Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

4 điều bạn có THỂ làm KHI bị QUÁ tải, áp lực tâm lý HAY có NHỮNG cảm xúc TIÊU cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.4 KB, 3 trang )

Bạn đang cảm thấy áp lực, quá tải tâm lý, hay mang trong mình những cảm xúc “tiêu cực” như
buồn, giận, lo lắng, sợ hãi ? 4 điều sau có thể giúp cho bạn để giải tỏa những điều ấy:
1. Chấp nhận cảm xúc của mình
Tháng 6 vừa rồi, hãng phim nổi tiếng Disney đã cho ra mắt bộ phim “bom tấn” Inside Out
(Những mảnh ghép cảm xúc), được nhiều nhà phê bình đánh giá rất cao. Bộ phim kể về Riley,
một cô bé đang trong độ tuổi mới lớn và 5 cảm xúc tồn tại bên trong cô: Joy (Vui Vẻ), Sadness
(Buồn Bã), Fear (Sợ Hãi), Anger (Giận Dữ) và Disgust (Chảnh Chọe). Joy thường xuyên đóng
vai trò chủ đạo để luôn giữ Riley ở trong trạng thái hạnh phúc, nhưng Joy và những cảm xúc
khác lại không hiểu về vai trò của Sadness (Buồn Bã), người chỉ làm Riley buồn. Do đó, họ luôn
tìm cách kiểm soát, và ngăn chặn Sadness ảnh hưởng đến cảm xúc của Riley. Nhưng qua một
cuộc hành trình dài, Joy, Fear, Anger và Disgust đã hiểu tầm quan trọng của cảm xúc Buồn Bã,
vì chỉ có Buồn Bã mới có thể giúp kết nối Riley quay trở lại với gia đình của mình.
Bộ phim đã cho chúng ta một thông điệp quan trọng: tất cả những cảm xúc, kể cả những cảm
xúc bạn xem là “tiêu cực” như buồn, giận, lo lắng hay sợ hãi, đều quan trọng như nhau, và đều
cần phải được bộc lộ và thể hiện. Khi bạn “cố gắng” đè nén, chối bỏ, hay chạy trốn khỏi chúng,
chúng có thể biến mất trong một lúc, nhưng rồi sẽ sớm quay lại với một mức độ còn tệ hơn. Do
đó, lần tới khi bạn trải qua một giai đoạn áp lực, quá tải,hãy chấp nhận, dũng cảm đối mặt với
những cảm xúc “tiêu cực”, và dần dần qua đi.
Hãy nhớ bài thơ sau:
“Khi bạn buồn, hãy buồn,
Khi bạn lo lắng, hãy lo lắng,
Khi bạn sợ hãi, hãy sợ hãi,


Đừng chối bỏ cảm xúc, đừng chạy trốn cảm xúc,
Vì chúng chỉ quay lại và tệ hại hơn.
Hãy chấp nhận và đối mặt với những cảm xúc,
Và chúng sẽ biến mất.”
1.

Viết những cảm xúc ra giấy



Như đã nói, tất cả những cảm xúc đều quan trọng, và đều cần được bộc lộ và thể hiện. Thế
nhưng bạn cần phải có cách để bộc lộ và thể hiện chúng một cách hiệu quả. Nếu bạn cảm thấy
áp lực, căng thẳng, giận dữ ở công ty, mà lại “bộc lộ” chúng bằng cách về nhà trút giận lên gia
đình của bạn, thì việc đó chỉ khiến mọi việc thêm tồi tệ.
Một trong những cách hay nhất để bộc lộ và thể hiện áp lực, quá tải và những cảm xúc tồi tệ đó
là viết chúng ra trên giấy. Khi đầu óc của bạn có quá nhiều những suy nghĩ, hãy viết nó ra. Khi
trong người bạn có quá nhiều cảm xúc, hãy viết nó ra. Những suy nghĩ và cảm xúc được viết ra
không chỉ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn, mà chúng còn trở nên “hữu hình”, rõ ràng hơn
trước mắt bạn, và rồi bạn có thể xử lý chúng một cách tốt hơn. Đây cũng là cách mà Bruce Lee
(Lý Tiểu Long) xử lý những nỗi sợ hãi của mình: khi Lee cảm thấy sợ hãi một điều gì đó, ông ghi
nó ra giấy, và đốt tờ giấy đi.
Bác sĩ Daniel Amen của Đại học Y khoa Havard cũng chia sẻ như sau:
“Căng thẳng có lẽ là kẻ cướp năng lượng tinh thần lớn nhất và, theo kinh nghiệm của tôi, nguyên
nhân gây căng thẳng hàng đầu chính là những suy nghĩ tiêu cực chạy trong đầu bạn. Tôi gọi
chúng là những suy nghĩ tiêu cực tự động (ANTs: automatic negative thoughts) – những suy nghĩ
đi vào tâm trí bạn một cách tự động và phá hỏng một ngày của bạn.
Vì vậy, bất cứ khi nào bạn cảm thấy buồn, giận dữ, hồi hộp hoặc mất kiểm soát, hãy viết những
suy nghĩ tiêu cực tự động của mình ra giấy. Hãy viết chúng ra giấy, sau đó tự hỏi mình liệu
chúng có thật không. Việc viết suy nghĩ ra giấy sẽ đưa chúng ra khỏi đầu bạn. Việc thách thức
các suy nghĩ sử dụng phần não trước liên quan đến suy nghĩ để loại bỏ chúng“
1.

Cầu nguyện

Tôi muốn bạn thử nhìn lại cuộc đời mình một chút. Liệu có những khoảng thời gian nào, mà một
việc gì đó cực kỳ tồi tệ đến với bạn: như bạn bị trượt một kỳ thi, trải qua một cơn khủng hoảng
tâm lý, hay chia tay với người yêu của mình, v.v., nhưng rồi giờ đây bạn nhìn lại, bạn cảm thấy
những điều đó lại là một sự kiện tốt đẹp đến với bạn, biến bạn trở thành một người tốt hơn,
trưởng thành hơn, và bạn cảm thấy biết ơn những điều ấy ?

Vũ trụ có một kế hoạch vĩ đại cho mỗi chúng ta, mà nhiều khi chúng ta quá nhỏ bé để có thể
hiểu hết những kế hoạch đó. Một điều gì đó cực kỳ tồi tệ lại có thể là điều tốt nhất xảy ra với


bạn. Vì vậy, khi bạn trải qua một giai đoạn áp lực, quá tải, căng thẳng, hãy tin vào Vũ trụ (hay
những đấng tâm linh mà bạn tin tưởng), và hãy cầu nguyện để Vũ trụ phù hộ cho bạn. Việc tin
tưởng vào một đấng thiêng liêng, vô hình, cao hơn bản thân bạn sẽ giúp bạn cảm thấy bình tâm,
nhẹ nhõm hơn. Lần tới, khi cảm thấy quá tải, áp lực, căng thẳng, hãy cầu nguyện: “Xin Vũ trụ
(hoặc Chúa, Phật hoặc bất kỳ đấng thiêng liêng nào mà bạn tin tưởng) hãy phù hộ cho con”.
1.

Cho bản thân bạn thêm thời gian

Nhiều khi, lý do khiến bạn bị áp lực, căng thẳng, quá tải đến từ sự kỳ vọng quá mức của bạn với
bản thân mình. Bạn mong muốn bản thân mình phải trở thành một con người nào đó, hoặc đạt
được một thứ gì đó trong một khoảng thời gian không hợp lý. Và khi bạn không đạt được sự kỳ
vọng ấy, bạn cảm thấy thất vọng và quá tải.
Do đó, bạn cần hiểu rằng, bất cứ điều gì đều cần có thời gian. Để cải thiện một mối quan hệ,
bạn cũng cần phải có thời gian. Để cải thiện công việc, bạn cũng cần phải có thời gian. Để bản
thân bạn khôn lớn và trưởng thành, cũng hãy cho bản thân bạn thời gian. Lần tới, khi cảm thấy
quá tải, căng thẳng, áp lực, hãy nói với bản thân: “Xin tôi hãy cho tôi thêm thời gian để lớn”.
Tóm lại, khi cảm thấy quá tải, áp lực, căng thẳng hay có những cảm xúc tiêu cực, hãy làm 3 điều
sau:




Chấp nhận những cảm xúc của bạn, thay vì chạy trốn khỏi nó.
Viết tất cả những suy nghĩ và cảm xúc của bạn ra giấy.
Lặp đi lặp lại với bản thân 2 câu sau: “Xin Vũ trụ hãy phù hộ cho con. Xin tôi hãy cho tôi

thêm thời gian để lớn”.



×