Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cùng khám phá 8 sai lầm nhà lãnh đạo trẻ nên tránh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.31 KB, 3 trang )

Sẽ không có nhu cầu về lãnh đạo nếu không có ai là người lãnh đạo. Kết quả
của một đội là sự đánh giá tốt nhất cho thấy kết quả của từng cá nhân. Nếu kết
quả của một tập thể được đặt lên trên từng cái tôi của mỗi cá nhân, vậy thì các

Trở thành nhà lãnh đạo thực sự không dễ dàng và dĩ nhiên không phải tất cả các
quyết định bạn đưa ra đều đúng. Nhưng bạn hoàn toàn có thể trở thành người cầm
quân sáng suốt nếu biết cách tránh những sai lầm phổ biến nhất mà các vị sếp hay
mắc phải sau đây.
Dưới đây là 8 sai lầm những nhà lãnh đạo trẻ dễ mắc phải mà chúng ta vẫn hoàn
toàn có thể kiểm soát và thay đổi được.
1. Nghĩ rằng bạn cần phải đưa ra mọi quyết định
Việc cố gắng đưa ra mọi quyết định sẽ chỉ khiến bạn trở thành một nhà quản lý “nhỏ
nhen” trong mắt nhân viên. Nhà lãnh đạo giỏi luôn biết có thể có rất nhiều quyết định
tốt được đưa từ người khác. Ngoài ra, không có cách nào tốt hơn để mọi người phát
triển kỹ năng lãnh đạo bằng việc cho phép họ tự đưa ra quyết định.
2. Nghĩ rằng bạn biết tất cả mọi thứ


Không một ai muốn làm việc cho (hoặc bị dẫn dắt bởi) một người được cho là
“Người Biết Tuốt”, bất kể người đó có tài năng đến mức nào. Các nhà lãnh đạo giỏi
biết rằng, việc học không bao giờ là đủ, và họ luôn tích cực tìm kiếm những điều
mới mẻ để học hỏi, khám phá mỗi ngày.
3. Không nhận ra rằng bạn đang quá “soi” nhân viên
Nếu cố gắng lãnh đạo 24/7 sẽ làm suy yếu khả năng của bạn, hãy chỉ quản lý từng
người một và dành cho mỗi người một khoảng thời gian khác nhau.
4. Cho rằng mọi thứ đều thuộc về bạn
Sẽ không có nhu cầu về lãnh đạo nếu không có ai là người lãnh đạo. Kết quả của
một đội là sự đánh giá tốt nhất cho thấy kết quả của từng cá nhân. Nếu kết quả của
một tập thể được đặt lên trên từng cái tôi của mỗi cá nhân, vậy thì các nhà lãnh đạo
đang làm đúng những gì mình phải làm.
5. Không thực hiện được nhanh chóng những gì bạn đã nói và thường xuyên


bị hiểu sai ý
Bất kể là giao tiếp với nhân viên hay làm bất kể việc gì khác vẫn cần phải được
được thực hiện một cách chính xác. Không có điều gì nhấn chìm một nhà lãnh đạo
mới nhanh hơn là việc diễn đạt sai. Hãy nhớ rằng, không chỉ lời nói mà các nhà lãnh
đạo cần phải thận trọng với từng hành động của mình.
6. Sợ hãi lãnh đạo trong thời điểm cần sự lãnh đạo
Bất cứ ai cũng có thể là nhà lãnh đạo khi mọi thứ đi vào đúng quỹ đạo. Tuy nhiên,
điều này đặc biệt cần thiết vào thời điểm mọi thứ khó khăn. Đừng sợ đứng lên và
kêu gọi vượt qua khó khăn. Bạn sẽ có được sự tôn trọng nhiều hơn khi thực hiện
các quyết định trong trường hợp khó khăn, bất kể sau cùng điều đó đúng hay sai
thay vì trốn tránh trách nghiệm và không đẫn dắt mọi người.
7. Không nhận ra điều quan trọng là điều gì sẽ xảy ra khi bạn vắng mặt


Điều này liên quan đến vấn đề nhân viên có làm tốt công việc bất kể bạn có ở đó
hay không. Lãnh đạo vĩ đại là người có thể tách rời tổ chức mà không gây ra bất cứ
ảnh hưởng nào đến năng suất làm việc của cả nhóm.
8. Quên vai trò lớn nhất của người lãnh đạo là làm cho nhân viên cố gắng hết
lòng vì khách hàng
Công việc của bạn là lãnh đạo đội ngũ nhân viên chứ không phải là khách hàng. Vai
trò của bạn là lãnh đạo nhân viên của mình để họ quan tâm nhiều hơn đến các
khách hàng. Nếu bạn cố gắng lãnh đạo người mua sẽ làm suy yếu vai trò của các
nhân viên còn khách hàng lại chỉ tìm đến bạn chứ không phải các nhân viên để tìm
kiếm các câu trả lời.
Bạn thân mến,
Tất cả chúng ta đều phạm sai lầm, nếu không có sai lầm, nghĩa là chúng ta không
cố gắng làm điều gì bên ngoài vùng an toàn của mình. John Wooden đã nói “Chỉ
người không làm gì mới không bao giờ phạm sai lầm”. Chúng tôi tin rằng, sự sai lầm
là khởi đầu để bạn thay đổi và phát triển.




×