Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Mô hình toán cho việc thiết kế mạng lưới chuỗi cung ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 169 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................................xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. xiii
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN ......................................................................................1

1.1

Tổng quan ..........................................................................................................1

1.2

Khoảng trống và vấn đề nghiên cứu ..................................................................3

1.3

Mục tiêu của luận án ..........................................................................................7

1.4

Ý nghĩa thực tiễn của luận án ............................................................................8

1.5

Phạm vi nghiên cứu của luận án: .....................................................................10

1.6

Quy trình thực hiện luận án: ............................................................................10



1.7

Bố cục của luận án ...........................................................................................12

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG ...............................15

2.1

Giới thiệu và định nghĩa về chuỗi cung ứng ....................................................15

2.2

Cấu trúc và hoạt động chuỗi cung ứng ............................................................17

2.2.1

Nhà cung cấp (Nhà CC – Suppliers – Vendors): ......................................18

2.2.2

Nhà sản xuất (Manufacturers): ..................................................................19

2.2.3

Nhà phân phối (Distributors): ...................................................................20

2.2.4


Nhà bán lẻ – đại lý (Retailers): .................................................................21

2.2.5

Khách hàng (Customers/end-users): .........................................................21

2.3

Tìm hiểu nghiên cứu về chuỗi cung ứng .........................................................23

2.3.1 Nhóm nghiên cứu không dựa trên mô hình toán (non-mathematical
model): ...................................................................................................................23
2.3.2
2.4

Nhóm nghiên cứu theo mô hình toán (mathematical model): ..................27

Khoảng trống và vấn đề nghiên cứu cho bài toán thiết kế chuỗi cung ứng: ....36

2.4.1 Lựa chọn và phân bổ nguồn lực trong bài toán thiết kế (the capacitated
facilities location in supply chain network design problems): ..............................37
2.4.2

Khoảng trống và vấn đề nghiên cứu của luận án: .....................................39

2.5 Phát triển mô hình và định hướng giải thuật cho bài toán thiết kế chuỗi cung
ứng: 44
2.5.1


Bài toán đơn sản phẩm, một thời đoạn (single product, single period) ....45

2.5.2

Bài toán đa sản phẩm, một thời đoạn (multi-product, single period) .......46
vi


2.5.3

Bài toán đơn sản phẩm, nhiều thời đoạn (single product, multi-period) ..47

2.5.4

Bài toán đa sản phẩm, nhiều thời đoạn (multi-product, multi-period) .....48

2.5.5

Định hướng mô hình cho bài toán thiết kế chuỗi cung ứng: .....................50

2.5.6

Định hướng giải thuật cho các mô hình toán: ...........................................50

2.6

Tóm tắt chương: ...............................................................................................53

CHƯƠNG 3
CUNG ỨNG


MÔ HÌNH ĐA SẢN PHẨM CHO BÀI TOÁN THIẾT KẾ CHUỖI
54

3.1

Giới thiệu mô hình 1: Mô hình đa sản phẩm, nhiều thời đoạn ........................54

3.2

Giới thiệu tập các thông số của mô hình 1.......................................................56

3.2.1

Tập các chỉ số: ...........................................................................................56

3.2.2

Tập các tham số: ........................................................................................56

3.2.3

Tập các biến quyết định: ...........................................................................57

3.3

Xây dựng mô hình lý thuyết 1: ........................................................................58

3.3.1


Hàm mục tiêu ............................................................................................58

3.3.2

Các ràng buộc ............................................................................................58

3.4

Phát triển giải thuật Lagrange cho mô hình 1 ..................................................62

3.4.1

Hiệu chỉnh mô hình 1: ...............................................................................62

3.4.2

Bài toán 1 (L1): .........................................................................................66

3.4.3

Bài toán 2 (L2): .........................................................................................66

3.5

Bộ ràng buộc thêm: ..........................................................................................66

3.5.1

Bộ ràng buộc thêm 1 .................................................................................67


3.5.2

Bộ ràng buộc thêm 2 .................................................................................67

3.5.3

Bộ ràng buộc thêm 3 .................................................................................67

3.6

Quy trình của giải thuật Lagrange: ..................................................................68

3.7

Sơ đồ giải thuật Lagrange ................................................................................70

3.8

Kiểm tra tính khả thi của mô hình 1 ................................................................71

3.8.1

Giới thiệu các bài toán: .............................................................................71

3.8.2

Mô phỏng dữ liệu: .....................................................................................72

3.8.3


Kết quả tính toán: ......................................................................................73

3.9

Những đóng góp của mô hình 1 .......................................................................74

3.9.1

Về học thuật: .............................................................................................74

3.9.2

Về quản lý: ................................................................................................75
vii


CHƯƠNG 4
MÔ HÌNH THIẾT KẾ CHUỖI CUNG ỨNG – XEM XÉT SẢN
LƯỢNG VẬN HÀNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH.......................................77
4.1 Giới thiệu mô hình 2: xem xét sản lượng vận hành của các đơn vị kinh doanh
khi được mở trong hệ thống ......................................................................................77
4.2

Giới thiệu tập các thông số của mô hình 2.......................................................80

4.2.1

Tập các chỉ số: ...........................................................................................80

4.2.2


Tập các tham số: ........................................................................................80

4.2.3

Tập các biến quyết định: ...........................................................................81

4.3

Xây dựng mô hình lý thuyết 2: ........................................................................82

4.3.1

Hàm mục tiêu ............................................................................................82

4.3.2

Các ràng buộc ............................................................................................82

4.4

Phát triển giải thuật Lagrange cho mô hình 2 ..................................................86

4.4.1

Hiệu chỉnh mô hình 2: ...............................................................................86

4.4.2

Bài toán 1 (L1): .........................................................................................89


4.4.3

Bài toán 2 (L2): .........................................................................................89

4.5

Bộ ràng buộc thêm: ..........................................................................................90

4.6

Quy trình của giải thuật Lagrange: ..................................................................90

4.7

Kiểm tra tính khả thi của mô hình 2 ................................................................92

4.7.1

Giới thiệu các bài toán: .............................................................................92

4.7.2

Mô phỏng dữ liệu: .....................................................................................93

4.7.3

Kết quả tính toán: ......................................................................................94

4.8


Những đóng góp của mô hình 2 .......................................................................98

4.8.1

Về học thuật: .............................................................................................98

4.8.2

Về quản lý: ................................................................................................99

CHƯƠNG 5
MÔ HÌNH THIẾT KẾ CHUỖI CUNG ỨNG – XEM XÉT VIỆC
CẤP HÀNG TRỰC TIẾP TỪ NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐẾN CÁC ĐẠI LÝ. ..........101
5.1 Giới thiệu mô hình 3: cho phép cấp hàng trực tiếp từ nhà máy sản xuất đến
các đại lý trong hệ thống .........................................................................................101
5.2

Giới thiệu tập các thông số của mô hình 3.....................................................103

5.2.1

Tập các chỉ số: .........................................................................................103

5.2.2

Tập các tham số: ......................................................................................104

5.2.3


Tập các biến quyết định: .........................................................................105

viii


5.3

Xây dựng mô hình lý thuyết 3: ......................................................................106

5.3.1

Hàm mục tiêu ..........................................................................................106

5.3.2

Các ràng buộc ..........................................................................................106

5.4

Giải thuật Lagrange cho mô hình 3 ...............................................................110

5.4.1

Hiệu chỉnh mô hình 3: .............................................................................110

5.4.2

Bài toán 1 (L1): .......................................................................................113

5.4.3


Bài toán 2 (L2): .......................................................................................113

5.5

Bộ ràng buộc thêm: ........................................................................................113

5.5.1

Bộ ràng buộc thêm 1 ...............................................................................114

5.5.2

Bộ ràng buộc thêm 2 ...............................................................................114

5.6

Mở rộng mô hình 3 ........................................................................................115

5.7

Quy trình của giải thuật Lagrange: ................................................................116

5.8

Kết quả tính toán cho mô hình 3 ....................................................................116

5.9

Những đóng góp của mô hình 3 .....................................................................119


5.9.1

Về học thuật: ...........................................................................................119

5.9.2

Về quản lý: ..............................................................................................120

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................121

6.1

Kết luận ..........................................................................................................121

6.2

Ứng dụng trong quản lý .................................................................................124

6.3

Kiến nghị ........................................................................................................125

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ............................................................127
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................128
PHỤ LỤC ....................................................................................................................135
Phụ lục 1A: Chương trình máy tính cho mô hình 1 ....................................................135
1A.1. Chương trình LINGO cho bài toán ban đầu của mô hình 1: ........................135

1A.2. Chương trình LINGO cho 2 bài toán nhỏ (L1) và (L2) của mô hình 1: .......136
1A.2.1. Chương trình LINGO cho bài toán 1 (L1) của mô hình 1: .......................136
1A.2.2. Chương trình LINGO cho bài toán 2 (L2) của mô hình 1: .......................138
1A.3. Chương trình chính cho giải thuật của mô hình 1: .......................................139
Phụ lục 1B: Chương trình máy tính cho mô hình 2 ....................................................145
1B.1. Chương trình LINGO cho bài toán ban đầu của mô hình 2: ........................145

ix


1B.2. Chương trình LINGO cho 2 bài toán nhỏ (L1) và (L2) của mô hình 2: .......147
1B.2.1. Chương trình LINGO cho bài toán 1 (L1) của mô hình 2: ........................147
1B.2.2. Chương trình LINGO cho bài toán 2 (L2) của mô hình 2: ........................148
1B.3. Chương trình chính cho giải thuật của mô hình 2: .......................................149
Phụ lục 1C: Chương trình LINGO cho mô hình 3 ......................................................155
Phụ lục 2: Kết quả chi tiết của các ví dụ minh họa .....................................................157
2.1. Kết quả chi tiết của ví dụ 1: .............................................................................157
2.2. Kết quả chi tiết của ví dụ 2: .............................................................................160

x


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................12
Sơ đồ 2.1: Đặc trưng của chuỗi cung ứng .....................................................................15
Sơ đồ 2.2: Ngôi nhà quản lý chuỗi cung ứng ................................................................16
Sơ đồ 2.3: Ma trận hoạch định với sự hỗ trợ của máy tính ...........................................18
Sơ đồ 2.4: Thể hiện sự tham gia của nhà cung cấp vào hệ thống .................................19
Sơ đồ 2.5: Mô hình nghiên cứu SCI ..............................................................................24
Sơ đồ 2.6: Mô hình nghiên cứu – research framework của Baihaqi và Sohal (2013) ..25

Sơ đồ 2.7: Chuỗi cung cấp phụ tùng .............................................................................26
Sơ đồ 2.8: Mô hình nghiên cứu – a research framework of SCM .................................27
Sơ đồ 2.9: Mô hình AHP cho những yếu tố trong mô hình SCOR ...............................32
Sơ đồ 2.10: Cấu trúc mạng cung ứng – Transshipment Scenario .................................37
Sơ đồ 2.11: Cấu trúc mạng cung ứng ............................................................................38
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ giải thuật Lagrange ............................................................................70

xi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp của Dickson ...............................................30
Bảng 3.1: Một số bài toán ứng dụng .............................................................................71
Bảng 3.2: Khoảng cấp phát của tập dữ liệu mô phỏng cho các thông số đầu vào ........72
Bảng 3.3: Bảng tóm tắt kết quả tính toán ......................................................................73
Bảng 4.1: Một số bài toán ứng dụng .............................................................................93
Bảng 4.2: Khoảng cấp phát của tập dữ liệu mô phỏng cho các thông số đầu vào ........94
Bảng 4.3: Bảng tóm tắt kết quả tính toán ......................................................................95
Bảng 4.4: So sánh việc mở nhà máy sản xuất của 2 ví dụ ............................................97
Bảng 4.5: So sánh việc mở tổng kho của 2 ví dụ ..........................................................98
Bảng 5.1: So sánh kết quả mở nhà máy và tổng kho giữa mô hình 2 và mô hình 3 ...118
Bảng 5.2: So sánh kết quả giá trị hàm mục tiêu giữa mô hình 2 và mô hình 3 ...........118

xii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AHP

Analytical hierarchy process – Quy trình phân tích trật tự thứ bậc


CRS

Coordination & resource sharing – Hợp tác và chia sẻ nguồn lực

GA

Genetic algorithm – Giải thuật gen

II

Information integrated – Tích hợp thông tin

MILP

Mixed integer linear programming – Quy hoạch nguyên hỗn hợp

ORL

Organizational relationship linkage – Mối liên kết quan hệ trong tổ chức

PCDM

Product chain decision model – Mô hình quyết định chuỗi hàng hóa

POS

Point of sale – Điểm bán hàng (có sự hỗ trợ của máy tính và software)

SC


Supply chain – Chuỗi cung ứng

SCM

Supply chain management – Quản lý chuỗi cung ứng

SCND

Supply chain network design – Thiết kế mạng cung ứng

SCOR

Supply chain operations reference – Mô hình vận hành chuỗi cung ứng

xiii


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan
Chúng ta biết rằng trong môi trường kinh doanh hiện đại, quản lý và vận hành chuỗi
cung ứng trở thành những chủ đề rất phổ biến trong tất cả các ngành công nghiệp,
những vấn đề liên quan ngày càng được quan tâm bởi các nhà nghiên cứu và quản lý
trong các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng. Trong bài nghiên cứu tổng quan của
Klibi và cộng sự (2010), đặc trưng của một chuỗi cung ứng có thể được xem xét như là
một liên minh, hợp tác của những nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà sản xuất, nhà
phân phối, nhà bán lẻ, và khách hàng. Như vậy, sự phối hợp, chia sẻ thông tin, nguồn

lực xuyên suốt hệ thống trong quản lý và vận hành thể hiện tính hiệu quả của doanh
nghiệp. Chia sẻ với quan điểm chuỗi cung ứng bao gồm nhiều thành tố, thì Manimaran
và Selladurai (2014) có định nghĩa tương tự đó là xem xét chuỗi cung ứng là tập hợp
gồm nhiều đơn vị kinh doanh (sets of facilities) hợp tác với nhau để đáp ứng nhu cầu
cho các đại lý, điều này nhấn mạnh cấu trúc phức tạp của hệ thống, cũng như vai trò
quản lý và điều hành để tạo nên hiệu quả chung của doanh nghiệp, quan điểm này còn
được khẳng định trong sách giáo khoa của Simchi-Levi và cộng sự (2009). Thêm vào
đó, nghiên cứu của Alfalla-Luque và cộng sự (2013) nhận định rằng, tính chất phức
tạp cũng như cấu trúc không rõ ràng nên việc quản lý mạng cung ứng tích hợp nhiều
chức năng kinh doanh bao gồm cung ứng đầu vào, tồn kho, vận tải, kinh doanh, hợp
tác với khách hàng,…luôn luôn là thách thức đối với những nhà quản lý và đầu tư. Với
nền kinh tế mở như hiện nay, việc thay đổi các đơn vị kinh doanh trong chuỗi xảy ra
thường xuyên hơn, gia tăng tính bất định trong hệ thống. Chúng ta biết rằng, trong bối
cảnh môi trường cạnh tranh gay gắt toàn cầu, quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò then
chốt trong chiến lược tồn tại và phát triển của doanh nghiệp (Chan và Qi, 2003;
Matinrad và cộng sự, 2013). Những phân tích và nhận định trên đây càng khẳng định
tầm quan trọng của quản lý và vận hành chuỗi cung ứng quyết định đến hiệu quả kinh
doanh và sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

1


Để có thể hỗ trợ tốt cho vận hành và những chiến lược dài hạn đối với hệ thống cung
ứng, trong nhiều tình huống thực tế, đặc biệt là bài toán lựa chọn và phân bổ nguồn lực
(đơn vị kinh doanh) khi xây dựng hệ thống (specializing in capacitated facilities
location problems) (Babazadeh và cộng sự, 2013), mạng cung ứng nên được xem xét
một cách nghiêm túc ngay từ những bài toán thiết kế ban đầu. Theo khẳng định trong
nghiên cứu của Klibi và cộng sự (2010) thì một trong những ảnh hưởng của bài toán
thiết kế hệ thống đến doanh nghiệp đó là vấn đề thiết kế sẽ ảnh hưởng đến việc vận
hành lâu dài và ổn định của doanh nghiệp, nên việc chọn lựa những đơn vị kinh doanh

nào để mở trong hệ thống cũng được xem xét một cách cẩn thận. Hơn nữa, theo nhận
định trong nghiên cứu của Farahani và cộng sự (2014) thì thiết kế mạng cung ứng
không những xác định cấu trúc chuỗi mà còn xác định cả chi phí và hiệu quả vận hành
của hệ thống sau thiết kế. Điều này càng khẳng định trong thực tế rằng, ảnh hưởng của
bài toán thiết kế đến hiệu quả vận hành lâu dài của doanh nghiệp, những nhà quản lý
và nghiên cứu trong lĩnh vực này đã và đang nỗ lực khỏa lấp khoảng trống với nhiều
mô hình khác nhau đã được công bố. Như vậy, bài toán thiết kế chuỗi cung ứng vẫn
còn giá trị và hấp dẫn những nhà nghiên cứu cũng như quản lý và đầu tư. Ngoài ra,
chúng ta biết rằng, ngày nay những nhà quản lý cấp cao trong các công ty lớn gia tăng
sự chú ý của mình đến cấu trúc và vận hành chuỗi cung ứng của họ (điều này được
trình bày và thảo luận trong sách giáo khoa của Simchi-Levi và cộng sự, 2009). Bổ
sung thêm những nhận định trên, trong bài tổng hợp của mình về những mô hình thiết
kế mạng cung ứng, Matinrad và cộng sự (2013) đã khẳng định rằng một vài xu hướng
của bài toán thiết kế chuỗi cung ứng liên quan đến một số vấn đề như: i) mô hình thiết
kế cho nhiều giai đoạn (multi-period) để nhà đầu tư có thể xem xét một cách tổng thể
hệ thống trong suốt quá trình thiết kế; ii) mô hình xem xét nhiều nhóm thành phần
(multi-echelon/stage) để dễ dàng tổng quát hóa và áp dụng vào thực tế bởi bản chất
cấu trúc của chuỗi cung ứng là phức tạp nhiều thành phần; hoặc iii) xem xét những
chiến lược cũng như vận hành chuỗi,…để mở rộng ứng dụng trong thực tế đa dạng về
chiến lược trong vận hành và quản lý chuỗi, khẳng định hướng nghiên cứu cho các mô
hình thiết kế. Từ những phân tích và nhận định trên, tác giả cho rằng, bài toán thiết kế
chuỗi cung ứng vẫn còn rất cần thiết cho cả lý thuyết đối với nhà nghiên cứu, và cả
thực tế đối với nhà đầu tư, điều này cho thấy tầm ảnh hưởng của bài toán thiết kế đối

2


với vận hành, tồn tại và phát triển của chuỗi cung ứng. Như vậy vấn đề nghiên cứu về
chuỗi cung ứng hiện nay vẫn còn thách thức các nhà nghiên cứu và quản lý. Hướng
nghiên cứu này hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách hoàn chỉnh, do đó, chủ

đề này vẫn còn giá trị cho nghiên cứu.
Một lý do ủng hộ khá mạnh mẽ cho tác giả thực hiện nghiên cứu về chủ đề này đó là
những mô hình thiết kế hệ thống bằng cách lựa chọn và phân bổ nguồn lực
(capacitated facilities location problems) vẫn thường xuyên được nghiên cứu và công
bố trên các tạp chí uy tín theo thời gian như nghiên cứu của Geoffrion và Graves,
1974; Hinojosa và cộng sự, 2000 và 2008; Amiri (2006); Pishvaee và Razmi (2012);
Sadjady và Davoudpour (2012); Babazadeh và cộng sự (2013);…Với nhiều mô hình
về chủ đề này liên tục được công bố trên các tạp chí, bài toán thiết kế chuỗi cung ứng
vẫn còn có ý nghĩa cho nghiên cứu cũng như hấp dẫn những nhà nghiên cứu và quản
lý.
Thêm vào đó, từ kết quả của bài nghiên cứu tiểu luận tổng quan và các chuyên đề, tác
giả đã xây dựng định hướng nghiên cứu cho luận án tiến sỹ của mình đó là phát triển
mô hình toán cho bài toán thiết kế chuỗi cung ứng, định hướng này phù hợp chuyên
môn của Bộ môn Quản lý Sản xuất và Điều hành. Nghiên cứu chuyên sâu vào lĩnh vực
cung ứng, đặc biệt là bài toán thiết kế chuỗi cung ứng, rất phù hợp với chuyên môn
công tác của tác giả tại Bô môn.
1.2 Khoảng trống và vấn đề nghiên cứu
Với những phân tích được trình bày trên đây, việc phát triển mô hình toán là thực sự
cần thiết đối với bản thân tác giả trong vấn đề học thuật, cũng như giải quyết được
những vấn đề thực tế, giúp cho những nhà đầu tư và quản lý có những quyết định phù
hợp.
Theo quan điểm về quản lý và vận hành của chuỗi cung ứng, để hỗ trợ lâu dài cho các
quyết định hiệu quả và hợp lý, những nhà quản lý và điều hành cần thiết phải có những
công cụ hỗ trợ phù hợp hơn nữa. Hơn nữa, như phân tích và nhận định từ những
chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực này ở trên, chúng ta thấy rằng khoảng trống cho
việc phát triển mô hình toán là chưa được khỏa lấp hoàn toàn. Như vậy, để có thêm

3



những công cụ, mô hình hỗ trợ thì những khoảng trống và các vấn đề nghiên cứu sau
đây phải được nhận diện và đáp ứng:
1. “Làm thế nào để thiết kế (hoặc hiệu chỉnh) một mạng cung ứng phù hợp với
tính đặc thù cao của từng mạng cung ứng trong thực tế ? là một câu hỏi chưa
được trả lời một cách thỏa đáng trong thực tế, mặc dù hiện nay có rất nhiều mô
hình toán cho vấn đề này đã được nghiên cứu. Do vậy, nghiên cứu này tiếp tục
khỏa lấp khoảng trống này.
Thực tế hiện nay chúng ta có rất nhiều mô hình từ đơn giản đến phức tạp để hỗ trợ cho
bài toán thiết kế mạng cung ứng. Tuy nhiên, với những nét đặc thù riêng của từng
mạng cung ứng đòi hỏi các mô hình phải hiệu chỉnh và thích nghi. Như nghiên cứu
tổng hợp của Matinrad và cộng sự (2013) đã đưa ra một số định hướng cho bài toán
thiết kế, và hiện nay chưa có mô hình tổng quát cho tất cả các tình huống thực tế, đồng
thời nghiên cứu này cũng nhấn mạnh rằng việc nghiên cứu bằng mô hình toán là
không có giới hạn. Hơn nữa, bài toán trong lĩnh vực chuỗi cung ứng mang tính đặc thù
rất cao như trong nghiên cứu của New (1997) hay Farahani và cộng sự (2014), nên đòi
hỏi phải có càng nhiều mô hình tổng quát lẫn đặc thù càng tốt. Do đó, đây cũng là một
khoảng trống cho tác giả đầu tư nghiên cứu phát triển thêm những mô hình và mở rộng
thêm trường hợp ứng dụng thực tế cho bài toán thiết kế.
2. Những yếu tố đặc trưng nào nên được xem xét khi hình thành mạng cung ứng.
Đây cũng là một vấn đề rất khó khăn cho những nhà nghên cứu khi dùng các mô hình
toán để giải quyết các bài toán thực tế. Việc xem xét đồng thời nhiều yếu tố trong cùng
một mô hình sẽ làm gia tăng tính phức tạp của mô hình cũng như giải thuật, nên các
nhà nghiên cứu thường sẽ đơn giản hóa hoặc giảm bớt một số yếu tố hoặc điều kiện để
bài toán dễ giải quyết hơn. Theo đề cập về xu hướng nghiên cứu liên quan bài toán
thiết kế chuỗi cung ứng của Farahani và cộng sự (2014) thiết kế hệ thống nên xem xét
nhiều yếu tố và mục tiêu của bài toán phải cụ thể và thực tế gần với vấn đề của từng
doanh nghiệp. Trong khi đó, mỗi mô hình đã công bố thường xem xét một hoặc vài
yếu tố cơ bản làm giới hạn phạm vi ứng dụng của mô hình. Do đó, đây cũng là một

4



khoảng trống nghiên cứu liên quan đến bài toán đa yếu tố và những mục tiêu cụ thể
giải quyết một vấn đề thực tế mà doanh nghiệp và những nhà đầu tư quan tâm.
3. Lựa chọn những đơn vị kinh doanh phù hợp khi hình thành mạng cung ứng.
Chúng ta biết rằng bài toán thiết kế ảnh hưởng lâu dài đến hiệu quả vận hành của
doanh nghiệp (Klibi và cộng sự, 2010). Hơn nữa bản chất của bài toán toán thiết kế hệ
thống là lựa chọn và phân bổ nguồn lực (capacitated facilities location problems). Do
đó, lựa chọn những đơn vị kinh doanh tiềm năng để mở khi thiết kế mạng cung ứng,
cũng như thời điểm mở cũng là vấn đề rất được quan tâm của những nhà đầu tư và
quản lý. Một trong những hướng nghiên cứu cho bài toán thiết kế chuỗi cung ứng
trong nghiên cứu tổng hợp của Matinrad và cộng sự (2013) đó là thiết kế cho bài toán
đa thời đoạn, và lựa chọn thời điểm thích hợp để mở các đơn vị kinh doanh nhằm gia
tăng hiệu quả vận hành chung của toàn hệ thống, rất được quan tâm từ những nhà
nghiên cứu và đầu tư. Ngoài ra, một vấn đề rất được quan tâm của những nhà đầu tư
đó là lựa chọn những đơn vị kinh doanh nào và thời điểm thích hợp tương ứng để có
thể tiết giảm được rủi ro đầu tư. Sự cần thiết để mở của những đơn vị kinh doanh nên
được xem xét trên tổng thể hệ thống suốt quá trình thiết kế, để loại bỏ những đơn vị
kinh doanh kém hiệu quả. Đồng thời giảm thiểu số lượng những đơn vị kinh doanh
trong hệ thống để tiết giảm rủi ro đầu tư cũng là vấn đề cần được quan tâm trong
nghiên cứu. Đây cũng là một trong những khoảng trống và vấn đề mà luận án này sẽ
nghiên cứu và giải quyết.
4. Xác định mạng vận tải, kết nối nguồn cung và nguồn cầu, xác định lượng vận
chuyển giữa các nguồn này.
Bản chất của bài toán thiết kế đó là hình thành mạng cung ứng (các nút mạng/đơn vị
kinh doanh) và bài toán cấp hàng hóa tương ứng giữa các nút mạng này hay bài toán
vận chuyển hàng hóa (distribution and distribution network/transportation network).
Đây cũng là một xu hướng đề cập trong nghiên cứu tổng quan của Matinrad và cộng
sự (2013). Một vấn đề phát sinh khi mạng cung ứng thay đổi theo thời gian (thời điểm
mở các đơn vị kinh doanh khác nhau), lượng hàng hóa tồn kho tương ứng với từng

thời điểm tại các đơn vị kinh doanh đồng thời được xem xét cũng gây ra những khó

5


khăn nhất định cho những mô hình thiết kế trước đây. Việc xem xét nhiều yếu tố, đa
thời đoạn, đa sản phẩm sẽ làm cho bài toán thiết kế càng thêm phức tạp và tạo nên
những khoảng trống cho nghiên cứu. Luận án này sẽ phát triển những mô hình để đáp
ứng khoảng trống nghiên cứu này, giúp cho những nhà đầu tư và quản lý có thêm công
cụ hỗ trợ trong quản lý và vận hành chuỗi cung ứng.
5. Có thể đánh giá hiệu quả những đơn vị kinh doanh khi vận hành thông qua sản
lượng vận hành tại các đơn vị kinh doanh khi được mở trong hệ thống,…
Khi hình thành mạng cung ứng, mục tiêu của hầu hết những mô hình đã công bố là lựa
chọn và mở những đơn vị kinh doanh trong hệ thống để đáp ứng nhu cầu như những
mô hình được đề cập trong nghiên cứu của Geoffrion và Graves (1974); Hinojosa và
cộng sự (2000 và 2008); Amiri (2006); Tsiakis và Papageorgiou (2008); Pishvaee và
Razmi (2012); Sadjady và Davoudpour (2012); Babazadeh và cộng sự (2013),… Đây
là những mô hình đặc trưng cho bài toán lựa chọn và phân bổ nguồn lực trong thiết kế.
Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của tất cả các đại lý, những mô hình trên đây sẽ ưu tiên
mở các đơn vị kinh doanh trong hệ thống. Tuy nhiên, trong thực tế vận hành thì nhu
cầu hàng hóa trong hệ thống thường biến động, như vậy ở thời điểm nhu cầu cao,
những mô hình này sẽ cho phép mở nhiều đơn vị kinh doanh để đáp ứng. Khi chuyển
qua thời đoạn nhu cầu thấp thì các đơn vị kinh doanh đã mở sẽ kém hiệu quả dẫn đến
lãng phí đầu tư. Đây là vấn đề rất được các nhà đầu tư quan tâm, các nhà đầu tư muốn
nắm thông tin về hiệu quả vận hành của các đơn vị kinh doanh sau khi mở trong hệ
thống thông qua sản lượng vận hành thực tế tại mỗi thời điểm. Do vậy, để cung cấp
thông tin sản lượng vận hành của các đơn vị kinh doanh sau khi mở, thì vấn đề này cần
được nghiên cứu và đưa vào mô hình.
Để khỏa lấp khoảng trống và những vấn đề nghiên cứu vừa được đề cập, tác giả sẽ
phát triển 3 mô hình toán cho bài toán thiết kế chuỗi cung ứng. Mỗi mô hình sẽ giải

quyết một vài vấn đề nghiên cứu để góp phần khỏa lấp khoảng trống đặt ra của nghiên
cứu, với mục tiêu sẽ cung cấp những mô hình lý thuyết đóng góp vào cơ sở lý thuyết
chung của bài toán thiết kế, và cung cấp những hỗ trợ ra quyết định cho những nhà đầu
tư và quản lý, lời giải từ các mô hình có thể giúp ra quyết định kịp thời và hợp lý cho
bài toán thiết kế và vận hành chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp của mình.
6


1.3 Mục tiêu của luận án
Luận án này tập trung giải quyết những mục tiêu sau:
1. Phát triển mô hình lý thuyết 1: được trình bày trong chương 3 của luận án này, đây
là mô hình lý thuyết tổng quát áp dụng cho bài toán đa sản phẩm, nhiều thời đoạn,
2 nhóm đơn vị kinh doanh được lựa chọn trong hệ thống, xem xét mức tồn kho của
các đơn vị kinh doanh cho từng thời đoạn trong suốt quá trình xây dựng hệ thống.
Mục tiêu của mô hình này là đáp ứng các khoảng trống và các vấn đề 1, và 3 – 4
trong phần 1.2 ở trên.
2. Phát triển mô hình lý thuyết 2: được trình bày trong chương 4 của luận án này, đây
là mô hình nhánh phát triển dựa trên mô hình 1. Mô hình này áp dụng cho trường
hợp đơn sản phẩm, tuy nhiên, điểm nhấn của mô hình 2 là xem xét mức độ hiệu
quả của các đơn vị kinh doanh khi được mở trong hệ thống thông qua sản lượng
vận hành. Điều này giúp cho những nhà đầu tư nhận diện tổng thể những đơn vị
kinh doanh khi được mở, đây là điểm khác biệt giữa mô hình 2 với những mô hình
nghiên cứu trước. Mục tiêu chủ yếu của mô hình 2 là đáp ứng các khoảng trống và
các vấn đề 2 – 5 trong phần 1.2 ở trên.
3. Phát triển mô hình lý thuyết 3: được trình bày trong chương 5 của luận án này, đây
là cũng là một mô hình nhánh của 2 mô hình trên. Mô hình 3 cho phép việc cấp
hàng trực tiếp từ nhà máy sản xuất đến các đại lý thông qua tổng kho giả. Với khái
niệm tổng kho giả, tác giả có thể áp dụng giải thuật của mô hình 1 và 2 để giải
quyết cho mô hình 3. Ngoài ra, mô hình này có thể mở rộng cho trường hợp thuê
ngoài bằng cách xem xét mở rộng tập nhà máy sản xuất với tập các nhà cung cấp

bên ngoài. Mục tiêu chủ yếu của mô hình 3 là đáp ứng các khoảng trống và các vấn
đề 1, và 3 – 4 trong phần 1.2 ở trên.
4. Định hướng ứng dụng vào thực tế và những đóng góp có giá trị về mặt quản trị,
đây cũng là mục tiêu quan trọng của luận án ngành quản trị kinh doanh của tác giả.
Đây là những đóng góp về mặt ứng dụng và quản lý từ lời giải của những mô hình
đã được phát triển trong việc thiết kế mạng cung ứng.

7


5. Phát triển giải thuật cho các mô hình. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ hoàn thiện
giải thuật cho các mô hình. Giải thuật cũng là nét đặc trưng của những bài toán quy
hoạch tuyến tính, hoặc quy hoạch nguyên hỗn hợp. Hoàn thiện giải thuật cũng là
mục tiêu quan trọng của luận văn tiến sĩ của tác giả.
1.4 Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Với việc hoàn thành 03 mô hình toán cho bài toán thiết kế chuỗi cung ứng, luận án này
tập đã hoàn thành mục tiêu cơ bản đặt ra trong nghiên cứu của tác giả. Từ đó, luận án
cũng mang lại những ý nghĩa thực tế quan trọng, cụ thể như sau:
-

Xây dựng được những mô hình lý thuyết để giải quyết vấn đề xây dựng mạng
cung ứng nhanh chóng và hiệu quả, đóng góp vào cơ sở lý thuyết chung của bài
toán thiết kế chuỗi cung ứng;

-

Với việc xem xét nhiều yếu tố thực tế khi thiết kế làm cho phạm vi ứng dụng
của mô hình dễ dàng, và rộng hơn như đa sản phẩm, nhiều thời đoạn, xem xét
mức tồn kho của từng đơn vị kinh doanh qua từng thời đoạn, việc mở các đơn
vị kinh doanh theo từng thời điểm khi cần, điều này làm cho những nhà đầu tư

và quản lý có thể đánh giá trực quan hệ thống khi được mở và vận hành theo
từng thời điểm trong suốt quá trình thiết kế. Những thông tin có được từ lời giải
của các mô hình rất hữu ích cho các nhà quản lý và đầu tư khi xây dựng và vận
hành chuỗi, đây là những đóng góp quan trọng về mặt quản lý của luận án;

-

Việc xem xét mức sản lượng yêu cầu cũng mở ra cơ hội cho những nhà đầu tư
đánh giá những đơn vị kinh doanh khi được mở trong hệ thống. Đối với những
hệ thống mà nhu cầu có xu hướng giảm hay biến thiên, thì kết quả của luận án
sẽ giúp cho những nhà đầu tư xem xét việc có nên mở những đơn vị kinh doanh
trong hệ thống hay không nếu như đơn vị kinh doanh đó vận hành kém hiệu
quả. Đây là thông tin rất thực tế và giá trị cho những nhà đầu tư xem xét trước
khi quyết định đầu tư vào hệ thống;

-

Mở rộng ứng dụng trong trường hợp đáp ứng nhu cầu sản phẩm trực tiếp từ
những nhà máy trong hệ thống đến các đại lý bằng cách sử dụng tập tổng kho
giả để kết nối. Kết quả của luận án này có thể ứng dụng cho trường hợp giao
8


hàng trực tiếp, một chiến lược rất được thịnh hành đối với chuỗi cung ứng hiện
đại, hoặc có thể ứng dụng cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistic thực
tế;
-

Bên cạnh đó, khi mở rộng tập các nhà máy sản xuất bao gồm thêm những nhà
cung cấp bên ngoài hệ thống, khi đó, kết quả của luận án này có thể áp dụng

cho trường hợp thuê ngoài, một chiến lược không thể thiếu trong quản lý và vận
hành chuỗi cung ứng hiện đại;

-

Tiết giảm rủi ro đầu tư cũng có một ý nghĩa quan trọng của luận án này. Trong
trường hợp áp dụng giao hàng trực tiếp hoặc thuê ngoài, hệ thống mới sẽ xem
xét việc mở đơn vị kinh doanh trong hệ thống khi thật sự cần thiết. Điều này
làm cho hệ thống không cần thiết mở nhiều đơn vị kinh doanh (nhà máy và tổng
kho), giúp các nhà đầu tư tiết giảm chi phí đầu tư, tiết giảm rủi ro đầu tư khi
phát triển hệ thống mới. Đây cũng là một quyết định chiến lược rất phổ biến
trong kinh doanh hiện đại;

-

Giải thuật Lagrange mà tác giả xây dựng trong luận án cũng có ý nghĩa trong
việc mở rộng phạm vi ứng dụng của giải thuật này. Trong thực tế, hầu hết
những ứng dụng của giải thuật Lagrange, các mô hình trước thường tìm cách
giảm bớt ràng buộc để bài toán dễ giải quyết hơn, và kiểm tra các ràng buộc này
thỏa mãn từng lời giải cụ thể trong quá trình thực hiện giải thuật. Tuy nhiên,
giải thuật mà tác giả xây dựng trong luận án này là hiệu chỉnh mô hình gốc
bằng cách loại bỏ những ràng buộc lỏng trong tập ràng buộc gốc, sau đó biến
đổi tương đương một số ràng buộc để phân tách bài toán gốc trước khi sử dụng
giải thuật Lagrange. Đây là đóng góp có ý nghĩa trong việc ứng dụng giải thuật
Lagrange, giải thuật khẳng định tính riêng của giải thuật Lagrange đối với từng
bài toán cụ thể;

-

Ngoài ra, luận án tiến sĩ của tác giả có ý nghĩa rất lớn trong định hướng nghề

nghiệp của tác giả, cũng như có ý nghĩa chuyên môn sâu của bộ môn Quản lý
sản xuất và điều hành, Khoa Quản lý Công nghiệp, Trường Đại học Bách khoa
Tp. Hồ Chí Minh.

9


1.5 Phạm vi nghiên cứu của luận án:
Trong phạm vi của luận án tiến sĩ này, tác giả phát triển 3 mô hình toán cho bài toán
thiết kế chuỗi cung ứng. Trong cả 3 mô hình này, những thông số cho các mô hình đều
được xác định trước như (những thông số này có được từ những khảo sát trước khi xây
dựng chuỗi của nhà đầu tư):
-

Nhu cầu mỗi loại sản phẩm cho từng thời đoạn tại tất cả các đại lý;

-

Định phí mở các đơn vị kinh doanh (nhà máy, tổng kho) trong hệ thống và các
mức công suất tương ứng là biết trước;

-

Chi phí sản xuất đơn vị tại các nhà máy;

-

Chi phí vận tải đơn vị cho mỗi sản phẩm từ nhà máy đến tổng kho và từ tổng
kho đến đại lý;


-

Chi phí bảo quản hàng hóa tồn kho đơn vị cho mỗi sản phẩm tại nhà máy, tổng
kho, và đại lý;

-

Chi phí phạt khi đơn vị kinh doanh vận hành dưới mức sản lượng cho phép,…

Do vậy, việc ứng dụng của các mô hình trong luận án này cũng giới hạn cho bài toán
tất định. Những mở rộng cho các mô hình với thông số thay đổi có thể là hướng
nghiên cứu cho những nghiên cứu tiếp theo.
1.6 Quy trình thực hiện luận án:
Quy trình chung thực hiện toàn bộ luận án/phát triển các mô hình toán được tóm lược
trong sơ đồ 1.1. Theo sơ đồ các bước thực hiện của quy trình như sau:
Bước 1: Xác định vấn đề.
Đây là bước quan trọng trong việc hình thành và phát triển các mô hình. Dựa trên
những phân tích và tổng hợp cơ sở lý thuyết trong chương 2, những khoảng trống và
các vấn đề cần nghiên cứu cũng được định hình. Từ đây cấu trúc bài toán được xác
định và mô hình toán tương ứng được lựa chọn và triển khai sơ bộ.
Bước 2: Xác định những thông số tham gia vào mô hình.
10


Để tạo nên sự khác biệt cùng những đóng góp về mặt học thuật và quản trị, những
thông số được xác định để đưa vào mô hình khi hoàn thiện mô hình trong bước 1.
Những thông số này rút ra từ thực tế, và những phân tích, nhận định những khiếm
khuyết từ những mô hình đã được công bố.
Bước 3: Hoàn thiện mô hình.
Đây là bước kết hợp tất cả những thông số, chỉ số, biến quyết định để hoàn thiện hàm

mục tiêu và các ràng buộc của mô hình. Xác định tất cả các loại chi phí liên quan của
bài toán khi các đơn vị kinh doanh được mở và vận hành trong hệ thống để hoàn thiện
hàm mục tiêu. Xác định tất cả các mối quan hệ giữa các đơn vị kinh doanh khi được
mở và điều kiện vận hành tương ứng để chỉ ra tất cả các ràng buộc của bài toán.
Bước 4: Xây dựng giải thuật.
Bước này liên quan định hướng giải thuật trong chương 2. Trong luận án này, tác giả
sẽ sử dụng giải thuật lagrange để xác định lời giải cho tất cả các mô hình trong bước 3.
Bước 5: Kiểm định mô hình.
Sau khi có được mô hình trong bước 3 và giải thuật trong bước 4, tác giả sẽ phát triển
các chương trình máy tính tương ứng để xác định lời giải. Kiểm tra tính khả thi và hợp
lý của mô hình và lời giải, bước này cho phép hiệu chỉnh mô hình khi cần thiết.
Bước 6: Kết thúc quy trình.
Sau khi mô hình đã được kiểm định và hoàn chỉnh, dựa trên kết quả thu được từ các
chương trình máy tính, xác định những đóng góp của các mô hình cả về học thuật lẫn
ứng dụng thực tế trong quản lý. Đây cũng là những đóng góp chính của luận án.

11


Xác định vấn đề
(dựa trên cơ sở lý thuyết và các khoảng trống nghiên cứu)

Xác định thông số
(phân tích thực tế và những khiếm khuyết từ những mô hình đã có)

Hoàn thiện mô hình
(hoàn thiện hàm mục tiêu và các ràng buộc tương ứng)

Xây dựng giải thuật
(theo định hướng giải thuật – áp dụng giải thuật Lagrange)


Kiểm định mô hình

Không khả thi

(tính hợp lý của mô hình và lời giải)

Khả thi

Kết thúc quy trình
(báo cáo những đóng góp về học thuật và quản trị)

Sơ đồ 1.1 Quy trình nghiên cứu
1.7 Bố cục của luận án
Để người đọc dễ theo dõi và nắm bắt nội dung chính của luận án, tác giả trình bày bố
cục của luận án theo các chương cụ thể như sau:
Chương 1: TỔNG QUAN
Tác giả trình bày những lý do thực hiện luận án, các khoảng trống và vấn đề nghiên
cứu, mục tiêu và ý nghĩa của luận án, phạm vi nghiên cứu của luận án, và cuối cùng là
quy trình thực hiện luận án.

12


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chương này tác giả trình bày những khái niệm, định nghĩa, và cấu trúc chuỗi
cung ứng. Tác giả giới thiệu về những nghiên cứu trong lĩnh vực chuỗi cung ứng, cấu
trúc và những nền tảng lý thuyết về bài toán thiết kế. Tác giả phân tích và giới thiệu
các khoảng trống cùng các vấn đề nghiên cứu. Từ những khoảng trống này, tác giả
định hướng nghiên cứu của luận án là phát triển 3 mô hình toán cho bài toán thiết kế

chuỗi cung ứng. Đây là sản phẩm chính của luận án được trình bày lần lược trong các
chương 3, 4, và 5. Cuối chương 2, tác giả định hướng giải thuật lagrange để tìm lời
giải khả thi cho cả 3 mô hình.
Chương 3: MÔ HÌNH ĐA SẢN PHẨM CHO BÀI TOÁN THIẾT KẾ CHUỖI
CUNG ỨNG
Trong chương này tác giả phát triển mô hình 1, mô hình áp dụng cho bài toán đa sản
phẩm, đa thời đoạn, xem xét mức tồn kho của tất cả các đơn vị kinh doanh đang vận
hành trong hệ thống tại mỗi thời điểm, xem xét quyết định mở 02 nhóm đơn vị kinh
doanh tiềm năng (nhà máy và tổng kho) tại những thời điểm thích hợp. Do vậy, mô
hình 1 xây dựng được mạng cung ứng (distribution network) theo thời gian, hình thành
mạng vận tải (transportation network) theo thời gian, tạo nét đặc trưng cho mô hình.
Sau khi mô hình được phát triển, tác giả xây dựng giải thuật Lagrange để xác định lời
giải và kiểm chứng mô hình thông qua số liệu mô phỏng của 03 nhóm gồm 15 bài
toán. Từ kết quả kiểm chứng cho thấy, mô hình 1 có những đóng góp nhất định cả về
mặt học thuật và quản lý.
Chương 4: MÔ HÌNH THIẾT KẾ CHUỖI CUNG ỨNG – XEM XÉT SẢN LƯỢNG
VẬN HÀNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH
Trong chương này tác giả phát triển mô hình 2, một nhánh nghiên cứu từ mô hình 1.
Mô hình 2 áp dụng cho bài toán đơn sản phẩm, đa thời đoạn, xem xét mức tồn kho của
tất cả các đơn vị kinh doanh đang vận hành trong hệ thống tại mỗi thời điểm, xem xét
quyết định mở 02 nhóm đơn vị kinh doanh tiềm năng (nhà máy và tổng kho) tại những
thời điểm thích hợp. Điểm khác biệt của mô hình 2 so với những mô hình đã công bố

13


trước đây đó là mô hình cho phép kiểm soát sản lượng vận hành của những đơn vị
kinh doanh khi được mở. Đơn vị kinh doanh nào vận hành dưới mức sản lượng cho
phép sẽ phải đóng chi phí phạt, điều này sẽ làm hạn chế việc mở các đơn vị kinh doanh
tự do trong hệ thống, giảm bớt được áp lực về chi phí đầu tư. Ngoài ra, những đơn vị

kinh doanh nào vận hành dưới mức yêu cầu sẽ được ghi nhận để đánh giá đơn vị kinh
doanh đó vận hành có hiệu quả hay không sau khi được mở trong hệ thống. Đây là
thông tin quan trọng giúp cho những nhà đầu tư có thể hiệu chỉnh quyết định của
mình.
Chương 5: MÔ HÌNH THIẾT KẾ CHUỖI CUNG ỨNG – XEM XÉT VIỆC CẤP
HÀNG TRỰC TIẾP TỪ NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐẾN CÁC ĐẠI LÝ
Trong chương này tác giả phát triển mô hình 3, một nhánh nghiên cứu từ mô hình 1 và
mô hình 2. Mô hình 3 áp dụng cho bài toán đơn sản phẩm, đa thời đoạn, xem xét mức
tồn kho của tất cả các đơn vị kinh doanh đang vận hành trong hệ thống tại mỗi thời
điểm, xem xét quyết định mở 02 nhóm đơn vị kinh doanh tiềm năng (nhà máy và tổng
kho) tại những thời điểm thích hợp. Điểm khác biệt của mô hình 3 đó là mô hình cho
phép cấp hàng trực tiếp từ nhà máy sản xuất đến các đại lý trong hệ thống, tác giả sử
dụng tập tổng kho giả để kết nối, công suất của tổng kho giả bằng với tải trọng của xe
tải dùng trong hệ thống. Trong lời giải minh họa tác giả mô phỏng 3 loại tải trọng xe
tải. Mô hình này áp dụng cho trường hợp giao hàng trực tiếp, kiểm soát số lượng mỗi
loại xe tải, tổng số xe sử dụng tại mỗi thời điểm, từ đó có thể kiểm soát lượng hàng
hóa đi trong hệ thống. Ngoài ra, mô hình còn mở rộng cho trường hợp thuê ngoài bằng
cách thêm tập các nhà cung cấp vào tập các nhà sản xuất, tạo ra nét riêng cho mô hình.
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Với việc phát triển thành công 3 mô hình, luận án đã hoàn thành được tất cả các mục
tiêu đặt ra, cũng như khỏa lấp được tất cả các khoảng trống và các vấn đề nghiên cứu
của luận án. Luận án có những đóng góp nhất định cả về học thuật và quản lý. Đây là
điểm thành công của luận án.

14


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG


2.1 Giới thiệu và định nghĩa về chuỗi cung ứng
Ngày nay theo rất nhiều tác giả nghiên cứu về lĩnh vực này, đặc biệt là Simchi-levi và
cộng sự (2009), và Das (2011) thì quản lý chuỗi cung ứng (supply chain management
– SCM) trở nên quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay. Hầu hết các
doanh nghiệp đều có xu hướng đầu tư nguồn lực của mình để xây dựng mạng cung
ứng hiệu quả. Đây cũng là những cơ hội cũng như thách thức đối với các nhà nghiên
cứu, đầu tư và quản lý.
Chúng ta biết rằng, chuỗi cung ứng đặc trưng được thể hiện trong sơ đồ 2.1. như sau:
Hoạt động mua hàng
Các nhà
cung cấp

Nguyên
phụ liệu

Hoạt động sản xuất
Hệ thống
nhà máy

Hoạt động phân phối
Hệ thống
tổng kho

Hệ thống
đại lý

Sơ đồ 2.1: Đặc trưng của chuỗi cung ứng
Từ sơ đồ khối 2.1 chúng ta thấy rằng một chuỗi cung ứng chứa đựng nhiều thành phần
và nhiều quan hệ kinh doanh phức tạp, điều này càng làm cho những nghiên cứu về

bài toán thiết kế, vận hành, đo lường và quản lý chuỗi cung ứng trở nên hấp dẫn hơn.
Những nét đặc thù riêng của từng loại chuỗi cũng đòi hỏi nhiều mô hình riêng, cụ thể
cho từng bài toán, đây cũng là động lực cho tác giả nghiên cứu các bài toán thiết kế
trong lĩnh vực này.
Ngày nay, có nhiều định nghĩa khác nhau cho một chuỗi cung ứng đặc trưng, những
định nghĩa này được chọn lọc từ những công trình nghiên cứu của các chuyên gia
nghiên cứu trong lĩnh vực chuỗi cung ứng, có thể kể đến những định nghĩa như sau:
Theo Simchi-levi và cộng sự (2009), Oliver và Weber (1992), Burt (1984): “Một chuỗi
cung ứng đặc trưng là một chuỗi các hoạt động bao gồm: thu mua nguyên vật liệu, sản
xuất sản phẩm, chuyển vào hệ thống kho, và cuối cùng chuyển đến các đại lý và khách
hàng” (A typical SC is a chain operation such as: raw materials are procured,

15


products are produced, shipped to warehouses, and then shipped to retailers or
customers)
Theo Chan và cộng sự (2003): “Một hệ thống chuỗi cung ứng tích hợp tất cả các hoạt
động và các phòng ban xuyên suốt từ nhà cung cấp, cung ứng nội bộ, sản xuất chính,
vận chuyển (cung ứng ngoài), kinh doanh tiếp thị, và khách hàng” (SC system
integrates all operations and departments through suppliers, inbound logistics, core
manufacturer, outbound logistics, marketing and sales, and end customers)
Trong khi đó Stadtler (2005) xây dựng ngôi nhà quản lý chuỗi cung ứng (xem sơ đồ
2.2) và đồng thời cũng đề cập đến ma trận hoạch định (xem sơ đồ 2.3) chuỗi cung ứng
bao gồm: việc thu mua, sản xuất, vận chuyển và phân phối, và kinh doanh (built the
house of SCM and mentioned to the SC planning matrix which related business
functions: procurement, production, transportation and distribution, and sales)
Sơ đồ 2.2. thể hiện ngôi nhà quản lý chuỗi cung ứng từ nghiên cứu của Stadtler
Áp lực Cạnh tranh
Dịch vụ khách hàng

Tích hợp hệ thống:

Hợp tác nguồn lực:

Lựa chọn đối tác

Sử dụng công nghệ
thông tin và viễn thông
để kết nối thông tin

Hợp tác giữa tổ chức
nội bộ và tổ chức mạng
cung ứng

Định hướng hoạt động

Nền tảng lãnh đạo

Hoạch định trước

Nguồn lực hệ thống:
Hỗ trợ hệ thống, tiếp thị, lý thuyết vận hành và tổ chức, mua hàng và
cung ứng …

Sơ đồ 2.2: Ngôi nhà quản lý chuỗi cung ứng

Theo cấu trúc ngôi nhà quản lý chuỗi cung ứng, chúng ta thấy rằng tích hợp hệ thống
và hợp tác nguồn lực để có thể phát huy tốt nhất nội lực cơ bản của doanh nghiệp. Đây
là cơ sở để xây dựng chuỗi cung ứng một cách hiệu quả, tạo ra dịch vụ khách hàng tốt
16



làm nền tảng cho cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt toàn cầu như hiện
nay.
Gần đây, theo Gumus và cộng sự (2009) cũng như một số nhà nghiên cứu khác thì
chuỗi cung ứng thông thường được định nghĩa như sau: “một hệ thống tích hợp từ các
nhà cung cấp nguyên phụ liệu, các nhà máy sản xuất lắp ráp, và các trung tâm phân
phối để tìm giải pháp hiệu quả cho việc đáp ứng nhu cầu khách hàng như chi phí thấp,
đa dạng sản phẩm, chất lượng, cũng như thời gian giao hàng ngắn (A SC network
commonly defined as the integrated system encompassing raw material vendors,
manufacturing and assembly plants, and distribution centers, to ensure solutions for
effectively meeting customer requirements such as low costs, high product variety,
quality and shorter lead times). Những định nghĩa theo nhiều tác giả khác nhau nhưng
nhìn chung thể hiện những cấu trúc thành phần tương tự trong ma trận hoạch định.
Từ những định nghĩa xuyên suốt theo thời gian đến nay, chúng ta thấy rằng, mặc dù
chuỗi cung ứng được nghiên cứu từ nhiều thập kỷ trước, nhưng thực tế chuỗi cung ứng
luôn tồn tại những thách thức mới, liên quan đến hiệu quả trong vận hành. Đặc biệt,
trong bối cảnh bài toán đầu tư mới, cũng ảnh hưởng đến quản lý và vận hành chuỗi
cung ứng một cách lâu dài đối với các doanh nghiệp, do vậy bài toán này cần được
nghiên cứu một cách nghiêm túc.
2.2 Cấu trúc và hoạt động chuỗi cung ứng
Để nghiên cứu các mô hình toán cho bài toán thiết kế mạng lưới cung ứng một cách
hiệu quả, trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về chuỗi cung ứng, cũng như các
thành phần cấu tạo nên một chuỗi cung ứng, và các hoạt động của các thành phần này
như thế nào khi cấu thành chuỗi cung ứng. Trước tiên chúng ta xem xét ma trận hoạch
định của Stadtler (2005) được thể hiện trong sơ đồ 2.3.

17



×