Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

3 bước GIÚP bạn NHẬN RA CÔNG VIỆc NGÀNH NGHỀ PHÙ hợp SAU KHI RA TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.84 KB, 5 trang )

Các sinh viên năm cuối và các cử nhân mới ra trường luôn lởn vởn trong đầu một câu hỏi: Liệu
nên lựa chọn công việc, ngành nghề nào để bắt đầu con đường sự nghiệp của mình? Đây là
một câu hỏi không hề dễ trả lời, và đòi hỏi nhiều thời gian. Tuy nhiên, việc bạn bắt đầu với câu
hỏi ấy đã là một sự khởi đầu tốt, vì thậm chí nhiều sinh viên chỉ chọn đại công việc cho mình.
Việc chọn được một công việc phù hợp với sở thích, tài năng của bạn là điều hết sức quan
trọng. Và bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 3 cách thức để có thể nhận ra con đường sự nghiệp
phù hợp nhất của mình.
1. Hiểu rõ bản thân mình trong khái niệm 3 vòng tròn
“Tầm nhìn của bạn sẽ trở nên rõ ràng chỉ khi bạn nhìn vào sâu bên trong trái tim mình. Ai nhìn
ra bên ngoài, chỉ là kẻ mơ mộng; ai nhìn vào bên trong, mới là người tỉnh giấc” – Robin Sharma
Khái niệm 3 vòng tròn


Khái niệm ba vòng tròn là một khái niệm xuất hiện trong cuốn sách kinh điển về quản trị kinh
doanh Từ tốt đến vĩ đại của tác giả Jim Collins. Ông chỉ ra rằng các công ty vĩ đại có chung một
đặc điểm: họ rất kỷ luật trong việc lựa chọn ngành nghề hoạt động của mình. Họ xác định lĩnh
vực mà họ kinh doanh phải là điểm giao nhau của 3 vòng tròn: Vòng tròn thứ nhất thể hiện điều
mà họ đam mê nhất, vòng tròn thứ hai thể hiện điều mà họ có thể làm giỏi nhất, và vòng tròn
thứ ba thể hiện điều chi phối cỗ máy kinh tế của họ. Một khi đã xác định được điểm giao nha,
họ nghiêm khắc chỉ hoạt động trong ngành nghề đó, thay vì trải dài lĩnh vực kinh doanh như
nhiều tập đoàn làm. Và điều đó là một trong những lý do khiến họ trở nên vĩ đại.
Bạn có thể áp dụng khái niệm này vào việc lựa chọn ngành nghề làm việc phù hợp nhất cho
mình, bằng cách xác định điểm giao nhau của ba vòng tròn: Điều bạn đam mê nhất, Điều bạn
có thể làm giỏi nhất, và Nhu cầu xã hội.
Điều mà bạn đam mê nhất
Bạn đã tìm được thứ mà mình đam mê nhất chưa? Nếu chưa, thì một vài câu hỏi sau có thể
giúp bạn:







Những việc làm nào khiến cho tôi cảm thấy hạnh phúc ?
Trong thời gian rảnh, tôi thường dành thời gian để làm gì ?
Tôi sinh ra trên đời này với mục đích gì ?
Tôi có những thần tượng nào? Họ hoạt động trong những lĩnh vực nào?
Trong quá khứ, có lúc nào tôi đã bỏ ra hàng giờ đồng hồ để chỉ làm một việc gì đó, mà
thậm chí tôi quên cả thời gian chưa? Việc đó là việc gì?




Nếu như tôi có mọi nguồn lực trên đời này, cả về thời gian và tài chính, và tôi biết rằng
mình không thể nào thất bại, thì lúc đó tôi muốn làm những điều gì để phục vụ người



khác?
Hãy tưởng tượng rằng đây đang là sinh nhật lần thứ 80 của bạn, bạn muốn người khác



ca ngợi, ngưỡng mộ bạn vì những đóng góp gì mà bạn đã cống hiến cho cuộc sống?
Có một điều gì mà bạn sẵn sàng làm cho người khác một cách thầm lặng, không cần
người khác ca tụng, vinh danh?

Điều mà bạn có thể làm giỏi nhất
“Có rất nhiều quà tặng
Vẫn chưa được mở ra từ lúc bạn chào đời
Có những món quà được chế tác tinh xảo

Được Thượng đế ban tặng cho ta.
Và Người không ngừng nói rằng
“Những gì của ta đều thuộc về các ngươi”.
Có rất nhiều quà tặng, bạn ơi!
Vẫn chưa được mở ra từ lúc bạn chào đời.”
Hafiz
“Mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều có tài năng thiên phú; nhưng đáng tiếc là 9.999 trong số 10.000 đứa
trẻ đó đều đánh mất tài năng của bản thân một cách mau chóng khi chúng trưởng thành ” –
Buckminster Fuller
Tôi nghĩ rằng bạn có thể đã nhận ra một vài khả năng của mình. Nếu không, thì một số câu hỏi
sau có thể giúp bạn nhận ra điều ấy:


Tài năng thiên bẩm của tôi là gì ? (ví dụ như nghệ thuật, âm nhạc, giải quyết vấn đề,



lãnh đạo, giao tiếp, v.v..)
Những việc làm nào mà tôi có thể học và làm rất dễ dàng, trong khi những người khác



phải mất rất nhiều thời gian mới có thể lĩnh hội được?
Người khác hay đánh giá cao, khen ngợi, ngưỡng mộ tôi vì những tài năng nào?

Chú ý, điều bạn làm giỏi nhất không nhất thiết phải liên quan đến những gì bạn đang làm hoặc
đến ngành học của bạn. Thậm chí, điều mà bạn có tiềm năng làm nhất lại chưa được bạn khám
phá ra. Cái quan trọng là sâu bên trong, bạn cảm thấy thôi thúc vì điều ấy. Bạn có thể học ngành
tài chính, nhưng lại cảm thấy sự thôi thúc trong lĩnh vực thiết kế. Bạn có thể học bác sĩ, nhưng
sáng tác nhạc lại là điều bạn có năng khiếu nhất. Hãy lắng nghe và tin tưởng tiếng nói và sự thôi

thúc từ bên trong.
Nhu cầu xã hội


“Cả hai lối tiếp cận sứ mệnh/phi lợi nhuận và lợi nhuận/phi sứ mệnh đều không bền vững. Bạn
phải có cả hai” – Stephen R. Covey
Sau khi đã tìm được điều mà mình đam mê nhất, và có thể xác định được tiềm năng mà mình
có thể trở nên giỏi nhất, hãy tìm kiếm những công việc mà nhu cầu công việc xã hội đang cần
đáp ứng được hai điều ấy. Hãy kiên nhẫn nếu bạn chưa tìm được, vì có hàng ngàn ngành nghề,
công việc khác nhau, và thậm chí có những công việc mà bạn chưa biết. Hãy tìm kiếm càng
nhiều thông tin càng tốt, từ các nguồn khác nhau như Internet, hay những người có kinh nghiệm
(sẽ được nói đến trong mục 2). Hãy nhớ đến câu nói của Steve Jobs “Nếu bạn chưa tìm thấy nó,
hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng thỏa hiệp!”.
1. Tìm kiếm sự tư vấn từ người đi trước
“Có một con đường tắt được vẽ bởi những người đã đến nơi mà bạn muốn đến, quay lại và đưa
cho bạn tấm bản đồ với một lộ trình ít tốn kém thời gian và đau khổ hơn” – Darren Hardy.
Có một điều mà các sinh viên năm cuối hoặc các tân cử nhân rất thiếu, đó là thông tin. Có thể
sau khi xác định được đam mê và tiềm năng, có thể bạn sẽ đề ra được một vài các công
việc/ngành nghề có thể phù hợp với bạn. Nhưng mỗi công việc thực sự như thế nào, có thực sự
phù hợp với bạn không, thì bạn không thể nào biết được. Vậy bạn nên làm gì ? Câu trả lời là
bạn nên khai thác thông tin càng nhiều càng tốt về các công việc ấy, và nguồn thông tin hiệu quả
nhất chính là những người đã đi trước bạn. Hãy tìm các anh, chị đi trước, đã từng làm qua các
công việc mà bạn đang phân vân, và hỏi họ về công ty, về công việc cụ thể, về tương lai phát
triển của nó, v.v..Và sau khi bạn đã có tương đối một lượng thông tin (và loại bớt đi một số công
việc không phù hợp), bước tiếp theo bạn cần làm là…
1. Thử và sai
“Chúng ta luôn có một vài ý tưởng hay. Nhưng cách duy nhất để biết chúng có hiệu quả hay
không là thử nó” – Orson Scott Card.
“Nếu bạn không biết mình thích điều gì, hãy thử. Nhưng nếu bạn biết chắc chắn mình không
thích điều gì mà vẫn làm, thì đó là điều ngu ngốc” – Tim Ferriss, tác giả cuốn sách Tuần làm việc

4 giờ
Bạn có thể xác định ra những công việc/ngành nghề có thể phù hợp với mình, và đã hỏi sự tư
vấn từ những người đi trước, nhưng bạn chỉ có thể biết một cách rõ ràng và cụ thể nhất bằng
cách thử nó. Thời gian từ 1 – 3 năm đầu tiên sau khi bạn ra trường (và thậm chí là trước đó
nữa), là khoảng thời gian lý tưởng nhất để bạn thử và sai. Hãy nhìn vào danh sách công
việc/ngành nghề mà bạn vẫn còn phân vân sau khi đã sàng lọc sau bước 1 và 2, chọn một công
việc, và thử làm nó. Sau một thời gian (có thể là từ vài tuần, vài tháng, hoặc vài năm), nếu bạn
cảm thấy chưa thực sự phù hợp, hãy dứt khoát từ bỏ và lựa chọn công việc/ngành nghề tiếp


theo trong danh sách. Hãy tiếp tục quá trình, cho đến khi trái tim bạn cảm nhận rõ nơi nó thực
sự thuộc về. Hãy nhớ một điều quan trọng sau đây: “Khi bạn còn trẻ, cuộc sống sẽ cho bạn
một vài tờ nháp. Đừng lãng phí nó”
1. Và cuối cùng, hãy nhớ một ba bài học sau từ những con người xuất chúng
● “Nếu bạn đi theo đám đông, bạn sẽ không bao giờ đi xa hơn đám đông. Nhưng nếu bạn
đi một mình, và tìm con đường riêng của bạn, bạn sẽ có thể đến được những nơi mà
chưa ai từng đến” – Albert Einstein.
Khi bạn mới ra trường (thậm chí chưa ra trường), nhìn xung quanh, đám bạn của bạn đều tìm
được việc làm, thậm chí trong các tập đoàn lớn, và bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng, mông lung.
Hãy cứ kệ họ, dũng cảm, và kiên định đi theo con đường của bạn. Không phải bạn bè bạn,
không phải thầy cô bạn, cũng không phải ba mẹ bạn, chính bạn mới là người hiểu rõ bạn nên đi
đâu nhất. Và hãy luôn nhớ đến chú rùa trong câu truyện ngụ ngôn rùa và thỏ: với những bước đi
nhỏ, nhưng chắc chắn và đều đặn mỗi ngày, rùa mới là người chiến thắng.


“Khi bạn còn trẻ, hãy làm việc để học, đừng làm việc vì tiền” – Robert Kyosaki, tác giả bộ
sách Dạy con làm giàu.

Tiền không bao giờ nên là động cơ chính để bạn đi làm. Và khi bạn mới ra trường, điều đó lại
càng không nên. Điều bạn thiếu đó là kinh nghiệm. Do đó, hãy làm việc để có thể học hỏi nhiều

kinh nghiệm nhất, và đặt tiền vào các ưu tiên theo sau.


“Lựa chọn một công việc mà bạn yêu thích, và bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào
nữa trong đời bạn” – Khổng Tử.

Nếu bạn lựa chọn một công việc mà bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, hay chán nản, tức là
bạn đang lựa chọn để mệt mỏi, căng thẳng, chán nản 1/3 cuộc đời của mình (và sẽ còn hơn thế
nữa vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cá nhân lẫn thời gian ngủ của bạn). Do đó,
hãy lựa chọn một công việc mà ở đó bạn cảm thấy thích thú và tận hưởng. Và khi đó, bạn sẽ
không phải làm việc nữa trong suốt thời gian còn lại của cuộc đời mình.



×