Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bán trắc nghiệm ôn tập luật hôn nhân và gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.31 KB, 11 trang )

A.Câu hỏi bán trắc nghiệm:
1. Con cái là khách thể trong QHHNGĐ của cha mẹ.
Sai
vì : Khách thể của QHHNGĐ có thể là lợi ích nhân thân, các hành vi và các
vật.Trong đó:
-Lợi ích nhân thân : Họ tên, ngành nghề, việc làm...
-Các hành vi: Mọi hoạt động để quản lí tài sản chung giữa vợ và chồng, mọi
việc làm thể hiện sự chăm sóc đối với cha mẹ...
-Vật: Có thể là đồ vật trong khối tài sản chung, hoặc có thể dưới hình thức
một số tiền nào đó.
Như vậy có thể thấy con cái không thuộc một trong ba trường hợp là
khách thể của QHHNGĐ. Hay nói cách khác, con cái không thể là khách thể
trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Trong mọi trường hợp khi nhìn bề ngoài
có thể tưởng rằng con cái là một khách thể của QHHNGĐ.( Ví dụ: Tranh
chấp giữa cha và mẹ về việc giáo dục con cái về việc giao con cho ai nuôi..thì
thực tế con cái lại là một trong các chủ thể; tranh chấp trong trường hợp đó là
viecj sử dụng quyền cha mẹ trong việc giáo dục con).Nhưng thực chất trên
thực tế, con cái không thể là khách thể của QHHNGĐ
2.QHNT giữ vai trò quyết định trong QHHNGĐ.
Đúng vì: Quan hệ nhân thân là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành
viên trong gia đình về những lợi ích nhân thân. Đó là những quan hệ như:


Quan hệ giữa vợ và chồng về sự thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau, về việc
xác định chỗ ở chung, quan hệ giữa cha mẹ và các con về chế độ xác định chế
độ pháp lí nhân thân của con chưa thành niên...
Một trong những đặc điểm mà quan hệ nhân thân trong quan hệ HNGĐ khác
với trong Luật dân sự đó là Quan hệ nhân thân là nhóm quan hệ chủ đạo và có
ý nghĩa quyết định trong các quan hệ HNGĐ.
3.NLPL hôn nhân gia đình không là năng lực khách quan và có được từ khi cá
nhân sinh ra.


Sai vì.
− NLPL hôn nhân và gia đình là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ
hôn nhân gia đình.Trong một số trường hợp, NLPL hngđ phát sinh từ lúc sinh
ra. Ví dụ: Khả năng có quyền được cha mẹ, anh chị em cấp dưỡng và giáo
dục. Trong một số trường hợp khác NLPL hôn nhân và gia đình phát sinh từ
lúc cá nhân đạt một độ tuổi nhất định (ví dụ: Độ tuổi kết hôn), trong trường
hợp này NLPL và NLHV cũng phát sinh đồng thời.
4.Nhà nước cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính
Sai.
Vì. Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 luật HNGĐ 2014 : “Nhà nước
không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới”. Như vậy so với Luật
HNGĐ năm 200 thì thay vì dùng từ “cấm” nhà nước “không thừa nhận” hôn
nhân giữa những người xùng giới. Điều đó cho thấy nếu trước đây, nhà nước
quy định chặt chẽ hơn về việc kết hôn giữa những người cũng giới vừa không


cho phép, vừa không thừa nhận, thì ở Luật mới 2014, nhà nước đã cho phép
những người đồng giới được sống chung với nhau, làm đám cưới với nhau
trên thực tế, nhưng vẫn không thừa nhận thông qua việc vẫn không cho họ
được đăng kí kết hôn.
5.Những trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không được
thừa nhận là vợ chồng.
Sai.Vì theo điểm c1 khoản 1 Ngị quyết 02/2000/ của HĐTP NGÀY
23/12/2000 , NẾU nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày
3/1/1987 mà không đăng kí kết hôn thì vẫn được pháp luật công nhận là vợ
chồng hợp pháp nếu như đảm bảo những quy định của Luật HNGĐ.
6.Mọi trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày
3/1/1987 mà không đăng kí kết hôn thì đều được pháp luật công nhận là vợ
chồng.
Sai.

Vì, không phải mọi trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng
trước ngày 3/1/1987 mà không đăng kí kết hôn đều được pháp luật công nhận
là vợ chồng. Những trường hợp này còn phải đáp ứng điều kiện nữa đó là
phải đảm bảo những quy định của Luật HNGĐ như là không vi phạm điều
kiện kết hôn....
7.Sau thời điểm 1/1/2001, nếu nam nữ không đăng kí kết hôn thì không được
pháp luật công nhận là vợ chồng.
Sai.Vì: Theo quy định tại


8.Những trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng là kết hôn trái pháp
luật.
Sai.
Vì: Theo quy định tại khoản 6 điều 3 Luật HNGĐ năm 2014: “Kết hôn trái
pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy
định tại Điều 8 của Luật này”.
Mặt khác, theo quy định tại khoản 7 điều 3 luật HNGĐ năm 2014 : “Chung
sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ
chồng”.
Như vậy, chung sống với nhau như vk, ck, hai người không đăng kí kết hôn
mà họ chỉ tổ chức sinh sống với nhau như vợ chồng nên không là kết hôn trái
pháp luật
9.Cơ quan có thẩm quyền đăng kí kết hôn là UBND nơi thường trú của 1
trong hai bên nam nữ.
Sai.Vì theo quy định tại điều 17, NĐ số 158/2005/NĐ-CP về thẩm quyền
đăng kí kết hôn thì : “ UBND cấp xã nơi cư trú của bên nam hoặc bên nam
hoặc bên nữ thực hiện việc đăng kí kết hôn”.
Như vậy, thẩm quyền nơi đăng kí kết hôn thuộc về UBND cấp xã nơi cư
trú( nơi cư trú bao gồm cả nơi thường trú và nơi tạm trú) chứ không phải là

UBND nơi thường trú.
10.Hội Liên Hiệp phụ nữ có quyền yêu càu hủy việc kết hôn trái pháp luật.


Đúng. Vì: Theo quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 10 Luật HNGĐ 2014 thì
Hôi LHPN có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
11.Sau khi bị hủy kết hôn trái pháp luật thì những chủ thể đó không được
quyền kết hôn lại.
Sai.Vì: sau khi hủy việc kết hôn trái pháp luật, nếu hai bên có yêu cầu thì họ
vẫn có quyền kết hôn lại
12.Những người đã từng có mối quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi vẫn được
kết hôn với nhau:
Sai.
Vì, theo quy định tại điểm d, khoản 2 điều 5, pháp luật cấm những hành
vi : “ Kết hôn hoặc chung sống như vợ, chồng giữa những người cùng dóng
máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời, giữa cha mẹ nuôi
với con nuôi, giữa những người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi....”.
13.Cha mẹ chồng để lại thừa kế cho chồng 1 căn nhà, đó là tài sản chung của
vợ chồng
Sai.
Vì; Theo quy định tại khoản 1 điều 43 Luật HNGĐ 2014, trong trường
hợp tài sản là 1 căn nhà mà cha mẹ chồng để lại thừa kế cho chồng là tài sản
mà chồng được thừa kế riêng. Do đó, nó thuộc tài sản riêng của chồng
14.Những giao dịch liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng do
1 bên vợ hoặc chồng thực hiện luôn bị coi là vô hiệu


Sai.
Vì: Theo quy định tại Điều 13 về chiếm hữu, định đoạt tài sản chung
của vợ chồng nghị định 126/2014/NĐ-CP : “1. Việc chiếm hữu, sử dụng,

định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc
chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu
cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường
hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định
tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu
cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao
dịch vô hiệu”.
Theo quy định tại khoản 2 điều 35 Luật HNGĐ 2014 : “2. Việc định
đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong
những
a)

trường
Bất

hợp

sau
động

đây:
sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình”.
Như vậy, nếu tài sản chung có giá trị lớn, được 1 bên vk hoặc ck giao dịch
nhằm đáp ững nhu cầu thiết yếu chung của gia đình mà không thuộc trường



hợp quy định tại khoản 2 điều 35 Luật HNGĐ và không có yêu cầu tòa án
tuyên bố vô hiệu của bên còn lại thì sẽ không vô hiệu
15.Khi vợ chồng thực hiện những giao dịch phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của
gia đình mà không có sự đồng ú của bên kia thì người thực hiện giao dịch đó
phải thanh toán bằng tài sản riêng của mình.
(Giải thích gần giống câu trên)
16.Việc chia tài sản chung của vk, ck trong thời kì hôn nhân chỉ được coi là
có hiệu lực pháp lí khi được Tòa án công nhận.
Sai.
Vì: Theo quy định tại điều 39 Luật HNGĐ năm 2014 Thời điểm có hiệu lực
của

việc

chia

tài

sản

chung

trong

thời

kỳ

hôn


nhân

1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời
điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản
không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ
ngày

lập

văn

bản.

2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao
dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia
tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ
hình

thức



pháp

luật

quy

định.



3. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài
sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực
pháp luật”.
Như vậy chỉ trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được và có
yêu cầu tòa án chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân thì lúc này việc chia
tài sản chung trong thời kì hôn nhân có hiệu lực pháp lí khi được TA công
nhận
17.Tài sản chung của vợ chồng nếu phải đăng kí QSH thì phải đăng kí tên của
2 vk ck, do đó tài sản nào đứng tên 1 bên vk hoặc ck là tài sản riêng của người
đó.
Sai.
Vì: Trong trường hợp nếu có tranh chấp, dù tàu sản đứng tên của một bên của
vk hoặc ck mà 1 trong hai bên không có căn cứ chứng minh được tài sản ấy là
tài sản riêng của mình thì dù tài sản ấy đứng tên 1 bên vk hoặc ck vẫn được
xếp vào tài sản chung.
18.Việc chia taì sản chung của vk, ck trong thời kì hôn nhân chỉ được đặt ra
khi vk, vk không thỏa thuận được việc dùng taì sản chung để thực hiện nghĩa
vụ riêng về tài sản của một bên vk hoặc ck
Sai.
Vì: Theo quy định tại khoản 1 điều 38 về chia tài sản chung trong thời kì hôn
nhân : “1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một


phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của
Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải
quyết”.
Như vậy, việc vhia tài sản chung trong thời kì hôn nhân được đặt ra khi
vợ chồng có nguyện vọng chia tài sản chung chứ không phải lí do như trên.
19.Tài sản chung của vk, ck mà phải đăng kí QSH thì trong giấy chứng nhận

QSH bắt buộc phải ghi tên của cả hai vk, ck.
Sai.
Vì, theo quy định tại khoản 1 điều 34 về đăng kí quyền sở hữu, quyền sử dụng
đối với tài sản chung thì: “Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của
vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng kýquyền sở hữu, quyền sử dụng
thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi
tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”.
Như vậy, thông thường trong trường hợp tài sản chung phải đăng kí quyền sở
hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữ phải ghi tên cả hai vợ chồng. Tuy
nhiên, tôn trọng sự thỏa thoản thuận giữa hai bên vk, ck nên pháp luật cho
phép trong một số trường hợp, vk, ck được thỏa thuận xem trong hai người ai
là người đứng tên trên những tà sản chung có đăng kí QSH.
20.Tài sản riêng của vợ chồng chỉ là những tài sản vợ hoặc chồng có trong
thời kì hôn nhân.
Sai.


Vì, Theo quy định tại Điều 43, Luật HNGĐ 2014, ngoài những tài sản có
trước thời kì hôn nhân, còn có những tài sản khác như là, tài sản được thừa kế
riêng, đk tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân, tài sản được chia trong thời kì
hôn nhân....
21.Tài sản chung của vk, ck là tài sản có trong thời kì hôn nhân
Sai.(Theo quy định tại điều 33)
22.Người được mang thai hộ phải là người cùng họ hàng của bên vợ or ck
Đúng. Vì, theo quy định tại điểm 3 khoản 3 Điều 95 Luật HNGĐ 2014 thì 1
trong những điều kiện của người được mang thai hộ là: “ Là người thân thiết
cùng hàng của bên vk or ck nhờ mang thai hộ”.
23,Con riêng và bố dượng mẹ kế không phát sinh các quyền và NV pháp lý
nào hết.
24, Cha mẹ nuôi có thể thay đổi họ, tên, dân tộc của con nuôi theo họ tên, dân

tộc của mình
25Con riêng và bố dượng mẹ kế có tất cả các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ
và con khi cùng chung sống với nhau.
26,Đơn xin ly hôn bắt buộc phải có chữ kí của vợ, chồng
27,Khi vk, ck bị bắt tòa án tuyên bố mất tích bằng 1 quyết định có hiệu lực
pháp luật thì QHVC sẽ chấm dứt.


28, Sự thỏa thuận giữa con nuôi từ 9 tuổi trở lên với cha mẹ là 1 trong những
căn cứ để quan hệ nuôi con chấm dứt.
29, Sau khi chấm dứt hôn nhân, người vợ sinh con thì việc xác định cha cho
con luôn được tòa án xác định
30, khi đi làm con nuôi người khác, người con đó sẽ chấm dứt quyền và nghĩa
vụ đối với gia đình cha mẹ đẻ.
31, Thuận tình li hôn không cần phải thông qua thủ tục hòa giải
31,Quyền sử dụng đất có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vk, ck
32,Việc chia tài sản chung của vk, ck trong thời kì hôn nhân chỉ được coi là
có hiệu lực pháp lí khi được tòa án công nhận
33.Trường hợp hai vk, ck tình nguyện li hôn thì tòa ân phải xử cho họ li hôn
34.Tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vk, hoặc ck thì người đó có toàn
quyền định đoạt không phụ thuộc ý chí của bên còn lại.
35,



×