ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÝ THỊ ANH THƢ
GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ
THEO MÔ HÌNH KẾT HỢP GIỮA TRUNG TÂM GIÁO DỤC
TRẺ KHUYẾT TẬT VÀ TRƯỜNG MẦM NON
(TẠI THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG TỈNH TUYÊN QUANG)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÝ THỊ ANH THƢ
GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ
THEO MÔ HÌNH KẾT HỢP GIỮA TRUNG TÂM GIÁO DỤC
TRẺ KHUYẾT TẬT VÀ TRƯỜNG MẦM NON
(TẠI THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG TỈNH TUYÊN QUANG)
Chuyên ngành: Giáo dục học
Mã số: 60.14.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ MINH HUẾ
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã
đƣợc chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý và đƣa vào luận văn theo đúng quy định.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chƣa
đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Thái Nguyên, ngày
tháng
năm 2015
Tác giả
Lý Thị Anh Thư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Trần Thị Minh Huế đã tận
tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu; Khoa Sau đại học; Ban chủ nhiệm
khoa Tâm lí - Giáo dục Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc và cán bộ nhân viên Trung tâm Phục
hồi chức năng Hƣơng Sen - thành phố Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang, Ban Giám
hiệu, giáo viên, học sinh các trƣờng mầm non Tân Trào, trƣờng mầm non Sao Mai,
trƣờng mầm non Phan Thiết, Trƣờng mầm non Ỷ La thành phố Tuyên Quang - tỉnh
Tuyên Quang đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực tế để thực hiện luận văn.
Thái Nguyên, ngày
tháng 8 năm 2015
Tác giả
Lý Thị Anh Thư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ....................................................................... vi
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 2
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2
7. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 3
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ
KỶ LỨA TUỔI MẦM NON THEO MÔ HÌNH KẾT HỢP GIỮA TRUNG
TÂM GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT VÀ TRƢỜNG MẦM NON ........................ 4
1.1. Sơ lƣợc về lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................... 4
1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................ 4
.................................................................................................. 6
1.2. Khái niệm công cụ ................................................................................................. 9
1.2.1. Tự kỷ và hội chứng tự kỷ ............................................................................ 9
1.2.2. Phát hiện sớm trẻ tự kỷ .............................................................................. 11
1.2.3. Can thiệp sớm trẻ tự kỷ.............................................................................. 12
1.2.4. Giáo dục hòa nhập ..................................................................................... 14
1.2.5. Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non .................................. 14
1.2.6. Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non .................. 15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii
1.3. Một số đặc điểm cơ bản về trẻ mầm non mắc hội chứng tự kỷ ........................... 15
1.3.1. Những biểu hiện của hội chứng tự kỷ và trạng thái liên quan tới
hội chứng tự kỷ ở tuổi mầm non.......................................................................... 15
1.3.2. Phân loại hội chứng tự kỷ và các hội chứng khác trong phổ tự kỷ ở
tuổi mầm non ....................................................................................................... 17
1.4. Một số vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô
hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non .................. 20
1.4.1. Vai trò, chức năng của trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng
mầm non trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ................................................. 20
1.4.2. Mục tiêu giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non theo mô
hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non.....................22
1.4.3. Nội dung giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non theo mô
hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non.....................22
1.4.4. Phƣơng pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non
theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng
mầm non .............................................................................................................. 26
1.4.5. Quy trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non theo mô
hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non.................. 31
1.4.6. Giáo viên mầm non trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi
mầm non .............................................................................................................. 31
1.4.7. Đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non ................32
1.4.8. Điều kiện giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non theo mô
hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non.....................33
1.5. Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................ 35
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỈ
THEO MÔ HÌNH KẾT HỢP GIỮA TRUNG TÂM GIÁO DỤC TRẺ
KHUYẾT TẬT VÀ TRƢỜNG MẦM NON (TẠI THÀNH PHỐ TUYÊN
QUANG - TỈNH TUYÊN QUANG) ........................................................................ 36
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ......................................................................... 36
2.1.1. Khái quát về Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật thành phố Tuyên
Quang - Trung tâm phục hồi chức năng Hƣơng Sen ........................................... 36
2.1.2. Khái quát về công tác giáo dục trẻ mầm non nói chung tại
thành phố Tuyên Quang .................................................................................... 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv
2.1.3. Mục tiêu khảo sát ....................................................................................... 38
2.1.4. Đối tƣợng khảo sát..................................................................................... 39
2.1.5. Phƣơng pháp khảo sát và cách xử lý số liệu .............................................. 39
2.2. Thực trạng nhận thức về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình
kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non tại thành
phố Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang ......................................................................... 40
2.2.1. Nhận thức về các khái niệm liên quan đến giáo dục hòa nhập cho trẻ tự
kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng
mầm non ............................................................................................................... 40
2.2.2. Nhận thức về vị trí, vai trò của Trƣờng mầm non và Trung tâm
giáo dục trẻ khuyết tật trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ............................ 44
2.2.3. Nhận thức về nội dung giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình
kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non ................... 46
2.2.4. Nhận thức về phƣơng pháp giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình
kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non ......................... 48
2.3. Thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa
trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non ở thành phố Tuyên
Quang, tỉnh Tuyên Quang ........................................................................................... 51
2.3.1. Thực trạng kết hợp giữa trƣờng mầm non và trung tâm giáo dục
trẻ khuyết tật trong lập kế hoạch giáo dục trẻ tự kỷ ............................................ 51
2.3.2. Thực trạng nội dung kết hợp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô
hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non ............... 55
2.3.3. Thực trạng mức độ và kết quả sử dụng các phƣơng pháp giáo dục
hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ
khuyết tật và trƣờng mầm non ............................................................................. 58
2.3.4. Thực trạng thực hiện quy trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ
theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng
mầm non .............................................................................................................. 63
2.3.5. Kết quả giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp
giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non ................................ 66
2.3.6. Thực trạng trình độ chuyên môn và nhu cầu khi tham gia giáo dục
hòa nhập trẻ tự kỷ của giáo viên .......................................................................... 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
v
2.4. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng ................................................................ 69
2.4.1. Thuận lợi .................................................................................................... 69
2.4.2. Hạn chế ...................................................................................................... 69
2.4.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế ................................................................... 70
2.5. Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................ 70
Chƣơng 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ
TỰ KỶ THEO MÔ HÌNH KẾT HỢP GIỮA TRUNG TÂM GIÁO DỤC
TRẺ KHUYẾT TẬT VÀ TRƢỜNG MẦM NON.................................................. 72
3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp ...................................................... 72
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu của giáo dục mầm non .............................. 72
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện ........................................................... 72
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm và mức độ tự kỷ ở
trẻ lứa tuổi mầm non ............................................................................................ 73
3.1.4. Nguyên tắc tƣơng tác giữa giáo viên mầm non và trẻ tự kỷ...................... 73
3.2. Một số biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa
trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non................................................ 73
3.2.1. Xây dựng nội dung, chƣơng trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ
theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng
mầm non .............................................................................................................. 73
3.2.2. Xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô
hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non ........... 74
3.2.3. Tổ chức trao đổi, chia sẻ kiến thức giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ
theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng
mầm non .............................................................................................................. 76
3.2.4. Kết hợp các phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp giáo dục và phƣơng
pháp giáo dục đặc biệt vào giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình
kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non ....................... 77
3.2.5. Xây dựng quy trình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ tại trƣờng mầm
non theo mô hình kết hợp .................................................................................... 79
3.2.6. Tăng cƣờng kiểm tra - đánh giá giáo dục hòa nhập và đánh giá trẻ
tự kỷ trong giáo dục hòa nhập theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo
dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non ................................................................. 81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vi
3.3. Khảo nghiệm ........................................................................................................ 82
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm .............................................................................. 82
3.3.2. Nội dung khảo nghiệm .............................................................................. 83
3.3.3. Đối tƣợng tiến hành khảo nghiệm ............................................................. 83
3.3.4. Phƣơng pháp khảo nghiệm ........................................................................ 83
3.3.5. Kết quả khảo nghiệm ................................................................................. 83
3.4. Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................ 88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 93
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADHD
Chứng tăng động giảm chú ý
CBQL
Cán bộ quản lý
CTXH
Công tác xã hội
GDHN
Giáo dục hòa nhập
GV
Giáo viên
KHGD
Khoa học giáo dục
NV
Nhân viên
SL
Số lƣợng
TB
Trung bình
TX
Thƣờng xuyên
ĐK
Đôi khi
CBG
Chƣa bao giờ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.
Thống kê khách thể khảo sát tại Trung tâm Phục hồi chức năng
Hƣơng Sen và 04 trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố
Tuyên Quang ......................................................................................... 39
Bảng 2.2.
Thống kê số lƣợng trẻ khảo sát tại 04 trƣờng mầm non trên địa bàn
thành phố Tuyên Quang.......................................................................... 39
Bảng 2.3.
Thực trạng nhận thức về các khái niệm liên quan đến giáo dục hòa
nhập cho trẻ tự kỷ ................................................................................... 42
Bảng 2.4.
Nhận thức về vị trí, vai trò của Trƣờng mầm non và Trung tâm
giáo dục trẻ khuyết tật trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ............... 44
Bảng 2.5.
Nội dung giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung
tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non ......................................... 46
Bảng 2.6.
Nhận thức về phƣơng pháp giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình
kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non ............ 48
Bảng 2.7.
Đánh giá việc kết hợp giữa trƣờng mầm non và trung tâm giáo dục trẻ
khuyết tật trong lập kế hoạch giáo dục trẻ tự kỷ ......................................... 51
Bảng 2.8.
Đánh giá khả năng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giáo dục cá
nhân cho trẻ tự kỷ ................................................................................... 54
Bảng 2.9.
Thực trạng nội dung giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình
kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non ...... 55
Bảng 2.10. Thực trạng phƣơng pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô
hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non ......58
Bảng 2.11. Thực trạng thực hiện quy trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ
theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và
trƣờng mầm non...................................................................................... 63
Bảng 3.1.
Đánh giá về mức độ phù hợp của các biện pháp giáo dục hòa nhập
trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết
tật và trƣờng mầm non ............................................................................ 84
Bảng 3.2.
Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp giáo dục hòa nhập
trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết
tật và trƣờng mầm non ............................................................................ 86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.
Hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết
hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non ........ 66
Biểu đồ 2.2.
Thực trạng công tác bồi dƣỡng giáo viên về kiến thức, kỹ năng
giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung
tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non...........................................68
Sơ đồ 3.1.
Quy trình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ ................................................ 80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vi
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển với những thành quả khoa học to lớn, đời sống
con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao, nhiều loại hình chăm sóc sức khỏe mới phù hợp
với nhu cầu, lợi ích của con ngƣời xuất hiện song con ngƣời cũng đang phải đối mặt
với nhiều thách thức mới đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Trong đó, tự kỷ là
một dạng hội chứng lan tỏa ngày càng phát triển và ảnh hƣởng đến con ngƣời trong
xã hội hiện đại mà khoa học chƣa tìm ra nguyên nhân cụ thể cũng nhƣ hạn chế về
phƣơng pháp điều trị hữu hiệu. Đồng thời hội chứng này có ảnh hƣởng nghiêm trọng
đến chất lƣợng cuộc sống cá nhân và cộng đồng.
Trẻ tự kỷ cũng nhƣ các trẻ em khác phải đƣợc hƣởng những quyền trẻ em,
trong đó có quyền đƣợc chăm sóc sức khỏe thế chất, tinh thần và đƣợc giáo dục. Việc
can thiệp để giúp trẻ hòa nhập với xã hội là một việc quan trọng, có ý nghĩa nhân đạo,
là điều kiện hết sức quan trọng giúp trẻ tự kỷ sớm đƣợc can thiệp và có cơ hội hòa
nhập với cộng đồng. Tuy nhiên công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ vẫn còn
chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, vẫn còn nhiều trƣờng không nhận trẻ tự kỷ, hay nhận
nhƣng trẻ tự kỷ chƣa nhận đƣợc sự chăm sóc và giáo dục phù hợp, có hiệu quả.
Tuyên Quang là một tỉnh vùng núi phía Bắc còn gặp nhiều khó khăn cả về tài
lực, vật lực lẫn nhân lực phục vụ cho giáo dục, đặc biệt là mô hình giáo dục hòa nhập.
Nhƣng địa phƣơng đã có sự quan tâm, đầu tƣ cho giáo dục trẻ khuyết tật và có những
thành công nhất định.
Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật mới chỉ đẩy mạnh việc chăm sóc, can thiệp
cho những trẻ khuyết tật về thể chất bằng các phƣơng pháp y học nên còn nhiều hạn
chế trong can thiệp tâm lý giáo dục. Chính vì vậy, để khắc phục những hạn chế trong
giáo dục trẻ tự kỷ cần có sự kết hợp giữa các trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật với các
trƣờng mầm non trên địa bàn giúp trẻ phát triển đồng đều và hòa nhập với cộng đồng.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Giáo dục
hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật
và trường mầm non” tại thành phố Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
1
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục hòa
nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và
trƣờng mầm non tại thành phố Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi
mầm non tại thành phố Tuyên Quang.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và biện pháp giáo dục hòa nhập cho
trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm
non tại thành phố Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đánh giá đúng thực trạng và đề xuất đƣợc các biện pháp giáo dục hòa
nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và
trƣờng mầm non phù hợp với điều kiện, chức năng của trung tâm giáo dục trẻ khuyết
tật, trƣờng mầm non để vận dụng trong tổ chức giáo dục hòa nhập sẽ nâng cao đƣợc
chất lƣợng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở thành phố Tuyên Quang hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình
kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non.
5.2. Nghiên cứu thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết
hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non tại thành phố Tuyên
Quang - tỉnh Tuyên Quang.
5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập
cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và
trƣờng mầm non.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ
tự kỷ tuổi mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ
khuyết tật và trƣờng mầm non tại thành phố Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 05 năm 2014 đến tháng 08 năm 2015.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2
Địa bàn nghiên cứu: Trung tâm Phục hồi chức năng Hƣơng Sen; Trƣờng Mầm
non Phan Thiết; Trƣờng Mầm non Sao Mai; Trƣờng Mầm non Tân Trào và Trƣờng
Mầm non Ỷ La, thành phố Tuyên Quang
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích và
đánh giá những chuyên đề, bài viết, công trình của các tác giả trong và ngoài nƣớc,
đƣợc đăng trên các sách báo, tạp chí, mạng internet… về tình trạng tự kỷ ở trẻ em, về
giáo dục và giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non để xây dựng cơ sở lý
luận cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đề tài sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi; Phƣơng pháp quan sát;
Phƣơng pháp trò chuyện; Phƣơng pháp chuyên gia; Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng
hợp; Phƣơng pháp trắc nghiệm tâm lý; Phƣơng pháp thực nghiệm; Phƣơng pháp tổng
kết kinh nghiệm để nghiên cứu, đánh giá thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự
kỷ lứa tuổi mầm non theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật
và trƣờng mầm non tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để tính các số liệu nghiên cứu
thực trạng; xác định thông số định lƣợng và định tính về kết quả nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết
hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non.
Chƣơng 2: Thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp
giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non tại thành phố Tuyên Quang
- tỉnh Tuyên Quang.
Chƣơng 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ tự
kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm non
tại thành phố Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP
CHO TRẺ TỰ KỶ LỨA TUỔI MẦM NON THEO MÔ HÌNH KẾT
HỢP GIỮA TRUNG TÂM GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT VÀ
TRƢỜNG MẦM NON
1.1. Sơ lƣợc về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Ngay từ đầu thế kỷ 19 đã có rất nhiều báo cáo về trƣờng hợp đơn lẻ của những
trẻ rất bé mắc các bệnh rối loạn tâm trí nặng có liên quan đến một biến dạng rõ của
quá trình phát triển và Mausdley (1876) đã là nhà tâm bệnh học đầu tiên chú ý đến
nghiên cứu về những trạng thái này.
Tuy nhiên mãi rất lâu về sau này thì các rối loạn này mới đƣợc khoa học thừa
nhận. Ban đầu, chúng đƣợc xếp vào một dạng tâm thần phân liệt. Đến năm 1911, nhà
tâm thần học Bleuler đã là ngƣời đầu tiên nói đến các rối loạn này dƣới khái niệm “tự
kỷ”. Theo ông đó là một trong những triệu chứng tiên phát cơ bản của tâm thần phân
liệt ngƣời lớn và tính tự kỷ là thể hiện một sự tập trung toàn bộ đời sống tâm lý của
một con ngƣời vào thế giới bên trong của mình cùng với sự mất đi tiếp xúc, sự cắt rời
với thế giới bên ngoài.
Năm 1943, bác sĩ Leo Kanner (ngƣời Mỹ gốc Áo) đã công bố nghiên cứu của
mình về trẻ tự kỷ, nghiên cứu này đã làm cho mọi ngƣời biết đến sự hiện diện của
dạng tật này trong xã hội. Sau phát hiện của bác sĩ Kanner, sự quan tâm của giới khoa
học về hội chứng tự kỷ ngày càng gia tăng. Đã có nhiều nghiên cứu giải thích về căn
nguyên của tự kỷ và mô tả chi tiết những hành vi thực sự của những trẻ này. Sau đó,
nhiều phƣơng pháp trị liệu và giáo dục đã ra đời góp phần cải thiện chất lƣợng cuộc
sống của những trẻ tự kỷ. Các nghiên cứu nhƣ: cách tiếp cận D.I.R (Developmental,
Individual-Difference, Relationship-based) của tiến sĩ Greenspan và tiến sĩ Wieder,
phƣơng pháp ABA, phƣơng pháp Teach,... Những phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc áp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4
dụng đối với môi trƣờng chuyên biệt hoặc chăm sóc, giáo dục tại gia đình. Chúng rất
khó áp dụng để dạy học tại các lớp hòa nhập.
Trong công trình nghiên cứu của mình Bruno Bettlheim cho rằng trẻ bị tự kỷ
là do ngƣời mẹ bỏ mặc, vì ngƣời mẹ có học cao nên thiên về ứng xử lý trí hơn là tình
cảm, sống lạnh lùng, không yêu con. Do cách sống thờ ơ đó nên những đứa con phản
ứng lại bằng cách không muốn gần mẹ, không muốn ôm, hôn mẹ, không muốn nhìn
vào mắt mẹ và không nói, đồng thời trẻ cũng ứng xử nhƣ vậy với ngƣời khác.
Nghiên cứu của Lorna Wing cũng chỉ ra rằng: trong sử dụng lời nói của trẻ tự
kỷ, trẻ hoặc câm lặng suốt đời hoặc bắt chƣớc tiếng kêu của loài vật, tiếng lạ hoặc lặp
câu, lặp từ; ngữ điệu và việc làm chủ lời nói thì kì dị, đơn điệu, máy móc, đổi giọng
không đúng chỗ… Trẻ dƣờng nhƣ không nghe, không hiểu, không trả lời ngƣời khác.
Trẻ chỉ nghe, hiểu trong tình huống trẻ muốn hoặc liên quan đến nhu cầu của trẻ.
M. Mahler cho rằng tự kỷ là biểu hiện sự không bình thƣờng xuất phát từ mối
quan hệ mẹ con. Đứa trẻ mới sinh ra có mối quan hệ cộng sinh hòa mình với ngƣời
mẹ, đây là giai đoạn tự kỷ bình thƣờng, sau đó đến giai đoạn chia cách cá nhân hóa
(nảy sinh tâm lý cá nhân). Có một số rối loạn trong quá trình này, một điều gì đó
không ổn trong giai đoạn tách mẹ và cá nhân hóa. Cơ chế tự kỷ gắn với sự mất khía
cạnh hoạt hóa, mất sự phân biệt với cơ thể ngƣời mẹ, nên đứa trẻ không có sức sống,
mất ham muốn về xã hội. Chức năng của trẻ tự kỷ mang ý nghĩa thái độ phòng vệ cơ
bản của đứa trẻ, không thể xây dựng đƣợc cực định hƣớng đối với ngƣời mẹ. Đứa trẻ
dính chặt vào ngƣời lớn và dùng họ nhƣ một bộ phận để kéo dài cơ thể nó. Đây là
cách đứa trẻ gạt ra quyền năng của ngƣời mẹ trong giai đoạn đầu tiên.[36]
Tác giả Robert Rosine Le Eost cho rằng trẻ tự kỷ dạy cho chúng ta một điều gì
đó mà ta cần nghe; thế giới của nó là thế giới tự phá hoại mình, nó chối bỏ thế giới
xung quanh và tất cả mọi ngƣời làm xuất hiện hiện thực đối với nó nhƣ là một đồ vật.
Trƣớc gƣơng nó cảm thấy một cái gì đó rất khủng khiếp; trẻ tự kỷ sống trong môi
trƣờng ngôn ngữ nhƣng không có lời riêng của nó, lời nói chỉ là sự kết nối máy móc,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5
sự lặp lại mà nó không thể hiểu; trẻ tự kỷ tách biệt với ngƣời khác, không có nhu cầu
giao tiếp với ngƣời khác và luôn cảm thấy mình nhƣ bị nuốt chửng trong ham muốn
của mọi ngƣời.
Một số tác giả đã dày công nghiên cứu về vấn đề giáo dục hòa nhập:
M. Soder đã nghiên cứu thực hiện hòa nhập cho trẻ chậm phát triển trí tuệ.
Ông cho rằng: Cần phải tập trung nghiên cứu để giúp trẻ tự tìm ra hoàn cảnh của
mình thay thế cho việc đo đạc hiệu quả của công việc hòa nhập.
Cũng cùng quan điểm này, Irene Lospez đã nghiên cứu thành công “hòa nhập
từ viễn cảnh học sinh”, ông xác định trong mục tiêu hòa nhập đấy là cộng đồng tinh
thần đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau, tham gia và giao tiếp.
Đề tài “Ƣu và nhƣợc điểm của giáo dục hòa nhập trẻ em rối loạn phổ tự kỷ” của
Lindsay J. Vander WIELE đã phân tích và chỉ rõ: Trẻ rối loạn phổ tự kỷ phải có cơ hội
đƣợc giáo dục cùng với trẻ bình thƣờng ở mức độ tối đa, phù hợp và cần thiết. [41]
Nghiên cứu về vấn đề đào tạo đội ngũ giáo viên
giáo viên
(Teacher for New Era Project - TNE)
)
giáo viên
giáo viên
giáo viên
,…
giáo viên
Nhìn chung, mặc dù đƣợc nghiên cứu khá muộn, song vấn đề trẻ tự kỷ và
giáo dục cho trẻ tự kỷ với hình thức hòa nhập đã đƣợc một số tác giả trên thế giới
quan tâm nghiên cứu.
, hội chứng tự kỷ
20
trẻ tự kỷ. Trẻ tự kỷ
.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6
Công trình “Cách tiếp cận trẻ có rối loạn phổ tự kỷ dựa trên cộng đồng tại
Bệnh viện Nhi đồng 1” do bác sỹ Phạm Ngọc Thanh, Đơn vị Tâm lí, bệnh viện Nhi
Đồng 1 thực hiện đã cho thấy một phần thực trạng của trẻ tự kỷ và bƣớc đầu hƣớng
dẫn can thiệp trị liệu trẻ tự kỷ cho phụ huynh. [19]
Nghiên cứu “Tìm hiểu một số yếu tố gia đình và hành vi của trẻ tự kỷ” tại
Khoa tâm thần Bệnh viện Nhi trung ƣơng do bác sỹ Quách Thúy Minh và các cộng
sự thực hiện đã chỉ ra có 55,5% trẻ tăng giao tiếp bằng mắt, 64,1% giảm tăng động và
77,8% giảm xung động nếu đƣợc tiến hành điều trị tâm vận động và có sự kết hợp
của gia đình.[17]
Tại hội thảo: “Vấn đề gắn bó mẹ - con và trị liệu tâm lý cho cặp mẹ - con ở
Trung tâm N - T Nguyễn Khắc Viện”, tác giả Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Trung tâm
N - T Nguyễn Khắc Viện đã trình bày kết quả nghiên cứu của mình về trẻ tự kỷ và
khẳng định trẻ có khó khăn về gắn bó mẹ con là một lý do phổ biến khiến các bậc phụ
huynh đƣa con đến thăm khám và trị liệu tại Trung tâm N - T Nguyễn Khắc Viện. Tác
giả đã trình bày về các đặc trƣng Văn hóa của phƣơng Đông và phƣơng Tây, về thực
trạng nuôi dạy con và đặc trƣng gắn bó mẹ - con ở Việt Nam và Pháp cùng các đặc
điểm mang tính phổ quát và đặc thù, từ đó phân tích sâu sắc những ảnh hƣởng của các
yếu tố đó lên quá trình xây dựng đời sống tâm lý cho trẻ thơ. Hội thảo đã nghe trình
bày một ca lâm sàng, đó là trƣờng hợp của một bé trai rất gắn mẹ đến mức không thể
hoà nhập vào môi trƣờng học đƣờng. Bé còn mắc chứng không làm chủ đƣợc đại tiểu
tiện mà các xét nghiệm y tế đều không tìm ra nguyên nhân thực thể. Ngƣời mẹ cũng
bộc lộ một số khó khăn nhƣ hay phát động sự gắn bó liền kề da thịt với con, hay dùng
loại gắn bó này để thƣởng phạt… Sau khi đƣợc trị liệu theo phƣơng pháp của Esther
Bick, cặp mẹ con đã vƣợt qua đƣợc những khó khăn của mình và tìm lại đƣợc sự gắn
bó an toàn, mở ra hƣớng đi mới cho trị liệu cho trẻ có nét tự kỷ.
Tác giả Nguyễn Minh Đức với công trình: “Những khoảnh khắc lóe sáng trong
tƣơng tác mẹ - con của trẻ có nét tự kỷ” (2009). Trong công trình này tác giả đã phân
tích những sai lầm cơ bản trong phƣơng pháp chăm sóc và giáo dục con em, dẫn đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7
sự gia tăng số lƣợng trẻ có nguy cơ. Đồng thời, tác giả cũng chia sẻ những kinh
nghiệm cụ thể và bổ ích về cách quan sát, phát hiện những dấu hiệu chớm bất thƣờng
của trẻ và phƣơng pháp can thiệp sớm nhằm phòng ngừa những hậu quả trầm trọng
của các rối nhiễu tâm lý trong xã hội hiện đại. [11]
Luận văn thạc sỹ “Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ” của tác giả
Nguyễn Thị Thanh Liên đã chỉ ra phần lớn cha mẹ của trẻ tự kỷ có thái độ tiêu cực
đối với trẻ. Thái độ này xuất phát từ mặc cảm về khuyết tật của con mình. Thái độ
này đƣợc thể hiện rõ trên ba phƣơng diện: nhận thức, tình cảm và hành vi. Về phƣơng
diện nhận thức: đa số cha mẹ có hiểu biết về bản chất của chứng tự kỷ là không đầy
đủ, một số ngƣời còn hiểu sai.Về phƣơng diện tình cảm: cha mẹ một mặt thƣơng con,
muốn dành tình cảm cho con, mặt khác lại thấy lo lắng, thiệt thòi, tuyệt vọng về
những gì mà họ phải gánh chịu. Về phƣơng diện hành vi: nhìn hình thức bên ngoài
ngƣời ta dễ lầm tƣởng cha mẹ có hành vi tích cực song về bản chất đó là sự buông
xuôi tiêu cực, thiếu khoa học trong việc giúp đỡ con chống lại chứng tự kỷ.
Với mục đích nhằm giúp trẻ tự kỷ tiến bộ, tác giả Nguyễn Thị Diệu Anh và
cộng sự tại Đơn vị Tâm lý, bệnh viện Nhi Đồng 1 thực hiện nghiên cứu “Ứng dụng
việc chăm sóc tại nhà cho trẻ có rối loạn tự kỷ”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã cho
thấy tính hiệu quả của phƣơng pháp TEACH trong trị liệu trẻ tự kỷ.[1]
Trong công trình nghiên cứu: “Xây dựng mô hình trung tâm hỗ trợ phát triển
giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật” của tác giả Lê Văn Tạc đã chỉ ra:
+ Xây dựng mô hình trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết
tật phù hợp với điều kiện Việt Nam nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả công tác
giáo dục trẻ khuyết tật.
+ Không khuyến khích phát triển hình thức giáo dục chuyên biệt, tách biệt.
+ Tăng cƣờng và phát triển, xây dựng hệ thống giáo dục hòa nhập.
+ Xây dựng mới các trung tâm hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật ở những nơi chƣa
có hoặc nâng cấp, chuyển đổi trƣờng chuyên biệt thành các trung tâm hỗ trợ cho giáo
dục hòa nhập.[18]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8
Tác giả Đào Thị Thu Thủy, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam với đề tài
“Nghiên cứu hành vi ngôn ngữ của trẻ tự kỷ 5 - 6 tuổi” đã mô tả thực trạng hành vi
ngôn ngữ của trẻ tự kỷ tuổi mẫu giáo nhằm giúp giáo viên hỗ trợ, chuyên gia giáo dục
trẻ tự kỷ xác định đƣợc mức độ thực hiện hành vi ngôn ngữ của trẻ tự kỷ góp phần
nâng cao chất lƣợng giáo dục trẻ tự kỷ, giúp trẻ tham gia học hòa nhập.[26]
Đề tài “Nghiên cứu biện pháp can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho trẻ tự
kỷ ở nƣớc ta hiện nay và trong giai đoạn 2011-2020” do tác giả Nguyễn Thị Hoàng
Yến làm chủ nhiệm đã đã triển khai và hoàn thành 4 nội dung: Nghiên cứu những vấn
đề chung về tự kỷ; Vấn đề can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ; Vấn đề giáo dục hòa nhập trẻ
tự kỷ; Các chính sách bảo trợ xã hội cho trẻ tự kỷ và gia đình. [33]
Ngày 25/07/2015 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ Sống cùng tự kỷ,
Trung tâm Giáo dục sức khỏe thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Hỗ trợ phát triển
giáo dục hòa nhập phối hợp tổ chức “Ngày hội kết nối”. Ngày hội kết nối nhằm giúp
phụ huynh cập nhật thông tin về chính sách giáo dục dành cho trẻ tự kỷ, nâng cao
nhận thức về giáo dục đặc biệt và giáo dục hòa nhập sau tiến trình can thiệp sớm.
Cuốn sách “Mô hình giáo dục hòa nhập cấp xã cho trẻ em khuyết tật - thực tiễn
và triển vọng” do Trung tâm Tật học - Viện Khoa học giáo dục tổ chức biên soạn đƣợc
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2002. Cuốn sách giới thiệu với những
ngƣời quan tâm đến trẻ khuyết tật một số bài học kinh nghiệm về cách tổ chức lực
lƣợng cộng đồng tham gia hỗ trợ và giáo dục trẻ em khuyết tật theo hƣớng hòa nhập.
Nhìn chung các nghiên cứu trong nƣớc đã quan tâm đến vấn đề trẻ tự kỷ và trị
liệu y học, giáo dục hòa nhập song chƣa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn
đề xây dựng mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trƣờng mầm
non trong giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ.
1.2. Khái niệm công cụ
1.2.1. Tự kỷ và hội chứng tự kỷ
1.2.1.1. Tự kỷ
Cho đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đã đƣa ra khá nhiều quan
niệm về tự kỷ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9
Thuật ngữ “autism - tự kỷ” do E. Bleuler (1911) đƣa ra để chỉ sự mất tiếp xúc
với thực tế dẫn tới mất khả năng giao tiếp hay rất khó giao tiếp với ngƣời khác.
Theo Freud: “Tự kỷ là sự đầu tƣ vào đối tƣợng quay trở lại cái tôi, có nghĩa là
đã trở thành sự tự yêu, là sự ẩn náu của trẻ em trong thế giới bên trong huyễn tƣởng
và ảo ảnh để hỏi rằng cái tự trị ảo tƣởng chỉ có thể đƣợc một thời gian, đối với chủ
thể điều kiện phải có thêm vào đó sự chăm sóc của ngƣời mẹ”.
Theo Kanner 1943: “Tự kỷ là sự rút lui cực đoan của một số trẻ em từ lúc mới
bắt đầu cuộc sống, triệu chứng đặc biệt của bệnh là một sự hiếm thấy, đó là sự rối
loạn từ cội rễ, là sự không có khả năng của những trẻ này trong công việc thiết lập
các mối quan hệ bình thƣờng với những ngƣời khác và hành động một cách bình
thƣờng với các tình huống từ lúc chúng bắt đầu cuộc sống.” [37]
Theo từ điển bách khoa Columbia (1996): “Tự kỷ là một khuyết tật phát triển
có nguyên nhân từ những rối loạn thần kinh làm ảnh hƣởng đến chức năng cơ bản của
não bộ. Tự kỷ đƣợc xác định bởi sự phát triển không bình thƣờng về kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng tƣơng tác xã hội và suy luận. Trẻ nam nhiều gấp 4 lần nữ giới mắc tự kỷ
[33]. Trẻ có thể phát triển bình thƣờng cho đến 30 tháng tuổi sau đó gặp phải một số
rối nhiễu trong phổ tự kỷ [37].
Năm 1999, tại Hội nghị toàn quốc về tự kỷ ở Mỹ, các chuyên gia cho rằng nên
xếp tự kỷ vào nhóm rối loạn lan tỏa và đã thống nhất đƣa ra định nghĩa về tự kỷ cuối
cùng nhƣ sau: “Tự kỷ là một dạng rối loạn trong nhóm rối loạn phát triển lan tỏa, ảnh
hƣởng đến nhiều mặt của sự phát triển nhƣng ảnh hƣởng nhất đến kỹ năng giao tiếp
và quan hệ xã hội”. [32].
Năm 2008, Liên hiệp quốc đƣa ra khái niệm: “Tự kỷ là một loại khuyết tật
phát triển tồn tại suốt đời, thƣờng đƣợc thể hiện ra ngoài trong ba năm đầu đời. Tự kỷ
là do một rối loạn thần kinh ảnh hƣởng đến chức năng hoạt động của não bộ gây nên,
chủ yếu ảnh hƣởng đến trẻ em và ngƣời lớn ở nhiều quốc gia không phân biệt giới
tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc điểm của nó là sự khó khăn trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
10
tƣơng tác xã hội, các vấn đề về giao tiếp bằng lời nói và không bằng lời nói, và có các
hành vi, sở thích và hoạt động lặp đi lặp lại và hạn hẹp”. [32].
Các khái niệm có khác nhau nhƣng đều thống nhất ở các nội dung cốt lõi của
khái niệm tự kỷ: “Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển, đƣợc đặc trƣng bởi ba
khiếm khuyết chính về giao tiếp, tƣơng tác xã hội và có hành vi, sở thích mang tính
hạn hẹp lặp đi lặp lại”.
1.2.1.2. Hội chứng tự kỷ
Hội chứng tự kỷ (Autism) bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp là “Autos” có nghĩa là “tự
bản thân”. Hội chứng tự kỷ là hội chứng rối loạn phát triển lan tỏa do bất thƣờng của não
bộ, xuất hiện sớm trong những năm đầu đời của trẻ em với những biểu hiện đặc trƣng ở
các lĩnh vực: kém tƣơng tác xã hội, bất thƣờng về ngôn ngữ, giao tiếp và hành vi.
Khái niệm hội chứng tự kỷ đƣợc đề cập đầu tiên vào năm 1943 do bác sĩ ngƣời Mĩ
gốc Áo - Leo Kanner thực hiện. Khi đó hội chứng tự kỷ đƣợc ông mô tả nhƣ một chứng
rối loạn tâm thần hiếm gặp ở trẻ em. Các đặc điểm đƣợc Leo Kanner mô tả bao gồm:
- Thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với ngƣời khác.
- Thể hiện cách chọn lựa các thói quen hàng ngày rất giống nhau về tính cách
tỉ mỉ và kì dị.
- Không hề nói hoặc cách nói khác thƣờng rõ rệt.
- Rất ham thích xoay vặn các đồ vật và thao tác khéo léo.
- Có khả năng ở mức cao về nhìn nhận không gian hoặc giỏi nhƣ vẹt.
- Trái ngƣợc với tình trạng khó khăn trong việc học tập các lĩnh vực khác.
- Hình thức bề ngoài có vẻ hấp dẫn, nhanh nhẹn, thông minh.
Hội chứng tự kỷ thƣờng gặp ở trẻ nam cao gấp 4 lần ở trẻ nữ.
1.2.2. Phát hiện sớm trẻ tự kỷ
Phát hiện sớm là quá trình sử dụng các kỹ thuật, biện pháp sàng lọc giúp nhận
biết dấu hiệu của tự kỷ, phổ tự kỷ trên trẻ dƣới 3 tuổi. Sớm nhất có thể là 6 - 18
tháng. Những trƣờng hợp đƣợc khẳng định là tự kỷ ở độ tuổi dƣới 18 tháng là những
trƣờng hợp tự kỷ điển hình. Những trƣờng hợp bị phát hiện muộn thƣờng do trẻ bị tự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
11
kỷ nhẹ, do thiếu hiểu biết về các mốc phát triển bình thƣờng về ngôn ngữ và hành vi
của trẻ đặc biệt do các dấu hiệu để xác định tự kỷ chƣa rõ ràng.
Để phát hiện sớm trẻ tự kỷ có thể căn cứ vào các dấu hiệu sàng lọc trẻ tự kỷ.
Dấu hiệu sàng lọc là những dấu hiệu chỉ ra rằng trẻ có nguy cơ cao bị tự kỷ. Những
dấu hiệu này đƣợc Baron - Cohen, Allen và Gilber sử dụng từ năm 1992 để sàng lọc
trong 12000 trẻ em ở độ tuổi 18 tháng tuổi. Terylynn Tyrel - Tiến sĩ khoa Giáo dục
Đặc biệt, Đại học John Hopkin, năm 2006 đã biên soạn ra 9 dấu hiệu dƣới đây từ rất
nhiều nghiên cứu khác. Đây là bộ câu hỏi sàng lọc tự kỷ ở trẻ dƣới 18 tháng, đƣợc sử
dụng rộng rãi trên thế giới:
Các dấu hiệu sàng lọc phát hiện tự kỷ:
Biết khoe; Mắt nhìn linh hoạt, phù hợp; Biết thể hiện nét mặt ấm áp, vui
sƣớng; Quay lại khi đƣợc gọi tên; Chia sẻ mối quan tâm/ thích thú; Phối hợp các kỹ
năng giao tiếp không lời; Thể hiện các hành vi bất thƣờng; Các cử động hoặc tƣ thế
lặp lại của cơ thể?
Viện Hàn lâm Thần kinh học của Mĩ đã đưa ra các dấu hiệu báo động của tự
kỷ là những trẻ:
(1). Không bi bô, không biết dùng cử chỉ vào khoảng 12 tháng.
(2). Không biết nói từ đơn lúc 16 tháng.
(3). Không biết đáp lại khi đƣợc gọi tên.
(4). Không tự nói đƣợc câu có hai từ lúc 24 tháng.
(5). Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội vào bất kì độ tuổi nào. [13]
1.2.3. Can thiệp sớm trẻ tự kỷ
Can thiệp sớm là sự hƣớng dẫn sớm (mang tính giáo dục) cho trẻ và gia đình
trẻ. Can thiệp sớm trong 5 năm đầu có thể làm tăng chất lƣợng cuộc sống cho trẻ và
gia đình trẻ. Đây chính là sự chuẩn bị quan trọng cho việc học và tiếp tục học lên lớp
mẫu giáo sau này của trẻ, đồng thời can thiệp sớm cũng chuẩn bị tiền đề để trẻ có thể
học hội nhập tại các trƣờng phổ thông. Can thiệp sớm là những chỉ dẫn ban đầu và
các dịch vụ dành cho trẻ và gia đình trẻ khuyết tật trƣớc tuổi tiểu học nhằm kích thích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
12
và huy động sự phát triển tối đa ở trẻ, tạo điều kiện và chuẩn bị tốt cho trẻ tham gia
vào hệ thống giáo dục bình thƣờng và cuộc sống sau này.
Can thiệp sớm còn là việc trợ giúp dành cho tất cả các trẻ em có nguy cơ hoặc
đã bị khuyết tật. Việc trợ giúp này bao gồm toàn bộ giai đoạn từ chẩn đoán trƣớc khi
sinh cho đến lúc trẻ đến tuổi đi học. Nó bao gồm toàn bộ việc phát hiện và chẩn đoán
sớm cho đến lúc hƣớng dẫn. Can thiệp sớm có liên quan đến cả đứa trẻ lẫn cha mẹ,
gia đình và một mạng lƣới rộng lớn.
Can thiệp sớm nhằm phát triển tối đa tiềm năng học ở trẻ, phát triển khỏe
mạnh trong cuộc sống hàng ngày của trẻ; giúp trẻ sống độc lập và có một cuộc sống
càng bình thƣờng càng tốt, để trẻ có thể trở thành một thành viên của cộng đồng.
Mục đích can thiệp không chỉ dừng ở bản thân trẻ mà cả cuộc sống của trẻ
trong hoàn cảnh gia đình.
Can thiệp sớm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với trẻ vì trong 5 năm đầu
đời là thời điểm phát triển tối ƣu của não bộ. Trong giai đoạn này trẻ dễ dàng tiếp cận
thông tin, hình thành các kỹ năng và phát triển ngôn ngữ. Chúng ta có thể dễ dàng
uốn nắn trẻ theo chiều hƣớng tích cực. Việc can thiệp cho trẻ có thể bắt đầu bất cứ lúc
nào chúng ta phát hiện ra những điểm không bình thƣờng ở đứa trẻ.
Can thiệp sớm bao gồm nhiều dịch vụ tổng hợp với mục đích là để phát triển hết
tiềm năng học hỏi ở đứa trẻ, để đứa trẻ sống càng bình thƣờng càng tốt. Do vậy, can
thiệp sớm là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, những giai đoạn này
tạo thành một qui trình khép kín giúp cho các chuyên gia can thiệp sớm có thể hỗ trợ
đƣợc một cách kịp thời nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho trẻ và gia đình. Các giai
đoạn của qui trình can thiệp sớm có thể đƣợc biểu diễn nhƣ một vòng xoay liên tục.
Thắc mắc/ vấn đề
Đánh giá lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
Chẩn đoán đánh giá
13