Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BAI DU THI GIAO AN LIEN MON VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 14 trang )

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC: Ngữ văn 7
Tiết 29 – Văn bản: QUA ĐÈO NGANG
Bà Huyện Thanh Quan
II. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.
- Đăc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang.
- Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc - Hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
3. Thái độ
- Giáo dục HS tình yêu đối với cảnh đẹp của đất nước.
- Hiểu, yêu mến, tự hào về lịch sử, văn học dân tộc.
Vận dụng những kiến thức liên môn sau để giải quyết các vấn đề đặt ra:
Môn Ngữ văn:
+ Phân môn Tiếng Việt: Từ láy, đảo ngữ, phép đối, chơi cữ đồng âm.
+ Phân môn Tập làm văn: Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.
Môn Lịch sử:
+ Nắm được vị trí của Đèo Ngang trong giai đoạn lịch sử cuối thời Lê.
+ Bước đầu tìm hiểu về giai đoạn lịch sử: Lê - Trịnh - Nguyễn.
+ Thấy được ảnh hưởng của lịch sử đối với những sáng tác văn học đương thời.
Môn Địa lí:
+ Xác định được vị trí của Đèo Ngang trên bản đồ.
+ Giáo dục cho HS tình yêu đối với cảnh đẹp đất nước.
Môn GDCD và giáo dục kĩ năng sống
+ Liên hệ cảnh quan Đèo Ngang ngày nay.
+ Trách nhiệm và bổn phận của thế hệ trẻ hôm nay đối với di tích, cảnh quan của


đất nước.
4. Các năng lực cần đạt:
- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề.
- Năng lực quan sát, tư duy, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực trao đổi, giao tiếp
- Sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngôn ngữ.
III. Đối tượng dạy học của bài học
- 88 học sinh 3 lớp khối 7 trường THCS Thị trấn Vị Xuyên.
IV. Ý nghĩa của bài học
Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực
tiễn.
V. Thiết bị dạy học, học liệu
- Máy chiếu, sưu tầm tranh ảnh theo về Đèo Ngang.
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1


------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bước I: Ổn định tổ chức và kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. (Thời gian: 5
phút)
Câu hỏi:
H: Đọc thuộc lòng bài thơ "Bánh trôi nước" (Hồ Xuân Hương) và nêu nội dung
của bài thơ?
Dự kiến trả lời
Bài thơ "Bánh trôi nước" ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ,
đồng thơi thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ
Bước II: Tổ chức dạy và học bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - Tạo tâm thế
Thời gian
: 1 phút
Mục tiêu
: khơi gợi sự chú ý, gây hứng thú cho học sinh
Phương pháp
: thuyết trình
Kĩ thuật
: động não
- Giới thiệu bài: Trên thi đàn Việt
Nam thời Trung đại, bên cạnh một
bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương,
còn có một nữ sĩ tài danh không
kém, đó là Bà Huyện Thanh Quan. - Ghi bài
Tiết 29 - Văn bản:
Và nhắc đến bà, chúng ta không thể
QUA ĐÈO NGANG
quên được một thi phẩm đặc sắc,
vang danh một thời đó là bài thơ
"Qua Đèo Ngang".
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu tác giả - Tác phẩm
Thời gian
: 3 phút
Mục tiêu
: khơi gợi sự chú ý, gây hứng thú cho học sinh
Phương pháp
: thuyết trình
Kĩ thuật
: động não
- Gọi HS đọc chú thích trong - Đọc chú thích I/ TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

SGK/102.
1. Tác giả
- Cho HS quan sát hình ảnh:
- Quan sát

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2


------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

H: Hãy nêu những hiểu biết của
em về tác giả?
Tích hợp môn Lịch sử
- Bà Huyện Thanh Quan là bút
danh độc đáo của nhà thơ
Nguyễn Thị Hinh, quê ở làng
Nghi Tàm (nay thuộc quận Tâu
Hồ - Hà Nội). Chồng bà làm tri
huyện Thanh Quan (thuộc Thái
Bình). Bà cùng Đoàn Thị Điểm,
Hồ Xuân Hương là ba nhà thơ
nữ nổi tiếng thế kỉ XVIII - XIX.
Bà để lại 6 bài thơ Đường luật
nổi tiếng: Thăng Long thành
hoài cổ, Chiều hôm nhớ nhà,
Chùa Trấn Bắc, Qua Đèo
Ngang, ...
Tích hợp môn Lịch sử

H: Em biết gì về hoàn cảnh ra
đời của bài thơ?
- Bài thơ được viết khi bà dừng
chân ở Đèo Ngang vào lúc chiều
tà bóng xế, trên con đường rời
Bắc Hà vào kinh thành Huế để
nhậm chức "Cung trung giáo
tập" (Dạy học cho các công
chúa và cung phi ở trong cung)
theo chỉ dụ của vua Minh Mạng.

- Trình bày, - Tên thật: Nguyễn Thị
nhận xét, bổ Hinh (? - ?)
sung
- Quê ở làng Nghi Tàm
(nay thuộc quận Tâu Hồ Hà Nội)
- Là một trong số nữ sĩ tài
danh hiếm có trong xã hội
xưa.

- Trình bày

2/ Tác phẩm
- Bài thơ "Qua Đèo Ngang"
được sáng tác khi Bà Huyện
Thanh Quan được vua Minh
Mạng triệu vào kinh đô Phú
Xuân - Huế để nhậm chức
"Cung trung giáo tập".


HOẠT ĐỘNG 3: Đọc - Hiểu văn bản
Thời gian
: 25 phút
Mục tiêu
: khơi gợi sự chú ý, gây hứng thú cho học sinh
Phương pháp
: thuyết trình, thảo luận
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3


------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Kĩ thuật
: động não
- Hướng dẫn đọc:
+ Giọng chậm rãi, thể hiện
được nỗi buồn sâu lắng của - Lắng nghe
tác giả.
+ Đọc đúng nhịp: 4/3 hoặc
2/2/3. Riêng câu thơ thứ 7
được với nhịp 4/1/1/1.
- GV đọc mẫu.
- Gọi 2 HS đọc.
- Cho HS quan sát tranh:
- Nghe GV đọc
- Đọc, nhận xét
- Quan sát


II/ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc - Giải thích từ khó
a/ Đọc

b/ Từ khó: SGK/102/103

H: Dựa vào kiến thức về địa
lý, lịch sử ... hãy trình bày
những hiểu biết của em về
Đèo Ngang?
- Suy nghĩ trả lời
- GV dùng kiến thức Địa lí
kết hợp trình chiếu sile tiếp
có dùng hình ảnh bản đồ để
giới thiệu vị trí địa lí của
Đèo Ngang trên bản đồ Việt
Nam.
Tích hợp kiến thức Địa lý:
Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, phân cách địa giới hai tỉnh Hà Tĩnh và
Quảng Bình là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân làm
thơ về Đèo Ngang như Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến nhưng được nhiều người
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4


------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

biết và yêu thích nhất vẫn là bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan, một
trong những đặc trưng tiêu biểu của thể thất TNBC Đường luật.

Tích hợp kiến thức Lịch sử:
- Theo sử cũ, tên gọi Đèo Ngang xuất hiện dưới thời vua Lê Đại Hành (9801005). Năm 1500, Hoành Sơn - Đèo Ngang là ranh giới giữa Đàng Trong - Đàng
Ngoài. Khi Quang Trung Nguyễn Huệ thống nhất đất nước, Đèo Ngang là cửa
ngõ của trục đường bộ Bắc - Nam.
- Năm 1833, vua Minh Mạng cho xây Hoành Sơn Quan trên đỉnh Đèo Ngang,
cao 4m, phía trên đắp nổi 3 chữ: “Hoành Sơn Quan”. Năm 1838, thắng cảnh Đèo
Ngang được khắc vào Huyền đỉnh đặt tại Đại Nội - Huế.
Tích hợp phân môn Tập
làm văn
H: Bài thơ được viết theo
thể thơ nào? Thuyết trình
đặc điểm của thể thơ đó
trong bài thơ?
- GV chiếu đáp án
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú
Đường luật.
- Vần chân ở các câu
1,2,4,6,8 (tà, hoa, nhà, gia,
ta).
- Nhịp: 4/3; 2/2/3.
- Đối: căp 3-4, căp 5-6.
- Kết cấu: Đề - thực - luận kết.
+ Hai câu đề: câu 1 (phá
đề): Mở ý của đề bài; câu 2
(thừa đề): Tiếp ý phá đề để
chuyển ý vào thân bài.
+ Hai câu thực (3,4): giải
thích rõ ý của đề bài.
+ Hai câu luận (5,6): Phát
triển rộng ý của đầu bài.

+ Hai câu kết (7,8): Kết
thúc ý của đầu bài.

2. Thể thơ
- Thảo luận
nhóm, đại diện
trình bày, nhận
xét, bổ sung

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú
Đường luật.
- Vần chân ở các câu 1,2,4,6,8
(tà, hoa, nhà, gia, ta).
- Nhịp: 4/3; 2/2/3.
- Đối: căp 3-4, căp 5-6.
- Kết cấu: Đề - thực - luận kết.

3. Bố cục: 4 phần
H: Hãy chỉ ra bố cục của bài - Trình bày, nhận - Hai câu đề: Cảnh thiên nhiên
thơ? Nêu nội dung của các xét
Đèo Ngang
phần?
- Hai câu thực: H/ả con người.
- Phần luận: Tâm trạng của con
người.
- Phần kết: Tâm sự sâu kín của
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

5



------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

tác giả.
4. Phân tích
a. Hai câu đề
Bước tới Đèo Ngang ... xế tà,
- GV chiếu hai câu đề.
- Đọc hai câu đề
Cỏ cây chen đá,/ lá chen hoa.
- Thời gian: chiều tà ⇒ Gợi nỗi
H: Cảnh vật Đèo ngang - Phát hiện trả buồn man mác.
được miêu tả vào thời điểm lời
nào trong ngày? Thời điểm
đó gợi cảm giác gì?
- Cảnh vật Đèo Ngang: cỏ, cây,
H: Cảnh vật Đèo Ngang - Phát hiện trả đá, lá, hoa, cỏ.
được phác họa qua những lời
chi tiết nào?
- Cảnh vật Đèo Ngang được
phác họa bằng những nét
chấm phá nhưng vô cùng
hùng vĩ: Cỏ cây chen đá, lá
chen hoa
H: Em hiểu nghĩa của từ - Suy nghĩ trả lời
“chen” như thế nào ?
- Xen lẫn vào nhau không
ra hàng lối.
- Điệp từ "chen", hiệp vần "lá,
H: Sự lặp lại từ “chen” - Suy nghĩ trả lời đá, hoa"

trong bài thơ có sức gợi tả
⇒Tô đậm cảnh thiên nhiên um
một cảnh tượng thiên nhiên
tùm, rậm rạp, hoang sơ, hùng
như thế nào ?
vĩ nhưng vắng lặng, gợi buồn.
b. Hai câu thực
Lom khom ... tiều vài chú,
- Chiếu hai câu thực.
- Đọc bài
Lác đác ... chợ mấy nhà.
- H/ả con người: tiều vài chú,
H: Ấn tượng nổi bật của - Phát hiện trả chợ mấy nhà
cảnh vật trong hai câu thực lời
là gì ?
H: Tác giả đứng ở vị trí nào - Suy nghĩ trả lời
để quan sát cảnh tượng Đèo
Ngang ?
- Từ xa, từ bên trên mà quan
sát.
Tích hợp phân môn Tiếng
Việt: Từ láy, đảo ngữ,
phép đối
- Sử dụng từ láy: lom khom, lác
H: Những từ tượng hình nào - Phát hiện trả đác.
xuất hiện trong bài thơ? Sức lời
gợi tả của những từ tượng
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

6



------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

hình đó ?
- Lom khom: gợi tả hình
dáng vất vả, nhỏ nhoi của
người tiều phu giữa núi
rừng rậm rạp. Lác đác gợi
sự ít ỏi, thưa thớt của những
quán chợ nghèo.
H: Chỉ ra nghệ thuật đối - Thực hiện
trong hai câu thực ?

- Nghệ thuật đối: lom khom /
lác đác; dưới núi / bên sông,
tiều vài chú / chợ mấy nhà.
⇒ Cuộc sống lặng lẽ, hoang
H: Nhận xét về cuộc sống ở - Suy nghĩ trả lời vu, nhọc nhằn, vất vả.
Đèo Ngang?
⇒ Nỗi buồn man mác của lòng
H: Hai câu thực của bài thơ - Suy nghĩ trả lời người trước cảnh tượng hoang
tả cảnh nhưng đã hé mở
sơ xa lạ.
trạng thái tâm hồn nào của
nhà thơ?
- Nỗi buồn man mác của
lòng người trước cảnh
tượng hoang sơ xa lạ ⇒ Tả
cảnh ngụ tình

c. Hai câu luận
Nhớ nước ... con quốc quốc
Đọc
bài
- Chiếu hai câu luận.
Thương nhà ... cái gia gia
Tích hợp phân môn Tiếng
Việt: Phép đối, chơi chữ
đồng âm
- Đối ý: (thương nhà ... gia
Suy
nghĩ
trả
lời
H: Hãy chỉ phép đối trong
gia), đối thanh.
cặp câu luận ở các biểu
hiện:
- Đối ý.
- Đối thanh ( bằng – trắc)
- Quan sát
- Chiếu đáp án.
- Chơi chữ đồng âm: quốc
H: Ở đây còn xuất hiện cách - Suy nghĩ trả lời quốc, gia gia.
diễn đạt ẩn dụ. Hãy chỉ ra
ẩn dụ này và phân tích ?
- Mượn chuyện vua Thục
mất nước hóa thành chim
cuốc kêu hoài nhớ nước và
âm thanh của chim đa đa để

biểu lộ tâm trạng mình. Đó
là nỗi nhớ nước bồn chồn
⇒ Làm nổi rõ hai trạng thái
trong dạ.
cảm xúc nhớ nước và thương
H: Tác dụng của các biện - Suy nghĩ trả lời nhà, nuối tiếc quá khứ một thời
pháp nghệ thuật trên ?
vàng son rực rỡ.
Tích hợp môn Lịch sử
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

7


------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

H: Nêu vài nét tiêu biểu về
sự phát triển thịnh vượng
của nước ta dưới thời Lê?
H: Nêu vài nét tiêu biểu về
sự suy thoái, mục nát của xã
hội nước ta thời nhà
Nguyễn?
- GV: Đó là niềm nuối tiếc
về một thời vàng son, thịnh
vượng của triều đại nhà Lê
và thái độ bất mãn với chế
độ phong kiến nhà Nguyễn
suy thoái, chiến tranh ... lúc
bấy giờ.

- Chiếu hai câu kết.

- Thảo
nhóm

luận

- Thảo
nhóm
- Nghe

luận

d. Hai câu kết
Dừng chân ... trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
- Đọc hai câu kết - Toàn cảnh Đèo Ngang: trời,
non, nước ⇒ Không gian mênh
- Phát hiện trả mông, xa lạ, tĩnh vắng.
lời

H: Toàn cảnh vật Đèo
Ngang hiện lên như thế nào
trong ấn tượng thị giác của
tác giả ? Đó là một ấn tượng
về không gian như thế nào ?
H: Giữa không gian ấy, con
người lặng lẽ một mình đối
mặt với nỗi cô đơn. Lời thơ - Phát hiện trả
nào cực tả nỗi cô đơn này ? lời

H: Em hiểu như thế nào là
tình riêng ta với ta? Tình
riêng ấy là gì ?
- Suy nghĩ trả lời

- Một mảnh tình riêng ta với ta:
Tâm sự sâu kín, một mình biết,
một mình hay.

- Tình thương nhà, nỗi nhớ
nước da diết, âm thầm, lặng lẽ.
Một nỗi buồn cô đơn gần như
tuyệt đối của tác giả.
5. Tổng kết
a. Nghệ thuật
H: Từ phân tích trên, hãy
- Sử dụng thể thơ TNBC
rút ra giá trị nghệ thuật và
Đường luật điêu luyện, mẫu
nội dung của bài thơ?
- Khái quát nghệ mực.
thuật, nội dung - Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc
của bài thơ.
sắc.
- Sử dụng phép đối hiệu quả.
- Sáng tạo trong sử dụng từ láy,
phép đảo ngữ, lối chơi chữ
đồng âm.
b. Nội dung
- Tạo bức tranh Đèo Ngang

hoang sơ, heo hút, thấp thoáng
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

8


------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

sư sống.
- Bộc lộ tâm trạng khắc khoải
nhớ nước thương nhà và nỗi
buồn cô đơn thầm lặng của tác
giả.
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn luyện tập
Thời gian
: 3 phút
Mục tiêu
: khơi gợi sự chú ý, gây hứng thú cho học sinh
Phương pháp
: thảo luận nhóm
Kĩ thuật
: thảo luận nhóm
- Chiếu BT1.
- Đọc bài tập
III/ LUYỆN TẬP
H: Tìm hàm nghĩa của cụm - Thảo luận Bài tập 1/104
từ "ta với ta"?
nhóm, làm vào - Hàm nghĩa của cụm từ "ta với
phiếu học tập. ta":
Đại diện trình + Ta thứ nhất là bản thân người

bày, nhận xét.
nói.
+ Ta thứ hai cũng chính là bản
thân người nói.
+ Ta với ta là không có ai khác,
chỉ có một mình nhà thơ
⇒Bộc lộ sự cô đơn gần như
tuyệt đối của nhà thơ trước
không gian mênh mông, bát
H: Viết một đoạn văn (6-8 - Viết đoạn văn, ngát của Đèo Ngang.
câu) cảm nghĩ về bài thơ trình bày, nhận
"Qua Đèo Ngang" của Bà xét, bổ sung
Huyện Thanh Quan.
HOẠT ĐỘNG 5: Vận dụng
Thời gian
: 5’
Mục tiêu
: đánh giá chung về giá trị văn bản
Phương pháp
: vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình
Kĩ thuật
: động não
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
Tích hợp môn GDCD và giáo
Tích hợp môn
dục kĩ năng sống
GDCD và giáo
H: Em biết gì về Đèo Ngang hôm dục kĩ năng sống

nay?
- 4 nhóm thảo
Thắng cảnh Đèo Ngang từng là luận, đại diện trình
vùng đất hiểm yếu, được mệnh bày
danh là bức trường thành phía
Nam của mảnh đất Đại Việt.
Không chỉ có cảnh đẹp sơn thủy
hữu tình, Đèo Ngang còn giữ vai
trò quan trọng trong việc hình
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

9


------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

thành các miền khí hậu Việt Nam.
So với đèo Hải Vân, Đèo Ngang
thua kém về mức độ hiểm trở,
nhưng hơn hẳn về vẻ thơ mộng.
Chính vì vậy, trong chuyến hành
trình của nhiều người, Đèo Ngang
vẫn là địa chỉ khó quên. Vẻ đẹp
của thiên nhiên cùng với những
câu chuyện lịch sử đã đi và huyền
thoại càng làm cho Đèo Ngang trở
nên cuốn hút và có chút gì đó bí ẩn
thôi thúc những con tim lữ khách
tìm đến với Đèo Ngang.
H: Từ đó, thế hệ trẻ chúng ta cần

có trách nhiệm và bổn phận gì đối - Rút ra bài học về
với di tích, cảnh quan của đất bảo vệ môi trường,
nước?
cảnh quan
- Bảo vệ, gìn giữ, phát huy và tôn
tạo vẻ đẹp của di tích, thắng cảnh
Đèo Ngang nói riêng và những di
tích, thắng cảnh trên đất nước ta
nói chung.
- Sống thân thiện và gần gũi với
môi trường, cảnh quan thiên nhiên
xung quanh ta.
- GV chiếu hình ảnh đèo Ngang
ngày nay

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 10
--


------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đèo ngang - Ngày nay
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 11
--


------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bước IV: Củng cố - bổ sung
- GV cho HS vẽ sơ đồ tư - Trình bày

duy khái quát nội dung bài
học.

Bước V: Giao bài, hướng dẫn, chuẩn bị bài về nhà: 1phút
- Học thuộc bài thơ và ghi nhớ những nét chính về nội dung và nghệ thuật.
- Làm bài tập phần luyện tập và bài tập trong SBT.
- Chuẩn bị bài “Bạn đến chơi nhà”: đọc bài và trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong
SGK.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Quá trình kiểm tra đánh giá chính là câu trả lời của học sinh trong tiết học
chính khóa, phần luyện tập viết đoạn văn cảm nghĩ về bai thơ "Qua Đèo Ngang",
trong việc kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút, các em đều nắm vững nội dung kiến
thức đã học.
8. Các sản phẩm của học sinh:
* Khi dạy bài này, tôi thấy 100% học sinh đã nắm bắt được những kiến
thức cơ bản của bài học. Biết trình bày đoạn văn cảm nhận về bài thơ. Biết yêu
thiên nhiên và có ý thức bảo vệ cảnh quan, môi trường thiên nhiên của đất nước.
Một số đoạn văn của HS cảm nhận về bài thơ "Qua Đèo Ngang" của HS:
a/ Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời
đại xưa. Bài thơ "Qua đèo Ngang" của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.
Bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật rất chặt chẽ về vần, luật nhưng bài thơ
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 12
--


------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn
trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ. Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang
sơ, chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau u tùm,rậm rạp. Sự sống của con người

có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt, ít ỏi "tiều vài chú","chợ mấy nhà" làm cho
cảnh vật hoang sơ, vắng lặng hơn. Đứng trước cảnh như thế trong không gian
chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm
cho tâm trạng buồn, cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm.
Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của
tác giả. (Vũ Thạch Thảo - Lớp 7A)
b/ Đọc bài thơ, chúng ta hiểu tâm trạng Bà Huyện Thanh Quan buồn, cô
đơn, hoài cổ. Mỗi câu trong bài đều có ý nghĩa biểu cảm, trĩu năng hồn người.
Tiếng chim cuốc nhớ nước, tiếng chim đa đa thương nhà cũng chính là tiếng lòng
thiết tha, da diết của tác giả nhớ về gia đình, nhớ quá khứ của đất nước. Nước và
nhà đã và đang cất lên tiếng kêu, tiếng gọi tha thiết khiến lòng người không thể
thờ ơ. Bài thơ một thời mà mãi mãi bất tử với thời gian, sống maĩ trong lòng
người đọc. (Hoàng Thị Mỹ Duyên - lớp 7B).
KẾT LUẬN
Qua bài soạn cho thấy việc vận dụng kiến thức liên môn: Lịch sử, Địa lí,
Giáo dục công dân và kĩ năng sống ... vào bộ môn Ngữ văn là vô cùng quan
trọng, giúp cho học sinh nắm được nội dung kiến thức của bài đầy đủ, toàn diện
hơn. Như vậy kiến thức liên môn giúp cho GV, HS chủ động, sáng tạo hơn trong
việc lĩnh hội tri thức trong cuộc sống cũng như giải quyết các tình huống từ thực
tế cuộc sống.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 13
--


------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 14
--




×