Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Một số nội dung cơ bản trong triết học Trần Đức Thảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.7 KB, 66 trang )

“ Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không
thể không có tư duy lý luận” [15- tr.489] “ Muốn nâng cao trình độ tư duy
lý luận không có cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ lịch sử triết học
thời trước”. [15- tr.489].
Phri-đrích Ăng-ghen - lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, người đã cùng Các Mác sáng
tạo ra thế giới quan mới của giai cấp công nhân đã khẳng định vai trò quan
trọng của tư duy lý luận trong việc nghiên cứu và khám phá thế giới tự nhiên
cũng như chính bản thân con người. Bởi lẽ giá trị của triết học không chỉ
dừng lại ở sự vĩ đại khi nghiên cứu về giới tự nhiên một cách toàn diện, sâu
sắc mà thông qua việc nghiên cứu đó thì tinh thần con người cũng trở nên vĩ
đại và có khả năng hợp nhất với vũ trụ. Sự hợp nhất này là lợi ích cao nhất
mà triết học mang lại cho con người. Chính vì lẽ đó mà triết học đã khẳng
định được giá trị to lớn của mình ở các nền văn minh lớn của nhân loại.
Việt Nam nằm giữa hai trung tâm triết học lớn của thế giới là Trung
Quốc và Ấn Độ. Hệ thống triết học phương Đông và phương Tây có điều
kiện truyền bá vào nước ta từ sớm. Ở thời hiện đại, do yêu cầu của việc
giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, trào lưu triết học Mác-Lênin
được truyền bá mạnh mẽ vào nước ta. Đó là những điều kiện khách quan
thuận lợi, góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển của tư duy triết
học Việt Nam.
Tư duy vốn có của dân tộc cộng với các học thuyết triết học vốn có từ
bên ngoài truyền vào đã khiến người Việt Nam từ lâu trong lịch sử đã hình
thành những tư tưởng triết học.Và nếu như Trung Quốc có Khổng Tử, Mạnh
Tử... Ở Ấn Độ có triết học Phật giáo, phương Tây có Arixtot, Platon, có
Ănghen, Lênin thì Việt Nam cũng tự hào với nền triết học thế giới vì có
Trần Đức Thảo. Vì đây là “một con người siêu việt của Việt Nam đã đành,
mà còn đáng cho nền văn hoá Pháp tự hào. Con người đó cũng có phần cấu
1



thành của chung nhân loạii” [3- tr. 2]. “Cuộc đời ông như một trích tiên
biếm trần, cốt cách của ông vững vàng như tùng bách đã dạn tuyết sương,
còn sự nghiệp ông để lại giống như loài cỏ ở thư viện Khang Thành của học
giả Trịnh Huyền thời Đông Hán (Trung Quốc) còn thơm mãi mãi. [4- tr.1].
Những di sản triết học mà ông để lại cho lịch sử tư tưởng dân tộc
cũng như kho tàng tri thức nhân loại mặc dù không nhiều nhưng đã góp
phần nâng cao tầm vóc, sức ảnh hưởng của nền triết học Việt Nam đối với
nền văn hóa thế giới. Chính vì những lý do đó, tác giả mong muốn nghiên
cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học Trần Đức Thảo để tái
hiện diện mạo tinh thần của một nhà khoa học chân chính:
“ Một số nội dung cơ bản trong triết học Trần Đức Thảo”

2


CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ GÓP PHẦN HÌNH THÀNH
TRIẾT HỌC TRẦN ĐỨC THẢO
1.1. Điều kiện khách quan:
1.1.1. Điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội
Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh
từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc
chủ nghĩa). Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết
về thị trường. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến
tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đông, biến các quốc gia
này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu,
khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc.
Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc
địa lần thứ nhất và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), chúng tiến
hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương với số vốn
đầu tư trên quy mô lớn, tốc độ nhanh.

Dưới sự cai trị của thực dân Pháp, Việt Nam đã có những biến chuyển
sâu sắc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Về chính trị, chúng tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ
máy đàn áp nặng nề. Mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan
cai trị người Pháp, từ toàn quyền Đông Dương, thống đốc Nam Kỳ, khâm sứ
Trung Kỳ, thống sứ Bắc Kỳ, công sứ các tỉnh, đến các bộ máy quân đội,
cảnh sát, toà án...; biến vua quan Nam triều thành bù nhìn, tay sai. Chúng
bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu
tranh của dân ta trong biển máu. Chúng tiếp tục thi hành chính sách chia để
trị rất thâm độc, chia nước ta làm ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng
và nhập ba kỳ đó với nước Lào và nước Campuchia để lập ra liên bang
Đông Dương thuộc Pháp, xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới. Chúng gây
chia rẽ và thù hận giữa Bắc, Trung, Nam, giữa các tôn giáo, các dân tộc, các

3


địa phương, thậm chí là giữa các dòng họ; giữa dân tộc Việt Nam với các
dân tộc trên bán đảo Đông Dương.
Về văn hóa, chúng thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây
tâm lý tự ti trong nhân dân, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan,
đồi phong bại tục. Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm
đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn
hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để
dễ bề thống trị.
Về xã hội: Dưới sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp, xã hội Việt
Nam có sự thay đổi, phân hóa sâu sắc về mặt giai cấp. Ngoài những giai cấp
trước đây trong xã hội thì nay đã xuất hiện thêm những giai cấp mới. Đó là
các giai cấp: tư sản, tiểu tư sản, địa chủ phong kiến, nông dân, công nhân.
Sự phân hóa về mặt giai cấp là một trong những yếu tố tạo nên tính chất

phức tạp của xã hội.
Trong lòng chế độ thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã hình
thành những mâu thuẫn đan xen nhau, song mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu là
mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động.
Sự thống trị, áp bức và bóc lột càng tăng thì mâu thuẫn đó càng sâu sắc, sự
phản kháng và đấu tranh vì sự tồn vong của dân tộc càng phát triển mạnh
mẽ, gay gắt về tính chất, đa dạng về nội dung và hình thức.
Như vậy: Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần tuý đã biến thành
một xã hội thuộc địa.
Đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội trên ở Việt Nam đã ảnh hưởng
không nhỏ đến quan điểm, suy nghĩ của các nhà tư tưởng đương thời. Phần
lớn tư tưởng chủ đạo trong giới trí thức lúc bấy giờ là “ sẵn sàng xếp bút
nghiên lên đường đi chiến đấu”. Một bộ phận còn lại dùng ngòi bút của
mình để phản ánh thời đại, phục vụ sự nghiệp cách mạng. Đặc điểm này
cũng là yếu tố không nhỏ tác động đến tư tưởng của Trần Đức Thảo lúc đó.
Mặc dù còn đang học tập và nghiên cứu ở nước Pháp nhưng bầu trời không
4


khí cách mạng nóng hổi trong nước đã kéo ông khỏi những suy tư trừu
tượng để trở về với mảnh đất của thực tại.
1.1.2.

Nguồn gốc tư tưởng

Những tư tưởng triết học của Trần Đức Thảo không chỉ được hình
thành từ điều kiện kinh tế, chính trị xã hội ở Việt Nam và thế giới đặc biệt là
nước Pháp lúc bấy giờ, mà một yếu tố quan trọng góp phần hun đúc nên
những tư tưởng của một nhà khoa học chân chính là những tư tưởng triết
học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, phương pháp hiện tượng luận của Husserl

và sự thâm nhập của triết học Mác vào giới trí thức lúc bấy giờ.
Tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX là sự phản ánh, đồng
thời là sản phẩm của xã hội Việt Nam đương thời. Đó là xã hội thuộc địa
nửa phong kiến dưới sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp. Những tư tưởng
triết học lúc bấy giờ thường xoay quanh nhiệm vụ cứu nước, phục vụ cho
việc tìm đường cứu nước và đồng thời đóng vai trò hoạch định đường lối
cách mạng giải phóng dân tộc. Đây cũng là thời kì văn hóa phương Tây
cùng với các trào lưu tư tưởng triết học phương Tây đã tràn vào nước ta theo
nhiều con đường khác nhau. Vấn đề này không chỉ đáp ứng yêu cầu của
phong trào cách mạng trong nước mà còn tuân theo quy luật giao lưu văn
hóa và tư tưởng giữa các quốc gia thời cận đại. Bầu không khí triết học ở
Việt Nam thời kì này trở nên sôi động hơn khi xuất hiện các khái niệm triết
học mới như biện chứng, siêu hình, vô thần, hữu thần...Đó là cuộc đấu tranh
giữa hai khuynh hướng triết học: đó là khuynh hướng triết học duy vật của
những người cộng sản do Hải Triều làm đại biểu và khuynh hướng triết học
duy tâm do Phan Khôi làm đại biểu. Cuộc đấu tranh này không tách rời công
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, và nó cũng tác động không nhỏ đến tư
tưởng của các nhà triết học lúc bấy giờ, trong đó có tư tưởng triết học Trần
Đức Thảo.
Bên cạnh đó, hiện tượng luận của Husserl cũng góp phần không nhỏ
vào việc hình thành tư duy Trần Đức Thảo, đặc biệt là tư tưởng của ông về
5


Hiện tượng luận. Có thể nói Husserl là đại biểu tiêu biểu của hiện tượng
luận với những quan niệm về phương pháp, về những giá trị của nó. Khi
nghiên cứu những tư tưởng của Hussrel về hiện tượng luận, Trần Đức Thảo
đã thấy được những giá trị quan trọng cũng như phát hiện ra những hạn chế
còn tồn tại trong quan niệm của Husserl, từ đó đưa ra quan niệm của mình
về hiện tượng luận, về phương pháp hiện tượng luận một cách khoa học.

Giá trị tư tưởng triết học Trần Đức Thảo không chỉ ở hiện tượng luận
mà quan trọng nhất là chủ nghĩa duy vật biện chứng nhân bản. Để có những
quan niệm về chủ nghĩa duy vật biện chứng nhân bản, Trần Đức Thảo đã kế
thừa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác, đồng thời bảo vệ chủ nghĩa
Mác khỏi sự công kích, xuyên tạc của các thế lực phản động.
Như vậy, bên cạnh điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa thì điều hiện
tư tưởng, đặc biệt là tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, hiện
tượng học của Husserl và chủ nghĩa Mác là một trong những yếu tố cơ bản
góp phần hình thành triết học Trần Đức Thảo.
1.2. Triết gia Trần Đức Thảo
1.2.1. Quê hương, dòng họ, gia đình
Về quê hương Trần Đức Thảo
Giáo sư Trần Đức Thảo sinh ngày 26-9-1917 tại Thái Bình, mất ngày
24-4-1993 tại Paris, thủ đô Cộng hòa Pháp, trong lúc đang công tác nghiên
cứu khoa học.
Giáo sư Trần Đức Thảo quê ở làng Song Tháp, huyện Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh. Làng Song Tháp nằm giữa cánh đồng lúa mênh mông của huyện
Từ Sơn, tiếp giáp với chân núi Sóc Sơn gắn liền với truyền thuyết Thánh
Gióng. Làng Song Tháp rất gần đồi Lim, di chỉ văn hóa quan họ nổi tiếng,
và núi Bựu gắn liền với lịch sử nhà Trần. Tiếp đến là cả vùng đồi núi huyện
Tiên Du đẹp như tranh, thủa xưa là vùng trồng đặc sản rau trái cung phụng
cho các triều vua. Con sông Ngũ Khê Huyện sau khi chảy qua năm huyện về
ôm lấy làng Song Tháp tạo vẻ đẹp nên thơ, hữu tình. Song Tháp như là nơi
6


hội tụ âm vang của tiếng hát quan họ Bắc Ninh và màu sắc của hội Lim, hội
Gióng, hội Đô.
Tỉnh Bắc Ninh, huyện Từ Sơn, trong đó có làng Song Tháp xã Châu
Khê, là một vùng văn hóa có truyền thống lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đó là cái nôi đã sản sinh dân ca quan họ, vô vàn truyện cổ tích và thần thoại
nổi tiếng như truyền thuyết Thánh Gióng, để lại âm hưởng, mầu sắc trong
truyện Tấm cám, trong bi kịch Quan âm Thị Kính - Thị Mầu. Cũng chính
cái nôi văn hóa ấy đã nuôi dưỡng và hình thành những nhà ái quốc, những
chiến sĩ cộng sản lỗi lạc như Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ. Tiếp tục truyền
thống cao đẹp hào hùng ấy, quê hương Bắc Ninh trong thời đại ngày nay đã
nuôi dưỡng, hình thành một nhân cách lỗi lạc: Trần Đức Thảo, nhà triết học
thiên tài của nhân loại, của thế kỷ XX, đã phát triển và chính xác hóa triết
học Macxít, phù hợp với thành tựu của khoa học hiện đại. Ông đã vinh danh
cho trí tuệ Việt Nam trên trường quốc tế.
Làng Song Tháp sống mãi trong ký ức Trần Đức Thảo đến tận cuối
đời. Giáo sư đã từng nói ông vẫn nhớ những năm tháng thuở nhỏ theo cha
về quê ăn tết, những mảnh nắng vàng phủ sương bay trên cánh đồng rất đẹp,
làng Song Tháp nhỏ bé nhưng đằm thắm tình người và tình họ hàng.
Về dòng họ
Dòng họ Trần ở làng Song Tháp là một dòng họ lâu đời, là trực hệ của
vua Trần Nghệ Tông. Các đời trước cụ thủy tổ, nhiều người làm quan trong
triều đại nhà Trần. Cụ thủy tổ tên là Trần Phúc Hiền, hiệu Thụ Bản, đỗ
hương cống (cử nhân) triều nhà Lê, làm quan Thái Bộc Quang Lộc trong
triều nhà Hậu Lê, tự Thiếu Khanh. Nhân một lần đi du ngọan về tỉnh Bắc
Ninh đã chọn Song Tháp làm nơi xây dựng quê hương bản quán cho hậu
thế. Từ đó cho đến thế kỷ XX, trong dòng họ nhiều người vẫn theo nho học,
nhiều người làm quan giúp dân trị nước, nhiều người làm thầy thuốc thầy
học. Ông nội Trần Đức Thảo là cụ Trần Đức Sán, cũng học chữ nho và làm
quan ở bậc hàng tỉnh, tỉnh Bắc Ninh, nhưng về hưu sớm và mất lúc trên 50
7


tuổi. Thân phụ Trần Đức Thảo là Trần Đức Tiến lúc đầu học chữ nho,
nhưng sau khi chữ nho bị bãi bỏ đã chuyển sang học chữ Pháp và quốc ngữ

ở một trường thông ngôn. Ông là người học giỏi, nhưng chỉ làm thông ngôn
một thời gian ngắn, sau đó làm bưu điện ở Đồ Sơn và Thái Bình, sau về Hà
Nội. Ông Trần Đức Tiến là một người sống bao dung độ lượng thương
người, luôn luôn khuyến khích con cháu học hành.
Ông Trần Đức Tiến là người có công khai phá làng Song Tháp. Trần
Đức Tiến còn là người đi đầu trong việc xóa bỏ các hủ tục, kêu gọi học chữ
quốc ngữ, tham gia phong trào Đông kinh nghĩa thục. Những việc làm ấy
vẫn được dân làng truyền tụng cho đến ngày nay.
Gia đình.
Cha của Trần Đức Thảo là cụ Trần Đức Tiến, người có công khai phá
làng Song Tháp, sống bao dung, độ lượng, có lòng yêu thương người và có
tinh thần yêu nước, tham gia nhiều phong trào trong đó có phong trào Đông
kinh nghĩa thục.
Bà Nguyễn Thị An, mẹ Trần Đức Thảo cũng là con nhà danh giá,
nền nếp. Hồi nhỏ Trần Đức Thảo vẫn thường được nghe mẹ hát vè Hà
Nội thất thủ và đọc thơ của Ngọc Hân Công Chúa. Bà có sự kết hợp đức
tính đôn hậu và nghiêm khắc trong dạy dỗ con cháu. Rất tự hào về dòng
họ nhà chồng, nhất là trí tuệ thông minh, bà luôn khát vọng con cái có
người nối dõi tông đường.
Ông bà Trần Đức Tiến có hai người con: Trần Đức Tảo và Trần Đức
Thảo. Trần Đức Tảo đỗ cử nhân luật có làm công chức cho chế độ thực dân
Pháp, là con rể của tổng đốc Dương Thiệu Tường, một trong những tiến sỹ
cuối cùng của triều Nguyễn. Cách mạng Tháng Tám thành công, Trần Đức
Tảo nhiệt tình tham gia hoạt động cách mạng. Trần Đức Tảo đã xây dựng
phong trào văn nghệ mới tại quê nhà để cổ động nhân dân tham gia cuộc
kháng chiến những ngày đầu chống thực dân Pháp. Đội kịch của ông đã lưu
diễn nhiều nơi trên tỉnh Bắc Ninh. Ông cũng là một trong những nhà báo
8



đầu tiên sau cách mạng Tháng Tám, rồi trở thành cán bộ của Bộ Ngoại giao,
đã hy sinh tại Thái Nguyên năm 1947, là liệt sỹ. Trần Đức Tảo có một người
con trai duy nhất là bác sỹ Trần Đức Tùng sinh năm 1947, hiện ở Thành
phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, quê hương, dòng họ, gia đình chính là một trong những
cái nôi hun đúc nên ở Trần Đức Thảo những tư tưởng triết học về con
người, về vấn đề nhân bản- một trong những vấn đề cốt lõi trong tư tưởng
triết học của ông.
1.2.2. Nhân tố chủ quan Trần Đức Thảo.
1.2.2.1. Tinh thần say mê nghiên cứu
Trần Đức Thảo không chỉ là người luôn sẵn sàng chiến đấu cho nền
độc lập của dân tộc mà ông còn là tấm gương của tinh thần say mê nghiên
cứu khoa học. Tác phẩm để lại của ông là sự đúc kết thực tiễn, là sự kế thừa
những thành tựu khoa học trước đó, là sự sáng tạo không ngừng nghỉ để tìm
ra chân lý cho thời đại, là những vấn đề xung quanh cuộc sống con người...
đơn giản nhưng sâu sắc, nó chứa đựng những trăn trở của một triết gia, của
một con người đã dành trọn cả cuộc đời của mình cho khoa học. Để có được
những thành tựu đó, bên cạnh những thuận lợi khách quan mang lại thì yếu
tố đóng vai trò chủ đạo là bản thân chủ thể phải có tinh thần yêu khoa học,
sẵn sàng hy sinh những hạnh phúc cá nhân của riêng mình để cống hiến cho
sự nghiệp nghiên cứu khoa học, sự nghiệp tìm ra những chân lý, lẽ phải. Và
Trần Đức Thảo là một tấm gương như thế- tấm gương về tinh thần say mê
nghiên cứu khoa học.
Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, ông đã thi đậu vào
trường Cao đẳng Sư phạm phố U’lm- cái nôi của các danh nhân và các nhà
khoa học nổi tiếng châu Âu khi đó. Trong những năm Chiến tranh thế giới
thứ hai, vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn, ông vẫn xuất sắc giành tấm bằng
cử nhân triết học, rồi thạc sĩ triết học với đề tài “Hiện tượng học của
Husserl” Năm 1943, 1944, ông tiếp tục theo đuổi các ý đồ khoa học của
9



mình và viết luận án tiến sĩ. Trong quá trình nghiên cứu ông đã đến với hiện
tượng học tinh thần của Hêghen và tiếp cận với lập trường Mácxit.
Trong bối cảnh chính trị phức tạp thời kì “ chiến tranh lạnh”, sự ấu trĩ
và lối nghĩ cơ hội của một số kẻ xấu bụng đã vô tình đẩy ông ra khỏi giảng
đường. Nhưng đúng với tố chất của một hiền nhân Đông phương, ông vẫn
ung dung, tự tại, chấp nhận hình thức “ cải tạo tư tưởng” một thời gian sau
đó lại say sưa với công việc mới- công việc biên dịch tại nhà xuất bản Sự
thật. Ông tiếp tục nghiên cứu, dịch và hiệu đính lại các tác phẩm của MácĂnghen, viết bài, in sách ở nước ngoài và cộng tác thường xuyên với một số
tạp chí Pháp.
Từ khi rời Pháp về Việt Bắc, triết gia đã nhận công tác tại văn phòng
Tổng Bí thư rồi ủy viên Ban Văn- Sử- Địa, phó Giám đốc Đại học Sư phạm
Văn khoa, chủ nhiệm khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chuyên
viên cao cấp nhà xuất bản chính trị Quốc gia. Trong quá trình công tác, ông
vẫn tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu của mình.
Ông đã sống và làm việc bằng trái tim và khối óc của một người cộng
sản. Mặc dù ở gác ba của căn nhà ở dãy nhà B khu tập thể Kim Liên, cuộc
sống thiếu thốn, cơ hàn trong sinh hoạt nhưng ông vẫn không từ bỏ sự
nghiệp nghiên cứu khoa học của mình. Ông vẫn tiếp tục nghiên cứu về
Hêghen, về hiện tượng học, về chủ nghĩa Mác để đưa ra những tư tưởng mới
mẻ, sâu sắc. Trong một bài viết của mình, Phùng Quán đã kể lại rằng, vì
Giáo sư Trần Đức Thảo quá say mê nghiên cứu mà đã để cháy một nồi cơm
làm bằng xoong nhôm. Mặc dù khói tuôn ra mọi ngách cửa nhưng “ lạ lùng
nhất là thấy Thầy đang đứng bên cửa sổ, giữa đám khói, hai tay vung vẩy,
miệng lẩm bẩm độc thoại như đang trình bày một vấn đề gì đó với đám
đông vô hình trước mặt” [33- tr.1]. Khi được Phùng Quán hỏi về đám cháy
thì Trần Đức Thảo “ gỡ cặp kính ra khỏi mắt lau lau vào vạt áo và nói:
Mình đang chú giải một chương hết sức lý thú và quan trọng trong toàn bộ


10


trước tác của Hêghen. Rồi Thầy lại ngồi luôn vào bàn viết như không còn
nhớ gì đến vụ hỏa hoạn chết người suýt nữa xảy ra”[33- tr.2]
Nhận xét về tinh thần say mê nghiên cứu, tinh thần đam mê khoa học
của Trần Đức Thảo, người vợ của ông- bà Nguyễn Thị Nhất đã khẳng định “
Cuộc sống của ổng giản dị và khiêm nhường lắm. Ông ấy rất đặc biệt khi tư
duy, một khi ổng đã suy nghĩ điều gì thì không hề quan tâm đến những việc
xung quanh. Có lần không biết mải mê suy nghĩ điều gì để chiếc bếp nấu ăn
bốc cháy, khói nghi ngút cả mấy tầng nhà mà không hề hay biết. Hàng xóm
thấy khói xông vào dập lửa, ông vẫn chìm đắm trong suy nghĩ.”[7]
Năm đã ngoài bảy mươi tuổi, mặc dù tuổi cao sức yếu nhưng triết gia
vẫn sang Pháp để hoàn thành tác phẩm triết học Mácxit quan trọng của đời
mình: “ Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người”. Triết
gia đã trút hơi thở cuối cùng nơi đất khách quê người khi tác phẩm còn dở
dang. Điều này đã chứng minh rằng, con người ấy, nhân cách ấy vẫn luôn
luôn theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình, rằng con đường
đến với khoa học là con đường không có tuổi, không phân biệt tuổi tác. Và
cả cuộc đời của triết gia ấy đã chứng minh đầy đủ và rõ ràng điều đó.
1.2.2.2. Tinh thần yêu nước
Trần Đức Thảo sinh ngày 26/9/1917 trong một gia đình viên chức nhỏ
ở huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Năm 1935, sau khi đỗ tú tài loại ưu, ông
theo học tại trường Luật Hà Nội. Năm 1939, ông thi đỗ vào trường Đại học
Sư phạm Cao cấp phố D’Ulm. Năm 1943, ông tốt nghiệp thủ khoa nhận
được học vị thạc sĩ với luận án “ Phương pháp hiện tượng luận Husserl”.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Cách mạng tháng Tám thành
công, Trần Đức Thảo tích cực tham gia vào các hoạt động yêu nước tại
Pháp và đau đáu hướng về Tổ quốc. Ông phân phát truyền đơn ủng hộ
Việt Minh ở những quảng trường, đường phố đông người nhất Pari. Cùng

thời gian này, tổng ủy ban đại diện Việt Kiều mở một cuộc họp báo rộng
rãi. Trong cuộc họp báo này, Trần Đức Thảo trình bày về vấn đề độc lập
11


ở Đông Dương và trả lời những câu hỏi của báo giới Pháp. Trong lý lịch
của mình, triết gia viết: Một nhà báo đã đặt một câu hỏi mang tính chất
tối hậu thư rằng: “ Quân đội viễn chinh Leelecre sắp đổ bộ ở Đông
Dương- Thế thì người Việt Nam sẽ đón tiếp thế nào?”. Tôi đã trả lời “
Bằng tiếng súng”. Câu nói này chứng tỏ ông thực sự là người phát ngôn
cho độc lập và tự do của dân tộc, của 25.000 kiều dân Việt Nam trên đất
Pháp, nó đã thể hiện tinh thần sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu đến cùng
của người dân Việt Nam để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Tuy nhiên,
mấy ngày sau, mẩu đối thoại ngắn ngủi này xuất hiện trên tờ Le Monde.
Ông lập tức bị bắt rồi bị giam cầm trong nhà tù Prison de la Sente, với tội
danh “ xâm phạm an ninh nước Pháp”.
Sau khi ra tù, Trần Đức Thảo tiếp tục sự nghiệp cách mạng của mình.
Trong phần tự thuật, triết gia viết: “ Đầu năm 1945, với tư cách ủy viên
Tổng Liên đoàn người Đông Dương, tôi đã có cuộc tiếp kiến với Ngài Tổng
bí thư Maurice Thozed tại trụ sở của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng Sản Pháp. Chúng tôi đã thống nhất đường lối chung trong cuộc đấu
tranh vì các dân tộc bị áp bức, chống lại chủ nghĩa đế quốc: cuộc đấu tranh
nhằm giải phóng cho các dân tộc ấy, do những điều kiện khách quan của
thế giới đương thời sẽ nhất thiết dẫn đến chủ nghĩa cộng sản. Ngài Maurice
Thozed đã hứa rằng các tổ chức Đảng Cộng Sản Pháp sẽ có những giúp đỡ
cụ thể dành cho các tổ chức địa phương do Tổng Liên đoàn người Đông
Dương ở Pháp làm đại diện. Lời hứa này đã hoàn toàn được tôn trọng”.
Vào đầu năm 1946, Trần Đức Thảo đến gặp ông Emille Brehier, giáo
sư hướng dẫn luận án cho mình. Vị giáo sư này đã cúi gầm mặt rồi vung tay
chỉ ra cửa và thét: “ Nếu ông không yêu nước Pháp thì ông đi đi, về nước

của ông”[7]. Sau hội nghị Fontainebleau, triết gia đã tìm gặp Bác Hồ và bày
tỏ nguyện vọng trở về nước hoạt động. Hồ Chủ tịch đã đồng ý với yêu cầu
này của Trần Đức Thảo cùng với một số nhà khoa học khác như : Kỹ sư
Trần Đại Nghĩa, bác sĩ Trần Hữu Tước...
12


Năm 1951, giữa lúc cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc đang diễn
ra mọt cách khốc liệt, Trần Đức Thảo “ tung cánh chim tìm về tổ ấm”. Một
nhà trí thức siêu việt đã từ bỏ kinh thành Pari hoa lệ lại sau lưng, khước từ
mọi vinh quang và tương lai huy hoàng, từ bỏ các giảng đường, các thính
phòng triết học đang hứa hẹn cả một sự nghiệp danh giá, dùng tiền nhuận
bút cuốn sách “ Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng” để về Việt
Nam theo một lộ trình khá vòng vèo: Pari- Luân Đôn- Praha- MatxcơvaBắc Kinh- Việt Bắc để tham gia kháng chiến, đối diện với hoàn cảnh khổ
cực thiếu thốn và cái chết nhiều khi sẵn sàng chờ đón. Đây là một hành động
thể hiện tình yêu Tổ quốc cháy bỏng của một trí thức yêu nước.
Sau khi hòa bình lập lại, Trần Đức Thảo tiếp tục cống hiến cho ngành
giáo dục. Ông giữ chức Phó Giám đốc Sư phạm Văn khoa, chủ nhiệm khoa
Lịch sử rồi trở thành giáo sư lịch sử triết học của Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Những hành động và việc làm của Trần Đức Thảo đã chứng tỏ ông
không chỉ là một người trí thức mà còn là một người chiến sĩ luôn hết lòng
vì sự nghiệp cách mạng. Cả cuộc đời của ông là một tâm gương phản chiếu
tinh thần say mê nghiên cứu vì một mục tiêu cao cả không gì khác hơn
ngoài độc lập tự do cho Tổ quốc mình.
1.3. Những di sản triết học Trần Đức Thảo
Trong sự nghiệp khoa học của mình, Trần Đức Thảo đã để lại một
khối lượng tác phẩm và các bài viết khá đồ sộ, thể hiện cái nhìn chân chính
của một nhà Macxit về các phương diện như lịch sử, xã hội, con người...
Tuy nhiên, những tác phẩm đó chủ yếu được viết trong khoảng thời gian
Trần Đức Thảo sống và làm việc ở nước Pháp, cho tới thời gian sau, những

tác phẩm đó mới được dịch sang tiếng Việt và biên soạn tại Việt Nam. Do
vậy, có những tác phẩm đã được dịch và công bố nhưng cũng có những tác
phẩm chưa được công bố. Những tác phẩm đánh dấu mốc quan trọng trong
sự nghiệp sáng tác của Trần Đức Thảo có thể kể đến:

13


Tháng 2 năm 1946: Từ trong xà lim của nhà tù, Trần Đức Thảo đã
viết bài báo “ Về Đông Dương” phản đối thực dân Pháp trở lại xâm lược
Đông Dương, khẳng định quyết tâm giành độc lập của nhân dân các nước
Đông Dương.
Cũng trong thời gian trên, Trần Đức Thảo đã viết tác phẩm nổi
tiếng “ Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng”. Đây là tác
phẩm được các nhà triết học Pháp và thế giới đánh giá rất cao, được dịch
ra nhiều thứ tiếng.
Năm 1948, Trần Đức Thảo đăng bài báo nổi tiếng “ Nội dung và
thực chất của hiện tượng luận tinh thần” . Bài báo này nêu những quan
điểm khác hoàn toàn với Kojeve về Hiện tượng luận tinh thần của Hêghen.
Đây là bài báo đánh dấu việc ông đã đoạn tuyệt chủ nghĩa hiện sinh để đến
với chủ nghĩa Mác.
Những năm 1954- 1970, Trần Đức Thảo viết nhiều bài báo đăng -trên
tạp chí nghiên cứu Văn- Sử- Địa như: Nguồn gốc ý thức trong cuộc tiến
hóa của hệ thần kinh, Hạt nhân duy lý trong triết học Hêghen...
Năm 1973, Trần Đức Thảo cho xuất bản tác phẩm “ Tìm cội nguồn
của ngôn ngữ và ý thức”. Tác phẩm đã trình bày một cách cụ thể quá trình
hình thành và phát triển của ngôn ngữ. Đây là tác phẩm được tặng giải
thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ đợt I.
Năm 1975: Trần Đức Thảo đăng tác phẩm “ Từ hiện tượng luận đến
biện chứng duy vật của ý thức” trên tạp chí La Nouvelle Critique.

Từ năm 1977- 1990, ông viết hàng loạt các bài báo như: “ Động tác
chỉ trỏ như là hình thức nguồn gốc của xác thực cảm quan; Giới thiệu
nguồn gốc gien của loài người; Giới thiệu về nguồn gốc xã hội ngôn ngữ
và ý thức; Sự ra đời của ngôn ngữ; Khái niệm về loài người...
Đặc biệt vào những năm cuối đời, là khoảng thời gian Giáo sư được
Ban Bí thư Trung ương Đảng cử đi công tác tại Cộng hòa Pháp, Trần Đức

14


Thảo đã để lại những tác phẩm có giá trị to lớn về các lĩnh vực xã hội, lịch
sử, con người.... Các tác phẩm, bài báo phải kể đến như:
Sự hình thành con người
Những nghiên cứu về biện chứng học ( I, II, III)
Hạt nhân duy lý trong phép lôgic của Hêghen
Hiện tượng kép của Hêghen và Husserl.
Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng
Phương pháp hiện tượng học và nội dung hiệu quả thực tế của nó.
Giới thiệu về biện chứng của xã hội cổ đại
Lôgic của cái hiện tại sống động
Về một lôgic hình thức và biện chứng
Lý thuyết của cái hiện tại sống động như là lý thuyết về cái cá thể hóa
Lý thuyết của cái hiện tại sống động như là lý thuyết về sự kết hợp.
......
Hầu hết các tác phẩm của Trần Đức Thảo đã được công bố. Tuy nhiên
cũng có một số tác phẩm của Trần Đức Thảo chưa được công bố. Cụ thể là:
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Khái niệm vật chất
Bản chất thế giới
Vấn đề con người trong chủ nghĩa Mác- Lênin

Tính chất khoa học cách mạng của quan điểm vô sản về con người
Về khái niệm con người
Con người và xã hội
Về vấn đề phương thức sản xuất Châu Á.
....
Như vậy trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình, Trần Đức
Thảo đã cho ra đời nhiều tác phẩm, bài viết mang giá trị to lớn không chỉ có
giá trị thời đại ông đang sống mà nó còn có giá trị trong cả thời đại ngày nay.

CHƯƠNG 2:
NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT HỌC TRẦN ĐỨC THẢO
15


2.1. Quan niệm của Trần Đức Thảo về hiện tượng học
2.1.1. Khái quát về hiện tượng học.
Thuật ngữ Hiện tượng học lần đầu tiên được Lambert- nhà triết học
và khoa học tự nhiên người Đức (1728- 1777) sử dụng như một khái niệm
triết học trong tác phẩm “ Bộ công cụ mới” dùng để chỉ một trong các bộ
phận của khoa học luận đại cương- lý thuyết về cái thấy được. Dựa vào đó,
Cantơ đã đề xuất ý tưởng xây dựng hiện tượng học đại cương như là bộ môn
đứng trước siêu hình học và thực hiện nhiệm vụ mang tính phê phán là xác
nhập ranh giới của cảm giác và khẳng định tính độc lập của các phán đoán
của lý tình thuần túy. Sau đó Cantơ bổ sung thêm ý nghĩa mới cho hiện
tượng học: nó không chỉ phê phán mà còn mang ý nghĩa tích cực: là công cụ
chuyển hiện tượng và sự vận động đã thành ra kinh nghiệm.
Lúc đầu, Hêghen hiểu hiện tượng học là phần thứ nhất của triết học và
nó phải trở thành nền tảng cho các bọ môn triết học còn lại- lôgic học, triết
học tự nhiên và triết học tinh thần. Về sau Heghen hiểu hiện tượng học chỉ
là một bộ phận của triết học tinh thần và thiên về tinh thần chủ quan ông đặt

nó ở giữa tâm lý học và nhân học. Nó có nhiệm vụ nghiên cứu ý thức, tự ý
thức và lý tính.
Khái niệm hiện tượng giữ một vai trò quan trọng ở Brentano- nhà triết
học người Áo ( 1838- 1917): tri thức về con người phải do việc quan sát đời
sống tâm lý mang lại. Và cái trở nên tiếp cận được nhờ kế quả sự quan sát
đó, chính là “ hiện tượng”. Theo Brentano, ở nghĩa rộng nói chung tất cả
những gì có thể trở thành khách thể của sự xem xét khoa học đều là “ hiện
tượng” cả. Theo nghĩa đó thì có thể nói về các hiện tượng tâm lý “ bên
trong” va các hiện tượng tâm lý “bên ngoài”. Việc các hiện tượng tâm lý
vốn có sự tồn tại được nhằm tới bên trong quyết định đến sự đa dạng đặc thù
của chúng.
Sang thế kỷ XX, Husserl- nhà triết học người Đức ( 1859- 1938) đã
thổi hơi thở và ý tưởng mới vào khái niệm này và quan niệm về hiện
16


tượng học. Khái niệm hiện tượng học trở thành then chốt trong hiện tượng
học Husserl. Hướng đến truyề thống cổ đại mà sau này vẫn tiếp tục được
củng cố trong triết học cận đại, Husserl chú ý đến sự luận giải khoa học
trực quan về hiện tượng học, sự vật được xét như nó hiện ra trực tiếp
trong kinh nghiệm cảm tính cùng với các phẩm chất, các mối liên hệ của
nó. Tính hiện ra của các sự vật trong trực quan cảm tính là đối ngược với
tính “ tự thân” của chúng. Gọi triết học của mình là hiện tượng học, “
khoa học về các hiện tượng thuần túy”, Husserl đã mở rộng cách hiểu
truyền thống về hiện tượng: từ đây nó đã biểu thị không chỉ các khía cạnh
xác định của sự vật được con người tri giác mà còn là sự thống nhất
xuyên suốt, sự thay thế các trực giác, tức là những nội dung “ thuần túy”,
“ sự thống nhất” của ý thức vốn có thể được nghiên cứu ngoài mối liên hệ
có thể của chúng với thế giới vật lý hiện thực.
Hiện tượng học hiện đại là một kiểu triết học đặc thù, một trào lưu

triết học có ảnh hưởng rộng rãi trong suốt thế kỷ XX, nó đã và đang tồn tại,
phát triển như một phong trào triết học, các tư tưởng của người sáng lập ra
nó là Husserl thường xuyên thay đổi và được căn chỉnh qua một số giai
đoạn: Một là: Say mê rồi thất vọng chủ nghĩa tâm lý. Hai là: Giai đoạn vạch
thảo các ý đồ cho “ lôgic thuần túy” như là khoa học luận và phương án đầu
tiên của hiện tượng học. Ba là: giai đoạn chính xác hóa và tiếp tục xây dựng
hiện tượng học như là học thuyết về “ ý thức thuần túy” cùng các hiện tượng
của nó, về không gian và thời gian, về quy giản hiện tượng học và các thủ
thuật phương pháp hiện hiện tượng học khác. Bốn là: Giai đoạn chính xác
hóa phương án hiện tượng học – với việc vạch thảo cơ sở mới cho lôgic
học . Năm là: giai đoạn xây dựng lý luận về sự khủng hoảng của khoa học
châu Âu, thuyết thế giới sống, thuyết kiến tạo, bao gồm cả thế giới xã hội,
vấn đề triết học lịch sử.
2.1.2. Quan niệm của Trần Đức Thảo về hiện tượng học

17


2.1.2.1. Trần Đức Thảo phát hiện ra những hạn chế trong quan
niệm của Husserl về hiện tượng luận
Thứ nhất: Trong khi thừa nhận đóng góp hết sức có hiệu lực của
Husserl về cách lý giải bản chất: “Bản chất của một vật là cái yếu tố mà
thiếu nó, người ta không thể nào hình dung sự tồn tại của vật ấy”, chẳng hạn
“bản chất của màu đỏ là diện tích, vì không thể có một màu nào mà không
có diện tích”. Trong khi tán thành lập luận này về bản chất, ông vạch trần
nhược điểm không thể che đậy của Husserl là nếu như Husserl theo hiện
tượng luận triệt để thì cái bản chất cuối cùng chỉ có thể là “vật chất” với tính
cách một phạm trù triết học và khẳng định tự thân hiện tượng luận phải dẫn
tới chủ nghĩa duy vật. Đóng góp này của ông đã được thế giới triết học chấp
nhận. Như vậy là Trần Đức Thảo đến với chủ nghĩa duy vật sau khi đạt lên

đỉnh cao nhất của chủ nghĩa duy tâm thời đại này là hiện tượng luận của
Husserl, rồi lật ngược nó lại. Từ duy tâm sang duy vật chính là sự phát triển
biện chứng . Ông chuyển sang chủ nghĩa Mác do tình cảm yêu nước.
Thứ hai: Những hậu quả thực tiễn trong các phân tích của Husserl
không còn phù hợp với khung lý thuyết đã sản sinh ra chúng. Ý nghĩa, vốn
bắt nguồn từ cấp độ tiền vị ngữ, không thể là kết quả của một cái tôi siêu
nghiệm - một cái tôi cấu thành nên ý nghĩa về thế giới ở bên ngoài không
gian và thời gian, mà là kết quả của ý thức bị chôn vùi trong tiến trình hình
thành của nó trong lịch sử. Cái tôi siêu nghiệm của Husserl thực ra là ý thức
thông thường của mỗi con người ở trong kinh nghiệm thông thường của
chính anh ta. Trần Đức Thảo chỉ ra rằng, ở điểm này, Husserl đã hoàn toàn
rơi vào tương đối luận, khi ông phát biểu rằng: “người thương nhân trên thị
trường có chân lý riêng về thị trường của chính anh ta”. Tư tưởng của
Husserl về sự cấu thành nên thế giới cùng với sự suy ngẫm về những bản
chất vĩnh hằng hóa ra là chủ nghĩa hư vô - một thứ chủ nghĩa chứa đựng sự
khủng hoảng của con người phương Tây, một sự khủng hoảng mà đến lượt
nó đã sản sinh ra con người phi duy lý, con người hiện sinh, những người
18


mà tuyên bố của họ là: chỉ có một ý nghĩa về đời sống. Trần Đức Thảo nhấn
mạnh sự suy xét của Husserl cần phải được lật ngược lại, bằng cách từ bỏ
chủ nghĩa hình thức mang tính duy tâm của nó, và trên cơ sở đó xây dựng
một tính duy lý mới - dựa trên sự nhấn mạnh vào các nội dung cụ thể của
kinh nghiệm. Sự hình thành có tính chủ đích của mối quan hệ giữa ý thức và
vật chất được giải thích bằng cách dẫn chứng đến cấp độ tiền vị ngữ của sự
trải nghiệm của ý thức, được truyền tải bởi lao động của con người. “Khái
niệm sản xuất có xem xét toàn diện đến sự bí ẩn của ý thức, bởi vì đối tượng
mà lao động của con người đang tác động tới sẽ mang lại ý nghĩa cho con
người với tư cách là sản phẩm của con người”. Sự hiện thực hóa ý nghĩa rõ

ràng không gì khác hơn là sự chuyển dịch biểu tượng của hoạt động vật chất
trong quá trình sản xuất thành một hệ thống các hoạt động có ý thức, trong
đó chủ thể chiếm đoạt khách thể về mặt ý thức, nhằm tái hiện khách thể
trong ý thức của chính chủ thể. “Đây là lý do thật sự để con người, vốn
đang hiện hữu trong thế giới, kiến tạo nên thế giới trong sự mãnh liệt của
kinh nghiệm sống trải của chính hắn”. Và tính đúng đắn của sự kiến tạo như
vậy chỉ được đo lường bởi sức mạnh thực tiễn của phương thức sản xuất tạo
ra nó. Trần Đức Thảo lưu ý rằng, quá trình nhân hóa tự nhiên thông qua lao
động là cách thức mà vật chất trở nên có một đời sống, và qua đó hình thành
giá trị của con người.
Thứ ba: Trong các tác phẩm cuối đời của Husserl, ông đưa thêm vào
hiện tượng học đề tài kiến tạo và các chủ đề “ thế giới sống”. Kiến tạo được
hiểu như là sự tái lập các kết cấu của sự vật và tính sự vật, vật thể và tính
hữu hình, tinh thần và cái tinh thần thế giới như là chỉnh thể thông qua ý
thức thuần túy và các hiện tượng được quy giản của nó. Tương tự như vậy,
trên cơ sở phân tích đa chiều cạnh “ Tôi thuần túy” hiện tượng học ghi nhận
thời gian thế giới như là thuộc tính của ý thức, ghi nhận tính liên chủ thể, tức
là những “ tôi” khác thế giới của họ, sự tương tác giữa chúng.

19


Trần Đức Thảo nhận xét, lĩnh vực hiện tượng học chủ yếu chỉ có thể
là tập hợp những cái đã sống trải tạo nên đời sống riêng tư của tôi trong sự
thống nhất của dòng ý thức của tôi. Nếu còn những cái “ tôi” khác với bản
thân tôi thì hiển nhiên chúng chỉ có ý nghĩa đối với “tôi” “ ở trong bản thân
tôi”. Nói cách khác, tôi phải tạo lập những cái khác từ chính bản thân tôi, và
sự tạo lập đó cũng được đòi hỏi đối với chính ngay sự tạo lập về “ sự vật”.
Vấn đề “ kiến tạo” do đó được đặt ra thành những câu nghịch lý “ làm sao
có thể diễn ra cái tôi bên trong sự tồn tại của chính mình, lại bằng cách nào

đó có thể tạo lập “ cái khác” đúng như khi nó xa lạ, nghĩa là trao cho nó
một ý nghĩa sinh tồn đưa nó ra khỏi nội dung cụ thể của “ chính tôi” là
người cụ thể tạo lập ra nó” [20- tr 98]. Những con người bây giờ không còn
hiện ra như là các hiện tượng tâm lý dựa trên các cơ thể vật chất, con người
xuất hiện như là những chủ thể mà tôi tri giác trong kinh nghiệm hiểu biết.
Cái tôi khác là giống như tôi, chủ thể của một thế giới chỉ tồn tại bởi anh ta
và chỉ tồn tại chừng nào thế giới ấy tồn tại vì anh ta. Và đồng thời tôi cũng
hiểu rằng thế giới ấy cũng giống hệt như thế giới của tôi, chúng ta sống
trong một thế giới. Trần Đức Thảo nhận xét “ Một ý nghĩa như thế có thể
do phạm vi thực tiễn đem lại, qua thực tiễn mà chúng ta xác định thái độ
nhân cách chủ nghĩa” [20- tr. 105]. Husserl cho rằng: các tác nhân xác định
lẫn nhau bằng cách hiểu nhau. Nhưng cho dù thái độ nhân cách chủ nghĩa có
tính đặc thù đến đâu chăng nữa nó cũng không thể bỏ qua sự tồn tại của thể
xác. Việc hiểu biết những con người có liên quan tất yếu đến tri giác về cơ
thể là cơ sở phải dựa vào tri giác về ý nghĩa tinh thần. Theo Trần Đức Thảo
“ Học thuyết của Husserl thiếu một sự tạo lập về vật không quy giản được
nó thành một cái tương đương trong ý thức [20- tr 108].
Vì vậy, theo Trần Đức Thảo cần phải chú ý đến tầm quan trọng đặc
biệt mà Husserl luôn dành cho hiện tượng học về “ Vật”. Các hiện tượng
tinh thần và các cộng đồng liên chủ thể luôn được xác lập dựa trên các hiện

20


tượng tâm lý tự nhiên và đến lượt mình các hiện tượng này cũng vẫn dựa
trên các hiện thực vật chất.
Thứ tư: Trên đường đến với thế giới quan vô sản cách mạng, Trần
Đức Thảo còn nhận rõ, các phân tích hiện tượng cụ thể chỉ có thể phát huy
hết ý nghĩa của chúng và phát triển đầy đủ trong phạm vi của chủ nghĩa duy
vật biện chứng. Nếu vậy thì không phải chỉ vượt qua các luận điểm lý thuyết

của Husserl mà còn phải xét lại phương pháp của ông trong chừng mực nó
bị xơ cứng đã biến thành các công thức trừu tượng. Xét đến cùng thì học
thuyết và phương pháp của Husserl tuy là mới nhưng vẫn nằm trong khuôn
khổ của chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm. Mà theo Trần Đức Thảo: dù thế nào
đi chăng nữa lý thuyết chỉ có ý nghĩa thông qua thực tiễn, và chính những
đòi hỏi thực tiễn của công việc mô tả buộc ta phải lật nhào chủ nghĩa đó. Chỉ
có thái độ từ bỏ không thương tiếc như vậy mới dẫn đến chỗ hiểu được rằng
vấn đề lớn của thời đại chúng ta là chủ thể bằng ý niệm của tư duy truyền
thống, tôn giáo hay triết học đồng nhất nghiêm ngặt với con người hiện thực
trong thế giới này từ lâu đã được giải quyết đúng đắn trong phép biện chứng
Mácxit vốn đã xác định rằng quá trình duuy nhất có giá trị đối với việc xây
dựng các ý nghĩa đã trải nghiệm là dựa trên nền tảng các hiện thực vật chất.
2.1.2.2. Trần Đức Thảo đánh giá cao vai trò của hiện tượng học
Giáo sư Trần Đức Thảo đã từng bàn về hiện tượng học trong một tác
phẩm đầu tay gây được một tiếng vang lớn “ Hiện tượng học và chủ nghĩa
duy vật biện chứng”, đặc biệt trong phần thứ nhất mang tựa đề “ Phương
pháp hiện tượng học và nội dung hiện thực của nó”. Phần đầu của cuốn sách
này trình bày hiện tượng học một cách rất sáng sủa và dễ hiểu, giúp giới triết
học Pháp lúc đó hiểu rõ hơn về hiện tượng học. Những tác phẩm trước đây
gọi là có tính chất hiện tượng học đều ở trong một tình trạng “ hỗn mang chi
sơ” và rất khó hiểu. Mỗi triết gia như Jean- Paul Sartre hay Marcel đều có
những lối nhìn khác biệt và một lối trình bày khác nhau về hiện tượng học.
Họ bị ảnh hưởng của Max Scheler và Heidegger nhiều hơn là Husserl.
21


Chính vi vậy lối diễn tả của họ không những khó hiểu mà ngay cả phương
pháp hiện tượng hay chủ trương hiện tượng học của họ cũng mỗi người một
lối. Trong bối cảnh như vậy, cuốn sách “ Hiện tượng học và chủ nghĩa duy
vật biện chứng” của Trần Đức Thảo được công nhận là nghiêm túc và trung

thực hơn khi bàn về Husserl và hiện tượng học
Giữa làn sóng của hiện tượng học, Trần Đức Thảo đã dày công làm
chủ được tiếng Đức để nghiên cứu hiện tượng và từ đó ông đã bảo vệ thành
công luận án thạc sỹ của mình “ Phương pháp hiện tượng luận của Husserl”
và luận án tiến sỹ về hiện tượng học. Trong những tác phẩm của mình, ông
đã trình bày những quan điểm về hiện tượng học trong đó bao gồm cả những
nhận định của ông về những giá trị và hạn chế của Hiện tượng luận mà trọng
tâm là hiện tượng luận của Husserl.
Với tri thức uyên bác về triết học duy lý nói chung và hiện tượng học
tinh thần nói riêng, Trần Đức Thảo đã tìm thấy hướng phát triển và chính
xác hóa chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác. Nghĩa là Trần
Đức Thảo nhận thức sâu sắc rằng, nếu Heghel vĩ đại vì ông tổng kết hơn
2000 năm của chủ nghĩa duy tâm khách quan từ Platon đến Heghel thì
Husserl là người đã phát triển Heghel lên một cung bậc mới, nghĩa là
Husserl tiếp tục phát triển hiện tượng học tinh thần theo một hướng mới do
nhu cầu của thời đại ông đặt ra: khoa học kĩ thuật phát triển, tinh thần con
người phát triển sẽ đưa loài người đi đến bến bờ nào?
Điều quan trọng trong tư tưởng của Trần Đức Thảo là ông đã phát
hiện ra sự vĩ đại của Husserl được thể hiện trong một luận đề hết sức đặc sắc
“ Khi tư duy và vận dụng các loại hình ngôn ngữ để biểu đạt suy nghĩ của
mình,con người bắt buộc phải hướng những suy nghĩ ấy vào một đối tượng
nhất định nào đó. Con người không thể suy nghĩ và biểu đạt suy nghĩ ấy
bằng ngôn ngữ mà không có đối tượng và khái niệm”. Theo như câu nói của
ông thì một câu hỏi được đặt ra là: động lực nào đã thúc đẩy tư duy và ngôn
ngữ hướng tới đối tượng và khái niệm? Husserl đã mơ hồ nhận thấy đó phải
22


là một lực lượng vật chất. Như vậy, cái tạo ra động lực nhất thiết có phải là
nguồn gốc vật chất của nó. Nhưng thời đại mà Husserl sống, chủ nghĩa tư

bản đang phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, mâu thuẫn giữa các nước đế
quốc đẩy nhân loại vào thảm họa hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất
và lần thứ hai. Khoa học kĩ thuật bắt đầu phát triển để thỏa mãn nhu cầu của
nền sản xuất, thỏa mãn nhu cầu phát triển của trí tuệ con người, như vậy
càng làm tăng điều kiện cho giai cấp tư sản bóc lột sức lao động của nhân
dân để tạo ra giá trị thặng dư. Chính việc phát hiện ra vấn đề này trong hiện
tượng luận của Husserl mà Trần Đức Thảo đã đoạn tuyệt với chủ nghĩa hiện
sinh, kiên trì hướng hiện tượng học tinh thần trong đó có hiện tượng luận
của Husserl về phía chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Chính việc phát hiện ra điều vĩ đại trong luận điểm của Hút- xơ mà
Trần Đức Thảo đã khẳng định “ Công lao chính của hiện tượng học là triệt
để thanh toán chủ nghĩa hình thức trong chiều hướng phát triển của chính
chủ nghĩa duy tâm và đặt tất cả các vấn đề về giá trị trên mảnh đất của cái
cụ thể”. Cái cụ thể mà Trần Đức Thảo nói ở đây chính là “ những vật” trong
khẩu hiệu nổi tiếng của Husserl. Trần Đức Thảo giải thích “ vật” đó là “ tính
vĩnh cửu trong việc trực giác các bản chất” của hiện tượng học. Và đây là
con đường vượt lên hiện tượng học của chủ nghĩa Mác “ cho nên các phân
tích hiện tượng học cụ thể chỉ có thể thấy hết được giá trị của chúng và được
phát triển đầy đủ trong phạm vi của chủ nghĩa duy vật biện chứng”. Và rõ
hơn “ cái cụ thể ( trong hiện tượng học) chỉ có thể được miêu tả đúng đắn
trong vân động thực tế của các nhân tố quyết định vật chất”
Bên cạnh đó, Trần Đức Thảo còn khẳng định “ Công lao của hiện
tượng học chính là ở chỗ nó chuyển tải những khả năng giải quyết của
nhân loại. Nó có sức mạnh không chỉ vì nó có mặt trong nhiều triết học mà
nó còn gặp gỡ cả với khoa học hiện đại. Đúng như dự kiến của nhiều người
cách đây hàng thập kỉ đã khẳng định rằng nó là nguồn mạch kinh điển cho
mai sau”. Ngoài ra ông còn nói rằng “ “Ta thấy cái giá trị của hiện tượng
23



học là do việc nó đem lại cho lối diễn tả (có) phương pháp một sự chính xác
đặc biệt, và khiến ta có thể nhận ra cảm giác mới là nền tảng của tất cả mọi
ý nghĩa của chân lý. Nhưng việc chỉ theo quan điểm của mình để trừu tượng
hóa đã không cho phép hiện tượng học thấy được cái nội dung thực chất
(vật chất) của cuộc sống cảm tính. Và như thế chỉ còn lại cái “dữ kiện
(mang tinh chất) cảm tính” thuần túy, tách biệt khỏi mọi quy luật của chân
lý. Từ đây, tất cả công lao (bàn) về việc thế giới đương cấu tạo tự sụp đổ
nếu (phải) chấp nhận cái ngẫu tính cực đoan. Công việc mà hiện tượng học
đeo đuổi muốn tìm ra một sự chứng thực đầy đủ, tức một công việc giúp
triết học sau cùng (cũng) phải đi vào “con đường chắc chắn của khoa học”,
mâu thuẫn thay, lại đưa nó vào một chủ thuyết tương đối (của) cảm giác.
(Như vậy) Nhờ vào (với) hiện tượng học, cái truyền thống vĩ đại của chủ
thuyết duy ý lý trí đã tự hoàn tất qua phương cách tự tạo mình bằng cách
vất bỏ mình”. [20- tr.179].
Theo Trần Đức Thảo, hiện tượng luận Husserl là trường rộng lớn, có
thể nói là vô hạn cho các nghiên cứu mạng tính phương pháp luận, nhận
thức luận, bản thể luận, đạo đức học, thẩm mỹ học, xã hội học về mọi chủ đề
triết học thông qua việc quay trở về với các hiện tượng của của ý thức và
phân tích chúng. “Hiện tượng học được định nghĩa là thấu hiểu của ý thức
được thanh lọc bởi sự quy giản siêu nghiệm” [20- tr. 86] vì vậy mà nó giúp
khám phá bản thể thật sự của sự vật tồn tại là bản thể được kiến tạo trong
tính chủ quan siêu nghiệm. Nhưng tính độc đáo của hiện tượng học chính là
được đặt trên một quan niệm hoàn toàn mới về các quan hệ của nhận thức,
và một cách tổng quát hơn là quan hệ giữa tư duy và bản thể.
Trần Đức Thảo trong tác phẩm Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật
biện chứng đã đưa ra các nguyên tắc tiếp cận chủ yếu của hiện tượng học
Husserl. Đó là:
Thứ nhất: Nguyên lý cơ bản “ tất cả cái gì tự phô ra với chúng ta
trong trực giác một cách nguyên gốc- bằng xương bằng thịt – phải được
24



nhận thức đơn giản như nó được cho” [20- tr. 176]. Có thể khẳng định đây
là “ nguyên tắc của mọi nguyên tắc triết học”. Nó vượt ra khỏi khuôn khổ
các vấn đề riêng của lôgic học và nhận thức luận và quyết định đến cảm
hứng hiện tượng học, tóm gọn lại trong khẩu hiệu nổi tiếng “ quay trở về với
chính sự vật” [ 20- tr.111].
Thứ hai: Thực hiện sự phân tích hiện tượng học, triết học cần phải trở
thành khoa học về các bản chất, về sự tri giác các bản chất. Trần Đức Thảo
nhận xét “ Điều khá lý thú là kĩ thuật trực giác các bản chất xuất hiện nhân
một mối quan hệ quen thuộc đối với các nhà kinh nghiệm chủ nghĩa: quan
hệ giữa tổng thể với các bộ phận không thể tách rời nó, như màu sắc và bề
mặt trong đối tượng nhìn” [20- tr.32- 33]. Trần Đức Thảo đã phát hiện ra sự
độc đáo của Husserl là ở chỗ đã thấy được rằng, nếu không thể có một màu
sắc mà thiếu một bề mặt thì đó là vì có sự phụ thuộc vào bản chất của màu
sắc chỉ hiện lên trên một bề mặt, do vậy, ông khẳng định: “ Ý thức về tính
không thể xác định điều kiện của tính có thể, một định luật riêng nghiệm”.
Trực giác các bản chất quy định một hệ thống các quy luật tiên nghiệm áp
đặt cho các khoa học thực tế đòi hỏi các khoa học này phải luôn luôn phù
hợp với bản chất của đối tượng của chúng. Mà để tiến tới bản chất thì trước
hết cần phải có thái độ, tâm thế đặc thù cùng với động cơ nghiên cứu ngược
với “ thái độ tự nhiên” vốn đặc trưng cho đời sống thường nhật và cho các
nhà khoa học tự nhiên “ thực tế”. Nếu trong thái độ tự nhiên, thế giới hiện ra
như là “ thế giới của các sự vật, các giá trị, như là thế giới thực tiễn” như là
hiện thực hiện hữu, được cho trực tiếp thì về thực chất trong thái độ hiện
tượng học tính “ cho trước” của thế giới lại có vấn đề, đòi hỏi phải được
phân tích thêm nhờ kỹ thuật biến thể. Mọi vật ở tất cả các lĩnh vực tồn tại
đều là một chỉ số đối với một hệ thống những cái đã “ sống trải” trong đó nó
“ đã cho” theo những định luật tiên nghiệm. Husserl đã thừa nhận rằng “ sự
phát hiện đó đã tạo ra cho tôi một sự rung chuyển hết sức sâu sắc vì từ đó


25


×