Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Giáo Án Lịch Sử Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.05 KB, 55 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thống giáo án dạy học lịch sử Hải Dương được viết theo từng bài dạy
gắn với phân phối chương trình THCS và THPT. Hệ thống giáo án dạy học lịch
sử Hải Dương trong trường THCS và THPT nhằm đạt các mục tiêu sau đây.
1.1. Về kiến thức
Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và có hệ thống về lịch sử
Hải Dương từ nguồn gốc đến nay, cụ thể là:
Phần Lịch sử Hải Dương từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX: Khắc họa cho HS
hiểu biết về sự hình thành và phát triển của Hải Dương về kinh tế, văn hóa truyền
thống và vai trò phên dậu của xứ Đông trong suốt chiều dài lịch sử. Sự biến đổi
theo thời gian về địa danh, tên gọi; những thành tựu văn hóa qua các thời kỳ của
văn minh sông Hồng; truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân Hải Dương
trong thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ phong kiến… tất cả đã tạo nên một xứ Đông giàu
truyền thống văn hóa và cách mạng, đó chính là nền tảng cho những chặng đường
phát triển tiếp theo.
Phần Lịch sử Hải Dương từ 1858 đến 2010: Cung cấp cho học sinh những
kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của Hải Dương trong chặng đường lịch sử
đầy thăng trầm và thách thức. Truyền thống yêu nước của con người xứ Đông lại
một lần nữa được khẳng định qua quá trình đấu tranh chống Pháp và Mỹ xâm
lược. Những con người xứ Đông đã viết tiếp những truyền thống, những trang sử
hào hùng của cha ông bằng những thành tựu lớn lao, góp phần giành và giữ độc
lập dân tộc. Trong hòa bình, Hải Dương đã nhanh chóng vươn lên cùng đất nước,
trở thành một trọng điểm kinh tế của miền Bắc.
Phần các chuyên đề giúp cho học sinh được hiểu biết sâu hơn, lắng đọng
hơn về những truyền thống cao đẹp của địa phương, về những nhân vật tiêu biểu,
những làng nghề truyền thống và những di tích lịch sử quan trọng của quê hương,
trên cơ sở đó, HS biết trân trọng giá trị truyền thống và thêm yêu quê hương.
1.2. Về kỹ năng
Qua chương trình dạy học lịch sử Hải Dương, rèn cho HS các kỹ năng như
sử dụng, khai thác sách giáo khoa, khai thác tư liệu qua các kênh thông tin, kỹ
năng sưu tầm tư liệu qua thực tế cuộc sống. Trên cơ sở đó rèn cho học sinh kỹ


năng tư duy, biết phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện và các vấn đề lích sử qua
thực tiễn địa phương. Đồng thời, rèn cho HS phong cách, thói quen chủ động tìm
tòi trong học tập

1


1.3. Về tư tưởng
Thông qua việc giáo dục về truyền thống quê hương, giáo dục cho HS tình
yêu quê hương, trân trọng những gì thuộc về truyền thống của cha ông, từ đó có ý
thức giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của địa phương trong học
tập, xây dựng đất nước.

2


Chương 1.
LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỶ XV
Bài 1
LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỶ X

I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
Bài giảng cần giúp cho HS nắm được các kiến thức sau:
- Sự thay đổi về tên gọi và địa danh của Hải Dương qua các thời kỳ (từ
nguồn gốc đến thế kỷ XV)
- Những dấu tích của văn minh sông Hồng trên đất Hải Dương
- Những chuyển biến về kinh tế - xã hội Hải Dương và tinh thần đấu tranh
anh dũng của nhân dân Hải Dương trong thời kỳ Bắc thuộc.
2. Về kỹ năng:

Qua bài học rèn cho HS các kỹ năng:
- Kỹ năng quan sát bản đồ
- Kỹ năng phân tích và đánh giá các sự kiện và hiện tượng lịch sử
- Kỹ năng liên hệ, so sánh
3. Về tư tưởng
- Giáo dục tình yêu quê hương cho HS và ý thức giữ gìn những giá trị văn
hóa vật thể và vi vật thể của địa phương.
- Giáo dục ý thức tiếp nối truyền thống

II. Thiết bị, tài liệu cần cho bài giảng
- Hệ thống bản đồ về Hải Dương và bản đồ các tỉnh phía Bắc
- Hệ thống tranh ảnh về trống đồng tại Hải Dương và những thành tựu văn
hóa Hải Dương.
- Phim tư liệu về văn hóa Hải Dương thời kỳ này (nếu có)
- Tài liệu về Lịch sử Hải Dương

III. Hoạt động dạy và học
1. Giới thiệu bài mới
- Sử dụng những hình ảnh và bản đồ về Hải Dương để giới thiệu khái quát
về bài giảng.
- Có thể sử dụng một đoạn phim tư liệu để giới thiệu về Hải Dương văn
hiến cùng với những thành tựu chung, tạo ấn tượng và sự thu hút đối với HS.
2. Dạy và học bài mới

3


Hoạt động dạy - học
- GV đưa bản đồ tình Hải Dương.
-Giới thiệu về vị trí địa lí của Hải Dương

ngày nay.
- Kết hợp tài liệu giới thiệu thêm về địa
giới của Hải Dương ngày xưa -> Hs hiểu
rằng địa giới của Hải Dương xưa rộng
hơn ngày nay.
=> GV kết luận và bổ sung : Hải Dương
là cửa ngõ phía đông của kinh thành
Thăng Long, là phên dậu bảo vệ của
kinh thành Thăng Long
-Diện tích đất tự nhiên 165.480 ha, dân
số trên 1,7 triệu người, gồm 10 huyện, 1
TP và 1 thị xã.

Kiến thức cơ bản
1- Địa danh Hải Dương qua các
thời kì lịch sử
a- Vị trí địa lí
- Nằm ở đông bắc đồng bằng sông
Hồng, là cửa ngõ phía đông của kinh
thành Thăng Long, phía Bắc giáp với
Bắc Giang, phía đông, đông nam giáp
với Quảng Ninh và Hải Phòng, phía
nam giáp Thái Bình, phía Tây, tây
nam giáp Bắc Ninh và Hưng Yên

HS đọc đoạn : Thời kì cổ đại...Trấn Hải b- Tên gọi Hải Dương qua các thời
Đông.
kì lịch sử
HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu
Thời kì

Tên gọi
- Thời Hùng Bộ Dương Tuyền
học tập:
Vương
Huyện An Định ->
Qua các thời kì lịch sử Hải Dương đã
- Thời Bắc Hồng Châu
mang những tên gọi nào?
thuộc
Thời kì
Tên gọi
Hồng lộ->Hải Đông
- Thời Hùng Vương
lộ->Thừa tuyên
- Thời Bắc thuộc
Nam Sách-> Thừa
- Thời phong kiến
- Thời nay
- Thời
tuyên Hải Dương
phong kiến
(Xứ Đông)-> Trấn
? Theo em tên gọi Hải Dương có ý nghĩa gì?
Hải Dương
“ ánh dương từ miền duyên hải chiếu về”
Hải
Dương->Hải
? Tại sao Hải Dương trong lịch sử luôn
- Thời nay Hưng->Hải Dương
được coi là một trong bốn trấn quan

trọng của kinh thành Thăng Long?
->Đây là vùng châu thổ trù phú, thuận lợi
phát triển nghề nông và nghề chài lưới
trấn giữ phía đông, là phên dậu bảo vệ

4


kinh thành Thăng Long.
GV Đưa đoạn tư liệu sau và hình ảnh
trống đồng Hữu Chung lên màn hình.
Đời Hùng Vương thứ 6, thành Dền( nay
là Ngọc Lặc-Ngọc Sơn)đã là thủ phủ của
bộ Dương Tuyền, một trong 15 bộ lạc
hùng mạnh nhất nước Văn Lang.
Cuối tháng 12-1983 các nhà khảo cổ
học Hải Dương đã khai quật một ngôi
mộ cổ ở thôn Ngọc Lặc. Viện khảo cổ
học xác định đây là mộ từ thời Bắc
thuộc, giai đoạn Đông Hán(khoảng TKITKII)
? Em có nhận xét gì về lịch sử vùng đất
Hải Dương?
GV kết luận: “Vùng đất Hải Dương hiện
nay vốn là...màu mỡ” như tài liệu đã in.
HS theo dõi đoạn: Dấu tích văn hóa Hòa
Bình....có thủ lĩnh.
? Người Việt cổ đã để lại những dấu tích
nào trên đất Hải Dương?
-Dấu tích cổ:
+ Thời Hòa Bình: có công cụ đá , di cốt

người ở núi Nhẫm Dương(Kim Môn).
+ Thời Đông Sơn: có mũi tên Đồng, giáo
đồng, rìu đồng ( Kim Môn).Hệ thống mộ
thuyền ở Kim Thành, Nam Sách, Gia
Lộc. Trống đồng ở Thanh Hà, Tứ Kỳ
+Là bộ Dương Tuyền trong 15 bộ lạc
của nước Văn Lang Có nhiều đình, đền
thờ các bộ tướng thời Hùng Vương.
HS Thảo luận cặp đôi
? Qua những dấu tích này em biết gì về
cuộc sống của người Việt cổ trên đất Hải
Dương? Từ đó em hãy so sánh với cuộc
sống của người Việt cổ trên đất nước ta

5

2- Vài nét về nền văn minh sông
Hồng trên đất Hải Dương

- Hải Dương là vùng đất có lịch sử
lâu đời

- Người Việt cổ để lại nhiều dấu
tích: Công cụ đá, di cốt người, mũi
tên đồng, giáo đồng, trống đồng, đồ
gốm.

- Cuộc sống của Người Việt cổ trên
đất Hải Dương



và đánh giá về trình độ văn minh của
người Việt Cổ trên đất Hải Dương?
- Các nhóm trình bày. Nhóm khác nhận
xét
* Về công cụ lao động
- có công cụ đá, đồng, gốm.
- Có Nghệ thụât đúc đồng tinh xảo
* Về kinh tế:
- Nông nghiệp:Nghề chăn nuôi, trồng
trọt phát triển.
- Thủ công nghệp :Nghề dệt, đan tre và
các nghề đánh cá, săn bắt giữ vai trò
quan trọng.
* Về văn hóa
- Đi lại chủ yếu bằng thuyền
- Có ý thức tự vệ
- Có tục chôn người chết, sùng bái con
người, sùng bái tự nhiên
=> Cuộc sống của người Việt cổ trên
- GV chốt kiến thức
đất Hải Dương khá phong phú với
nghề nông trồng lúa nước đã đạt tới
trình độ cao góp phần tạo nên nền
tảng và những nét đặc trưng của nền
văn minh Sông Hồng
3- Hải Dương trong thời kì Bắc
GV giới thiệu: Khi các triều đại phong thuộc ( TK II TrCN- TK X)
kiến phương Bắc đô hộ nước ta, Hải
Dương vẫn là một trung tâm kinh tế, a- Hải Dương thời kì Bắc thuộc

chính trị của quận Giao Chỉ. Giặc - Hải Dương là trung tâm kinh tế
phương Bắc đã thực hiện chính sách di chính trị của quận Giao Chỉ.
dân, đưa người Hán sang ở lẫn với
người Việt, Hải Dương với vị trí trung
tâm của đồng bằng Bác Bộ có đất đai trù
phú đã trở thành nơi định cư của nhiều
quan lại quý tộc người Hán.Vì vậy nền
kinh tế, xã hội và văn hóa Hải Dương có
nhiều chuyển biến.

6


Hs theo dõi đoạn tư liệu Về kinh tế...
? Kinh tế Hải Dương có chuyển biến gì?

* Về kinh tế:
- Xuất hiện công cụ sắt.
- Biết sử dụng phân bón ruộng.
- Các nghề gốm, nghề mộc, nghề
trồng dâu nuôi tằm dệt vải phát triển.
* Về xã hội:
Về xã hội cuộc sống của người Hải - Có sự phân hóa sâu sắc
Dương có gì thay đổi?
=> Xã hội Việt dần bị phong kiến
- Có sự phân hóa sâu sắc
hóa.
- Quý tộc địa chủ ngày càng đông: có
quý tộc địa chủ người Hán và người
Việt.

- Nông dân công xã bị mất đất trở thành
tá điền lệ thuộc địa chủ Hán.
=> Xã hội Việt dần bị phong kiến hóa.
* Về văn hóa:
? Bọn phong kiến phương Bắc đã thực
hiện chính sách văn hóa như thế nào khi
đô hộ nước ta?
- Bọn giặc phương bắc thực hiện chính
sách đồng hóa.
- Chữ Hán và đạo nho cũng được du - Nhân dân ta đã giữ vững nền văn
nhập .
hóa cổ truyền của dân tộc.
? Dân ta có theo phong tục tập quán của b- Cuộc đấu tranh chống Bắc
người Hán không?
Thuộc của nhân dân Hải Dương
- Năm 43 tướng Trương Mỹ tham
HS theo dõi đoạn tư liệu:
gia khởi nghĩa Hai bà Trưng đã
Năm 43 ....chống quân đô hộ phương đánh chặn quân Mã Viện tai Kẻ
Bắc.
Sặt.
Hải Dương là địa bàn của những cuộc - Năm 544 tướng quân Lý Quốc
khởi nghĩa nào? Đại tướng chỉ huy là ai? Bảo tham gia khởi nghĩa Lí Bí
chặn đánh quân Lương từ Phú
Lương tới Văn Thai
- Năm 905 Khúc Thừa Dụ(ở Ninh
Giang) chống lại nhà Đường giành

7



?Em có nhận xét gì về việc khúc Thừa
Dụ dựng quyền tự chủ?
GV giới thiệu đền thờ Khúc Thừa Dụ
?Tại sao nhân dân ta lập đền thờ ông?
Trách nhiệm của các thế hệ trẻ là phải
làm gì?
- Tỏ lòng biết ơn.
- Trách nhiệm là tôn tạo giữ gìn di tích.
- Học tập tốt, xây dựng quê hương Hải
Dương và đất nước Việt Nam ngày càng
giàu đẹp
3- Củng cố bài học:

quyền tự chủ
= > Đã đặt mốc kết thúc về cơ bản
ách thống trị của phong kiến
phương Bắc

? Theo dòng lịch sử Hải Dương đã mang những tên gọi nào?
? Tại sao Hải Dương luôn được coi là một trong bốn trấn quan trọng của
kinh thành Thăng Long ?
4- Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc: Địa giới của tỉnh Hải Dương, tên gọi của Hải Dương
qua các thời kì lịch sử, đặc điểm kinh tế văn hóa, xã hội của Hải Dương dưới thời
Bắc thuộc
- Lập bảng niên biểu về các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân
Hải Dương:
Thời gian


Những sự kiện

Bài 2
LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức

8


Bài giảng cần giúp cho HS nắm được các kiến thức sau:
- Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Hải Dương
- Những thành tựu về kinh tế của Hải Dương: Nông nghiệp, thủ công
nghiệp và thương nghiệp qua các triều đại (Tiền Lê, Lý, Trần).
- Sự phát triển văn hóa, giáo dục của Hải Dương (tôn giáo; giáo dục - khoa
cử) qua các triều đại (Tiền Lê, Lý, Trần).
2. Về kỹ năng:
Qua bài học rèn cho HS các kỹ năng:
- Kỹ năng phân tích và đánh giá các sự kiện và hiện tượng lịch sử
- Kỹ năng liên hệ, so sánh
3. Về tư tưởng
- Giáo dục tình yêu quê hương cho HS và ý thức giữ gìn những giá trị văn
hóa vật thể và vi vật thể của địa phương.
- Giáo dục ý thức tiếp nối truyền thống

II. Thiết bị, tài liệu cần cho bài giảng
- Hệ thống bản đồ về các trận đánh lớn trên đất Hải Dương
- Hệ thống tranh ảnh về các nhân vật lịch sử, văn hóa của Hải Dương thời kỳ này.

III. Tổ chức thực hiện bài giảng

1. Giới thiệu bài mới
- Có thể sử dụng một bài tập nhận thức kết nối các sự kiện lịch sử của dân
tộc với lịch sử địa phương cùng thời kỳ này về những sự kiện chính nhằm tạo nền
tảng cho HS tiếp thu bài mới trong một tổng thể kiến thức chung.
2. Dạy và học bài mới
Mục 1. Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
- GV Sử dụng một băng thời gian khái

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
a. Đấu tranh bảo vệ nền độc lập
quát lại sự kiện và tên nhà lãnh đạo của tự chủ dưới thời Đinh - Tiền Lê
những cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập - Hai danh tướng là Lê Viết Hưng và Lê
dân tộc trong thời đại nhà Lý, Trần, Lê. Viết Quang cùng Đinh Bộ Lĩnh dẹp
- GV tiếp tục sử dụng băng thời gian để loạn 12 sứ quân
giảng về tinh thần đấu tranh của nhân - Danh tướng Phạm Cự Lượng đã cùng
dân Hải Dương, kết hợp với việc sử Lê Hoàn phá tan quân Tống ở Tây Kết dụng bản đồ về các trận đánh để tạo Chi Lăng.
biểu tượng về không gian của trận đánh

9


tại địa phương .
- HS nhận xét, GV kết luận:
- Hải Dương có tinh thần đấu tranh
chống ngoại xâm ngay từ thời lập quốc
b. Đấu tranh bảo vệ nền độc lập
- GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS tự chủ dưới thời Lý - Trần - Lê sơ
điền tên những trận đánh lớn của dân
tộc thời Lý, Trần, Lê sơ - HS làm bài.

- GV kết luận, phân tích làm rõ:

- Thời nhà Trần, Trần Quốc Tuấn đã

- GV tạo biểu tượng về vùng Vạn Kiếp

đánh tan đạo quân chủ lực của Thoát
Hoan tại Vạn Kiếp, kết thúc thắng lợi
cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông
xâm lược lần thứ hai.
- Hai

- GV kể chuyện về các danh tướng

danh tướng là Yết Kiêu và

Nguyễn Chế Nghĩa (Gia Lộc) là những
tướng giỏi của Trần Quốc Tuấn.
- GV tiêu biểu tạo biểu tượng về người - Dưới thời hời Lê sơ: nhân dân Hải
Dương đã có những góp to lớn vào thắng
anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.
lợi của cuộc khởi nghĩa.
- Sử dụng phương pháp nhận thức lịch * Trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh
sử để giúp HS so sánh và nhận thức về chống xâm lược từ thế kỷ X đến thế kỷ
vai trò và truyền thống anh dũng của XV, nhân dân Hải Dương luôn khẳng
Hải Dương trong suốt chiều dài lịch sử định được ý chí đấu tranh kiên cường,
đấu tranh chống xâm lược từ thế kỷ X góp phần quan trọng trong công cuộc
bảo vệ đất nước.
đến thế kỷ XV


Mục 2. Sự phát triển về kinh tế - văn hóa
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
a. Sự phát triển kinh tế

- GV dùng phương pháp tái hiện lịch sử

10


kết hợp với hệ thống kênh hình để khắc - Nghề nông trồng lúa nước, chăn nuôi
họa, làm rõ sự phát triển của kinh tế gia súc gia cầm giữ vai trò chủ đạo
nông nghiệp, thủ công nghiệp và trong nền kinh tế và bước đầu phát
triển.
thương nghiệp của Hải Dương trong
- Các ngành, nghề thủ công như chạm
giai đoạn này.
khắc gỗ, đúc đồng làm gốm sứ phát
triển.
- GV dùng phương pháp tái hiện lịch sử b. Sự phát triển văn hóa - giáo dục
kết hợp với hệ thống kênh hình để làm
rõ về sự phát triển của Phật giáo tại Hải
Dương từ thời nhà Lý đến nhà Lê.

- Phật giáo chiếm địa vị độc tôn, trở
thành quốc giáo.

- GV kết hợp các phương pháp để làm rõ
sự phát triển của khoa cử ở Hải Dương,

qua đó giúp HS nhận rõ về truyền thống
hiếu học của cha ông. Dùng hình ảnh để
tạo biểu tượng về "Lò tiến sĩ xứ Đông", về
Văn miếu Mao Điền; về những tấm
gương đỗ đạt cao như Trạng Nguyên Mạc

-Từ thời Lý, Trần, đất Hồng Châu đã có
nhiều người đỗ đạt cao ra làm quan,
cống hiến cho đất nhước nhiều nhân tài
xuất chúng trên nhiều lĩnh vực như Mạc
Đĩnh Chi; Chu Văn An; Tuệ Tĩnh;
Phạm Sư Mạnh; Nguyễn Phi Khanh…

Đĩnh Chi quê Nam Sách; thầy thuốc Tuệ
Tĩnh người Cẩm Giàng; Phạm Sư Mạnh,
Nguyễn Đại Năng (Kinh Môn); Nguyễn
Phi Khanh (Chí Linh).
3- Củng cố bài học:
- Sử dụng bài tập nhận thức dưới dạng các trò chơi để cùng HS ôn lại những
truyền thống của quê hương.
- Tạo điều kiện cho HS được trao đổi, bày tỏ suy nghĩ, cảm nghĩ của mình
về lịch sử quê hương trong giai đoạn này.
4- Hướng dẫn về nhà:
- Hướng dẫn HS tìm hiểu về những nhân vật lịch sử và truyền thống hiếu
học của quê hương mình.

11


12



Chương 2
LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG
TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
Bài 3
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔ THỊ CỔ HẢI DƯƠNG
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
Bài giảng cần giúp cho HS nắm được các kiến thức sau:
- Sự hình thành và tiến trình phát triển của thị xã Hải Dương
- Sự phát triển kinh tế - văn hóa của đô thị cổ Hải Dương
- Đô thị cổ Thành Vạn (Chí Linh); Đô thị cổ Hồng Châu (Nam Sách); Đô thị
cổ Mao Điền (Cẩm Giàng); Thương cảng Đômi và đô thị cổ Vạn Ninh (Ninh Giang)
2. Về kỹ năng:
Qua bài học rèn cho HS các kỹ năng:
- Kỹ năng sử dụng sách giáo khoa, kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện
và hiện tượng lịch sử
- Kỹ năng liên hệ với thực tế và rút ra bài học lịch sử.
3. Về tư tưởng
- Giáo dục tình yêu quê hương cho HS và ý thức giữ gìn những giá trị văn
hóa củ quê hương.

II. Thiết bị, tài liệu cần cho bài giảng
- Hệ thống bản đồ về các đô thị cổ; các phố cổ và các công trình kiến trúc
cổ trên đất Hải Dương.
- Hệ thống tranh ảnh về các đô thị cổ của Hải Dương thời kỳ này.

III. Tổ chức thực hiện bài giảng
1. Giới thiệu bài mới

- Có thể sử dụng hình ảnh về các đô thị cổ của Việt Nam để gợi cho HS
nhớ lại sự hình thành và phát triển của các đô thị cổ trên cả nước trong cùng thời
kỳ như: Luy Lâu; Kinh Kỳ, Phố Hiến; Hội An. Trên cơ sở đó giới thiệu khái quát
cho HS về nội dung của bài học, đồng thời đặt vấn đề để các em tập trung chú ý
ngay từ đầu giờ.
2. Dạy và học bài mới

13


Mục 1. Đô thị Hải Dương
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
- GV sử dụng phương pháp tái hiện lịch
sử kết hợp với hình ảnh trực quan để
giới thiệu cho HS về vị trí, cấu trúc của
đô thị cổ Hải Dương gồm Thành Hải
Dương (Thành Đông) và Đông Kiều
Phố.

- GV hướng dẫn HS xác định vị trí của
các phố cổ bằng bản đồ.

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
a. Sự hình thành và tiến trình phát
triển của thị xã Hải Dương
- Cấu trúc của đô thị cổ Hải Dương
gồm Thành Hải Dương (Thành Đông)
và Đông Kiều Phố.
- Thành Hải Dương vừa là nơi ở và làm
việc của bộ máy quan lại cấp tỉnh cùng

các cơ quan chuyên môn; vừa là một
đồn binh quan trọng trấn giữ miền biên
ải phía Đông.
- Đông Kiều phố là khu dân cư (sinh
sống và buôn bán) ở khu phía đông của
Thành Đông

b. Sự phát triển kinh tế - văn hóa của
đô thị cổ Hải Dương
- GV giới thiệu về các hoạt động kinh - Hoạt động kinh tế chính trong đô thị
tế chính trong đô thị cổ Hải Dương có cổ Hải Dương là thủ công nghiệp và
liên hệ với thực tiễn ngày nay.
thương nghiệp
c. Về văn hóa - giáo dục
- Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của
- GV sử dụng phương pháp tái hiện lịch
sử, GV giới thiệu khái quát về tình hình nhân dân diễn ra tại các đình, chùa, đền,
miếu, nhà thờ… ở nơi cư trú.
văn hóa của đô thị cổ Hải Dương.
- Trường thi Hải Dương được đặt ở
Mao Điền là một thuận lợi cho khoa cử
xứ Đông phát triển.
- GV sử dụng bài tập nhận thức để yêu - Hoạt động kinh tế giao lưu, buôn bán
cầu HS nhận xét về những đặc điểm của đã phát triển, đóng vai trò là trung tâm
đô thị cổ Hải Dương?
trung chuyển hàng hóa giữa các địa
phương trong vùng
Mục 2. Các đô thị khác

14



HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- Sử sụng kết hợp các phương pháp và
sử dụng kênh hình để giảng về sự hình - Do vị trí thuận lợi, Hải Dương đã từng
thành, quá trình phát triển và đặc điểm có nhiều đô thị cổ và có vai trò quan
của các đô thị: Thành cổ Chí Linh; Mao trọng trong phát triển kinh tế đất nước
Điền - Cẩm Giàng; thương cảng Đô-mi
(Domea) và sự phát triển của vùng Quý
Cao (Tứ Kỳ), Ninh Giang
3. Củng cố bài học:
- GV yêu cầu HS nhận xét về các đô thị cổ ở Hải Dương và giá trị của nó
đối với sự phát triển của địa phương. Có thể thực hiện nội dung này bằng phiếu
học tập cho các nhóm.
4. Hướng dẫn HS làm bài tập
- Em có nhận xét gì về sự hình thành và phát triển của các đô thị cổ ở Hải
Dương

15


Bài 4
CÁC PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA HẢI DƯƠNG
(TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX)
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Bài giảng cần giúp cho HS nắm được những thành tựu trong đấu tranh
chống ngoại xâm của nhân dân Hải Dương trong các triều đại Hậu Lê, Tây Sơn,
Nguyễn.

- Bên cạnh đó, cần làm rõ nguyên nhân, diễn biến và kết quả của các
phong trào đấu tranh của nông dân Hải Dương chống áp bức bất công như khởi
nghĩa Nguyễn Tuyển; Nguyễn Cừ; Nguyễn Hữu Cầu.
2. Về kỹ năng:
Qua bài học rèn cho HS các kỹ năng:
- Biết hình dung, liên tưởng về các sự kiện lịch sử cụ thể.
- Biết so sánh, đánh giá những hiện tượng trong xã hội
- Biết cách đánh giá các nhân vật lịch sử tại địa phương
3. Về tư tưởng
- Thông qua các sự kiện lịch sử của quê hương, giáo dục cho HS lòng kính
yêu, khâm phục những người có công với dân, với nước.
- Giáo dục cho HS biết trân trọng tinh thần yêu nước bất khuất của cha ông.

II. Thiết bị, tài liệu cần cho bài giảng
- Hệ thống bản đồ về các trận đánh lớn trên đất Hải Dương
- Hệ thống tranh ảnh về các nhân vật lịch sử, văn hóa của Hải Dương thời kỳ này.

III. Tổ chức thực hiện bài giảng
1. Giới thiệu bài mới
- Đây là bài giảng mang tính chất các cuộc chiến tranh, nên GV bắt buộc
phải đặt nó trong bối cảnh lịch sử dân tộc. Vì vậy, GV có thể giới thiệu bài bắt
đầu bằng những thành tựu trong đấu tranh của dân tộc ta (có thể thông qua một
đoạn phim tư liệu, có thể thông qua một bài tập trắc nghiệm hoặc một hệ thống
hình ảnh…). Trên cơ sở đó, đặt vấn đề vào lịch sử địa phương.
2. Dạy và học bài mới
Mục 1. Phong trào đấu tranh chống ngoại xâm.
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- GV hướng dẫn HS đọc tài liệu và kể - Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nhân


16


tên những cuộc đấu tranh chống ngoại
xâm tiêu biểu của nhân dân Hải Dương.
- GV tường thuật về việc các bậc anh
hùng hào kiệt của Hải Dương và đóng
góp của họ vào chiến thắng chung của
dân tộc.
- GV tạo biểu tượng về các nhân vật LS

dân Hải Dương đã đem tài năng trí tuệ,
sức lực của mình góp phần vào chiến
thắng chung của dân tộc.

- Các nhân vật lịch sử tiêu biểu như
Nguyễn Trãi, Nguyễn Húc

- GV sử sụng bài tập nhận thức cho HS
nhận xét, đánh giá về công lao của các
nhân vật lịch sử địa phương với cuộc
kháng chiến chống quân Minh, có liên
hệ với thực tiễn
Mục 2. Phong trào đấu tranh của nông dân chống áp bức bất công
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- GV sử sụng câu hỏi phát vấn giúp HS - Xã hội nước ta ở giữa thế kỉ XVIII rối
ôn lại tình hình xã hội nước ta ở giữa ren, những mâu thuẫn trong xã hội sâu
thế kỉ XVIII.
sắc. Vì vậy, Hải Dương là nơi có phong

trào đấu tranh của nông dân diễn ra sôi
nổi, quyết liệt
- GV sử dụng kênh hình và bản đồ để
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu là cuộc
tái hiện và tạo biểu tượng về Nguyễn
khởi nghĩa lớn nhất, mãnh liệt nhất ở
Hữu Cầu và diễn biến, kết quả của khởi
Đàng ngoài trong thế kỷ XVIII.
nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.
- - GV yêu cầu HS nhận xét về cuộc
khởi nghĩa và vai trò của Nguyễn Hữu
Cầu qua việc khai thác câu hỏi trong tài
liệu: Vì sao nói: Khởi nghĩa Nguyễn
Hữu Cầu là cuộc khởi nghĩa lớn nhất,
mãnh liệt nhất ở Đàng ngoài thế kỉ
XVIII?

17


3. Củng cố bài học
- Khái quát lại những nét chính của bài, nhấn mạnh về tinh thần đấu tranh
của nhân dân Hải Dương cả trong kháng chiến chống xâm lược cũng như trong
đấu tranh giai cấp.
- Hướng dẫn cho HS lập niên biểu về các cuộc khởi nghĩa trên địa bàn tỉnh
(về thời gian, địa điểm, kết quả, ý nghĩa)
- Yêu cầu HS sưu tầm tài liệu về các phong trào đấu tranh gắn với lịch sử địa
phương của các em.
4. Hướng dẫn bài tập về nhà
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Vì sao nói: Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu là

cuộc khởi nghĩa lớn nhất, mãnh liệt nhất ở Đàng ngoài thế kỉ XVIII?
- Hướng dẫn HS phân tích về tính chất, quy mô và ý nghĩa lịch sử của phong
trào nông dân ở Hải Dương từ thế kỉ XV-nửa đầu thế kỉ XIX?
- Hướng dẫn HS sưu tầm tài liệu ở từng địa phương.

18


Bài 5
NHỮNG THÀNH TỰU VỀ KINH TẾ VĂN HÓA
CỦA HẢI DƯƠNG
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
Bài giảng cần giúp cho HS nắm được các kiến thức sau:
- Những thành tựu về kinh tế (nông nghiệp; thủ công nghiệp và thương
nghiệp) của Hải Dương trong các triều đại Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn.
- Sự phát triển văn hóa, giáo dục của Hải Dương (tôn giáo; giáo dục - khoa
cử) qua các triều đại Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn
2. Về kỹ năng:
Qua bài học rèn cho HS các kỹ năng:
- Kỹ năng tích hợp kiến thức của Ngữ văn và Lịch sử trong nhận thức
- Kỹ năng phân tích các vấn đề lịch sử, không hiện đại hóa lịch sử.
3. Về tư tưởng
- Giáo dục cho HS sự trân trọng các thành tựu kinh tế - văn hóa của quê
hương trong lịch sử.
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống quê hương cho HS và ý thức giữ
gìn những giá trị văn hóa của cha ông.

II. Thiết bị, tài liệu cần cho bài giảng
- Hệ thống tranh ảnh về các nhân vật lịch sử, văn hóa của Hải Dương thời kỳ này.

- Những câu chuyện kể về các danh nhân tiêu biểu của Hải Dương.

III. Tổ chức thực hiện bài giảng
1. Giới thiệu bài mới
- Gợi lại cho HS nhớ về tình hình đất nước trong các triều đại Hậu Lê, Tây
Sơn, Nguyễn. Có thể sử dụng băng thời gian kết hợp với so sánh để HS có cái
nhìn tổng thể về lịch sử dân tộc trong thời kỳ này.
- Tiếp đó, GV có thể sử dụng một đoạn văn hoặc thơ để giới thiệu về lịch
sử Hải Dương và giới thiệu nội dung bài học mới.
2. Dạy và học bài mới

Mục 1. Thành tựu về kinh tế
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
- GV đặt câu hỏi và hướng dẫn HS đọc
tài liệu để miêu tả và so sánh về tình

19

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT


hình kinh tế nông nghiệp của Hải
Dương qua các triều đại (có thể sử dụng - Nghề nông vẫn giữ vai trò chính và về
phiếu học tập hoặc bài tập trắc nghiệm), cơ bản vẫn được chính quyền phong
sau đó GV chốt lại và phân tích:
kiến có nhiều chính sách để khuyến
Thời Lê

Thời
nhà

Trịnh

Thời
Nguyễn

khích sản xuất phát triển.

1. Chính
sách của
nhà nước
2. Tình
hình kinh
tế nông
nghiệp
3. Đời
sống
nhân dân
Hải
Dương

- GV nêu vấn đề và hướng dẫn HS đọc
tài liệu để thống kê hoạt động kinh tế
thủ công nghiệp, các làng nghề truyền
thống của Hải Dương qua các triều đại,
sau đó GV phân tích.

- Các ngành, nghề thủ công ở các làng
xã ngày càng phát triển. Nhiều làng
nghề thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng
đã ra đời ở Hải Dương như: nghề khắc

ván gỗ in sách ở Hồng Lục, Liễu Tràng
(Tân Hưng - Gia Lộc): Nghề chạm
khắc gỗ Đông Giao; Nghề chạm khắc
đá Kính Chủ; Nghề đóng giày dép ở
Tam Lâm; Nghề làm vàng bạc ở Châu
Khê; Đặc biệt, nhấn mạnh nghề sản
xuất Chu Đậu.

- GV cho HS tìm hiểu thêm về các nghề
truyền thống tại quê hương.
- GV sử dụng phương pháp tái hiện lịch - Hoạt động thương mại ở Hải Dương
sử để giúp HS hiểu rõ sự phát triển phát triển, các huyện lỵ Hải Dương, hệ
thương nghiệp ở Hải Dương.
thống chợ phát triển mạnh
- Sử dụng bài tập nhận thức, tạo điều

20


kiện cho HS được trao đổi, phân tích,
đánh giá về tình hình kinh tế của Hải
Dương.
Mục 2. Sự phát triển văn hóa
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

- GV dùng kênh hình và phương pháp
miêu tả để khắc họa cho HS Nho giáo,
Phật giáo ở Hải Dương.

- Dùng kênh hình và phương pháp miêu
tả để khắc họa cho HS Nho giáo, Phật
giáo ở Hải Dương
- Giới thiệu cho HS nghệ thuật sân
khấu và biểu diễn như chèo, tuồng, hát
trống quân, hát ca trù, hát đối, hát xẩm,
múa rối nước.v.v. của Hải Dương.
- Hướng dẫn HS lập bảng thống
kê về số lượng tiến sĩ của Hải Dương so
với đất nước:
Thời gian

- Tôn giáo: Phật giáo phát triển rộng
trong dân chúng, tạo nên triết lý sống
của nhân dân.
- Đạo Thiên chúa dần được du nhập vào
Hải Dương.
- Nghệ thuật phát triển rực rỡ
- Giáo dục, khoa cử của Hải Dương phát
triển.

Lượng TS Lượng TS
cả nước
xứ Đông

Thời Lê
Thời Trịnh
Thời
Nguyễn
- GV tạo biểu tượng về làng Mộ Trạch

và Văn miếu Mao Điền
3. Sơ kết bài học
- Hướng dẫn HS làm bài tập phân tích: Em có nhận xét gì về truyền thống
khoa bảng của Hải Dương từ thế kỉ XV-XIX?
- Tổ chức trò chơi ô chữ (9 ô chữ hàng ngang và ô chữ chìa khóa) để giúp
HS hệ thống lại kiến thức của bài học.

Chương 3
21


LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG (1858 - 2010)
Bài 6
LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG (1858 - 1918)
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
Bài giảng cần giúp cho HS nắm được các kiến thức sau:
- Quá trình thực dân Pháp chiếm đóng và bình định Hải Dương và những
thay đổi về địa giới hành chính và bộ máy chính quyền ở Hải Dương.
- Phong trào đấu tranh chống Pháp tại Hải Dương (1858 - 1918)
- Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa và xã hội Hải Dương trong giai đoạn này.
2. Về kỹ năng:
Qua bài học rèn cho HS các kỹ năng:
- Kỹ năng đọc bản đồ lịch sử
- Kỹ năng liên hệ, so sánh, đánh giá các nhân vật lịch sử.
3. Về tư tưởng
- Giáo dục cho HS về ý chí tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm trong cuộc
sống. Kỹ năng xác định và nắm bắt những thời cơ quan trọng trong quá trình vươn lên.

II. Thiết bị, tài liệu cần cho bài giảng

- Hệ thống bản đồ, phim tư liệu về việc Pháp xâm lược và chiếm đóng Hải
Dương; về những chuyển biến của Hải Dương.
- Hệ thống tranh ảnh về các nhân vật lịch sử, văn hóa của Hải Dương thời
kỳ đấu tranh chống Pháp.

III. Tổ chức thực hiện bài giảng
1. Giới thiệu bài mới
- Sử dụng bài tập nhận thức để giúp HS ôn lại kiến thức về quá trình Pháp
xâm lược Việt Nam và quá trình đầu hàng Pháp của nhà Nguyễn. Trên cơ sở đó,
sử dụng một đoạn phim tư liệu hoặc một số hình ảnh về việc Pháp nổ súng tấn
công thành Hải Dương để giới thiệu, đưa HS vào bài mới.
2. Dạy và học bài mới
Mục 1. Thực dân Pháp chiếm đóng và bình định Hải Dương
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- GV Giới thiệu về vị trí chiến lược
quan trọng của Hải Dương và mục đích
đánh chiếm Hải Dương của Pháp.
+ Ngày 4/12/1873, quân Pháp nổ súng

22


- GV dùng phương pháp miêu tả, tường
thuật kết hợp với kênh hình để tái hiện
lại việc Pháp đánh chiếm Hải Dương
qua các bước cụ thể.

tấn công và chiếm được thành Hải
Dương nhưng thất bại.

+ Ngày 19 tháng 8 năm 1883, tấn công
Thành Hải Dương lần 2. Quân pháp
chiếm thành và thực sự chiếm đóng tỉnh
Hải Dương.

- Sử dụng sơ đồ nhánh để khái quát về - Bộ máy cai trị thực dân trên cơ sở nhà
bộ máy thống trị thực dân - phong kiến nước thực dân - phong kiến, trong đó
cấp tỉnh của Pháp tại Hải Dương
Pháp năm toàn quyền cai trị, còn quan
lại người Việt trở thành công cụ cai trị
của Pháp.

Mục 2. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

- GV Sử dụng phiếu học tập, hướng dẫn
HS thống kê các cuộc đấu tranh chống
Pháp xâm lược và đô hộ của nhân dân
Hải Dương: Thời gian, lãnh đạo, ý
nghĩa. Sau đó, GV kết luận bằng nội
dung hoàn chỉnh.

Phong trào đấu tranh chống Pháp của Hải
Dương phát triển mạnh mẽ, điển hình là
cuộc đấu tranh do Thống Kênh lãnh
đạo; Cuộc khởi nghĩa bãi Sậy dưới sự
lãnh đạo của Đinh Gia Quế, sau đó là
Nguyễn Thiện Thuật và Đốc Tít ..


- Sử dụng phương pháp đàm thoại, - Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hải
cùng với HS nhận xét
Dương trong giai đoạn này mặc dù đều
thất bại, nhưng hoạt động của các cuộc
khởi nghĩa này đã vai trò quan trọng
trong đấu tranh hưởng ứng chiếu Cần
Vương chống Pháp và khẳng định
truyền thống anh hùng của quê hương.
- 1897-1918 các cuộc đấu tranh
chống Pháp xâm lược và đô hộ của
nhân dân Hải Dương ngày càng mạnh
mẽ, điển hình như Phong trào khởi

23


nghĩa hưởng ứng phong trào Cần
Vương; Phong trào đấu tranh theo
khuynh hướng mới: Hưởng ứng phong
trào Đông Du của Phan Bội Châu.
Mục 3. Những chuyển biến về kinh tế - văn hóa - xã hội ở Hải Dương
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

- GV Sử dụng phương pháp phân tích,
so sánh, thông qua kênh hình để làm rõ
những chuyển biến về kinh tế, văn hóa,
xã hội của Hải Dương.


a. Về kinh tế
- Nhiều ngành công nghiệp phát triển
như: ngành nấu rượu, sản xuất chai, sản
xuất điện.
- Nhiều tuyến đường quan trọng của Hải
* GV chú ý khai thác tính hai mặt của Dương được xây dựng như Đường 5, ga
cuộc khai thác thuộc địa
Hải Dương; Cầu Phú Lương; Đường 18

- Thực dân Pháp đã cấu kết với lực
lượng địa chủ phong kiến, cướp ruộng
đất của nông dân, các đồn điền trồng
lúa, thuốc lá, chè, chăn nuôi gia súc….

- GV miêu tả về chính sách về giáo dục
của Pháp, vừa thực hiện chính sách ngu
dân về giáo dục và đầu độc về văn hóa,
vừa thực hiện chính sách phát triển văn
hóa - giáo dục trong một chừng mực
nhất định để phục vụ công cuộc cai trị
và khai thác.

b. Về văn hóa - giáo dục
- Việc đầu tư cho giáo dục của chính
quyền cai trị ở Hải Dương vẫn còn quá
hạn chế.
- Văn hóa phương Tây đã từng bước
ảnh hưởng, làm thay đổi một số phong
tục, lối sống của nhân dân Hải Dương.

- Nếp sống và các yếu tố văn hóa truyền
thống vẫn được bảo tồn

c. Xã hội
- GV sử dụng phiếu học tập giúp HS - Bên cạnh sự tồn tại của những giai cấp
thống kê về các giai cấp trong xã hội.
cũ như địa chủ phong kiến và nông dân
còn có sự xuất hiện của những giai tầng
mới như công nhân, tư sản và tiểu tư

24


sản trí thức.
* Giai cấp công nhân Hải Dương
trưởng thành nhanh chóng.
3. Củng cố bài học
- Sử dụng bài tập "Nhận diện lịch sử" để giúp HS khái quát lại hệ thống kiến
thức thông qua hình ảnh.
4. Hướng dẫn HS làm bài tập
- Hướng dẫn HS sưu tầm tư liệu về những danh nhân và di tích lịch sử Hải
Dương gắn liền với cuộc đấu tranh chống Pháp cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.

25


×