Tải bản đầy đủ (.doc) (184 trang)

Hướng Dẫn Nghiệp Vụ Hoà Giải Ở Cơ Sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.32 KB, 184 trang )

HƯỚNG DẪN
NGHIỆP VỤ HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU

…………………………………………………Trang 4

PHẦN I - NGHIỆP VỤ HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ

………………………….7

I. Khái quát chung về công tác hoà giải ở cơ sở
II. Tổ chức hoà giải ở cơ sở

…………………..7

…………………………………………..12

III. Hoạt động hoà giải ở cơ sở …….……………………………………21
IV. Kỹ năng hoà giải ở cơ sở

…………………………………………58

PHẦN II- QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG
TÁC HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ

I. Một số vấn đề chung trong quản lý
nhà nước về công tác hoà giải ở cơ sở.
II. Nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ quản


ý nhà nước về công tác hoà giải ở cơ sở.

……………………….…77

……………………….…..77

…………………...…...82

III. Vai trò, trách nhiệm của MTTQVN và các ………………….....96
tổ chức thành viên trong công tác hoà giải ở cơ sở.
IV. Các biện pháp nhằm tăng cường mối quan hệ phối …………109
hợp giữa ngành tư pháp với MTTQVN và các tổ chức
thành viên của Mặt trận trong công tác hoà giải ở cơ sở .
PHẦN III- MỘT SỐ VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG VÀ ………...…113
CỦA TỈNH LẠNG SƠN VỀ CÔNG TÁC HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ

Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
………………..…113
số 09/1998/PL-UBTVQH10 ngày 25/ 12/ 1998 về tổ chức và hoạt động
hoà giải ở cơ sở


2


III. KHÓ KHẮN, VƯỚNG MẮC VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ..................181

3



LỜI GIỚI THIỆU

Trong cuộc sống hàng ngày, luôn luôn phát sinh những
mâu thuẫn, xích mích và tranh chấp nhỏ trong gia đình và trong
cộng đồng dân cư, từ đó làm nảy sinh những rạn nứt trong quan
hệ tình cảm gắn bó làng xóm, láng giềng, dòng họ và đe doạ đến
hạnh phúc, tổ ấm gia đình. Từ những mẫu thuẫn, tranh chấp nhỏ
nếu không được ngăn chặn, giải quyết kịp thời, triệt để sẽ dẫn
đến những vụ việc phức tạp xảy ra tranh chấp, khiếu kiện dân sự
kéo dài, thậm chí còn có thể phát sinh thành vụ án hình sự. Đây
là một trong những mầm mống gây mất trật tự an toàn xã hội ở
khu dân cư, làm xói mòn tình cảm tương thân, tương ái, gây mất
đoàn kết trong nội bộ nhân dân vốn là truyền thống tốt đẹp của
dân tộc Việt Nam.
Để giải quyết những mâu thuẫn, xích mích và tranh chấp
nhỏ này, công tác hoà giải ở cơ sở có vị trí và vai trò đặt biệt
quan trọng, nó không những giải quyết các mâu thuẫn và tranh
chấp nhỏ trong nhân dân; phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp
luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội ở khu dân cư, mà nó còn là
bộ phận không thể thiếu được của công tác vận động quần
chúng, nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố và
phát huy những tình cảm, đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, gắn kết tình cảm giữa gia đình và cộng đồng dân cư.

4


Để góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức làm
công tác quản lý nhà nước về công tác hoà giải ở cơ sở và đội
ngũ Hoà giải viên trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở tài liệu hướng dẫn

nghiệp vụ của Bộ Tư pháp, chúng tôi sắp xếp, biên tập lại thành
cuốn “Sổ tay Hoà giải viên cơ sở” để làm tài liệu hướng dẫn
nghiệp vụ về công tác hoà giải ở cơ sở; đồng thời giới thiệu một
số kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động hoà giải và một số quy
định của của pháp luật thường được vận dụng trong công tác hoà
giải ở cơ sở.
Cuốn sổ tay gồm hai tập:
Tập 1- Hướng dẫn nghiệp vụ hoà giải ở cơ sở, giới thiệu
một số vấn đề chung về công tác hoà giải ở cơ sở, nghiệp vụ hoà
giải ở cơ sở, quản lý nhà nước về công tác hoà giải ở cơ sở và
trích dẫn một số văn bản của Trung ương và của tỉnh Lạng Sơn
về công tác hoà giải ở cơ sở.
Tập 2- Giới thiệu một số kinh nghiệm từ thực tế hoạt
động hoà giải của các Tổ hoà giải trong cả nước về các lĩnh vực
pháp luật và giới thiệu một số quy định của của pháp luật thường
được vận dụng trong công tác hoà giải ở cơ sở được biên soạn
dưới dạng hỏi đáp pháp luật.
Hy vọng rằng, hai cuốn sổ tay này sẽ là tài liệu nghiệp vụ
cần thiết để Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch và Hoà giải viên cơ sở
tham khảo và áp dụng trong quá trình thực hiện công tác hoà
giải.

5


Trong quá trình biên tập tài liệu không tránh khỏi những
sai sót, chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được ý kiến đóng
góp của bạn đọc để hoàn thiện tài liệu này.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Lạng Sơn, tháng 12 năm 2007

BAN BIÊN TẬP

6


PHẦN I
NGHIỆP VỤ HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC HÒA GIẢI
Ở CƠ SỞ
1. Khái niệm, bản chất hoà giải ở cơ sở
Trong khoa học cũng như trong thực tiễn có nhiều quan
niệm về hoà giải tùy theo cách tiếp cận phù hợp với từng loại
hình hoà giải. Một số luật gia cho rằng hoà giải là chế định pháp
luật về hoà giải, coi hoà giải như một nguyên tắc, trình tự, thủ
tục giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao
động của Toà án; còn các nhà thực tiễn thì coi hoà giải là những
hành vi thuyết phục các bên tranh chấp xoá bỏ những tranh
chấp, mâu thuẫn, bất đồng.
Theo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học xã hội
phát hành năm 1995 thì hoà giải được hiểu là “hành vi thuyết
phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một
cách ổn thoả”. Quan niệm này nêu lên phương thức và mục đích
của hoà giải nhưng chưa khái quát được bản chất, nội dung và
các yếu tố cấu thành các loại hình hoà giải. Trên thực tế cả trong
lý luận cũng như trong thực tiễn, các luật gia cho rằng khó có
thể đưa ra một khái niệm hoà giải chung cho tất cả các loại hình
hoà giải trong đời sống xã hội, vì mỗi một loại hình hoà giải đều

7



có đối tượng là các tranh chấp có tính chất, đặc trưng riêng của
mình; trình tự, thủ tục tiến hành hoà giải, chủ thể tham gia quan
hệ hoà giải của mỗi loại hình hoà giải cũng khác nhau, mặc dù
các loại hình hoà giải cũng có một số đặc trưng chung giống
nhau.
Ở nước ta hiện nay có những hình thức hoà giải khác nhau:
hoà giải tại Toà án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự,
hôn nhân và gia đình, hoà giải các tranh chấp lao động, hoà giải
bằng trọng tài thương mại, hoà giải các tranh chấp nhỏ tại cộng
đồng dân cư thông qua hoà giải ở cơ sở.
Điều 127 Hiến pháp 1992 ghi nhận: "ở cơ sở, thành lập
các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những vi
phạm pháp luật và những tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo
quy định của pháp luật".
Cụ thể hóa Hiến pháp, Điều 1 Pháp Lệnh về tổ chức và
hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 1998 quy định: “Hòa giải ở cơ
sở được thực hiện thông qua hoạt động của Tổ hòa giải hoặc
các tổ chức thích hợp khác của nhân dân ở thôn, xóm, bản, ấp,
tổ dân phố và các cụm dân cư khác để hướng dẫn, giúp đỡ,
thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện
giải quyết với nhau những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ
nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn
chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong
cộng đồng dân cư”.

8


Điều 2 Nghị định số 160/NĐ-CP ngày 18/10/1999 của

Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp Lệnh về tổ
chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở (sau đây gọi tắt là Nghị định
số 160/NĐ-CP của Chính phủ) quy định: “Hòa giải ở cơ sở là
việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt
được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những vi phạm
pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ
nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý truyền
thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa,
hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
trong cộng đồng dân cư”.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động hoà giải ở cơ sở
trong thời gian qua cho chúng ta thấy hoà giải ở cơ sở có một số
đặc điểm sau đây:
- Hoà giải là một hình thức giải quyết những tranh chấp
giữa các bên theo quy định của pháp luật, nghĩa là hoạt động hoà
giải chỉ được thực hiện khi có tranh chấp về quyền lợi và lợi ích
giữa các bên tranh chấp. Theo quy định của pháp luật, những
tranh chấp này được giải quyết bằng hình thức hoà giải theo ý
chí, nguyện vọng của các bên tranh chấp;
- Trong hoạt động hoà giải, các bên tranh chấp cần đến
một bên thứ ba làm trung gian hoà giải, giúp các bên đạt được
thoả thuận, chấm dứt tranh chấp, bất đồng. Bên thứ ba ở đây là
Hoà giải viên (hoặc cũng có thể là một cá nhân có uy tín, có sức

9


thuyết phục, cảm hoá các bên tranh chấp) trực tiếp tham gia
trong quan hệ hoà giải, nhưng có vai trò trung lập và độc lập với
các bên tranh chấp. Người làm trung gian chỉ có quyền giải

thích, thuyết phục, cảm hoá hai bên tranh chấp thương lượng,
thoả thuận chấm dứt tranh chấp, mâu thuẫn hay xung đột, mà
không được áp đặt hoặc can thiệp vào nội dung thoả thuận của
các bên;
- Hoà giải trước hết là sự thoả thuận, thể hiện ý chí và
quyền định đoạt của chính các bên tranh chấp. Hay nói cách
khác, chủ thể của quan hệ hoà giải phải chính là các bên tranh
chấp vì họ chính là chủ thể của các tranh chấp, các mâu thuẫn,
nên họ có toàn quyền định đoạt để giải quyết các mâu thuẫn,
tranh chấp đó, chứ không phải là ai khác. Điều này thể hiện ý chí
mong muốn và khả năng của mỗi bên trên cơ sở đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và truyền thống
đạo đức xã hội, trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện của mỗi bên.
- Nội dung thoả thuận của các bên tranh chấp không được
trái với quy định của pháp luật và phải phù hợp với đạo đức xã
hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân ta. Dù cho thoả
thuận đó thể hiện ý chí tự nguyện của các bên tranh chấp, nhưng
nội dung của thoả thuận đó không phù hợp với quy định của
pháp luật, trái đạo đức xã hội, thì sẽ không được công nhận.
Như vậy, hoà giải là quá trình các bên tranh chấp tự nguyện
thỏa thuận giải quyết những tranh chấp, bất đồng. Trong quá

10


trình hoà giải cần đến một bên thứ ba với vai trò trung lập, làm
trung gian, giúp các bên tranh chấp giải quyết được những bất
đồng và đạt được một thoả thuận phù hợp với quy định của pháp
luật, đạo đức xã hội và tự nguyện thực hiện những thoả thuận
đó.

Từ những đặc điểm của hoạt động hoà giải của Tổ hoà giải
đã phân tích trên đây, có thể nói rằng hoà giải ở cơ sở là quá
trình Hoà giải viên vận dụng pháp luật, đạo đức xã hội để giải
thích, hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp tự
nguyện giải quyết với nhau những vi phạm pháp luật và tranh
chấp nhỏ nhằm xoá bỏ mâu thuẫn, bất đồng và đạt được thoả
thuận phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, góp phần xây
dựng tinh thần đoàn kết trong nội bộ nhân dân, tương thân,
tương ái, giữ gìn đạo đức, tình làng nghĩa xóm, giữ gìn an ninh
chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư, chủ
động phòng ngừa và hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật ở
cơ sở.
2. Ý nghĩa, vai trò của công tác hoà giải ở cơ sở
Với hiệu quả thiết thực của mình, công tác hoà giải ở cơ sở
thực sự có vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng ở cơ sở.
Thứ nhất, việc hoà giải các vi phạm pháp luật và các tranh
chấp, mâu thuẫn, bất đồng giữa các thành viên trong gia đình,
giữa các cá nhân trong cộng đồng dân cư đã góp phần giữ gìn
đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huy những tình

11


cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng
dân cư, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự,
an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư.
Thứ hai, hoạt động hoà giải ở cơ sở góp phần tích cực
trong việc hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp,
kéo dài. Mỗi vụ việc xảy ra ở cơ sở, nếu được hoà giải, giải
quyết kịp thời sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của

chính các bên tranh chấp, cũng như của các cơ quan nhà nước
như chính quyền địa phương, toà án.
Thứ ba, hoạt động hoà giải ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng
đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.
Bằng việc vận dụng những quy định của pháp luật để giải thích,
phân tích, thuyết phục các bên tranh chấp, Tổ viên Tổ hoà giải
góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật và quan trọng hơn là cảm
hoá, giáo dục ý thức nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật cho các
bên.
II. TỔ CHỨC HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
1. Tổ hoà giải ở cơ sở
Điều 2 Pháp Lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở
quy định: “Hoà giải ở cơ sở được thực hiện thông qua hoạt
động của Tổ hoà giải hoặc các tổ chức thích hợp khác của nhân
dân ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác
phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán
tốt đẹp của nhân dân”.

12


Như vậy, có hai mô hình tổ chức có thể thực hiện việc hoà
giải ở cơ sở là:
- Tổ hoà giải ở cơ sở:
Tổ hoà giải ở cơ sở là tổ chức tự quản của nhân dân được
thành lập ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác
để thực hiện hoặc tổ chức thực hiện việc hoà giải những việc vi
phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định
của pháp luật.
Tổ hoà giải không phải là một cơ quan hành chính, tổ chức

mang tính quyền lực như Toà án tiến hành hoà giải trong thời
hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, hôn nhân gia đình,
hay như tổ chức trọng tài thương mại là tổ chức phi chính phủ có
tư cách pháp nhân có con dấu và tài khoản riêng, hoặc Hội đồng
hoà giải lao động cơ sở hoặc Hoà giải viên lao động của cơ quan
lao động quận, huyện.
Tính chất tự quản của Tổ hoà giải thể hiện ở chỗ các Tổ
viên Tổ hoà giải là những người được nhân dân bầu và họ tự
điều hành, quản lý công việc của mình.
Tổ hoà giải có tổ trưởng và các tổ viên do Uỷ ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn phối hợp với các tổ chức
thành viên của Mặt trận lựa chọn, giới thiệu để nhân dân bầu và
do Uỷ ban nhân dân cùng cấp công nhận.
Số lượng Tổ viên Tổ hoà giải không ấn định số lượng cụ
thể. Tuy nhiên, mỗi Tổ hoà giải phải có ít nhất 3 Hoà giải viên.

13


Tổ hoà giải có thể được thành lập ở từng thôn, xóm, bản, tổ
dân phố và cũng có thể được thành lập ở những cụm dân cư
khác như các chợ cố định, tụ điểm du lịch, vui chơi giải trí.
Căn cứ đặc điểm, tình hình cụ thể của cụm dân cư và kết
quả cuộc họp thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố, kết quả cuộc họp
chủ hộ hoặc kết quả phiếu lấy ý kiến chủ hộ, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định số lượng Tổ hoà giải ở
địa phương.
- Các tổ chức thích hợp khác của nhân dân ở thôn, xóm,
bản, tổ dân phố và các cụm dân cư: hòa giải của các thành viên
trong gia đình, họ tộc, hòa giải của các tổ chức tự quản của nhân

dân, các đoàn thể xã hội…
2. Tổ viên Tổ hoà giải
Tiêu chuẩn Tổ viên Tổ hoà giải (Điều 9 Pháp Lệnh về tổ
chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở):
Tổ viên Tổ hòa giải do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
xã, phường, thị trấn phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt
trận đề cử hoặc tự mình ứng cử vào danh sách bầu Tổ viên Tổ
hoà giải để nhân dân bầu và được ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn ra quyết định công nhận. Tổ viên Tổ hòa giải là công dân
từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự, nghĩa là có khả
năng bằng chính hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền,
nghĩa vụ dân sự và có đủ các tiêu chuẩn sau:

14


- Có phẩm chất đạo đức tốt, nghiêm chỉnh chấp hành chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và có uy
tín trong nhân dân;
- Có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân thực hiện
chính sách, pháp luật;
- Tự nguyện tham gia tổ chức hoà giải, có tinh thần trách
nhiệm, nhiệt tình trong công tác hoà giải.
Tổ viên Tổ hoà giải là người giúp cho các bên có tranh chấp
phân biệt được phải trái, đúng sai. Vì vậy, để tiếng nói của Tổ
viên Tổ hoà giải thực sự “có trọng lượng” thì Tổ viên Tổ hoà giải
phải là người có uy tín trong nhân dân. Trước hết, đó phải là
người gương mẫu trong lối sống đạo đức, nghiêm chỉnh chấp
hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Những người “có uy tín trong nhân dân” không phải lúc nào cũng

là những người cao tuổi. Thực tế cho thấy, nhiều Tổ viên Tổ hoà
giải mặc dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã hoà giải thành nhiều
mâu thuẫn gay gắt giữa các bên tranh chấp.
Khác với các Thẩm phán hoà giải tại Toà án, các thành
viên Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hay các trọng tài viên, Tổ
viên Tổ hoà giải làm việc trên tinh thần tự nguyện. “Ăn cơm
nhà, vác tù và hàng tổng” là hình ảnh vẫn thường được ví với
những người làm công tác hoà giải. Công việc họ làm không có
lương bổng, lại đòi hỏi nhiều công sức và thời gian vật chất. Vì

15


vậy, nếu thiếu sự tự nguyện, không có lòng nhiệt tình và sự tận
tâm, Hoà giải viên khó có thể hoàn thành công việc của mình.
Tổ viên Tổ hoà giải có các quyền hạn, nhiệm vụ (Điều 11
Nghị định số 160/1999/NĐ-CP của Chính phủ):
- Hoà giải các vụ việc theo quy định của pháp luật.
Không phải bất kỳ một tranh chấp, vụ việc vi phạm pháp
luật nào xảy ra tại địa bàn Hoà giải viên cũng có quyền hoà giải.
Pháp luật quy định cụ thể nhóm vụ việc được hoà giải và những
việc không được hoà giải ở cơ sở (được trình bày trong phần
“Phạm vi hoà giải”). Tổ viên Tổ hoà giải phải tuân thủ nghiêm
chỉnh quy định này.
- Mục tiêu hướng tới của hoà giải giúp người dân nghiêm
chỉnh chấp hành pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất các tranh
chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật xảy ra. Đối với Hoà giải
viên, một nhiệm vụ không kém phần quan trọng so với trực tiếp
thực hiện hoà giải là thông qua hoạt động hoà giải, tuyên
truyền, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

Để làm được điều này, đòi hỏi Hoà giải viên phải có kiến
thức pháp luật không chỉ là những quy định liên quan đến vụ
việc mình hoà giải mà còn những hiểu biết pháp luật trong nhiều
lĩnh vực khác nhau, nhất là những lĩnh vực gắn với cuộc sống ở
địa phương và luôn có ý thức kết hợp việc phổ biến, tuyên
truyền pháp luật cho nhân dân trong quá trình hoà giải.

16


- Đối với những tranh chấp không thuộc phạm vi hoà giải
có thể ảnh hưởng đến trật tự, an ninh ở địa phương, thì Tổ viên
Tổ hoà giải phải báo cáo Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
để xem xét và có biện pháp giải quyết.
3. Tổ trưởng Tổ hoà giải
Tổ trưởng Tổ hoà giải do các Tổ viên Tổ hoà giải bầu. Tổ
trưởng Tổ hoà giải phụ trách Tổ hoà giải, đồng thời tham gia
hoạt động hoà giải với tư cách Tổ viên.
Tổ trưởng Tổ hoà giải có các quyền hạn, nhiệm vụ (Điều 8
Pháp Lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở; Điều 10
Nghị định số 160/1999/NĐ-CP của Chính phủ):
- Phân công, điều hoà, phối hợp hoạt động của Tổ viên Tổ
hoà giải;
- Phối hợp với các Tổ hoà giải trong việc nâng cao nghiệp
vụ và trong hoạt động hoà giải tranh chấp liên quan đến địa bàn
hoạt động của các Tổ hoà giải đó;
- Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất để rút kinh
nghiệm về công tác hoà giải và đề xuất với Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn về các biện pháp nâng cao hiệu quả của công
tác hoà giải, cung cấp tài liệu và các thông tin nâng cao nghiệp

vụ hoà giải;

17


- Báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác hoà giải cho Uỷ
ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam cùng cấp;
- Đại diện cho Tổ hoà giải trong quan hệ với Trưởng thôn,
xóm, bản, Tổ trưởng tổ dân phố, cụm dân cư và với các cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở.
4. Thủ tục bầu Tổ viên, Tổ trưởng Tổ hoà giải (Điều 8
Nghị định số 160/1999/NĐ-CP của Chính phủ)
Tổ viên Tổ hoà giải do nhân dân bầu. Công dân từ 18 tuổi
trở lên, có năng lực hành vi dân sự và có đủ các tiêu chuẩn của
Tổ viên Tổ hoà giải đều có quyền đề cử, ứng cử vào danh sách
bầu Tổ viên Tổ hoà giải.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn
phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận lựa chọn, giới
thiệu người để nhân dân bầu Tổ viên Tổ hoà giải.
Hình thức bầu Tổ viên Tổ hoà giải:
Việc bầu Tổ viên Tổ hoà giải được tổ chức ở thôn, xóm,
bản, tổ dân phố và cụm dân cư nơi Tổ hoà giải hoạt động và
được tiến hành theo một trong các hình thức sau:
- Họp nhân dân bàn, biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu
kín;
- Họp chủ hộ trong thôn, xóm, bản, tổ dân phố, biểu quyết
công khai hoặc bỏ phiếu kín.

18



- Trong trường hợp không tổ chức họp được thì phát phiếu
lấy ý kiến của chủ hộ gia đình.
Yêu cầu đối với cuộc họp bầu Tổ viên Tổ hoà giải:
- Những người tham gia họp nhân dân hoặc đại diện cho
chủ hộ trong cuộc họp chủ hộ phải là người từ 18 tuổi trở lên và
có năng lực hành vi dân sự.
- Các cuộc họp nói trên được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số
người trong diện họp tham dự.
Trưởng thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố tổ chức và chủ trì
các cuộc họp nhân dân, họp chủ hộ để bầu Tổ viên Tổ hoà giải
hoặc tổ chức việc phát phiếu lấy ý kiến chủ hộ.
Công nhận Tổ viên Tổ hoà giải:
Người được bầu là Tổ viên Tổ hoà giải phải được quá nửa số
người tham gia bầu tán thành.
Bầu Tổ trưởng Tổ hòa giải:
Tổ trưởng Tổ hoà giải do các Tổ viên Tổ hoà giải bầu trong
số Tổ viên của tổ.
Kết quả các cuộc họp nhân dân, họp chủ hộ, kết quả lấy ý
kiến chủ hộ bầu Tổ viên Tổ hoà giải và việc bầu Tổ trưởng Tổ
hoà giải phải được lập thành biên bản.

19


Các biên bản này phải được gửi đến Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân xã, phường, thị trấn xem xét để ra quy định công nhận thành
phần Tổ hoà giải.
5. Miễn nhiệm Tổ viên Tổ hoà giải

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 160/1999/NĐ-CP
ngày 18/10/1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Pháp Lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở thì việc
miễn nhiệm Tổ viên Tổ hoà giải được thực hiện đối với Tổ viên
Tổ hoà giải không còn đủ tiêu chuẩn hoặc theo nguyện vọng cá
nhân xin rút khỏi Tổ hoà giải.
Những trường hợp Tổ viên Tổ hoà giải bị miễn nhiệm do
không còn đủ tiêu chuẩn:
- Có hành vi vi phạm pháp luật;
- Có hành vi trái đạo đức xã hội;
- Thiếu nhiệt tình trong hoạt động hoà giải;
Tổ viên Tổ hoà giải có thể được miễn nhiệm khi có nguyện
vọng xin rút khỏi Tổ hoà giải vì lý do sức khỏe hoặc vì những
điều kiện, hoàn cảnh khác mà không thể tiếp tục tham gia công
tác hoà giải.
Thủ tục miễn nhiệm Tổ viên Tổ hòa giải:
Việc miễn nhiễm Tổ viên Tổ hoà giải được thực hiện thông
qua họp nhân dân, họp chủ hộ trong thôn, xóm, bản, tổ dân phố.

20


Trong trường hợp không tổ chức họp được thì phát phiếu lấy ý
kiến của chủ hộ.
Trưởng thôn, xóm, bản, tổ dân phố tổ chức và chủ trì các
cuộc họp nhân dân, họp chủ hộ về việc miễn nhiệm Tổ viên Tổ
hoà giải hoặc tổ chức việc phát phiếu lấy ý kiến chủ hộ.
Căn cứ biên bản các cuộc họp nhân dân, họp chủ hộ hoặc
kết quả phiếu lấy ý kiến chủ hộ, Ban Tư pháp đề nghị bằng văn
bản để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp xem xét quyết định

việc miễn nhiệm Tổ viên Tổ hoà giải.
III. HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
1. Phạm vi hoà giải (Điều 3 Pháp Lệnh về tổ chức và hoạt
động hòa giải ở cơ sở và Điều 4 Nghị định số 160/1999/NĐ-CP
của Chính phủ)
1.1. Những việc được hoà giải
Hoà giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục
các bên đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau
những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ.
Như vậy, không phải tất cả mọi vụ việc xảy ra ở địa bàn
thôn, xóm, bản, tổ dân phố, cụm dân cư đều có thể được tiến
hành hoà giải. Theo quy định của pháp luật chỉ những vi phạm
pháp luật và tranh chấp nhỏ mới được hoà giải ở cơ sở. Phạm vi
“nhỏ” của tranh chấp không phải là về giá trị vật chất của tranh
chấp. Các tranh chấp và vi phạm pháp luật được hoà giải ở cơ sở

21


không yêu cầu phải được giải quyết theo các trình tự thủ tục tố
tụng bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan tiến
hành tố tụng. Mặc dù các vi phạm, tranh chấp không gây hậu
quả nghiêm trọng ngay tức thì nhưng nếu không được giải quyết
dứt điểm sẽ dẫn đến mất ổn định trật tự trong nội bộ nhân dân.
Với sự giúp đỡ của Hoà giải viên, các bên tranh chấp có thể thoả
thuận, giải quyết mâu thuẫn dựa trên cơ sở tình cảm (gia đình,
làng xóm), các quy tắc đạo đức, luân lý, tập quán, phong tục tốt
đẹp ở địa phương, nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân,
phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn
xã hội trong cộng đồng dân cư.

Hoà giải được tiến hành đối với việc vi phạm pháp luật và
tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư giữa các thành viên
trong một hộ gia đình, các hộ gia đình với nhau hoặc các cá
nhân với nhau. Cụ thể:
- Mâu thuẫn, xích mích giữa các cá nhân với nhau:
Trong cuộc sống hàng ngày, có thể nảy sinh mâu thuẫn, xích
mích giữa các thành viên trong gia đình như cha mẹ và con cái,
ông bà với các cháu, giữa anh, chị, em do khác nhau về quan
niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn, xích
mích giữa các cá nhân trong quan hệ xóm giềng như sử dụng lối
đi qua nhà, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ
giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung...;

22


Ví dụ: Nhà ông A và nhà bà B ở cùng khu tập thể. Nhà ông
A ở tầng 1, bà B ở tầng 2. Bà B có trồng mấy chậu hoa ở ban
công. Mỗi khi bà tưới hoa, nước lại chảy từ các chậu cây xuống
nhà ông A. Mặc dù ông A đã nhắc nhở nhiều lần, nhưng bà B
không tiếp thu, vẫn để nước chảy xuống nhà ông A. Giữa hai
bên thường xuyên to tiếng, cãi vã nhau vì chuyện này, gây mất
trật tự trong khu tập thể.
- Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân
sự như tranh chấp phát sinh từ các quan hệ về tài sản, quan hệ
hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất
(thực hiện nghĩa vụ khi vay, mượn tài sản, tranh chấp đối với gia
súc, gia cầm bị thất lạc, tranh chấp giữa những người được
hưởng thừa kế…).
Ví dụ: Ông C cho người em họ là anh K mượn chiếc xe

đạp. Khi biết anh K ngày nào cũng dùng chiếc xe đạp đó để chở
hoa quả ra thị trấn bán, bà M vợ ông C đã sang nhà anh K đòi
chiếc xe về. Anh K không trả xe cho M vì cho rằng xe là do ông
C cho anh mượn nên anh chỉ trả cho ông C mà thôi. Không đòi
được xe, bà M đã lớn tiếng chửi anh K làm ầm ĩ cả xóm.
- Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ hôn
nhân và gia đình như thực hiện các quyền và nghĩa vụ của vợ,
chồng ; quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con ; nhận nuôi con
nuôi; ly hôn; yêu cầu cấp dưỡng.

23


Ví dụ: Bà H năm nay đã ngoài 70 tuổi, bà sống với vợ
chồng anh P con trai cả của bà. Tuy nhiên, do vợ anh P thường
nói hỗn và đối xử không tốt với bà H nên cô L, con gái bà H
muốn đón bà về ở với vợ chồng cô. Khi cô L tới nói chuyện thì
vợ chồng anh P đã phản đối rất gay gắt, họ cho rằng cô L đón bà
về nuôi là mong sau này bà để lại cho ngôi nhà. Không những
thế, vợ anh P còn khoá trái cửa buồng bà H lại, không cho bà ra
ngoài gặp con gái. Mâu thuẫn giữa vợ chồng anh P và cô L ngày
càng gay gắt.
Hoà giải viên chỉ có quyền thuyết phục, giải thích để các
bên có tranh chấp tự nguyện thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của mình như vợ chồng tôn trọng lẫn nhau, giúp đỡ, tạo điều
kiện cho nhau phát triển về mọi mặt…; nghĩa vụ và quyền chăm
sóc, nuôi dưỡng, nghĩa vụ và quyền giáo dục giữa cha mẹ và con
cái, nghĩa vụ và quyền của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu,
nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em, nghĩa vụ và quyền của bố
dượng, mẹ kế và con riêng, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi

và con nuôi… Đối với việc ly hôn, Hoà giải viên thực hiện việc
hoà giải, giúp đôi vợ, chồng tự hàn gắn tình cảm, giữ gìn hạnh
phúc gia đình. Hoà giải viên không được phép giải quyết, phân
xử việc ly hôn: cho vợ, chồng ly hôn hay ép buộc họ không
được ly hôn.
- Tranh chấp phát sinh từ những việc vi phạm pháp luật
mà theo quy định của pháp luật, những việc vi phạm đó chưa

24


đến mức bị xử lý bằng biện pháp hình sự hoặc biện pháp
hành chính. Hoà giải viên thực hiện hoà giải những việc như
trộm cắp vặt (rau, quả trong vườn, một số đồ dùng sinh hoạt có
giá trị không lớn), đánh, chửi nhau gây mất trật tự công cộng,
đánh nhau gây thương tích nhẹ, va quệt xe cộ gây thương tích
nhẹ. Tuy nhiên, nếu các bên tranh chấp thường xuyên để xảy ra
xô xát, đánh, chửi nhau gây mất trật tự trong cộng đồng dân cư
thì Tổ hoà giải phải báo với chính quyền để có biện pháp xử lý
kịp thời.
Ví dụ: Vườn sau nhà ông D có mấy cây ổi. Đến mùa ổi
chín, cháu N hàng xóm nhà ông rủ bạn bè về nhà rồi dùng sào
chọc trộm ổi nhà ông D làm rụng ổi nhà ông. Ông D đã nhiều
lần nhắc nhở nhưng bọn trẻ vẫn không nghe lời. Ông D đã sang
nhà nói chuyện với anh B là bố cháu N. Anh B cho rằng trẻ con
đùa nghịch là chuyện hoàn toàn bình thường. Giữa hai nhà đã
phát sinh mâu thuẫn, “chuyện trẻ con làm mất lòng người lớn”.
1.2. Những việc không được tiến hành hoà giải
Có những vụ việc Tổ hoà giải không được phép tiến hành
hoà giải. Những trường hợp này đều phải do cơ quan nhà nước

có thẩm quyền xử lý hoặc phải được xử lý theo các trình tự, thủ
tục theo quy định của pháp luật, cụ thể:
- Các tội phạm hình sự

25


×