Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Một số lỗi phát âm tiếng việt của sinh viên học viện sư phạm quảng tây trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LƢƠNG HIỂU HẠ

MỘT SỐ LỖI PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT
CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN SƢ PHẠM
QUẢNG TÂY TRUNG QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LƢƠNG HIỂU HẠ

MỘT SỐ LỖI PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT
CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN SƢ PHẠM
QUẢNG TÂY TRUNG QUỐC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Đào Thị Vân

Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là do tôi viết. Mọi số liệu, tư liệu cũng
như kết quả nghiên cứu là của riêng tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2015
Người cam đoan

Lƣơng Hiểu Hạ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

i




MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................. i
Mục lục .......................................................................................................................... ii
Danh mục các bảng ....................................................................................................... iii


MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 5
5. Các phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 6
6. Đóng góp của luận văn ..................................................................................... 6
7. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................... 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................. 8
1.1. Khái quát về ngữ âm ...................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm ngữ âm ...................................................................................... 8
1.1.2. Khái niệm âm tiết và âm tiết tiếng Việt ...................................................... 8
1.2. Khái quát về lỗi sử dụng ngoại ngữ............................................................... 9
1.2.1. Khái niệm lỗi sử dụng ngoại ngữ ............................................................... 9
1.2.2. Một số quan niệm về lỗi sử dụng L2 ........................................................ 10
1.2.3. Các cách phân loại lỗi ............................................................................... 23
1.3. Sơ lược về lỗi phát âm ngôn ngữ ................................................................. 28
1.3.1. Khái niệm mắc lỗi phát âm ngôn ngữ ..................................................... 28
1.3.2. Quan điểm của luận văn về phát âm tiếng Việt mắc lỗi ........................... 28
1.4. Tiểu kết ........................................................................................................ 29
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG LỖI PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT CỦA SINH
VIÊN HỌC VIỆN SƢ PHẠM QUẢNG TÂY, TRUNG QUỐC ................. 31
2.1. Trình độ phát âm tiếng Việt của sinh viên Học viện Sư phạm Quảng
Tây, Trung Quốc................................................................................................. 31
2.1.1. Nhận xét chung ......................................................................................... 31
2.1.2. Kết quả cụ thể ........................................................................................... 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


ii




2.2. Miêu tả lỗi phát âm tiếng Việt của sinh viên Học viện Sư phạm Quảng
Tây, Trung Quốc................................................................................................. 34
2.2.1. Lỗi phát âm phụ âm đầu ........................................................................... 34
2.2.2. Lỗi phát âm âm đệm ................................................................................. 40
2.2.3. Lỗi phát âm âm chính ............................................................................... 41
2.2.4. Lỗi phát âm hệ thống âm cuối .................................................................. 48
2.2.5. Lỗi phát âm thanh điệu ............................................................................. 52
2.2.6. Lỗi phát âm tổng hợp ................................................................................ 60
2.3. Tiểu kết ........................................................................................................ 63
Chƣơng 3. NGUYÊN NHÂN SINH VIÊN TRUNG QUỐC PHÁT ÂM
TIẾNG VIỆT MẮC LỖI, HƢỚNG SỬA LỖI .............................................. 64
3.1. Nguyên nhân sinh viên Trung Quốc phát âm tiếng Việt mắc lỗi ................ 64
3.1.1. Nguyên nhân thứ nhất: Do hiểu biết ngôn ngữ đích (L2) của người học
còn hạn chế ......................................................................................................... 65
3.1.2. Nguyên nhân thứ hai: Do sự khác biệt giữa ngôn ngữ nguồn (L1) và
ngôn ngữ đích (L2) dẫn tới lỗi chuyển di tiêu cực từ L1 (ở đây là tiếng Hán)
sang L2 (ở đây là tiếng Việt) .............................................................................. 67
3.1.3. Lỗi do ý thức sử dụng ngôn ngữ của người học chưa tốt ......................... 70
3.1.4. Lỗi phát âm tiếng Việt do bộ máy phát âm của người học có khiếm khuyết... 71
3.1.5. Sinh viên Trung Quốc phát âm tiếng Việt mắc lỗi do thói quen phát âm
không đúng ......................................................................................................... 72
3.1.6. Do người dạy tiếng Việt cho sinh viên phát âm chưa chuẩn.................... 72
3.2. Về vấn đề sửa câu mắc lỗi cho người học L2 ............................................. 73
3.2.1. Nguyên tắc sửa lỗi .................................................................................... 73
3.2.2. Qui trình sửa lỗi ........................................................................................ 74

3.3. Tiểu kết ........................................................................................................ 81
KẾT LUẬN........................................................................................................ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 85
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iii




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tổng kết trình độ phát âm tiếng Việt của sinh viên HVSP
Quảng Tây, Trung Quốc ...................................................................... 33
Bảng 2.2: Bảng phát âm phụ âm đầu mắc lỗi theo kiểu biến âm của sinh
viên HVSP Quảng Tây, TQ ................................................................. 38
Bảng 2.3: Bảng phát âm phụ âm đầu mắc lỗi theo kiểu lược bỏ phụ âm đầu
của sinh viên HVSP Quảng Tây, TQ .................................................. 39
Bảng 2.4 ............................................................................................................. 41
Bảng 2.5: Bảng tổng kết lỗi phát âm các nguyên âm đôi ................................... 43
Bảng 2.6: Bảng tổng kết lỗi phát âm các nguyên âm ngắn trong tiếng Việt
của sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc................. 45
Bảng 2.7: Bảng tổng kết các âm vị nguyên âm đơn dài TV mà sinh viên
HVSP Quảng Tây phát âm không đúng .............................................. 47
Bảng 2.8: Bảng tổng kết các phụ âm cuối sinh viên Trung Quốc phát âm
mắc lỗi theo kiểu biến âm .................................................................... 51
Bảng 2.9: Bảng tổng kết các phụ âm cuối mắc lỗi theo kiểu lược bỏ âm
trong âm tiết ......................................................................................... 52
Bảng 2.10: Bảng tổng kết lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt của sinh viên

HVSP Quảng Tây, Trung Quốc .......................................................... 54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iii




MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu ngày một phát triển, việc giao
lưu văn hóa giữa các nước cũng mở rộng không ngừng. Trong mấy năm gần
đây, sinh viên các nước đi du học khá đông, trong đó có nhiều sinh viên Việt
Nam sang Trung Quốc học và ngược lại, số sinh viên Trung Quốc sang du học
ở Việt Nam cũng không phải là ít.
1.2. Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, du học sinh Trung quốc mắc
lỗi sử dụng tiếng Việt khá nhiều và khá đa dạng, đặc biệt là lỗi phát âm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi sử dụng ngôn ngữ thứ hai (L2). Ngoài
những nguyên nhân như yếu tố văn hóa, yếu tố người dạy, yếu tố sinh lí hay ý
thức của người học, v.v… còn có một nguyên nhân quan trọng không thể
không nói đến, đó là do chuyển di từ ngôn ngữ thứ nhất (L1) (ở đây là tiếng
Hán) sang ngôn ngữ thứ hai (ở đây là tiếng Việt).
1.3. Theo chủ quan của chúng tôi, có lẽ đến nay chưa có một công trình
nào dành riêng cho việc nghiên cứu lỗi về phát âm tiếng Việt của du học sinh
Trung Quốc do chuyển di từ ngôn ngữ thứ nhất một cách toàn diện.
1.4. Nghiên cứu đề tài này, người viết hy vọng luận văn sẽ góp phần
khẳng định có nhiều nguyên nhân khiến người học ngôn ngữ thứ hai thường
mắc lỗi phát âm như đã nói ở trên nhưng nguyên nhân do chuyển di từ L1 là
nguyên nhân không thể phủ nhận. Đó là một trong những nguyên nhân mà bất

cứ ai dạy hay học ngoại ngữ cũng cần phải nắm được để tìm cách tránh lỗi
cũng như sửa lỗi sử dụng L2.
Nếu đạt được mục tiêu đặt ra, ngoài những đóng góp về mặt lí luận là
củng cố lí thuyết về lỗi sử dụng L2, luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo
cho những ai muốn tìm hiểu về lỗi sử dụng L2 nói chung, lỗi phát âm L2 nói
riêng khi dạy - học ngoại ngữ , ngôn ngữ thứ hai (L2) của người học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1




2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về việc nghiên cứu lỗi sử dụng ngôn ngữ thứ 2 của người học
- Trước khi ngành Phân tích đối chiếu ra đời (khoảng giữa thế kỉ XIX),
hướng nghiên cứu về lỗi sử dụng ngôn ngữ thứ 2 / ngoại ngữ (L2) của người
học (NH) ngoại ngữ chưa được giới nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm một
cách thỏa đáng.
- Ngành phân tích đối chiếu ra đời và đã lấy trường tâm lí hành vi luận
làm căn cứ lí luận khi đưa ra quan điểm: lực cản duy nhất khiến người học
ngoại ngữ không đạt kết quả như mong muốn là sự can thiệp không nên có của
thói quen từ ngôn ngữ thứ nhất (L1) của người học; và tất cả lỗi trong quá trình
học ngoại ngữ là do sự khác biệt giữa L1 và L2. Sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ
(L1 và L2) chẳng những là nguyên nhân gây ra lỗi mà còn là bức rào tạo ra
những khó khăn cho người học. Chính vì vậy, việc đối chiếu L1 và L2, chỉ ra
được sự khác nhau giữa chúng sẽ là chìa khóa giải quyết vấn đề phát hiện lỗi và
sửa lỗi khi học ngôn ngữ thứ hai.
- Vào đầu những năm 70 của thế kỉ trước đã có hàng loạt công trình
nghiên cứu lỗi L2 của người học tiếng ra đời. Dưới đây là một số công trình

tiêu biểu:
+ Grauberg, W. (1971), “An error analysis in the German of first – year
univesitty students” in Perren and Trim (eds) 1971 (Phân tích lỗi trong tiếng
Đức của sinh viên năm thứ nhất” Peren, Trim (và một số tác giả).
+ George, H. (1972), “Common errs in language learning: insights from
English, Rowley mass: Newbury House” (Lỗi thường gặp khi học ngôn ngữ:
những thấu hiểu khi học tiếng Anh, Rowley Maass: Nhà xuất bản Newbury).
+ Dulay, H and M. Burt (1984), “You can‟t learn without goofing, An
anlysis of children‟s second language errors‟, in Error Analysis edited by Jack
C. Richards, London and New York: longman, (“Bạn không thể học mà không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2




mắc lỗi, phân tích lỗi khi học ngôn ngữ thứ hai của trẻ”, Phân tích lỗi, biên tập
Jack C. Richards, Nhà xuất bản Longman tại London và New York).
+ Trần Thị Châu (1974), “Error anlysis, “Error analysis, contrastive
analysis and students‟ perception: a study ò diffculty in second language
learning”, International Review of applied Lingguistics. (“Phân tích lỗi, so sánh
đối chiếu và nhận thức của người học: một nghiên cứu về những khó khăn khi
học ngôn ngữ thứ hai”, Tổng quan về Ngôn ngữ ứng dụng trên thế giới, số 13,
trang 119).
Ở Việt Nam, trong hơn chục năm trở lại đây đã có một số công trình
nghiên cứu lỗi của người học ngoại ngữ (cũng dựa trên ngữ liệu lỗi của người
học tiếng Anh), như:
+ Phạm Đăng Bình (2001), “Một số quan niệm khác nhau về lỗi trong quá
trình dạy và học tiếng nước ngoài”, Ngôn ngữ, số 14, 59-66.

+ Phạm Đăng Bình (2002), “Thử đề xuất một cách phân loại lỗi của người
học ngoại ngữ nhìn từ góc độ dụng học giao thoa ngôn ngữ - văn hóa”, Ngôn
ngữ, số 9, 58-72).
+ Trần Kim Phượng (2005), “Những lỗi thường gặp về trật tự từ ở người
Việt học tiếng Anh”, Ngôn ngữ &Đời sống, số 10, 28-29.
+ Đỗ Minh Hùng (2007), “Lỗi ngữ pháp tiếng Anh thường gặp của người
Việt Nam”, Luận án TS Ngữ Văn, ĐHQG Tp HCM .
Tóm lại, việc nghiên cứu lỗi của người học ngoại ngữ đã được giới nghiên
cứu ngôn ngữ học quan tâm nhưng vẫn còn chưa hoàn toàn đồng nhất về quan
điểm nguyên nhân mắc lỗi của người học ngoại ngữ. Các công trình chủ yếu là
dành tìm hiểu những lỗi sử dụng L2 - ở đây là tiếng Anh - của người học từ
nhiều nguyên nhân. Kết quả nghiên cứu về lỗi ngữ pháp tiếng Anh ở các nước
nhìn chung đều thống nhất ở chỗ không cho ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ hay
việc chuyển di tiêu cực của L1 của người học là nguyên nhân duy nhất gây ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

3




lỗi sử dụng L2. Hơn nữa, mỗi công trình tuy đều cố gắng chỉ ra một vài kiểu lỗi
với những góc nhìn khác nhau nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào tổng
kết các loại lỗi và nguyên nhân gây lỗi một cách đầy đủ, toàn diện.
Vận dụng kết quả nghiên cứu của những người đi trước, luận văn này tập
trung nghiên cứu lỗi phát âm tiếng Việt của du học sinh Trung Quốc.
2.2. Về tình hình nghiên cứu lỗi sử dụng tiếng Việt
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về việc sử dụng tiếng Việt không
đúng. Đối tượng sử dụng tiếng Việt ở đây bao gồm cả người Việt với tư cách là
người sử dụng L1, lẫn người nước ngoài với tư cách là người sử dụng L2. Dưới

đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:
- Diệp Quang Ban, (1976), “Tìm cách giúp thêm cho học sinh viết đúng
tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 3- 1976.
- Nguyễn Đức Dân (1995), Tiếng Việt thực hành, ĐHTH, Tp HCM.
- Nguyễn Minh Thuyết (1974), Mấy gợi ý về việc phân tích và sửa lỗi ngữ
pháp cho học sinh, Ngôn ngữ, số 1 - 1975.
- Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp, (1997), Tiếng Việt thực hành,
Nxb ĐHQG HN.
- Thạch Bảo Khiết (2000), Phân tích những chỗ khó về tiếng Việt, Học
báo Học viên, Ngoại ngữ Giải phóng quân, NO.2, 61- 63.
- Lê Xảo Bình (2004), Lỗi sử dụng tiếng Việt của người Trung Quốc nhìn
từ góc độ xuyên văn hóa, Luận văn Thạc sĩ.
- Dương Khiết, Những suy nghĩ về sự khác biệt giữa văn hóa Việt Nam và
Trung Quốc trong quá trình học tập văn hóa giao tiếp của sinh viên TQ.
- Lí Tuyết Ninh (2008), Phân tích sự giống nhau và khác nhau về từ Hán
Việt và giảng dạy ngôn ngữ, Tung hoành Đông Nam Á. NO. 09, 136 -139.
Tóm lại, các công trình vừa dẫn đều ít nhiều nhắc đến lỗi sử dụng tiếng
Việt của người Việt hoặc người nước ngoài xong chưa có một công trình nào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4




dành riêng cho việc nghiên cứu lỗi phát âm tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ
thứ hai (L2) của du học sinh Trung Quốc một cách kỹ lưỡng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số lỗi phát âm tiếng Việt

thường gặp của sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát lỗi phát âm tiếng Việt là sinh
viên Học viện Sư phạm Quảng Tây,Trung Quốc.
- Về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu lỗi phát âm tiếng Việt của
sinh viên Trung Quốc, lấy đơn vị âm tiết TV làm cơ sở khảo sát và phân tích
lỗi. Việc luận văn chọn đơn vị âm tiết là đối tượng nghiên cứu lỗi phát âm là
bởi trong tiếng Việt, âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên, nhỏ nhất, đồng thời, nó
là đơn vị mang nghĩa, thường trùng với ranh giới của hình vị.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Củng cố thêm lí thuyết về lỗi sử dụng L2 của người học.
- Từ việc phân tích lỗi phát âm tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc, hy
vọng luận văn sẽ giúp người học ngoại ngữ nhận thức được rằng: việc mắc lỗi
sử dụng L2 là điều khó tránh, song vấn đề quan trọng là cần phải phát hiện ra
lỗi cũng như nguyên nhân mắc lỗi. Có như vậy thì người học mới có thể tránh
được lỗi và biết cách sửa lỗi.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, luận văn xác định một số nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu và lựa chọn một số lí thuyết liên quan được dùng làm căn cứ
lí luận cho đề tài: Lí thuyết về ngữ âm, cụ thể là lí thuyết về âm vị, lí thuyết về
âm tiết tiếng Việt; lí thuyết về lỗi sử dụng ngoại ngữ, v.v…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5




- So sánh hệ thống âm vị tiếng Hán và hệ thống âm vị tiếng Việt để tìm ra

sự khác biệt giữa hai hệ thống ngữ âm. Sự khác biệt này chính là một trong
những nguyên nhân quan trọng dẫn đến lỗi phát âm tiếng Việt của sinh viên
Trung Quốc.
Thống kê và phân loại lỗi phát âm tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc
theo một số tiêu chí đã định trước.
- Miêu tả, phân tích các loại lỗi theo các nhóm đã phân loại ở bước trên.
- Tổng kết và rút ra kết luận về đối tượng nghiên cứu.
- Trình bày hướng sửa lỗi phát âm L2 cho người học.
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, luận văn sẽ sử dụng ba phương pháp nghiên cứu
chủ yếu sau đây:
- Phương pháp thống kê, phân loại;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp;
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Ngoài ra, những phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp điều
tra, điền dã, phương pháp miêu tả, v.v…cũng được dùng khi cần thiết.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về mặt lí luận
- Nếu đạt được mục tiêu đề ra, luận văn sẽ góp phần củng cố lí thuyết lỗi
sử dụng L2 của người học.
- Góp phần tìm ra hướng sửa lỗi sử dụng L2 cho cả người dạy lẫn người
học L2.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai dạy tiếng Việt cho
người TQ nói riêng và cho người nước ngoài nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

6





7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận
- Chương 2: Thực trạng phát âm tiếng Việt mắc lỗi của sinh viên Học
viện Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc.
- Chương 3: Nguyên nhân sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây, Trung
Quốc phát âm tiếng Việt mắc lỗi và hướng sửa lỗi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

7




Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái quát về ngữ âm
1.1.1. Khái niệm ngữ âm
Theo tác giả Đoàn Thiện Thuật, “Ngữ âm là toàn bộ các âm, các thanh,
các kết hợp âm thanh và ngôn điệu nằm trong các kiểu loại đơn vị ngôn
ngữ”.[18, tr 45]
Các âm thanh và ngôn điệu kết hợp với nhau theo những qui tắc, qui luật
nhất định, tùy từng ngôn ngữ.
Các âm thanh trong một ngôn ngữ có quan hệ đồng nhất và đối lập với
nhau về mặt giá trị và lập thành hệ thống. Đó là hệ thống ngữ âm.
1.1.2. Khái niệm âm tiết và âm tiết tiếng Việt

a) Khái niệm âm tiết
Chuỗi lời nói của con người phát ra có thể chia thành những khúc đoạn
khác nhau. Đơn vị phát âm ngắn nhất, tự nhiên nhất gọi là âm tiết.
Vậy, có thể hiểu một cách đơn giản: Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất,
tự nhiên nhất của chuỗi lời nói.
Ví dụ, câu „Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào‟ có 8 âm tiết.
Khi phát âm một âm tiết, bộ máy phát âm phải trải qua ba giai đoạn: tăng
cường độ căng, điểm đỉnh độ căng và giảm độ căng.
b) Âm tiết tiếng Việt
Ở dạng đầy đủ nhất, âm tiết tiếng Việt được cấu thành bởi 5 thành tố: âm
đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu.
Ở vị trí âm đầu là 22 phụ âm; ở vị trí âm đệm là 1 bán âm; ở vị trí âm
chính là 16 nguyên âm; ở vị trí âm cuối là 6 phụ âm và 2 bán âm; ở vị trí thanh
điệu có 6 thanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

8




Trong 5 thành tố cấu tạo âm tiết, có hai thành tố không bao giờ vắng mặt,
đó là âm chính và thanh điệu.
- Thanh điệu: Có chức năng khu biệt âm tiết này với âm tiết kia về mặt
cao độ, ví dụ : toàn – toán. Hai âm tiết này khác nhau về độ cao (âm tiết toán
phát âm cao hơn âm tiết toàn).
- Âm đầu có chức năng mở đầu âm tiết. Sự mở đầu khác nhau tạo nên
những âm tiết khác nhau. So sánh cách mở đầu của âm tiết bàn và âm tiết làn.
Âm tiết bàn được phát âm với động tác mở đầu là hai môi mím lại, còn âm tiết

làn khởi đầu phát âm bằng động tác đầu lưỡi đạt vào răng, lợi hàm trên.
- Âm chính là âm mang âm sắc chủ yếu của âm tiết. Đó là âm hạt nhân.
Khi phát âm một âm tiết, âm hưởng chủ yếu của âm tiết rơi vào âm chính. So
sánh hai âm tiết: suy và sui. Âm hưởng của âm tiết suy rơi vào yếu tố „y‟, còn
trong sui, âm hưởng lại rơi vào yếu tố „u‟.
- Âm cuối có tác dụng khu biệt âm tiết này với âm tiết kia về sự kết thúc
âm tiết. Chẳng hạn, âm tiết làm và âm tiết làn khác nhau ở cách kết thúc âm
tiết. Âm tiết „làm‟ kết thúc bằng động tác hai môi mím lại còn âm tiết „làn‟ lại
kết thúc bằng động tác đầu lưỡi chạm vào phần răng – lợi hàm trên.
Có thể mô hình khái quát cấu tạo của âm tiết tiếng Việt như sau:
Thanh điệu
Phụ âm đầu

Vần
Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

1.2. Khái quát về lỗi sử dụng ngoại ngữ
1.2.1. Khái niệm lỗi sử dụng ngoại ngữ
Đã có khá nhiều quan điểm về lỗi sử dụng ngoại ngữ - ngôn ngữ đích
(L2). Dưới đây là hai quan điểm tiêu biểu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

9





Theo tác giả Brown, H.D, “Lỗi là hiện tượng vi phạm quy tắc ngữ pháp
của người bản ngữ, phản ánh năng lực ngôn ngữ trung gian của người học”.
Tác giả Allwright và D.and K.M.Bailey quan niệm: lỗi là “một sản phẩm hình
thức ngôn ngữ đi lệch chuẩn của hình thức ngôn ngữ đúng”.
Luận văn này theo quan điểm của nhóm tác giả thứ hai về khái niệm lỗi sử
dụng ngoại ngữ của người học.
1.2.2. Một số quan niệm về lỗi sử dụng L2
Có thể nói, đến nay đã có khá nhiều quan điểm khác nhau về lỗi sử
dụng ngoại ngữ của người học, tùy theo góc nhìn của nhà nghiên cứu. Có thể
kể ra một vài quan điểm:
- Lỗi trên quan điểm hành vi luận;
- Lỗi trên quan điểm phân tích đối chiếu;
- Lỗi trên quan điểm giao thoa văn hóa;
- Lỗi trên quan điểm phương pháp giao tiếp;
- Lỗi trên quan điểm phân tích lỗi và hệ ngữ trung gian;
- Lỗi trên quan điểm chiến lược học tiếng.
Vì đối tượng nghiên cứu của luận văn không phải là vấn đề này nên ở đây
chỉ sơ qua các quan điểm nói trên và coi đó là căn cứ để luận văn phân tích các
kiểu nguyên nhân mắc lỗi của người Trung Quốc khi sử dụng phát âm tiếng Việt.
1.2.2.1. Lỗi theo quan điểm hành vi luận:
Có ba nhà nghiên cứu ngôn ngữ học tiêu biểu đã theo quan điểm hành
vi luận khi xem xét lỗi của người học ngoại ngữ là Brown, H.D. Chomsky, N
và Ellis, R .
Theo thuyết hành vi, thói quen có hai đặc tính cơ bản:
- Thứ nhất, thói quen thể hiện qua hành vi, cử chỉ, động tác và có thể
quan sát được giống như có thể quan sát những sự vật hiện hữu trong thế giới
khách quan.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

10




- Thứ hai, thói quen có tính tự động, máy móc. Chính vì có tính tự động,
máy móc cho nên một thói quen nào đó đã được xác lập thì nó rất khó bị tiêu
diệt khi có môi trường tạo lập thói quen mới tương tự.
Thông thường, việc tạo lập thói quen có thể thực hiện bằng hai cách là thông
qua cơ chế bắt chước, mô phỏng và thông qua cơ chế khuyến khích, tăng cường.
Áp dụng hai nguyên lí này trong dạy - học ngoại ngữ, người dạy có thể
giúp người học tạo lập kích thích, phản ứng cho đến khi trở thành tự động. Ví
dụ, dạy và luyện phát âm chẳng hạn, người học thực hiện phản ứng khi được
nhận kích thích từ bên ngoài. Chẳng hạn như nghe được âm nào đó do giáo
viên phát ra, họ sẽ bắt chước đến khi âm được luyện trở thành kĩ năng, tức có
thể phát ra như một thói quen khi cần.
Lí thuyết hành vi là lí thuyết của việc học nói chung và học ngoại ngữ nói
riêng. Những người theo lí thuyết hành vi luận khẳng định rằng, việc học ngoại
ngữ (L2) là việc tạo lập những thói quen mới khi người học đã có sẵn những
thói quen cũ của tiếng mẹ đẻ (L1). Vì vậy, quá trình hình thành thói quen mới
khi sử dụng L2 tất yếu sẽ chịu sự tác động và ảnh hưởng của thói quen cũ từ L1
mà lí do đã nói ở trên (thói quen hay phản ứng cũ rất khó bị loại bỏ triệt để nếu
trong quá trình tạo thói quen mới có điều kiện tương tự).
Từ cách nhìn này, các nhà ngôn ngữ học theo quan điểm của lí thuyết
hành vi luận đã cho nguyên nhân mắc lỗi của người học khi học ngoại ngữ
chính là do sự chuyển di thói quen trong sử dụng tiếng mẹ đẻ của họ. Một điều
cực đoan của các nhà hành vi luận là đã xem lỗi sử dụng L2 của người học là
một cái xấu do người học thiếu tập trung, lơ đãng trong học tập và không biết

ngăn ngừa sự can thiệp của thói quen cũ đã có khi sử dụng L1. Vì xem lỗi là một
biểu hiện của thói xấu trong quá trình thụ đắc L2 nên các nhà hành vi luận nhấn
mạnh tới việc phải giúp người học L2 sửa chữa, loại trừ lỗi trước khi nó trở thành
thói quen.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

11




1.2.2.2. Lỗi theo quan điểm phân tích, đối chiếu
Vì ra đời trên cơ sở của trường phái tâm lí hành vi luận nên cái nhìn của
các nhà ngôn ngữ học đối chiếu về lỗi của người học ngoại ngữ tuy không
hoàn toàn đồng nhất nhưng cũng có vài điểm cơ bản trùng với quan điểm của
các nhà hành vi luận.
Các nhà nghiên cứu theo quan điểm phân tích, đối chiếu cho rằng, không
nên mắc lỗi trong quá trình học ngoại ngữ. Cần phải nghiêm khắc sửa chữa lỗi
khi thụ đắc L2. Theo các nhà ngôn ngữ học phân tích đối chiếu, nguyên nhân
chính gây ra lỗi của người học ngoại ngữ là sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ, tức
khác biệt giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ 2 - ngoại ngữ mà người học đang
tiến hành thụ đắc. Vì thế, khi dạy - học ngôn ngữ thứ hai, cần phải so sánh, đối
chiếu hai ngôn ngữ để tìm ra sự khác biệt giữa chúng, trên cơ sở đó giải thích,
dự đoán các lỗi mà người học đã hoặc có thể mắc phải. Và một khi đã tìm ra
nguyên nhân mắc lỗi của người học thì người dạy có thể tìm ra hướng khắc
phục các lỗi cho họ.
Tóm lại, khác với các nhà ngôn ngữ học theo quan điểm hành vi luận hầu
như chỉ quan tâm đến vai trò của thói quen khi phân tích nguyên nhân mắc lỗi
của người học, các nhà ngôn ngữ học đối chiếu đã có cái nhìn rộng hơn khi
xem xét lỗi của người học L2. Điều này thể hiện ở chỗ các nhà ngôn ngữ học

đối chiếu đã đứng trên cả bình diện tâm lí (lỗi của người học một phần do thói
quen) và bình diện ngôn ngữ (người học mắc lỗi một phần do sự khác biệt giữa
hai ngôn ngữ) để xem xét lỗi. Tuy nhiên, dường như các nhà ngôn ngữ học đối
chiếu có vẻ nghiêng về lí do thứ hai hơn, khi họ khẳng định “Tài liệu hiệu quả
nhất là các tài liệu xây dựng trên cơ sở miêu tả một cách khoa học ngôn ngữ
đích (tức L2 – Lương Hiểu Hạ), so sánh một cách chi tiết với hệ thống ngôn
ngữ mẹ đẻ của người học”. [31, tr. 85].
1.2.2.3. Lỗi theo quan điểm giao thoa văn hoá
Trước khi tìm hiểu lỗi trên quan điểm giao thoa văn hoá, cần hiểu khái
niệm Văn hoá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

12




Cần phải nói ngay rằng, đến nay đã có khá nhiều định nghĩa về Văn hoá.
Tác giả Lê Xảo Bình [3, tr.11] đã đưa ra con số là hơn 160. Xin dẫn ra dưới đây
một số định nghĩa tiêu biểu:
Theo cuốn Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, H. 2000, khái niệm văn
hoá được hiểu như sau:
- Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra trong quá trình lịch sử;
- Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần;
- Tri thức kiến thức khoa học;
- Trình độ cao trong sinh hoạt văn hoá xã hội, biểu hiện của văn minh;
- Nền văn hoá của một thời kì lịch sử cổ xưa được xác định trên cơ sở một
tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau.
Tác giả Damen, L. đưa ra định nghĩa: Văn hoá (culture) là “những kiểu

dạng hay mô hình sinh sống mà người học biết và cùng chia sẻ; những kiểu
dạng, mô hình diễn ra hàng ngày trong tất cả các lĩnh vực tương tác xã hội; văn
hoá là cơ chế thích nghi cơ bản của con người”.
Luận văn này tạm theo quan điểm của nhà nhân học người Anh, EB.
Tylor. Tác giả quan niệm: “Văn hoá hay văn minh hiểu theo nghĩa dân tộc bao
quát của nó, là một tổng thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ
thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất cứ năng lực và tập quán nào được
lĩnh hội bởi con người với tư cách là thành viên của xã hội”. [3, tr.11].
Giao tiếp bằng ngôn ngữ là một loại hình tương tác xã hội cơ bản nhất của
con người. Do đó, hoạt động ngôn ngữ tất yếu chịu sự chi phối của yếu tố văn
hoá và ngược lại văn hoá cũng có tác động trở lại đối với ngôn ngữ. Đúng như
tác giả Lê Xảo Bình đã khẳng định: “Ngôn ngữ là sản phẩm tín hiệu phản ánh hoạt
động của con người, vì thế hoạt động của con người ảnh hưởng đến mọi mặt của
ngôn ngữ, kể cả cách quan niệm, tư duy, và diễn đạt ngôn ngữ…”. [ 3, tr.11].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

13




Luận văn này không nhằm mục đích tìm hiểu mối quan hệ, ảnh hưởng lẫn
nhau giữa văn hoá và ngôn ngữ mà chỉ nhấn mạnh lỗi của người học ngoại ngữ
theo quan điểm giao thoa văn hoá.
Từ góc nhìn giao thoa văn hoá, tác giả Đỗ Minh Hùng cho rằng, “… người
học ngoại ngữ có thể mắc lỗi không phải đơn thuần vì sự khác biệt về yếu tố bề
mặt, yếu tố hình thức giữa L1 và L2, mà sự khác biệt về hai nền văn hoá, sự
hiểu biết về văn hoá trong L2 cũng là một nguyên nhân chính khác dẫn đến
hiện tượng vi phạm lỗi, cản trở hiệu năng giao tiếp của NH L2”.
Không phải đến bây giờ các nhà nghiên cứu ngôn ngữ mới chỉ ra một

trong những nguyên nhân dẫn đến lỗi sử dụng L2 của người học là sự khác biệt
về văn hoá mà ngay từ năm 1957, nhà ngôn ngữ học R. Lado đã tính đến sự
khác biệt về văn hoá khi so sánh các ngôn ngữ. Tác giả đã có lí khi khẳng định
rằng: “Nếu so sánh ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ của người học, chỉ ra được sự
giống và khác nhau giữa hai ngôn ngữ và hai nền văn hoá thì giáo viên sẽ ý
thức được khó khăn thực sự của người học là gì và từ đó có thể dạy tốt hơn”.
[32, tr. 1]
Tác giả Lê Xảo Bình cũng đã nêu được 11 kiểu lỗi dùng từ mà người
Trung Quốc thường mắc do nguyên nhân khác biệt giữa văn hoá của người
Việt và văn hoá của người Hán. Đặc biệt, những lỗi dùng từ này được tác giả
phân loại khá chi tiết theo tiêu chí từ loại, ví dụ như lỗi sử dụng đại từ xưng hô,
lỗi sử dụng một số động từ, lỗi sử dụng một số danh từ, lỗi sử dụng giới từ, lỗi
sử dụng số từ, lỗi sử dụng cảm từ,…
Tóm lại, chỉ ra sự khác biệt về văn hoá và thấy được đây là một trong
những nguyên nhân sâu sa dẫn đến lỗi sử dụng L2 của người học là một bước
tiến của ngành ngôn ngữ học cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn. Vì vậy, khi dạy
ngoại ngữ không nên bỏ qua yếu tố văn hoá trong việc phát hiện và sửa lỗi cho
người học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

14




1.2.2.4. Lỗi theo quan điểm phương pháp giao tiếp
Nếu như quan điểm dạy tiếng theo phương pháp cổ điển (dựa trên lí
thuyết cấu trúc luận) chỉ coi trọng việc dạy người học nắm hệ thống cấu trúc
của ngôn ngữ thì quan điểm dạy tiếng theo phương pháp giao tiếp lại vừa chú ý
tới việc dạy người học nắm hệ thống cấu trúc ngôn ngữ,vừa chú ý tới việc rèn

luyện thực hành kĩ năng giao tiếp cho họ.
Nội dung cốt lõi của phương pháp giao tiếp là: Giao tiếp hướng tới khả
năng truyền đạt nghĩa của ngôn ngữ; giao tiếp được áp dụng trong cả bốn kĩ
năng Nghe, nói , đọc, viết; và đặc biệt, bên cạnh tính chính xác trong hình thức
thì tính chất phù hợp trong sử dụng ngôn ngữ cần được lưu ý xem xét.
Dưới cái nhìn của phương pháp giao tiếp, lỗi sử dụng L2 của người học
không hoàn toàn là “thói xấu”, “cần phải kiên quyết loại bỏ ngay khi chưa
thành thói quen” mà “lỗi của người học L2 là một tín hiệu tích cực của quá
trình học tập. Lỗi cho biết người học đang tự mình tạo lập câu, phát ngôn để
trình bày ý muốn nói, chứ không hoàn toàn lặp lại chính xác những gì đã học
hoặc theo kiểu mẫu của người dạy…” [2, tr.35]. Những người theo quan điểm
phương pháp giao tiếp còn nhấn mạnh : “…vì đang trong quá trình học tập nên
những gì người học nói, viết chưa phải là những sản phẩm hoàn hảo, tức lỗi là
một phần tất yếu trong sản phẩm” [39, tr.65]. Thậm chí, có tác giả còn cho
rằng, “…không có lỗi tức là người học chưa học được gì mới và việc sửa lỗi là
một phần quan trọng của bài học” [33, tr.65]. Hay, “Lỗi không là sự ngu dốt,
không cản trở hoạt năng trong học tập…, mà trái lại nó cho biết người học đang
thực hiện công việc học tập – nghiên cứu đang trong giai đoạn trải nghiệm cách
hiểu, cách tri nhận của mình về những đặc tính hệ thống L2 bằng cách vận
dụng thử nghiệm những gì đã biết từ thực tế sử dụng L1”. [2, tr. 36]
Chiến lược giao tiếp liên quan trực tiếp đến hiện tượng vi phạm lỗi có thể
bao gồm hai trường hợp chủ yếu, đó là: 1) Chuyển dịch tương ứng 1-1 giữa hai
ngôn ngữ và 2) thay thế, giải thích.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

15





- Về chiến lược chuyển dịch tương ứng 1-1: Tương ứng 1-1 ở đây bao
gồm cả số lượng và trật tự từ. Chiến lược chuyển dịch là chiến lược được sử
dụng nhiều nhất trong học ngoại ngữ bởi nó không gây khó khăn cho người
học. Song, chiến lược này trên thực tế chỉ giúp người học không mắc lỗi khi hai
ngôn ngữ (L1 và L2) có sự tương đồng trên cả ba bình diện: Kết học, nghĩa học
và dụng học. Điều đó cho ta thấy người Trung Quốc học tiếng Việt sử dụng
chiến lược chuyển dịch có nhiều bất lợi vì sự khác biệt khá lớn giữa hai ngôn
ngữ này, chẳng hạn như sự khác biệt về hệ thống ngữ âm, khác biệt về sự chia
cắt hiện thực khách quan của khá nhiều từ ngữ hay sự khác biệt về trật tự các
thành tố của câu…
- Về chiến lược thay thế / giải thích: Chiến lược này thường liên quan đến
vốn từ vựng của người học. Vì muốn nói bằng L2 nhưng không có từ chính
xác, người học phải chọn từ khác thay thế có nghĩa tương đương hoặc giải thích
dài dòng. Cả hai cách này đều sinh lỗi. Ví dụ, vì không nắm vững nghĩa và
cách sử dụng của từ giặt và từ rửa trong tiếng Việt là hai từ có nghĩa và cách sử
dụng chỉ tương đương với một từ trong tiếng Hán – từ xi . Từ „xi‟ vừa có nghĩa
là „rửa‟, vừa có nghĩa là „giặt‟: giặt quần áo, giặt chiếu, giặt chăn màn,…rửa
mặt, rửa rau, rửa bát,…cho nên người Trung Quốc thường bị mắc lỗi khi dùng
hai từ này. Có em đã dùng từ giặt thay vì phải dùng từ rửa, ví dụ một em sinh
viên đã nói: cô V giặt mặt (rửa mặt) rất cẩn thận. Từ các ví dụ vừa dẫn có thể
thấy rằng, chiến lược thay thế / giải thích lí giải vì sao người học phạm lỗi dùng
sai hay thừa từ khi sử dụng L2.
Tóm lại, theo quan điểm giao tiếp, lỗi sử dụng L2 của người học là một
nhân tố tích cực trong quá trình dạy tiếng. Tuy nhiên, hạn chế của quan điểm
này là do quá chú trọng đến chức năng giao tiếp nên một số nhà ngôn ngữ học
theo quan điểm này chưa chỉ ra được đặc tính của các kiểu lỗi cũng như chưa
giải đáp một cách thoả đáng cơ chế mắc lỗi của người học L2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

16





1.2.2.5. Lỗi theo quan điểm phân tích lỗi và hệ ngữ trung gian
Hệ ngữ trung gian được hiểu là “kiến thức ngoại ngữ của người học, được
biểu hiện trong sản phẩm ngoại ngữ của họ”.[18, tr. 37]
Nói cụ thể hơn, trong quá trình tiếp nhận và thụ đắc L2, người học sẽ lâm
thời hình thành một hệ thống cấu trúc ngôn ngữ. Hệ thống cấu trúc này không
hoàn toàn giống L2. Nó được hình thành là bởi người học chưa thực sự làm chủ
được L2 nên đã ghép các đơn vị của L2 theo những qui tắc chưa được nắm
vững hay chưa áp dụng được. Hệ thống cấu trúc ngôn ngữ - sản phẩm lâm thời
do người học tạo ra này chính là hệ ngữ trung gian vừa nói ở trên. Có người gọi
hệ ngữ trung gian là “hệ thống ngôn ngữ tiệm cận”, “biệt ngữ” hay “hệ ngữ
chuyển tiếp”. [2, tr. 37]
Do xuất phát điểm có khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố L1, kinh
nghiệm học L2 cũng như đặc điểm về cách học mà tiến trình hệ ngữ trung gian
của từng cá nhân người học không hoàn toàn đồng nhất. Nhưng cũng cần phải
thấy xu hướng chung của hệ ngữ trung gian là thay đổi theo chiều tiếp cận hệ
thống L2 chuẩn. Tính chất khả biến này được thể hiện qua việc người học tích
luỹ thêm kiến thức L2 và người học giảm dần hiện tượng vi phạm lỗi.
Theo quan điểm phân tích lỗi và hệ ngữ trung gian, một số nhà nghiên cứu
đã cho “lỗi là một bộ phận cấu thành hệ ngữ trung gian và nó mang tính hệ
thống”[2, tr. 37]. Lỗi cung cấp những chứng cứ về một hệ thống mà người học
đang sử dụng ở một thời điểm nhất định trong quá trình học, mặc dù đó chưa
phải là hệ thống đúng. Lỗi của người học “là kết quả của các quá trình ngôn
ngữ tâm lí của người học và nó cung cấp thông tin về trình độ, giai đoạn, mức
độ thụ đắc hay năng lực giao tiếp L2 của người học”. [2, tr. 42]. Trên bình diện
lí thuyết, lỗi có tính ngược chiều với hệ ngữ trung gian, tức nếu hệ ngữ trung
gian càng gần với L2 thì lỗi càng giảm, và ngược lại. Lỗi của người học L2

trong suốt tiến trình thụ đắc L2 có thể phân thành bốn giai đoạn: lỗi ngẫu nhiên,
lỗi hình thành hệ thống, lỗi hệ thống và lỗi cố định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

17




Tóm lại, dưới góc nhìn của quan điểm phân tích lỗi và hệ ngữ trung gian,
lỗi có ý nghĩa trên ba bình diện: 1) Thông qua phân tích lỗi, giáo viên có thể
biết về tiến độ của người học; 2) Lỗi cung cấp cho người nghiên cứu những
hiểu biết về bản chất của quá trình học tập hay thụ đắc ngôn ngữ, những quá
trình hay hoạt động tâm lí ngôn ngữ nào đang được người học sử dụng; và 3)
Lỗi là điều tất yếu đối với chính bản thân người học.
Lỗi không chỉ là một bộ phận tất yếu của hệ thống ngôn ngữ được hình
thành trong quá trình tiếp nhận kiến thức L2 mà nó còn có tính chất hệ thống,
là kết quả của các quá trình ngôn ngữ tâm lí của người học và nó cung cấp
thông tin về trình độ, giai đoạn và mức độ thụ đắc hay năng lực giao tiếp L2
của người học.
Trái với quan điểm của các nhà hành vi luận, các nhà ngôn ngữ học theo
quan điểm này không coi lỗi là một cái “tội” của người học “cần kiên quyết
loại bỏ” mà “… lỗi là công cụ học tập, là cách để người học kiểm chứng những
giả thuyết của mình về ngôn ngữ đang học”. Tuy có đánh giá vai trò tích cực
của lỗi nhưng các nhà nghiên cứu theo quan điểm phân tích lỗi và hệ ngữ trung
gian cũng thấy hạn chế của lỗi là “lỗi có thể biến thành cố tật và là nguyên nhân
khiến cho hệ ngữ trung gian không thể tiếp cận được L2”. [2, tr. 43]
1.2.2.6. Lỗi theo quan điểm chiến lược học tiếng
Đến nay đã có khá nhiều định nghĩa về chiến lược học tiếng, xin dẫn một
vài định nghĩa tiêu biểu [2, tr. 45, 46]

- Chiến lược học tiếng “là một cố gắng để phát triển năng lực ngôn ngữ và
ngôn ngữ xã hội trong ngôn ngữ đích”.
- “Chiến lược học tiếng là những hoạt động tư duy và giao tiếp được
người học vận dụng để học và sử dụng ngôn ngữ”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

18




- Chiến lược học tiếng “là những hoạt động đặc thù được người học vận
dụng để thúc đẩy việc học dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, lí thú hơn, hướng
đích, có hiệu quả và thích ứng với tình huống mới hơn”.
Tác giả R.L.Oxford đã nêu 12 thuộc tính của chiến lược học tiếng và đã
được tác giả Nguyễn Minh Hùng liệt kê trong công trình của mình [2, tr. 45],
đó là:
a. Góp phần đạt mục tiêu giao tiếp;
b. Mở rộng vai trò của người dạy;
c. Mang tính sử lí tình huống (giải quyết vấn đề);
d. Là những hành vi đặc thù của người học;
e. Giúp người học có định hướng rõ ràng hơn;
f. Liên quan đến nhiều bình diện của người học chứ không chỉ là tư duy;
g. Trực tiếp/ và hoặc gián tiếp trợ lực cho việc học;
h. Không luôn luôn quan sát (nhìn thấy) được;
i. Thường là hữu thức;
j. Có thể chỉ dẫn (dạy cho người học) được;
k. Có tính linh hoạt;
l. Chịu tác động bởi nhều yếu tố.

Tác giả Đỗ Minh Hùng [2, tr. 46] đã khẳng định rằng “…mọi người học
đều ít nhiều sử dụng các chiến lược học tiếng, nhưng không hoàn toàn đồng
nhất về số lượng chiến lược và mức độ hiệu quả”. Việc lựa chọn chiến lược học
tiếng có thể phụ thuộc vào tám yếu tố: 1) động cơ, 2) giới tính, 3) cơ sở văn
hoá, 4) thái độ và niềm tin, 5) loại hình công việc, 6) tuổi tác và giai đoạn học, 7)
cách thức học, và 8) khả năng chấp nhận sự mơ hồ.
Điều cần nói ở đây là vấn đề quan hệ giữa các chiến lược học tiếng và lỗi
của người học ngoại ngữ. Theo tác giả Đỗ Minh Hùng, “Có thể qui về hai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

19




×