Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Bài học từ những mẫu chuyện về Bác Hồ || Bác Hồ đáng kính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.95 KB, 36 trang )

Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học
BÀI HỌC TỪ NHỮNG MẪU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ
- Sưu tầm –
Câu chuyện 1:
Sự phân công

-

Các cô, các chú nhiều người có đồng hồ ở đây chứ?
Thưa bác, có ạ!
Các cô, các chú có thấy trên mặt đồng hồ kim giây chạy nhúc nhích suốt ngày đêm, kim
phút di chuyển hơi chậm, kim giờ thì rề rề một chỗ, chữ số nằm yên, cái máy nằm trong vỏ
đồng hồ, có đúng thế không.
Dạ, đúng ạ!
Đó là sự phân công của bộ máy cái đồng hồ. Nếu giả sử các bộ phận ấy xin thay đổi, cái
kim giây nói: “Tôi chạy thế này mệt quá, cho tôi chạy chậm lại hoặc nghỉ ít lâu”. Mặt số kêu
lên: “Đứng mãi một chỗ chán quá, cho tôi chạy như kim giây”. Bộ máy lại nói: “ Tôi làm
nhiều việc mà chả ai biết đến, cho tôi làm mặt số”. Các cô, các chú thử nghĩ xem, nếu ta để
các bộ phận đồng hồ làm theo ý muốn riêng của mình thì sẽ thế nào?
Cả lớp vang lên tiếng cười. Có đồng chí nói:
Thưa Bác, như vậy không còn là đồng hồ nữa ạ!
Trong công tác cách mạng cũng như vậy, tùy theo trình độ và yêu cầu mà Đảng và nhân
dân giao nhiệm vụ làm Chủ tịch nước, đồng chí cảnh vệ lo công tác bảo vệ, đồng chí cấp
dưỡng lo nấu ăn, đồng chí văn thư lo việc giấy tờ, mỗi người một việc, như vậy hợp lại mới
thành công chung. Đó là sự phân công của tổ chức.
Qua mẫu chuyện trên chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân mình. Mỗi người trong
chúng ta, mỗi cá nhân có một ưu điểm riêng của bản thân mình, trình độ chuyên môn khác nhau.
Nên khi được phân công bất kỳ một công việc nào, ở bất kỳ một vị trí nào, dù là việc lớn hay việc
nhỏ chúng ta cần phải làm tốt công việc của mình, không nên đố kỵ, so sánh. Để tạo được thành
công chung cho tập thể chúng ta cần phải đoàn kết, đồng lòng, cùng giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau để
1




Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học
thành thành tốt công tác của bản thân nói riêng và tập thể nói chung.

2


Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học
Câu chuyện 2
Mãi mãi nhớ lời Bác dạy

Cũng như những lần trước, lần này chúng tôi hy vọng được gặp Bác Hồ. Lần ấy tôi được phân
công phục vụ ở phòng họp của Chủ tịch đoàn. Tôi rất lo không làm tròn nhiệm vụ.
Tôi cố gắng chuẩn bị thật chu đáo nước nôi. Sáng hôm ấy, các đồng chí lãnh đạo cao cấp của
Đảng, Chính phủ và Quốc hội đã vào phòng họp, tôi đang lúi húi chuẩn bị phục vụ ở bàn nước cuối
phòng.
Chuẩn bị xong, tôi mang nước cho đồng chí Trường Chinh. Lúc tới cạnh đồng chí Trường
Chinh ngồi, tôi mới chợt thấy mái tóc bạc phơ của Bác. "Bác đã đến rồi!". Tôi đang lúng túng vì sơ
suất của mình, không biết Bác vào mà chào Bác, mang nước cho Bác trước. Thấy tôi, Bác quay ra
ngay, tươi cười:
- A cháu phục vụ, chào cháu!
Cốc nước trên tay tôi cứ rung lên sóng sánh. Cố gắng lắm tôi mới giữ được chiếc cốc không rơi. Lắp
bắp mãi tôi mới nói được ra lời:
- Cháu… cháu chào Bác ạ!
Chào Bác xong rồi mà tôi cứ thổn thức mãi. Tôi cố nén không để nước mắt trào ra. “Tại sao mình chỉ
là một nhân viên phục vụ bình thường lại để Bác chào trước?" Tôi cứ muốn quẩn quanh ở gần bên
Bác để thưa với Bác cái điều sơ suất của tôi thì Bác lại bảo:
- Cháu đi mời nước các bác, các chú khác đi.
Sáng hôm ấy, sau mấy giờ làm việc, từ trong hội trường Bác đi ra, vừa tới cửa, Bác gặp hai vị đại

biểu cao tuổi là cụ Thích Trí Độ và cụ Tôn Quang Phiệt, tôi lại thấy Bác chắp hai tay trước ngực, cúi
đầu chào trước.
- Chào hai cụ.
Hai cụ chào lại Bác. Nhìn thấy thế, lúc này lại vắng người, không nén nổi nữa, tôi òa lên khóc. Tôi
vẫn biết từ trước là Bác rất giản dị và khiêm tốn. Các cụ đại biểu cao tuổi đã đành. Còn tôi, một đứa
cháu phục vụ bé nhỏ của Bác, Bác cũng chào trước nữa ư? Tôi ân hận mãi về điều sơ suất của mình.
3


Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học
Thường thường, các hội nghị lớn có Bác dự họp, Bác hay đến sớm, hoặc lúc Bác ra về, trông thấy
chúng tôi thế nào Bác cũng hỏi chuyện và dạy bảo. Lần ấy Bác gặp đồng chí Hoàng Văn Kỳ, phụ
trách sản xuất và pha chế bánh, nước ngọt. Cũng như mọi lần hỏi chuyện chúng tôi, Bác đều hỏi
thêm đồng chí Kỳ về đời sống, gia đình, con cái và sức khỏe. Từng điều một, đồng chí Kỳ thưa lại
với Bác. Bác hỏi tiếp:
- Cháu làm nghề này đã lâu chưa?
- Thưa Bác, cháu làm nghề này đã hơn 30 năm.
Bác bảo:
- Khi còn trẻ Bác cũng làm nghề này như chú. Nghề gì cũng quý. Phục vụ nhân dân thật tốt thì nghề
gì cũng giá trị như nhau. Ngành ăn uống phục vụ miếng ăn, cái uống cho dân lại càng quan trọng,
phải có trách nhiệm thật cao trông nom đến sức khỏe của dân, không được làm dối, làm ẩu, làm dối
làm ẩu là có tội với dân.
- Chị em chúng tôi trước khi vào làm nghề này, có người từ công trường xây dựng về, có người là
giáo viên sang, có người ở nông thôn ra, có người làm nghề đan len tới. Chúng tôi không mấy ai hiểu
được ngay vị trí và giá trị của nghề nghiệp phục vụ này. Chúng tôi cũng chưa hiểu hết trách nhiệm
của mình đối với đời sống và sức khỏe của nhân dân. Nghe Bác dạy, chúng tôi thấm thía và đau xót
với những ý nghĩ, việc làm chưa tốt của mình.
Qua bài học trên chúng ta nhận ra rằng cách giao tiếp ứng xử trong công việc hàng ngày rất
cần thiết với mọi người. Nếu giao tiếp tốt và ứng xử linh hoạt không chỉ giúp người mọi người xung
quanh có ấn tượng tốt đẹp với bạn mà còn giúp bạn rất nhiều lợi ích trong công việc, trong các mối

quan hệ.
Trong cuộc sống hay trong công tác khám chữa bệnh việc giao tiếp, ứng xử tốt đều mang lại
lợi ích cho cá nhân và tập thể. Vì vậy, bản thân chúng ta cần chú trọng, quan tâm nhiều hơn đến các
quy tắc ứng xử không chỉ trong phạm vi bệnh viện mà còn lan rộng khắp Ngành Y Tế nói chung.
Câu chuyện 3:
Thời gian quý báu lắm

4


Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại Lễ tốt nghiệp khoá V trường Huấn luyện cán bộ Việt
Nam, Người thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời có ghi 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà
nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.
Trong kháng chiến chống Pháp, một vị cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút,
tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.
Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu? Hôm nay
chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành được chủ động.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một vị cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:
- Chú đến chậm mấy phút?
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng. 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Vì
vậy, Bác không bao giờ để bất cứ ai phải đợi mình.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em trí thức. Tin vui đến làm náo
nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi. Bỗng trời chuyển đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi
một cơn mưa dồn dập, xối xả, tối đất, tối trời, hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa, tiếc
rẻ: “Mưa thế này, Bác đến sao được nữa. Trời hại quá!”.

Giữa lúc trời đang trút nước, lòng người đang thất vọng, thì từ ngoài hiên lớp học có tiếng rì rào, rồi
bật lên thành tiếng reo át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ:
- Bác đến rồi, anh em ơi! Bác đến rồi!
Trong chiếc áo mưa sũng nước, quần xắn đến quá đầu gối, đầu đội nón, Bác hiện ra giữa niềm ngạc
nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi người.
Về sau, anh em được biết: Giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các cán bộ làm
việc bên cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hoãn đến một buổi khác. Có người đề nghị tập trung lớp học
ở một địa điểm gần nơi ở của Bác...
Nhưng Bác không đồng ý: “Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ. Đợi trời tạnh thì biết đến khi
5


Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học
nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cho cả lớp học phải chờ uổng
công!”.
Ba năm sau, vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, hàng trăm đại biểu các tầng lớp nhân dân Thủ đô tập
trung tại Ủy ban Hành chính thành phố để lên chúc Tết Bác Hồ. Sắp đến giờ lên đường, trời bỗng đổ
mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện cho đoàn đi để Bác khỏi
phải chờ lâu thì bỗng xịch, một chiếc xe đậu trước cửa. Bác Hồ từ trên xe bước xuống, cầm ô đi vào,
lần lượt bắt tay, chúc Tết từng người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động của các đại biểu.
Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của ban tổ chức và không muốn các đại biểu vì
mình mà vất vả, Bác chủ động, tự thân đến tại chỗ chúc Tết các đại biểu trước. Thật đúng là mối
hằng tâm của một lãnh tụ suốt đời quên mình, chỉ nghĩ đến nhân dân...
Qua bài học trên chúng ta thấy thói quen đúng giờ của Bác thể hiện sự tôn trọng của Bác với
mọi người, đó cũng là sự tôn trọng chính bản thân mình. Bác là vị nguyên thủ quốc gia, trăm công
nghìn việc nhưng vẫn sắp xếp, chủ động được thời gian dành cho người khác như thế. Vì vậy, chúng
ta ai cũng có thể làm được như Bác nếu thực sự quyết tâm!.
Mỗi người chúng ta nên từ bỏ thói quen xấu không đúng giờ hay “dùng giờ dây thun” . Hãy
đặt bản thân mình vào vị trí của người đang chờ đợi để có thể cảm nhận được cảm giác này. Theo
Bác, lãng phí thời gian cũng chính là lãng phí tiền bạc của nhân dân.

Bác đã dạy: “Ai mang vàng vứt đi là người điên rồ. Ai mang thời giờ vứt đi là người ngu dại”,
“Từ Chủ tịch Chính phủ cho đến người chạy giấy, người quét dọn trong một cơ quan nhỏ, đều là
những người ăn lương của dân, làm việc cho dân... làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ về sớm...
Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những giờ đó. Ai lười
biếng tức là lừa gạt dân”. Thời gian là vô giá, là thứ không thể lấy lại hay mua được.
Học tập Bác trong việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm thời gian của mỗi cá nhân sẽ giúp công việc
trôi chảy, nhanh chóng và góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Câu chuyện 4:
Bài học về sự tiết kiệm

Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một
mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc
hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi
bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện.
Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng
Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại
toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra
6


Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học
ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn
những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi
báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.
Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành
lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin
nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị
quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu
thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày
sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu,

khỏi lãng phí”.
Câu chuyện trên nhắc nhở nhân viên y tế chúng ta phải biết tự nhìn lại mình, phải sống
giản dị, chân thật và tiết kiệm, nhắc nhở bản thân cần phải ra sức phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện
đạo đức, đấu tranh chống lại lối sống tham ô lãng phí. Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái lớn, không xa xỉ,
hoang phí, bừa bãi, phô trương, hình thức.
Biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố, nhằm giảm bớt
hao phí trong quy trình sản xuất, trong hoạt động nhưng vẫn đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Trong thực tế nhân viên y tế chúng ta đơn giản chỉ là tắt một chiếc quạt, tắt một cái đèn, khóa lại
một vòi nước khi không sử dụng; tận dụng sử dụng hiệu quả thời gian, một tờ giấy, một cây viết,...
cũng là học tập theo tấm gương của Bác chỉ đơn giản những việc đấy cũng làm góp phần giữ gìn tài
sản của công góp phần giúp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh.
Câu chuyện 5:
Biển cả do cái gì tạo nên?

Năm 1968, các ông Hà Huy Giáp, Lê Xuân Đồng, Phan Hiền được Bác Hồ mời đến trao đổi
về việc biên soạn lại sách “Người tốt - Việc tốt”.
Bác chỉ chồng tài liệu cao gần nửa mét trên bàn và cho biết đó là những bài báo và báo cáo
viết về hơn bốn nghìn người được Bác thưởng Huy hiệu trong mấy năm qua. Bác đã sắp xếp lại
thành 18 tập.
Những tập tài liệu đều đóng bìa vở học sinh, giấy nền bên trong là giấy báo cũ.
Bác nói đùa:
- Như thế là đã thành Bách khoa toàn thư rồi đấy. Từ đó, các chú chọn ra những tấm gương
nào cần viết lại trước và viết cho thật tốt, để mọi người có ý thức làm theo, và làm hơn thế.
Bác trao cho ông Giáp mấy tờ giấy đánh máy ghi rõ mỗi ngành, mỗi giới, mỗi địa phương
7


Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học
có bao nhiêu người được khen thưởng. Bác phê bình một số cán bộ lãnh đạo mãi làm công tác sự vụ
hơn là để tâm sức xây dựng con người mới…, cho nên không chịu theo dõi việc làm hàng ngày của

quần chúng nhân dân… và hỏi:
- Hình như các chú cũng chưa coi trọng những việc nhỏ như thế?
Không đợi trả lời, Bác nói tiếp:
- Các chú có biết biển cả do cái gì tạo nên không? Từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất,
chảy về một hướng mới thành suối, thành sông, rồi thành biển. Một pho tượng hay một lâu đài cũng
phải có cái nền mới đứng vững được. Nhưng người ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà không
chú ý đến cái nền. Như thế thì chỉ thấy ngọn mà quên mất cái gốc.
Ngừng một lúc, Bác nói tiếp:
- Bác chỉ muốn nhắc nhở các chú một điều: Chớ bỏ qua những việc mà các chú tưởng là tầm
thường. Nếu cứ ngồi kể lại những gương Người tốt - Việc tốt thì kể mãi cũng chẳng hết được. Tất cả
những việc làm như vậy đều nói lên tinh thần yêu nước, đạo đức trong sáng, thuần phong mỹ tục của
nhân dân ta. Chúng ta đánh giặc và xây dựng mỹ tục của nhân dân ta. Chúng ta đánh giặc và xây
dựng xã hội mới bằng những việc làm muôn hình muôn vẻ của hàng chục triệu con người như thế,
chứ không phải chỉ bằng thành tích nổi bật của một số cá nhân anh hùng…
Qua câu chuyện trên cho ta thấy mỗi công việc dù lớn hay nhỏ đều có tầm quan trọng riêng
của nó, đừng xem nhẹ những công việc nhỏ mà làm ảnh hưởng đến công việc chung của tập thể. Ở
cơ quan, đơn vị cũng vậy mỗi cán bộ công chức viên chức đều có những công việc khác nhau dù đơn
giản hay phức tạp, nếu mỗi người hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì công việc của cơ quan sẽ
đạt thành tích tốt với chức năng, nhiệm vụ được giao
Câu chuyện 6: Những tấm huân chương cao quý

Các lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến thăm bác những ngày Bác
ốm năm 1969 (ảnh tư liệu)
Quốc hội khoá II, kỳ họp thứ 6, đúng vào dịp chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 73 ngày sinh của Bác
kính yêu. Trong kỳ họp này, các đại biểu đã nhất trí đề nghị Quốc hội trao tặng Bác Hồ huân chương
cao quý nhất của Nhà nước ta. Biết tin ấy, Bác Hồ rất cảm động. Bác nói: “Tôi vừa nhận được một
tin tức làm tôi rất cảm động và sung sướng. Đó là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân chương
Sao vàng, huân chương cao quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội. Nhưng tôi xin
Quốc hội cho phép tôi chưa nhận huân chương ấy. Vì sao? Vì huân chương là để thưởng người có
công huân, nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc

8


Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học
hội”.
Bác nhắc đến đồng bào miền Nam đang sống khổ cực dưới chế độ dã man của đế quốc Mỹ và
tay sai, đang anh dũng kiên quyết đấu tranh xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc” và
xứng đáng được tặng huân chương cao quý nhất, vì những lẽ đó, Bác đề nghị với Quốc hội: “Chờ
đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hoà bình thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà,
Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi huân chương cao quý. Như vậy thì toàn dân
ta sẽ sung sướng vui mừng”.
Năm 1967, Đảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô quyết định tặng Bác Huân chương Lênin –
huân chương cao quý của Nhà nước Xôviết - nhưng Bác cũng từ chối, hẹn đến ngày đất nước Việt
Nam thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà. Nhưng đến ngày vui đại thắng ấy đã không có Bác. Và
cho đến lúc đi xa, trên ngực Bác vẫn không một tấm huy chương.
Qua câu chuyện trên ta rút ra được bài học sâu sắc cho bản thân: Bác Hồ vị lãnh tụ đáng
kính của dân tộc ta đã một đời vì dân vì nước. Cuộc sống của Người cho đến lúc đi xa vẫn luôn
mang sự giản dị. Người vì mang đến lợi ích cho toàn dân mà không màng đến bản thân mình. Huân
chương đối với Người cũng là vô nghĩa khi đất nước còn lầm than, Bắc Nam chưa thể sum họp một
nhà.
Cho đến lúc Bác thật sự đi xa vẫn không có tấm huấn chương nào mà chỉ còn đó tấm lòng
giản dị của Bác khiến cho toàn thế giới phải ngưỡng mộ. Chúng ta không chỉ học tập làm theo tấm
gương giản dị của Bác mà phải luôn tâm niệm rằng bản thân mình làm việc vì sức khỏe của cộng
động, vì lợi ích của bệnh nhân, không phải vì bất kỳ tấm huân chương, giấy khen nào cả. Đối với
nhân viên, cán bộ y tế sức khỏe của cộng đồng, sự hồi phục của bệnh nhân là phần thưởng cao quý
nhất, không có huân chương nào có thể thay thể được.
Câu chuyện 7
Bác đến

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Viện Quân y 7

Hôm đó là ngày 30/5/1967, chúng tôi đang chuẩn bị công việc buổi sáng như thường lệ thì có
thông báo mời các trưởng ban lên phòng họp của Viện có việc đột xuất.
Khoảng 30 phút sau, từ phòng họp, đồng chí Trưởng ban chạy về, báo cho chúng tôi một tin
9


Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học
vui:
- Bác sắp về!
Cả Viện Quân y 7 rộn rã hẳn lên. Chúng tôi, mỗi người lao vào một việc để chuẩn bị đón Bác.
Tim tôi đập dồn dập. Mỗi khi nghe tiếng ô tô chạy ngoài đường là chúng tôi đổ xô ra cửa, chỉ sợ Bác
đến lúc nào không biết.
Một đoàn xe con dừng bánh. Chúng tôi chạy ùa ra cửa, mặc dù đã được nhắc trước là ai ở
buồng nào thì ngồi tại buồng đó, Bác sẽ lần lượt đến thăm. Ai cũng muốn được nhìn thấy Bác đầu
tiên. Sau khi báo cáo tình hình, đồng chí Viện trưởng mời Bác vào phòng trực tra thuốc phòng và
mặc áo choàng, Bác cười:
- Các chú định cho Bác làm bác sĩ hay sao?
- Thưa Bác, để phòng bệnh ạ.
- Xin chấp hành.
Vừa nói Bác vừa mặc áo choàng, đội mũ, đeo mạng bịt miệng theo sự hướng dẫn của đồng
chí Viện trưởng. Các cán bộ đi theo Bác đều làm theo Bác.
Bác đi lên cầu thang gác ban Nội 2. Cán bộ, nhân viên và thương, bệnh binh chúng tôi đứng
dưới cầu thang khá đông, nhiều anh em tỏ ý muốn Bác bỏ mũ và khẩu trang để được nhìn thấy rõ
Bác. Đang đi lên cầu thang, khi biết nguyện vọng của anh em, Bác tươi cười quay lại:
- Bác không phải là bác sĩ. Bác không muốn là bác sĩ giả. Nhưng đồng chí Viện trưởng bảo để
phòng bệnh thì Bác phải chấp hành. Các cháu hỏi bác sĩ đây có đồng ý cho Bác bỏ mũ và bịt miệng
ra không?
Bác vừa nói xong, bác sĩ Viện trưởng thưa với Bác là có thể được vì khu vực này không phải
là khu lây. Bác sĩ Viện trưởng vừa đỡ lấy chiếc mũ và cởi chiếc khẩu trang của Bác ra, chúng tôi
đứng dưới cầu thang vỗ tay vang dội, sung sướng đến chảy nước mắt. Tôi lách vào đứng thật gần

Bác để được nhìn rõ Bác.
Một đồng chí thương binh giơ tay hô: “Hồ Chủ tịch muôn năm”. Bác khoát tay ra hiệu không
được hô. Bác bảo:
- Ở đây là bệnh viện, phải giữ yên tĩnh để các cô, các chú đang mệt nghỉ ngơi.
Bác vào thăm một buồng nữ bệnh nhân của ban Nội 1. Chị Huệ, một thương binh miền Nam
tập kết, trông thấy Bác chị reo lên: “Bác”, rồi oà lên khóc. Bác bước đến bên cạnh chị và hỏi:
- Tại sao cháu lại khóc? Bác đến thăm, cháu phải vui chứ!
Chị Huệ nghẹn ngào:
- Thưa Bác, khi đi tập kết, ba, má, đồng bào miền Nam dặn cháu: Ra miền Bắc thưa với Bác
Hồ… nói đến đây chị lại khóc nấc lên không sao nói được nữa. Bác cảm động cầm tay chị Huệ một
lúc lâu. Mọi người đứng xung quanh cũng xúc động lặng đi. Một lát sau, chị Huệ lau nước mắt nhìn
Bác, thưa tiếp.
- Thưa Bác, hôm nay được gặp Bác cháu mừng quá, cháu khóc đấy ạ!
- À, thế là mừng quá cũng khóc.
Mọi người đứng xung quanh cùng cười…
Bác đi thăm các cơ sở điều trị của thương binh, nhà bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh. Sau đó Bác ra
sân, đứng lên bậc của một chiếc xe con nói chuyện với anh chị em chúng tôi. Sau khi nói về tình
10


Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học
hình nhiệm vụ, Bác dặn anh em thương binh, bệnh binh phải yên tâm tin tưởng vào thầy thuốc thì
chữa bệnh mới chóng khỏi, phải đoàn kết với cán bộ, nhân viên của bệnh viện. Đối với cán bộ, nhân
viên, Bác dặn phải đoàn kết chặt chẽ giữa cán bộ chính trị với cán bộ chuyên môn, phải hết lòng hết
sức chữa cho bệnh nhân, phải coi người bệnh như những người ruột thịt, thân thiết nhất của mình.
Bác nói xong, từng tràng vỗ tay nổi lên vang dậy. Xe đã nổ máy nhưng không ai muốn rời
Bác. Bác khoát tay và hỏi:
- Bác vừa nói như vậy, các cháu có thực hiện được không?
- Có ạ!
- Các cháu có nghe lời Bác không?

- Có ạ!
- Nghe lời Bác thì đứng tránh xa cho xe Bác đi.
Chúng tôi lại vỗ tay ran lên…
Giữa tiếng vỗ tay, chiếc xe ô tô con sơn màu sữa từ từ chuyển bánh. Ánh nắng rực rỡ của một
buổi sáng tháng 5 đan vào chùm phượng vĩ nở đỏ rực đung đưa theo gió. Bác tiếp tục đi thăm thành
phố mới được giải phóng.
Qua câu chuyện trên rút ra bài học cho bản thân, cho dù bạn làm việc ở bất địa vị nào khi
thực hiện nhiệm vụ bạn cũng cần làm theo đúng yêu cầu, quy định của tổ chức, của người lãnh đạo.
Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc luôn phải toàn tâm, toàn ý với công việc, xác định được trách
nhiệm của mình để nâng cao hiệu quả công việc, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của bệnh
viện. Luôn xem việc của bệnh viện là việc của chính mình. Xem nỗi đau của người bệnh là nỗi đau
của người thân mình để bản thân dốc hết sức mình chăm sóc cho bệnh nhân.

11


Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học
Câu chuyện 8
Sự giản dị của Bác Hồ

Qua bao năm tháng bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tích lũy
được vốn kiến thức rất uyên thâm, nhưng khi đến với cán bộ, quần chúng nhân dân, Bác đã chuyển
hóa những kiến thức đó thành những câu chuyện nhẹ nhàng, dễ hiểu, rất bình dị và gần gũi.
Đầu năm 1946, có cuộc họp cán bộ từ trung ương đến các địa phương, Bác đến thăm và nói
chuyện. Khi giải thích mối quan hệ giữa chính sách của chính phủ với nhân dân thông qua đội ngũ
cán bộ địa phương, Bác dùng một tấm bìa hình tam giác cân. Bác quay đáy tam giác lên trên, hướng
đỉnh xuống phía dưới và nói: “Nhưng những chủ trương đó qua nhiều cấp, nhiều cán bộ yếu kém đến
khi xuống đến dân thì bé lại chỉ còn chường này”.
Sau đó, Bác lật tấm bìa cho đáy xuống dưới, đỉnh lên trên và giải thích: “chiều đáy là
nguyện vọng của nhân dân được phản ánh từ cơ sở, có rất nhiều, rất phong phú, nhưng qua nhiều

cấp, cán bộ thì chỉ còn bé chừng này”. Bác chỉ tay vào đỉnh trên. Bác kết luận: “Vậy thì chúng ta
phải làm gì để cho Chính phủ gần dân?”. Ai dự họp cũng đều thấm thía lời dạy của Bác và tự tìm ra
câu trả lời đúng với công việc của mình.
Cũng trong năm 1946, Nhà nước cách mạng non trẻ phải đối phó vời thù trong giặc ngoài,
gây cho ta biết bao khó khăn, thách thức. Nhiều người yêu cầu Bác cho quét sạch chúng đi, Bác
cười, bảo: “Các chú giữ sức đánh tây?”, rồi Bác giải thích: “dòng nước đang chảy có cây gỗ chắn
ngang, làm rác rưởi, lá cây đọng lại, các chú cứ vứt từng cái rác, từng cái lá thì không xuể mà phải
tìm cách gạt cây gỗ đi thì dòng nước sẽ thông thoát”.
Trong thời kỳ kháng chiến nhiều cán bộ đi tuyên truyền về đường lối “trường kì kháng
chiến” cho nhân dân. Khi dân chất vấn: “Kháng chiến khi nào thành công?” nhiều người không giải
thích được bèn về hỏi Bác. Bác bảo: “Các chú biết rằng đồng bào ta phần lớn là nông dân thì phải
lấy hình ảnh cụ thể, để đồng bào dễ hiểu. Các chú cứ lấy chữ nghĩa, nào là “phụ thuộc”, “khách
quan”, “chủ quan” thì dân ít người hiểu, mà phải lấy những ví dụ cụ thể như muốn có khoai ăn, lúa
ăn cũng phải chờ đến 3 tháng hoặc 6 tháng mới có thu hoạch, người phụ nữ có thai cũng phải hơn 9
tháng mới sinh con…”. Khi đến với nhân dân, với đồng chí, Bác ở bên họ như người thân, không có
sự cách biệt giữa lãnh tụ với dân. Con người Bác, phong cách Bác, tư tưởng Bác toát lên một chân lý
12


Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học
dễ hiểu, dân dã mà thanh cao, cụ thể dễ hiểu mà vẫn uyên thâm, tinh túy.
Qua câu chuyện trên ta rút ra được bài học kinh nghiệm sâu sắc cho bản thân: Bác Hồ vị
lãnh tụ đáng kính của dân tộc ta dù là người học cao, hiểu rộng nhưng tư tưởng của Người luôn toát
lên sự dân dã, lời nói của Người luôn là những chân lý dễ hiểu, cụ thể. Và những điều này không
làm mất đi sự thanh cao, uyên thâm, tinh túy trong mỗi bài học của Người mà còn tôn lên vẻ đẹp của
sự giản dị, hòa đồng trong cách sống và giao tiếp của Hồ Chủ Tịch với cấp dưới, với nhân dân.
Bản thân chúng ta là những nhân viên, cán bộ trong môi trường y tế khi giao tiếp, khám,
điều trị cho bệnh nhân cũng nên chú ý, tùy theo đối tượng mà dùng từ ngữ đơn giản, súc tích, ngắn
gọn, để giúp bệnh nhân dễ hiểu, dễ nhớ. Dù là một bác sĩ giỏi nhưng nếu chúng ta không thể giải
thích rõ ràng giúp bệnh nhân có thể hiểu được ý mình muốn truyền đạt thì vẫn chưa đủ điều kiện để

thành công.
Câu chuyện 9
Nước nóng, nước nguội

Trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ trung đoàn thường
hay quát mắng, đôi khi còn bợp tai chiến sĩ. Đồng chí này đã từng là giao thông, bảo vệ Bác đi ra
nước ngoài trước Cách mạng Tháng Tám.
Một hôm, Bác được tin nhân dân “dư luận” về đồng chí này, nên cho gọi đồng chí này lên
Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp khu ATK, dù có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đống chí ấy vào
gặp Bác.
Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ “đồng chí Trung đoàn” vã cả mồ hôi, người
như bốc lửa.
Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đã đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như
mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.
Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
- Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười:
- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?
- Dạ có ạ.
13


Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học
Bác nghiêm nét mặt nói:
- Nước nóng cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi
cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa….
Qua câu chuyện ta thấy cách ứng xử của Bác rất khéo léo, chỉ bằng những sự việc hàng ngày

đã để lại cho anh lính trẻ bài học rất sâu sắc về cách ứng xử trong giao tiếp.
Trong thực tế, khi giận dữ, bạn dễ mất kiểm soát hơn trong mọi hành động và lời nói. Để thỏa
mãn cơn giận mình, bạn có thể hành xử không đúng, dẫn đến hậu quả khôn lường. Tồi tệ hơn, vì cơn
giận bạn có thể vô tình làm tổn thương đến những người xung quanh. Lưu lại trong ký ức của họ
một hình ảnh không tốt đẹp về bạn.
Câu chuyện trên là một bài học rất thiết thực trong cách giao tiếp, ứng xử với bệnh nhân và
thân nhân của họ. Trong mọi tình huống, bạn phải luôn giữ được sự bình tĩnh, nhẹ nhàng, cần lắng
nghe, giải thích tận tình mọi thắc mắc của bệnh nhân. Luôn luôn, điều chỉnh tốt cảm xúc không được
nóng giận, cáu gắt với bệnh nhân. Sự thân thiện, nhiệt tình của bạn sẽ giúp bệnh nhân an tâm và gửi
trọn niềm tin cho chúng ta.
Câu chuyện 10
Ai ăn thì người ấy trả tiền

Năm 1954, hoà bình lập lại trên nửa nước. Đồng bào các địa phương có sản vật gì quý đều gửi
một ít lên biếu Bác để giới thiệu thành tích tăng gia với Người.
Trong một bữa cơm, Bác thấy món cà Nghệ, quả nhỏ, cùi ròn, ngâm mắm. Bữa ấy Bác ăn rất
ngon. Hôm sau lại có món cà quê hương. Bác ăn hết vài ba quả. Thấy thế đồng chí anh nuôi lại dọn
cà.
Bác hỏi:
- Cà muối mua hay ai cho thế?
- Thưa bác, đồng bào Nghệ An đưa ra tặng Bác.
- Có nhiều không?
- Dạ, một ô tô ạ.
14


Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học
Bác chậm rãi nói:
- Thế này nhé. Cà Nghệ ăn rất ngon. Bác ăn mấy bữa liền là đủ rồi. Bây giờ ai muốn ăn nữa
thì trả tiền cho đồng bào Nghệ An.

Đồng chí chiến sỹ anh nuôi lùi ra nói:
- Chết chưa! Đã bảo mà.
Chỉ một câu chuyện nhỏ của Người nhưng ý nghĩa giáo dục thì rất lớn, đúng cho mọi thời
điểm lịch sử. “Cần, kiệm, liêm, chính”. Đó là cái gốc của con người cách mạng, cái gốc của đạo
đức con người, cả đảng viên và quần chúng nhân dân.
“Ai ăn thì người ấy trả tiền” một câu nói hàm chứa bao điều dăn dạy về đạo đức, nhân cách
làm người, giá trị và những triết lý của Bác thật sâu xa.
Người ít học thì hiểu và nhận ra rằng, mọi thứ không tự nhiên mà có được, quả cà cũng có
giá trị của nó, người làm ra món cà muối cũng phải trải qua bao gian truân vất vả, đổ mồ hôi mới
có được - họ phải được trả tiền bằng chính sức lao động của mình.
Người hiểu rộng thì càng nghĩ xa hơn, thấm nhuần hơn tư tưởng của Bác Hồ về tấm gương
đạo đức. Của biếu thì đã là trân trọng rồi, những biếu ở mức độ nào và nhận ở mức độ nào. Sao cho
người biếu và người nhận cảm thấy hạnh phúc vừa lòng với chính mình.
Nghĩ xa hơn trong việc quản lý nhà nước, mỗi đồng tiền chi ra là để phục vụ sự phát triển của
đất nước, đồng tiền ấy là mồ hôi, công sức và cả xương máu của nhân dân. Khi những người được
quản lý những đồng tiền ấy phải thực sự am hiểu lẽ đời, hết lòng phụng sự tổ quốc, mỗi đồng tiền bỏ
ra phải có ích cho dân, cho nước.
Tính minh bạch, chống lấy của công làm của riêng, chống lấy quyền lực để mưu lợi cá
nhân...
Xem ra câu nói của Bác Hồ “ai ăn thì người ấy trả tiền” là một bài học sâu sắc về tính minh
bạch, giá trị đạo đức về “cần, kiệm, liêm, chính” thật đúng lắm!
Câu chuyện 11
Thời gian quý báu lắm

Chuyện kể rằng, năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khoá V Trường huấn
luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ
bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc
15



Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học
cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.
Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm
việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.
Bác bảo: “Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao
nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ
động”.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác
hỏi: “Chú đến muộn mấy phút? Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ! Chú tính thế không đúng, 10 phút
của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây”.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước
vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí
làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp
học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý: “Đã hẹn thì phải đến, đến cho
đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp
phải chờ uổng công!”. Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo
hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng
quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai
đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.
Đọc xong câu chuyện này, tôi thấy thật thấm thía và chạnh lòng nghĩ đến thực tế hàng ngày
về thói quen “không đúng giờ” của người Việt mình nói chung và trong ngành y nói riêng . Thói
quen sử dụng “giờ dây thun” vẫn hiện hữu hàng ngày mọi lúc, mọi nơi tại nơi chúng ta làm việc. tại
nơi chúng ta công tác, nếu mỗi ngày chúng ta lạm dụng giờ công đi trễ 10 phút thì chúng ta cũng
phải nhân 10 phút cho số những bệnh nhân ngồi chờ để chúng ta khám bệnh. Và quy ra 1 tháng
chúng ta đã lạm dụng phí biết bao nhiêu thời gian. Đó chỉ ở một khía cạnh nếu chúng ta không nói
đến cái “Tâm”. Cái “Tâm” chính là đạo đức, là phong cách, lề lối làm việc. Phải biết tận dụng thời
gian hết lòng phục vụ nhân dân, không được nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân. Nhất là đối với
ngành y người thầy thuốc thì chữ “tâm” không thể thiếu. Chúng ta lạm dụng thời gian, mà thời gian
chính là của cải. Của cải hết còn có thể làm thêm nhưng thời gian đã qua đi không bao giờ quay trở
lại được. Tiết kiệm thời gian vừa là cần cũng là kiệm. Ngoài việc biết tiết kiệm thời giờ của mình còn

phải biết tiết kiệm thời giờ của người khác. Chúng ta phải tiết kiệm thời gian, và không để thời gian
lãng phí. Chữa bệnh cho người bệnh là góp phần chăm lo sức khỏe người dân. Người dân khỏe, lao
động tốt là nguồn tài sản lớn nhất của tổ quốc. Chính vì vậy, học tập tấm gương đạo đức của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, mỗi chúng ta cần xem lại mình, hãy biết quý trọng thời gian, biết tận dụng thời
gian để làm việc có ích cho xã hội, cho gia đình và bản thân.
Câu chuyện 12
Một chuyến thăm, ba bài học

16


Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học

Sau hơn một tuần diễn ra trận chiến bảo vệ kho xăng Đức Giang, ngày 29-6-1966, Bác Hồ
đến thăm một đại đội thuộc Đoàn thông tin Sông Điện, bộ đội Phòng không đóng ở chùa Trầm (Hoài
Đức). Cuộc đi thăm không báo trước. Khi chiếc xe con dừng lại ở lưng chừng dốc, một chiến sĩ nhận
ra Bác reo to lên. Bác giơ tay ra hiệu không được làm ồn ào rồi bảo chiến sĩ đó đưa Bác vào đơn vị.
Với đôi dép cao su giản dị, Bác đi rất nhanh lên sườn đồi, bộ quần áo bà ba nâu bay trong gió.
Sau khi dừng lại xem câu lạc bộ, Bác nhanh nhẹn đi xuống nhà bếp. Thấy đồng chí Hào, tổ trưởng
anh nuôi đang bê một nồi cơm to từ trên bếp lò xuống, Bác vui vẻ hỏi:
- Mỗi bữa chú ăn được mấy bát?
- Thưa Bác, cháu ăn được ba bát ạ.
- Chú ăn được như vậy là tốt - Nói xong, Bác mở hộp thuốc lá lấy ra một điếu đưa cho Hào.
- Bác biếu chú, chú hút đi.
Rồi Bác lấy một điếu khác ra để hút. Thấy Bác có ý tìm đóm để châm lửa, Hào vội rút bao
diêm trong túi ra định bật diêm cho Bác, Bác liền ngăn lại:
- Chú để dành diêm mà nhóm bếp. Cả bếp lò đang hồng thế kia tha hồ cho Bác cháu ta châm
thuốc.
Chỉ một que diêm mà Bác đã cho chúng tôi bài học sâu sắc về tinh thần tiết kiệm.
Ở bếp bước ra, Bác hỏi cán bộ đại đội:

- Các chú có trồng rau không?
- Thưa Bác, chúng cháu chỉ trồng được rau muống dưới chân núi thôi ạ. Còn trên sườn đồi
này nhiều sỏi, trồng không lên.
Bác kể lại kinh nghiệm hồi ở chiến khu và bảo:
Các chú xúc hết đá đi, xới đất, xuống ao bốc bùn đổ lên, rau sẽ xanh tốt. Có trồng có ăn, đỡ
phần cung cấp của nhân dân.
Từ đó, trên vách đá men theo con đường trong đơn vị, các vườn rau đua nhau mọc lên xanh
tốt. Đơn vị không chỉ tự túc rau ăn mà còn bán cho đơn vị bạn và nhân dân nữa.
Bài học thứ ba Bác dạy cho chúng tôi là con đường mòn và công tác dân vận. Khi đơn vị chưa
đóng ở chùa Trầm, bà con trong vùng vẫn đi làm đồng theo con đường mòn qua núi. Từ ngày đơn vị
đến, anh em đã tự động rào lại, cấm người qua lại. Thăm qua mấy nơi, Bác bảo tập hợp bộ đội lại để
Bác nói chuyện, Bác căn dặn:
- Muốn làm tốt nhiệm vụ, các chú phải đoàn kết nội bộ tốt, đoàn kết chặt chẽ với nhân dân địa
phương, chỉ có dựa vào nhân dân, đoàn kết với nhân dân mới bảo vệ được mình, che mắt địch và
17


Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học
đánh thắng được chúng.
Chợt Bác chỉ tay ra phía đường cái và hỏi:
- Thế các chú cấm con đường này thì nhân dân đi lối nào?
- Thưa Bác, đi vòng theo các bờ ruộng ngoài kia ạ.
Bác nghiêm mặt:
- Như vậy là không được. Các chú cấm đường để bảo mật, phòng gian là đúng, nhưng phải
đắp đường khác cho dân đi chứ. Có như vậy mới đúng là quân dân đoàn kết.
Bác dặn đơn vị phải làm ngay, đắp đường cho to, trồng cây hai bên và khi nào làm xong báo
cáo cho Bác biết. Ngay hôm sau, đơn vị bắt tay vào làm đường, làm cả trưa hè nắng lửa, đốt đuốc
làm cả đêm. Con đường hoàn thành trước hạn định. Các cụ trong làng đem cây ra trồng hai bên. Con
đường quân dân đoàn kết ấy được đặt tên là “Đường Quyết Thắng” - Con đường mang ý Bác, lòng
dân, con đường đi của chúng tôi: Vì nhân dân phục vụ.

Qua câu chuyện “Một chuyến thăm, ba bài học” trên đã cho chúng ta học được rất nhiều
điều bổ ích từ tấm gương đạo đức của Bác, trong đó thể hiện rõ nhất trong câu chuyện này là ba đức
tính:
- Một là: Tình thần tiết kiệm không phung phí dù đó chỉ là một que diêm.
- Hai là: Tinh thần chịu thương, không ngại khó ngại khổ. Dù việc gì khó mấy nhưng nếu kiên
trì thực hiện thì sẽ thành công.
- Ba là: Sự đoàn kết luôn là điểm tựa vững chắc, là vũ khí lợi hại nhất mọi thời đại.

Câu chuyện 13
Luôn hướng về nhân dân

Tháng 6-1957, Bác về thăm tỉnh Hà Tĩnh. Sáng hôm ấy, Bác nói chuyện tại hội trường lớn của
tỉnh với cán bộ và đại biểu của nhân dân trong tỉnh. Nói chuyện xong, Bác về ăn cơm và nghỉ trưa
trong phòng riêng tại nhà khách của tỉnh. Bỗng phía ngoài có tiếng người nói chuyện xôn xao. Một
cụ già khăng khăng xin vào gặp Bác cho kỳ được. Cụ trình bày với đồng chí bảo vệ:
- Sáng hôm nay tôi đi đánh cá ngoài biển về, tôi mới biết có giấy triệu tập tôi lên tỉnh để nghe
Bác nói chuyện. Thế là tôi đi bộ từ làng lên đây hơn 30 cây số đến thẳng đây để được gặp Bác, nghe
Bác nói chuyện.
Đồng chí bảo vệ nói:
- Bác đã nói chuyện sáng nay rồi. Cụ về tìm cán bộ xã để nghe truyền đạt lại.
Cụ già ngắt lời:
18


Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học
- Nếu chỉ mong có thế, thì ở nhà tôi cũng được nghe truyền đạt. Nhưng tôi già rồi, muốn được
tận mắt trông thấy Bác, bằng chưa thấy Bác, anh có đuổi tôi, tôi cũng không đi đâu cả.
Đồng chí bảo vệ đang lúng túng. Từ trong phòng riêng Bác nghe được tiếng người nói qua nói
lại lao xao trước cổng. Bác hỏi và biết được đầu đuôi câu chuyện. Bác liền nói với đồng chí bảo vệ:
- Chú ra mời cụ vào phòng khách. Bác mặc áo rồi ra tiếp cụ.

Khi trông thấy Bác, cụ già đứng dậy chắp tay vái, cảm động quá, Bác đỡ cụ rồi hỏi thăm sức
khỏe, hỏi thăm gia đình và đời sống bà con ở địa phương. Sau đó Bác quay lại dặn dò anh cán bộ:
- Chú nhớ mời cụ ăn cơm trưa, rồi mời cụ đi nghỉ, đến chiều truyền đạt lại những ý chính bài
nói chuyện của Bác. Xong mời cụ ăn cơm chiều và chuẩn bị xe đưa cụ về.
Kính thưa các chị các anh;
Bác Hồ kính yêu của chúng ta! Người đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc Việt Nam, Người đã khai sông mở lối cho chúng ta có cả cuộc đời. Có lẽ hơn ai hết,
Bác là người sớm nhận ra được sức mạnh, vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc;
và cũng hơn ai hết Người đã khẳng định mục tiêu của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc là độc lập
tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Vì độc lập tự do mà không đem lại hạnh phúc cho nhân dân thì
độc lập ấy không mang lại ý nghĩa đích thực. Bác luôn dành tình cảm đặt biệt đối với nhân dân,
quan tâm chăm lo đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Bác đã nhắc nhở: “Chúng ta có chính quyền, nhưng chính quyền đó chưa thực sự là của dân,
do dân và vì dân. Một số cán bộ địa phương còn quan liêu, nặng về hình thức và không chịu đi sâu,
đi sát quần chúng nhân dân”. Đảng quan liêu, chính quyền quan liêu thật sự là một nguy cơ đối với
đất nước”.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trước hết là sự nghiêm túc đối với
chính mình trong mọi hành động công tác, trong mọi lời nói quan hệ giao tiếp. Hãy tự soi mình vào
tấm gương của Bác để hoàn thiện bản thân, Qua câu chuyện trên, nhắc nhở chúng ta nên quan tâm,
lắng nghe ý kiến của mọi người và giải quyết công việc một cách thấu tình đạt lý.
Câu chuyện 14
Chú ngã có đau không?

19


Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học
Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió bấc thổi mạnh,
mưa phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt, Bác vẫn làm việc rất khuya. Bác khoác chiếc áo bông đã
cũ, miệng ngậm điếu thuốc lá thỉnh thoảng lại hồng lên, tiếng máy chữ lách tách, lách tách đều

đều…
Trời lạnh, nhưng được đứng gác bên Bác, tôi thấy lòng mình như được sưởi ấm lên. Tôi nhẹ
bước chân đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi, vừa nghĩ, tôi bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy
bay. Tôi đang tìm cách để lên khỏi hố, chợt nghe có tiếng bước chân đi về phía mình. Có tiếng hỏi:
- Chú nào ngã đấy?
Chưa kịp nhận ra ai, thì tôi đã thấy hai tay Bác luồn vào hai nách, chòm râu của Bác chạm
vào má tôi. Tôi cố trấn tĩnh lại để nói một lời thì giật mình khi thấy Bác không khoác áo bông, Bác
đi tất, một chân có guốc, một chân không, nước mắt tôi trào ra. Vừa kéo, Bác vừa hỏi:
- Chú ngã có đau không?
Bác sờ khắp người tôi, nắn chân, nắn tay tôi. Rồi Bác nói:
- Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau. Ngồi xuống! Ngồi
xuống!
Tôi bàng hoàng cả người, không tin ở tai mình nữa. Có thật là Bác nói như vậy không! Bác
ơi! Bác thương chúng cháu quá!
Tôi trả lời Bác:
- Thưa Bác, cháu không việc gì ạ. Rồi tôi cố gắng bước đi để Bác yên lòng.
Bác cười hiền hậu và căn dặn: “Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận”. Rồi Bác quay
vào.
Tôi đứng nhìn theo Bác cho đến lúc lại nghe tiếng máy chữ của Bác kêu lên lách tách, đều
đều trên nhà sàn giữa đêm Việt Bắc.
Qua câu chuyện chúng ta thấy rằng Bác rất yêu thương mọi người xung quanh, khi nghe có
người bị ngã vội chạy ra ngoài xem, sốt sắng chạy tới đỡ anh lính và hỏi thăm xem anh có sao
không. Bác không nghĩ mình là cấp trên mà giống như một người bạn luôn quan tâm, yêu thương, lo
lắng cho tất cả mọi người, tấm lòng của Bác thật đáng để chúng ta học hỏi và noi theo.
Câu chuyện 15
Phong cách quần chúng

20



Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học
Khi nghiên cứu phong cách trong tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí minh, chúng ta nhận
thấy rằng phong cách Hồ Chí Minh được biểu hiện trong suy nghĩ, trong tâm tư, trong việc làm và
trong đời sống hàng ngày của người. Hồ Chí Minh có rất nhiều phong cách mẫu mực, trong đó:
phong cách quần chúng của Hồ Chí Minh là đặc trưng, mang tính đặc sắc, bền vững lâu dài xuyên
suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác; là phong cách được thể hiện thông qua thử thách, được
tôi luyện qua các giai đoạn lịch sử cách mạng của dân tộc ta; tính hấp dẫn, khả năng áp dụng, vận
dụng vào thực tiễn theo phong cách quần chúng của người rất cao.
Phong cách quần chúng trong tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện xuyên
suốt mọi hành động trong cả cuộc đời cách mạng, phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân của
Người. Phong cách này bắt nguồn từ sự thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin:
quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.
Hồ chí Minh luôn có lòng tin vô tận đối với quần chúng. Điều đó thể hiện bằng phong cách
sâu sát quần chúng, vì lợi ích của quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng, lắng nghe ý kiến của
quần chúng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên gần dân, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của
nhân dân và chính bản thân Người làm gương trước. Ngay từ phút đầu tiên ra mắt quốc dân (2-91945) khi vừa đọc Tuyên ngôn độc lập, Người đã dừng lại hỏi: "Tôi nói đồng bào nghe rõ không?".
Chỉ là một câu hỏi thôi, một câu hỏi bình dị, tự nhiên mà thực sự đã làm xúc động trái tim hàng chục
triệu đồng bào cả nước! "Cả muôn triệu một lời đáp: Có!". Đó là một điển hình mẫu mực về mối
quan hệ gần gũi, thân thiết hiếm có giữa lãnh tụ với quần chúng, ngay ở những phút giây lịch sử
trang trọng nhất.
Trong đời sống hàng ngày, Bác Hồ thường tranh thủ đi thăm, chuyện trò thân tình với các cụ
già, gặp gỡ chiến sĩ và đồng bào các địa phương, để nắm tình hình và tâm tư, nguyện vọng của nhân
dân. Điều đó đã trở thành một nhu cầu, một nếp sống, trở thành điều tâm niệm suốt đời của Người,
từ buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước đến khi giữ cương vị Chủ tịch nước; từ việc lớn đến việc nhỏ
Người đều thể hiện tư tưởng "Nước lấy dân làm gốc", "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng".
Theo một thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính trong vòng 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc (1955- 1965), không quản tuổi cao, công việc bề bộn, Bác đã trên 700 lượt đi thăm các địa
phương, công trường, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị bộ đội... từ miền núi đến hải đảo để thăm hỏi
chiến sĩ và đồng bào, xem xét tình hình, kiểm tra công việc. Tính ra mỗi năm có hơn 60 lượt Người

đi xuống cơ sở, mỗi tháng có khoảng 6 lần Người gặp gỡ quần chúng. Đó là một kỷ lục khó ai có thể
vượt qua, nhất là đối với một lãnh tụ ở tuổi 70.
Mỗi người dân Việt Nam đều giữ trọn trong trái tim mình hình ảnh Bác Hồ trong bộ quần áo
bình dị, lội ruộng với nông dân, cùng tát nước chống hạn, cùng cuốc đất, đẩy xe với người lao động.
Mỗi khi xuống thăm các cơ sở, cơ quan trường học, Người không cho báo trước. Người muốn biết
thực chất tình hình của cơ sở, chứ không chỉ nghe qua báo cáo. Khi xuống đến cơ sở điều quan tâm
đầu tiên của Bác là xem nơi ăn nơi ở, đến nhà ăn tập thể, nhà vệ sinh trước rồi mới ra hội trường nói
chuyện với mọi người.
Tác phong sâu sát, tỷ mỷ, cụ thể thiết thực của Người là mẫu mực của phong cách người lãnh
đạo, "đầy tớ của nhân dân" như Người nói.
Năm 1957, nói chuyện với đồng bào Quảng Bình, Người nhắc nhở nhiều điều, trong đó có
21


Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học
việc phải chú ý chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình đồng bào miền Nam tập kết,... rồi
Người đọc chậm rãi câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương
nhau cùng.
Bác đọc đến đâu, đồng bào đọc theo đến đó. Một âm thanh hòa quyện vang lên thân thiết giữa
lãnh tụ và quần chúng. Được tận mắt chứng kiến việc này, các thành viên Tổ cổ động của Ủy ban
kiểm soát và giám sát Quốc tế đóng tại Đồng Hới đã hết sức ngạc nhiên. Họ nói với cán bộ ta:
"Trong đời chúng tôi chưa bao giờ được thấy một thủ lĩnh quốc gia nào gần gũi, thân thiết với nhân
dân như Bác Hồ của Việt Nam".
Bác đến với mọi người một cách rất tự nhiên và bình dị. Mọi nghi thức đối với Người đều trở
thành không cần thiết.
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải đi đúng đường lối quần chúng,
đồng thời bản thân Người nêu cao tấm gương về lòng yêu mến và tin tưởng rất mực vào khả năng và
sức mạnh của nhân dân. Bác nói: "Gốc có vững cây mới bền, Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân".
Bác thường xuyên căn dặn mọi người: "Trong bầu trời, không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới,
không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân... Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang

bằng phục vụ lợi ích của nhân dân". Vì vậy, "việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại
cho dân phải hết sức tránh".
Chính phong cách đi đúng đường lối quần chúng của Người có sức hút kỳ lạ, làm cho quần
chúng đến với Người không chút e ngại mà bình thường, tự nhiên. Tác phong ấy làm cho lãnh tụ và
quần chúng dễ dàng hòa nhập với nhau trong sự đồng cảm sâu sắc nhất. Nhờ vậy, mọi người có thể
nói hết những suy nghĩ, trăn trở của mình, còn Người thì lắng nghe để có thể hiểu được nhịp đập của
cuộc sống xung quanh.
Bác thường yêu cầu cán bộ, đảng viên "phải từ nơi quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng".
Cán bộ, đảng viên phải biết phấn đấu, hy sinh vì lợi ích của tập thể, lợi ích của nhân dân. Quần
chúng nhân dân chỉ quý trọng những người có đức, có tài, hết lòng phụng sự nhân dân. Phải yêu dân,
kính dân thì dân mới dành sự yêu kính cho mình. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với cán bộ,
đảng viên trong giai đoạn hiện nay. Làm cho dân kính, dân yêu, dân tin là vấn đề thuộc về lòng
người. Nếu cứ ỷ vào quyền lực thì chỉ có thể làm cho người ta ngại, xa lánh chứ không thể dành
được sự tin yêu, kính phục.
Phong cách quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định tư tưởng, tấm gương đạo đức
"suốt đời phấn đấu cần, kiệm,liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành
của nhân dân". Yêu nước, thương dân, suốt đời vì dân, vì nước là suy nghĩ nhất quán, thường trực
trong con người Bác. Chính tư tưởng đạo đức của nhân cách bên trong con người Hồ Chí Minh đã
thể hiện, bộc lộ ra bên ngoài bằng phong cách quần chúng ở Người.
Quần chúng nhân dân chỉ quý trọng những người có đức, có tài, hết lòng phụng sự Tổ quốc và
nhân dân. Vì thế người Việt Nam từ già đến trẻ thuộc mọi tầng lớp, dân tộc, mọi thế hệ đều gọi Hồ
Chí Minh bằng hai tiếng: Bác Hồ. Khi nhắc đến tên Người mỗi người dân Việt Nam nói riêng và
những con người yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều nghiêng mình kính trọng. Đây là trường hợp
rất hiếm có trên thế giới.
Lối sống, tác phong quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là chuẩn mực nhân cách con
người cách mạng mà lại không xa lạ với mỗi con người bình thường. Đó là phong cách vừa dân tộc
22


Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học

vừa hiện đại, vừa khoa học vừa cách mạng, vừa cao cả vừa thiết thực. Rất nhiều cán bộ, đảng viên và
quần chúng có dịp tiếp xúc với Bác đã nói nét đặc biệt ở Hồ Chí Minh là khi gặp Người, ai cũng cảm
thấy không có gì khác biệt với mình. Ai cũng có thể soi mình, học tập, noi theo.
Qua phong cách quần chúng của Hồ Chí minh, chúng ta nhận thấy Hồ Chí Minh luôn thể
hiện sự mẫu mực về gần dân, học dân, kính trọng phục vụ nhân dân. Do đó để dân biết, dân làm
theo, mỗi cán bộ đảng viên, người lãnh đạo phải là người tiên phong gương mẫu phải miệng nói tay
làm thống nhất lời nói và hành động, thực hiện phương châm “đảng viên đi trước làng nước theo
sau”, nghiêm túc thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, kiên quyết đấu tranh với tệ quan
liêu, tham nhũng, lãng phí, xa xỉ, phải sâu sát gắn bó mật thiết với quần chúng, tạo bầu không khí
làm việc vui vẻ, phấn khởi, đồng lòng, phát huy năng lực tập thể được như vậy người Đảng
viên, người lãnh đạo mới được quần chúng mến tin và mới kêu gọi mọi người tích cực trong công
việc hòan thành nhiệm vụ chính trị chuyên môn của khoa,của bệnh viện một cách có khoa học, tiết
kiệm thời gian và công sức, phát huy năng lực.
Luôn rèn luyện đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh, nói phải đi đôi với làm, dám nghĩ,
dám làm, dám chịu trách nhiệm và không đùn đẩy trách nhiệm khi được cấp trên giao. Nghiên cứu
và học hỏi những điều mới để bổ sung kiến thức nhằm phục vụ tốt cho công tác chuyên môn, làm
việc với tinh thần quyết tâm cao, làm cho bằng được, không qua loa hình thức, làm việc thật sự hiệu
quả. Luôn rèn luyện ý thức tiết kiệm chống lãng phí theo tinh thần chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ trong đơn vị, không bè phái cục bộ chia rẽ nội bộ, giữ
gìn thái độ chân thành, khiêm tốn, hòa nhã với đồng nghiệp, ứng xử linh hoạt với mọi người xung
quanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình làm việc, luôn phát huy tính dân chủ thật sự, mở
rộng dân chủ, phát huy tốt sức mạnh của tập thể, từ đó tạo ra sự đồng thuận cao trong thực hiện
nhiệm vụ chung của khoa phòng, bệnh viện.
Luôn biết lắng nghe ý kiến góp ý của tập thể, tôn trọng và khách quan, trao đổi thẳng thắn,
động viên khuyến khích đồng nghiệp sáng tạo và đề xuất những ý tưởng. Trong công việc luôn gần
gũi với quần chúng tìm hiểu tâm tư nguyện vọng kịp thời chia sẻ, động viên và luôn tạo bầu không
khí làm việc vui vẻ, phấn khởi, đồng lòng nhằm hoàn thành công việc được giao một cách có khoa
học.
Câu chuyện 16
Chữ “quan liêu” Bác Hồ viết như thế nào?


Vào ngày 11/5/1952, Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với học viên lớp chỉnh huấn đầu tiên
của Trung ương, anh em quây quần xung quanh Bác nghe Bác kể chuyện dặn dò. Cuối buổi Bác cầm
một cái que nói:
- Các chú học đã giỏi, bây giờ Bác đố chữ này xem các chú có biết không nhé.
Anh em hưởng ứng: “Vâng ạ!”. Người nào biết tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung thì nhẩm
lại kiến thức của mình. Người chỉ biết tiếng Việt thì băn khoăn: Có chữ gì khó mà không đọc được
23


Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học
nhỉ?
Bác vẽ một vạch ngang trên mặt đất, rồi hỏi:
- Chữ gì nào?
Cả lớp hò lên:
- Thưa Bác chữ “nhất ạ”
Bác khen:
- Giỏi đấy.
Rồi Bác lại gạch một gạch nữa dưới chữ nhất. Chưa kịp hỏi anh em đã “ồn” lên:
- Chữ “nhị” ạ.
Bác động viên:
- Giỏi lắm.
Người gạch thêm một gạch nữa dưới hai gạch cũ.
- Chữ “tam” ạ.
Bác cười:
- Khá lắm.
Rồi người vạch thêm một gạch nữa dưới chữ tam.
- Chữ gì nào?
Các vị đớ người ra. Vạch đầu tiên Bác viết vừa phải, vạch thứ hai dài hơn đã có hơi lệch một
chút, vạch thứ ba dài hơn tí nữa cũng không được song song cho lắm, vạch thứ tư dài nhất có vẻ đã

cong lắm rồi.
Bác giục:
- Thế nào? Các nhà “mác-xít”?
Bác lại cầm que vạch thêm một vạch, rồi 2 vạch dọc từ trên xuống, ban đầu thì thắng đứng,
xuống đến vạch ngang thứ hai đã queo, vạch thứ ba thì quẹo, vạch bốn như một con giun, loằng
ngoằng như cái đuôi chuột nhắt.
Bác đứng dậy:
- Chịu hết à? Có thế mà các chú không đoán ra… các chú biết cả đấy.
Rồi để que xuống đất Người giải thích:
- Chủ trương chính sách của Đảng đúng đắn… Đến tỉnh đã hơi cong, đến huyện đã tả hữu,
đến xã đã sai lệch. Vì sao? Vì cán bộ không làm đúng, không nắm chắc chủ trường, đường lối,
không gần gũi dân, không chịu làm đầy tớ nhân dân, mà chỉ muốn làm “quan cách mạng”. Cho nên
chữ ấy là chữ “quan liêu”. Các chú không học nhưng biết mà vẫn làm. Còn cái các chú học thì các
chú lại ít làm.
Học viên cả lớp đứng im và không ai bảo ai, đều suy nghĩ về những lời căn dặn của Bác.
Qua câu chuyện, Bác đã dạy cho cán bộ thấy được tác hại của “quan liêu”. Chỉ cần mỗi cấp
hiểu sai một chút thì khi đến với nhân dân chính sách đó không còn giá trị nữa, thậm chí còn gây hại
24


Những mẫu chuyện kể về Bác và Bài học
cho dân.
Lời dạy của Bác là lời truyền đạt cho Đảng viên, cán bộ hiểu được nguy cơ, tác hại của bệnh
“quan liêu”, một căn bệnh nguy hiểm trong mọi chế độ. Từ đó phải biết đấu tranh, phòng chống và
loại trừ “quan liêu” ra khỏi bộ máy chính quyền, bộ máy chính trị của Đảng, để xây dựng Đảng thật
trong sạch và vững mạnh.
Câu chuyện 17
Câu chuyện nước nóng, nước nguội

Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ trung đoàn thường hay quát mắng,

đôi khi còn bợp tai chiến sỹ. Đồng chí này đã từng làm giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài
trước Cách mạng Tháng Tám.
Được tin nhân dân “dư luận” về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn
trạm đón tiếp khu ATK, dù có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.
Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ “đồng chí Trung đoàn” vã cả mồ hôi, người
như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đã đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng
vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh. Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào
cốc nước nóng nói:
- Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười:
- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?
- Dạ có ạ.
Bác nghiêm nét mặt nói:
- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi
25


×