Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TÓM tắt SÁCH YES OR NO – NHỮNG QUYẾT ĐỊNH THAY đổi CUỘC SỐNG – SPENCER JOHNSON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.3 KB, 4 trang )

Cuộc đời của chúng ta được quyết định bởi hàng loạt các lựa chọn chúng ta đưa ra mỗi ngày.
Và nhiều lúc chúng ta sẽ phải đứng ở ngã ba đường, đứng trước những quyết định đầy khó
khăn. Cuốn sách Yes Or No của tiến sĩ Spencer Johnson sẽ cung cấp cho bạn các câu hỏi tự hỏi
bản thân để có thể đưa ra những lựa chọn sáng suốt và hiệu quả nhất.
Để có một quyết định đúng đắn, việc đầu tiên là dừng ngay quyết định có thể sai lầm mà bạn
đang thực hiện, tập trung suy nghĩ để tìm ra cách tốt hơn.
Trước khi quyết định làm một việc gì, hãy tự hỏi và cố gắng phân tích để đi đến kết luận: NÊN
hay KHÔNG NÊN.
Có sáu câu hỏi bạn cần tự hỏi bản thân trước khi đưa ra một quyết định khó khăn nào, trong đó
ba câu hỏi dành cho lý trí, và ba câu hỏi dành cho con tim.

GIAI ĐOẠN MỘT: LÝ TRÍ


CÂU HỎI 1: Mình có thực sự cần điều này không? Đây là điều mình
thực sự cần hay chỉ là điều mình muốn?
Hãy phân tích thứ ta MUỐN và điều ta CẦN:



Thứ ta MUỐN chỉ là điều ta mong ước.
Điều ta CẦN mới là nhu cầu thực sự

Có rất nhiều thứ trên đời chỉ là thứ bạn muốn, chứ không phải điều bạn thực sự cần.
Những người thành công thường bắt đầu bằng việc theo đuổi những cái họ cho là cần thiết.
Nếu bạn xác định được điều bạn thực sự cần và dồn hết sức mình để theo đuổi nó, bạn sẽ dễ
dàng đạt được. Càng hình dung chi tiết những kết quả mình mong đợi, bạn sẽ thấy mình đến
gần và dễ dàng đạt được chúng hơn.

CÂU HỎI HAI: Có còn cách giải quyết nào khác mà mình chưa tìm ra
không? Mình đã có đủ thông tin “cần thiết” chưa (“cần thiết”


có nghĩa là nếu thiếu chúng, bạn không thể đưa ra giải pháp
tốt)
Để có một quyết định đúng:



Trước hết, hãy nhớ rằng luôn có những cách giải quyết mà mình chưa để ý hoặc tìm ra.
Càng có nhiều thông tin, càng có nhiều cơ hội để lựa chọn hành động và quyết định



đúng.
Khi đưa ra quyết định, bạn phải là chính bạn, và phải cố gắng sao cho quyết định của



bạn là hiệu quả nhất.
Thu thập thông tin không chỉ là tìm hiểu sự việc thực tế, mà còn phải là tìm hiểu thái độ



và suy nghĩ của những người khác về sự việc đó.
Khi tìm hiểu thông tin, phải theo dõi, quan sát kỹ lưỡng. Nếu thông tin đến từ người
khác, cần phải xác thực độ chính xác.

Những điều cần tự hỏi: Tôi đã có đủ thông tin cần thiết chưa? Tôi có thể tìm kiếm thông tin từ
đâu, từ ai, và bằng cách nào? Tôi đã tìm những cách tốt nhất để thu thập thông tin chưa?

CÂU HỎI BA: Mình có lường trước được tất cả tình huống xảy ra khi
đưa ra quyết định này không?

Hãy tự hỏi: Điều gì có thể sẽ xảy ra khi tôi đưa ra quyết định này? Điều gì có thể sẽ xảy ra sau
đó, và sau đó nữa? Mình sợ điều gì sẽ xảy ra nhất? Kết quả tốt nhất có thể là gì? Nếu trường
hợp xấu nhất xảy ra thì mình sẽ đối phó như thế nào?


Tóm lại, bạn sẽ đạt được kết quả tốt hơn khi tập trung vào những điều bạn thực sự cần, tìm
cách thực hiện điều bạn muốn, thu thập đầy đủ thông tin và tiên lượng các tình huống trước
khi chọn giải pháp.
Khi xem xét lại kết quả công việc, nếu nó không được như bạn mong muốn, cũng đừng quá dằn
vặt mình. Hãy nghĩ rằng mình đã làm điều tốt nhất có thể.

GIAI ĐOẠN HAI: CON TIM
CÂU HỎI MỘT: Khi đưa ra quyết định như thế này, tôi có thành thật
với bản thân mình không?
Tin vào ảo tưởng sẽ dẫn tới quyết định sai lầm. Để có quyết định đúng, bạn phải nhận ra sự
thật.
Chúng ta ai cũng nhận ra khuyết điểm của người khác dễ hơn của mình. Vì vậy hãy gạt bỏ cái
tôi và thường xuyên hỏi ý kiến của những người tin cậy.
Hãy tự hỏi: Tôi có biết học hỏi và rút kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ không? Tôi có
ý thức được những gì đang thực sự diễn ra xung quanh mình không? Tôi có dám nhìn thẳng vào
sự thật không?

CÂU HỎI HAI: Khi quyết định như thế này, tôi có tin vào trực giác của
mình không?
Trực giác giúp ta đưa ra được quyết định đúng đắn. Nó mách bảo rằng bạn đúng hay sai trong
quyết định của mình.
Đừng bao giờ quyết định điều gì khi bản thân vẫn còn băn khoăn, lo sợ, bởi những quyết định
như vậy thường không mang lại kết quả tốt.
Hãy tự hỏi: Tôi đang cảm thấy như thế nào? Căng thẳng hay thanh thản? Bối rối hay sáng suốt?
Mệt mỏi hay sôi nổi? Tôi có cảm thấy tâm trạng có ổn không với quyết định này? Cảm giác của

tôi như thế nào?
Và nếu bạn thấy lo lắng và hoài nghi, thì đó chưa phải là quyết định tốt nhất.

CÂU HỎI BA: Liệu mình có tin rằng mình sẽ xứng đáng nhận được
những kết quả tốt hơn không?


Nếu bạn không có niềm tin và một mong muốn thực sự về một việc gì đó, mọi việc sẽ trở nên
mơ hồ và khó thực hiện, dù điều kiện thuận lợi.
Hãy dám tin rằng mình xứng đáng và sẽ đạt được những kết quả tốt hơn. Một khi bạn thực sự
có niềm tin, mọi việc đều có thể.
Niềm tin sẽ chi phối các quyết định của chúng ta, đặc biệt là niềm tin vào bản thân rằng mình chỉ
xứng đáng với một kết quả tầm thường như thế này thôi, hay mình xứng đáng với một kết quả
tốt nhiều lần hơn thế.
Hãy tin rằng bạn xứng đáng có được những kết quả tốt hơn và hành động theo niềm tin ấy. Nếu
bạn chưa thực sự tin, hãy tự hỏi: “Mình sẽ quyết định làm gì nếu tin rằng mình xứng đáng có
được kết quả tốt hơn?”

KẾT LUẬN:
Mỗi người chúng ta là người dẫn đường cho chính mình trên hành trình đi đến những quyết định
tốt nhất.
Cuộc đời bạn là một chuỗi những quyết định. Từng quyết định, dù lớn hay nhỏ, sẽ ảnh hưởng
đến sự thành công hay thất bại, hạnh phúc hay bất hạnh của bạn. Vì vậy hãy cân nhắc để tìm ra
cho mình quyết định tốt nhất.

Hãy tự hỏi sáu câu hỏi sau:



Đây là điều mình thực sự cần, hay chỉ là điều mình muốn?

Còn có cách giải quyết nào khác mà mình chưa tìm ra không? Mình đã có đủ thông tin






cần thiết chưa?
Mình có lường trước những tình huống có thể xảy ra khi đưa ra quyết định này?
Mình có thành thật với bản thân khi đưa ra quyết định này không?
Mình có tin vào trực giác, vào “tiếng gọi bên trong” của mình không?
Mình có tin rằng mình xứng đáng với những kết quả tốt hơn không?



×