Tải bản đầy đủ (.pdf) (277 trang)

Vai trò của năng lực doanh nhân, sáng nghiệp công ty và vốn xã hội đối với thành quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.46 MB, 277 trang )

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

ii

TÓM TẮT LUẬN ÁN

iii

ABSTRACT

v

LỜI CẢM ƠN

viii

MỤC LỤC

ix

DANH MỤC BẢNG

xiv

DANH MỤC HÌNH

xvi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


xvii

Chương 1
1.1

1.2

1.3
1.4
1.5
1.6
1.7

1.8

GIỚI THIỆU

1

Cơ sở hình thành vấn đề nghiên cứu
1
1.1.1 Đặc trưng của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)
1
1.1.2 Quản trị chiến lược và quan điểm cơ sở nguồn lực trong giải
thích thành quả hoạt động của DNVVN
2
Năng lực doanh nhân, sáng nghiệp công ty và vốn xã hội trong
DNVVN
4
1.2.1 Khái quát về doanh nhân, sáng nghiệp công ty và vốn xã hội 5

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết chính
7
Bối cảnh nghiên cứu – DNVVN Việt Nam trong nền kinh tế chuyển
đổi.
8
Đóng góp và ý nghĩa
9
Phương pháp nghiên cứu
11
Cấu trúc luận án
12
Phạm vi và giới hạn của nghiên cứu
13
1.7.1 Đơn vị phân tích và đo lường khái niệm cấp tổ chức qua cá
nhân.
13
1.7.2 Ngành kinh doanh, loại hình và qui mô của DNVVN
13
1.7.3 Tập năng lực doanh nhân.
13
1.7.4 Vốn xã hội
14
1.7.5 Độ trễ trong tác động của năng lực doanh nhân và sáng nghiệp
công ty
14
Một số định nghĩa
14
1.8.1 Sáng nghiệp - Entrepreneurship
14


ix


1.9

Chương 2

1.8.2 Doanh nhân - Entrepreneur
1.8.3 Năng lực doanh nhân - Entrepreneurial competencies
1.8.4 Sáng nghiệp công ty - Corporate
entrepreneurship/Entrepreneurial orientation
1.8.5 Thành quả hoạt động - Performance
Kết luận

2.4

2.5

2.6

2.7

15
15
16

CƠ SỞ LÝ THUYẾT: NĂNG LỰC DOANH NHÂN,

SÁNG NGHIỆP CÔNG TY VÀ VỐN XÃ HỘI
2.1

2.2
2.3

15
15

17

Giới thiệu
17
Tổng quan về sáng nghiệp
17
Doanh nhân (entrepreneur) & năng lực doanh nhân (entrepreneurial
competencies)
19
2.3.1 Định nghĩa doanh nhân
19
2.3.2 Tiếp cận vốn nhân lực và nhân khẩu học
22
2.3.3 Tiếp cận tâm lý
23
2.3.4 Tiếp cận năng lực doanh nhân
25
Sáng nghiệp tập thể/Định hướng sáng nghiệp (corporate
entrepreneurship/entrepreneurial orientation)
38
2.4.1 Mô hình khái niệm sáng nghiệp tập thể như hành vi công ty
của Covin và Slevin (1991)
39
2.4.2 Mô hình định hướng sáng nghiệp của Lumpkin và Dess

(1996)
41
2.4.3 Sáng nghiệp công ty và cơ chế tạo lợi thế cạnh tranh: dạng
thức sáng nghiệp, tương tác với học tập tổ chức và bản chất
năng lực động
44
2.4.4 Một số vấn đề trong nghiên cứu sáng nghiệp công ty
47
Vốn xã hội.
50
2.5.1 Vốn xã hội: khái niệm cơ bản và các tiếp cận chính
50
2.5.2 Kết nối nội tại và ngoại vi – hệ quả 2 mặt của vốn xã hội
52
2.5.3 Vốn xã hội của công ty
53
2.5.4 Vốn xã hội – vốn tri thức (intellectual capital) và lợi thế tổ
chức
54
Tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm
59
2.6.1 Tổng quan về các nghiên cứu thực nghiệm về năng lực doanh
nhân, sáng nghiệp công ty và vốn xã hội
59
2.6.2 Sáng nghiệp công ty
65
2.6.3 Vốn xã hội
68
2.6.4 Năng lực doanh nhân
72

Khoảng trống lý thuyết và các hướng nghiên cứu
76
2.7.1 Kết quả tổng kết lý thuyết về doanh nhân, sáng nghiệp công ty
và vốn xã hội
76
2.7.2 Khoảng trống lý thuyết
77
2.7.3 Các vấn đề chưa rõ cần kiểm định tiếp tục
79

x


Chương 3
3.1

3.2

Chương 4
4.1

4.2

4.3

4.4

Chương 5
5.1


5.2

5.3

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT 82
Phát triển các giả thuyết và đề xuất mô hình
83
3.1.1 Sáng nghiệp công ty, vốn xã hội và thành quả hoạt động
83
3.1.2 Năng lực doanh nhân đối với vốn xã hội, sáng nghiệp công ty
và thành quả hoạt động của DNVVN
90
3.1.3 Vai trò biến môi trường, ngành và qui mô công ty
101
Mô hình cạnh tranh
101

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bối cảnh nghiên cứu: DNVVN ở Việt Nam
4.1.1 Tổng quan về sự phát triển và vai trò của DNVVN
4.1.2 Môi trường kinh tế - xã hội và kinh doanh
4.1.3 Đặc trưng của DNVVN và doanh nhân
Thiết kế nghiên cứu.
4.2.1 Nghiên cứu sơ bộ định tính
4.2.2 Nghiên cứu sơ bộ định lượng
4.2.3 Nghiên cứu chính thức định lượng
4.2.4 Thang đo
Kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính
4.3.1 Vốn xã hội.
4.3.2 Sáng nghiệp công ty

4.3.3 Năng lực doanh nhân
4.3.4 Thành quả hoạt động
Kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng
4.4.1 Thông tin mẫu
4.4.2 Kiểm định các thang đo bằng EFA
4.4.3 Đánh giá chung và điều chỉnh cho nghiên cứu chính thức

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN
Thông tin mẫu
5.1.1 Doanh nghiệp
5.1.2 Doanh nhân
5.1.3 Môi trường kinh doanh
5.1.4 Mạng
5.1.5 Kiểm định phân bố chuẩn của biến đo lường
Đánh giá sơ bộ các thang đo
5.2.1 Thành quả hoạt động - PERF
5.2.2 Vốn xã hội – SC
5.2.3 Sáng nghiệp công ty – EO
5.2.4 Năng lực doanh nhân – EC
Đánh giá chính thức các thang đo bằng CFA
5.3.1 CFA - Thành quả hoạt động
5.3.2 CFA - Vốn xã hội
5.3.3 CFA - Sáng nghiệp công ty
5.3.4 CFA - Năng lực doanh nhân
5.3.5 CFA – Mô hình đo lường tới hạn

xi

104
104

104
104
105
107
107
108
110
113
117
117
118
118
123
123
123
125
128

131
131
131
131
132
133
133
134
135
136
137
137

139
141
142
143
143
145


5.4

5.5
5.6

Chương 6
6.1

6.2
6.3

6.4

6.5
6.6

5.3.6 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và giả thuyết
147
Kiểm định mô hình cấu trúc và các giả thuyết chính (từ H1 đến
H6)
149
5.4.1 Kiểm định sự phù hợp của các mô hình – so sánh mô hình

chính thức và mô hình cạnh tranh
149
5.4.2 Kiểm định giả thuyết từ H1 đến H6
151
Kiểm định ảnh hưởng của biến môi trường và qui mô doanh nghiệp
bằng phân tích đa nhóm (giả thuyết từ H7 đến H9)
154
Kết luận và thảo luận về các giả thuyết nghiên cứu
159
5.6.1 Cấu trúc các khái niệm sáng nghiệp công ty, vốn xã hội và
năng lực doanh nhân
160
5.6.2 Vốn xã hội, sáng nghiệp công ty và thành quả hoạt động (H1,
H2, H3)
162
5.6.3 Năng lực doanh nhân với vốn xã hội, sáng nghiệp công ty và
thành quả hoạt động (H4, H5, H6)
167
5.6.4 Ảnh hưởng của môi trường và qui mô doanh nghiệp (H7, H8,
H9)
172

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý
Giới thiệu nghiên cứu và kết quả nghiên cứu
6.1.1 Vấn đề nghiên cứu và tiếp cận để giải quyết
6.1.2 Cơ sở lý thuyết và khoảng trống nghiên cứu
6.1.3 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
Kết luận về vấn đề nghiên cứu
Hàm ý lý thuyết
6.3.1 Lý thuyết sáng nghiệp công ty

6.3.2 Lý thuyết vốn xã hội
6.3.3 Lý thuyết năng lực doanh nhân
Hàm ý thực tiễn quản trị
6.4.1 Vốn xã hội
6.4.2 Sáng nghiệp công ty
6.4.3 Năng lực doanh nhân
Hạn chế của nghiên cứu
Đề xuất các nghiên cứu tiếp sau

xii

177
177
177
178
180
183
184
184
185
185
186
186
187
188
189
190


DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ


193

TÀI LIỆU THAM KHẢO

194

PHỤ LỤC

205

Phụ lục 1. Định nghĩa DNVVN ở một số quốc gia
205
Phụ lục 2. Đặc trưng của DNVVN so sánh với DNL
206
Phụ lục 3. Một số định nghĩa Sáng nghiệp công ty
207
Phụ lục 4. Đặc trưng nhà quản trị, doanh nhân và doanh nhân nội bộ 208
Phụ lục 5. Tổng hợp phân loại chiến lược, bối cảnh theo mức sáng nghiệp
của công ty
209
Phụ lục 6. So sánh vốn xã hội và các loại vốn khác
210
Phụ lục 7. Tổng hợp số lượng bài báo về các chủ đề liên quan từ các cơ
sở dữ liệu điện tử (đến 01-2013)
211
Phụ lục 8. Phân tích tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm
212
Phụ lục 9. Phân tích nghiên cứu thực nghiệm về SÁNG NGHIỆP CÔNG
TY

229
Phụ lục 10. Phân tích nghiên cứu thực nghiệm về VỐN XÃ HỘI
235
Phụ lục 11. Phân tích nghiên cứu thực nghiệm về NĂNG LỰC DOANH
NHÂN
240
Phụ lục 12. Thông tin chung về các doanh nhân và doanh nghiệp trong
nghiên cứu sơ bộ
250
Phụ lục 13. Khung phỏng vấn bán cấu trúc
251
Phụ lục 14. Bản câu hỏi (NGHIÊN CỨU SƠ BỘ)
252
Phụ lục 15. Bản câu hỏi (NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC)
255
Phụ lục 16. Kiểm định phân phối chuẩn: Skewness Index và Kutoris
Index
258
Phụ lục 17. Ma trận hiệp phương sai/hệ số tương quan của các biến quan
sát
259
Phụ lục 18. Kết quả CFA: Vốn xã hội
261
Phụ lục 19: Kết quả CFA: Sáng nghiệp công ty
262
Phụ lục 20. Kết quả CFA: Năng lực doanh nhân
263
Phụ lục 21: Kết quả kiểm định mô hình đo lường tới hạn
264
Phụ lục 22. SEM mô hình cấu trúc (chính)

267

xiii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Định nghĩa doanh nhân theo vai trò và quá trình ................................21
Bảng 2.2. Các mô hình năng lực quản trị ............................................................30
Bảng 2.3. Một số mô hình năng lực doanh nhân .................................................35
Bảng 2.4. Năng lực công ty và kết quả học tập thực nghiệm ..............................45
Bảng 2.5. Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm theo khái niệm, phương pháp
phân tích .............................................................................................61
Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả các nghiên cứu thực nghiệm về sáng nghiệp công ty
............................................................................................................67
Bảng 2.7. Loại hình và phạm vi của vốn xã hội ..................................................71
Bảng 2.8. Năng lực doanh nhân: Phân loại chi tiết các thành phần năng lực trong
các nghiên cứu thực nghiệm ...............................................................75
Bảng 4.1. Ba giai đoạn của quá trình nghiên cứu ..............................................107
Bảng 4.2. Cơ cấu mẫu ........................................................................................112
Bảng 4.3. Thang đo: cấu trúc chính và nguồn trích dẫn ....................................114
Bảng 4.4. Thang đo gốc và hiệu chỉnh, bổ sung
(sau nghiên cứu sơ bộ định tính) ......................................................119
Bảng 4.5. Thông tin chung về doanh nghiệp, doanh nhân
(ng.cứu sơ bộ định lượng) ................................................................124
Bảng 4.6. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp
(nghiên cứu sơ bộ định lượng) .........................................................124
Bảng 4.7. Mạng quan hệ của doanh nghiệp
(nghiên cứu sơ bộ định lượng) .........................................................124
Bảng 4.8. Kết quả EFA của Vốn xã hội và Sáng nghiệp công ty
(nghiên cứu sơ bộ định lượng) .........................................................126

Bảng 4.9. Kết quả EFA của Năng lực doanh nhân
(nghiên cứu sơ bộ) ............................................................................127
Bảng 4.10. Kết quả EFA của Năng lực doanh nhân
(nghiên cứu sơ bộ định lượng) .........................................................127
Bảng 4.11. Phương án hiệu chỉnh thang đo sau nghiên cứu sơ bộ định lượng..129
Bảng 5.1. Thông tin mẫu: doanh nghiệp và doanh nhân ...................................132
Bảng 5.2. Thông tin mẫu: mức biến động và cường độ cạnh tranh của môi
trường ...............................................................................................133
Bảng 5.3. Thông tin mẫu: các loại hình mạng ...................................................133
Bảng 5.4 . Danh mục khái niệm và thủ tục EFA ...............................................135
Bảng 5.5. EFA – Thành quả hoạt động: PERF ..................................................136
Bảng 5.6. EFA – Vốn xã hội: SC .......................................................................136
Bảng 5.7. EFA – Sáng nghiệp công ty: EO .......................................................137
Bảng 5.8. EFA – Năng lực doanh nhân: EC ......................................................138
Bảng 5.9. Danh mục cấu trúc và trình tự kiểm định CFA .................................141
xiv


Bảng 5.10. CFA – Thành quả hoạt động PERF .................................................141
Bảng 5.11. CFA – Vốn xã hội: MANE và EXNE .............................................142
Bảng 5.12. CFA – Sáng nghiệp công ty: INNO và RISK .................................143
Bảng 5.13. CFA – Năng lực doanh nhân – EC ..................................................144
Bảng 5.14. CFA – Mô hình đo lường tới hạn ....................................................146
Bảng 5.15. Các giả thuyết hiệu chỉnh sau kiểm định CFA ................................148
Bảng 5.16. Kiểm định mô hình cấu trúc và so sánh ..........................................150
Bảng 5.17. Kết quả kiểm định quan hệ giữa các cấu trúc - Kiểm định các giả
thuyết từ H1 đến H6 ..........................................................................152
Bảng 5.18. Hệ số tác động (chuẩn hóa) giữa các cấu trúc .................................153
Bảng 5.19. Cỡ mẫu cho các nhóm .....................................................................154
Bảng 5.20. Kiểm định các mô hình trong phân tích nhóm: mức biến động môi

trường ...............................................................................................155
Bảng 5.21. Quan hệ các cấu trúc theo mức biến động của môi trường .............156
Bảng 5.22. Kiểm định các mô hình trong phân tích nhóm: cường độ cạnh tranh
..........................................................................................................156
Bảng 5.23. Quan hệ các cấu trúc theo cường độ cạnh tranh của môi trường ....157
Bảng 5.24. Kiểm định các mô hình trong phân tích nhóm: qui mô DNVVN ..158
Bảng 5.25. Quan hệ các cấu trúc theo qui mô DNVVN ....................................158
Bảng 5.26. Các giả thuyết kiểm định và kết quả ...............................................159
Bảng 5.27. Kết quả kiểm định quan hệ doanh nhân – sáng nghiệp công ty của 3
nghiên cứu thực nghiệm. ..................................................................170
Bảng 5.28. Tình huống, phương pháp và kết quả các nghiên cứu thực nghiệm
kiểm định quan hệ năng lực doanh nhân đối với thành quả hoạt động
và nguồn lực doanh nghiệp .............................................................171
Bảng 6.1. Các giả thuyết kiểm định và kết quả .................................................182

xv


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Năng lực và các khái niệm liên quan ...................................................29
Hình 2.2. Tổng hợp các khung/mô hình năng lực doanh nhân ............................37
Hình 2.3. Tổng hợp các khung/mô hình khái niệm sáng nghiệp công ty ............50
Hình 2.4. Khung/mô hình khái niệm vốn xã hội .................................................58
Hình 3.1. Mô hình lý thuyết tổng quát .................................................................83
Hình 3.2. Mô hình quan hệ giữa vốn xã hội, sáng nghiệp công ty và thành quả
hoạt động (các giả thuyết H1, H2 và H3) .............................................89
Hình 3.3. Mô hình quan hệ giữa năng lực doanh nhân, sáng nghiệp công ty và
vốn xã hội (H4, H5 và H6) .................................................................100
Hình 3.4. Mô hình cạnh tranh ............................................................................102
Hình 5.1. Kiểm định mô hình đo lường vốn xã hội – SC ..................................142

Hình 5.2. CFA mô hình năng lực doanh nhân – EC ..........................................145
Hình 5.3. Mô hình nghiên cứu chính – hiệu chỉnh sau kiểm định CFA ............147
Hình 5.4. Mô hình cạnh tranh hiệu chỉnh ..........................................................149
Hình 5.5. Kiểm định mô hình lý thuyết chính ...................................................153

xvi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CE
DN
DNL
DNN
DNRL
DNVVN
EO
RBV
SME

Corporate Entrepreneurship – Sáng nghiệp tập thể
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp lớn
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp rất lớn
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Entrepreneurial Orientation – Định hướng sáng nghiệp
Resource-based View – Quan điểm cơ sở nguồn lực
Small and Medium-sized Enterprise – Doanh nghiệp vừa và nhỏ


xvii


CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 Cơ sở hình thành vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Đặc trưng của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)
DNVVN hiện được thừa nhận là một nhân tố quan trọng cho sự thịnh vượng không
chỉ của các quốc gia đang vận hành nền kinh tế thị trường mà cả các quốc gia có nền kinh
tế chuyển đổi. Điều này thể hiện qua số lượng việc làm, tỉ trọng trong tổng sản lượng
quốc gia và xuất khẩu, các đổi mới kinh doanh-công nghệ mà DNVVN đóng góp vào
nền kinh tế quốc dân (Abe, 2009; Aidis, 2005; van Praag & Versloot, 2007). Trong khối
APEC và EU, DNVVN chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp đăng ký, tạo ra 50% tổng
số việc làm và góp vào khoảng50% GDP (ECORYS, 2012; Yuhua, 2013). Trong nền
kinh tế tri thức, vai trò DNVVN trong tăng trưởng, phát triển ngày càng tăng so với doanh
nghiệp lớn (DNL) (Wennekers & Thurik, 1999).
Đóng góp của DNVVN vào phát triển kinh tế luôn gắn liền với quá trình khởi
nghiệp của doanh nhân và quá trình cạnh tranh của DNVVN qua sự chọn lọc của cơ chế
thị trường. Kết quả của các quá trình đó ở mỗi DNVVN là rất khác nhau. Tổng quát,
trong 10 nước khối OECD, có đến 20%..40% doanh nghiệp đóng cửa sau 2 năm kể từ
khi thành lập; sau đó, chỉ còn 40%..50% doanh nghiệp tồn tại sau 7 năm hoạt động; đồng
thời, có mối tương quan dương giữa tốc độ gia nhập và rời bỏ doanh trường – nghĩa là
doanh nghiệp yếu liên tục bị thải loại và doanh nghiệp mới liên tục ra đời thay thế
(Santarelli & Vivarelli, 2007). Ngoài ra, một số DNVVN có thể phát triển lớn mạnh và
trở thành doanh nghiệp lớn (DNL) hoặc doanh nghiệp rất lớn (DNRL) như trường hợp
Apple hay Microsoft ở Hoa Kỳ.
Với qui mô giới hạn, DNVVN khác biệt đáng kể với DNL về nguồn nhân lực, văn
hóa và hành vi, cấu trúc và qui trình, thị trường và khách hàng (xem thêm Phụ lục 1 và
Phụ lục 2). Cụ thể, DNVVN chịu ảnh hưởng lớn bởi cá nhân, gia đình nghiệp chủ (ownermanager). Bên cạnh ưu điểm nổi trội là cấu trúc phẳng, quán tính nhỏ, linh hoạt và mềm
dẻo, DNVVN có nhược điểm cố hữu là nguồn lực vô hình lẫn hữu hình yếu – nhất là vốn
tài chính, công nghệ và nhân lực, trình độ chuyên nghiệp trong quản trị kinh doanh ở

1


mức thấp (Deros et al., 2006). Với các đặc trưng đó của DNVVN, câu hỏi đặt ra là: nhân
tố bên trong nào của DNVVN tạo ra thành quả hoạt động khác nhau giữa các DNVVN?
1.1.2 Quản trị chiến lược và quan điểm cơ sở nguồn lực trong giải thích thành quả
hoạt động của DNVVN
Câu hỏi tại sao một số công ty thành công trong khi số khác thất bại là một chủ đề
trọng tâm của lý thuyết quản trị chiến lược (Rumelt, Schendel, & Teece, 1991). Chiến
lược là quá trình liên tục tìm kiếm rents (tạm dịch: lợi nhuận thặng dư) (Rumelt et al.,
1991), được định nghĩa là khoản vượt trội giữa thu nhập mang lại cho công ty từ nguồn
lực và chi phí cơ hội của nguồn lực đó (Mahoney & Pandian, 1992). Công ty có thể
giành được các loại lợi nhuận thặng dư sau : độc quyền (monopoly rents) khi có thế lực
thị trường nhờ chính phủ bảo hộ hay thông đồng nhóm; Ricardo (Ricardian rents) nếu
sở hữu nguồn lực có giá trị và khan hiếm; sáng nghiệp (entrepreneurial rents) khi liều
lĩnh kinh doanh trong môi trường phức tạp, bất định (Mahoney & Pandian, 1992; Rumelt,
2005).
Lý thuyết quan điểm cơ sở nguồn lực (resource-based view – RBV) đã đóng góp
đáng kể cho lý thuyết quản trị chiến lược trong việc giải thích làm thế nào công ty tạo ra
lợi nhuận thặng dư từ nguồn lực nội bộ của mình. Theo lý thuyết này, công ty được nhìn
như một tổ hợp các nguồn lực được nhà quản trị huy động, khai thác để tạo đầu ra. Có
hai dạng nguồn lực cơ bản: hữu hình và vô hình, trong đó, nguồn lực vô hình bao gồm
tài sản vô hình và năng lực tổ chức đóng vai trò quyết định trong tạo thành quả hoạt động.
Các nguồn lực này là hoàn toàn không đồng nhất giữa các công ty, do đó, công ty sở
hữu nguồn lực có giá trị, khan hiếm hoặc vị thế độc quyền sẽ có lợi thế cạnh tranh và
thu được lợi nhuận thặng dư Ricardo hoặc độc quyền, trong khi các công ty khác chỉ có
thể hòa vốn hoặc hoạt động hiệu quả âm. Tuy nhiên, để duy trì bền vững lợi nhuận thặng
dư này trước sự cạnh tranh của đối thủ, các nguồn lực này phải không thể bắt chước
hoàn hảo, không thể thay thế được, không thể mua bán trên thị trường nhân tố
không hoàn hảo – thường được gọi chung là nguồn lực VRIN (Valuable, Rare,

Imperfectively immitable, Nonsubtituable) (Amit & Schoemaker, 1993; Barney, 1991;
Fahy & Smithee, 1999; Peteraf, 1993; Wernerfelt, 1984). Đây là nền tảng cho các dòng
nghiên cứu về những dạng nguồn lực VRIN như : (1) quản trị tri thức và học tập tổ chức
(vd:Alavi & Leidner, 2001; Grant, 1996; Nonaka, 1994; Spender, 1996); (2) năng lực
2


động (vd: Teece, 2007; Teece, Pisano, & Shuen, 1997)... trong các nguồn lực trên, tri
thức từ học tập luôn được cho là nguồn lực quan trọng để giành lợi thế cạnh tranh trước
môi trường biến động như hiện nay,
Công ty còn có thể tạo ra lợi nhuận thặng dư sáng nghiệp bằng các hoạt động
sáng nghiệp trong bối cảnh thị trường-sản phẩm hoặc nội bộ tổ chức (Rumelt, 2005).
Sáng nghiệp (entrepreneurship) đề cập đến các quá trình nhận dạng, đánh giá và khai
thác cơ hội kinh doanh mang đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài. Các quyết
định khai thác luôn dẫn đến một sáng tạo hay một quan hệ phương tiện-kết cục mới (sản
phẩm-dịch vụ mới, thị trường mới, tổ chức mới, một quá trình mới hay tổ hợp của những
điều này) trong điều kiện bất định của môi trường. Do đó, lợi nhuận thặng dư sáng nhiệp
mang tính bất định1. Sáng tạo này giúp công ty giành lợi thế độc quyền (có thể ngắn hạn)
của người dẫn đầu để thu thành quả hoạt động. Chủ thể của sáng nghiệp có thể là cá nhân
doanh nhân (entrepreneur) hoặc tập thể công ty (Kwasnicki, 2007; Maes, 2003; Shane &
Venkataraman, 2000).
Một nguồn lực có thể tạo lợi nhuận thặng dư kinh tế đáng chú ý là vốn xã hội. Vốn
xã hội gồm các cấu trúc xã hội như mạng (networks), dây nối (ties) gắn liền với các chuẩn
mực, giá trị hành động của các thành viên bên trong và bên ngoài công ty. Vốn xã hội là
một tài sản vô hình không đồng nhất giữa các công ty và có khả năng tạo lợi nhuận thặng
dư kinh tế thông qua khai thác, sử dụng nguồn lực thu thập được qua các cấu trúc xã hội
đó để tạo lợi thế cạnh tranh (Chisholm & Nielsen, 2009; Westlund & Bolton, 2003).
Đối với DNVVN trong môi trường cạnh tranh biến động và khốc liệt hiện nay,thì
(1) năng lực sáng nghiệp của doanh nhân, (2) phong thái sáng nghiệp của tập thể công
ty, và (3) vốn xã hội của công ty là những định tố của thành quả hoạt động (hay rents)

đáng chú ý vì các lý do sau.
Một là, Sự tồn vong của DNVVN không thể tách rời doanh nhân – người làm chủ
và điều hành DNVNN. Họ là người đóng vai trò quyết định chiến lược và tác nghiệp
trong thu thập, tạo dựng, phân bổ, phối kết nguồn lực công ty để tạo đầu ra; họ chịu
trách nhiệm toàn bộ về thành quả hoạt động bằng cam kết tài sản và năng lực đặc trưng
của cá nhân mình (Foss & Klein, 2004; Horne, Lloyd, Pay, & Roe, 1992; Wennekers &

Rumelt (2005) định nghĩa lợi nhuận thặng dư sáng nghiệp là sai biệt giá trị (dòng thu nhập) hậu chứng của hoạt
động kinh doanh và chi phí (giá trị) tiên lượng của nguồn lực đưa vào hoạt động kinh doanh.
1

3


Thurik, 1999). Trên quan điểm cơ sở nguồn lực, doanh nhân với khả năng nhận thức cơ
hội, thẩm định và khai thác chúng bằng logic nghiệm suy và sự sẵn lòng chấp nhận rủi
ro để giành lợi thế cạnh tranh là nguồn lực thỏa tiêu chí VRIN (Akio, 2005; Alvarez &
Busenitz, 2001). Có thể nói, doanh nhân là nguồn lực quan trọng cho tạo sinh và duy trì
lợi nhuận thặng dư Ricardo và sáng nghiệp..
Hai là, Hạn chế qui mô, nguồn lực của DNVVN cũng đi liền với cấu trúc phẳng,
mềm dẻo, gần khách hàng, quán tính nhỏ (Deros et al., 2006). Đây là các điều kiện cơ
bản để DNVVN có thể hình thành ý chí và tạo dựng khả năng chủ động học tập nhanh,
tự làm mới nguồn lực và qua đó, rời bỏ quá trình và đầu ra cũ, chấp nhận rủi ro để đổi
mới nhằm thích ứng với các biến động nhanh, mạnh, bất định hiện nay của môi trường
(Rauch & Frese, 2000). Đây cũng chính là biểu hiện của quá trình sáng nghiệp cấp công
ty mà nhờ nó, DNVVN có thể giành được lợi nhuận thặng dư sáng nghiệp. Trên quan
điểm nguồn lực, sáng nghiệp cấp công ty có các tính chất cơ bản của một năng lực động
theo quan điểm của Helfat et al. (2007) cũng như Teece et al. (2007).
Ba là, hạn chế nguồn lực của DNVVN còn có thể được khắc phục bằng tiếp cận
nguồn lực ngoài công ty với chi phí thấp, chất lượng cao nhờ vốn xã hội. Vốn này nằm

trên mạng quan hệ của doanh nhân với gia đình, thân tộc cho đến quan hệ của doanh
nhân hay doanh nghiệp với các tổ chức chính phủ, viện – trường, các doanh nghiệp khác.
Nhờ mạng này, các nguồn lực cần thiết như vốn tài chính, sự hợp tác-cộng tác, thông tin
kinh doanh… có thể dịch chuyển đến cho doanh nghiệp sử dụng để tạo lợi thế cạnh tranh
(Capó-Vicedo, Expósito-Langa, & Molina-Morales, 2008; Ghisi & Martinellli, 2006).
Dòng thông tin qua mạng còn có thể giúp DNVVN nhận dạng, xác định cơ hội kinh
doanh; tri thức trao đổi trong mạng là nguyên liệu cho học tập tổ chức trong chính
DNVVN, tạo sinh tri thức (một nguồn lực VRIN) kích thích đổi mới và kích khởi quá
trình sáng nghiệp (Nonaka, Toyama, & Nagata, 2000; OECD, 2000).
Vậy, trong DNVVN, cá nhân doanh nhân, vốn xã hội và hoạt động sáng nghiệp
ở cấp độ công ty tác động như thế nào đến thành quả hoạt động doanh nghiệp; ba
khái niệm đó quan hệ với nhau ra sao là câu hỏi nghiên cứu tổng quát của luận án.
1.2 Năng lực doanh nhân, sáng nghiệp công ty và vốn xã hội trong DNVVN
Để trả lời câu hỏi trên, một qui trình nghiên cứu suy diễn được áp dụng. Trước hết,
một tổng kết các nghiên cứu lý thuyết (thuần) về ba khái niệm: (1) doanh nhân và năng
4


lực doanh nhân; (2) sáng nghiệp công ty, (3) vốn xã hội để làm rõ nội hàm cũng như các
tiền tố, hệ quả của chúng về mặt lý thuyết. Tiếp theo, là kết quả phân tích 44 nghiên cứu
thực nghiệm (công bố từ 2000 đến 2015) liên quan đến ba khái niệm này trong phạm vi
DNVVN. Kết quả tổng kết này được thẩm định và đối chiếu với ý nghĩa lý thuyết để xác
định vấn đề nghiên cứu nhận dạng ra các khoảng trống cần lấp và phát triển các giả
thuyết. Toàn bộ nội dung trên được giới thiệu tóm tắt sau đây.
1.2.1 Khái quát về doanh nhân, sáng nghiệp công ty và vốn xã hội
Doanh nhân. Có 3 hướng tiếp cận để giải thích hiện tượng tạo lập doanh nghiệp, sự
tăng trưởng hay thành quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và mới là cá tính
(personality), vốn nhân lực (human capital) và hành vi (behavior) của cá nhân nghiệp
chủ. Trong đó, tiếp cận hành vi qua kỹ năng (skill), năng lực (ability) được đánh giá là
hiệu quả, nhất quán và tin cậy hơn (Rauch, Wiklund, Lumpkin, & Frese, 2009). Bird

(1995) là người đầu tiên giới thiệu khái niệm năng lực doanh nhân (entrepreneurial
competence) trong một khung lý thuyết có hệ thống. Khái niệm này bao gồm các đặc
trưng thái độ/động cơ, tri thức/kinh nghiệm, kỹ năng/khả năng dẫn đến thành công của
cá nhân và doanh nghiệp. Sau đó, nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các đặc trưng năng lực
doanh nhân khác nhau, nhưng tựu trung gồm 4 nhóm năng lực: sáng nghiệp, kinh doanh
và quản trị, nhân sự, khái niệm và quan hệ (Mitchelmore & Rowley, 2010). Trong số đó,
mô hình năng lực doanh nhân của Man, Lau, và Chan (2002) và Man, Lau, và Snape
(2008) với 8 thành phần: (1) tổ chức, (2) quan hệ, (3) phân tích, (4) đổi mới, (5) tác
nghiệp, (6) nhân sự, (7) chiến lược, (8) cam kết là toàn diện và có tính hệ thống khi kiểm
định thang đo qua mô hình tích hợp cả yếu tố môi trường ngoài, yếu tố tổ chức như một
bộ ba tương tác để tạo thành quả hoạt động.
Sáng nghiệp công ty đề cập hiện tượng tinh thần, phong thái sáng nghiệp của cá
nhân hay nhóm nhỏ được mở rộng cho cả tập thể công ty. Có hai khái niệm sáng nghiệp
cấp công ty là sáng nghiệp tập thể và định hướng sáng nghiệp. Theo Covin và Slevin
(1991), sáng nghiệp tập thể (corporate entrepreneurship) là khái niệm trung tâm thể hiện
các quá trình hành động mang tính sáng nghiệp của cả công ty với 3 đặc trưng: đổi mới,
chấp nhận rủi ro và chủ động. Sáng nghiệp tập thể tác động dương đến thành quả hoạt
động (tài chính và phi tài chính) và chịu sự tác động của (1) môi trường bên ngoài, (2)
chiến lược công ty (3) và môi trường bên trong. Ba biến môi trường này còn điều tiết
5


quan hệ giữa sáng nghiệp tập thể và thành quả hoạt động. Lumpkin và Dess (1996) phê
phán và phát triển khái niệm sáng nghiệp tập thể thành định hướng sáng nghiệp
(entrepreneurial orientation). Mô hình định hướng sáng nghiệp cũng bao hàm các đặc
trưng đổi mới, chấp nhận rủi ro và chủ động như Covin và Slevin (1991) đề xuất nhưng
khác biệt nổi bật là : (1) định hướng sáng nghiệp có thêm 2 đặc trưng là tự chủ và quyết
liệt cạnh tranh, (2) mỗi đặc trưng là một thành phần độc lập và có tác động khác nhau
đến thành quả hoạt động tùy theo thình huống; (3) các biến môi trường và tổ chức chỉ
đóng vai trò điều tiết tác động của định hướng sáng nghiệp đến thành quả hoạt động.

Trên thực tế nghiên cứu, định hướng sáng nghiệp được dùng rộng rãi hơn, nhưng rất
nhiều trường hợp cấu trúc đơn hướng như sáng nghiệp tập thể.
Vốn xã hội (social capital) có nguồn gốc xã hội học, được định nghĩa tổng quát là
các đặc điểm của tổ chức xã hội gồm mạng, niềm tin và chuẩn mực (Coleman, 1988;
Putnam, 1993; Westlund & Bolton, 2003). Các đặc điểm này thúc đẩy, hỗ trợ cho sự
cộng tác và hợp tác giữa các thành viên trong mạng để đạt lợi ích tương hỗ. Vốn xã hội
tồn tại trong mối quan hệ, với nhiều cấp độ: cá nhân, tổ chức, địa phương, vùng, quốc
gia. Vốn xã hội được cho là nhân tố gia tăng hiệu quả giao dịch, thúc đẩy hiệp lực-tương
hỗ, cung cấp và truyền bá thông tin ở mọi cấp, do vậy, tác động đáng kể đến sự phát triển
và thành quả hoạt động. Đối với tổ chức, có hai hình thái vốn xã hội trong và ngoài tổ
chức. Vốn bên trong đề cập đến không khí, tinh thần cộng lực của các thành viên, vốn
bên ngoài đề cập đến quan hệ với môi trường, thị trường và các đối tác dòng trên và dòng
dưới. Về cấu trúc, vốn xã hội gồm 3 thành phần: cấu trúc, quan hệ và nhận thức của
Nahapiet và Ghoshal (1998) đề xuất là đáng chú ý khi hai học giả này đưa ra một khung
khái niệm hoàn chỉnh và chứng minh vốn xã hội là nhân tố thúc đẩy sự trao đổi/liên hợp
vốn tri thức giữa các thành viên, mà vốn này là tài sản chiến lược, là tiền tố đổi mới –
đặc trưng chính của quá trình sáng nghiệp.
Có tất cả 44 nghiên cứu thực nghiệm định lượng liên quan đến ba khái niệm trên và
thành quả hoạt động công ty trong phạm vi DNVVN được chọn lựa và đưa vào phân tích.
Nhìn chung, các mối quan hệ lý thuyết cơ bản như trên đã trình bày được khẳng định.
Kết quả tổng kết nghiên cứu (lý thuyết thuần và thực nghiệm) cũng cho thấy các
khoảng trống lý thuyết sau đây.

6


1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết chính
Một là, trong một số nghiên cứu lý thuyết, mặc dù doanh nhân được cho là tiền tố
quan trọng trong tạo dựng các loại nguồn lực công ty, nhưng vai trò của doanh nhân
thường lẫn trong ban lãnh đạo (top management team). Nói khác đi, các lý thuyết này

chưa quan tâm đến DNVVN cũng như cá nhân doanh nhân.
Hai là, đối với khái niệm sáng nghiệp công ty, các tiền tố được đề cập gồm: văn
hóa công ty, vốn xã hội nội bộ, cấu trúc tổ chức và học tập tổ chức. Các tiền tố này thực
chất cũng là nguồn lực tổ chức, phải được nhà quản lý thu thập, phối kết, bồi tụ - mà vai
trò nhà quản lý, theo lý thuyết phát triển công ty, càng lớn khi qui mô và tuổi doanh
nghiệp càng lớn. Mặt khác, rất ít nghiên cứu thực nghiệm quan tâm đến mối quan hệ
doanh nhân – sáng nghiệp công ty. Do đó, có thể nói, tiền tố cá nhân doanh nhân trong
tạo dựng sáng nghiệp công ty trong DNVVN chưa được nghiên cứu thấu đáo.
Ba là, vốn xã hội là một phó sản (by-product) của quá trình tương tác xã hội giữa
các cá nhân hay tổ chức; vốn xã hội cũng là kết quả của quá trình đầu tư chiến lược có
chủ đích mà trong DNVVN, người thực hiện phải là doanh nhân. Tuy vậy, các nghiên
cứu lý thuyết trước thường tập trung mô tả cấu trúc, giải thích tác động của vốn xã hội
hơn là nghiên cứu các tiền tố trong nội bộ công ty, cụ thể là doanh nhân. Các nghiên cứu
thực nghiệm cũng cho thấy điều này. Như vậy, có thể nói, tiền tố cá nhân doanh nhân
trong tạo dựng vốn xã hội của DNVVN chưa được nghiên cứu thấu đáo.
Để lấp các khoảng trống lý thuyết này, tiếp cận năng lực doanh nhân được chọn để
nghiên cứu vai trò của doanh nhân vì khả năng quan sát được và tính toàn diện của nó.
Như vậy, vấn đề nghiên cứu nêu ở phần đầu mục này được cụ thể hóa thành các câu hỏi
nghiên cứu sau đây:
Trong DNVVN:
1.

Năng lực nào của doanh nhân trực tiếp xây dựng sáng nghiệp công ty?

2.

Năng lực nào của doanh nhân trực tiếp góp phần bồi tụ vốn xã hội?

3.


Năng lực nào của doanh nhân trực tiếp tác động đến thành quả hoạt động doanh

nghiệp?
4.

Trong mối quan hệ với năng lực doanh nhân, vốn xã hội và sáng nghiệp công ty
quan hệ với nhau như thế nào và có tác động đến thành quả hoạt động hay không?

7


Biện luận từ các lý thuyết có trước và sử dụng cấu trúc năng lực doanh nhân của
Man et al. (2008); sáng nghiệp công ty của Lumpkin và Dess (1996), Covin và Slevin
(1991); vốn xã hội của Nahapiet và Ghoshal (1998), luận án đưa ra các giả thuyết chính
để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên như sau:
Trong DNVVN:
1.

Năng lực quan hệ, quản trị nhân sự và quản trị chiến lược của doanh nhân tác
động dương đến sáng nghiệp công ty

2.

Năng lực đổi mới và nhận dạng – khai thác cơ hội, năng lực quản trị nhân sự và
quản trị chiến lược của doanh nhân tác động dương đến vốn xã hội (cấp công ty).

3.

Năng lực quản trị chiến lược của doanh nhân tác động dương đến thành quả hoạt
động công ty trong DNVVN.


4.

Vốn xã hội tác động dương đến sáng nghiệp công ty; sáng nghiệp công ty và vốn
xã hội tác động dương đến thành quả hoạt động công ty trong DNVVN.

1.3 Bối cảnh nghiên cứu – DNVVN Việt Nam trong nền kinh tế chuyển đổi.
Trước hết, đây là một nghiên cứu hàn lâm trong phạm vi quản trị, mà theo khung
phân loại của Tsui (2004), mô hình nghiên cứu được đưa vào một bối cảnh (contextembedded research) cụ thể ở mức độ thấp (low-context) để kiểm sai (falsification). Nghĩa
là, nghiên cứu này tập trung vào khả năng áp dụng mô hình và khái niệm một cách phổ
quát chứ không có mục tiêu đặc tả hoặc làm rõ sự khác biệt của mô hình và khái niệm
nghiên cứu tại một quốc gia với các đặc trưng văn hóa, kinh tế, xã hội cụ thể như các
nghiên cứu đặc thù bối cảnh (context-specific research). Do đó, các biến bối cảnh (kinh
tế-xã hội và DNVVN Việt Nam) được quan tâm và đề cập trong luận án với vai trò này.
Cũng như các nước có nền kinh tế chuyển đổi khác, môi trường kinh doanh ở Việt
Nam được cho là không thuận lợi và rất khắc nghiệt đối với DNVVN vì: (1) chính sách
nhiều biến động, (2) cơ sở hạ tầng kinh tế và thể chế không đầy đủ, kém hiệu lực; (3) thị
trường vốn, tài chính chưa phát triển; (4) cạnh tranh khốc liệt và đầy bất định (Estrin,
Meyer, & Bytchkova, 2006; McMillan & Woodruff, 2003).
Nhưng không như các nước Trung, Đông Âu và Liên Xô cũ, Việt Nam xuất phát
từ một nền kinh tế nông nghiệp trình độ thấp và có nền văn hóa Nho giáo, vai trò gia đình
rất lớn; ngoài ra, vốn xã hội của cá nhân trong cộng đồng là khá cao (Dalton, Pham,
Pham, & Ong, 2002; Heberer, 1999).
8


Các khác biệt đó không ngăn được sự phát triển đột phá của DNVVN Việt Nam.
Sức hút từ các cơ hội thu lợi ích trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường bắt
đầu từ những năm 1990 đã tạo ra sự tăng trưởng đáng kể của số lượng DNVVV, cùng
với đó là sự đóng góp ngày càng lớn của các DNVVN vào phát triển kinh tế (Hakkala &

Kokko, 2007). Đến năm 2012, đã có trên 300.000 DNVVN đăng ký hoạt động, đóng góp
gần 50% tổng sản lượng quốc gia, tạo ra 47% tổng việc làm trong khối doanh nghiệp 2.
Nhìn chung DNVVN ở Việt Nam hầu hết có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, tập trung ở lĩnh
vực thương mại và dịch vụ (Hakkala & Kokko, 2007).
Doanh nhân Việt Nam (cũng như các nước kinh tế chuyển đổi) ngày càng đông đảo,
họ có xuất thân từ nông dân, thương nhân xám (người từng hoạt động ở thị trường phi
chính thức), cán bộ nhà nước hoặc người có chuyên môn chuyển sang tự làm chủ, kinh
doanh trước nhu cầu tiêu dùng lớn ở thị trường nhiều khoảng trống. Hai chiến lược chủ
yếu mà DNVVN thường dùng là: (1) người tìm kiếm (prospector): chủ động tìm kiếm,
khai thác cơ hội theo phong thái sáng nghiệp và (2) hoạt động mạng (networking): dùng
vốn xã hội để bổ trợ, nâng cấp nguồn lực nội bộ (Peng & Shekshnia, 2001).
Như vậy, nhìn chung, DNVVN và doanh nhân ở Việt Nam có những đặc trưng cơ
bản của DNVVN và doanh nhân ở các nước có nền kinh tế thị trường: doanh nhân làm
chủ, điều hành doanh nghiệp với lực đẩy của nhu cầu, khát vọng cá nhân và lực hút của
nền kinh tế thị trường; doanh nghiệp luôn phải hoạt động trong môi trường đầy biến động
và cạnh tranh khốc liệt; doanh nhân và doanh nghiệp đều có hạn chế nguồn lực đặc thù;
áp dụng chiến lược sáng nghiệp và hoạt động mạng. Do đó, bối cảnh doanh nhân và
DNVVN ở Việt Nam là phù hợp cho nghiên cứu này. Bên cạnh đó, sự trả lời các câu hỏi
nghiên cứu ở trên còn có thể góp phần làm rõ thêm các đặc trưng doanh nhân, DNVVN
ở bối cảnh đặc thù Việt Nam
1.4 Đóng góp và ý nghĩa
Kết quả phân tích dữ liệu từ gần 200 DNVVN ở Việt Nam thuộc nhiều ngành khác
nhau cho thấy sự khẳng định các giả thuyết trên, tuy không hoàn toàn. Cụ thể là: (1)
năng lực quan hệ, năng lực nhân sự của doanh nhân tác động dương đến mạng hoạt động
chính của công ty; (2) năng lực đổi mới, nhận dạng khai thác cơ hội của doanh nhân tác
Bộ Kế hoạch đầu tư (2014) . Tờ trình 3087/TTr-BKHĐT- V/v xây dựng Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện kế
hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ - ngày 17-06-2014
2

9



động dương đến thành phần đổi mới của sáng nghiệp công ty; (3) năng lực chiến lược
của doanh nhân; mạng hoạt động chính và thành phần chấp nhận rủi ro của sáng nghiệp
công ty tác động dương đến thành quả hoạt động của DNVVN.
Từ đó, luận án này mang đến các đóng góp mới sau đây:


Trước hết, luận án góp phần vào kho tri thức quản trị bằng việc lấp phần nào khoảng
trống lý thuyết giữa năng lực doanh nhân và hai nguồn lực quan trọng của DNVVN
là sáng nghiệp công ty và vốn xã hội bằng cách xác định được năng lực nào của
doanh nhân góp phần tạo lập chúng.



Bằng việc đưa một tập năng lực doanh nhân điển hình, sáng nghiệp công ty và vốn
xã hội vào kiểm định trong một mô hình cấu trúc tuyến tính, luận án cung cấp được
các bằng chứng thuyết phục hơn, hệ thống hơn cho mối quan hệ của bộ ba: doanh
nhân, nguồn lực công ty và thành quả hoạt động DNVVN. Cụ thể là, doanh nhân,
trực tiếp tạo ra thành quả hoạt động bằng năng lực chiến lược, và gián tiếp tạo ra
thành quả hoạt động bằng năng lực quan hệ, nhân sự.



Khẳng định cấu trúc năng lực doanh nhân là tổ hợp các cấu trúc năng lực bậc I khác
nhau về chức năng, nhưng có quan hệ chặt chẽ.



Cung cấp thêm các hiểu biết về DNVVN ở Việt Nam: (1) mức độ, biểu hiện của

năng lực sáng nghiệp, quản trị của doanh nhân; (2) các dạng thức mạng quan hệ xã
hội quan trọng của tổ chức, (3) tầm quan trọng, mức đóng góp của vốn xã hội và
sáng nghiệp công ty trong thành quả hoạt động.

Về thực tiễn, kết quả của nghiên cứu có thể:


Cung cấp các thông tin cơ bản cho nhà quản trị trong định hướng xây dựng, cấu
trúc nguồn lực công ty cũng như rèn giũa năng lực cá nhân của chính mình.



Đưa ra hàm ý cho việc thiết lập chính sách, biện pháp củng cố, nâng cao năng lực
cạnh tranh DNVVN ở các cơ quan chính phủ, tổ chức phục vụ hỗ trợ doanh nghiệp.



Cung cấp thông tin tham khảo cho các cơ sở giáo dục quan tâm đến đào tạo sáng
nghiệp (entrepreneurship education) – vốn được các trường đại học kinh doanh, các
nhà nghiên cứu giáo dục sáng nghiệp trên thế giới rất quan tâm.

10


1.5 Phương pháp nghiên cứu
Năng lực doanh nhân, sáng nghiệp công ty và vốn xã hội nói chung là các lĩnh vực
nghiên cứu có lý thuyết nền vững chắc, do vậy qui trình nghiên cứu suy diễn – kiểm định
lý thuyết khoa học được áp dụng. Qui trình này được bắt đầu bằng phát hiện khoảng
trống, đặt câu hỏi nghiên cứu, phát triển giả thuyết và kết thúc bằng kiểm định các giả
thuyết đó qua một nghiên cứu định lượng (Nguyễn Đình Thọ, 2012), cụ thể như sau.

Trước hết, một tổng kết các nghiên cứu lý thuyết về ba khái niệm trên để làm rõ
lịch sử hình thành, nội hàm, tiền tố, hệ quả của chúng theo các quan điểm khác nhau.
Tiếp theo là việc chọn lựa ra để phân tích 44 nghiên cứu thực nghiệm (80% được công
bố từ năm 2005 đến 2015 trên các tạp chí) có liên quan đến ba khái niệm này trong phạm
vi DNVVN. Kết quả phân tích được thẩm định và đối chiếu với ý nghĩa lý thuyết để nhận
dạng ra các khoảng trống nghiên cứu – tập trung cho quan hệ giữa đặc trưng cá nhân
doanh nhân đối với vốn xã hội và năng lực sáng nghiệp của DNVVN mà họ làm chủ.
Các lý thuyết có trước sẽ làm cơ sở để biện luận, phát triển các giả thuyết để lấp các
khoảng trống trên cũng như xác lập các thang đo khái niệm. Toàn bộ khái niệm và quan
hệ giữa chúng được biểu diễn qua một mô hình chính và ba mô hình cạnh tranh.
Tiếp theo, một nghiên cứu định lượng được tiến hành theo ba bước:
(1) Nghiên cứu sơ bộ định tính nhằm hiệu chỉnh bộ thang đo bằng phỏng vấn trực
diện 08 nghiệp chủ qua khung bán cấu trúc, kết quả bước này là một bản câu hỏi sẽ được
phát hành ở bước sau;
(2) Nghiên cứu sơ bộ định lượng: khoảng 70 hồi đáp thu về được dùng làm dữ liệu
đánh giá sơ bộ các thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá. Kết quả phân tích này
cùng với thông tin trao đổi trực tiếp với người trả lời là cơ sở để hoàn thiện bản câu hỏi
chính thức;
(3) Nghiên cứu chính thức định lượng: thu thập và phân tích dữ liệu từ bản hỏi bằng
phương pháp EFA, CFA và SEM để kiểm định thang đo và các giả thuyết đã nêu.
Các DNVVN sở hữu tư nhân hoạt động ở An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp và
TPHCM là tổng thể cho nghiên cứu. Các doanh nghiệp này cần có tuổi thọ từ 2 năm trở
lên và có người chủ (sở hữu cá nhân hoặc có cổ phần >40%) làm giám đốc điều hành
cũng từ 2 năm trở lên.

11


1.6 Cấu trúc luận án
Chương 1. Tổng quan giới thiệu cơ sở lý thuyết và thực hiễn để hình thành vấn đề

nghiên cứu; tóm lược các khoảng trống lý thuyết được phát hiện qua lược khảo nghiên
cứu trước; tóm tắt câu hỏi nghiên cứu, các giả thuyết chính và phương pháp kiểm định
chúng. Chương này còn giới thiệu đóng góp chính mà luận án làm được cũng như các
giới hạn của nó (vừa được trình bày ở đây).
Chương 2. Cơ sở lý thuyết về năng lực doanh nhân, sáng nghiệp công ty và vốn xã
hội. Chương này trình bày các dòng lý thuyết về 3 khái niệm trên trước khi tiến hành
phân tích 44 nghiên cứu thực nghiệm liên quan trong phạm vi DNVVN. Qua đó, các
khoảng trống lý thuyết được nhận dạng cùng các vấn đề cần làm rõ thêm. Ý nghĩa của
việc lấp các khoảng trống này cũng được thảo luận.
Chương 3. Mô hình nghiên cứu. Dựa vào cơ sở lý thuyết đã có, các giả thuyết về
cấu trúc và quan hệ giữa năng lực doanh nhân, sáng nghiệp công ty, vốn xã hội được phát
triển và phát biểu. Toàn bộ các giả thuyết và khái niệm liên quan được mô tả qua một mô
hình lý thuyết chính và một mô hình cạnh tranh.
Chương 4. Phương pháp nghiên cứu trình bày các bước nghiên cứu chính, cách xây
dựng thang đo, thu thập-phân tích dữ liệu, khung mẫu-cách lấy mẫu. Kết quả nghiên cứu
sơ bộ (định tính và định lượng) cũng được trình bày ở đây.
Chương 5. Kết quả nghiên cứu và thảo luận đưa ra toàn bộ kết quả phân tích dữ
liệu ở bước nghiên cứu chính thức. Sau phần giới thiệu thông tin mẫu là phần kiểm định
thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, kết quả này là đầu vào cho đánh giá mô
hình đo lường bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA. Tiếp theo, mô hình cấu trúc tuyến
tính SEM được dùng để kiểm định sự phù hợp của mô hình lý thuyết và các giả thuyết
liên quan. Sau cùng là phần thẩm định và thảo luận các kết quả kiểm định này dựa vào
sự đối chiếu với yêu cầu mà vấn đề nghiên cứu đã đặt ra cũng như so sánh với kết quả,
phương pháp của các nghiên cứu trước.
Chương 6. Kết luận và hàm ý. Chương cuối cùng này được bắt đầu bằng tóm lược
toàn bộ luận án cùng các kết quả đóng góp chính. Sau đó, Chương 6 còn đưa ra các hàm
ý lý thuyết và ứng dụng thực tiễn của luận án trước khi chỉ rõ các hạn chế và đề xuất cho
nghiên cứu tiếp sau.

12



1.7 Phạm vi và giới hạn của nghiên cứu
Một số phạm vi và giới hạn trong nghiên cứu này cần thiết được làm rõ như sau:
1.7.1 Đơn vị phân tích và đo lường khái niệm cấp tổ chức qua cá nhân.
Đây là nghiên cứu đa đơn vị phân tích (multi-unit of analysis), trong đó, doanh nhân
– người chủ sở hữu và trực tiếp quản lý – là đơn vị phân tích cấp cá nhân và DNVVN là
đơn vị phân tích cấp tổ chức. Tiếp cận đa đơn vị phân tích được dùng phổ biến trong
nghiên cứu doanh nhân (xem Chương 2). Sử dụng nhận định của một cá nhân (doanh
nhân) để đo lường khái niệm cấp tổ chức (DNVVN) nhất định có sai số cao hơn so với
đo qua nhiều cá nhân trong tổ chức. Tuy nhiên, đây cũng là cách làm phổ biến của nhiều
nghiên cứu trước vì sự phù hợp của nó với qui mô, trình độ tổ chức của DNVVN.
1.7.2 Ngành kinh doanh, loại hình và qui mô của DNVVN
Nghiên cứu này quan tâm đến DNVVN thuộc sở hữu tư nhân trên diện rộng, thuộc
mọi loại hình đăng ký (doanh nghiệp, công ty, cơ sở), nhiều ngành khác nhau (thương
mại, dịch vụ, sản xuất – xây dựng). Vốn và số lượng nhân viên là 2 tiêu chí để xác định
qui mô doanh nghiệp. Tham số vốn (cũng như các số liệu tài chính) rất nhạy cảm và rất
khó thu từ các DNVVN Việt Nam nên tổng số thành viên của doanh nghiệp là biến duy
nhất xác định qui mô. Giới hạn dưới cho qui mô DNVVN trong nghiên cứu là 7 nhân
viên, đây là ngưỡng thường dùng ở các nghiên cứu trước về sáng nghiệp công ty hay vốn
xã hội ở DNVVN.
Cụ thể hơn, các DNVVN thỏa các điều kiện trên, đặt trụ sở ở các địa phương phía
Nam Việt Nam như TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ, tỉnh An Giang và Đồng Tháp được
lấy mẫu cho nghiên cứu.
1.7.3 Tập năng lực doanh nhân.
Dựa vào mối quan hệ lý thuyết, nghiên cứu này chỉ sử dụng 5 trong 8 năng lực mà
Man et al. (2008) đề xuất (gồm các năng lực: quan hệ, chiến lược, nhân sự, đổi mới, cơ
hội) để thiết lập các giả thuyết về mối quan hệ với sáng nghiệp công ty và vốn xã hội.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là 3/8 năng lực còn lại không có tác động đến các
nguồn lực khác cũng như thành quả hoạt động của DNVVN nói chung.


13


1.7.4 Vốn xã hội
Vốn xã hội của một tổ chức bao gồm (1) vốn xã hội nội bộ giữa các mạng cá nhân
hay nhóm hay đơn vị trong tổ chức đó và (2) vốn xã hội giữa các thành viên hay tổ chức
với mạng cá nhân, tổ chức bên ngoài công ty (Westlund & Bolton, 2003). Nghiên cứu
này quan tâm đến thành phần thứ hai, nghĩa là tổng cộng các mối quan hệ quan trọng
nhất có được từ mạng quan hệ với gia đình, thân hữu, cơ quan chức năng hay doanh
nghiệp khác.
1.7.5 Độ trễ trong tác động của năng lực doanh nhân và sáng nghiệp công ty
Doanh nhân kiến tạo vốn xã hội cho doanh nghiệp mình không chỉ bằng năng lực
mà phải có thời gian để sự tương tác tạo sinh tín nhiệm, chuẩn mực (Westlund, 2006).
Sáng nghiệp công ty – một hình thái năng lực tổ chức cũng vậy, chỉ hình thành sau một
thời gian dài tương tác có chủ đích (Zahra, Sapienza, & Davidsson, 2006). Ngay cả tác
động đến thành quả hoạt động của quá trình đổi mới hay hành động chấp nhận rủi ro
cũng có độ trễ. Thiết kế cắt ngang dùng trong nghiên cứu này dù cung cấp được bằng
chứng mối tương quan giữa năng lực doanh nhân và năng lực tổ chức nhưng khó tránh
khỏi sai số do độ trễ của tác động gây ra. Sai số này được khắc phục một phần bằng cách
khống chế thời gian quản lý tối thiểu của nghiệp chủ và đo lường thành quả hoạt động
của doanh nghiệp trong 2 năm gần đây (Dữ liệu được thu thập từ tháng 07-2013 đến 092013).
1.8 Một số định nghĩa
1.8.1 Sáng nghiệp - Entrepreneurship
Như đã trình bày, thuật ngữ entrepreneurship có rất nhiều định nghĩa khác nhau.
Trong phạm vi quản trị và chiến lược kinh doanh, entrepreneurship đề cập đến chủ thể
(cá nhân/tổ chức), quá trình (mà chủ thể đó thực thi) và giá trị củng như kết quả sáng tạo,
đổi mới (của chủ thể và quá trình đó) – có thể là doanh nghiệp mới, thị trường mới, sản
phẩm mới hay cách cạnh tranh mới (Maes, 2003). Theo Hán – Việt từ điển (Đào Duy
Anh, 1957), sáng: bắt đầu, dựng lên; nghiệp: công việc làm, nghề làm ăn; sáng nghiệp:

dựng nên sự nghiệp. Từ sáng nghiệp tuy không thể hiện hết nhưng có được các nội hàm
chính của entrepreneurship – nhất là quá trình và kết quả nên được dùng trong nghiên
cứu này để dịch entrepreneurship sang tiếng Việt.
14


1.8.2 Doanh nhân - Entrepreneur
Là chủ thể của quá trình sáng nghiệp, từ entrepreneur nên được dịch là người sáng
nghiệp, vì theo nghĩa rộng, quá trình sáng nghiệp không chỉ có trong phạm vi kinh doanh,
mà còn ở các có ở khu vực công hoặc phi lợi nhuận (Hisrich, 1990). Tuy nhiên, người
sáng nghiệp trong nghiên cứu này là các chủ-quản lý DNVVN nên doanh nhân là thuật
ngữ thay cho entrepreneur được dùng cho nghiên cứu này.
1.8.3 Năng lực doanh nhân - Entrepreneurial competencies
Thuật ngữ entrepreneurial competencies đề cập đến năng lực của cá nhân doanh
nhân, gồm năng lực trong sáng nghiệp, trong quản trị điều hành và các phẩm chất cá nhân
đặc trưng. Nếu chuyển ngữ sát nghĩa từng từ và phù hợp với mục từ entrepreneurship ở
trên, entrepreneurial competencies phải là năng lực sáng nghiệp. Tuy nhiên, thuật ngữ
này dễ nhầm lẫn với sáng nghiệp cấp công ty vì không chỉ ra rõ chủ thể của năng lực. Do
đó, thuật ngữ năng lực doanh nhân được sử dụng trong luận án.
1.8.4 Sáng nghiệp công ty - Corporate entrepreneurship/Entrepreneurial
orientation
Như đã trình bày ở mục 1.2, có hai khái niệm phổ biến nhất đề cập đến hiện tượng
sáng nghiệp cấp công ty là corporate entrepreneurship và entrepreneurial orientation
(tạm dịch: sáng nghiệp tập thể và định hướng sáng nghiệp). Hai khái niệm này tuy có
khác về lý thuyết, nhưng cùng chung nội hàm chính là sự chủ động, đổi mới và chấp
nhận rủi ro, các nghiên cứu thực nghiệm thường dùng lẫn với nhau (xem thêm Chương
2). Do vậy, thuật ngữ sáng nghiệp công ty được đề xuất sử dụng trong nghiên cứu này
để đại diện cho cả hai khái niệm trên.
1.8.5 Thành quả hoạt động - Performance
Trong phạm vi doanh nghiệp, performance được đo lường qua các tiêu chí sau: hiệu

suất (efficiency), hiệu quả (effectiveness), chất lượng, năng suất, chất lượng cuộc sống
tác nghiệp (work life), đổi mới và khả năng sinh lợi nhuận của quá trình doanh nghiệp
chuyển đổi đầu vào thành đầu ra (Rolstadås, 1998). Các chỉ tiêu này có thể được đánh
giá cao, thấp, tốt, xấu theo chuẩn so sánh nào đó. Thuật ngữ Việt Nam sát nhất có thể
dùng cho performance là thành quả quá trình hoạt động; một thuật ngữ khác có thể sử
dụng là thành quả hoạt động. Performance trong nghiên cứu chỉ tập trung cho kết quả
15


trên thị trường và lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp nên thuật ngữ thành quả hoạt
động được dùng trong luận án.
1.9 Kết luận
Chương 1 mở đầu bằng giới thiệu vai trò ngày càng quan trọng của DNVVN trong
sự phát triển, tăng trưởng, tiến hóa của mọi nền kinh tế. Xác định các yếu tố quyết định
sự tồn tại, phát triển và vượt trội của công ty nói chung và DNVVN nói riêng là vấn đề
được giới nghiên cứu quan tâm. DNVVN thường được tạo lập và điều hành bởi một
doanh nhân, có cấu trúc phẳng, linh hoạt nhưng nguồn lực nói chung là hạn chế. DNVVN
có thể phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của mình bằng cách xây dựng, khai thác
vốn xã hội; thực thi sáng nghiệp cấp công ty dưới tác động của năng lực doanh nhân.
Tiếp theo, Chương này tóm lược kết quả phân tích nghiên cứu trước để cho thấy mối
quan hệ giữa 3 khái niệm này chưa được khảo sát đầy đủ, đặc biệt là vai trò của doanh
nhân. Do đó, câu hỏi nghiên cứu chính của luận án là: năng lực cụ thể nào của doanh
nhân bồi tụ vốn xã hội và sáng nghiệp công ty trong DNVVN.
Để trả lời câu hỏi nghiên cứu này, tập giả thuyết được đưa ra cùng phương pháp
luận suy diễn theo quy trình kiểm định lý thuyết khoa học. Tiếp theo sau là phần trình
bày đóng góp và ý nghĩa chính của luận án.
Sau cùng, để phục vụ cho việc thẩm định và theo dõi, Chương 1 trình bày giới hạn
và phạm vi nghiên cứu, cấu trúc của luận án và các định nghĩa, thuật ngữ quan trọng.

16



×