Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phát triển Tổ chức tài chính quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tình thương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.77 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ HÀ

PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUY MÔ NHỎ TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TÌNH THƯƠNG
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ HÀ

PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUY MÔ NHỎ TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TÌNH THƯƠNG
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG
XÁC NHẬN CỦA



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những kết
luận nêu trong luận văn chưa từng được công bố ở bất cứ
công trình khoa học nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Hà



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

AFTA


Hiệp định mậu dịch từ do ASEAN

2

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

3

CARD

Trung tâm phát triển nông nghiệp và nông thôn

4

NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội

5

NGO

Tổ chức phi chính phủ

6

QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân


7

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

8

TCVM

Tài chính vi mô

9

TYM

Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tình Thương

10

USD

Đồng đô la Mỹ

9

VNĐ

Đồng Việt nam đồng


i


DANH MỤC BẢNG
STT Bảng

Nội dung

Trang

Tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của các TCTCVM

12

Các chỉ tiêu đánh giá mức độ tiếp cận và bền vững của các

14

1

1.1

2

1.2

3

1.3


Tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của các TCTCVM

17

4

1.4

Bức tranh tín dụng vi mô Việt Nam

32

5

2.1

Các mốc phát triển của TYM

37

6

2.2

Mức độ tiếp cận của TYM

43

7


2.3

Các chỉ số bền vững của TYM năm

45

8

2.4

Các mốc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

47

9

2.5

Các tổ chức cạnh tranh với TYM năm 2014

52

TCTCVM

DANH MỤC HÌNH
STT Hình

Nội dung


Trang

1

2.1

Kết quả huy động nguồn của TYM năm 2014

40

2

2.2

Nguồn vốn vay và tài trợ của TYM năm 2008 - 2014

50

3

2.3

Mục đích vay vốn của khách hàng TYM năm 2014

57

ii


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài chính vi mô (TCVM) có vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển có đặc điểm kinh tế khu vực
nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ lệ đói nghèo cao. Tuy nhiên ở Việt Nam, TCVM vẫn còn là một khái
niệm mới mẻ chưa được nhiều người biết và chưa được hiểu chính xác hoặc đầy đủ. Ở Việt Nam, các TCTCVM còn
ít, quy mô hoạt động còn hạn chế, số lượng dịch vụ tài chính còn nghèo nàn, chất lượng dịch vụ thấp.
Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới và thực hiện các cam kết hội nhập đã
mở ra nhiều cơ hội cho khu vực tài chính ngân hàng của Việt Nam, bao gồm cả các cơ hội cho TCVM. Ở nhiều góc
độ hội nhập đã giúp cho TCVM có thêm nhiều khách hàng từ khu vực nông nghiệp, nông thôn hay kinh doanh buôn
bán nhỏ do họ không có nhiều cơ hội tiếp cận với dịch vụ tài chính từ các ngân hàng. Hội nhập kinh tế cũng giúp cho các
TCTCVM có cơ hội tiếp nhận các nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế và quản lý nguồn vốn hiệu quả hơn.
Bên cạch đó hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính phải cạnh tranh khốc liệt,
TCTCVM phải cạnh tranh với các ngân hàng có ưu thế hơn về nhiều mặt, và chỉ có TCTCVM nào phù hợp mới có
thể tồn tại và phát triển. Việc nhiều ngân hàng, TCTCVM cùng hoạt động trên một khu vực và cung ứng dịch vụ dẫn
đến khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ở một số nơi khá dễ dàng và hậu quả là gây ra tình trạng nợ nần quá nhiều,
hiệu quả hoạt động tài chính thấp, dễ bị tổn thương do rủi ro, các TCTCVM có nguy cơ không thu hồi được vốn, các

3


khách hàng rơi vào bẫy nợ. Thêm vào đó hiện nay Việt Nam cũng chưa có một khung pháp lý hoàn thiện để định
hướng, hỗ trợ và quản lý hoạt động TCVM nên nhiều TCTCVM còn vướng mắc trong quá trình hoạt động.
Trước những thách thức và cơ hội của hội nhập kinh tế nếu không có một chiến lược phát triển TCVM phù
hợp, các TCTCVM sẽ khó có thể thành công trong hội nhập.
Tổ chức tài chính quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tình thương (tên viết tắt là TYM) là một
trong những tổ chức đầu tiên cung cấp dịch vụ TCVM cho người nghèo, và là tổ chức đầu tiên được Ngân hàng Nhà
nước cấp phép hoạt động dưới hình thức TCTCVM.
Xuất phát từ các lý do trên, và qua quá trình làm việc tại TYM tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển Tổ chức
tài chính quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tình thương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm
luận văn thạc sỹ ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu:

TCVM nói chung và TCVM ở Việt Nam cũng được phân tích trong một số nghiên cứu cả trong và ngoài nước
từ trước tới nay. Sau đây tôi xin giới thiệu tóm tắt các nghiên cứu.
Năm 1995, trong tác phẩm “From Agricultural Credit to Rural Finance”, D.W Adams phân tích sự phát triển
của các TCTCVM nông thôn từ các chương trình tín dụng nông nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình phát
triển này.

4


Nghiên cứu của Yunus vào các năm 2005 “Expanding Microcredit to Reach the Millennium Development Goal”
khẳng định tầm quan trọng của TCVM đối với vấn đề giảm đói nghèo và đạt mục tiêu thiên niên kỷ do Liên hiệp
quốc đề ra.
PGS.TS Đào Văn Hùng với luận án tiến sỹ “Các giải pháp tín dụng đối với người nghèo ở VN” và nghiên cứu
tiếp theo của tác giả “Báo cáo phân tích tiếp cận: Nâng cao khả năng tiếp cận của các hộ gia đình đối với các dịch vụ
tài chính chính thức ở Việt Nam” đã phân tích sâu hơn về sự tiếp cận TCVM của người nghèo ở Việt Nam, sử dụng
các số liệu sơ cấp như số liệu điều tra về mức tiếp cận của dự án mở rộng tiếp cận Canada năm 2001.
Việc phân tích sự phát triển của thị trường tài chính nông thôn, bao gồm các tổ chức, luật lệ và môi trường
chung được trình bày trong luận án tiến sĩ của TS. Nguyễn Thị Thanh Hương năm 2002 về “Các giải pháp phát triển
thị trường tài chính nông thôn trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế ở Việt Nam”.
Luận án của TS. Quách Mạch Hào “Tiếp cận tới tài chính và giảm nghèo: Ứng dụng cho nông thôn Việt Nam”
năm 2005 đã sử dụng số liệu điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 1992/1993 và 1997/1998 để phân tích mối
quan hệ giữa tiếp cận tài chính và vấn đề xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập của khu vực nông thôn.
Carty năm 2001 với tác phẩm: “Tài chính vi mô ở Việt Nam; nghiên cứu các dự án và các vấn đề đặt ra” đã
thực hiện đánh giá sơ bộ về mảng tài chính do các tổ chức phi chính thực hiện tại Việt Nam và đưa ra một số kết
luận sâu sắc về các vấn đề như sự tiếp cận, sự hài lòng của khách hàng hay chi phí giao dịch của khu vực bán chính
thức so với khu vực chính thức.
5


Trong một số nghiên cứu khác, Nghiêm Hồng Sơn cũng phân tích về năng suất và hiệu quả của các tổ chức tài

chính nông thôn của khu vực bán chính thức dựa trên phân tích các số liệu điều tra của mình với tựa đề “Hiệu quả và
hiệu lực của tài chính nông thôn ở Việt Nam: Bằng chứng từ các chương trình tài chính phi chính phủ vùng Bắc và
Trung Bộ” năm 2006.
Hai nghiên cứu của Lê Lân năm 2003 “Tài chính quy mô ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức” và Lê Lân cùng
Như An Trần năm 2005 “Hướng tới một nền tài chính quy mô tự vững ở Việt Nam: Các vấn đề đặt ra và những
thách thức” phân tích các yếu tố nội lực cơ bản và các cơ hội, thách thức nội lực từ bên ngoài đối với các TCTCVM
ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập và phát triển.
Năm 2006, Ngân hàng thế giới với nghiên cứu: “Việt Nam phát triển một chiến lược toàn diện để mở rộng tiếp
cận (của hộ nghèo) đối với các dịch vụ tài chính vi mô. Tăng cường tiếp cận, hiệu quả và bền vững” thực hiện khảo
sát và đánh giá về bức tranh chung tài chính nông thôn Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị về chính sách, đặc
biệt việc thực nghị định 28/2005 của Chính phủ đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
Luận văn Thạc sỹ của tác giả Phạm Hương Giang năm 2007 với đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động tài
chính vi mô của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam” phân tích thực trạng hoạt động TCVM của Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam, từ đó xây dựng các giải pháp định hướng trong hoạt động TCVM của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Đề tài “Phát triển sản phẩm tài chính quản lý rủi ro tới phụ nữ nghèo của nông thôn trong các tổ chức tài chính
vi mô Việt Nam” của tác giả Dương Ngọc Linh trong Luận văn thạc sỹ năm 2006. Tác giả nghiên cứu thực trạng rủi
ro và sản phẩm tài chính quản lý rủi ro tới phụ nữ nghèo ở nông thôn, phân tích kết quả thí điểm một số sản phẩm
6


quản lý rủi ro từ đó đề xuất một số các giải pháp phát triển các sản phẩm này, tiêu biểu là tiết kiệm, vay vốn khẩn
cẩm và bảo hiểm với những cách làm phù hợp với hộ nghèo.
Luận án tiến sỹ của Lê Thanh Tâm năm 2008 với đề tài: “Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt
Nam” Thực hiện phân tích sự phát triển hoạt động của tổ chức tài chính nông thôn, tập chung vào ba tổ chức tài
chính Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội và hệ thống Quỹ tín
dụng nhân dân.
Năm 2008, Trung tâm phát triển và hội nhập nghiên cứu: “Việt Nam sau khi ra nhập WTO: tài chính vi mô và
tiếp cận tín dụng của người nghèo ở nông thôn” thực hiện nghiên cứu khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng của người
nghèo và cơ hội, thách thức cho TCVM sau khi Việt Nam ra nhập Tổ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1.

Nguyễn Kim Anh, 2010. Phát triển tài chính vi mô ở nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội: Nhà xuất bản Thống

kê.
2.

Nguyễn Kim Anh và Lê Thanh Tâm, 2013. Mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam, Hà

Nội: Nhà xuất bản giao thông vận tải.
3.

Chính phủ, 2002. Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ quyết định thành

lập Ngân hàng Chính sách xã hội.
7


4.

Chính phủ, 2005. Nghị định 28/2005/NĐ-CP ngày 9/3/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ

chức tài chính quy mô nhỏ ở Việt nam.
5.

Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. 2007. Nghị định 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 Sửa đổi, bổ sung,

bãi bỏ một số điều Nghị định 28/2005/NĐ-CP ngày 9/3/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài
chính quy mô nhỏ ở Việt Nam.

6.

Chính phủ, 2005. Nghị định 28/2005/NĐ-CP ngày 9/3/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ

chức tài chính quy mô nhỏ ở Việt nam.
7.

Chính phủ, 2007. Nghị định 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Nghị

định 28/2005/NĐ-CP ngày 9/3/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ ở Việt
nam.
8.

Chính phủ, 2011. Quyết định 2195/QĐ-TTg ngày 6/12/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án xây

dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến 2020.
9.

Nhóm công tác TCVM Việt Nam, 2013. Tài chính vi mô việt nam: thực trạng và khuyến nghị chính sách, Hà Nội:

Nhà xuất bản giao thông vận tải.
10.

Ngân hàng nhà nước, 2013. Báo cáo thường niên, Hà Nội năm 2013.

11.

Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam, 2013. Báo cáo thường niên 2013, Hà Nội năm 2013

12.


NHNN&PTNT, 2013. Báo cáo thường niên 2013, Hà Nội năm 2013
8


13.

Lê Thanh Tâm, 2007. Mức độ bền vững của các tổ chức tài chính nông thôn Việt nam – Thực trạng và giải

pháp, Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng số 67, tháng 12/2007.
14.

TYM, 2014. Kế hoạch hoạt động kinh doanh 2015-2019, Hà Nội năm 2014.

15.

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, 2013. Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế xã hội Việt Nam sau

5 năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, Hà Nội năm 2013.
II.

Tài liệu tham khảo Tiếng Anh

1.

Ledgerwood, Joanna, with Julie Earne and Candace Nelson, eds,2013, The New Microfinance Handbook: A

Financial Market System Perspective, Washington, DC: World Bank.
2.


IFAD, 2000. IFAD Rural Finance Policy, Executive Board – Sixty Ninth Session, Rome 3-4 May.

III.

Tham khảo internet

1. CGAP, 2015. What is Microfinance. < [access on August 26
2015].
2.

Asian

Development Bank ADB, 2000.

Finance for the Poor:

ADB Microfinance Dtrategy.

< [access on August 26 2015].
3.

Mix Market, 2015 . <> [access on August 30 2015)

9


10




×