Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Giải bài tập trang 49 SGK Vật Lý lớp 7: Sự nhiễm điện do cọ xát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.62 KB, 1 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Giải bài tập trang 49 SGK Vật Lý lớp 7: Sự nhiễm điện do cọ xát
I. Tóm tắt kiến thức Sự nhiễm điện do cọ xát
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát
- Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.
II. Hướng dẫn giải bài tập trang 49 SGK Vật Lý lớp 7: Sự nhiễm điện do cọ xát
Câu 1. Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh
khô, khi ta chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?
Bài giải: Khi ta chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau, cả lược nhựa
và tóc đều bị nhiễm điện. Do đó, tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra.
Câu 2. Khi ta thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quát điện thổi gió mạnh, sau một
thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt đặc biệt ở mép cánh quạt chém vào không
khí?
Bài giải:
- Khi ta thổi bụi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi.
- Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt
hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó. Lực hút của cánh quạt lên bụi mạnh hơn
nhiều lực đẩy của gió lên hạt bụi nên hạt bụi bám vào cánh quạt.
- Đặc biệt mép cánh quạt được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó, chỗ
mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.
Câu 3. Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn
hình tivi bằng khăn bông khô, ta vẵn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao?
Bài giải: Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô,
chúng cọ xát với khăn bông khô và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các hạt bụi vải.



×