Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

dinh huong noi dung on tap mon ngu van 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.46 KB, 3 trang )

ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 11
Học kì I - Năm học 2011 -2012
A/DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT:

(2.0 điểm)

Câu 1: Ngọn đèn dầu tù mù của gian hàng nước chị Tí và ánh sáng rực rỡ của đoàn tàu trong
tác phẩm Hai đứa trẻ, của Thạch Lam mang ý nghĩa biểu tượng nào ?
Câu 2:
Những yếu tố nào khiến Nguyễn Khuyến thành công trong những bài thơ viết về nông thôn ?
Gợi ý:
+ Do Nguyễn Khuyến sống gắn bó với làng quê, quê hương đồng nội đã trở thành máu
thịt trong cảm xúc của nhà thơ
+ Do Nguyễn Khuyến thấu hiểu nỗi lòng người dân quê, ông chia sẻ buồn vui lo toan của
cuộc sống dân làng
+ Ông có tình cảm sâu sắc đối với con người thiên nhiên cảnh vật, khiến những vần thơ
viết về nông thôn ấm áp trĩu nặng tình người
Câu 3: Nêu xuất xứ và chủ đề của truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
Câu 4:
Tên gọi khác nhau của tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao? Ý nghĩa mỗi lần đổi tên ?
Câu 5:
Những điều nhà văn Thạch Lam gửi gấm qua nhan đề Hai đứa trẻ
Gợi ý:
Ngay từ đầu tác giả đã đặt nhan nhan đề " Hai đứa trẻ " rất giàu ý nghĩa , đó cũng chính là
hai nhân vật , hai đối tượng xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm mà tác giả muốn đề cập tới .

+ Hai đứa trẻ : gợi ra sự đáng thương ,nhỏ bé , mong manh , tội nghiệp
• + Hai đứa trẻ : gợi ra sự đơn độc , trống vắng ,...
• + Hai đứa trẻ : đã đặt ra một vấn đề của thời đại , về cuộc sống và quyền sống của những
đứa trẻ , quyền được đến trường , được vui chơi , quyền được sống hạnh phúc.
Thạch Lam đặt ra vấn đề hãy cứu tương lai cuộc sống phía trước của trẻ thơ...


Câu 6: Ý nghĩa hình ảnh cái lò gạch bỏ hoang trong tác phẩm Chí Phèo – Nam cao
Câu 7:
Những sáng tác trước cách mạng của nhà văn Nam Cao tập trung vào những đề tài nào ?
Kể tên 3 tác phẩm tiêu biểu cho mỗi loại đề tài ấy?
Câu 8: Sự sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ của tác giả trong hai câu thơ sau :
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
(Thương vợ - Trần Tế Xương)
Gợi ý:
- Cách sử dụng từ ngữ sáng tạo qua các biện pháp nghệ thuật:
+ Đảo ngữ: từ lặn lội, eo sèo được đảo lên đầu câu
+ Phép đối : cân đối về hình ảnh, số tiếng, thanh điệu….)
+ Từ láy gợi hình, gợi cảm: lặn lội, eo sèo
+ Sáng tạo: từ hình ảnh con cò trong ca dao  thân cò
- Hiệu quả: Nhấn mạnh , gợi những nỗi vất vả, khó nhọc, gian truân và đầy nguy hiểm trong
công việc làm ăn của bà Tú đồng thời cũng cho thấy tấm ân tình của ông Tú: sự chia sẻ cảm
thông, tấm lòng tri ân da diết đối với vợ.


Câu 9:
Vì sao tiếng cười trong thơ Trần Tế Xương sắc cạnh dữ dội hơn tiếng cười trong thơ
Nguyễn Khuyến ?
Câu 10: Ý nghĩa hình ảnh “bát cháo hành” trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
Câu 11: Hồn cảnh sáng tác của bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” – Nguyễn Đình Chiểu
Câu 12:
Em nghĩ gì trước tiếng khóc Hứt…! hứt…! hứt…! của nhân vật ơng Phán mọc sừng
trong cảnh hạ huyệt (đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia - Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
B) PHẦN LÀM VĂN:
(8.0 điểm)
THAM KHẢO CÁC DẠNG ĐỀ THEO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

1/ Những cung bậc của tình u thương mà Tú Xương gửi gấm qua bài “Thương vợ”
2/Vẻ đẹp của bài thơ “Thu điếu” ( Câu cá mùa thu ) - Nguyễn Khuyến.
3/Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn
Tn.
4/Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện của Chí Phèo trong truyện ngắn
cùng tên của nhà văn Nam Cao.
5/ Chi tiết mà anh (chị) tâm đắc nhất trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.
6/ Bức tranh phố huyện trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch lam.
7/Nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
8/Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong “Hạnh phúc của một tang gia”
9/Vì sao nói cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tn là “cảnh
tượng xưa nay chưa từng có”.
10/ Nhân vật Xn tóc đỏ qua tác phẩm Số Đỏ - Vũ Trọng Phụng
11/ Nói về Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11,tập 1 có nhận đònh :
“Mỗi truyện ngắn của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng
chứa đựng biết bao tình cảm mến yêu chân thành và sự nhạy cảm của tác giả trước những
biến thái của cảnh vật và lòng người. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dò mà sâu sắc”.
Anh (chò) hãy làm rõ nhận đònh trên qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch
Lam.

THAM KHẢO CÁC DẠNG ĐỀ THEO CHƯƠNG TRÌNH 11 - NÂNG CAO
1/ Về cuộc đợi tàu lạ lùng của chị em Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch
Lam
Gợi ý:
- Cảnh đợi tàu của hai chi em Liên là sự kiện chủ chốt quy tụ tồn bộ thiên truyện.
- Cảnh đợi tàu của hai chi em Liên lạ lùng vì:
+ Đợi tàu khơng vì mục đích thiết thực (khơng phải để đợi hàng, khơng phải để bán hàng,
cũng khơng phải để đón người...) Khơng thiết thực mà đêm nào cũng cố đợi dù buồn ngủ ríu cả
mắt
+ Đợi tàu chỉ để ngắm nhìn, để mơ ước, để khao khát thế thơi. Chừng như chưa nhìn thấy

đồn tàu thì hai đứa trẻ như chưa được sống trọn vẹn một ngày.
| Ý nghĩa của cuộc đợi tàu lạ lùng này:
+ Đợi tàu để gửi mơ tưởng vào đồn tàu, để được hồ nhập vào nhịp sống sơi động hiếm hoi của
một ngày.


+ Đợi tàu là niềm vui duy nhất của hai đứa trẻ vì “con tàu đem chút thế giới khác đi qua” khác
hẳn với thế giới nơi phố huyện tối tăm, tàn tạ. Đó là một thế giới vui tươi, sáng trưng, sáng rực,
sáng lấp lánh, âm thanh sơi động, rầm rộ, khoẻ khoắn. Đây là biểu hiện của khát khao đổi đời Từ
cảnh đợi tàu, Thạch Lam kêu gọi: Hãy mang tuổi thơ đến cho trẻ thơ, hãy cứu lấy cuộc sống của
con người. Đó là tư tưởng nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
2/ Cảm nhận về hình ảnh bát cháo hành và hơi cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam
Cao ?
3/Trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu :Thu điếu, Thu
vònh, Thu ẩm”.Bằng hiểu biết về chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, anh/chò hãy làm rõ vẻ
đẹp riêng từng bài
4/Vẻ đẹp của khơng gian làng q qua bài “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến
5/Tiếng cười trào lộng kín đáo, hóm hỉnh mà sâu sắc của Nguyễn Khuyến trong bài thơ
Tiến sĩ giấy
6/Chất trữ tình và chất tự trào hóm hỉnh của ngòi bút Tú Xương trong bài thơ “Thương vợ”
7/Cảm nhận của anh chị về tiếng cười trào phúng của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương qua
hai bài thơ Tiến sĩ giấy và Vịnh khoa thi hương ?
8/Từ hình tượng nhân vật Chí Phèo cho ta thấy Nam Cao là “nhà văn khơi nguồn những ai
chưa khơi và sáng tạo những gì chưa có”
9/Điểm gặp gỡ và khác biệt giữa Vũ Như Tơ và Đan Thiềm trong vở kịch Vũ Như Tơ – đoạn
trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ?
10/Nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao hiện thân cho đầy đủ cho người trí thức
“vỡ mộng” hay “chết mòn”
11/Bình luận về nhân vật Chí Phèo, có nhà phê bình cho rằng:
“Chí Phèo vừa là một gã mất trí, vừa là đầu óc sáng sủa nhất của làng Vũ Đại”

Ý kiến đánh giá của anh (chị) như thế nào ?
12/Chân dung nhân vật Xn tóc đỏ trong tác phẩm Số đỏ và đoạn trích Hạnh phúc của một
tang gia – Vũ Trọng Phụng
13/ Cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tn: biệt li hay hội ngộ
14/ Cái nhìn mới mẻ về người nơng dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Guộc của Nguyễn Đình
Chiểu
15/So sánh tiếng khóc của nhân vật Hộ trong tác phẩm “Đời thừa” và tiếng khóc của nhân vật
Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao.
TRƯỜNG THPT CHUN NGUYỄN DU
GIÁO VIÊN TỔ NGỮ VĂN: TRẦN THỊ HẠNH



×