Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

TẬP BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.42 KB, 50 trang )

CHUƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐÊ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ
PHÁP LUẬT.
A. MỤC TIÊU
1.Về kiến thức:
Sinh viên hiểu, phân tích được:
- Nguồn gốc, bản chất, chức năng, tính tất yếu khách quan, vai trò của
Nhà nước và pháp luật
- Hình thức, các kiểu nhà nước và pháp luật
- Bản chất, vai trò của nhà nước CHXHCNVN
- Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước CHXHCNVN.
2. Về kỹ năng.
Hình thành cho sinh viên kỹ năng liên hệ thực tế, liên hệ đên bản chất,
vai trò của nhà nước cũng như pháp luật nước CHXHCNVN hiện nay.
3. Về thái độ
Hình thành thái độ đúng đắn cho sinh viên trong việc đánh giá bản chất
của nhà nuớc cũng như pháp luật nước CHXHCNVN. Từ đó giúp sinh viên hình
thành tình cảm, niềm tin và ý thức pháp luật trong sinh viên, thông qua đó, tác
động đến tình cảm, niềm tin và ý thức pháp luật của học sinh trung học cơ sở sau
này.
B. TÀI LIỆU
- Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình pháp luật, NXB đại học sư phạm.
- Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, IX, X.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình.
- Nêu vấn đề
- Phát vấn
1


D. PHƯƠNG TIỆN


- Giáo trình, giáo án
- Máy chiếu
- Phấn, bảng
E. THỜI GIAN: 7 tiết lý thuyết + 3 tiết thảo luận.
NỘI DUNG CHÍNH
A. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC:
I. NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC
1. Quan điểm phi Macxit về nguồn gốc nhà nước
Nhà nước là hiện tượng xã hội phức tạp nhưng tồn tại khách quan trong
tiến trình phát triển của lịch sử loài nguời và trong lịch sử tu tuởng chính trị có
nhiều cách giải thích khác nhau về sự xuất hiện của nhà nước:
- Những người theo thuyết thần học: coi nhà nước là do đấng tối cao như
chúa, thượng đế tạo ra để bảo vệ trật tự chung của xã hội. Nhà nước tồn tại vĩnh
cửu và quyền lực Nhà nước là hiện thân quyền lực của chúa.
- Những người theo thuyết Gia trưởng: cho rằng nhà nước là kết quả của
sự phát triển gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của đời sống xã hội. vì vậy,
cũng như gia đình, nhà nước tồn tại trong mọi xã hội. Quyền lực nhà nước cũng
như quyền lực của người đứng đầu trong gia đình, nó chỉ llà sự kế tiếp quyền lực
gia trưởng trong gia đình.
- Những người thao thuyết Khế ước xã hội của Rutxô: coi nhà nước là kết
quả của một khế ước (hợp đồng) được ký kết giữa những người sống trong trạng
thái tư nhiên không có nhà nước. Vì vậy, nhà nước bảo vệ lợi ích của mọi thành
viên trong xã hội.
Tất cả những học thuyết trên, do hạn chế về mặt lịch sử hoặc do bị chi
phối bởi lợi ích giai cấp đã phản ánh sai lệch nguồn gốc xuất hiện nhà nước. Kế
thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng nhân loại, các nhà kinh điển của chủ
2


nghĩa Mác - Lênin khẳng định: nhà nước là lực lượng nảy sinh từ xã hội, là sản

phẩm của sự phát triển xã hội loài người. do vậy, muốn tìm hiểu nguồn ngốc nhà
nước, chúng ta phải nghiên cứu xã hội loài người mà chế độ xã hội đầu tiên là
cộng sản nguyên thuỷ.
2. Chế độ cộng sản nguyên thuỷ
- Là hình thái kt - xh đầu tiên của xã hội loài người, trong đó chưa có giai
cấp, nhà nước và pháp luật.
- Cơ sở kinh tế của xã hội CSNT là sở hữu chung (sở hữu công cộng) về
TLSX.
- Cơ sở xã hội của xã hội CSNT là thị tộc - hình thức tổ chức xã hội theo
huyết thống, chế độ thị tộc đã phát triển chuyển từ mẫu hệ sang phụ hệ:
+ Đứng đầu thị tộc là tù trưởng - là người có kinh nghiệm trong sản xuất,
trong chiến đấu và có uy tín trong thị tộc. Để tổ chức, điều hành xã hội, thị tộc
cũng cần đến quyền lực nhưng là quyền lực xã hội, hoà nhập vào xã hội.
+ tổ chức cao nhất về quản lý của thị tộc là hội đồng thị tộc bao gồm toàn
bộ những thành viên đã trưởng thành trong thị tộc. họ có quyền quyết định trên
cơ sở bàn bạc dân chủ những vấn đề quan trọng của thị tộc. Các quýet định của
hội đồng thị tộc thể hiện ý chí chung của mọi thành viên và có tính bắt buộc đối
với mọi thành viên.
- Hình thái tổ chức cao hơn thị tộc là bào tộc và bộ lạc.
Với cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội trên, trong xã hội nguyên thuỷ chưa có
cơ sở cho sự xuất hiện nhà nước. Mặc dù đã xuất hiện quyền lực nhưng quyền
lực mang tính xã hội, bảo vệ mọi thành viên trong xã hội và không có bộ máy
riêng để thực hiện cưỡng chế.
3. Sự tan dã của chế độ CSNT và sự xuất hiện nhà nước

3


- Cuối chế độ CSNT, LLSX phát triển dẫn đến nhu cầu phân công lao
động xã hội thay thế phân công lao động tự nhiên. XHNT đã trải qua 3 lần phân

công lao động xã hội:
+ Lần 1, chăn nuôi phát triển mạnh vả dần trở thành ngành kinh tế độc
lập tách ra khỏi trồng trọt.
+ Lần 2, Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp
+ Lần 3, Thương nghiệp phát triển
Với 3 lần phân công lao động xã hội trên, xã hội nguyên thuỷ phân hoá
ssâu sắc. Một số ít người trong thị tộc bộ lạc do lợi thế của mình chiếm đoạt và
TLSX trong xã hội thành của riêng và trở thành giai cấp thống trị bóc lột. Số
đông người lao động nghèo và tù binh bắt được trong các cuộc chính tranh trở
thành giai cấp bị trị.
- Khi xã hội xuất hiện 2 giai cấp có lợi cíh đối kháng nhau, chế độ thị tộc
chứa đựng những mâu thuẫn sâu sắc. Trong điều kiện đó, hệ thống quản lý của
thị tộc không còn phù hợp, để quản lý xã hội trong điều kiện mới cần có 1 tổ
chức do giai cấp thống trị về kinh tế lập ra đủ sức dập tắt xung đột giữa các giai
cấp hoặc giữ những xung đột đó trong vòng trật tự mà ở đó lợi ích của giai cấp
thốg trị vẫn đuợc bảo đảm. Tổ chức đó là nhà nước.
Nhà nước ra đời dựa trên 2 điều kiện:
+ Điều kiện kinh tế: sự xuất hiện chế độ tư hữu
+ Tiền đề xã hội: sự phân chia xã hội thnàh giai cấp đối kháng.
II. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC
1. Bản chất của nhà nước
Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, 1 bộ máy chuyên
thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích
của giai cấp thống trị.
a. Tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước
4


- Tính giai cấp: nhà nước trước hết là bộ máy thống trị đặc biệt của giai
cấp cầm quyền, là công cụ sắc bén để thực hiện sự thống trị giai cấp và để thiết

lập, duy trì trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị.
- Trong xã hội có giai cấp, sự thống trị của giai cấp này đối với các giai
cấp khác thể hiện ở 3 loại quyền lực: quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị,
quyền lực tư tưởng. Quyền lực kinh tế là quan trọng nhất vì nó tạo ra cho giai
cấp thống trị khả năng buộc các giai cấp khác phải phụ thuộc mình về kinh tế.
Tuy nhiên, quyền lực kinh tế không thể duy trì được các quan hệ bóc lột. vì vậy,
giai cấp thống trị cần tổ chức ra nhà nước để củng cố địa vị thống trị, đàn áp sự
phản kháng của các giai cấp khác. Thông qua nhà nước, giai cấp thống trị về
kinh tế mới trở thành giai cấp thống trị về mặt chính trị. Khi đó, nhà nước trở
thành 1 tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị. Thông qua nhà nước, giai cấp
thống trị hợp pháp hoá ý chí của mình thành ý chí của nhà nước và buộc các giai
cấp khác phải tuân theo.
+ Trong lịch sử xã hội loài người có 3 kiểu nhà nước: nhà nước Chủ nô,
nhà nước Phong kiến, nhà nước Tư sản là những kiểu nhà nước có bản chất
chung là sự thống trị của thiểu số đối với đa số.
+ Nhà nước XHCN là công cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động là lực lượng đông đảo trong xã hội, trấn áp những phần tử
đi ngược lại lợi ích của nhà nước; là công cụ thống trị của thiểu số đối với đa số.
theo Lênin, nhà nước XHCN không phải là nhà nước nguyên nghĩa mà chỉ là nhà
nước nửa nhà nước.
- Tính xã hội:Ngoài tư cách là bộ máy để duy trì sự thống trị của giai cấp,
nhà nước còn phải đáp ứng các nhu cầu khác của xã hội nhưng làm sao để lợi ích
của giai cấp thống trị vẫn được đảm bảo.
+ Vai trò xã hội của nhà nước được biểu hiện khác nhau trong từng kiểu
nhà nước khác nhau.
5


b. Đặc trưng của nhà nước.
- Nhà nước thiết lập 1 quyền lực công cộng: quyền lực này được thựuc

hiện bởi bộ máy cai trị như quân đội, cảnh sát, nhà tù. Đồng thời, nhà nước có 1
lớp người chuyên biệt làm nhiệm vụ quản lý. Lớp người này làm việc trong các
cơ quan nhà nước tạo nên bộ máy nhà nước có sức mạnh nhằm duy trì trật tự xã
hội có lội cho giai cấp thống trị.
- Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính.
việc phân chia này hình thành các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa
phương.
- Nhà nước có chủ quyền quốc gia: trong phạm vi chủ quyền quốc gia,
quyền lực nhà nước tác động đến mọi người dân không phân biệt huyết thống.
Mội nhà nước xác định bằng 1 biên giới quốc gia.
- Nhà nước ban hành pháp luật bắt buộc chung đố với mọi công dân.
- Nhà nước quy định và tiến hành thu các loại thuế để nuôi sống bộ máy
nhà nước.
2. Chức năng của nhà nước
- Phân biệt nhiệm vụ và chức năng của nhà nước
- Căn cứ vào phạm vi hoạt động, chức năng của nhà nước được chia
thành:
+ Chức năng đối nội: là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nướẳctong
nội bộ nền kinh tế.
+ Chức năng đối ngoại: là những mặt hoạt đọng chủ yếu của nhà nước
trong quan hệ với nước ngoài.
B. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT
I. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT:
1. Nguồn gốc của pháp luật

6


- Trong xã hội nguyên thuỷ chưa tồn tại pháp luật nhưng đã tồn tại một
số quy phạm xã hội như: tập quán, tín điều tôn giáo, đạo đức. Đó là những quy

tắc về quan hệ giữa người với người và quan hệ giữa con người với thần linh.
Ban đầu, những phong tục tập quán này hình thành 1 cách tự phát rồi dần được
cộng đồng chấp nhận và trở thành những quy tắc xử sự chung.
- Đặc điểm của những quy phạm xã hộ trong XHNT: thể hiện ý chí chung
của mọi thành viên trong xã hội, phù hợp với lợi ích của cả cộng đồngvà được
mọi người thực hiện 1 cách tự nguyện. Chúng điều chỉnh hành vi của con người
theo tinh thần hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
- Do sự phát triển của LLSX, chế độ tư hữu ra đời, xung đột giai cấp diễn
ra và đấu tranh giai cấp không thể điều hoà được. Trong điều kiện mới, tập quán
xã hội không còn phù hợp mà cần 1 loại quy phạm xã hội mới phù hợp với lợi
ích của giai cấp thống trị. Loại quy phạm mới ấy là pháp luật.
- Con đường hình thành pháp luật:
+ Hình thành từ phong tục tập quán
+ Do sự phát triển của xã hội, các quan hệ xã hội ngày càng phức tạp nên
nhà nước đạt ra các quy phạm mới để duy trì trật tự xã hội.
Như vậy, pháp luật ra đời gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp,
pháp luật cũng như nhà nước là sản phẩm của xã hội đến 1 giai đoạn phát triển
nhất định.
2. Bản chất và các mối liên hệ của pháp luật
a. Bản chất của pháp luật
- Tính giai cấp:
+ Pháp luật trươc hết thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Trong xã hội,
giai cấp nào nắm giữ quyền lực nhà nước thì giai cấp đó sẽ thể chế hoá ý chí của
giai cấp mình trong các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành để bảo vệ lợi
ích của giai cấp mình.
7


+ Tính giai cấp là bản chất chung của bất kỳ kiểu pháp luật nào nhưng
mỗi kiểu pháp luật lại có những biểu riêng.

- Tính xã hội: bên cạnh tính giai cấp, pháp luật còn thể hiện tính xã hội vì
pháp luật do nhà nước ban hành thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Nhưng
trong xã hội ngoài giai cấp thống trị còn có các giai cấp, tầng lớp khác. Vì vậy,
bên cạnh thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, pháp luật còn ít nhiều thể hiện lợi
ích của các giai cấp khác trong xã hội.
b. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức và nhà
nước
*. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế
- Pháp luật là 1 bộ phận của KTTT, được sinh ra trên CSHT nên nó phải
phù hợp với CSHT (với nền tảng kinh tế của xã hội)
- Trong mối quan hệ với kinh tế, pháp luật có tính độc lập tương đối:
+ 1 Mặt, pháp luật phụ thuộc vào kinh tế: chính các quan hệ kinh tế quyết
định nọi dung của pháp luật. Khi các quan hệ kinh tế thay đổi thì pháp luật sớn
hay muộn cũng thay đổi theo.
+ Mặt khác, pháp luật có sự tác động trở lại kinh tế theo 2 hướng: nếu
pháp luật được xây dựng phù hợp với cơ sở kinh tế sẽ kích thích kinh tế phát
triển. Nếu pháp luật xây dựng không phù hợp cới cơ sở kinh tế sẽ cản trở sự phát
triển của kinh tế.
*. Pháp luật với đạo đức
- Đạo đức là những quy tắc xử sự của con người phù hợp với lợi ích của
xã hội, của tập thể, cộng đổng được hình thành trên cơ sở quan niệm của cộng
đồng về thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm.. và những phạm trù khác thuộc đời
sống tinh thần của xã hội
- Giữa pháp luật và đạo đức có sự khác nhau về thời gian xuất hiện, phạm
vi điều chỉnh, hình thức thể hiện, hình thức thể hiện.
8


- Giữa pháp luật và đạo đức có sự tác động qua lại vớinhau, hàng loạt các
quy phạm pháp luật thể hiện các quan hệ đạo đức.

* Mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước
Pháp luật và đạo đức là 2 bộ phận quan trọng của KTTT, chúng có mối
quan hệ khăng khít không thể tách rời: chúng cùng phát sinh, phát triển và tiêu
vong. Không có nhà nước thì không có pháp luật nhĩa là pháp luật chỉ phát sinh
hiệu lực khi được các cơ quan nhà nước đảm bảo thực hiện. Không có pháp luật
thì nhà nước không thể tiến hành tổ chức bộ máy và quản lý xã hội.
3. Đặc điểm của pháp luật
- Tính quy phạm phổ biến: pháp luật là những khuôn mẫu chung được áp
dụng ở tất cả các lĩnh vực, đối với tất cả mọi người trong tất cả các quan hệ xã
hội.
- Tính bắt buộc chung: pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực
hện có hiệu lực bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân có liên quan không phân
biệt dân tộc, tôn giáo, đàon thể xã hội.
Tính bắt buộc chung được đảm bảo thực hiện bằng 2 cách:
+ Giáo dục thuyết phục: nhà nước tuyên truyền để mọi công dân hiểu và
tự giác thực hiện pháp luật.
+ Cưỡng chế: đây là biện pháp thực hiện chủ yếu của pháp luật và là tất
yếu khách quan với mọi kiểu pháp luật.
- Tính chặt chẽ vè mặt hình thức:
+ Pháp luật được thể hiện trong những văn bản do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành.
+ Pháp luật được thể hiện bằng lời văn rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, không
đa nghĩa.
4. Chức năng của pháp luật
- Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội
9


- Chức năng giáo dục
II. PHÁP LUẬT XHCN VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT XHCN

1. Bản chất và các đặc trưng của pháp luật nước CHXHCNVN
a. Pháp luật nước CHXHCNVN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân
và đông đảo nhân dân lao động.
Sự khác biệt căn bản nhất của pháp luật nước ta nói riêng, của pháp luật
XHCN nói chung so với các kiểu pháp luật khác là pháp luật nước CHXHCNVN
thể hiện ý chí, nguyện vọng của GCCN, GCND, đội ngũ trí thức và những người
lao động khác là số đông chiếm đại đa số dân cư trong xã hội. Mặt khác, pháp
luật nước ta đã đưa người dân từ thân phận tôi đòi, lệ thuộc trong xã hội cũ trở
thành người chủ trong xã hội mới. Pháp luật nước ta thực sự là pháp luật dân
chủ, bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
Vì vậy, Pháp luật nước ta không chỉ bảo vệ quyền lợi của giai cấp công
nhân mà còn bảo vệ quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động, không chỉ mang
bản chất giai cấp mà còn mang bản chất xã hội sâu sắc.
b. Pháp luật nước CHXHCNVN phản ánh đường lối chính sách của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
- ĐCSVN là đảng cầm quyền tức đảng lãnh đạo chính quyền thông quan
đường lối, chính sách. Để đường lối chính sách của Đảng đi vào cuộc sống, nhà
nước ta cụ thể hoá những đường lối, chính sách ấy thành những quy định của
pháp luật. Thông qua pháp luật, đường lối chính sách của Đảng được triển khai
cụ thể trong cả nước.
- Đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước là 2 bộ phận có
quan hệ độc lập, không thể thay thế nhau, vì vậy cần tránh 2 xu hướng:
+ Xây dựng pháp luật không dựa trên đường lối
+ Dùng đường lối thay thế cho pháp luật, hạ thấp vai trò của pháp luật
trong quản lý kinh tế đất nước.
10


c. Về tính cưỡng chế của pháp luật nước CHXHCNVN
- Pháp luật nước CHXHCNVN là hệ thống quy tắc xử sự, thể hiện ý chí

của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đọi ngũ trí thức và những người lao
động khác dưới sự lãnh đạo của Đảng, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội,
do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà
nước, trên cơ sở giáo dục và thuyết phục mọi người cùng thực hiện.
- Cũng như các kiểu pháp luật khác, pháp luật nước CHXHCNVN cũng
mang tính bắt buộc chung và dựa vào sức mạnh cưỡng chế của nhà nước nhưng
vì pháp luật nước ta thể hiện ý chí của đa số nhân dân lao đọng nên về cơ bản
được nhân dân thực hiện 1 cách tự giác. Biện pháp cưỡng chế chỉ đạt ra đối với
những người cố tình VPPL hoặc đối với những phần tử phản động, cưỡng chế đi
liền với giáo dục, thuyết phục.
2. Vai trò của pháp luật nước CHXHCNVN
a. Pháp luật thức đẩy phát triển kinh tế đất nước
- Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN với nhiều thành phần kinh tế, nhiều khuynh hướng phát triển khác nhau.
Vì thế, pháp luật là phuơng tiện hữu hiệu nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế
đang diễn ra và giữ vững định hướng XHCN.
- Là phương tiện quản lý đất nước, pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ
của cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quy định quyền tự do kinh
doanh, nộp các loại thuế…Việc pháp luật thừa nhận quyền tự do kinh doanh của
công dân chính là để phát huy tiềm năng của xã hội, làm cho mọi công dân phát
huy đầy đủ khả năng, điều kiện của mình để thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.
b. Pháp luật là cơ sở để giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn
xã hội
- Pháp luật có những quy định về bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội, hướng dẫn công dân xử sự đúng pháp luật.
11


- Pháp luật cũng có quy định nghiêm cấm mọi hành vi gây mất ổn định
trật tự an toàn xã hội, xâm hại đến lợi ích của nhân dân, xã hội.

c. Pháp luật là phương tiện đảm bảo thực hiện nền dân chủ XHCN,
đảm bảo lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo cồn bằng xã hội.
- Pháp luật quy định những quyền dân chủ cơ bản của công dân: công
dân đến độ tuổi quy định có quyền bầu cử, ứng cử và các cơ quan quyền lực nhà
nước, công dân có quyền bàn bạc những công việc chung của đất nước, pháp luật
là công cụ boả vệ nhân dân trogn quá trình thực hiện những quyền dân chủ của
mình, chống lại mọi hành vi xâm phạm quyền làm chủ từ bộ phận cán bộ công
chức nhà nước.
- Pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, trừng trị
mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, tài sản, quyền sở hữu của công dân.
- Pháp luật còn thực hiện công bằng xã hội: tạo điều kiện cho mọi dân
tộc, tôn giáo, thành phần dân tộc ở các vùng miền khác nhau được học tập, lao
động, hưởng thụ các thành tựu phát triển khoa học, văn hoá, giáo dục.
d. Pháp luật là cơ sở để hoàn thiện bộ máy nhà nước
BMNN CHXHCNVN gồm rất nhiều cơ quan khác nhau. Để bộ máy nhà
nước hoạt động có hiệu quả cần phải phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của
từng cơ quan.
3. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước CHXHCNVN.
a. Khái niệm
Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước CHXHCNVN là những tư
tưởng cơ bản, chỉ đạo bao trùm, có tính chất xuất phát điểm cấu thành bộ phận
quan trọng nhất của pháp luật, có hiệu lực pháp lý tối cao trong toàn bộ hệ thống
pháp luật Việt Nam.
b. Những nguyên tắc
- Nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
12


- Nguyên tắc dân chủ XHCN.
- Nguyên tắc nhân đạo.

- Nguyên tắc thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ.
- Nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật.
- Nguyên tắc về tính công bằng
III. PHÁP CHẾ XHCN
1.Khái niệm:
Pháp chế XHCN là nguyên tắc cơ bản nhất thông qua đónhà nước thực
hiện sự quản lý của mình đối với xã hội.
2. Những yêu cầu của pháp chế:
- Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế
- Các cơ quan Nhà nước và viên chức Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể nhân dân ,mọi công dân có nghĩa vụ thực hiện pháp luật.
- Bảo đảm và bảo vệ quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Ngăn chặn kịp thời và xử lý nhanh chóng, công minh mọi vi phạm pháp
luật.
- Không đối lập pháp chế XHCN và tính hợp lý.
3. Vấn đề tăng cường pháp chế XHCN:
- Đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật
-Tổ chức tốt công tác thực hiện pháp luật
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật.
- Kiện toàn các cơ quanquản lý nhà nước và tư pháp
F. CỦNG CỐ BÀI
Giáo viên nhấn mạnh bản chất của nhà nước, bản chất và vai trò của pháp
luật nước CHXHCNVN.
* Nhiệm vụ của sinh viên

13


Sinh viên nghiên cứu tài liệu và đọc ở nhà chương II: Quy phạm pháp
luật và thực hiện pháp luật.


14


CHƯƠNG II. QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT
A. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
Sinh viên hiểu, phân tích được:
- Khái niệm QPPL, đặc điểm, các yếu tố cấu thành QPPL
- Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật.
2. Về kỹ năng.
Hình thành cho sinh viên kỹ năng liên hệ thực tế, trong các vấn đề thực
hiện pháp luật, áp dụng pháp luật trong cuộc sống.
3. Về thái độ
Hình thành thái độ đúng đắn cho sinh viên trong việc đánh giá quá trình
thực hiện pháp luật, hiện tượng và nguyên nhân VPPL trong thực tế
B. TÀI LIỆU
- Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình pháp luật, NXB đại học sư phạm.
- Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, IX.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình.
- Nêu vấn đề
- Phát vấn
D. PHƯƠNG TIỆN
- Giáo trình, giáo án
- Máy chiếu
- Phấn, bảng
E. THỜI GIAN
15



I. Khái niệm chung về QPPL
1. Khái niệm về quy phạm pháp luật
- QPPL là các quy tắc hành vi, có tính bắt buộc chung, được biểu thị
bằng hình thức nhất đinh, do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm, nhằm
mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- QPPL là 1 loại quy phạm xã hội, tuy nhiên nó cũng có những đặc điẻm
khác với những quy phạm xã hội khác.
2. Đặc điểm của QPPl
- QPPL là những quy tắc hành vi có tính bắt buộc chung: bắt buộc tất cả
những ai nằm trong điều kiện mà QPP đã quy định. Tính bắt buộc chung của các
QPPL cũng cần được phân biệt với tính bắt buộc.
- Được thể hiện dưới hình thức xác định: không thể coi là QPPL nếu
không biết nó xuất phát từ đâu, được biểu thị chính thức trong văn bản nào. Tính
xác định phải biểu thị rõ nội dung các QPPL quy định các quy tắc hành vi và
được diễn đạt rõ ràng, chính xác để được áp dụng trong đời sống (quy phạm đạo
đưc thường không được biểu thị dưới hình thức xác định).
- Các QPPL do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do các tổ chức xã
hội được uỷ quyền quy định hay thừa nhận.
- Các QPPL được đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.
3. Vai trò và tác động của QPPL
- Là yếu tố cần thiết để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
- Là cơ sở pháp lý cho hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Là cơ sở pháp lý đối với các quyền và tự do của công dân.
* Tác động: Giáo dục tư tưởng, tác động pháp lý (tạo cho con người sự
hiẻu biết cần thiết về pháp luật, đồng thời khẳng định những trách nhiệm pháp lý
của họ).
II. Cấu thành của QPPL
16



1. Giả định
- Là phần mô tả những tình huống thực tế, khi tình huống đó xảy ra cần
phải áp dụng QPPL đã có.
- Phần giả định có nhiều phương án để lựa chọn, phần này quy định đưa
ra nhiều tình huống để xảy ra hậu quả pháp lý. Nhưng khi 1 trong những tình
huống đó đã xảy ra thì QPPL đã có hiệu lực tác động.
2. Quy định
Là phần nêu ra quy trắc xử sự buộc mọi chủ thể phải xủa sự theo khi ở
ào hoàn cảnh đã nêu trong phần giả định của quy phạm. Phần này cũng có nhiều
phương án để lựa chọn.
3. Chế tài
Là phần quy định những biện pháp tác động tới chủ thể trong trường hợp
không tuân thủ những quy định của QPPL
III. Phân loại QPPL
Căn cứ vào vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hội, các QPPL phân
thành 3 nhóm:
* Quy phạm điều chỉnh (quy phạm quy định pháp luật): Quy định quyền
và nghĩa vụ của những người tham gia trong các quan hệ xã hội. các quy phạm
này điều chỉnh hành vi hợp pháp của con người (thường bao gồm các quy định).
- Quy phạm bắt buộc
- Quy phạm phạm cấm đoán
- Quy phạm cho phép
* Quy phạm bảo vệ: xác định các biện pháp cưỡng chế mang tình nhà
nước đối với hành vi vi phạm pháp luật (nó bao gồm các chế tài).
*. Quy phạm chuyên môn
Là những quy phạm mà nội dung của chúng gồm những quy định nhằm
bảo vệ hiệu lực của các quy phạm điều chỉnh và quy phạm bảo vệ.
17



- Các quy phạm định hình tổng quan: Quy định dưới dạng tổng quát
trạng thái xác định của các quan hệ xã hội.
Điều 2 Hiến Pháp 1992: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí
thức”.
- Các quy phạm quy định khái niệm pháp lý: là quy phạm cố định pháp
lý một khái niệm pháp lý xác định nào đó
- Quy phạm tuyên bố: là những quy phạm có nội dung tuyên bố về
nhiệm vụ hay nguyên tắc pháp luật
Điều 3 HP 1992: Nhà nước đảm bảo và không ngừng phát huy quyền
làm chủ về mọi mặt của nhân dân
- Quy phạm lựa chọn: là quy phạm thiết lập trật tự chống sự xung đột cho
phép áp dụng QPPL từ một số quy phạm
- Điều 54 luật Hôn nhân và gia đình: trong trường hợp đã có hiệp định
tương trợ tư pháp và pháp lí về hôn nhân và giai đình giữa Việt Nam và nước
ngoài thì tuân theo những quy định của những hiệp định đó.
Căn cứ vào phạm trù nội dung và hình thức, phân thành: quy phạm
nộ dungg (vật chất) và quy phạm thủ tục
* Quy phạm vật chất điều chỉnh nội dung các mối quan hệ xã hội, nó là
thước đo về quyền và nghĩa vụ pháp lý.
* Quy phạm thủ tục: quy định thủ tục hoạt động của các nhà chức trách,
của các cơ quan nhà nước, quy định trình tự thực hiện quyền và nghĩa vụ của
công dân.

18


Cỏc QPPL cng cú th c phõn loi theo phm vi v khi lng

ca s tỏc ng gm: theo cỏc quy phm chung, cỏc quy phm riờng, cỏc quy
phm c bit (Hin phỏp ch bao gm nhng quy phm chung).
IV. Thc hin phỏp lut v ỏp dng phỏp lut
1. Khái niệm thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy
định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân ,
tổ chức khi tham gia vào các quan hệ pháp xã hội do pháp luật điều chỉnh.
- Hành vi là biểu hiện ra bên ngoài của ý chí con ngời, gồm:
+ Hành vi hợp pháp: là hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật
+ Hành vi bất hợp pháp: là hành vi trái với những yêu cầu của pháp luật.
Hành vi hợp pháp là biểu hiện của việc thực hiện pháp luật
2. Các hình thức thực hiện pháp luật
- Sử dụng pháp luật: là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật cho
phép, trong đó, các chủ thể chủ động sử dụng hoặc không sử dụng các quyền tự
do của mình trong khuôn khổ pháp luật, không phụ thuộc vào ý chí ngời khác.
VDụ: công dân sử dụng quyền tự do sản xuất kinh doanh thông qua việc
lựa chọn ngành, nghề, hình thức kinh doanh phù hợp với điều kiện, khả năng của
mình trong khuôn khổ pháp luật.
- Thi hành pháp luật: là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật bắt
buộc trong đó, các cá nhântích cực thực hiện các nghĩa vụ của mình.
Vdụ: ngời kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
Thanh niên từ 18 tuổi đến 25 tuổi thực hiện nghĩa vụ quan sự.
- Tuân thủ pháp luật: là hình thức thực hiện các quy phạp pháp luật cấm
đoán theo đó, các cá nhân, tổ chức không tiến hành những hành vi mà pháp luật
cấm.
3. p dng phỏp lut:

19



là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật quy định sự can thiệp của
nhà nước trong quá trình cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình.
+ Áp dụng pháp luật chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện
và được tiến hành trong các trường hợp:
* Khi các quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức chỉ có thể phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt khi có sự can thiệp của nhà nước.
* Khi có vi phạm pháp luật cần cơ quan nhà nước xử lý hoặc khi xảy ra
tranh chấp.
F. Củng cố bài: GV nhấn m ạnh KN, đặc điểm, các yếu tố cấu thành
của quy ph ạm pháp luật. Nhắc sinh viên chuẩn bị chương III. Quan hệ pháp luật

CHƯƠNG III: QUAN HỆ PHÁP LUẬT
20


A. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
Sinh viên hiểu, phân tích được:
- Khái niệm QHPL, đặc điểm, các yếu tố cấu thành QHPL
- Các căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.
2. Về kỹ năng.
Hình thành cho sinh viên kỹ năng liên hệ thực tế, liên hệ đến các quan hệ
pháp luật trong cuộc sống.
3. Về thái độ
Hình thành thái độ đúng đắn cho sinh viên trong việc thực hiện các quan
hệ xã hội theo đúng các quy định của pháp luật.
B. TÀI LIỆU
- Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình pháp luật, NXB đại học sư phạm.
- Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII, IX, X.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình.
- Nêu vấn đề
- Phát vấn
D. PHƯƠNG TIỆN
- Giáo trình, giáo án
- Máy chiếu
- Phấn, bảng
E. THỜI GIAN

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT:
21


1. Khái niệm
- Quy phạm pháp luật là loại quy tắc xử sự chung, có tính phổ biến được
nhà nước công nhận hoặc đặt ra để hướng dẫn hành vi của cá nhân, tổ chức theo
cách thức phù hợp với lợi ích của nhà nước khi họ tham gia vào các quan hệ xã
hội mà nhà nước có trách nhiệm bảo hộ.
- Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy
phạm pháp luật.
2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật
a. Quan hệ pháp luật là quan hệ mang tính ý chí
- Quan hệ pháp luật mang tính ý chí vì nó nảy sinh trên cơ sở quy phạm
pháp luật, mà quy phạm pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước.
- Một quan hệ pháp luật cụ thể chỉ xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt khi
có sự kiện pháp lí – là sự kiện mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng gắn với sự
xác lập hay chấm dứt quan hệ pháp luật.
+ Sự kiện pháp lí có thể là sự kiện tự nhiên

+ Sự kiện pháp lí có thể là hành vi theo ý chí của cá nhân
b. Quan hệ pháp luật là quan hệ có chủ thể xác định và có nội dung
cụ thể là các quyền và nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể.
c. Quan hệ pháp luật được đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của
nhà nước.
- Quan hệ pháp luật là quan hệ thể hiện ý chí của chủ thể và nhà nước
nên trong đa số các trường hợp, các chủ thể sử dụng đúng đắn các quyền và làm
đầy đủ các nghĩa vụ của mình.. Nhờ đó, họ được hưởng các lợi ích hợp pháp và
góp phần vào việc ổn định trật tự xã hội.
- Trong trường hợp các chủ thể không thực hiện đúng các quyền và
nghĩa vụ được ghi trong quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa họ thì sẽ
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
22


II. Các yếu tổ cấu thành quan hệ pháp luật
1. Chủ thể QHPL
- Là các bên tham gia QHPL
*. Năng lực chủ thể QHPL
- QHPL là quan hệ mang tính ý chí, do vậy, chủ thể của QHPL phải
được pháp luật công nhận là có năng lực chủ thể tức là có khả năng nhận thức,
có ý chí, có khả năng thể hiện và hành động theo ý chí của mình.
- Năng lực chủ thể QHPL gồm:
+ Năng lực pháp luật: là khả năng của các cá nhân, tổ chức có quyền và
nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
+ Năng lực hành vi: là khả năng của cá nhân, tổ chức bằng hành vi của
mình xác lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lí.
- Giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau:
+ 1 cá nhân nếu chỉ có năng lực pháp luật thì họ chỉ là chủ thể tiềm năng,

tức là chỉ có điều kiện cần để trở thành chủ thể QHPL.
+ Chỉ khi cá nhân, tổ chức có cả năng lực hành vi tì họ mới có đủ điều
kiện để trở thành chủ thể thực tế của QHPL
* Các loại chủ thể QHPL
- Cá nhân:
+ Năng lực pháp luật của cá nhân được hình thành và mất đi cùng với sự
sinh ra và mất đi của con người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, năng lực
pháp luật được mở rộng cùng với độ tuổi và sự pháp triển nhận thức, thể chất của
cá nhân.
+ Năng lực hành vi của cá nhân chỉ xuất hiện khi cá nhân đạt đến độ tuổi
nhất định, đạt đến một trình độ nhận thức về hành vi, hậu quả của hành vi do
mình thực hiện và phải có năng lực điều khiển hành vi đó.
23


- Tổ chức: năng lực pháp luật và năng lực hành vi của tổ chức do pháp
luật quy định. Nó xuất hiện và chấm dứt cùng với việc thành lập hay hay chấm
dứt hoạt động của tổ chức đó.
2. Nội dung QHPL - quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lí
*. Quyền chủ thể trong QHPL là khả năng xử sự của chủ thể được pháp
luật quy định và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cường chế của nhà
nước.
Trong thực tế, quyền chủ thể được thể hiện qua:
+ Thứ nhất, khả năng xử sự theo những cách thức nhất định mà pháp luật
cho phép.
+ Thứ 2, khả năng yêu cầu các chủ thể khác cùng thực hiện các nghĩa vụ
của họ
+ Thứ 3, khả năng yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các
chủ thể đã có hành vi xâm phạm đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của mình
*. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể trong QHPL

- Là cách thức xử sự bắt buộc chủ thể phải thực hiện
- Trên thực tế, nghĩa vụ pháp lý được thể hiện qua:
+ Chủ thể buộc phải thực hiện một số việc nhất định
+ Chủ thể không được làm những việc mà pháp luật cấm
Những quyền và ngiã vụ pháp lí của chủ thể được quy định trong các văn
bản QPPL hoặc trong các khoản thoả thuận do các chủ thể xác lập trong khuôn
khổ pháp luật.
3. Khách thể của QHPL
Khách thể của QHPL là những lợi ích, những mục tiêu mà chủ thể nhừm
đạt được khi tham gia QHPL. Những lợi ích này có thể là lội ích vật chất nhưng
cũng có thể là lợi ích tinh thần.

24


III. CÁC CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI CHẤM DỨT
QHPL:
• Phải có quy phạm pháp luật:
• Phải có sự kiện pháp lý:
- Sự kiện pháp lý là những tình huống, hiện tượng, quá trình xảy ra trong
đời sống có liên quan với sự xuất hiện, thay đổi và chấm dứt các quanhệ pháp
luật.
- Có nhiều loại sự kiện pháp lý khác nhau. Các quy phạm pháp luật khác
nhau ghi nhận các loại sự kiện pháp lý khác nhau. Sự kiện pháp lý biến đổi và
phát triển . Sự kiện pháp lý tồn tại đòi hỏi sự thừa nhận của nhà nước.
F. CỦNG CỐ BÀI:
GV nhấn mạnh khái niệm, đặc điểm, cấu thành của quan hệ pháp luật,
các căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấmdứt quan hệ pháp luật.

25



×