Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

NHUNG DUA CON TRONG GIA DINH – NGUYEN THI (TIET 4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.36 KB, 3 trang )

KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH – NGUYỄN THI (tiết 4)
DẠNG ĐỀ 1: Phân tích nhân vật
1. Phân tích nhân vật Việt
Ý 1: Việt là một chàng trai có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và trẻ con:
- Hay tranh giành với chị : từ việc soi ếch đến việc ghi tên tòng quân.
- Là một chiến sĩ giải phóng quân, cầm súng tự động, đánh Mĩ bằng lê mà cái ná thun vẫn nằm gọn
trong túi.
- Bị thương nặng đến ngày thứ hai, trong bóng đêm vắng và lạnh lẽo, Việt không sợ chết mà sợ bóng
đêm và sợ ma.
Ý 2: Tình thương yêu gia đình sâu nặng:
- Việt rất thương chị: lúc khiêng bàn thờ má sang gởi nhà chú Năm, Việt thấy thương chị lạ. Vào bộ
đội, Việt giấu chị như giấu của riêng.
- Rất thương chú Năm: nhớ câu hò của chú…
- Lúc bị thương, hình ảnh ba má hiện về chập chờn trong hồi ức Việt.
Ý 3: Tính cách người anh hùng, tinh thần chiến đấu dũng cảm:
- Dòng máu trong người Việt là dòng máu anh hùng: Dòng máu ấy chảy qua nhiều thế hệ từ ông bà,
cha mẹ đến thế hệ Việt và Chiến. Chính truyền thống gia đình là động lực tình cảm, tinh thần thúc
đẩy Việt chiến đấu.
- Bị thương ở trận địa, lạc đồng đội, người đầy thương tích, lúc tỉnh lúc mê, Việt vẫn ở tư thế sẵn
sàng chiến đấu.
- Tỉnh dậy lần thứ tư giữa đêm sâu thẳm, nghe tiếng súng đồng đội, Việt vẫn cố bò về hướng đó
“Chính trận đánh đang gọi Việt đến”
Ý 3: Đánh giá:
- Nguyễn Thi đã miêu tả nhân vật một cách sắc nét từ tính tình, tình cảm đến tinh thần chiến đấu
bằng những hình ảnh chân thực, hồn nhiên đầy cảm động.
- Ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ, phát huy tối đa lời đôc thoại nội tâm, những hồi ức khi đứt nối
tưởng chừng rời rạc nhưng thật chặt chẽ, truyện đã khắc hoạ hình tượng của một nhân vật anh hùng,
đại diện cho thế hệ trẻ miền nam thời kì chống Mĩ. Tác phẩm dạt dào cảm hứng sử thi.
2. Phân tích nhân vật Chiến


Ý 1: Vẻ đẹp của một cô gái đời thường:
- Cô 18 tuổi, đôi lúc tính khí còn trẻ con (Tranh công bắt ếch, vết đạn bắn tàu giặc) song có cái duyên
dáng của thiếu nữ mới lớn (Bịt miệng cười khí chú Năm cất giọng hò, chéo khăn hờ ngang miệng,
thích soi gương
- đi đánh giặc còn cái gương trong túi, ...). - Thương em, biết nhường nhịn em; biết tính toán việc
nhà.
- Thương cha mẹ (tâm trạng cô khi khiên bàn thờ má gửi trước ngày tòng quân...).
- Chăm chỉ: đọc chưa thạo nhưng chăm chỉ đánh vần cuốn sổ gia đình. Chiến là hình ảnh sinh động
của cô gái Việt Nam trong cuộc sống đời thường những năm chiến tranh chống Mỹ.
Ý 2 : Vẻ đẹp của phẩm chất người anh hùng:
- Gan góc: có thể ngồi lì suốt buổi chiều để đánh vần cuốn sổ ghi công gia đình của chú Năm. - Dũng
cảm: cùng em bắn cháy tàu giặc.
- Quyết tâm lên đường trả thù cho ba má: "Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi
thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à".
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
- Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được nghệ thuật miêu tả trong sự soi rọi với hình tượng
người mẹ. Nhưng nếu câu chuyện của gia đình Chiến là một "dòng sông" thì Chiến là khúc sông sau
- cô giống mẹ nhưng cũng rất khác mẹ ở hành động quyết định vào bộ đội, quyết định cầm súng đi
trả thù cho gia đình, quê hương.
Ý 3: Đánh giá: Chiến mang trong mình vẻ đẹp người con gái Việt Nam thời chống Mỹ: trẻ trung,
duyên dáng nhưng cũng rất mực anh hùng. Cô tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu
nước của gia đình và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nghệ thuật thành công trong việc
xây dựng hình tượng nhân vật nữ anh hùng thời chống Mỹ.
3. Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Thi và truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, học sinh

biết cách chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật điểm giống và khác nhau của hai
nhân vật Việt và Chiến. Bài viết có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu bật những ý
chính sau:
Ý1/ Những điểm giống nhau của nhân vật Chiến và Việt: - Là con của một gia đình cách mạng, giàu
truyền thống anh hùng: Ông bà, ba má đều bị giặc sát hại. - Cả hai đều rất yêu thương, kính trọng và
tự hào về cha mẹ mình: hai chị em cùng ước nguyện lên đường đánh giặc trả thù cho ông bà, ba má
“giành nhau đi bộ đội”. - Tuổi đời còn rất trẻ, cái hồn nhiên, ngây thơ vẫn còn in đậm trong mỗi nhân
vật: Tranh nhau việc bắt ếch, tranh nhau thành tích bắn tàu chiến trên sông Định Thuỷ, tranh nhau
ghi tên tòng quân. - Dũng cảm, gan góc và từng lập nhiều chiến công: nhận thức về thù nhà nợ nước,
về nghĩa vụ đánh giặc để giải phóng miền Nam vô cùng sâu sắc.
Ý2/ Những điểm khác nhau của nhân vật Chiến và Việt:
- Cơ bản nhất là hai nhân vật khác nhau về giới tính, Chiến lại là chị của Việt nên tính cách, cư xử
cũng khác nhau:
+ Chiến giống má ở tính gan góc, tháo vác, biết lo toan thu xếp việc nhà đâu vào đấy. Là gái, Chiến
cần mẫn, chăm chỉ, kiên nhẫn trong mọi việc còn Việt thì nôn nóng, hiếu động.
+ Là chị, Chiến rất thương em, hầu như mọi chuyện tranh giành cuối cùng chị đều nhường nhịn (trừ
việc ghi tên tòng quân).
+ Chiến hầu như đã trưởng thành còn Việt thì vẫn còn tính trẻ con: Việt hiếu thắng, hay tranh giành
với chị, việc nhà phó mặc cho chị. Việt thích đánh giặc, dũng cảm trong chiến trận nhưng rất trẻ con:
Bị thương không sợ chết mà sợ ma, là anh giải phóng quân bắn súng tự động mà trong túi vẫn mang
theo cái ná thun.
Ý 3: Đánh giá :
- Miêu tả nhân vật tự nhiên, ngôn ngữ mang đậm chất Nam Bộ phù hợp với hoàn cảnh, tính cách
nhân vật. - Vận dụng nhuần nhuyễn nghệ thuật liên tưởng, hồi ức đã phản ánh chân thực tính cách,
hành động của Việt và Chiến – người dân Nam Bộ, đã góp phần lí giải mối tương quan giữa cái bình
thường và cái phi thường của họ trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.
Ý 4: Truyền thống nào đã gắn bó những con người trong gia đình với nhau trong tác phẩm “Những
đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi).
- Họ là những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ gắn bó với nhau bởi có chung truyền
thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng.

- Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền
thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước.
- Truyền thống ấy được thể hiện qua cuốn sổ gia đình được chú Năm giữ gìn và phát huy.
Ý 5: Ý nghĩa biểu tượng của chi tiết hai chị em Việt khiêng bàn thờ má sang gởi nhà chú Năm.
- Hình ảnh chị em Việt khiêng bàn thờ má sang gởi nhà chú Năm: Có tình cảm ruột thịt thiêng liêng
(lần đầu tiên Việt nhận rõ lòng mình là thương chị lạ), có linh hồn má, có mối thù thằng Mĩ đang đè
nặng trên vai, có niềm tin ngày chiến thắng sẽ đưa má trở về.
- Ý nghĩa : Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng thể hiện sự trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác
việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa,
thế hệ sau cứng cáp, trưởng thành và có thể đi xa hơn thế hệ trước.
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
DẠNG 2: Phân tích đoạn văn
Đề: Cảm nhận của anh (chị) khi đọc đoạn kể hai chị em Việt và Chiến khiêng bàn thờ má sang
gửi bên chú Năm trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi. Trên cơ
sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Thi và truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, học sinh biết
cách phân tích đoạn kể hai chị em Việt và Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi bên chú Năm.
Bài viết có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu bật những ý chính sau:
Ý 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Thi là nhà văn có biệt tài phân tích tâm lí sắc sảo. Ngôn ngữ của ông góc cạnh và đậm chất
Nam Bộ.
- “Những đứa con trong gia đình” là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Thi.
- Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ
- những con người giàu lòng yêu nước, gắn bó với quê hương mà tiêu biểu nhất là Việt và Chiến. Ý
2. Cảm nhận về đoạn kể hai chị em Việt và Chiến khiêng bàn thờ mà sang gửi bên chú Năm Lối kể

chuyện tự nhiên làm nổi bật tính cách nhân vật:
- Chị Chiến: Vừa giống má vừa tỏ ra mạnh mẽ, cứng cỏi, trưởng thành: hai bắp tay tròn vo, thân
người to và chắc nịch, nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên.
- Nhân vật Việt:
+ Có quyết tâm đánh giặc trả thù cho ba má và có niềm tin “chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba
má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về”
+ Có lòng căm thù giặc sâu sắc: từ nhỏ đã nung nấu lòng căm thù, lúc này khi khiêng bàn thờ má.
Việt càng cảm nhận rõ: “mối thù thằng giặc Mỹ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng trên vai”
+ Sắp xa chị Chiến, Việt thấy thương chị nhiều hơn: Việt thấy chị giống y như má, nhất là khi nghe
tiếng chân chị “bịch bịch phía sau”. Lúc này Việt thấy rõ lòng mình và ý thức được mục đích đi bộ
đội của mình. Lối kể chuyện lôi cuốn có sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ qua hình ảnh hai chị em
khiêng bàn thờ má trên “con đường hồi trước má vẫn đi”. Đó là con đường thân quen “men theo
chân vườn thoảng mùi hoa cam”, gợi hình ảnh má đã tần tảo “ lội hết đồng này sang bưng khác”.
Trong tâm hồn Việt và Chiến, tình cảm đối với gia đình và quê hương là động lực để họ ra đi chiến
đấu.
Ý 3: Đánh giá:
- Đoạn văn đã khắc hoạ được vẻ đẹp trong tâm hồn, tình cảm của Việt và Chiến – những con người
giàu lòng yêu quê hương đất nước. Chính sự hoà quyện giữa tình cảm gia đình và đất nước đã tạo
nên sức mạnh tinh thần to lớn cho con người Việt Nam.
- Nhà văn đã chọn lọc chi tiết tiêu biểu, giọng văn tự nhiên giàu cảm xúc.
DẠNG 3: So sánh
1. So sánh sự giống nhau và khác nhau cơ bản của hai tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung
Thành và "Những đứa con trong gia đình"của Nguyễn Thi.
2. Chất sử thi qua hai tác phẩm: Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia
đình – Nguyễn Thi.
3. So sánh: Chiến và Việt
4. Cụ Mết và chú Năm
5. Chiến và Mai, Việt và Tnú
DẠNG 4 : Phân tích tác phẩm làm rõ một khía cạnh đặc sắc thuộc nội dung, nghệ thuật.
1. Qua đoạn trích Những đứa con trong gia đình, hãy chứng minh rằng Nguyễn Thi là nhà văn của

người nông dân Nam Bộ.
2. Hình tượng cuốn sổ gia đình trong Những đứa con trong gia đình.
3. Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi viết: “Chuyện gia đình ta nó cũng
dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó”
Hãy phân tích và chứng minh rằng, trong truyện ngắn nói trên đã có một dòng sông truyền thống gia
đình liên tục chảy từ những thế hệ cha anh đến đời chị em Chiến Việt.
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98



×