độ nước sông.
- Mạng lưới sông ngòi, hướng chảy, chế độ nước.
- Trình bày được một số đặc điểm của dân số nước ta; nguyên nhân và hậu quả.
- Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất công nghiệp.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ và những thuận lợi, khó khăn đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội.
3
+ Lớp 6: Bài 23. Sông và hồ.
+ Lớp 8: Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam.
+ Lớp 9: Bài 2. Dân số và gia tăng dân số; Bài 11. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển và phân bố công nghiệp; Bài 12. Sự phát triển và phân bố công nghiệp;
Bài 17, 18. Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; Bài 28, 29. Vùng Tây Nguyên; Bài
31, 32. Vùng Đông Nam Bộ.
2. Kỹ năng
2.1. Môn Vật lý
- Thực hiện được các quy tắc án toàn khi sử dụng điện.
- Thực hiện được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện.
2.2. Môn Sinh học
- Lớp 6: Chương IX. Vai trò của thực vật.
2.3. Môn Địa lý
- Lớp 6: Bài 23. Sông và hồ.
- Lớp 8: Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam.
- Lớp 9: Bài 2. Dân số và gia tăng dân số; Bài 11. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển và phân bố công nghiệp; Bài 12. Sự phát triển và phân bố công nghiệp;
Bài 17, 18. Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; Bài 28, 29. Vùng Tây Nguyên; Bài
31, 32. Vùng Đông Nam Bộ.
3. Thái độ
- Cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động.
4
- Thấy rõ trách nhiệm của bản thân về việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng
lượng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ
- Thông tin tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
- Thông tin tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Tổ chức lớp
Hoạt động 2: Tìm hiểu và thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện
I. An toàn điện khi sư dụng điện
1. Quy tắc an toàn điện khi sử dụng
điện
- Thảo luận cả lớp hoàn thành nội
dung C1, C2, C3, C4, C5 và giải thích
cơ sở vật lý của các quy tác này.
- Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn
điện có hiệu điện thế dưới 40V.
- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc
cách điện đúng tiêu chuẩn.
- Cần mắc các thiết bị bảo vệ cho cả hệ
5
thống điện và các thiết bị điện: cầu chì,
aptomat, nối đất cho các dụng cụ điện
có vỏ kim loại, cầu giao chống rò điện
đất (ELCB), …
- Khi tiếp xúc với mạng điện để sửa
chữa cần ngắt điện, sử dụng các dụng
cụ bảo hộ, treo biển cảnh báo, … để
đảm bảo cách điện hoàn toàn.
- Tắt các thiết bị điện khi không sử
dụng.
- Hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin
C6
2. Tìm hiểu một số thiết bị bảo vệ
- Nối đất cho các dụng cụ điện có vỏ
kim loại:
+ Dây nối với đất là dây nối từ vỏ dụng
điện (nối với phần vỏ kim loại của thiết bị)
+ Dây dẫn điện là dây nối từ hai lỗ của ổ
cắm vào dụng cụ điện.
+ Khi dây dẫn điện bị hở và tiếp xúc với
vỏ kim loại của dụng cụ thì điện bị rò ra
vỏ nhờ có dây nối đất dòng điện sẽ chạy
qua dây nối đất và truyền xuống đất, khi
chạm tay vào dụng cụ, điện trở của người
lớn nên dòng điện chạy qua cơ thể nhỏ,
6
- Ưu điểm của phương pháp này là không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
đảm bảo an toàn cho người sử dụng, + Luôn có dòng điện đến đất, gây tốn điện
nhược điểm của nó là gì?
năng vô ích.
- Giới thiệu thiết bị bảo vệ cầu giao
chống rò điện đất (ELCB)
- Cầu giao chống rò điện đất (ELCB):
+ ELCB vận hành dựa trên sự so sánh
dòng điện có cấu tạo giống như một
aptomat nhưng có thêm mạch điện so
sánh dòng điện đi qua nó về phía thiết
bị tiêu thụ điện.
+ ELCB so sánh dòng điện theo các
chiều đi và về trong mỗi chu kỳ để phát
hiện sự chênh lệch nhau để ngắt điện
thông qua một cuộn dây cảm ứng với
tất cả các dây pha (bao gồm dây trung
tính nếu có) đi qua nó.
+ Nếu xuất hiện sự chênh lệch dòng
điện đi và về có nghĩa là xuất hiện một
dòng điện đi khỏi thiết bị tiêu thụ điện
rò xuống đất thì ELCB so sánh mức độ
dòng dò với ngưỡng cho phép của nó
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi
để có thể ngắt điện.
trường
7
- Sống gần các đường dây cao thế rất
nguy hiểm, người sống gần các đường
điện cao thế thường bị suy giảm trí
nhớ, vì nhiễm điện do hưởng ứng.
Mặc dù ngày càng được nâng cấp
nhưng đôi lúc sự cố lưới điện vẫn xảy
ra. Các sự cố có thể là: chập điện, dò
điện, nổ sứ, đứt đường dây, cháy nổ
trạm biến áp, ... Để lại những hậu quả
nghiêm trọng.
- Biện pháp an toàn: di dời các hộ dân
sống gần các đường điện cao áp và
tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử
dụng điện.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa và biện pháp sử dụng tiết kiệm điện
II. Sử dụng tiết kiệm điện năng
1. Cần phải dử dụng tiết kiệm điện
năng
- Việc sử dụng tiết kiệm điện năng
đem lại những lợi ích gì cho gia đình
và xã hội?
Lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện
năng:
- Giảm chi tiêu cho gia đình – và xã
hội.
- Các dụng cụ và thiết bị điện được sử
8
dụng lâu bền hơn.
- Giảm bớt các sự cố gây tổn hại đến hệ
thống cung cấp điện do quá tải.
- Dành phần điện năng tiết kiệm cho
Tích hợp theo chủ đề
sản xuất.
- Yêu cầu học sinh tìm thêm những lợi
ích khác của việc tiết kiệm điện năng
thông qua thảo luận và đánh giá những
tác động của các nhà máy sản xuất
điện đối với môi trường sinh thái,
nguyên nhân của một số vụ cháy do
bất cẩn trong sử dụng điện năng thông
qua một số hình ảnh minh họa và
những thông tin do giáo viên cung
cấp:
+ Hiện nay, ở Việt Nam nguồn điện
năng chủ yếu được sản xuất từ các
nhà máy điện nào?
+ Những ảnh hưởng tiêu cực của các
nhà máy sản xuất điện năng đó đối - Hạn chế xây mới các nhà máy điện
với môi trường sinh thái?
(thủy điện, nhiệt điện) góp phần bảo vệ
môi trường đồng thời góp phần khai
thác, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các
9
nguồn tài nguyên.
- Ngắt điện ngay khi mọi người ra khỏi
nhà tránh lãng phí điện mà còn loại bỏ
nguy cơ hỏa hoạn.
- Liên hệ thực tế về tình hình thiếu
thốn điện năng trong những năm gần
đây.
Vậy các biện pháp sử dụng tiết kiệm
điện năng là gì?
2. Các biện pháp sử dụng tiết kiệm
điện năng
- Lượng điện năng tiêu thụ được xác
- Căn cứ để đưa ra biện pháp sử dụng
tiết kiệm điện năng?
định: A = P.t, trong đó P là công suất
tiêu thụ; t thời gian sử dụng.
- Biện pháp sử dụng điện năng tiết kiệm
- Biện pháp nào giúp chúng ta sử dụng
điện năng tiết kiệm và hiệu quả?
và hiệu quả:
+ Lựa chọn, sử dụng các dụng cụ, thiết
bị điện có công suất hợp lý, đủ mức cần
thiết - hiệu suất cao.
+ Sử dụng các thiết bị điện trong thời
gian hợp lý.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường
10
- Các bóng đèn sợi đốt thông thường
có hiệu suất phát sáng rất thấp dưới
10% công suất; đèn huỳnh quang có
hiệu suất cao hơn. Để tiết kiệm điện,
cần nâng cao hiệu suất phát sáng của
các bóng đèn điện.
- Biện pháp: Thay các bóng đèn thông
thường bằng các bóng đèn tiết kiệm
năng lượng.
Hoạt động 4: Vận dụng củng cố
III. Vận dụng
- Hướng dẫn HS làm các bài tập vận C10:
dụng
- Viết lên tờ giấy dòng chữ to “tắt hết
điện trước khi ra khỏi nhà” và dán vào
chỗ cửa ra vào để dễ nhìn thấy.
- Lắp chuông báo khi đóng cửa để nhắc
nhở tắt điện.
C11: D.
C12:
a. Điện năng mà mỗi bóng đèn sử dụng
trong 8000 giờ
A1 = P1.t = 0,075.8000 = 600 kWh
11
A2 = P2.t = 0,015.8000 = 120 kWh
b. Toàn bộ chi phí phải trả cho việc
dùng bóng đèn là:
T1 = 8.3500 + 600.700 = 448000 đồng
T2 = 1.60000 + 120.700 = 144000
đồng
c. Dùng bóng đèn compac có lợi hơn.
Vì:
- Giảm bớt 304000 đồng tiền chi phí
cho 8000 giờ sử dụng.
- Sử dụng công suất nhỏ hơn.
Tích hợp giáo dục sử dụng năng
- Góp phần giảm bớt sự cố do quá tải.
lượng tiết kiệm – hiệu quả
Để tiết kiệm điện chúng ta cần phải làm
gì?
- Thực hiện các biện pháp sử dụng tiết
kiệm điện năng.
- Sử dụng điện năng được sản suất từ
các nguồn năng lượng tái sinh ít gây ô
nhiễm môi trường.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học tập
Về nhà
12
- Nghiên cứu lại nội dung bài học.
- Làm bài tập 19.1-5.
- Đặt hàng (dự án trong 01 tuần): Đề
xuất phương án giúp người sử dụng
điện an toàn – tiết kiệm – hiệu quả.
13