Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Cách quản lý những cấp dưới tiêu cực hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.48 KB, 5 trang )

Mỗi nhà quản lý đều cần phải có chiến lược để đối phó với thái độ của những
nhân viên kiểu như vậy. Quan trọng là chiến lược đó phải hợp lý và thể hiện
được uy quyền của nhà quản lý.

quản lý nhân viên tiêu cực
Môi trường làm việc nào cũng có những nhân viên tiêu cực làm ảnh hưởng đến tinh
thần của mọi người, đặc biệt là đội nhóm mà người đó trực thuộc. Hầu hết thời gian,
những người này không gây nên sai lầm gì lớn để mọi người chú ý đến mình, thậm
chí họ thường xuyên làm tốt công việc. Tuy nhiên, cũng giống như víu trên máy tính,
tính cách của họ đôi khi khiến mọi người trở nên tiêu cực, tinh thần giảm sút và làm
công việc trở nên không suôn sẻ.
Vậy làm thể nào để nhận diện những cấp dưới tiêu cực này? Làm thế nào để xử lý
vấn đề này một cách hợp lý? Hôm nay, CareerLink giới thiệu đến bạn những thông
tin khá cơ bản để giúp bạn có thể nhận diện và giải quyết vấn đề một cách đơn giản
nhất.


Nhận diện cấp dưới tiêu cực
Những nhân viên này thường xuyên có những biểu hiện như:
– Thường xuyên tìm kiếm nhiều điều để khiếu nại, phần nàn về những sai lầm của
đồng nghiệp. Đôi khi nói quá lên về những lỗi lầm đó và làm chuyện bé xé ra to.
– Là người bắt đầu hay lan truyền những tin đồn không hay về việc người này
chống lại người kia trong công ty.
– Nói xấu sau lưng đồng nghiệp.
– Làm suy yếu quyền giám sát, quản lý của sếp với sự chỉ trích, nhận xét không
mang tính xây dựng.
Mỗi nhà quản lý đều cần phải có chiến lược để đối phó với thái độ của những nhân
viên kiểu như vậy. Quan trọng là chiến lược đó phải hợp lý và thể hiện được uy
quyền của nhà quản lý.
Cách thức đối phó với những nhân viên tiêu cực
Vậy bạn cần làm gì để có thể giải quyết vấn đề này một cách hợp lý? Trước tiên,


bạn cần phải từ bỏ khái niệm về “thái độ xấu” của nhân viên mà phải thực sự khách
quan nhiều hơn khi suy xét đến cùng đến thái độ của những nhân viên tiêu cực này.
Để làm rõ điều đó, hãy tìm câu trả lời cho 4 câu hỏi quan trọng dưới đây:
– Điều gì đã tác động đến lời nói và hành động của nhân viên đó?
– Hành động của người này có trái với những quy định trong công ty hay không?
– Những lời nói và hành động của họ có ảnh hưởng như thế nào đến đồng nghiệp
hay bộ phận mà họ đang trực thuộc?
– Nếu người này làm theo đúng những quy chuẩn được cho phép, có điều gì khác
biệt trong tinh thần và năng suất làm việc của họ hay không?


Việc xác định nhân viên dựa trên những câu hỏi trên sẽ giúp bạn nhận định được
vấn đề, có hướng tìm cách giải quyết và có thể trao đổi một cách rõ ràng với nhân
viên. Bạn nên xác định rõ những hành động nhân viên tiêu cực là gì, có ảnh hưởng
xấu như thế nào và làm rõ cho họ biết rằng nếu còn tiếp tục như vậy thì sẽ có những
hình phạt thích đáng.
Xử lý những cuộc trò chuyện khó khăn với những nhân viên tiêu cực
Thiết lập nguyên tắc là bước đi đầu tiên và hãy xây dựng nó một cách vững chắc.
Khi áp dụng nguyên tắc vào thực tế – những nguyên tắc mà bất cứ ai cũng phải
tuân theo, bạn sẽ có tiếng nói nhiều hơn trong quá trình trao đổi của mình. Bạn nên
có những buổi gặp gỡ trực tiếp để giúp nhân viên tiêu cực đó nắm bắt những điểm
sau:
– Cần có những phản hồi mang tính xây dựng. Bạn hãy nói cho nhân viên biết rằng
họ đang mang đến những phản hồi thiếu tích cực và gây khó khăn cho việc thảo
luận chung của cả nhóm.
– Giải quyết vấn đề hướng đến kết quả mong đợi. Hãy hướng cho nhân viên của
bạn hiểu rõ việc nhận xét, góp ý nên hướng đến kết quả chung của tập thể, không
nên vị kỷ lợi ích cá nhân.
– Tinh thần tích cực. Sẽ là một điều tuyệt vời khi một nhân viên thay đổi hành vi tiêu
cực của mình vì tập thể. Tuy nhiên, nếu người đó vẫn còn tiếp tục gây hấng hay

không có động thái thay đổi tích cực, hãy nhấn mạnh đến những hậu quả mà họ có
thể sẽ gặp phải khi tiếp tục có thái độ như thế.
Mọi người luôn không muốn nói chuyện với một nhân viên có thái độ xấu. Nhưng
trong quá trình làm việc, nếu không có sự tương tác giao tiếp thì mọi việc sẽ càng
trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Trong quá trình trao đổi cũng như giải quyết những vấn
đề sau khi nói chuyện, bản thân bạn là nhà quản lý cũng cần chú ý những điểm sau:
Hãy chi tiết về những điều bạn muốn
Một trong những sai lầm của nhà quản lý khi giao tiếp với cấp dưới là sử dụng
những từ ngữ chung chung để nói về một vấn đề cụ thể. Ví dụ: “Tôi không thích thái


độ của cậu. Hãy thay đổi nó đi!”. Điều này nghe có vẻ an toàn, nhưng thực sự không
mang lại hiệu quả nào cả.
Thay vì sử dụng những câu nói chung chung, bạn nên nói: “Sẽ không ó ích gì khi nói
xấu khách hàng sau lưng họ. Cậu nên biết rằng không những ảnh hưởng đến khách
hàng, cậu còn gây ấn tượng xấu với người khác về thái độ phục vụ khách hàng của
công ty. Từ bây giờ trở đi, nếu cậu không thể nói được điều gì để hỗ trợ tốt hơn cho
khách hàng của mình, thì tốt nhất đừng nên nói gì cả”.
Bạn nên thu thập những ví dụ cụ thể về những điều tiêu cực của nhân viên đã nói
trong quá khí để sử dụng chúng giúp cho cuộc trao đổi giữa hai bên trở nên rõ ràng
hơn.
Sử dụng “chúng ta” nhiều hơn
Hãy làm việc trên quan điểm rằng điều này là vấn đề chung của tất cả mọi người
chứ không phải chỉ là vấn đề cá nhân. Bạn có thể bắt đầu bằng câu “Chúng ta có
vấn đề về…” hoặc “Chúng ta cần thay đổi về…”. Ddiefu này giúp nhân viên nhận ra
hành vi của mình cũng quan trọng, và bạn cũng nên nhớ đừng bao giờ chỉ tay về
phía người khác. Điều đó khiến họ cảm thấy không được tôn trọng.
Tránh chỉ trích
Đổ hết trách nhiệm cho nhân viên giống như tự đào hố chôn mình. Việc chỉ trích
nhân viên chỉ khiến cho mọi việc trở nên tệ hại hơn mà thôi. Thay vì nói “Cậu có thái

độ thật không thể chấp nhận được”. Thay vào đó, hãy thử “Chúng tôi cần phải nói về
thái độ của bạn.”
Hạn chế sử dụng “tuy nhiên” hay “nhưng”
Một số nhà quản lý tin rằng nếu họ bắt đầu câu chuyện với một lời khen, mọi vấn đề
sẽ được nói đến một cách dễ dàng hơn. Nhưng những câu chuyện với bắt đầu kiểu
như “Bạn đã hoàn tất công việc rất tốt, nhưng…” và sau đó nói ra những điều thiếu
sót, tiêu cực của nhân viên chỉ khiến cho họ cảm thấy giận dữ hơn mà thôi. Do đó,
hãy cân nhắc việc sử dụng từ “và” thay cho “tuy nhiên” hay “nhưng” trong lời nói của
mình. Cuộc đối thoại có thể dễ dàng hơn khi bạn nói theo kiểu “Bạn đã làm công


việc khá tốt và chúng ta cần nói chuyện nhiều hơn về việc thể hiện sự tôn trọng
nhiều hơn cho khách hàng”.



×