Tải bản đầy đủ (.ppt) (9 trang)

Kỹ năng số các dấu hiệu cảnh báo bạo lực học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.23 KB, 9 trang )

CÁC DẤU HIỆU CẢNH BÁO BLHĐ


MỘT SỐ DẤU HIỆU CẢNH BÁO








Có thể nhận thấy một số thay đổi trong hành vi của
nạn nhân, bao gồm:
Không muốn đến trường đi học
Cảm thấy không khỏe, thường đau đầu
Bứt rứt, bồn chồn không yên, khó chịu
Rối nhiễu lo âu
Gây hấn với bạn hoặc những người khác trong gia
đình. Đái dầm. Thức dậy trong đêm
BỊ mất hoặc bị hư hỏng đồ đạc ...







CÁC DẤU HIỆU KHÁC
Tỏ vẻ buồn bực, chán nản và tỏ ý e ngại đến lớp
hoặc có ý chuyển lớp.


Bắt đầu trình bày một cách khổ sở những lý do có
vẻ thiếu thuyết phục để không phải đến lớp.
Đột nhiên trở nên lặng lẽ, hay cáu kỉnh và thường
muốn được PH quan tâm nhiều hơn trước.
Về nhà với những vết trầy xước, bầm, thương tổn
mà cháu không giải thích được tại sao hoặc giải
thích một cách thiếu thuyết phục.


LƯU Ý
Tâm lý chung là trẻ đã bị trêu chọc, nghịch ác
quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ và cho
rằng có thể là mình đáng bị như thế, dẫn đến
việc muốn giấu nhẹm mọi chuyện với mọi
người xung quanh.
• Cha mẹ là chỗ dựa duy nhất cho trẻ khi trẻ
còn bé chưa thể tự bảo vệ được bản thân – vì
lẽ đó bạn luôn phải là một người bạn tin cậy
để trẻ có thể tâm sự, kể lại những chuyện
trong ngày của trẻ ở trường, lớp.


LỜI KHUYÊN DÀNH CHO CÁC BẬCPHỤ HUYNH

• Nếu bạn nghi ngờ con bạn bị bắt nạt, không bỏ qua
nó. Một khi con bạn đề cập đến chuyện trẻ bị “chơi
ác” thì bạn cần ghi lại thời gian, địa điểm và những
chi tiết mà cháu kể lại.
• Tìm một thời gian yên tĩnh để nói chuyện với con
bạn. Giải thích rằng bắt nạt là không thể chấp nhận

và không ai được phép làm điều đó. Bạn hứa sẽ làm
tất cả những gì có thể để ngăn chặn nó.
• Hãy hẹn gặp GV phụ trách lớp con của bạn càng
sớm càng tốt.


LỜI KHUYÊN CHO PHỤ HUYNH TRONG
CÁC CUỘC HỌP

• Quyết định những gì bạn muốn nói và muốn đạt
được từ cuộc họp trước khi đi. Cố gắng giữ bình
tĩnh ngay cả khi bạn cảm thấy tức giận.
• Đừng đổ lỗi cho giáo viên. Họ có thể không biết về
việc bắt nạt. Cho ví dụ cụ thể về cách thức con bạn
bị bắt nạt.
• Hãy hỏi chính sách chống bắt nạt của trường đó.
• Thảo luận về những hành động của GV đưa ra.
• Sắp xếp gặp lại trong vòng 2 tuần để thảo luận về
những thay đổi tích cực.


• Nếu bạn không hài lòng với cách xử lý của GV trong
trường hợp này - hoặc tại cuộc họp hoặc sau khi
trường đã thực hiện hành động, hãy gặp người lãnh
đạo NT và thực hiện các bước đã nêu ở trên.
• Tìm kiếm sự trợ giúp bên ngoài từ một cố vấn/
chuyên gia nếu việc bắt nạt vẫn tiếp tục sau khi bạn
đã nói với lãnh đạo NT.



Trước tiên giải toả nỗi mặc cảm của con vì có thể
trẻ đã nghĩ rằng chính bản thân trẻ có vấn đề nên
mới ra nông nỗi như vậy. Động viên con nói
chuyện với GV - nếu không có kết quả khả quan
thì chính bạn cần phải trao đổi trực tiếp với GV và
trường về chuyện này. Hãy giữ bình tĩnh và tránh
đối đầu hoặc kết tội GV hoặc NT. Bạn cần nêu ra
được quan ngại của mình đối với trường hợp cụ
thể và đề nghị GV, NT có hướng giải quyết. Theo
dõi chặt chẽ và nếu bạn cảm thấy tình hình không
mấy tiến triển bạn cần nói chuyện với cấp cao
hơn. Bạn cũng có thể hỏi thêm con mình liệu
trong lớp có bạn nào bị “chơi ác” như vậy không
và tìm cách liên lạc với PH trẻ đó để cùng nhau
giải quyết. Một khi đưa ra đến mức toàn trường
và HT phải vào việc thì tiếng nói một nhóm PH
chắc chắn sẽ “ép phê” hơn cá nhân đơn lẻ.


NẾU CON BẠN LÀ THỦ PHẠM?
• Cần bình tĩnh và nói chuyện với con để xem căn
nguyên vấn đề từ đâu.
• Tìm hiểu những bạn bè của con đã cổ vũ quá khích
khiến cho con bạn có những biến chuyển lệch lạc
trong hành xử và tâm lý. Nên nói chuyện thẳng thắn
và thuyết phục với những PH này để họ nhận ra sự sai
trái và cùng hỗ trợ bạn.
• Cần phải giải thích cho con mình việc bày trò nghịch
ác với người khác là không thể chấp nhận. Yêu cầu
giáo viên tiếp sức với mình trong việc quản lý con bạn

chặt chẽ hơn. Xem lại chính mình.



×