Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

Chương 7 bản vẽ chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 18 trang )

Chương 7 Bản vẽ chi tiết
7.1. Giới thiệu chi tiết về bản vẽ chi tiết
7.2 Hình biểu diễn của chi tiết
7.3 Ghi kích thước chi tiết
7.4 Yêu cầu kỹ thuật, vật liệu chế tạo và khung tên
7.5 Trình tự lập bản vẽ phác chi tiết
7.6 Cách đọc bản vẽ chi tiết


7.1. Giới thiệu chi tiết về bản vẽ chi tiết
Bản vẽ chi tiết: là bản vẽ đùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết
- Hình biểu diễn: diễn tả chính
xác, đầy đủ, rõ ràng hình dạng và
cấu tạo các bộ phận của CTM .
- Kích thước: thể hiện chính xác,
hợp lý độ lớn các bộ phận của
CTM cần thiết cho việc chế tạo và
kiểm tra
- Yêu cầu kỹ thuật:ký hiệu về độ
nhẵn bề mặt,dung sai kích thước,
dung sai hình học, kiểm tra, điều
chỉnh …
- Khung tên:



7.2 Hình biểu diễn của chi tiết
Thông thường hình biểu diễn trên bản vẽ chi tiết gồm:
−Hình
−Các


biểu diễn chính (hình chiếu, hình cắt hoặc hình kết hợp)

hình biểu diễn khác gồm:

+ Các hình chiếu thảng góc khác
+ Hình chiếu phụ, hình chiếu riêng phần
+ Hình cắt- mặt cắt, hình cắt trích hay hình cắt kết hợp với các hình chiếu
thẳng góc


7.2 Hình biểu diễn của chi tiết
7.3.1 Hình biểu diễn chính
a.Hình biểu diễn chính đặt chi tiết theo vị trí làm việc
Đặt chi tiết theo vị trí làm việc để người đọc bản vẽ dễ hình dung.
Mỗi chi tiết thường có một vị trí cố định trong máy.
Ví dụ: Vị trí của móc cẩu trong máy cần trục là để dọc, trục xe đạp là nằm ngang, vị trí của ụ sau máy
tiện là nằm ngang, đầu hướng về bên trái


7.2 Hình biểu diễn của chi tiết
7.3.1 Hình biểu diễn chính
b. Hình biểu diễn chính đặt đặt chi tiết theo vị trí gia công
Vị trí gia công của chi tiết là vị trí của chi tiết đặt trên máy công cụ khi gia công . Đối với chi tiết có
dạng tròn xoay như trục, bạc v.v..., thường được gia công trên máy tiện, khi vẽ hình chiếu chính của
chúng, nên đặt theo vị trí gia công , nghĩa là đặt sao cho trục quay của chi tiết nằm ngang
7.3.2 Các hình biểu diễn khác
a. Chọn loại hình biểu diễn khác
Để biểu diễn một chi tiết cần phải có một số hình biểu diễn nhất định để thể hiện đầy đủ cấu tạo của
chi tiết với số lượng hình biểu diễn hợp lý. Muốn vậy cần nghiên cứu kỹ đặc điểm hình dạng và cấu
tạo của chi tiết để đưa ra một số phương án biểu diễn , so sánh và chọn ra phương án tốt nhất



7.3.2 Các hình biểu diễn khác
a. Chọn loại hình biểu diễn khác Sau đây là một số ví dụ:

- Cùng một chi tiết, ngoài hình chiếu chính có thể dùng hình chiếu bằng ( a ) hoặc
hình cắt cạnh (b), phương án (b) sẽ dễ dàng hơn cho cả người vẽ và đọc bản vẽ


− Chi tiết trục hình trụ tròn xoay trên đó có rãnh then, hình biểu diễn chính theo hình a thể hiện hình dạng của
rãnh then rõ hơn hình b.
− Do chi tiết dạng trụ tròn nên chỉ cần sử dụng mặt cắt để thể hiện cấu tạo rãnh then, nếu dùng hình cắt hay
hình chiếu cạnh sẽ gây phức tạp cho cả người vẽ và người đọc bản vẽ.


7.3.2 Các hình biểu diễn khác
b. Biểu diễn bằng hình cắt cắt và mặt cắt
Đối với những vật thể có cấu tạo phức tạp, nếu chỉ dùng hình chiếu để biểu diễn thì trên hình chiếu sẽ xuất hiện rất
nhiều nét đứt, làm cho hình biếu diễn khá phức tạp. Vì vậy trên bản vẽ chi tiết người ta thường xuyên sử dụng
hình cắt mặt cắt để biểu diễn các phần không được thể hiện rõ trên hình chiếu thẳng góc
Các loại hình cắt thông dụng
- Hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt


- Hình cắt sử dụng 2 mặt phẳng cắt song song ( Hình cắt bậc)


- Hình cắt xoay sử dụng 2 mặt phẳng cắt



- Hình cắt xoay sử dụng 3 mặt phẳng cắt liên tiếp


Các loại mặt cắt thông dụng
Mặt cắt chập: Nếu không gây khó hiểu, mặt cắt có thể được vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng. Khi đó,
đường bao của mặt cắt phải được vẽ bằng nét liền mảnh


b. Biểu diễn bằng hình cắt cắt và mặt cắt - Các loại mặt cắt thông dụng Mặt cắt rời: Mặt cắt rời được dùng
khi không đủ chỗ trên hình chiếu thẳng góc để vẽ mặt cắt chập hoặc để hình biểu diễn rõ ràng.


c. Hình trích
Hình trích: là hình biều diễn phóng to một bộ phận, chi tiết đã có trên bản vẽ. Loại hình biểu diễn có thể
khác với chỗ trích, ví dụ hình biểu diễn chính là hình chiếu trong khi hình tríc có thể là hình chiếu hoặc hình
cắt, mặt cắt


7.3.3 Một số qui tắc biểu diễn đơn giản hóa chi tiết
- Nếu hình chiếu, hình cắt, mặt cắt là đối xứng thì cho phép chỉ vẽ một nửa (Hình a) hoặc quá một nửa
hình biểu diễn đó (Hình b). Nếu vẽ một nửa thì trên trục đối xứng được đánh dấu bằng hai vạch ngắn vẽ
vuông góc với trục đối xứng


•Nếu có một số phần tử giống nhau và phân bố đều như lỗ của mặt bích, răng của bánh răng v.v…thì chỉ vẽ vài
phần tử, các phần tử còn lại được vẽ đơn giản hay vẽ theo quy ước (Hình a)
•Khi không đòi hỏi vẽ chính xác ,cho phép vẽ đơn giản giao tuyến của các mặt . Có thể thay đường cong bằng cung
tròn hay đoạn thẳng (Hình b).





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×