Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

VẤN ĐỀ NGUYÊN TẮC XUẤT XỨ VỀ DỆT MAY TRONG TPP VÀ EVFTA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 20 trang )

POLICY REPORT
BÁO CÁO CHÍNH SÁCH
Số 02 – Tháng 04/2016

VẤN ĐỀ NGUYÊN TẮC XUẤT XỨ VỀ DỆT MAY
TRONG TPP VÀ EVFTA

Nguyễn Vũ Nhật Anh
Hà Minh Trường
Hoàng Công Vân Hạ

Centre for International Studies
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ


BÁO CÁO CHÍNH SÁCH – THÁNG 04/2016

VẤN ĐỀ NGUYÊN TẮC XUẤT XỨ VỀ DỆT MAY
TRONG TPP VÀ EVFTA



Nguyễn Vũ Nhật Anh1
Hà Minh Trường
Hoàng Công Vân Hạ
Tháng 04/2016

Nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Tp.HCM. Báo cáo được tiến hành trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu “Việt Nam và làn sóng hội nhập năm
2016” của SCIS và các đối tác. Mọi hình thức sao chép đối với các bài bình luận này đều phải có sự cho phép của
Trung tâm SCIS cũng như xác nhận từ tác giả. Các sản phẩm của SCIS-Policy Report có thể được xem và download


trên trang website />1

Những phản hồi cho bài bình luận xin vui lòng gửi thư về địa chỉ của ban biên tập chuyên mục:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS)

1


BÁO CÁO CHÍNH SÁCH – THÁNG 04/2016

1. Đặt vấn đề
Được nói nhiều như một lập luận ủng hộ
quyết định tham gia Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Việt
Nam, nhiều ý kiến cả trong nước lẫn quốc
tế cho rằng Việt Nam là quốc gia hưởng lợi
nhiều nhất từ hiệp định này.2 Các ý kiến
phần lớn trích dẫn lại thông tin từ một báo
cáo của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson,
trong đó cho thấy mức tăng GDP ở kịch bản
có TPP của Việt Nam so với các quốc gia
khác đến 2025, là đáng kể nhất, xấp xỉ 14%.3
Nhận định này được chia sẻ bởi báo cáo
Triển vọng Kinh tế Toàn cầu của World
Bank, trong đó cho rằng GDP của Việt Nam
tới năm 2030 cao hơn 10% so với kịch bản
không TPP.4 Riêng dệt may, một trong
những ngành xuất khẩu thế mạnh của Việt
Nam, cũng được dự báo có mức tăng

trưởng đáng kể, do khả năng tiếp cận thị

Saigon Times (7/1/2016), “Việt Nam, Malaysia
hưởng lợi từ TPP nhiều nhất”,
/>Bloomberg (9/10/2015), “The Biggest Winner From
TPP Trade Deal May Be Vietnam”,
/>3 Peter A. Petri; Michael G. Plummer (6/2012), The
Trans-Pacific Partnership and Asia-Pacific Integration:
Policy Implications, Peterson Institute for International
Economics, p. 6.
4 World Bank (6/1/2016), Global Economic Outlook,
/>GEP/GEP2016a/Global-Economic-Prospects-January2016-Spillovers-amid-weak-growth.pdf, p. 227.
2

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS)

trường lớn nhất hiện giờ là Mỹ, được mở
rộng thông qua TPP.5
Đặc trưng của các thống kê này đó là việc
sử dụng mô hình giả lập, trong đó xem xét
khả năng tăng trưởng thương mại tác động
lên GDP khi hàng rào thuế quan về mức
zero, dựa trên các thỏa thuận của TPP. Mô
hình giả định này không tính tới các hàng
rào phi thuế quan khá phức tạp, vốn đóng
vai trò là điều kiện quyết định đến lộ trình
cắt giảm thuế quan theo thỏa thuận. Trong
trường hợp của may mặc Việt Nam chẳng
hạn, tiêu chuẩn kĩ thuật đáng chú ý nhất
trong TPP là tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ

“từ sợi trở đi – yarn forward”.
Báo cáo này theo đó khảo sát khả năng đáp
ứng tiêu chuẩn xuất xứ “từ sợi trở đi” của
xuất khẩu may mặc Việt Nam, qua đó đánh
giá khả năng hưởng lợi của ngành với các
điều kiện hiện tồn khi TPP có hiệu lực.
Trong phần cuối, báo cáo sẽ thảo luận một
số hướng giải quyết các vấn đề được chỉ ra
trong phần nội dung, đồng thời đánh giá sơ
bộ về khả năng hiện thực hóa các giải pháp
đó.

2. Khái quát về nguyên tắc xuất xứ
trong TPP và EVFTA
Theo định nghĩa của Trung tâm WTO và
Hội nhập – VCCI của Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam, Trong thương mại
AmCham Vietnam, “Textiles to benefit most from
TPP: CIEM, MoIT”,
/>5

2


BÁO CÁO CHÍNH SÁCH – THÁNG 04/2016
quốc tế, quy tắc xuất xứ hàng hóa là tập hợp
các quy định nhằm xác định quốc gia nào
được coi là đã sản xuất ra hàng hóa (nước
xuất xứ của hàng hóa).6



TPP: Nguyên tắc xuất xứ “yarnforward” – tất cả các công đoạn từ
xe sợi trở đi đều phải được xác định
có xuất xứ nội khối theo các phương
thức xác định được quy định trong
hiệp định.7



EVFTA: Nguyên tắc xuất xứ “fabricforward” – tất cả các công đoạn từ
dệt vải trở đi đều phải được xác
định có xuất xứ nội khối theo các
phương thức xác định được quy
định trong hiệp định.8

Có thể thấy, nguyên tắc xuất xứ trong TPP
khó đáp ứng hơn so với EVFTA, khi yêu
cầu cả 3 công đoạn chính đều phải có xuất
xứ nội khối.

3. Cơ sở lý thuyết về chuỗi giá trị toàn
cầu - Chuỗi giá trị ngành dệt may
3.1. Cơ sở lý thuyết về chuỗi giá trị toàn
cầu
Phần lớn nền tảng lý thuyết về chuỗi giá trị
toàn cầu được đóng góp bởi các nghiên cứu
của Gereffi và các đồng sự. Thực tế, có một
số các khái niệm có nội hàm tương tự nhau
để chỉ mạng lưới sản xuất hình thành trong
nền kinh tế thế giới. Mỗi khái niệm này lại

có những trọng tâm khác nhau, tùy vào góc
độ tiếp cận để phân tích một chuỗi giá trị cụ
thể.9 Một số ví dụ cho các khái niệm này
bao gồm:
 Chuỗi cung ứng: tên gọi chung để chỉ
chu trình từ đầu vào đến đầu ra gồm
các hoạt động giá trị gia tăng, bắt đầu
từ nguyên liệu thô và kết thúc ở sản
phẩm hoàn thiện.
 Mạng lưới sản xuất quốc tế: tập trung
vào mạng lưới sản xuất ở tầm quốc tế,

6

Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI, Hiệp định về Quy tắc
Xuất xứ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
7 Tham khảo: Cận cảnh TPP, Thời báo Kinh tế Sài gòn,
Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI.
8 Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI, Tóm lược Hiệp
định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS)

Gary Gereffi; John Humphrey; Raphael Kaplinsky;
Timothy J. Sturgeon, Introduction: Globalisation, Value
Chains and Development, IDS Bulletin 32.3, 2001,
Institute of Development Studies, p. 3.
9

1



BÁO CÁO CHÍNH SÁCH – THÁNG 04/2016
trong đó các tập đoàn đa quốc gia đóng
vai trò như những “đầu tàu trong mạng
lưới toàn cầu”.10
 Chuỗi hàng hóa toàn cầu: nhấn mạnh
vào cơ cấu quản trị bên trong các chuỗi
cung ứng (phân biệt giữa tính chất chiphối-bởi-người-bán hay chi-phối-bởingười-mua) cũng như vai trò của các
công ty lớn trong việc hình thành lên
những mạng lưới sản xuất và cung
ứng.11
Khái niệm “chuỗi giá trị” trong đó là trường
hợp được sử dụng rộng rãi nhất, được hiểu
là tất cả các hoạt động nhằm đưa một sản
phẩm từ khâu ý tưởng đến hình thành đầu
cuối, và xa hơn nữa. Cụ thể, có các hoạt
động này có thể được khái quát hóa qua các
bước bao gồm thiết kế, sản xuất, marketing,
phân phối và chăm sóc khách hàng.12
Chuỗi sản xuất hàng hóa toàn cầu có thể
được phân loại thành hai dạng: chuỗi sản
xuất chi phối bởi người mua (buyer-driven)
mà chuỗi sản xuất chi phối bởi người bán
(producer-driven).13

Borrus, M., Ernst, D. and Haggard, S. (2000)
International Production Networks in Asia: Rivalry or
Riches?, London: Routledge.
11 Gereffi, G. (1994), The Organisation of Buyer-driven

Global Commodity Chains: How U.S. Retailers Shape
Overseas Production Networks, in G. Gereffi and M.
Korzeniewicz (eds), Commodity Chains and Global
Capitalism, Westport, CT: Praeger: 95–122.
12 Gary Gereffi; Karina Fernandez-Stark, Global Value
Chain Analysis: A Primer, Center on Globalization,
Governance & Competitiveness (CGGC) Duke
University Durham, North Carolina, USA, p. 4.
13 Gary Gereffi (1999), A Commodity Chains Framework
for Analyzing Global Industries,
/>10

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS)

Chuỗi sản xuất chi phối bởi người bán là
hình thức chuỗi sản xuất hàng hóa trong đó
các nhà sản xuất quy mô lớn, thường là các
công ty xuyên quốc gia hợp nhất theo chiều
dọc đóng vai trò trung tâm trong việc hình
thành các mạng lưới sản xuất quốc tế. Hình
thức này đặc trưng với các ngành thâm
dụng vốn và công nghệ như sản xuất ô tô,
máy bay, máy vi tính, nguyên liệu bán dẫn
hay máy móc công nghiệp nặng.
Chuỗi sản xuất chi phối bởi người mua ám
chỉ những ngành trong đó những nhà bán
lẻ, các nhà buôn và các nhà sản xuất có
thương hiệu đóng vai trò chi phối trong
việc hình thành nên các mạng lưới sản xuất
tập trung tại các quốc gia xuất khẩu, chủ

yếu là các nước đang phát triển. Hình thức
này xuất hiện chủ yếu trong các nhóm
ngành thâm dụng lao động, sản xuất hàng
tiêu dùng như dệt may, da giày, đồ gia
dụng… Đặc điểm chính của chuỗi giá trị do
người mua quyết định là sự thúc đẩy hình
thành và phát triển mạng lưới các khu chế
xuất thực hiện thuê gia công toàn cầu cho
các nhà bán lẻ.
Gereffi và đồng sự cũng đóng góp cách tiếp
cận tổng quát về “nâng cấp” – hay cách một
doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp
có thể tiến lên những nấc giá trị cao hơn
trong chuỗi.14 Cụ thể:
 Nâng cấp sản phẩm: doanh nghiệp
chuyển hướng sản xuất những dòng
sản phẩm phức tạp hơn (được hiểu là
các sản phẩm có giá trị cao hơn).
Gereffi, G. (1999) ‘International Trade and
Industrial Upgrading in the Apparel Commodity
Chain’, Journal of International Economics 48: 37–70.
14

2


BÁO CÁO CHÍNH SÁCH – THÁNG 04/2016
 Nâng cấp quy trình: doanh nghiệp cải
thiện quy trình từ đầu vào đến đầu ra
hiệu quả hơn bằng công nghệ mới hay

tái tổ chức lại hệ thống sản xuất. Ví dụ:
sự chuyển hướng từ sản xuất thủ công
sang sản xuất hàng loạt (mass
production) hay sau đó nữa là sản xuất
tinh gọn (lean production).Nâng cấp nội
chuỗi giá trị: hình thức này liên quan
đến việc tiến lên các bậc giá trị cao hơn
trong cùng một chuỗi giá trị. Doanh
nghiệp có thể mở rộng thêm các chức
năng mới trong chuỗi, như chuyển từ
sản xuất sang khâu thiết kế hay
marketing (nâng cấp chức năng). Mặt
khác, doanh nghiệp có thể mở rộng cả ở
những bước trung gian sau hay trước
trong chuỗi, chẳng hạn như chuyển từ
lắp ráp hoàn thiện sản phẩm sang sản
xuất nguyên liệu trung gian hay
nguyên liệu đầu vào (nâng cấp qua hội
nhập theo chiều dọc). Ngoài ra, doanh
nghiệp có thể đa dạng hóa các đối tác
mua-cung ứng thuộc cùng một chuỗi
giá trị. Ví dụ, một doanh nghiệp may
mặc có thể mở rộng các đối tác bán lẻ,
hay các nhãn hiệu khác nhau để tăng
giá trị đơn hàng (nâng cấp mạng lưới).
 Nâng cấp liên chuỗi giá trị: trường hợp
này xảy ra khi doanh nghiệp ứng dụng
khả năng của mình trong một chuỗi giá
trị nhất định lên một chuỗi giá trị thuộc
nhóm ngành khác. Chẳng hạn, một

công ty hay một nhóm công ty chuyên
sản xuất vật liệu graphite có thể chuyển
từ sản xuất gậy đánh golf hay vợt
tennis sang sản xuất xe đạp, cần câu cá

chuyện nghiệp, hay thậm chí là bộ
phận máy bay.

3.2. Chuỗi giá trị ngành dệt may
Ngành dệt may là một trường hợp của
chuỗi giá trị do người mua chi phối, việc tạo
ra sản phẩm cuối cùng phải qua nhiều công
đoạn và hoạt động sản xuất thường được
tiến hành ở nhiều nước. Trong ngành này,
các nhà sản xuất với thương hiệu nổi tiếng,
các nhà buôn, nhà bán lẻ lớn đóng vai trò
then chốt trong việc thiết lập mạng lưới sản
xuất và định hình việc tiêu thụ hàng loạt
thông qua các thương hiệu mạnh và sự phụ
thuộc của chúng vào những chiến lược thuê
gia công toàn cầu nhằm thỏa mãn nhu cầu
này.15
Theo nghiên cứu của Gereffi và
Memodovic, chuỗi giá trị ngành dệt may
bao gồm năm phân khúc được thể hiện như
hình (xem phụ lục 01).
Ở một góc độ khác, có thể tiếp cận chuỗi giá
trị ngành dệt may dựa trên quá trình phân
công lao động ở cấp độ toàn cầu. Theo đó,
có sáu hoạt động giá trị gia tăng trong chuỗi

giá trị này được xác định: (1) khâu nghiên
cứu phát triển (R&D); (2) thiết kế; (3) sản
xuất (nguyên phụ liệu và may hoàn chỉnh
sản phẩm); (4) hậu cần (thâu mua và phân
phối); (5) marketing và thương hiệu; và (6)
dịch vụ. Một điều có thể rút ra từ sơ đồ
dưới đây đó là các khâu đem lại nhiều giá
trị, và theo đó là nhiều lợi nhuận nhất là

15

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS)

Gereffi, G. (1999), ibid.
3


BÁO CÁO CHÍNH SÁCH – THÁNG 04/2016
những khâu thuộc về tri thức và dịch vụ,
xuất hiện ở đầu và cuối chuỗi:

Hoạt động chính của sản xuất dệt may là
quá trình gia công công nghiệp hoàn thiện,
bao gồm cắt, may gia công và đóng gói.
Quá trình này được gọi là Cắt-may-gia công
(cut-make-trim – CMT), có tính thâm dụng
lao động. Đầu vào của quá trình này là các
nguyên liệu dệt may và các nguyên liệu đầu
vào khác, còn đầu ra chính là các kênh phân
phối sản phẩm dệt may. Quá trình này thể

hiện cả đầu vào và đầu ra của chuỗi cung
ứng, bao gồm cả các dịch vụ logistics và
buôn bán sản phẩm. Các công đoạn còn lại
như xây dựng thương hiệu và thiết kế sản
phẩm được thực hiện một cách riêng biệt
dựa trên thông tin thu thập được qua quá
trình phân phối và tiếp thị. Nhóm doanh
nghiệp thứ hai là các nhà sản xuất theo đơn
hàng (xem phụ lục 02).
Cũng như mô hình Cắt-may-gia công
(CMT), các doanh nghiệp này cũng mua các
nguyên liệu đầu vào cần thiết. Các doanh
nghiệp này được gọi là “Freight on Board”
(FOB) loại 1 bởi họ được thanh toán với giá
thành trọn gói cho sản phẩm xuất khẩu, chứ
không chỉ tiền gia công sản phẩm (như
trường hợp các nhà máy gia công). Nhóm
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS)

các doanh nghiệp sản xuất thiết bị gốc
(OEM) hay FOB loại II bao gồm các doanh
nghiệp có khả năng tự chủ động tìm nguồn
nguyên liệu đầu vào. Nhóm doanh nghiệp
thứ tư là các công sản xuất thiết kế gốc
(ODM). Các doanh nghiệp này mở rộng
hoạt động của họ sang cả các hoạt động
thiết kế, phân phối và tiếp thị. Mô hình
doanh nghiệp thứ năm, công ty sản xuất
thương hiệu gốc (OBM), bao gồm tất cả các
công đoạn trong sản xuất hàng dệt may,

trong đó có cả phát triển thương hiệu. Năm
loại hình doanh nghiệp này có giá trị gia
tăng khác nhau và đối diện với rủi ro
thương mại ở từng cấp độ khác nhau tùy
thuộc vào lĩnh vực họ tham gia (xem phụ
lục 03).16

4. Thực trạng ngành dệt may Việt Nam
4.1. Tổng quan
Dựa trên báo cáo ngành dệt may của FPT
Securities vào tháng 4/2014,17 số lượng công
ty ở Việt Nam về lĩnh vực dệt may nằm
trong khoảng 6000 công ty với cơ cấu theo
hình thức sở hữu bao gồm Tư nhân 84%;
FDI 15%; Nhà nước 1%. Trong đó, các công
ty chuyên về may chiếm 70%; Se sợi chiếm
6%; Dệt vải 17%; Nhuộm và phụ trợ khác
7%.18

Phạm Minh Đức và nhóm tác giả, ibid.
Bùi Văn Tốt, Báo cáo ngành dệt may, FPT Securities,
4/2014, p. 11.
18 Bùi Văn Tốt, ibid.
16
17

4


BÁO CÁO CHÍNH SÁCH – THÁNG 04/2016


Cơ cấu công ty theo hình thức sở hữu
(6000 công ty)
Tư nhân

FDI

Cơ cấu công ty theo hoạt động
May

Se sợi

Dệt vải

Nhuộm và phụ trợ khác

Nhà nước

1%

7%

15%

17%

6%
70%
84%


Các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm may
mặc của Việt Nam hiện nay vẫn đều sản
xuất theo phương thức gia công đơn giản,
thiếu khả năng cung cấp trọn gói. Theo
thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam,
năm 2010, tỷ lệ xuất khẩu hàng may mặc
theo phương thức gia công CMT vẫn chiếm
chủ yếu (khoảng 60%),19 xuất khẩu theo
phương thức FOB chỉ khoảng 38% và chỉ có
2% xuất khẩu theo phương thức ODM. Các
doanh nghiệp Việt Nam xuất hàng theo
FOB cũng chỉ chủ yếu ở mức FOB I nên giá
trị gia tăng của ngành còn thấp, chỉ chiếm
khoảng 20% so với kim ngạch xuất khẩu, tỷ
suất lợi nhuận chỉ khoảng 5-10% và phải
nhập khẩu đến 70-90% nguyên phụ liệu.

Cơ cấu doanh nghiệp Việt Nam theo
phương thức sản xuất
ODM
2%
FOB
13%

CMT
85%

4.2. Thương mại

Con số này đến năm 2014 tăng lên 85%. Xem thêm:

Bùi Văn Tốt (2014), Báo Cáo Ngành Dệt May, FPT
Securities.
19

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS)

Các thị trường xuất khẩu hàng may mặc
chính của Việt Nam gồm có Mỹ, Liên minh
Châu Âu (EU) và Nhật Bản. Trong khối EU,
Đức, Anh, Tây Ban Nha và Hà Lan là
những đối tác lớn nhất của Việt Nam. Tuy
nhiên, thị phần của hàng xuất khẩu Việt
5


BÁO CÁO CHÍNH SÁCH – THÁNG 04/2016
Nam tại các quốc gia này đang có chiều
hướng suy giảm so với các thị trường mới
khác.20

4.3. Các khâu trong chuỗi sản xuất dệt
may Việt Nam
4.3.1. Bông, sợi
Việt Nam chủ yếu phải nhập khẩu hầu hết các
sản phẩm bông, xơ để phục vụ nhu cầu nguyên
liệu cho ngành sợi. Trong nhiều năm liền, khối
lượng và giá trị nhập khẩu các nguyên liệu đầu
vào cho ngành dệt may nước ta gia tăng liên
tục ở tất cả các sản phẩm bông, xơ, và sợi.


Xuất khẩu hàng dệt may thường bao gồm
cả hàng dệt thoi và dệt kim. Tỷ lệ hàng dệt
kim đã dần tăng lên và hiện đã chiếm
khoảng một nửa giá trị xuất khẩu hàng dệt
may Việt Nam. Do hàng dệt thoi có giá cao
hơn hàng dệt kim, sự tăng trưởng của hàng
dệt kim chủ yếu đi vào số lượng.21

2012
2013
2014
Sản xuất sợi từ
680
720
828
bông và
polyester/tơ nhân
tạo (ngàn tấn)
Sợi xuất khẩu
628
720
858
(ngàn tấn)
Sợi nhập khẩu
646
695
740
(ngàn tấn)
Nguồn: Hiệp hội bông sợi Việt Nam (VCOSA)
Lí do nằm ở việc Việt Nam không có lợi thế

cạnh tranh tự nhiên. Bên cạnh đó, khâu
trồng bông cũng không được chú trọng từ
góc độ vĩ mô. Trồng bông là ngành thâm
dụng tài nguyên đất, phụ thuộc nhiều vào
các điều kiện thời tiết đặc thù vốn ít thuận
lợi tại Việt Nam. Điều kiện sản xuất bông
tại Việt Nam nhìn chung là lạc hậu, ít tận
dụng công nghệ, quy mô manh mún, phụ
thuộc vào hình thức sản xuất hộ nông dân
với năng suất thấp. Năng suất bông của
Việt Nam so với Mỹ - thị trường nhập khẩu
bông lớn nhất của Việt Nam, chỉ bằng một
phần ba.22 Trong nhiều năm, ngành sợi Việt
Nam phụ thuộc chủ yếu vào nguồn bông
ngoại nhập.
Đặng Thị Tuyết Nhung; Đinh Công Khải (2011),
Chuỗi giá trị ngành Dệt may Việt Nam, Chương trình
giảng dạy kinh tế Fulbright, p. 7.
22

Phạm Minh Đức và nhóm tác giả, ibid, p. 2.
21 Phạm Minh Đức và nhóm tác giả, ibid, p. 2.
20

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS)

6


BÁO CÁO CHÍNH SÁCH – THÁNG 04/2016

Về hoạt động sản xuất sợi, năm 2010, ngành
công nghiệp sợi Việt Nam có 70 doanh
nghiệp, tập trung chủ yếu ở khu vực miền
Bắc (31 doanh nghiệp) và khu vực miền
Nam (33 doanh nghiệp) với quy mô
3.656.756 cọc sợi và 104.348 rotor, giá trị
xuất khẩu đạt khoảng 336 triệu USD.
Ngành sợi đã có sự phát triển nhanh chóng
trong những năm qua, năm 2004 giá trị xuất
khẩu của ngành chỉ đạt 13,2 triệu USD thì
đến năm 2008 đạt 89,7 triệu USD và hiện
nay đã tăng gần gấp 4 lần so với giá trị xuất
khẩu năm 2008.23
Kim ngạch nhập khẩu bông của
Việt Nam (đơn vị: nghìn tấn)
757,8

582,3
357,4

Ngành sợi phát triển như vậy nhưng vẫn
đang tồn tại mâu thuẫn là đa số lượng sợi
sản xuất trong nước được xuất khẩu trong
khi các doanh nghiệp dệt trong nước lại
nhập khẩu sợi từ nước ngoài. Theo Hiệp hội
Sợi Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến tình
trạng này là do cung và cầu trong nước
chưa phù hợp với nhau về số lượng và chất
lượng sợi, do đó lượng sợi sản xuất được
chủ yếu để xuất khẩu. Điều này đi ngược

với mục tiêu đặt ra ban đầu khi thành lập
ngành sợi là phục vụ cho chuỗi liên kết sợidệt-nhuộm-may trong nước. Trong số 5 thị
trường nhập khẩu sợi lớn nhất của Việt
Nam, không có quốc gia nội khối TPP nào,
và chỉ có một quốc gia có FTA với EU (Hàn
Quốc).24Nhập khẩu sợi phục vụ sản xuất và
xuất khẩu tăng đều theo từng năm25

417,9

Nhập khẩu sợi qua các năm (nguồn: VITAS)

327,1

Nhập khẩu
sợi (ngàn
2010

2011

2012

2013

2014

Nhập khẩu bông của Việt Nam theo nước
từ năm 2012 đến năm 2014
Đơn vị: nghìn tấn
Nước xuất

khẩu

Năm
2012

2013

2014

Mỹ

127

215

219

Ấn Độ

53

105

156

Brazil

61

38


80

Nguồn: VietTrade
Nguồn: Báo cáo khảo sát năng lực sản xuất kinh
doanh ngành sợi Việt Nam năm 2010, Hiệp hội Sợi
Việt Nam
23

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS)

2012
638

2013
692

2014
740

11T/2015
720

Đặng Thị Tuyết Nhung; Đinh Công Khải (2011),
tr.9.
25 Số liệu thống kê dựa trên các nguồn:
Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Bản tin kinh tế - Dệt may,
tháng 12 – 2015,
/>tinthang/Ban-tin-T12-2015-final.pdf
Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Bản tin kinh tế - Dệt may,

tháng 1 – 2015,
/>tinthang/Ban_tin_T1-2015-tong-hop.pdfv
Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Bản tin kinh tế - Dệt
may, Chào xuân Giáp Ngọ,
/>-tin-tuan/Ban-tin-Tet-2014.pdf
Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Bản tin kinh tế - Dệt
may, tháng 12 – 2012,
/>tinthang/BAN-TIN-VITAS-T12-2012.TONG-HOP.pdf
24

7


BÁO CÁO CHÍNH SÁCH – THÁNG 04/2016
tấn)
Giá trị
nhập khẩu
sợi (triệu
USD)

1,400 1,514

1,559 1,387

Một nguyên nhân nữa nằm ở ngành may
của Việt Nam, vốn đa số rơi vào hình thức
gia công xuất khẩu, không tự chủ được
nguồn cung nguyên liệu. Các đối tác nước
ngoài theo đó thường chỉ định nguồn sợi
đầu vào quen thuộc với họ, mà không tận

dụng nguồn cung sẵn có tại thị trường
trong nước (xem phục lục 04).

nhất của Việt Nam, chỉ có một nước thuộc
TPP (Nhật Bản) và một đối tác thương mại
của EU (Hàn Quốc). Trong đó, tỉ trọng nhập
khẩu vải từ Nhật Bản hiện chưa đáng kể
(<5%) (xem Phụ lục 06).

4.3.3. Marketing và phân phối
Hoạt động phân phối của các doanh nghiệp
dệt may Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát
triển và đang phụ thuộc vào các nhà buôn
nước ngoài. Mạng lưới các nhà mua này bao
gồm: các doanh nghiệp bán lẻ, các nhà sản
xuất, và các nhà buôn.

4.3.2. Vải (dệt, nhuộm)
Theo nghiên cứu của CIEM năm 2008, công
đoạn này của Việt Nam “đang chậm hơn
các nước trong khu vực 20%, nhất là công
đoạn nhuộm với 30% máy móc thiết bị cần
khôi phục, hiện đại hóa do đã sử dụng trên
20 năm. Những hạn chế này khiến năng
suất dệt vải của Việt Nam rất thấp, nếu so
với Trung Quốc chỉ bằng 30%.26
Giá trị nhập khẩu vải so với các nguyên liệu
đầu vào nhập khẩu khác là lớn nhất. Giá trị
nhập khẩu vải của Việt Nam tăng đều theo
từng năm, do nguồn cung trong nước

không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất gia
tăng. Tỉ trọng giá trị nhập khẩu vải từ
Trung Quốc vừa duy trì ở mức cao (hơn
40%) vừa tăng tương ứng theo các năm
(xem Phụ lục 05).
Số liệu 10 tháng đầu năm 2015 cho thấy,
trong số 5 thị trường nhập khẩu vải lớn
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương CIEM.
(2008). “Báo cáo kết quả khảo sát về đổi mới công
nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
2004”.
26

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS)

Những doanh nghiệp bán lẻ, đa số thuộc thị
trường EU, Nhật và Mỹ, họ sở hữu những
thương hiệu hàng đầu quốc tế, những siêu
thị, cửa hàng bán sỉ và bán lẻ. Những nhà
sản xuất nhập sản phẩm (buyer) từ Việt
Nam bao gồm các nhà may mặc quốc tế và
khu vực, các nhà buôn trong khu vực
thường từ Hồng Kông, Đài Loan và Hàn
Quốc.
Các doanh nghiệp bán lẻ lớn tin cậy vào các
nhà buôn (chủ yếu từ Hongkong) để phát
triển mạng lưới cung ứng của họ ở Việt
Nam nhằm giảm chi phí giao dịch. Các
doanh nghiệp đầu tư may mặc nước ngoài
hiếm khi liên hệ trực tiếp với các khách

hàng quốc tế ở Việt Nam, vì nhà cung ứng
của họ thường có văn phòng đại diện đặt ở
Hongkong, Đài Loan hay Hàn Quốc. Họ chỉ
liên hệ với các nhà buôn tại các quốc gia nói
trên. Các nhà buôn này đến lượt mình sẽ
thường làm hợp đồng thuê ngoài gia công
với các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy các
doanh nghiệp Việt Nam (đặc biệt là các

8


BÁO CÁO CHÍNH SÁCH – THÁNG 04/2016
doanh nghiệp nhỏ) phụ thuộc rất lớn vào
các nhà buôn nhỏ trong khu vực.27
Thực tế này khiến các doanh nghiệp dệt
may Việt Nam thường phải thông qua các
nhà cung cấp khu vực để có các hợp đồng
gia công. Rất ít doanh nghiệp dệt may có
được các hợp đồng trực tiếp từ các nhà bán
lẻ để cung cấp sản phẩm của mình. Một số
doanh nghiệp dệt may thì thông qua các
văn phòng đại diện ở Việt Nam của các
thương hiệu nổi tiếng để cung cấp sản
phẩm. Nói cách khác, các doanh nghiệp dệt
may Việt Nam vẫn rất thiếu liên kết với
những người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng
mà chỉ thực hiện các hợp đồng gia công lại
cho các nhà sản xuất khu vực.28
Chính yếu tố này khiến các doanh nghiệp

Việt Nam nhìn chung yếu trong khâu
marketing và phân phối, do hoàn toàn
không có kinh nghiệm thực hiện các khâu
này.

5. Đánh giá khả năng đáp ứng các tiêu
chuẩn của TPP và EVFTA hiện tại –
phương hướng đáp ứng trong 5 năm
tới
Từ các phân tích trên, có thể đưa ra các kết
luận sau:
1. Trong 5 năm tới, khả năng đáp ứng các
tiêu chuẩn về nguồn gốc sợi của TPP
của Việt Nam còn hạn chế. Nếu duy trì

Nadvi, K. (2004), Vietnam in The Global Garment And
Textile Value Chain: Impacts on Firms and Workers.
28 Dang Nhu Van (2005), Vietnamese T&G Firms in the
Global Value Chain: If and How value Added pays off?.
27

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS)

tư duy sản xuất hiện tại (chú trọng vào
khâu CMT, không chú trọng nâng cao
hàm lượng nội địa) thì ngành may mặc
Việt Nam sẽ không có được lợi nhuận
cao do giá thành nhập khẩu sợi từ các
nước TPP cao (Nhật Bản) hoặc nhập còn
ở số lượng ít từ đối thủ cạnh tranh trực

tiếp (Malaysia). Với tình hình hiện tại,
việc tiếp thu công nghệ mới, tăng hàm
lượng nguyên liệu nội địa và tái cơ cấu
ngành dệt may là mục tiêu trong dài
hạn của nước ta, thể hiện qua việc tăng
cường vốn đầu tư vào lĩnh vực này
trong năm qua, cũng như tăng cường
đầu tư vào các nhà máy sợi.
2. Đối với tiêu chuẩn về xuất xứ về dệt
may của EVFTA, Việt Nam có khả năng
đáp ứng được các tiêu chuẩn này do
EVFTA chỉ yêu cầu nguyên tắc “fabricforward”. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể
nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Hàn
Quốc, vốn cũng là một quốc gia tham
gia EVFTA, nhằm tận dụng ưu đãi của
FTA này.

3. Như vậy, trong 5 năm tới, Việt Nam
chưa thể hưởng mức thuế suất ưu đãi từ
nguyên tắc xuất xứ dệt may trong TPP.
Đối với EVFTA Việt Nam đã có những
lợi thế bước đầu và còn có thể tiếp tục
phát huy bằng cách tăng cường nhập
khẩu phụ liệu dệt may từ Hàn Quốc
thay cho Trung Quốc. Bên cạnh đó,
nhóm cũng nêu ra một số giải pháp cho
ngành dệt may như sau:

9



BÁO CÁO CHÍNH SÁCH – THÁNG 04/2016
3.1. Trong dài hạn:
 Thay đổi vị trí của Việt Nam trong
chuỗi giá trị toàn cầu, từ chủ yếu
thực hiện công đoạn CMT sang các
vị trí có lợi nhuận lớn hơn như
marketing và phân phối.

nghiệp dệt may trong nước. Doanh
nghiệp phải chủ động thay đổi với
sự hỗ trợ của chính sách Nhà nước./.

 Tăng cường hàm lượng nội địa
nguồn nguyên liệu là thách thức cần
vượt qua của ngành dệt may trong
tình trạng nước ta còn phụ thuộc lớn
vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập
chủ yếu từ Trung Quốc.
 Tiếp thu công nghệ sản xuất từ các
quốc gia. Khi gia nhập TPP và
EVFTA, Việt Nam sẽ là thị trường
đầu tư quan trọng của các nước khác
vào lĩnh vực dệt may. Do đó, các
doanh nghiệp nước ta bên cạnh việc
liên doanh với các đơn vị nước ngoài
cần tranh thủ tiếp thu công nghệ sản
xuất nhằm tăng cường hàm lượng
nội địa, đáp ứng được yêu cầu của
TPP trong dài hạn.

3.2. Trong ngắn hạn:
 Đa dạng hóa nguồn cung cấp
nguyên liệu là biện pháp trước mắt
nhằm đáp ứng yêu cầu của TPP.
 Để tăng cường hàm lượng nội địa
cũng như chuyển dịch dần trong
chuỗi giá trị toàn cầu, cần có sự hỗ
trợ từ chính sách của chính phủ
cũng như vai trò của các doanh

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS)

10


BÁO CÁO CHÍNH SÁCH – THÁNG 04/2016
PHỤ LỤC 01

CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY TOÀN CẦU

29

29

Gereffi, Gary and Olga Memedovic. (2003). The Global Apparel Value Chain: What Prospects for Upgrading for Developing Countries (Report). Vienna, Austria:
United Nations Industrial Development Organization (UNIDO).
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS)

11



BÁO CÁO CHÍNH SÁCH – THÁNG 04/2016
PHỤ LỤC 02
Thuật ngữ
Nhà máy gia
công
Nhà sản xuất
theo đơn
hàng
OEM

ODM

Giá trị gia tăng

Rủi ro

CMT

Dựa hoàn toàn vào sức lao động

Không

FOB 1

Chênh lệch giữa các đơn hàng cung ứng
và chi phí đầu vào

Nếu nhà cung cấp
chuyển hàng với giá

FOB

FOB 2

Giảm chi phí đầu vao nhưng ít cơ hội
được mua từ các nhà cung cấp lớn do quy
mô nhỏ

Chậm trễ trong quá
trình sản xuất

FOB 3

Có thể giảm chi phí, gia tăng giá trị từ
việc thiết kế – nghiên cứu phát triển

Cần phải được sự
chấp thuận của
người mua

ĐẶC ĐIỂM CÁC MÔ HÌNH KINH DOANH30

30

Phạm Minh Đức và nhóm tác giả, Tạo thuận lợi thương mại, tạo giá trị và năng lực cạnh tranh: gợi ý chính sách cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Ủy ban
Quốc gia về Hợp tác kinh tế Quốc tế – World Bank, pp. 4-5.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS)

12



BÁO CÁO CHÍNH SÁCH – THÁNG 04/2016
PHỤ LỤC 03

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS)

13


BÁO CÁO CHÍNH SÁCH – THÁNG 04/2016
PHỤ LỤC 04
Tỉ trọng nhập khẩu xơ, sợi theo thị trường – 11 tháng đầu năm 2015
(Nguồn: VITAS)
(Màu đỏ là nhóm nội khối TPP; màu xanh là nhóm có FTA với EU)
Thị trường

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Đơn giá (USD/tấn)

Tỉ trọng (lượng)

Tỉ trọng (giá)

Trung Quốc

243,321


504,033,235

2,071

33.79%

36.34%

Đài Loan

161,030

270,954,669

1,683

22.37%

19.54%

Hàn Quốc

67,047

149,520,673

2,230

9.31%


10.78%

Thái Lan

66,150

87,023,413

1,316

9.19%

6.27%

Indonesia

42,213

70,126,188

1,661

5.86%

5.06%

Ấn Độ

28,008


67,453,262

2,408

3.89%

4.86%

Malaysia

18,124

19,177,757

1,058

2.52%

1.38%

Nhật Bản

7,758

38,509,788

4,964

1.08%


2.78%

Pakistan

4,781

13,058,328

2,731

0.66%

0.94%

Hongkong

477

3,125,204

6,552

0.07%

0.23%

Hà Lan

170


2,954,647

17,380

0.02%

0.21%

Tổng

720,000

1,387,000,000

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS)

14


BÁO CÁO CHÍNH SÁCH – THÁNG 04/2016
PHỤ LỤC 05
Nhập khẩu vải qua các năm
Tổng giá trị (triệu USD)
Tỉ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc (theo tổng
giá trị)
Sản lượng vải (tỷ m2)
Lượng vải nhập khẩu (tỷ m2)

2012
7,045

43.2%

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS)

2013
8,405
46.4%

2014
9,428
49.5%

1
6

1.3
6

10T/2015
9,315
46.13%
3
6
Nguồn: Tổng cục Thống kê

15


BÁO CÁO CHÍNH SÁCH – THÁNG 04/2016
PHỤ LỤC 06

Tỉ trọng nhập khẩu vải theo thị trường – 11 tháng đầu năm 2015 (nguồn: VITAS)
(Màu đỏ là nhóm nội khối TPP; màu xanh là nhóm có FTA với EU)
Thị trường
Trung Quốc
Hàn Quốc
Đài Loan
Nhật Bản
Hongkong
Thái Lan
Indonesia
Italy
Ấn Độ
Malaysia
Pakistan
Thổ Nhĩ Kỳ
Đức
Hoa Kỳ
Pháp
Anh
Singapore
Bỉ
Philippine
Thụy Sỹ
Tổng

Trị giá
4,297,375,927
1,514,552,000
1,303,933,867
461,950,713

214,215,137
174,543,272
59,031,501
52,382,478
50,036,089
41,522,554
36,637,599
33,167,630
32,057,613
26,197,992
6,559,499
6,293,668
2,291,858
1,903,895
940,974
707,498
9,315,000,000

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS)

Tỉ trọng theo giá
46.13%
16.26%
14.00%
4.96%
2.30%
1.87%
0.63%
0.56%
0.54%

0.45%
0.39%
0.36%
0.34%
0.28%
0.07%
0.07%
0.02%
0.02%
0.01%
0.01%
100%

16


BÁO CÁO CHÍNH SÁCH – THÁNG 04/2016

Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế - Centre for International Studies (SCIS) được thành lập theo
quyết định số 232/QĐ-XHVN – TCCB về việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp.HCM ngày 01 tháng 04
năm 2015.
Với mục tiêu trở thành cơ quan nghiên cứu về các vấn đề quốc tế và chính sách đối ngoại hàng
đầu của khu vực phía Nam, Trung tâm Nghiên cứu quốc tế SCIS tập trung nghiên cứu chuyên
sâu các vấn đề về chính sách đối ngoại Việt Nam, quan hệ quốc tế trong khu vực châu Á – Thái
Bình Dương, tạo ra tri thức mới thông qua các ấn phẩm khoa học chất lượng và xuất bản định
kỳ.
Dựa trên nền tảng kiến thức về quan hệ quốc tế và kinh nghiệm thực tiễn, Trung tâm SCIS thúc
đẩy quá trình tương tác giữa các các học giả và nhà hoạch định chính sách xung quanh các cuộc
tranh luận liên quan đến các vấn đề quốc tế quan trọng và chính sách đối ngoại hiện nay của

Việt Nam.
Đồng thời, Trung tâm SCIS cũng tạo dựng một hệ thống thông tin và kiến thức mang tính phổ
thông, giúp truyền tải một cách đơn giản nhất các vấn đề quan hệ quốc tế đến cộng đồng.



Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)
A205, 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, P. Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
www.scis.hcmussh.edu.vn
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS)

17



×