Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

KỸ THUẬT NUÔI NHÍM tại NHÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.31 KB, 26 trang )

KỸ THUẬT CHĂN
NUÔI NHÍM

1. LỜI NÓI ĐẦU

Nhím bờm có tên khoa học là Acanthion
subcristatum (swinhoc). Tiếng la tinh có nghĩa là:
Quill pig (lợn lông) (mặc dù chúng không phải là
lợn). Tiếng Anh là Porcupine. Tên tiếng Thái: Tô
Mển, tiếng Giao: Điền dạy. Là một loài vật gặm
nhấm, sống hoang dã ở một số nước như Nêpan,
Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam,
Trung Quốc. Tại nước ta, chúng sống dọc theo các
vùng đồi núi và trung du, rừng rậm.


Thịt nhím hơi giống thịt lợn rừng, nhiều nạc, ít mỡ,
là món ăn đặc sản vừa thơm ngon vừa có giá trị
dinh dưỡng cao. Bao tử nhím là loại dược liệu quí
dùng để ngâm rượu thuốc chữa bệnh đau bao tử,
kích thích ăn uống, tiêu hóa tốt. Lông nhím dùng làm
đồ trang sức, chữa viêm tai giữa, đau răng. Mật
nhím dùng chữa đau mắt, đau lưng và xoa bóp chấn
thương. Thịt, ruột già, gan và cả phân nhím dùng
chữa bệnh phong nhiệt.
"Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân cho biết, dạ
dày nhím vị ngọt, tính hàn, không độc; được sử
dụng làm thuốc chữa bệnh dạ dày ở người. Theo
Gíao sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, dạ dày nhím còn có thể
giải độc, mát máu, chữa lòi dom, di mộng tinh, nôn
mửa, kiết lỵ ra máu... Người Trung Quốc rất coi


trọng những công dụng này và thường xuyên tìm
mua dạ dày nhím.
Theo "Cây cỏ và động vật làm thuốc ở Việt Nam",
da nhím được dùng trong y học cổ truyền với tên
thuốc là thích vị bì. Lông nhím là hào trư mao thích.
Dạ dày nhím là hào trư đỗ.
Với giá trị dinh dưỡng cao, Giá thịt nhím khoảng 2 –
300.000 đồng / kg hơi. Khoảng 10 năm gần đây,
nhím là một đối tượng bị săn bắt, đánh bẫy rất


nhiều, nhím rừng hoang dã ngày càng trở nên khan
hiếm, cạn kiệt.
Bên cạnh việc săn bắt, một số người đã tìm cách
nuôi nó. Người đầu tiên có lẽ là ông Tuân (Củ chi)
nuôi nhím từ năm 1988, với 2 con giống. Tiếp đó là
người dân Sơn la, (nuôi nhím từ năm 1995). Còn
bây giờ thì việc nuôi nhím lan ra rất nhiều nơi: Bình
Dương, Tây Ninh, Vũng tàu, Hà tây, Hà nội, Bắc
giang, Hưng yên. Hộ nuôi nhiều có đến 100 con, hộ
nuôi ít cũng đến 4 con . Tuy nhiên, con giống vẫn
còn rất khan hiếm, khó tìm mua, cung không đủ
cầu . Giá nhím giống hiện nay từ 5 - 10 triệu / cặp 2
- 8 tháng tuổi. Về kỹ thuật nuôi, khá đa dạng, mỗi
nơi một cách. Một số điều tra sơ bộ cho thấy: nhím
dễ nuôi, ít bệnh tật. Đàn nhím nuôi tại nhà sinh sản
khá tốt.
Kiến thức và kinh nghiệm là vô tận. Trong quá trình
chăn nuôi, chúng tôi mong bà con hãy tự đúc rút,
ngoài những điều tìm hiểu được qua tài liệu này, hãy

học hỏi lẫn nhau và không quên chia sẽ thông tin
với chúng tôi. Có như vậy chúng ta mới có điều kiện
nâng dần kiến thức của chúng ta lên và ngày một
hiệu quả hơn trong chăn nuôi.


2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHÍM BỜM
ĐƯỢC NUÔI HIỆN TẠI
2.1. Nhận dạng
Nhím Bờm là loại lớn nhất trong bộ gặm nhấm, nặng
trung bình từ 13-15kg, thân và đuôi dài từ 80-90cm.
Hình dáng nặng nề, mình tròn đầu to, mõm ngắn có
4 răng cửa dẹp và rất sắc, mắt nhỏ, tai nhỏ, chân
ngắn (4 chi) 2 chi sau ngắn hơn 2 chi trước, móng
chân nhọn sắc. Trên lưng lông biến thành gai cứng,
nhọn nhất là nửa lưng phía sau, dài từ 10- 30cm.
Đuôi ngắn, có những sợi lông phía đầu phình ra
thành hình cốc rỗng ruột màu trắng.
Nhím đực có mõ dài hơn, đầu nhọn, thân hình thon
dài, đuôi dài hơn, tính tình hung dữ, hay lùng sục,
đánh lại con đực khác để “bảo vệ lãnh thổ”.
Khi gặp kẻ thù thì nhím rung đuôi, những lông
chuông này tạo thành một tiếng kêu “lách cách”, “lè
xè” để doạ nạt kẻ thù và thông báo với những con
vật cùng đàn.
Lúc nhỏ, lỗ sinh dục con đực có “gai”, và con cái
không có. (Để phân biệt, chúng ta có thể vật ngửa
nhím con, vạch lỗ sinh dục để xem).



Lúc trưởng thành: Con đực có dương vật và dịch
hoàn nhô ra phía bụng, cách lỗ hậu môn khoảng 2-3
cm. Con cái có “lỗ sinh dục” cũng cách hậu môn 2-3
cm.
Nhím cái có 6 vú nằm ở 2 bên sườn. Khi cho con bú
nhím mẹ nằm úp bụng xuống đất.
2.2. Sinh trưởng của nhím
Khối lượng cơ thể của nhím khá dao động.
Sơ Sinh

0,32 ± 0,06 (kg)

3 tháng

3,25 ± 0,48 (kg)

6 tháng

4,72 ± 1,02 (kg)

9 tháng

6,96 ± 0.32 (kg)

12 tháng

8,75 ± 0.42 (kg)

Nhìn chung từ sơ sinh đến 1 năm tuổi, nhím sinh
trưởng đều , mỗi tháng có thể đạt 1kg,. Sau tuổi này

sự phát triển bắt đầu chậm lại.


Như vậy, nếu nuôi nhím vỗ béo, thì kéo dài quá một
năm, tốc độ tăng trọng không còn tốt nữa. Lúc này
ta phải tính toán kinh tế, liệu kéo dài thời gian vỗ
béo sẽ có lãi hay không.
Tuy nhiên đối với nhím hậu bị (nuôi sinh sản), chúng
ta không nên vỗ béo. Hãy hạn chế lượng thức ăn
sao cho tăng trọng 0.8 kg / tháng là vừa đủ.
Tỉ lệ thịt xẻ so với khối lượng sống chiếm từ 62%
đến 69%. Tỉ lệ thịt đùi so với thịt xẻ là 20%. Thịt
nhím 1 năm tuổi rất ít mỡ.

2.3. Tập tính
a. Tính bầy đàn / gia đình “máu mủ”.
Nhím là loài động vật có tính gia đình rất cao, con
đực chỉ chấp nhận ở cùng những nhím con mà
chính do chúng đẻ ra. Những con nhím cái mà đã
mang thai với đực khác khi ghép đôi với đực mới thì
khi đẻ ra con đực sẽ cắn chết ngay những con con
này. Nhưng ở lứa đẻ sau thì chúng lại sống với nhau
bình thường, nhím con đẻ ra phát triển tốt.
Với nhím nuôi thả theo lô tập thung chúng tôi thấy


nhím khó có khả năng thân thiết nhau, chúng hay
đánh nhau gặm cụt lông của nhau thậm chí chúng
còn giết chết nhau, những lô nhím ghép một đực với
vài con cái thì chưa thấy nhím cái sinh sản.

Kết hợp với những kinh nghiệm thu được qua các
đàn khác, chúng tôi nhận thấy rằng không nên nuôi
thả từng bầy đàn. Nên ghép chúng thành từng đôi
nuôi riêng từng ô, và có thể đổi đực giống.
Chính vì thế, trong các chuồng nuôi, nếu được quây
bằng lưới sắt thưa, chân chuồng phải được xây kín,
để nhím con không thể thò chân, người sang
chuồng bên để đề phòng con khác cắn.
b. Ngủ / nghỉ ngơi
Nhím chủ yếu sinh hoạt về đêm. Ban ngày nhím tập
trung ngủ từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Như vậy
người chăn nuôi không nên có những hoạt động làm
mất giấc ngủ của nhím trong buổi trưa.
c. ăn - uống :
Có một số trại không cho nhím uống nước, bù lại
thức ăn phần lớn là củ, quả và lá nhiều nước. Các
trại chăn nuôi khác đều cho uống. Nhím rất hay
uống nước và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Nước


tiểu rất hôi và có hiện tượng là ít ruồi nhặng gần nơi
ở của nhím.
Sau khi sinh 5 ngày nhím con đã tập nhấm nháp
thức ăn. Nhím nhặt nhạnh tất cả các loại thức ăn rơi
vãi trên nền. Là loài gặm nhấm, nên nhím ăn đủ thứ
thức ăn, các loại rau, củ quả, gặm cả xương, thân
cây khô.Nhìn chung nhím ăn nhiều về đêm.
2.4. Các loại thức ăn dành cho nhím
Nhím tiêu thụ thức ăn khá đa dạng:
Ăn nhiều (>80): Bí đỏ, chuối tây, củ dong riềng, đậu

tương, đu đủ, khoai lang, khoai tây, đậu phộng, Mía
cây, bắp hạt, khoai mì, sắn dây củ, su hào, cây
chuối, cây ngô, quả sung, quả vả, khoai sọ, táo quả,
quả roi, quả ổi, xương động vật, sắn lát khô, cám
gạo
Ăn khá (60-80): Cỏ voi, ghi nê, du zi, rau muống,
dây khoai lang
Ăn Trung bình (40-60): Chàm bông vàng, chàm tai
tượng, lá dâu
Ăn kém (<40): Lá sung


Các loại thức ăn dạng bột là thứ mà nhím không
thích sử dụng trong bữa ăn của mình. Nếu khi ta
cho cùng một lúc hai loại thức ăn dạng củ quả và
dạng bột vào thì bao giờ Nhím cũng ăn loại thức ăn
củ quả trước.
2.5. Động dục
Từ 8 tháng tuổi, nếu sinh trưởng và phát dục tốt,
nhím có thể giao phối lần đầu.
Những động dục bên ngoài không rõ rệt, đặc biệt là
nhím mới bắt từ rừng về. Những ngày động
dục nhím cái tiết ra một ít chất nhờn lẫn máu. Khi
nhím cọ vào nền chuồng hoặc máng ăn, chất nhầy
được đẩy ra dính vào nơi nằm, và dính vào âm hộ.
Một vài ngày chất nhầy này khô đi và nhím trở lại
bình thường.
Thời gian động dục một lần là 2-3 ngày.
Ttrong điều kiện nuôi nhốt, thức ăn được cấp đều
thường xuyên, thời điểm động dục thường xuất hiện

quanh năm.
Nếu phối giống không chửa, 30-32 ngày sau nhím
động dục trở lại.


Đối với nhím đẻ chết con thời gian động dục sau khi
đẻ từ 10-15 ngày.
Nhím đực và nhím cái tìm đến nhau thông qua mùi
của con cái và biểu hiện rung chuông. Khi đưa
nhím đực đến, nếu cái có triệu chứng động dục
chúng có thể giao phối luôn.
2.6. Giao phối
Thường nhím giao phối với nhau vào 2 - 5 giờ
sáng.. Mỗi khi giao phối con đực tiến sát con cái,
thậm chí ép con cái. Khi giao phối con đực nhảy
chồm lên con cái hệt như bò - lợn. Lúc đó con cái
nằm ệp xuống và chổng đít lên.
Do biểu hiện động dục không rõ, phối giống thường
xẩy ra ban đêm, không có người, khó quan sát, biểu
hiện chửa cũng không rõ lắm, nên người chăn nuôi
đã phải nhốt chung cái và đực trong thời gian dài:
20 ngày (như Trại nhím Tuân Hoà, Củ chi)
2 – 3 tháng (như trại nhím Cô Năm Triều, Gò Dầu,
Tây Ninh)
Cả đời như một số trại ở Sơn la.


Việc phối giống thành công rất quan trọng trong việc
tăng đàn, vì thế người chăn nuôi hết sức lưu ý để
phát hiện động dục, theo dõi lý lịch đầy đủ và cho

phối kịp thời. Đối với các nhà chăn nuôi chưa có
nhiều kinh nghiệm, nên chọn phương án ghép đôi 1
đực + 1 cái và sinh sống với nhau trọn đời.
Chế độ dinh dưỡng của con đực cũng phải tốt để
nó có thể đủ sức. Một số chủ trại nhím có những
kinh nghiệm (bí quyết) riêng trong việc chọn chế độ
dinh dưỡng cho con đực.
2.7. Sinh sản
Nhím mang thai 90-95 ngày. Bụng nhím thường to
ra hai bên. Trong thời gian này nên tách hẳn đực
giống để nhím cái được yên và không ăn tranh quá
nhiều dễ bị to thai và khó đẻ.
Thường nhím đẻ vào ban đêm, nhưng cũng có
nhiều con đẻ ban ngày. Sau khi đẻ chúng để lại
nhiều máu trên sàn chuồng. Số con đẻ từ 1 đến 5,
trung bình là 2 con. Nếu đẻ 3-4 con, thì 1-2 con nào
đó sẽ khó tranh bú với con nhím khác mạnh hơn. Vì
thế nên tách từng cặp và cho bú luân phiên. Được
10 ngày có thể nhốt chung trở lại. Luôn theo dõi
nhím mẹ có đủ sữa nuôi con hay không để có chế
độ bồi dưỡng thêm cho nhím mẹ
Có thể tách con lúc được 2 tháng. Tuy nhiên có thể
rút ngắn xuống còn 30 - 45 ngày nếu nhím con khoẻ


mạnh và nhím cái không có nhiều sữa nữa (có thể
xem vú nhím). Trong trường hợp này phải cho nhím
con bồi dưỡng tốt.
2.8. Phối giống trở lại
Có thể đưa nhím đực đã phối lần cuối đến ở chung

với “vợ con” nó sau khi đẻ được 1 tháng. Thông
thường nhím chửa thì sữa cũng ít đi, nên không nên
để nhím mẹ phối giống trở lại quá sớm.
3. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI
3.1. Chuồng trại
Phải khô ráo, có rãnh thoát nước. có nhiều ánh
sáng, che mưa, gió, thoáng mát, nên có bóng cây
che. Hướng đông nam để nhận được nhiều anh
sáng ban mai và tránh nắng hướng tây. Phải tránh
ồn ào, gần đường qua lại, vì nhím vốn là loài nhát và
nhạy cảm. Chuồng cách xa nhà ở và đứng cuối
hướng gió, vì mùi phân, nước tiểu của nhím “nặng”,
khó chịu cho một số người.
Hệ thống chuồng
Bao gồm nhiều ô để nhốt, Khu nuôi nhốt có thể làm
1 hay nhiều dãy như bàn cờ. Giữa các dãy có lối đi
rộng 1 m. Có mương thoát nước (nhưng không nằm
trong ô nhốt) và tốt nhất là nằm hai bên chuồng.
Đối với nhím đực giống và cái giống: Diện tích
chuồng ít nhất 1.5 m2 cho một gia đình (bố / mẹ và
2-4 con nhím con).
Đối với chuồng nhím hậu bị (từ 2 tháng đến lần phối
giống đầu tiên, có thể nuôi thành nhóm, hàng chục


con cũng được. Tuy nhiên nên phân theo từng nhóm
tuổi để dễ bề chăm sóc, cho ăn hợp với lúa tuổi,
trọng lượng..
Độ cao của chuồng từ 1 - 1,5 m. Chớ quá thấp, vì
nhím có thể nhảy ra, nhưng chớ quá cao, vì khó

chăm sóc, và tốn vật liệu.
Nếu nhím hung dữ, hoặc mới bắt về chưa quen, ta
có thể dùng các tấm ván, phên, piro ximăng để đậy.
Nên có cửa sau để dọn phân, có cửa trước (cỡ 30 x
40 cm) để có thể lùa nhím đi từ ô này tới ô khác.
Nền chuồng láng xi măng, nhưng chớ láng quá trơn,
đặc biệt là chuồng nhím sinh sản, để chúng khỏi bị
trượt chân khi nhảy phối giống, hoặc trượt ngã lúc
chửa đẻ. Cũng có thể làm bằng gạch… Tuy nhiên
chớ làm bằng đất, vì nhím rất hay đào bới và có thể
đào hầm để trốn và khó làm vệ sinh. Có lỗ thoát
nước đủ rộng để có thể rửa chuồng.
Thành chuồng: có thể xây gạch, hoặc khung lưới
sắt. Nếu là khung lưới sắt thì chân thành chuồng
phải xây kín cao 20 – 30cm, để đề phòng chân con
này thò sang chuồng con kia và bị con kia cắn, mẳt
lưới chớ quá rộng để nhím con đi thoát.
3.2 Cách nhốt / ghép đôi / ghép đàn
Nhím cái giống : nên nuôi riêng từng ô và có thể
nuôi tại một ô suốt cả đời.
Nhím đực giống: cũng nên nhốt từng cá thể ở từng
ô riêng biệt. Không nên nhôt chung nhau vì rất hay
đánh nhau.


Nhím con mới đẻ ra sẽ ở chung với mẹ cho đến
ngày cai sữa.
Nhím nhỏ và hậu bị có thể nhốt chung nhau. Nhớ
phân theo lứa tuổi. Lưu ý con to có thể đánh con
nhỏ, con cũ có thể đánh con mới đến.

Chớ đưa nhím con vào với nhím đực / cái giống vì
dễ bị đánh, cắn.
Giai đoạn phối giống, con đực có thể nhốt chung với
nhím cái. Thời gian ngắn – dài tuỳ theo chúng đã có
“phối” thành công (chửa) hay không. Thời gian này
có thể 20 – 60 ngày. Nhiều nơi vẫn nuôi cả cặp
đực / cái như thể hai vợ chồng và ở suốt đời với
nhau, kể cả lúc có con.
Con cái sau khi đã chuyển con đẻ của nó đi, mới
đưa đực giống về. Nếu vẫn còn nhím con, đực
giống có thể đánh những đứa con đó.
3.3. Cho nhím ăn, uống, nghỉ ngơi
Thời gian chăm sóc / vệ sinh chuồng trại: Nhím chủ
yếu sinh hoạt về đêm. Cho nên ban ngay, chúng ta
cố gắng dọn phân chuồng ngay buổi sáng, cho ăn ít
chút và để cho nhím nghỉ ngơi. Buổi chiều, lúc trời
mát chúng ta có thể dọn dẹp lần nữa và cho ăn
nhiều hơn buổi sáng.
Cho uống: Nếu thức ăn nhiều nước, như củ quả thì
có thể không cần cho uống nước. Tuy nhiên, nếu
cho ăn thức ăn khô (sắn khô, ngô hạt..) thì nên cho
uống nước. Nước đựng vào bát, đĩa. Nhím rất hay
“vọc vạch” vì thế nên dùng chậu sành, sứ.. nặng,


hoặc có bệ để nhím khỏi tha đi, húc đẩy…
Thức ăn: có thể bỏ ngay trên nền chuồng sạch sẽ,
hoặc trong máng xi măng, sắt thép..
3.4. Thức ăn và dinh dương
Các loại thức ăn:

Chớ cho ăn đơn điệu, vì như thế không đủ các chất
dinh dưỡng. Có thể bổ sung khoáng chất, vitamin
cho nhím bằng các loại thức ăn tổng hợp, các cục
đá liếm… mà các nhà máy thức ăn công nghiệp sản
xuất, và tôt nhất ở dạng viên hoặc tảng (đá liếm). Vì
hiện tại chúng ta chưa có thức ăn công nghiệp sẵn
cho nhím nên có thể dùng thức ăn cho các loài dạ
dày đơn như lợn, thỏ, chó. Thậm chí chúng ta có thể
dùng xương trâu, bò, lợn đã nấu chín và phơi khô
cho nhím.
Đối với con trưởng thành lượng thức ăn một ngày
cần là:
- Thức ăn thô: 0,5kg/con/ngày là các loại lá sung, lá
vả, lá dướng, dây khoai lang, thân cây lạc, cây ngô,
lá keo dậu, lá mít, chè khổng lồ, các loại cỏ chăn
nuôi như cỏ voi, cỏ ghine...
- Thức ăn tinh: 0,3kg/con/ngày (Ngô, sắn, hạt dẻ,
hạt gắm bí ngô....)
- Thức ăn giàu vitamin: ổi xanh, chuối xanh, mơ,
mận, quả sung, quả me....
- Thức ăn khoáng:
- Muối: 2-3g/con/ngày
- Xương trâu, bò: 100-200g/con/ngày


Đối với nhím nuôi con cần phải có chế độ đặc
biệt hơn, đặc biệt đối với nhím đẻ 3-4 con, và yếu
sức khoẻ. Ngoài thức ăn như đã nói trên cần cho
ăn thêm 0,2-0,3 kg lạc nhân, đỗ tương. Đỗ tương
cần được rang.

3.5. Chọn giống: Các chỉ tiêu cần quan tâm
Lãi suất lớn là mong muốn cuối cùng của bất kỳ
người chăn nuôi nào. Các yếu tố tạo nên lãi suất là :
Đẻ sớm, Đẻ mắn, Đẻ sống nhiều , Lớn nhanh, Thịt
ngon, Tiêu thụ thức ăn ít. Các đặc điểm trên bao giờ
cũng do bản chất di truyền và trình độ nuôi dưỡng
của chúng ta tạo nên.
Nhím có thể phát dục sớm hơn nếu chúng ta tăng
mức dinh dưỡng. Nếu nhím tăng trọng được 0.8 kg /
tháng, có thể đẻ lúc 10-12 tháng tuổi. Tuy nhiên nếu
nuôi chóng lớn quá nhím có thể bị béo gây nên nân
xổi, hoặc lúc đẻ có thể có trục trặc như đẻ khó, sát
nhau, con yếu.
Đẻ mắn: 1 năm nhím có thể đẻ được 2 lứa. Để có
thể đẻ mắn, ta nên chon những cá thể có biếu hiện
động dục rõ ràng (chứ không phải động dục
“ngầm”), mạnh mẽ. Chúng ta cũng nên chọn những
con nhím có biểu hiện chửa rõ ràng. Những cá thể
không có biểu hiện chửa rõ ràng sẽ gây cho chúng
ta khó điều khiển phối giống và sinh sản.
Đẻ sống nhiều: Thông thường nhím đẻ sinh đôi. Nếu
lứa 1 đẻ sinh đôi, ba.. thì các lứa sau có thể đẻ
nhiều hơn. Còn nếu lứa đầu đẻ 1, các lứa sau sẽ


không chắc chắn đẻ nhiều. Chúng ta cũng có thể
chọn nhím đẻ sinh 3, sinh 4 để làm giống. Tuy nhiên
đối với nhím đẻ nhiều, cần phải có chế độ nuôi
dưỡng con thật tốt.
3.6. Chống cận huyết

Cận huyết là việc giao phối các cá thể có huyết
thống: bố - con, anh - chị - em, ông - bà. Thế hệ con
cái cận huyết có thể có khuyết tật. Các đặc điểm
như sinh sản: khả năng động dục, khoảng cách hai
lứa đẻ cũng có thể bị kém đi. Để hạn chế việc giao
phối cận huyết cần phải “đánh số”, ghi chép lý lịch
của từng con và như vậy chúng ta đỡ bị nhầm lẫn
trong khi ghép đôi giao phối. Cũng nên trao đổi đực
giống giữa các đàn với nhau.
3.7. Công tác theo dõi
Cũng như bất kỳ giống vật nuôi nào khác việc, có
con tốt và có con xấu. Con xấu cần phải loại bỏ và
con tốt cần được nhân ra nhiều. Tuy nhiên để làm
được việc này, khâu đầu tiên mà chúng ta cần phải
làm đó là đánh số và ghi chép lý lịch, năng suất cho
từng con nhím một. Mỗi con nhím cần có một số duy
nhất. Số hiệu con nhím đã bị chết, thải không thể
dùng để đánh cho con sau.
3.8. Bảo vệ sức khỏe cho Nhím
Cho đến nay chúng ta thường thấy nhím ít mắc
bệnh. Chỉ thấy một số bệnh lặt vặt như ỉa chảy, giun,
sán, ghẻ.
Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta chủ quan.


Bất kỳ con vật nào cũng có thể nhiễm bệnh khi
chúng ta chăn nuôi nó theo kiểu công nghiệp: ăn
uống đơn điệu, chuồng trại không sạch sẽ, thức ăn
hôi thối, dinh dưỡng quá mức…. Các nguyên tắc
sau đây cần được thực hiện liên tục, nghiêm túc:

Đảm bảo chuồng trại hợp vệ sinh
Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng
Khi phát bệnh có thể báo cho bác sỹ nếu bệnh lạ và
nặng.
Tổng hợp biên soạn theo tài liệu nghiên cứu của TS.
Võ Văn Sự

Kỹ thuật nuôi Nhím
Posted by ktnt On June 21, 2012 0 Comment
Kỹ thuật nuôi Nhím
Kỹ thuật nuôi nhím by Hội ND BĐ | Ky thuat nuoi nhim
Nhím là một loài vật gặm nhắm, sống hoang dã dọc ở một
số nước như Nêpan, Miến Điện, Thái Lan, Lào,
Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc. Tại nước ta, chúng


sống dọc theo các vùng đồi và trung du, rừng rậm. Nhím
có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, ít bệnh tật, thức ăn đa dạng,
chi phí nuôi không lớn, chủ yếu là tiền mua con giống.
I. Đặc điểm sinh học
1. Đặc điểm ngoại hình
Trong bộ gặm nhấm, nhím Bờm là loại lớn nhất, nặng
trung bình từ 15 – 20kg, thân và đuôi dài từ từ 80 – 90cm.
Hình dáng nặng nề, mình tròn, đầu to, mõm ngắn có 4
răng cửa dẹp và rất sắc, mắt nhỏ, tai nhỏ, chân ngắn (4 chi
)2 chi ngắn hơn 2 chi trước, móng chân nhọn sắc. Trên
lưng lông biến thành gai cứng, nhọn nhất là nửa lưng phía
sau, dài từ 10 – 30cm. Đuôi ngắn, có những sợi lông phía
đầu phình ra thành hình cốt rỗng ruột màu trắng. Nhím
đực có mõ, đuôi dài hơn nhím cái, đầu nhọn, thân hình

thon dài, tính tình hung dữ, hay lùng sục, đánh lại con đực
khác để “bảo vệ lãnh thổ”. Nhóm cái có 6 vú nằm ở 2 bên
sườn. Khi cho con bú nhím mẹ nằm úp bụng xuống đất.


2. Tập tính
– Nhím là loại động vật có tính gia đình rất cao, con đực
chỉ chấp nhận ở cùng những nhím con do nó giao phối đẻ
ra. Những con nhím cái mà đã mang thai với đực khác khi
ghép đôi với đực mới thì khi đẻ ra con đực sẽ cắn chết
ngay những con con này. Trong tự nhiên, nhím thường
sống riêng lẻ, chỉ tới mùa sinh sản chúng mới tìm tới nhau
để cặp đôi. Nhím đực chủ động đi tìm nhím cái. Do vậy,
không nên nuôi thả từng bầy đàn, mà ghép chúng thành
từng đôi nuôi riêng từng ô. Nhím không ưa nơi ẩm thấp,
sũng nước hoặc những nơi quang đãng, trống trải.
– Nhím chủ yếu sinh hoạt về đêm. Mũi nhím rất thính,
dùng để xác định đường đi, lối về. Nhím là loài vật nhút
nhát, sợ sệt. Chúng luôn đề phòng những tiếng động xung
quanh và chỉ chui ra khỏi hang khi thật yên tĩnh. Bản
năng tự vệ của nhím là thụ động, không hung dữ như các
loài khác, vũ khí tấn công kẻ thù chính là bộ lông.


II. Kỹ thuật nuôi nhím
1. Chuồng nuôi
– Đảm bảo thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, có rãnh thoát
nước, hướng đông nam. Chuồng phải yên tính, tránh ồn
ào, tránh gần đường qua lại, cách xa nhà ở và đứng cuối
hướng gió.

– Hệ thống chuồng: Bao gồm nhiều ô để nhốt: khu nuôi
nhốt có thể làm 1 hay nhiều dãy như bàn cờ, giữa các dãy
có lối đi rộng 1m; có mương thoát nước nằm ở 2 bên
chuồng. Diện tích chuồng nuôi trung bình 1m2/con. Mỗi
ô có kích thước (rộng x dài x cao): 1 – 1,5m x 1,5m x 1 –
1,2m.
– Thành chuồng: có thể xây gạch hoặc khung lưới sắt
(lưới thép ô vuông có đường kính sợi thép 1mm). Nếu là
khung lưới sắt thì chân thành chuồng phải xây kín cao 20
– 30cm, để đề phòng chân con này thò sang chuồng con
kia.
– Nền chuồng làm bằng bê tông hoặc bằng gạch dày 8 –
10cm, có độ nghiêng về phía rãnh ở phía sau từ 3 – 5 độ
và có lỗ thoát nước đủ rộng để rửa chuồng. Xung quanh
khu chuồng rào bằng lưới thép B40, cao trên 1,5m. Nên
có cửa sau để dọn phân, cửa trước (30 x 40 cm) để có thể
lùa nhím đi từ ô này tới ô khác và có máng ăn, uống cho
nhím (20 x 25 cm).
2. Chọn nhím giống
Nên mua tại các cơ sở nuôi nhím có rõ nguồn gốc. Trong


chọn giống cần quan tâm các yếu tố tạo nên lãi suất là: Đẻ
sớm, đẻ mắn, đẻ sống nhiều, lớn nhanh, thịt ngon, tiêu thụ
thức ăn ít. Các đặc điểm trên bao giờ cũng do bản chất di
truyền và trình độ nuôi dưỡng của người chăn nuôi tạo
nên.

3. Thức ăn
– Thức ăn cho nhím rất đa dạng và phong phú như: các

loại củ, quả, rễ cây, lá cây, các loại rau, cỏ …, các loại côn
trùng, sâu bọ, giun đất; xương động vật…
– Khẩu phần ăn cần cho một nhím trưởng thành:
+ Thức ăn thô: 0,5kg/con/ngày (lá sung, lá vả, lá dướng,
dây khoai lang, thân cây lạc, cây ngô, lá keo dậu, lá mít,
chè khổng lồ, các loại cỏ chăn nuôi…).
+ Thức ăn tinh: 0,3kg/con/ngày (ngô, sắn, hạt dẻ, hạt gắm,
bí ngô…)
+ Thức ăn giàu vitamin: ổi xanh, chuối xanh, mơ, mận,
quả sung, quả me…


+ Thức ăn khoáng: Muối 2 – 3g/con/ngày; Xương trâu,
bò: 100 – 200g/con/ngày.
– Đối với nhím nuôi con, đặc biệt đối với nhím đẻ nhiều:
3 – 4 con, ngoài thức ăn như đã nói trên cần cho ăn thêm
0,2 – 0,3kg lạc nhân, đỗ tương (rang). Có thể cho ăn theo
khẩu phần cơ bản dưới đây:

4. Sinh sản
– Nhím một năm tuổi đã thành thục, nặng 10kg, có thể
sinh sản. Nhím đẻ một năm 2 lứa, mỗi lứa đẻ 1 – 3 con.
Một nhím đực có thể phủ cho 5 – 8 nhím cái. Nuôi con
đực và con cái riêng, mỗi con ở một ô, khi chúng có biểu
hiện động dục thì ghép đôi giao phối.
– Động dục: Thời gian động dục một lần là 2 – 3 ngày,
nếu phối giống không chửa, 30 – 32 ngày sau nhím động
dục trở lại. Nhím mẹ động dục trở lại sau khi đẻ 1 tháng,
nếu đẻ chết con thì sau đẻ 10 – 15 ngày. Biểu hiện động
dục bên ngoài của nhím thường không rõ rệt. Những ngày

động dục nhím cái tiết ra một ít chất nhờn lẫn máu, một
vài ngày chất nhầy này khô đi và nhím trở lại bình
thường. Nhím đực và nhím cái tìm đến nhau thông qua


mùi của con cái và biểu hiện rung chuồng. Thời điểm phối
thích hợp là sau khi nhím cái động dục.
– Giao phối: Nhím thường giao phối với nhau vào 2 – 5
giờ sáng. Thời gian ghép đôi giao phối từ vài ngày, đến
vài tuần hay hàng tháng. Việc phối giống thành công rất
quan trọng trong việc tăng đàn, vì thế người chăn nuôi hết
sức lưu ý để phát hiện động dục, theo dõi lý lịch đầy đủ
và cho phối kịp thời. Đối với các nhà chăn nuôi chưa có
kinh nghiệm, nên chọn phương án ghép đôi 1 đực và 1 cái
trong một ô nuôi suốt cả đời.
– Chửa: Thời gian mang thai của nhím từ 90 – 95 ngày.
Bụng nhím thường to ra hai bên. Trong thời gian này nên
tách hẳn đực giống để nhím cái được yên và không ăn
tranh quá nhiều dễ bị to thai và khó đẻ.
– Đẻ: Nhím thường đẻ vào ban đêm, sau khi đẻ chúng để
lại nhiều máu trên sàn chuồng. Trong tuần đầu nhím mẹ
thường ủ con dưới bụng. Sau một tuần, chúng mới bắt đầu
chạy ra khỏi bụng mẹ.
– Nhím con bú mẹ một tháng, sang tháng thứ hai nhím
con ăn được các thức ăn như mẹ, tăng trọng bình quân
1kg/con/tháng. Có thể 30 – 45 ngày nếu nhím con khoẻ
mạnh và nhím cái không còn nhiều sữa nữa. Nhím cái sau
khi đẻ 1 tháng đã có hiện tượng động dục, trước khi cho
nhím đực vào giao phối, đưa nhím con sang ô khác.



5. Chăm sóc nuôi dưỡng
– Cho nhím ăn, uống, nghỉ ngơi.
+ Cho nhím ăn nhiều loại thức ăn, chớ cho ăn đơn điệu để
đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; Cho ăn 2 bữa/ngày: bữa ăn
chính (buổi chiều tối) và bữa phụ (buổi trưa).
+ Đối với nhím hậu bị hạn chế lượng thức ăn sao cho tăng
trọng bình quân 0,8kg/con/tháng. Đối với nhím sinh sản,
khi cho ăn cần phải xem xét từng con: Đối với con sắp
phối giống, không nên cho ăn quá nhiều; Đối với nhím
đang mang thai cần tăng cường thêm thức ăn tinh, đảm
bảo đủ lượng xương. Tuy nhiên, luôn luôn phải đảm bảo
lượng thức ăn xanh cho chúng.
+ Dùng phụ phẩm nông nghiệp cần rửa sạch, tránh ngộ
độc. Cho nhím ăn đúng giờ quy định. Thức ăn là khâu
then chốt khi nuôi nhím.
+ Nước uống: Nếu thức ăn nhiều nước như củ, quả thì có
thể không cần cho uống nước. Tuy nhiên cần cho nhím
uống tự do, trung bình 1 lít/5 con/ngày.
+ Ngủ – nghỉ ngơi: Nhím sinh hoạt về đêm, ban ngày ngủ
từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều, cần giữ yên tĩnh cho nhím
ngủ.
– Cách nhốt/ghép đôi/ghép đàn: Nhím cái giống: nuôi
riêng từng ô và có thể nuôi tại một ô suốt cả đời. Nhím
đực giống: cũng nên nhốt từng cá thể ở từng ô riêng biệt.
Không nên nhốt chung nhau vì rất hay đánh nhau. Nhím
con mới đẻ ra ở chung với mẹ cho đến ngày cai sữa. Nhím
nhỏ và hậu bị có thể nhốt chung nhau và phân theo lứa
tuổi. Giai đoạn phối giống, nhím đực có thể nhốt chung



×