BÀI ĐIỀU KIỆN
MÔN: VĂN HÓA TỘC NGƯỜI
Câu hỏi: Bằng hiểu biết của anh (chị) hãy nêu và phân tích những giá trị cơ bản
của văn hóa tộc người.
Trả lời
Văn hóa tộc người là: “toàn bộ những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do
các cộng đồng tộc người sáng tạo ra trong quá trình sinh tồn và phát triển, gắn với
môi trường tự nhiên và xã hội; nó phản ánh những đặc điểm trong tư duy và lao
động sáng tạo của các tộc người trong các giai đoạn phát triển với các thông tin về
nội hàm và ngoại diên phản ánh sự vận động nội tại và trong mối quan hệ văn hóa ở
cấp độ tộc người và quốc gia” – Giáo trình Dân tộc học đại cương, tập 2.
Bốn giá trị cơ bản của văn hóa tộc người:
• Giá trị lịch sử.
* Văn hóa tộc người là nguyên nhân và hệ quả của tiến trình lịch sử phát triển
của các tộc người và tác động của lịch sử quốc gia. Lịch sử các quốc gia Việt Nam từ
cổ đại đến nay là quốc gia đa thành phần tộc người. Cụ thể: Vào thời kỳ Đông Sơn,
do những yêu cầu về thuỷ lợi và tự vệ chống ngoại xâm, các bộ lạc sống rải rác ở
vùng Bắc Bộ và Trung Bộ đã tự nguyện liên minh với nhau. Phạm vi phân bố của
văn hoá Đông Sơn có 15 bộ lạc với mối quan hệ chặt chẽ do quá trình cùng chung
sống, có chung một số phận lịch sử, một nhu cầu để tồn tại và phát triển, đã dần dần
tạo nên cho cả cộng đồng cư dân một lối sống chung. Và như vậy, từ các đơn vị cộng
cư của một xã hội nguyên thuỷ bộ lạc đã hình thành các đơn vị (bộ) của một quốc
gia sơ khai cùng với sự hình thành lãnh thổ chung và một tổ chức chung để quản lý
và điều hành xã hội. Thư tịch cổ chép lại các truyền thuyết về nước Văn Lang là nhà
nước sơ khai ở nước ta, đứng đầu là vua, gọi là Hùng Vương. Hùng Vương là người
chỉ huy quân sự đồng thời chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới Hùng Vương có các lạc
hầu, lạc tướng. Lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các"bộ". Nước Văn
Lang có 15 bộ (trước là 15 bộ lạc). Lạc tướng (trước đó là tù trưởng) còn gọi là phụ
đạo, bộ tướng. Dưới bộ là các công xã nông thôn (bấy giờ có tên gọi là kẻ, chiềng,
chạ). Đứng đầu kẻ, chạ, chiềng là các bồ chính. Bên cạnh bồ chính có lẽ còn có một
nhóm người hình thành một tổ chức có chức năng như một hội đồng công xã để
tham gia điều hành công việc của công xã nông thôn, mỗi công xã có nơi trung tâm
hội họp, sinh hoạt cộng đồng, thường là một ngôi nhà công cộng. Dựa vào các tài
liệu và những thành tựu nghiên cứu về thời đại Hùng Vương hiện nay, có thể nói
thời điểm ra đời của nước Văn Lang với tính chất là một nhà nước sơ khai là vào
1
khoảng thế kỷ VII-VI trước CN (vào giai đoạn đầu Đông Sơn, là kết quả của một
quá trình hình thành, chuẩn bị các điều kiện ra đời của nhà nước về các mặt). Sự ra
đời của nước Văn Lang dù còn ở hình thức sơ khai và có phần sớm với sự phân hoá
xã hội chưa sâu sắc nhưng đã đánh dấu một bước phát triển có ý nghĩa thời đại của
lịch sử Việt Nam - mở đầu thời đại dựng nước và giữ nước của dân tộc.
* Văn hóa tộc người hàm chứa những “vỉa quặng” đa đạng của bức tranh lịch
sử tộc người (thông qua các công trình kiến trúc, ngôn ngữ, tập quán, tín
ngưỡng….). Cụ thể: Kiến trúc nhà sàn của người Thái cũng có 3 mặt bằng chồng lên
nhau
“Tê đa” hay còn gọi là “ thản hạnh”(trần nhà)
“Hạn cang” hay còn gọi là “chuông cang”(sàn nhà)
“Pựn lang”(nền nhà)
Theo phong tục đồng bào Thái, nửa trên của nhà dành làm chỗ thờ và chỗ ngủ của
mọi thành viên trong gia đình. Khách không bao giờ được đi lại qua nửa này. Tính từ
bên cửa “quản” vào, gian thứ nhất là “hoỏng coóng” - gian thờ. Gian này có “xau
hoóng” - nơi trú ngụ của tổ tiên. ”phi hướn” – ma nhà cho nên đồng bào dành gian
này để thờ. Khách tuyệt nhiên không được đến. Đi từ phía “chán” vào nhà, gian đầu
tiên là gian bếp chính, bếp thứ 2 thường được đặt ở gian giáp với gian ngủ của chủ
nhà – gian có “xau hẹ”(cột cái). Đây là bếp dùng để đồ cơm nếp và nấu nướng thức
ăn hàng ngày,và người chủ nhà cũng tiếp khách ở quanh bếp này. Trong ngôi nhà
còn có khoảng sàn trống từ bếp giữa nhà đến vách đầu bên “quản”. Thông thường
nơi sát bếp là nơi tiếp khách.Ở đây thường đặt bộ ấm chén uống nước và ống điếu
cày cổ truyền. Mặt sàn khác găn liền với nhà sàn trong nhà, nằm dưới mái nhà
nhưng lại ở bên ngoài cửa phía “quản” gọi là “tang quản”. Chức năng của “táng
quản” là chỗ ngủ của rể “quản”, là rể mới được nhận đến ở. Thời gian đầu này,rể
phải nằm ngủ riêng 1 mình ở ngoài “quản”. Mặt bằng sinh hoạt khác gắn liền với
mặt nhà sàn nhưng ở ngoài nhà và hoàn toàn nằm dưới mái nhà, gọi là “túng chán”,
là để phơi phóng lương thực và quần áo. Diện tích mặt bằng dưới gầm nhà sàn ở
được đồng bào tận dụng làm nơi để công cụ sản xuất (cày, bừa…),chuồng gà,
chuồng ngựa.
* Văn hóa tộc người phản ánh mối quan hệ lịch sử của các cộng đồng tộc người
trong quá khứ. Cụ thể: Trước đây việc thờ cúng ông bà của người Khmer diễn ra tại
các chùa, ngày nay (cũng như người Kinh,
2
Hoa) họ lập bàn thờ trong nhà. Trên bàn thờ thường để chân nhang cho mỗi người,
đôi khi còn có tờ giấy đỏ kẻ chữ Hoa. Bàn thờ Phật của người Khmer cũng đặt ngay
chính giữa nhà giống người Ho chứ không nhất thiết ohải quay về hướng mặt trời.
Tục cúng thầy Pháp của người Kinh cũng khá giống tín ngưỡng Arak của người
Khmer. Hay ở Quảng Nam - Đà Nẵng có nhiều miếu Bà. Trong tín ngưỡng thờ Bà
của nhân dân Quảng Nam Đà nẵng ngày nay hẳn đã có sự pha trộn của các tín
ngưỡng dân gian khác nhau bao gồm các tín nguỡng dân gian lâu đời tại chỗ lẫn các
tín ngưỡng do cư dân từ phía bắc mang vào, và những biến thể hiện đại đa dạng. Sự
pha trộn và phát sinh mới xảy ra thường xuyên trong quá trình lịch sử cho nên khó
có thể phân tích dấu vết các tầng lớp văn hoá khác nhau trong từng hiện tượng. Một
trường hợp điển hình là việc thờ Thiên Y A Na. Vị thần này đã được các vua Việt
Nam phong thần, được thờ cúng ở nhiều nơi và được nhắc đến trong nhiều văn tế ở
các lễ cúng. Việc thờ cúng Thiên Y A Na có nhiều yếu tố tương tự tục thờ Mẫu ở các
tỉnh phía Bắc, có xen lẫn với hiện tượng cầu đồng, hát chầu văn… và đối với người
bình dân, ít ai nghĩ đây là một vị thần có nguồn gốc Chămpa. ở các miếu Bà, mặc dù
bên trong miếu có thờ một tượng thần Chămpa, nhưng các truyền thuyết đi kèm
thường miêu tả như là nhân thần Việt. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định các dân tộc
đều là anh em, phải đoàn kết để xây dựng, bảo vệ đất nước: "Đồng bào Kinh hay
Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xơ Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu
số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có
nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau". “Giang sơn và Chính phủ là giang
sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết
chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta” - Hồ Chí Minh, Toàn tập,
Tập 4.
• Giá trị phản ánh trình độ phát triển kinh tế-xã hội.
* Văn hóa tộc người phản ánh những loại hình kinh tế - văn hóa đa dạng theo
vùng miền, tộc người…Cụ thể: Loại hình kinh tế nông nghiệp của người Hmông và
Khmer
3
Tuy có một số ít ruộng
nước, nhưng nguồn
sống chính của người
Hmông vẫn là nương
rẫy. Có hai loại nương:
nương định canh (thổ
canh) và nương du
canh là chủ yếu. Trên
Sản xuất nông ruộng nương ngoài ngô
nghiệp
lúa là cây trồng chính
còn có mạch, ý dĩ,
khoai, rau, lạc, đậu,
vừng…, lanh là cây
trồng phổ biến để dệt
vải. Các cây đặc sản và
cây ăn quả cũng phát
triển.
Người Khmer từ xa xưa đã
trồng lúa nước và có kinh
nghiệm trong việc canh tác
lúa nước. Đồng bào phân
biệt nhiều loại ruộng đất
gieo- trồng và các giống lúa,
biện pháp kỹ thuật thích hợp
cho từng loại đất: Loại ruộng
gò (xrê tuôl), loại ruộng thấp
(xrê tumniếp), loại ruộng rộc
(xrê lattô), loại ruộng lúa nồi
(xrê lơn tưk), loại ruộng
vùng bưng trũng (xrê
chơmrơn)
* Văn hóa tộc người phản ánh những cấp độ khác nhau về tổ chức xã hội. Cụ
thể:
Tổ chức xã hội (thiết
chế gia đình, làng
bản…)
Êđê
Toàn bộ xã hội Êđê
được phân thành
những đơn vị cơ sở
gọi là buôn, tương
ứng với khái niệm về
làng của người Việt.
Dưới buôn có khi có
những đơn vị nhỏ hơn
gọi là ahi(như xóm)
nhưng về mặt kinh tếxã hội và văn hóa thì
nó chỉ là những bộ
phận hữu cơ của
4
Lô lô
Gia đình nhỏ phụ hệ,
những người phụ nữ
vẫn được tôn trọng.
Trong mỗi dòng họ lại
chia ra làm nhiều tông
tộc nhỏ gồm từ 3-5
đời, những gia đình
cùng tông tộc thường
chỉ tập trung trong
một bản làng, cùng
thờ dùy khế và có
chung một bộ trống
đồng, người tộc
buôn. Hợp thành buôn
là những gia đình
trưởng được gọi là
lớn(thường là gia đình
Thầu Chư.
lớn mẫu hệ).
* Văn hóa tộc người phản ánh trình độ duy kỹ thuật (thủ công) sự thích ứng
với môi trường sống. Cụ thể: Về phương diện kinh tế ngay trong phương thức sản
xuất nương rẫy các yếu tố hợp lý như xen canh gối vụ, hưu canh được giữ lại. Nền
kinh tế trồng trọt, tự cung tự cấp chuyển dần lên thành nền kinh tế sản xuất hàng
hóa, các ngành nghề thủ công truyền thống như rèn ở người Hmông, dệt thổ cẩm ở
người Thái, in hoa ở người Dao…được cải tiến công cụ sản xuất thích ứng với nền
kinh tế thị trường. Về văn hóa xã hội những giá trị truyền thống như gia phả, tộc
phả, tục kết chạ, hội đồng môn, tinh thần cộng đồng làng bản, dòng họ… khắc phục
tính địa phương, có thể mở rộng thành các mối quan hệ của xã hội mới. Trong lễ hội
văn hóa dân gian thì sự loại trừ các yếu tố tôn giáo, mê tín cùng những nghi thức tiến
hành mang đậm tư tưởng phong kiến là bước đệm để tiến hành bồi dưỡng tính cộng
đồng, tinh thần yêu nước, yêu lao động. Với tín ngưỡng dân gian như tục thờ Mẫu
gắn liền với nền nông nghiệp, gắn vai trò của người phụ nữ trong sản xuất và trong
đời sống gia đình xã hội mà vang bóng của nó còn đọng lại trong quan niệm dân
gian về bà mẹ lúa, hồn lúa…góp phần tích cực phản ánh tính nhân ái, bình đẳng và
công bằng trong xã hội.
• Giá trị phản ánh mối quan hệ tộc người.
* Văn hóa tộc người phản ánh quan hệ tộc người trong pham vi địa phương và
văn hóa vùng. Cụ thể: Trong lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam, các dân tộc thiểu
số luôn được đánh giá cao vai trò và vị trí quan trọng của mình. Địa bàn mà đồng
bào sinh sống là một bộ phận đất đai dân cư gắn liền máu thịt với lãnh thổ, cộng
đồng quốc gia dân tộc. Đại gia đình các dân tộc Việt Nam đã trải qua thử thách qua
trường kỳ lịch sử chứng minh đúng đắn truyền thống đoàn kết, chiến đấu bảo vệ
vùng đất sinh sống. Dải đất rộng lớn về phía Tây Nghệ An là địa bàn sinh tụ các dân
tộc thiểu số bao gồm phần lớn các cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ khác nhau, có trình
độ kỹ thuật canh tác chênh lệch nhau rất lớn và vì thế mà mức độ khác nhau về đặc
trưng văn hóa cũng không nhỏ. Ai cũng hiểu rằng trong cùng một hoàn cảnh tự
nhiên, sản phẩm do con người làm ra thường mang những yếu tố chung về mọi mặt.
5
Sự khác biệt trong văn hóa của các cư dân các dân tộc trong vùng chủ yếu là do tộc
người để lại. Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An từ những dân tộc có thể là cư dân bản
địa đến những dân tộc mới di cư đến vùng đất này trong vòng một vài trăm năm nay
đều coi miền núi Nghệ An là quê hương của mình. Miền núi cao Nghệ An với bao
tiềm năng to lớn đã và đang được khai thác cải tạo, qua bao biến động của lịch sử
luôn luôn là nơi các dân tộc trong vùng gắn bó với thiên nhiên trong vùng, gắn bó
với nhau trong quá trình lao động và bảo vệ quê hương đã tạo nên những truyền
thống tốt đẹp trong việc bảo vệ trong lành nguồn môi sinh sinh tồn, trong quan hệ
dân tộc, trong sản xuất và đời sống hàng ngày. Vùng đất liền khoảnh của miền núi
Nghệ An cả về tự nhiên, cả về dân cư đối với miền núi Lào, tỉnh Thanh Hoá và phía
Nam là Hà Tĩnh trong lịch sử, trong bản đồ học là không địa danh hành chính. Vì thế
khi những quan hệ dân tộc ngày càng cởi mở, khi gia thông, thông tin ngày càng
được nâng cao thì nhu cầu giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc của
khu vực càng trở nên cấp bách. Việc giới thiệu dân tộc thiểu số ở Nghệ An hay chính
về văn hóa tộc người là điều cần làm sớm trong tương lai để sao cho khi trình độ dân
trí của đồng bào càng được nâng cao, nhu cầu hiểu mình càng được đáp ứng và thỏa
mãn, nhu cầu hiểu biết và tiếp xúc giữa các dân tộc cũng như du khách từ nơi khác
đến diễn ra với nhịp độ cao và làm phong phú thêm nền văn hóa khu vực. Trên lĩnh
vực văn hóa dân tộc, quá trình tiếp biến văn hóa đang diễn ra mãnh liệt. Có một
cộng đồng trên 80 triệu người nói ngôn ngữ Thái ở Đông Nam á, Nam Trung Quốc
và ấn Độ. Có một quan hệ về giao lưu kinh tế, văn hóa của đồng bào người Hmông
trong khu vực Đông Nam Trung Quốc, ấn Độ và Đông Dương qua quan hệ ngôn
ngữ và dòng họ. Có một cộng đồng Khơ mú hàng chục vạn người đang cư trú ở Lào,
Miến Điện, Thái Lan... Ngày nay vấn đề dân tộc không chỉ là quốc gia chính trị. Vấn
đề đã trở thành mỗi quan tâm khu vực hay toàn cầu. Miền núi Nghệ An với những
thành phần dân tộc đa dạng càng thêm quan hệ tác động nhiều chiều bởi vị trí địa lý,
chất lượng dân cư và những yếu tố kinh tế, xã hội khác…
* Văn hóa tộc người phản mối quan hệ tộc người qua hệ thống nhóm ngôn
ngữ, hệ ngôn ngữ…Cụ thể: Ngữ hệ Hán - Tạng bao gồm hai nhóm ngôn ngữ là
nhóm Hán và Tạng - Miến. Nhóm Tạng - Miến thì gồm có 6 dân tộc: Hà Nhì, La Hủ,
Phu Lá, Cống, Lô Lô và Si La, cư trú chủ yếu ở Tây Bắc là nhóm các dân tộc di cư
từ Nam Trung Quốc sang Việt Nam cách đây khá lâu. Nhóm thứ hai của ngữ hệ này
là nhóm Hán gồm có 3 dân tộc: Hoa, Sán Dìu và Ngái. Dân tộc Hoa di cư vào Việt
Nam từ thời Bắc thuộc nhưng chủ yếu từ thế kỷXVII, XVIII tập trung đông ở các
thành phố phía Nam. Dân tộc Ngái, Sán Dìu di cư đến miền núi Đông Bắc, Việt Bắc
cách đây hơn 3 thế kỷ.
6
* Văn hóa tộc người phản ánh mối quan hệ tộc người qua các giá trị văn hóa
vật thể và phi vật thể. Cụ thể: Văn hóa ẩm thực người Tày (một biểu hiện của giá trị
văn hóa vật thể), người Tày ăn ngày hai bữa chính có thể có bữa phụ vào buổi sáng
sớm. Ở đại đa số các vùng Tày đồng bào ăn gạo tẻ là chính, nếp thường dùng làm
bánh hay đồ xôi. Trong những ngày giáp hạt, ngô là lương thực quan trọng.Ngô
được xay nhỏ nấu cháo bột hoặc giã nhỏ nấu lẫn với cơm hoặc cháo. Thức ăn thường
hay xào nấu, bên cạnh đó ở một số vùng đồng bào ưa thức ăn nướng trên than hồng
hay gói lá vùi tro nóng. Ở Cao Lạng đàn ông hút thuốc lá, còn ở những nơi khác hút
thuốc lào, phụ nữ ăn trầu. Theo truyền thống khách tới nhà thì được đồng bào tiếp
đón chu đáo. Tháng 9 mùa cốm, nhà nhà hái lúa nếp non, thanh niên tụ tập giã cốm.
Ăn cốm với đường phên, đường cát, đỗ, bột quả hồng khô, với thịt băm nhỏ rang
thơm... Có nhà còn làm cốm ép, cốm bánh với sự khéo léo riêng để bánh vẫn xanh
màu lúa thơm mùi cốm. Cùng với chế biến các món ăn từ lương thực, người tày còn
chế biến các món ăn từ thịt cá hay măng... Những món ăn dân dã như thịt xào gừng
nghệ, thịt lợn hầm nhừ với lá móc mật, cá hầm quả trám trắng hay bát canh rau ngót
rừng rất được đồng bào ưa thích. Những người Tày có nghệ thuật ẩm thực sành sỏi
đã liệt kê các món khoái khẩu
Thức uống thông dụng là nước sôi để nguội. Nhiều khi đi làm xa nhà phải uống
nước lã ở các vùng khe suối. Trong gia đình, người Tày đều uồng nước chè. Mùa
đông có người dùng lá cây đầu ho đun uống vừa thơm lại vừa phòng chống ho.
Rượu thường được dùng trong lễ tết,cưới xin, tiếp khách, ngâm tẩm để uống sau
buổi làm việc mệt nhọc. Nam giới ưa dùng rượu có nồng độ cao. Nữ giới ít uống
rượu hoặc uống nước rượu chưa cất, rượu nếp. Theo truyền thống khách tới nhà
được đón tiếp chu đáo.
Lễ hội Lồng Tồng của người Tày (một biểu hiện của giá trị văn hóa phi vật thể),
thường gọi là hội xuống đồng được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa
thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Nơi tổ chức tại
những ruộng tốt nhất, to nhất. Thời gian tổ chức tùy theo từng nơi, ấn định cho phù
hợp với địa hình. Các địa phương gần nhau thì có thể thỏa thuận chọn ngày khác
nhau để có điều kiện giao lưu, trao đổi. Trước ngày hội, các gia đình đều quét dọn
nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, chuẩn bị lương thực để đón khách. Vào ngày lễ xuống
đồng, ngoài đồng của bản, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ theo khả năng. Mang
hàm ý phô bày sự khéo léo của người phụ nữ trong việc nội trợ, nấu nướng các món
ăn truyền thống nhưbánh chưng, bánh dày, chè lam, bánh bỏng... Trên mỗi mâm đều
có một chiếc bánh hình bông hoa nhiều mầu sắc. Mỗi mâm cỗ còn có thêm hai đôi
quả còn được làm bằng vải mầu, trong nhồi cát, bông, có tua rua nhiều mầu sắc sặc
7
sỡ. Lễ khấn cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt được thực hiện do các thầy
tào tiến hành. Ðể chuẩn bị cho hội tung còn, ở giữa đám ruộng lớn được chọn làm
địa điểm lễ hội, người ta dựng một cây mai cao từ 20-30cm làm cột. Trên đỉnh cột có
uốn vòng tròn đường kính 50 - 60 cm dán giấy hai bên, đề chữ Nhật- Nguyệt tượng
trưng cho mặt trăng và mặt trời. Tung còn đòi hỏi cả sức khỏe và sự khéo léo. Nếu ở
lễ hội nào không có ai tung còn trúng vòng tròn thì dân bản không vui, vì theo quan
niệm của họ, phải có người tung còn trúng vòng tròn làm rách giấy thì năm đó làm
ăn mới thuận lợi, mưa thuận gió hòa. Trong trò chơi này, nam nữ thanh niên còn thi
tung còn cho nhau. Ngoài ra ở từng vùng còn có thêm những hoạt động khác như:
Rước cờ, múa rối, chọi gà, đánh đu, kéo co, đẩy gậy, hát then… Đêm về, nam nữ
thanh niên thi, hát lượn đối đáp suốt canh đà. Lễ hội Lồng Tồng là sinh hoạt cộng
đồng đặc sắc, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn, nghệ thuật, nơi tôn vinh văn hóa,
phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người Tày mong ước được mùa, khỏe mạnh, vạn
vật sinh sôi nảy nở trong năm mới.
* Văn hóa tộc người phản ánh mối quan hệ tộc người trong phạm vi quốc gia.
Cụ thể: Theo truyền thuyết, nguồn gốc dân tộc Hrê gắn núi Cao Muôn (huyện Ba tơ)
và núi Mum (huyện Minh Long). Tiếng Hrê thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khơme và
thuộc ngành ngôn ngữ Bahnaric trong khu vực bắc Tây Nguyên. Tỷ lệ từ chung khá
cao bên cạnh một số biểu hiện tương đồng giữa tiếng Ba Na và Xơ Đăng. Đặc biệt,
trong cộng đồng người Hrê còn lưu truyền văn tự cổ nhất, là “văn tự thắt gút” bằng
các gút mây buộc thắt (để đếm). Hay nhắc đến không gian văn hóa Cồng chiêng Tây
Nguyên là chúng ta thấy ngay mối quan hệ của các tộc người nơi đây, đó là mối
quan hệ của tộc người Đắk Lắc, Đắk Nông …với những giá trị văn hóa vật thể và
văn hóa phi vật thể, lễ hội truyền thống làm phong phú bản sắc tộc người nói riêng,
văn hóa Việt nói chung.
* Văn hóa tộc người phản ánh mối quan hệ tộc người trên phạm vi quốc tế. Cụ
thể: Quá trình di trú của một số tộc người ở Việt Nam vốn có nguồn gốc từ các quốc
gia láng giềng. Nhóm ngôn ngữ Kađai với 4 dân tộc: Cờ Lao, La Chí, Pu Péo, La Ha
di cư từ nam Trung Quốc đến Việt Nam cách đây vài ba thế kỷ phân bố chủ yếu ở
biên giới Việt Trung. Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái gồm 8 dân tộc: Tày, Thái, Nùng,
Sán Chay, Giấy, Lào, Lự, Bố Y phân bố chủ yếu ở miền núi Việt Bắc, Tây Bắc và
miền núi Thanh - Nghệ. Phần lớn các dân tộc này từ nam Trung Quốc và Lào di cư
sang từ sau thiên niên kỷ thứ I cho đến cách đây không lâu.
• Giá trị phản ánh bản sắc, cá tính tộc người.
* Bản sắc, cá tính tộc người phản ánh qua các giá trị văn hóa vật thể. Cụ thể:
người Dao
8
+ Nhà cửa: Người Dao thường sống ở vùng lưng chừng núi hầu khắp các tỉnh miền
núi phía Bắc. Tuy nhiên một số nhóm Dao như Dao Quần trắng song ở thung lũng,
Dao Đỏ ở núi cao. Thôn xóm phần nhiều phân tán, rải rác năm bảy nóc nhà. Nhà của
người Dao rất khác nhau , tuỳ nơi họ ở nhà sàn, nhà trệt hay nhà nửa sàn nửa đất.
Kiến trúc nhà người Dao cũng rất phong phú. Loại nhà nửa sàn nửa đất là loại nhà
của riêng người Dao, gắn liền với cuộc sống du canh du cư trước đây. Toàn bộ nhà
đều làm bằng tranh tre nứa lá, 8 cột cái trong nhà đều làm bằng những cây gỗ quý.
+ Trang phục: Nam mặc quần áo, trước đây đàn ông để tóc dài, búi sau gáy, xung
quanh cạo nhẵn. Các nhóm Dao có cách đội khăn khác nhau. Áo có 2 loại áo ngắn
và áo dài. Phụ nữ Dao mặc rất đa dạng, thường mặc áo dài, yếm, váy, quần áo ngắn
hoặc dài và đầu đội khăn. Y phục rất sặc sỡ, hiện vẫn giữ được những nét truyền
thống với những hoa văn truyền thống. Họ không thêu theo mẫu vẽ sẵn mà hoàn
toàn dựa vào trí nhớ, thêu ở mặt trái của vải để hình nổi lên ở mặt phải. Cách in hoa
văn trên vải bằng sáp ong của người Dao rất độc đáo.
+ Phương tiện vận chuyển: Người Dao ở vùng cao quen dung địu có hai quai đeo
vai, vùng thấp gánh bằng đôi đậu. Túi vải hay túi lưới đeo vai rất được ưa dùng.
+ Ẩm thực: Trước đây đồng bào còn thiếu thốn nên thức ăn chỉ thường là măng và
rau ít khi có thịt cá. Mặc dù có nuôi nhiều gà, lợn nhưng chỉ dung làm lễ cúng hoặc
các dịp tang ma, cưới xin…Người Dao để dành thịt bằng cách phơi khô hay sấy
khói, đặc biệt là món thịt ướp chua có thể để lâu hang chục năm vẫn tốt. Gia vị có:
ớt, gừng, lá xả, riềng, hạt dổi, các thứ rau thơm. Người Dao hay uống rượu. Nước
uống hang ngày có chè, nước vối, nước lá rừng có tác dụng như 1 vị thuốc bổ.
Người Dao cũng hút thuốc lá, thuốc lào, ăn trầu.
* Bản sắc, cá tính tộc người phản ánh qua các giá trị văn hóa phi vật thể. Cụ
thể:
+ Tôn giáo tín ngưỡng: Người Dao có khá nhiều tín ngưỡng tôn giáo có quan hệ đến
nông nghiệp. Thường trong khâu sản xuất người ta phải chọn ngày tốt, giờ tốt rất kĩ
lưỡng. Lễ cúng thóc giống, lễ cúng nương, lễ cúng vào dịp lập thu, lễ cúng cơm mới
là những lễ cúng riêng của từng gia đình. Các lễ cúng chung cho xóm: cầu mưa, bản
phương địa chủ. Người Dao cũng thờ cúng tổ tiên như các dân tộc khác. Bàn thờ tổ
tiên được xem là nơi tôn nghiêm nhất trong nhà. Đồng bào quan niệm rằng không
phải lúc nào tổ tiên cũng ngự tại bàn thờ mà nơi chủ yếu là “ dương châu đại điện”,
tổ tiên thường về thăm con cháu ngày mùng 1 và ngày rằm hang tháng. Thờ cúng
Bàn Vương- thuỷ tổ của người Dao.
+ Lễ cấp sắc: là một tục lệ phổ biến của người Dao, tất cả những người đàn ông Dao
đều phải trải qua lễ này(từ 10 tuổi trở lên), cấp sắc là điều bắt buộc. Không được cấp
9
sắc thì không được làm thầy cúng, có cấp sắc mới được các thần thánh công nhận và
cấp âm binh, mới có quyền thờ cúng tổ tiên, khi chết mới được về với tổ tiên, mới
được xã hội coi là người lớn.
+ Ngôn ngữ: Họ không có văn tự riêng mà sử dụng chữ Hán đã được Dao hoá gọi là
chữ Nôm Dao.
+ Văn nghệ: Người Dao có một số truyện thơ được ghi lại thành sách bằng chữ Hán
còn phổ biến là truyện kể miệng: Hai chị em, yêu tinh, chàng Sùng Siêng…Họ có
vốn văn nghệ dân gian rất phong phú. Đặc biệt là truyện Quả bầu và nạn hồng thuỷ,
sự tích Bàn Vương. Múa, nhạc được họ sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
+ Tổ chức xã hội: Trong thôn xóm tồn tại chủ yếu là quan hệ xóm giềng, quan hệ
dòng họ. Người Dao có nhiều họ, phổ biến nhất là họ Bàn, Đặng, Triệu. Các dòng
họ, chi họ có gia phả riêng và có hệ thống tên đệm để phân biệt giữa những người và
các thế hệ khác nhau.
+ Phong tục tập quán cưới xin: Trai gái muốn được lấy nhau phải xem tuổi, bói chân
gà xem có hợp tuổi không. Có tục chăng dây, hát đối đáp giữa nhà trai và nhà
gảitước khi vào nhà. Lúc đón dâu, cô dâu được cõng khỏi nhà gái và bước qua cái
kéo mà thầy cúng đã làm phép mới được vào nhà trai.
+ Ma chay: Thầy Tào có vị trí quản trong trong việc ma và làm chay. Nhà có người
chết con cháu đến nhà thầy mời về làm chủ trì các nghi lễ, tìm đất đào huyệt. Người
ta kiêng khâm niệm người chết vào giờ sinh của những người trong gia đình. Người
chết được khâm niệm trong quan tài để trong nhà hay chỉ bó chiếu ra đến huyệt rồi
mới cho vào quan tài. Mộ được đắp đất, xếp đá xung quanh, ở một số nơi có tục hoả
tang cho những người chết từ 12 tuổi trở lên. Lễ làm chay cho người chết được làm
sau nhiều năm thường được kết hợp với lễ cấp sắc của một người đàn ông nào đó
sống trong gia đình.
+ Sinh đẻ: Phụ nữ đẻ ngồi, đẻ ngay trong buồng ngủ. Trẻ sơ sinh được tắm bằng
nước nóng. Nhà có người ở cữ người ta treo cành lá xanh hay hoa chuối trước cửa để
làm dấu không cho người lạ vào nhà vì sợ vía độc ảnh hưởng tới sức khoẻ của đứa
trẻ. Trẻ sơ sinh được 3 ngày thì làm lễ cúng mụ.
+ Nhà mới: Muốn làm nhà phải xem tuổi những người trong gia đình, nhất là tuổi
chủ gia đình. Nghi lễ chọn đất được coi là quan trọng nhất, buổi tối người ta đào một
hố to bằng miệng bát, xếp một số hạt gạo tượng trưng cho người, trâu bò, tiền bạc,
thóc lúa, tài sản rồi úp bát lên. Dựa vào mộng báo đêm đó mà biết điềm xấu hay tốt.
Sáng hôm sau ra xem hố, các hạt gạo vẫn giữ nguyên vị trí là làm nhà được.
* Bản sắc, cá tính tộc người phản ánh qua các giá trị văn hóa vùng, địa
phương (vật thể, phi vật thể, môi trường…). Cụ thể: Nhiều tộc người trên đất nước
10
Việt Nam có tập quán truyền thống canh tác nương rẫy. Lối canh tác này tạo năng
suất thấp, phá hoại môi trường, dẫn đến lối sống không ổn định (du canh du cư), là
nguồn gốc của sự đói nghèo và lạc hậu. Vấn đề thích ứng trong văn hóa mưu sinh là
phải kế thừa những nhân tố tiến bộ của hệ canh tác này như xen canh gối vụ, luân
canh, phát triển lên trình độ của sản xuất, canh tác cao hơn, vừa bảo vệ tái tạo môi
trường vừa thỏa mãn yêu cầu nâng cao chất lượng của đời sống nhân dân các tộc
người. Vấn đề thích ứng trong sáng tạo các giá trị văn hóa vật thể gắn với điều kiện
địa hình, khí hậu, loại hình văn hóa biểu hiện rõ nét qua ẩm thực ba miền của người
Kinh. Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa.
Ngoài ra lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam. Chính
các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng
của ẩm thực từng vùng - miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Điều đó góp
phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng. Ẩm thực Việt Nam có 9 đặc trưng
(Tính hoà đồng hay đa dạng, tính ít mỡ, tính đậm đà hương vị, tính tổng hoà nhiều
chất, nhiều vị, tính ngon và lành, tính dùng đũa, tính cộng đồng hay tính tập thể, tính
hiếu khách, tính dọn thành mâm). Về các món ăn từ rất sớm người Việt đã ăn gạo
nếp là chính và đã tạo ra được những món ăn đậm đà tính dân tộc, còn tồn tại tới
ngày nay.
+ Ẩm thực miền Bắc: thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác,
chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Sử dụng nhiều món rau và các loại
thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến v.v. và nhìn chung, do truyền
thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh
hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá. Nhiều người đánh giá cao Ẩm
thực Hà Nội một thời, cho rằng nó đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền
Bắc Việt Nam với những món phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng,
bánh cuốn Thanh Trì v.v. và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.
+ Ẩm thực miền Nam: là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc,
Campuchia, Thái Lan, có đặc điểm là thường gia thêm đường và hay sử dụng sữa
dừa (nước cốt và nước dão của dừa). Nền ẩm thực này cũng sản sinh ra vô số loại
mắm khô (như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía v.v.). Ẩm thực miền Nam
cũng dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm,
cua, ốc biển), và rất đặc biệt với những món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở
cõi, hiện nay nhiều khi đã trở thành đặc sản: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp
chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp
chong, cá lóc nướng trui v.v.
11
+ Ẩm thực miền Trung: với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị
riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc
được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Các tỉnh thành miền
Trung như Huế, Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với mắm tôm chua và các loại
mắm ruốc. Đặc biệt, do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, ẩm thực Huế
không chỉ rất cay, nhiều màu sắc mà còn chú trọng vào số lượng các món ăn, tuy
mỗi món chỉ được bày một ít trên đĩa nhỏ.
* Bản sắc, cá tính tộc người phản ánh qua các giá trị loại hình kinh tế - văn
hóa. Cụ thể: Người Chăm
+ Loại hình kinh tế - văn hóa thủ công nghiệp: Hoạt động kinh tế của người Chăm
ngoài lúa nước và đánh cá nứơc ngọt còn có hai nghề thủ công khá nổi tiếng đó là
nghề làm gốm và dệt vải. Gốm người Chăm khá phổ biến ở Thuận Hải, các sản
phẩm gốm thường là các đồ đựng, đồ dùng nhà bếp và dùng để xây tường. Làm gốm
là nghề của phụ nữ Chăm. Việc làm gốm của người Chăm khá đặc biệt từ nguyên
liệu đến cách làm gốm trên bàn cố định. Đất sét làm gốm thường lấy quanh nơi trú
ngụ. được đem ngâm, lọc bớt cát. Tuỳ theo yêu cầu sản phẩm mà đất sét sẽ được lọc
kĩ hay chỉ lọc sơ qua, tuy nhiên lượng cát trong đất sét làm gốm của Người Chăm rất
cao điều này làm cho nhiệt độ chín của gốm thấp hơn. Chính vì thế mà đồ gốm
Chăm được nung lộ thiên chỉ bằng rơn dạ và nung trong thời gian ngắn. Hai khu vực
sản xuất gốm của người Chăm là Cầu Trúc và Trị Đức. Vốn là nghề phụ của gia đình
nên việc làm gốm chỉ được thực hiện trong lúc nông nhàn. Phụ nữ là lao động chính,
đàn ông chỉ phụ giúp phần lấy đất và trong lúc nung. Vì sử dụng bàn cố định nên
người phụ nữ nặn gốm phải đi xoay quanh, việc làm này khá vất vả và rất khó để tạo
được các sản phẩm tròn trịa. Sau khi nặn xong, đồ gốm được phơi nằng nhằm tăng
độ cứng không bị rạn khi đem nung. Nguyên liệu để nung gốm là rơn rạ, thời gian
nung chỉ vài giờ là xong, sản phẩm sau khi nung có mầu đỏ. Gốm Chăm ít được
trang trí hoa văn. Đặc biệt sau khi nung xong, đồ gốm còn được tưới nước ngâm cây
ô dước hoặc cây chưng bầu tạo thành các vệt loang dài mầu tối trên gốm. Việc làm
này giúp đồ gốm bền hơn và cũng tạo nét trang trí phóng khoáng trên đồ gốm Chăm.
Hình dạng đồ gốm Chăm khá phong phú, kỹ thuật tạo hình phụ thuộc nhiều vào bàn
tay người thợ gốm, tuy nhiên đồ gốm Chăm có độ nung thấp, ít bền. Người Chăm đã
tiếp xúc với nghề đệt của người Khơ Me và người Hoa. Nghề dệt cực kì nổi phổ biến
trong dòng Chăm đạo Hồi vì người phụ nữ trong đạo Hồi ít đưụơc ra ngoài nên thời
gian rảnh dỗi của họ rất nhiều. Kĩ thuật dệt người Chăm cũng giống với kĩ thuật rệt
bằng khung giật của các dân tộc khác. Tuy nhiên, trong các bước chuẩn bị sợi cảu
người Chăm thì có một bước hồ sợi rất đặc biệt. Đó là kĩ thuật hồ sợi bằng cơm
12
ngưội cho cợi mảnh, mềm nhưng rất dai, chắc chắn. Để hồ sợi người Chăm đem
ngân cơm nguội vào nước chó dã ra tạo một dung dich sệt giồn với các loại hồ (keo
dính) gluco ngày nay. Sau đó họ phết dung dịch này lên sợi, dùng chân dẫm cho kĩ
và đem phơi khô. Sau đó mói đánh sợi. Trải qua các bước từ tách hạt, bật bông, kéo
sợi, đánh ống, đánh lọn, hồ sợi, chai sợi, tháo chỉ cho đến nhuộn rệt. Người Chăm đã
tạo ra các sản phẩn dệt nổi tiếng lúc bấy giờ. Ngoài ra có một điểm lưu ý là thuốc
nhuộm của đồng bào Chăm là mua của người Khơ Me. Sau này do nguyên liệu khan
hiếm cùng với việc trang ngập vải vóc công nghiệp làm nghề dệt cổ truyền đã mai
một đi rất nhièu, ngày nay không còn các hộ gia đình người Chăm thuê nhân công
về dệt hay sống dựa vào nghề dệt như trước.
Mỗi tộc người là một sự đa dạng về nền văn hóa, hàm chứa những giá trị hết
sức độc đáo đóng góp nền văn hoá của mình vào nền văn hoá chung của đất nước.
Nhưng để có thể lưu giữ được những giá trị văn hoá, phong tục tập quán độc đáo,
cũng như có thể hiểu hết được những ý nghĩa biểu trưng gửi gắm vào mỗi lễ hội,
mỗi tập quán thì đòi hỏi những nhà nghiên cứu văn hoá hiện tại và tương lai phải đi
vào thực tiễn, tìm hiểu, nghiên cứu sâu, chi tiết. Qua đó tìm ra những giải pháp thiết
thực góp phần lưu giữ những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung
và những giá trị văn hoá độc đáo của những tộc người thiểu số nói riêng.
13