Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Trồng lan đúng cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 18 trang )

Trồng Lan Đúng Cách
Thế nào là trồng lan đúng cách? Thông thường tất cả các loài lan cũng như các loài cây
khác đều trải phải qua 4 thời kỳ hay giai đoạn cần thiết như sau:
1. TĂNG TRƯỞNG(growing period)
Vào mùa Xuân, lan thường ra hoa, mọc mầm non, và rễ cây bắt đầu mọc. Đây là thời gian thích
hợp nhất để thay chậu, vì chậu cũ đã chật hay vật liệu trồng đã mục nát. Khi thay, nên dùng chậu
mới và lớn hơn để lan có thể mọc trong 2 năm. Nên nhớ lan Dendrobium và nhiều giống nguyên
thủy ưa chậu chật hẹp và không ưa thay chậu. Vật liệu trồng lan cần chọn thứ lâu mục và ngâm
nướ c tối thiểu 24 giờ, nếu là vỏ dừa hay sơ dừa cần ngâm nhiều ngày và nhiều lần (Xin xem bài
“Trồng lan bằng gì?” và “Thay chậu ra sao?”). Vào giai đoạn này tiết trời ấm áp, ánh nắng chan
hòa, cây cần nhiều nướ c và phân bón. Nếu cung cấp đầy đủ mầm non sẽ tăng trưởng mạnh mẽ
cho hết mùa Hạ và có thể sang tới đầu mùa Thu.
Tướ i Nước
Khi mầm non mọc cao chừng 10 phân, chúng ta nên tưới mỗi tuần 1 lần nếu nhiệt độ trên 65-70°F
hay 18-21°C, và tưới mỗi tuần 2 lần khi nhiệt độ trên 75-80°F hay 24-27°C. Vào mùa Hè cây non
đã cao lớn lại cần nhiều nước và phân hơn nữa cho nên có thể tưới 3 lần một tuần hoặc có thể
tướ i nước hàng ngày khi nhiệt độ lên tới 90-100°F hay 32-38°C. Khi này nên tưới vào ban đêm để
cho rễ cây và thân lá được mát mẻ, không bị ánh nắng hâm nóng và làm cho n ước bốc h ơi mau lẹ
và tăng thêm độ ẩm lâu dài.Phân Bón
Vào thời kỳ này nên dùng phân 30-10-10 hàng tuần cho cây mọc mạnh. Nên biết rằng trong phân
bón gồm có các chất theo thứ tự trước sau:
30- Nitrogen (N) chất đạm, tốt cho thân,
10- Phosphorus (P) chất lân, tốt cho hoa, trái.
10- Potassium (K) chất pô tát, tốt cho rễ củ.
Nếu ít cây, nên dùng 15-15-15 hay 20-20-20 cho giản tiện. Nên nh ớ, bón quá nhiều cây sẽ bi cháy
lá, còi cọc hay có thể chết. Chỉ nên dùng ¼ hay ½ thìa cà phê gạt cho 4 lít n ước. Nh ững v ườn lan
thương mại trồng lan trong nhà kính, có thể kiểm soát được nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm theo ý
muốn cho nên thường bón phân tối đa. Cũng vì lẽ đó khi chúng ta mua lan về, năm sau khó lòng
có hoa nhiều và đẹp như họ. Một phần nào cũng vì sự bón phân quá mạnh đã làm cho cây bị kiệt
sức.Thiếu nước, phân bón và ánh sáng thân lá lan sẽ xanh tươi, mềm mại và không l ớn được,
một vài loài như Oncidium, Miltonia, Odontoglossom, Paphiopedilum cần phải gi ữ cho rễ luôn luôn


ẩm ướt, nếu để rễ quá khô lá cây sẽ bị chun lai, cây sẽ bị thui chột rất khó phục hồi.


2. NGỦ NGHỈ(dormancy period)
Vào mùa Thu, cây ngưng tăng trưởng cần dưỡng sức để chuẩn bị ra nụ. Quan sát kỹ lưỡng
chúng ta sẽ thấy vào thời gian này rễ không mọc nữa. Tùy theo loài lan, th ời kỳ này có thể kéo dài
từ giữa mùa Thu cho đến giữa hoặc hết mùa Đông. Trong thời kỳ này chúng ta cần phải thay đổi
phân bón và bớt tưới nướ c. Nên nhớ rằng những cây lan nguyên thủy cần ít phân bón và cần it
chất đạm hơn những cây lan đã lai giống.
Đây là thời kỳ chuẩn bị để ra hoa, nếu dùng phân bón 30-10-10 nên đổi sang loại có chỉ số
Nitrogen thấp như 10-30-20 hay 10-50-20. Nếu dùng phân 20-20-20 hay 15-15-15 không cần phải
thay đổi. Nếu vẫn bón nhiều phân có nhiều chất đạm, Nitrogen (N) cao, tưới nhiều nước, cây lan
sẽ bị thối rễ, lá sẽ bị rụng và nụ hoa sẽ bị thui. Vào giai đoạn này cây lan cần có nhiều cần có
nhiều chất Phosphorus để cho nhiều hoa và không cần đến nhiều lá hay Nitrogene nữa.
Nếu chúng ta vẫn cứ bón với phân 30-10-10, cây sẽ tiếp tục ra lá và mọc thêm cây con (keiki,
plantlets) trường hợp này thường thấy ở các loài Dendrobium, Phalaenopsis. Còn các loài khác
như Cattleya, Cymbidium, Oncidium v.v… có thể sẽ ra mầm non, những cây non này ra trái mùa
này sẽ không mạnh khỏe, èo uột không lớn được và khó lòng có hoa, những mầm này nên cắt bỏ.
Bớt tưới nước nhưng không có nghĩa là để quá khô làm cho củ bẹ nhăn nhúm lại. Thời gian này
cần phải tăng thêm độ ẩm. Chúng ta khó lòng tưới bón tất cả các loài lan giống y như nhau.
Những giống lan rụng lá khi ra hoa như Dendrobium anosmum, Den. aphyllum v.v… lá bắt đầu
vàng đi và rụng vào cuối Thu và đầu mùa Đông. Những cây này nên treo ngang hay ngược để
khỏi bị đọng nước trong chậu, dồn nhựa cây lên ngọn và sẽ cho nhiều hoa hơn. Nhưng các cây
lan Dendrobium xanh lá quanh năm như: Den amabile, Den. farmeri, Den. thyrsiflorum v.v… vẫn
phải tưới nước, nhưng vì cây không mọc cho nên không cần tưới nhiều nước, nghĩa là t ưới
khoảng 1 lần mỗi tuần lễ hay 10 ngày một lần. Tuy vậy phải tùy theo khí hậu khô hay ẩm ướt,
không nên để quá khô làm cho thân, bẹ hay củ nhăn nheo.
Có nhiều giống lan như Cymbidium, Laelia v.v… từ khi đâm nụ cho tới khi nở hoa cũng phải vài ba
tháng vì vậy chớ nên nóng lòng vội vã. Cattleya có nhiều giống nụ đã thàanh hình trong vỏ bọc



hay lưỡi mèo (sheath) nhưng đợi tới mùa mới nở. Hãy để ý nếu thấy vỏ bọc úa vàng hãy xé theo
chiều dọc để không khí và độ ẩm thấm vào nụ hoa, nếu không nụ sẽ bị thui chột.
Những loài lan như Cynoches, Catasetum, Chysis v.v… vào thời gian này lá đã rụng hết, cần phải
để khô hoàn toàn nếu không sẽ bị thối củ. Lấy cây ra khỏi chậu rũ bỏ các chất trồng, treo ngược
cây xuống thỉnh thoảng phun nước cho khỏi teo lại. Khi nào thấy cây nhú mầm sẽ trồng trở lại,
tướ i rất ít cho đến khi cây non đã nhú mầm hoa mới tưới và bón phân.
Vào thời gian này, ban đêm nếu không lạnh dưới 60°F hay 15°C trong vòng 6 tuần lễ hay h ơn n ữa
các loài lan như Cymbidium, Dendrobium rụng lá và Paphiopedilum khó lòng ra hoa.
Những mầm non mọc trái mùa tức là mọc vào mùa Thu, nên cắt bỏ để cho cây ra nhiều hoa, b ởi
vì nhưng cây này không thể lớn mạnh được vì lạnh lẽo và thiếu nước. Những chồi hoa mọc muộn
và nhỏ quá cũng nên cắt bỏ, để cho các chồi hoa khác được khỏe mạnh và nhiều hoa hơn.
3. NỞ HOA(blooming period)
Bắt đầu vào cuối mùa Đông, đầu Xuân cây bắt đầu nhú nụ và nở hoa. Thời gian này lan cần đến
nướ c nhưng không cần quá nhiều, trời còn lạnh cho nên nếu tưới nhiều nước có thể làm cho rễ bị
thối vì úng nướ c. Vào thời gian này tùy theo nhiệt độ và chậu lớn hay nhỏ mà tưới nước. Nếu
nhiệt độ trên 60°F hay 15°C, những chậu lớn trên 1 gallon hay 4 lít chỉ cần tưới 1 tuần một lần,
nếu chậu nhỏ có thể tưới 1 tuần 2 lần.
4. DƯỠNG SỨC(Resting period)
Khi hoa bắt đầu tàn hay tối đa là một tháng nên cắt bỏ dò hoa để dưỡng sức cho cây, không nên
để trong nhà và để hoa quá lâu nhất là những cây Cymbidium, Phalaenopsis, Dendrobium v.v…
Nhiều ngườ i đợi đến khi tàn bông hoa cuối cùng mới chịu cắt bỏ, như vậy cây sẽ không đủ sức ra
cây non hoặc nếu có cây non cũng không được mạnh mẽ.
Thời gian này các cây lan cần nghỉ ngơi dưỡng sức để chuẩn bị mọc cây non. Tùy theo loài, có
loài cần khoảng một hai tuần, có khi một vài tháng. Trong th ời gian này chỉ tưới rất ít và không nên
bón phân cho lan.
Nguyên tắc chung là như vậy, có một điều là các giống lan lại không mọc hay nở hoa vào cùng
một mùa, việc này lai càng khó hơn khi có một vài trăm chậu mà lại để chung cùng một chỗ, do đó
chúng ta nên quan sát tình trạng của cây lan mà áp dụng việc tưới nước cũng như bón phân sao
cho thích hợp.


Những giai đoạn cần thiết để Lan trưởng
thành và ra hoa
Cũng như mọi loài cây cỏ khác, bất cứ một giống lan nào cũng cần trải qua những giai
đoạn cần thiết để trưởng thành và ra hoa. Hiểu biết, tôn trọng những giai đoạn này cây lan
sẽ cho chúng ta những bông hoa đẹp đẽ


Mọc mầm
Thông thường vào mùa Xuân, đa số cây lan đều bắt đầu nhú mầm. Tuỳ theo loài, theo giống, các
mầm non này có thể mọc sau khi hoa vừa tàn như những loài Cymbidium, Dendrobium, Cattleya
v.v… Lúc này việc tưới nước bón phân chưa cần thiết, vì mầm cây còn do cây mẹ nuôi dưỡng, chỉ
cần giữ cho cây khỏi bị lạnh lẽo và úng nước. Hãy để cây ở chỗ ấm áp, có một chút nắng s ớm, độ
ẩm vừa phải 40-50%, không có gió mạnh và coi chừng ốc sên có vỏ hay không và rệp.
Khi cây non mọc rễ chừng 3-4 phân, bắt đầu tưới nước chút đỉnh. Vào lúc này có thể thay chậu,
chia cành, cắt nhánh. Không nên tưới nước quá nhiều, nhất là đừng tưới vào ngọn cây non, nếu
đọng nước sẽ bị thối ngọn. Nên nhớ rằng nếu thiếu nước rễ sẽ mọc dài đi tìm nước, nếu có sẵn
nướ c, rễ sẽ không chịu mọc ra. Nhiều cây lan ra cây con rất chậm, nhưng nếu quá chậm thí dụ
như Cymbidium, hay các cây lan ra hoa vào mùa Xuân, nếu cây con mọc vào tháng 6-7 khó lòng
có hoa trong mùa Xuân tới.

Trưởng thành
Giai đoạn này thường vào cuối Xuân và suốt mùa Hạ, tức là khi mầm non đã cao khoảng 10-15
phân và rễ đã dài trên 5 phân. Lúc này lan cần nóng, nắng, ẩm, nước và phân.
• Nhiệt độ tối thiểu khoảng 60-65°F (15-26°C) cho ban đêm và không quá 85°F (27°C) cho ban
ngày.
• Ánh nắng vừa phải không quá gắt gao.
• Ẩm độ 50-70 %
Tướ i nước mỗi tuần 1-2 lần tuỳ theo nhiệt độ lên cao hay xuống thấp. Nắng to và nóng nực trên
85°F hay 27°C tưới 2-3 lần một tuần, còn thấp hơn, nên tưới mỗi tuần một lần là đủ. Nên nh ớ: lan

cần ẩm nhưng không thích bị ướt rễ liên miên.


Khi cây đã mọc mạnh, trời lại nóng nực nên tưới cho thật đẫm, không nên tưới mỗi ngày một chút,
tướ i như vậy rễ cây sẽ bị đọng muối có sẵn trong nướ c và phân bón làm chết rễ. Nếu nhiệt độ
trên 90°F (32°C) cần tưới hàng ngày hoặc cách một ngày.
Những giống có rễ phụ mọc ra ngoài như Vanda, Aerides cần tưới cho đến khi rễ đổi thành mầu
xanh có đốm trắng.
• Các loài như: Cymbidium, Miltonia,Odontoglossum, Paphiopedilum, Phalaenopsis, Miltonia,
Stanhopea cần luôn luôn ẩm rễ nhưng không phải lúc nào cũng sũng nước.
• Các loài như: Brassia, Cattleya, Dendrobium và Oncidium cần để khô rồi m ới t ưới nh ưng đừng
để quá khô.
• Các loài như: Ascocenda, Vanda cần phải tưới hàng ngày hoặc mỗi ngày vài lần, nh ưng cũng
nên để khô rễ mới tướ i.
Thay vì tưới nước liên miên, nên tăng độ ẩm lên trên 60% bằng cách tưới đẫm dưới đất, hoặc
phun sươ ng, nhưng đừng phun trên cây lá mà phun ở dưới đất cho hơi ẩm bốc lên. Nên t ưới vào
khi mặt trời đã lặn, tránh tưới từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tưới vào lúc này nước sẽ bị mặt trời
hâm nóng có hại cho cây.
Bón phân, giai đoạn này lan cần phân bón nhưng nên bón với liều lượng rất nhẹ chỉ cần 1/4 hay
1/2 một thìa cà phê gạt cho 4 lít nước. Nên dùng phân có chỉ số của nhóm đầu cao h ơn các nhóm
sau như 30-10-10 chẳng hạn, để giúp cho cây mọc mạnh, nếu có ít cây có thể dùng 20-20-20
cũng được. Chỉ số càng cao phân bón càng mạnh, thí dụ 30-10-10 mạnh hơn 7-1-1 gấp 4 lần.
Nên nhớ câu: Weekly and Weekly tức là thật loãng và bón hàng tuần, ngoại trừ các loài nh ư
Vanda, Mokara v.v… Bón ít phân, cây không chết, nhưng nếu bón nhiều cây sẽ không ra hoa và
sẽ chết.
Ngủ nghỉ
Khi cây không còn tăng trưởng, đây là giai đoạn ngủ nghỉ, lan chuẩn bị ra hoa. Nếu bị sáo trộn lan
sẽ không ra hoa. Thời gian này có thể là vài ba tháng, và th ường vào Thu- Đông, bắt đầu bằng
những cơn gió lạnh. Ban đêm nhiệt độ dần dần hạ xuống dưới 60°F, rồi 50°F hay thấp hơn nữa.
Vài loài lan bắt đầu rụng lá, như phần đông giống Dendrobium, những cây xanh lá quanh năm

như Aerides (Giáng hương), Rhynchostylis (Ngọc điểm) cũng không còn ra thêm lá, mọc thêm rễ.
Cây không tăng trưởng, không mọc rễ cho nên không cần nhiều nước như mùa hè. Nắng dịu đi,
nhiệt độ ban ngày cũng hạ xuống cho nên không cần loại phân bón giúp cho cây lá tăng tr ưởng
nữa như 30-10-10 mà cần đổi sang loại giúp cho hoa như 10-30-20 hay mạnh hơn như 10-50-30.
Nhiều ngườ i lạm dụng loại phân này cho nên sau mùa hoa, cây sẽ bi còi cọc và chết dần. Tóm lai
vào giai đoạn này, thường vào tháng 9 dương lịch chúng ta nên đổi phân bón, t ưới n ước th ưa đi
mỗi tuần một lần. Vào mùa Đông sẽ tưới 2 tuần hoặc 1 tháng một lần và không bón phân.
Mùa Đông khi nhiệt độ ban đêm xuống dưới 50°F (10°C) tránh cho cây bị ướt để khỏi bị thối rễ và
có đốm trên lá. Lúc này chỉ tưới mỗi tháng một lần và tưới vào ban ngày khi nhiệt độ trên 60°F


(16°C). Nếu giai đoạn này vẫn tưới nước và bón phân có chỉ số Nitrogene cao như 30-10-10 cây
lan sẽ khó lòng ra hoa, các giống Dendrobium sẽ ra cây con (keiki) thay vì ra hoa.
Thời gian này thay vì tưới nước nên phun sương để giữ hơi ẩm khoảng 40% cho cây khỏi bị teo
tóp lại.
Ngoài trừ một số ít, cuối mùa Đông là thời kỳ lan chuẩn bị ra nụ. Khi đó cây lan cần giữ cho độ ẩm
đừng xuống quá thấp và đừng để rễ lan bị ướt. Các cây lan như Den. anosmum (Dã hạc), Den.
nobile hay những cây có thân rũ nên treo dốc ngược.
Ra hoa
Vào mùa Xuân, khi cơn gió lạnh ngừng thổi, nắng Xuân mang theo hơi ấm, đa số cây lan bắt đầu
nhú nụ trên thân cây già đã rung lá hay từ năm trước. Lúc này cần phải đề phòng s ự thay đổi bất
chợt thái quá về nhiệt độ, ánh nắng và ẩm độ nhất là những khi có cơn gió Lào (VN) hay gió Santa
Ana (California) đổ về làm cho thui hoa, chột nụ.
Những loài lan ra hoa cùng một lúc với cây non như Catassetum, Chysis, Cuitlauzina hay
Coelogyne v.v… cũng chỉ nên tưới nước rất ít, khoảng mỗi tuần một lần mà không cần phân bón.
Các cuộc nghiên cứu của trường Đại học: Iowa state University và Colorado State University, đều
đồng ý như vậy.
Một số lan như: Cymbidium, Paphiopedilum và một số Dendrobium ban đêm cần phải lạnh d ưới
50°F (10°C) mới ra hoa. Mặt khác nên nhớ lan nở theo mùa, ngoại trừ những cây đã được lai
giống có thể nở khác mùa. Có những cây Cattleya ra bẹ hoa hay lưỡi mèo t ừ mùa Xuân, nh ư

Cattleya bowringiana nhưng mãi tới Thu m ới n ở hoa. Trái lại cây Cattleya skinerii cùng ra bẹ hoa
một lượt và nở hoa ngay. Tuy nhiên lan có thể nở sớm hơn nếu nhiệt độ lên cao, hoăc chậm hơn
nếu nhiệt độ xuống thấp.


Hoa tàn
Thông thường hoa sẽ tàn trong 2-3 tuần lễ, nhưng các loại: Cymbidium, Phalaenopsis có thể t ới 23 tháng. Nhưng chúng ta không nên giữ hoa và để trong nhà quá lâu mà nên cắt bỏ hoa tr ước khi
bắt đầu tàn. Như vậy cây sẽ cho thêm dò hoa mới như Phalaenopsis, Vanda v.v… hoặc cho nhiều
cây con và cây non cũng khỏe mạnh hơn.
Giai đoạn này nên tưới rất ít, rất thưa gần như không tưới và không bón phân cho t ới khi ra mầm
mới tưới trở lại. Nên nhớ trong giai đoạn này nếu để quá khô lan sẽ còi cọc, nhưng nếu tưới quá
thường xuyên lan sẽ chết.
Trên đây là những điều căn bản, mong rằng các bạn sẽ lưu ý và thành công mỹ mãn.
Những giai đoạn cần thiết để Lan trưởng thành và ra hoa.

Chọn giá thể cho các loại lan rừng
Tùy theo quan điểm lựa chọn giá thể của từng người, tùy theo đặc điểm khi hậu của từng
vùng mà cách lựa chọn giá thể khác nhau. Bài viết chỉ nêu ra loại giá thể thích hợp nhất để
chúng ta cùng thảo luận.
Sau khi mua được loài lan rừng mình muốn, chúng ta cũng cần rất chú ý vào việc chọn giá thể
thích hợp cho chúng. Trên rừng lan mọc trên cây, trên đá, đất nhưng có mấy khi chặt được cả giề
nguyên bản về, thường là bóc riêng lan, về ta phải tìm vật liệu để trồng lại chúng trong môi tr ường
nhân tạo, càng giống môi trường tự nhiên càng tốt.Ghép được loại giá thể thích h ợp, cây sẽ phát
triển tốt, ngược lại, có loại lan không hợp với một loại gỗ nào đó, rễ cây không chịu bám mà cứ
hướ ng ra ngoài. Chung quy nếu chọn giá thể không thích hợp sẽ làm cây lan tàn lụi, suy yếu dần,
khó chăm sóc, ít hoa hoặc không ra hoa...
Để chọn được giá thể thích hợp, chúng ta cần phân loại ra theo từng nhóm: lan đơn thân, đa thân,
lan đất.
I. Đối với lan đơn thân, chúng ta cũng cần chia ra 2 nhóm: đơn thân thân lớn và đơn thân
thân nhỏ.

1. Lan Đơn thân thân lớn bao gồm: các loại thuộc chi Rhynchostylis (như Ngọc điểm, Sóc
ta), các loại chi Giáng hương Aerides (Tam bảo sắc, Đuôi Cáo, Quế) và 1 số loại Vanda.
Nguyên tắc đầu tiên với nhóm đơn thân thân lớn là chọn giá thể sao cho gốc và rễ được thoáng,
tích nước không lâu, thoát nước nhanh. Thường phổ biến nhất là ghép gỗ, sau đó là trồng chậu
gỗ, chậu đất nung. Tam Bảo Sắc, Quế đại đa số trường hợp ghép gỗ (như gỗ nhãn, vú sữa, vải,
các loại gỗ chắc nặng...), rất ít thấy trồng chậu đất với than củi. Đai Châu, Sóc ta, Đuôi Cáo thì
ghép gỗ cũng phổ biến mà trồng chậu với giá thể than củi cũng nhiều, tuy môi trường vườn mà
dùng giá thể cho linh hoạt, vườn khô, nhiều gió, nóng thì nên dùng chậu để giữ ẩm tốt hơn, v ườn
ẩm mát sẵn thì ghép gỗ cho thông thoáng mà vẫn đủ ẩm. Không thấy ai ghép vào dớn bảng vì
nhìn không hề đẹp dù ghép cũng sống. Khi dùng chậu thì tránh dùng dừa miếng to, vì độ ẩm cao,
mọc nấm mốc và không thông thoáng. Chỉ dùng một chút dạng miếng nhỏ để tăng cường ẩm một


chút. Có thể ghép vào một khúc gỗ nhỏ rồi đặt tất cả vào chậu, bỏ thêm chút than củi và xơ dừa,
vỏ thông xung quanh, không lấp kín gốc.



Đai Châu trồng chậu, giá thể than củi, môi trường ẩm giúp lên rêu xanh cả rễ. Đai châu trồng
trong chậu thích hợp với việc trồng 1 cây hơn là trồng nhiều cây



Lan Đai châu ghép gỗ nhìn sẽ giống với các bụi lan sống trong rừng, với việc ghép nhiều cây sẽ
cho số lượng hoa nhiều khi mùa hoa nở tới
Ngoài ra anh em cũng cần lưu ý, nếu dùng chậu, nên dùng than v ới kích c ỡ bằng 1/2 nắm đấm lót
phía dưới cho dễ thoát nước, hoặc bẻ vài miếng xốp to lót đáy cho đỡ tốn than cũng được, nhẹ,
không hỏng, không nấm mốc. Bên trên dùng than cỡ ngón tay cái đến ngón chân cái. Tránh dùng
than có kích thước quá nhỏ. Khi dùng chậu, cũng có thể dùng một ít các loại xơ dừa s ợi cắt nhỏ,
thường bán sẵn tại các điểm bán cây cảnh, ưu điểm của loại này giúp giữ ẩm vừa đủ cho cây.

2. Lan Đơn thân thân nhỏ: chỉ chiếm 1 số ít trong nhóm, ví dụ chi Rhynchostylis có Hải Yến,
chi Aerides có Hỏa Hoàng, Vanda có uyên ương và 1 số loại khác.
Cũng là loại đơn thân nên nhóm này cũng cần thoáng gốc và rễ, nhưng vì cây nhỏ hơn và yếu
hơn nên cần bóng mát và độ ẩm cao hơn, chính điều này là lý do giá thể đôi khi khác h ơn 1 chút.
Loại này cũng chủ yếu dùng chậu và ghép vào thân gỗ. Cũng tránh ghép vào d ớn bảng, trồng
chậu thì tránh dừa miếng to. Khi ghép vào thân gỗ, chúng ta nên cài thêm ít d ớn mềm quanh gốc
và rễ cũ, không cần thêm nhiều, chỉ đủ để tạo thêm ẩm cho cây. Khi trồng chậu, chúng ta có thể
dùng than với kích cỡ bằng đầu ngón tay cái là vừa. Ngoài ra chúng ta cũng có thể rắc d ớn mềm,
rêu rừng, xơ dừa miếng nhỏ trên bề mặt để tạo độ ẩm cho cây.



Lan hỏa hoàng ghép trên gỗ lũa
II. Đối với lan đa thân: Hầu hết là chi Denrobium (Hoàng thảo).
Đây là nhóm mà có nhiều phân khúc cần phải chú ý nhất. Nhưng cũng dễ chọn giá thể nhất, vì
hầu như giá thể nào cũng dùng được.
Bài viết chỉ nêu ra loại giá thể thích hợp nhất để chúng ta cùng thảo luận.
Trong nhóm này, ta chia làm các phân khúc nhỏ sau: thân cứng, thân thòng mềm, thân ngắn nhỏ,
thân cỏ, các loài Kiều (Thủy tiên).
1. Lan thân cứng: gồm các loại Đùi gà, Xoắn, Hoàng Phi Hạc, Den Kontum, Vạch Đỏ, Báo
Hỉ...
Mấy loại này ghép gỗ là đẹp nhất, ghép sao thật thoáng, trơ để tưới là trôi ngay không đọng lâu,
không cài xơ dừa, dớn mềm xung quanh nữa. Ít thấy người ta ghép mấy loại này vào d ớn bảng
nhưng có thể trồng dc được. Trồng chậu đất nung nhưng giá thể ít thôi và khô, ví dụ như than. Khi
dùng chậu, chú ý cố định cây trong chậu, tránh việc gió lay động cây.


Lan đùi gà ghép ghỗ lũa
2. Lan thân thòng: Phi điệp, Hạc Vỹ, Long Tu, Hương Vani, Nghệ Tâm...
Nhóm này trồng giá thể đa dạng: dớn bảng, ghép gỗ khúc, ghép thớt gỗ, ghép gỗ lũa, trồng chậu

đất nung đều tốt.
Các cây nhỏ, keiki trồng chậu phát triển nhanh hơn, bón phân châm tan dễ h ơn, đỡ thất thoát
hơn,vườn khô ưu tiên trồng chậu, tuy nhiên nên treo chậu nghiêng đi để cây thòng xuống cho
thuận.
Ghép gỗ khúc, gỗ lũa nhìn tự nhiên, nghệ thuật hơn nhưng thích h ợp v ới vườn có độ ẩm cao,
thiếu độ ẩm cây hơi còi.
Ghép dớn bảng rất tốt rễ đâm vào bảng chắc chắn, giữ ẩm lâu hơn gỗ khúc, thoáng h ơn chậu lại
thuận cho cây thòng xuống, khối lượng bảng dớn nhẹ, tuổi thọ dớn bền.
Cá nhân rất thích ghép lan vào bảng dớn, nó phù hợp và tốt với hầu hết các loại lan
Ghép lan vào bảng dớn trong mùa nghỉ
Ngoài ra Phi điệp tím trồng cộng sinh với cây Tổ Quạ, Ổ Rồng phát triển rất tốt.
3. Lan thân ngắn, nhỏ: tiểu bạch hạc, đại bạch hạc, bạch hỏa hoàng, các loại Eria (lan
len),...trong nhóm này cũng có các ngoại lệ dễ trồng như kim điệp thường, ...
Dựa theo đặc tính của nhóm mà chọn giá thể, tốt nhất nên kiếm chậu dớn hoặc chậu đất để trồng.
Giá thể thích hợp là than + dớn mềm: chia ra 3 lớp từ dưới lên gồm ( than l ớn bằng 1/2 nắm đấm,
than nhỏ bằng đầu ngón cái, dớn mềm) chú ý không lót quá nhiều dớn mềm, chỉ trải 1 l ớp mỏng


thôi để rễ con có độ ẩm nhưng nhanh chóng bám vào được than.
4. Lan đa thân thân cỏ: trúc mành, ngọc trúc và một số loại khác. Dạng thân nhỏ mảnh và
mọc theo khóm.
Đối với loại này, trúc mành thì thân rũ, ngọc trúc thân đứng nhưng độ ẩm của chúng giống nhau,
rất cao (>80%), ánh sáng yếu (<40%), thời gian chiếu ánh sáng tốt nhất t ừ 8 - 10h sáng, 4 - 6h
chiều.
Ngọc trúc nên dùng chậu, lót 1 lớp miếng sợi dừa, sau đó đến dớn mềm, đặt cây lên trên, sau khi
cố định cây thì rải 1 lớp đất trồng bonsai mỏng lên rễ.
Trúc mành thì ghép vào thân cây, cuốn thêm nhiều dớn mềm, rêu rừng lên gốc để tạo độ ẩm.
thường chọn cây có vỏ sần sùi và giữ nguyên vỏ cây, chỉ áp dụng khi trúc mành không còn
nguyên bụi.
Nếu ghép Trúc mành lên thân cây, cây con sẽ dễ phát triển h ơn dớn.

Nếu anh em có 1 bụi trúc mành, nhắc kỹ nhé 1 bụi cây, thì anh em nên ghép vào d ớn miếng,
nhưng treo ngang, không treo dọc miếng dớn, hạn chế việc thoát nước.
5. Các loại lan Kiều (Thủy tiên): Kiều Hồng, Kiều Vàng, Kiều Vuông, Sơn Thủy Tiên, Hoàng
Lạp, Vảy Rồng, Kim Điệp...
Chủ yếu trồng trong chậu và ghép gỗ. Có chậu dớn để trồng luôn thì quá tốt.
Nếu vườn ẩm chút thì ghép gỗ nhãn, vải, vú sữa đẹp.
Nếu vườn hơi khô thì trồng chậu dớn (không cần thêm giá thể gì khác, chỉ cần cố định cây chắc
chắn trong lòng chậu), chậu đất nung với giá thể than củi hay ghép vào miếng dớn nhỏ rồi đặt cả
vào chậu đất, bỏ thêm ít than củi.
Riêng Vảy rồng không thích hợp trồng chậu do kiểu thân ngắn và mọc thành mảng, nên ghép gỗ
khúc, gỗ lũa, bảng dớn.
III. Địa lan, lan hài và các loại thanh đạm, lọng:
Nhóm này hầu hết các loại dễ trồng, hầu như loại giá thể nào cũng được, miễn sao giữ được độ
ẩm vừa phải (50 - 80%), không quá bí, để chỗ thoáng mát và hạn chế nắng t ừ 11 - 14h hàng
ngày. Cụ thể là trồng chậu với một số giá thể sau: than củi, xỉ than tổ ong, sỏi nhẹ, sỏi xây dựng,
đá nham thạch, đá thấm thủy…là chủ đạo, phụ gia thêm một ít xơ dừa nhỏ, vỏ thông, vỏ cây, vỏ
lạc, đất mùn hốc đá…(sẽ bổ sung ảnh sau, các bạn ghé lại sau một vài ngày tới sẽ thấy)
Trên đây là tổng hợp các giá thể thích hợp và thường được sử dụng cho các loại lan khác nhau
cho các bạn mới trồng lan tham khảo, tùy điều kiện nơi bạn sinh sống có sẵn vật liệu gì thì bạn
dùng vật liệu đó, có thể ngồi suy ngẫm và sáng tạo, thử nghiệm trong việc sử dụng các loại giá thể
địa phương thay thế cho các loại truyền thống, nếu thành công thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất
vui đấy.


Chăm sóc lan hồ điệp nở hoa đúng Tết
Ta chọn những cây lan đã trưởng thành, là những cây đã ra hết lá non, có ít nhất khoảng 34 cặp lá và đưa một khu vực riêng.
Thú chơi lan hồ điệp Tết trong những năm gần đây ngày càng
phát triển. Song nhiều người do không biết được đặc tính của cây
lan hồ điệp, kỹ thuật trồng, chăm sóc nên có năm lan hồ điệp nở
sớm, có năm nở muộn không đúng vào dịp Tết hoặc có năm lan

hồ điệp không ra hoa. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách
chăm sóc cho lan Hồ Điệp nở đúng dịp Tết nhé!
Chăm sóc lan hồ điệp ra hoa đúng tết
Để năm nào lan hồ điệp cũng ra nhiều hoa và nở hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền,
người trồng lan hồ điệp và chơi lan hồ điệp cần nắm bắt được đặc tính của cây lan hồ điệp là chịu
ẩm nhưng không chịu ướt. Ở đây có một số mẹo nhỏ giúp bạn trồng lan hồ điệp tốt hơn: Mẹo
chăm sóc lan hồ điệp trước khi tiến hành việc kích thích thế nào để hồ điệp nở hoa tết.
Thời gian thực hiện việc kích thích lan hồ điệp ra hoa đúng tết:
Lan hồ điệp cần thời gian 2 tháng từ lúc nhú nhánh hoa đến lúc các bông hoa n ở. Đồng th ời, do
lan hồ điệp rất lâu tàn nên ta có thể cho nó trổ bông trước mùng 1 Tết khoảng 15-20 ngày để hoa
có thể nở hết và Tết đến ta có nhánh Hồ điệp thật rực rỡ.
Do đó, việc chăm sóc, bón phân để lan Hồ Điệp nở đúng vào dịp Tết Nguyên Đán cần được tiến
hành ngay từ 15-20 tháng 9 Âm Lịch cây phải nhú nụ rồi thì mới có khả năng nở hoa đúng Tết
(cũng tùy theo năm, chủ yếu bạn nhớ thời gian để lan trổ hoa là 2 tháng, rồi tùy từng năm mà bạn
chọn thời điểm kích hoa)
Cách lựa chọn cây lan hồ điệp để kích hoa tết:
Ta chọn những cây lan đã trưởng thành, là những cây đã ra hết lá non, có ít nhất khoảng 3-4 cặp
lá và đưa một khu vực riêng.
Cách bón phân để lan hồ điệp ra hoa ngay tết:
Ta dùng phân bón lá có tỷ lệ NPK 10-30-20 (hàm lượng Photpho, Kali cao), liều l ượng t ừ 1/2-1g
cho 4lit nước để kích thích cây ra hoa, cách 1 tuần phun 1 lần. Thực hiện trong 3 – 4 tuần thì bạn
sẽ thấy cây bắt đầu cho ra vòi hoa (lớn cỡ hạt lúa)
3 – 4 tuần thì bạn sẽ thấy cây bắt đầu cho ra vòi hoa
Đến khi vòi hoa có độ dài khoảng 2 – 3 cm, chúng ta sẽ sử dụng phân bón lá NPK 15-20-30 (hàm
lượ ng Kali cao). Cách 6 – 7 ngày thì phun cho cây một lần để kích thích cho vòi hoa phát triển
nhanh hơn. Đồng thời, loại phân bón này cũng sẽ giúp cho màu sắc của hoa sau khi n ở được
thắm hơn, lâu tàn hơn và tránh được nguy cơ thối hoa.


Sau khoảng 45 – 50 ngày, tức là khoảng vào tháng 12 âm lịch, cành hoa bắt đầu nở bông đầu

tiên, và sau 2 tháng thì cây lan sẽ nở hoa rộ (ngay Tết Nguyên Đán).
Chăm sóc hồ điệp sau khi ra phát hoa
Chú ý: Thường thì cứ sau mỗi đợt ra lá, hồ điệp lại nghỉ ra lá một th ời gian (trên cây không còn lá
non), nếu giai đoạn này xuất hiện quá sớm (trước thời điểm xử lý phun phân “kích” cho cây lan ra
bông khá lâu) thì có thể giữ cho cây luôn ở tình trạng không có lá non bằng cách hàng tuần dùng
phân bón lá NPK 20-20-20 phun cho tới thời điểm xử lý hoa.
Chăm sóc lan hồ điệp sau khi hoa tàn:
Khi hết Tết Nguyên Đán, thì cũng là lúc lan hồ điệp sắp tàn hoa. Chúng ta cần chăm sóc để lan lấy
lại sức sau tết. Đây là lúc ta nên thay chậu cho hồ điệp. Bạn có thể tham khảo 1 số hướng dẫn
cách thay chậu lan hồ điệp tại đây:
Cắt hết các rễ lan đã bị hư, thối và để trong 2 tiếng đồng hồ để vết cắt khô. Sau đó, trồng lan vào
chậu mới với giá thể bằng dớn trắng, hoặc than. Sau khi trồng lại thì để cây vào chỗ có ánh sáng
yếu hoặc che hai lớp lướ i sáng 70%, che mưa cho cây, tưới nước theo định kỳ và thêm phân N-PK 30-10-10 hoặc N-P-K 20-20-20 + B1…



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×