11/12/2014
TIẾT 30 - BÀI 21
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI(1939 - 1945)
A. Mục tiêu:
I. Mức độ cần đạt:
Học sinh hiểu được nguyên nhân, diễn biến chính, kết cục và hậu quả của cuộc Chiến
tranh thế giới thứ hai.
II. Mục tiêu bài học (trọng tâm kiến thức, kĩ năng)
Sau khi học xong bài này học sinh sẽ có được:
1. Kiến thức:
- Biết: Nguyên nhân chính dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai. Những nét lớn và diễn
biến chính của cuộc chiến tranh.
- Hiểu tính chất của cuộc chiến tranh.
- Biết kết cục, hệ quả của cuộc chiến tranh đối với sự phát triển của thế giới.
2. Tư tưởng:
- Học sinh tích cực tham gia trả lời câu hỏi
- Có thái độ căm ghét chiến tranh, bảo vệ hòa bình cho đất nước và nhân loại.
- Biết quý trọng và đánh giá đúng vai trò của Liên Xô và các nước Đồng minh trong
cuộc chiến chống phát xít.
- Biết xây dựng tình bạn trên cơ sở tôn trọng, thân thiện, hợp tác…
3. Kĩ năng:
- Biết quan sát, khai thác tranh ảnh, lược đồ, bản đồ lịch sử.
- Biết sử dụng bản đồ, lược đồ lịch sử có trong bài.
- Biết phân tích, so sánh, rút ra bản chất của các sự kiện
- Trình bày được một số chiến sự đơn giản.
III. Chuẩn bị:
- Giáo án, tranh ảnh có liên quan.
- Bản đồ Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Lược đồ: Đức đánh chiếm châu Âu; Chiến trường châu Á - Thái Bình Dương.
- Máy chiếu, giấy khổ lớn, bút dạ....
1
B. Đinh hướng phát triển năng lực học sinh; phương pháp và kĩ thuật dạy học:
1. Năng lực chung:
- Năng lực tự học:
+ Kĩ năng khai thác lược đồ, bản đồ, tranh ảnh lịch sử, phim tư liệu để tìm kiếm nội
dung lịch sử thông qua kênh hình
+ Đọc và phát hiện kiến thức cơ bản trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề:
+ Kĩ năng trình bày diễn biến cuộc kháng chiến, trận đánh, chiến dịch cuộc chiến
tranh trên lược đồ, sơ đồ, bản đồ lịch sử.
+ Kĩ năng vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc
sống, hay các vấn đề thời sự đang diễn ra.
- Năng lực giao tiếp: Sử dụng ngôn ngữ để biểu cảm và tái hiện cảm xúc lịch sử.
- Năng lực hợp tác:
+ Kĩ năng làm việc theo nhóm để giải quyết một nhiệm vụ học tập
+ Kĩ năng chia sẻ thông tin lịch sử
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ lịch sử:
Kĩ năng thuyết trình bằng lời nội dung kiến thức lịch sử.
2. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử: Tái hiện lại các sự kiện quá khứ
tiêu biểu có ảnh hưởng tới lịch sử thế giới và dân tộc.
- Năng lực thực hành bộ môn lịch sử:
+ Quan sát, đọc và trình bày diễn biến trên bản đồ, lược đồ.
+ Lập bảng niên biểu cuộc chiến tranh.
- Năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn.
3. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề
- Phương pháp tự học của học sinh
- Phương pháp thảo luận nhóm.
2
4. Các kĩ thuật dạy học:
- Tia chớp;
Viết tích cực;
Trình bày một phút;
Học tập hợp tác
C. Các kiến thức tích hợp trong bộ môn, liên môn:
Địa lý, GDCD, Âm nhạc, Ngữ Văn
D. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HĐ 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hãy quan sát hình ảnh và kết hợp đọc thông tin?
* Hãy trao đổi, thảo luận với bạn bè các câu hỏi sau:
(Năng lực tự học)
(Năng lực hợp tác)
- Hình ảnh và những thông tin trên khiến em nhớ tới sự kiện lịch sử nào?
- Em biết gì về sự kiện lịch sử đó ?
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận với thầy cô
=> Nhóm khác nhận xét, bổ sung => GV chốt kiến thức
(Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử)
HS => Sự kiện CTTGI được diễn ra từ năm 1914 - 1918
(Khi hỏi ý 2 áp dụng kĩ thuật tia chớp)
HS => - Nguyên nhân: là do sự phát triển không đều của CNTB; Do mâu
thuẫn giữa các nước ĐQ trẻ với các nước ĐQ già về vấn đề thuộc địa và thị
trường .
HS=> - Nước khơi mào, châm ngòi nổ cho cuộc CTTGI là nước Áo-Hung.
HS=> - Mục đích các nước ĐQ trẻ muốn gây chiến tranh nhằm chia lại thị
trường và thuộc địa trên thế giới nhưng không thành công. Các nước ĐQ trẻ
trước kia rất ít thuộc địa - sau chiến tranh lại bị mất hết thuộc địa, những nước
ĐQ già vốn có nhiều thuộc địa - sau chiến tranh lại có thêm nhiều thuộc địa hơn.
HS=> - CTTGI gây nhiều tai họa cho nhân loại…
3
GV: Chúng ta đã vừa cùng nhau nhớ lại một vài nét cơ bản về cuộc CTTGI.
Sau khi CTTGI kết thúc, người dân trên toàn thế giới đã cầu nguyện và mong ước
được sống trong một thế giới hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển…Nhưng
điều đó đã không xẩy ra. 20 năm, sau cuộc CTTGI, một cuộc chiến nữa lại đã nổ
ra. Cuộc chiến này được coi là cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, tàn khốc
nhất trong lịch sử nhân loại. Tổn thất của nó theo ước tính bằng tổn thất của tất cả
các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
* Qua tìm hiểu ở nhà rồi, em nào có thể cho cô biết, đó là cuộc chiến tranh
nào? ( KT tia chớp)
=> CTTGII
GV: Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến cuộc CTTGII, diễn biến, kết cục và hậu
quả của nó ra sao? Cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu trong nội dung bài học
hôm nay.
CHƯƠNG IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI(1939 - 1945)
BÀI 21: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI(1939 - 1945)
Bài này chúng ta được phép học trong phạm vi 2 tiết (30, 31) trong tiết học này cô
và các em chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiết 30: Gồm phần I và phần 1 của phần II:
Tiết 30 - Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
PHÁT TRIỂN
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
NĂNG LỰC
HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Đọc thông tin và kết hợp quan sát hình ảnh:
- Đọc SGK trang 104 từ “Sau CTTG I… gây
I. Nguyên nhân bùng
Năng lực
nổ CTTGII.
tự học
chiến tranh chia lại thế giới.”
- Hình ảnh:
+ Bản đồ TG bị chia lại sau CTTG I
+ Kinh tế Anh - Liên Xô .
+ Hình ảnh khủng hoảng kinh tế.
4
+ Hình ảnh đại diện cho phát xít.
Trao đổi với bạn bè và trả lời các câu hỏi sau:
* Tìm và cho biết những nguyên nhân dẫn
Năng lực
hợp tác
đến CTTG II?
* Hãy giải thích vì sao em chọn ng. nhân đó?
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
(Đại diện nhóm lên bảng viết)
- Sử dụng
ngôn ngữ
lịch sử
- Do mâu thuẫn về
quyền lợi, thị
trường và thuộc địa
giữa các nước ĐQ.
- Cuộc khủng
hoảng kinh tế
(1929 - 1933) =>
CN phát xít lên
cầm quyền => gây
=> Nhóm khác bổ sung => GV chốt kiến thức
chiến tranh.
Những nguyên nhân dẫn đến CTTG II:
HS => - Do mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường
và thuộc địa giữa các nước ĐQ.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế TG 1929 - 1933
dẫn tới việc lên cầm quyền của CN phát xít ở
Đức, I-ta-li-a, N.Bản => ý đồ gây chiến tranh
chia lại TG.
GV: Có nhóm nào có ý kiến bổ sung ?
GV: Hãy giải thích vì sao nhóm em chọn
nguyên nhân: Do mâu thuẫn về quyền lợi, về
5
thị trường, về thuộc địa giữa các nước đế quốc?
=> Sau CTTG I, theo như thỏa thuận trong Hội
nghị Vecxai -Oaxinhtơn: toàn bộ quyền lợi và
thuộc địa của những nước bại trận(Đức, ÁoHung và I-ta-li-a) sẽ thuộc về các nước thắng
trận(Anh, Pháp, Mĩ). Do vậy mục tiêu mà các
nước (Đức, Áo-Hung và I-ta-li-a) đặt ra khi gây
ra cuộc CTTG I đã không đạt được. Chính sự
phân chia thế giới này sau một thời gian đã
không còn phù hợp nữa. Giữa các nước ĐQ lại
nảy sinh mâu thuẫn mới về quyền lợi, thị trường
và thuộc địa => Mâu thuẫn này cần phải được
giải quyết và đây chính là nguyên nhân thứ nhất
dẫn đến CTTG II.
GV: Có nhóm nào có ý kiến bổ sung ?
GV: Hãy giải thích vì sao nhóm em chọn
nguyên nhân: Cuộc khủng hoảng kinh tế TG
1929 - 1933 dẫn tới việc lên cầm quyền của CN
phát xít ở Đức, I-ta-li-a, N.Bản=> ý đồ gây
chiến tranh chia lại TG.
HS => Cuộc khủng hoảng kinh tế TG đã khiến
cho kinh tế TG nói chung và kinh tế các nước tư
bản nói riêng bị tàn phá hết sức nặng nề. Mỗi
nước tư bản lại tìm cách thoát khỏi khủng hoảng
theo những con đường khác nhau:
+ Anh, Pháp(C.Âu), Mĩ (C.Mĩ): đưa ra những
6
chính sách cải cách kinh tế - xã hội…
+ Đức, I-ta-li-a(C.Âu), N.Bản (C.Á): phát xít
hóa bộ máy thống trị = > dẫn đến sự ra đời của
chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh chia
lại thế giới, hòng lấy lại thuộc địa và thị trường
đã mất và có thêm điều kiện để phát triển kinh tế
đưa đất nước sớm thoát khỏi khủng hoảng =>
điều này dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước tư bản
trở nên rất gay gắt và đây được coi là nguyên
nhân thứ hai dẫn đến CTTG II.
GV: Có nhóm nào có ý kiến bổ sung?
Như vậy qua tìm hiểu chúng ta tìm được 2
nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc CTTG II.
* Từ những nguyên nhân trên đẫn đến quan
hệ quốc tế giữa các nước ĐQ lúc này ra sao ?
HS => Giữa các nước ĐQ dần hình thành 2
khối đối đầu nhau:
- Khối Anh - Pháp - Mĩ
- Khối Đức, I-ta-li-a, N.Bản.
*Tại sao 2 khối này lại đối đầu nhau ?
HS => Vì:
+ Khối Anh, Pháp, Mĩ muốn giữ nguyên trạng
TG.
+ Khối phát xít Đức, I-ta-li-a, N.Bản muốn tìm
cách thoát khỏi khủng hoảng bằng con đường
gây chiến tranh phân chia lại thế giới.
7
* 2 khối này tuy mâu thuẫn với nhau, nhưng
lại có cùng một điểm chung. Đó là điểm chung
nào ?
HS => Đều coi Liên Xô là kẻ thù cần phải tiêu
diệt.
Trao đổi với bạn bè và trả lời câu hỏi sau:
* Tại sao cả hai khối này lại cùng coi Liên Xô
là kẻ thù chung?
Năng lực
* Hai khối này đã có hành động gì để giải
hợp tác
quyết mâu thuẫn với LX ?
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
=> Nhóm khác bổ sung => GV chốt kiến thức
- Sử dụng
* Tại sao cả hai khối này lại cùng coi Liên Xô
là kẻ thù chung?
ngôn ngữ
lịch sử
HS vì =>
+ Tuy hai khối này có mâu thuẫn với nhau về
quyền lợi, nhưng cùng đi theo chế độ TBCN.
Còn Liên Xô là nước duy nhất trên TG lúc bấy
giờ đi theo chế độ XHCN=> cả hai khối đều
không muốn có sự tồn tại của chế độ XHCN.
+ Trong cuộc khủng hoảng kinh tế TG, kinh tế
các nước tư bản đều bị tàn phá nặng nề, nhưng
riêng Liên Xô lại rất phát triển => Vào thời điểm
đó LX đã trở thành 1 trong những nước có tiềm
lực kinh tế và quân sự mạnh nhất TG => Khiến
8
các nước ĐQ ganh ghét.
GV: Có nhóm nào có ý kiến bổ sung?
* Hai khối này đã có hành động gì để giải
quyết mâu thuẫn với LX ?
HS => Để giải quyết mâu thuẫn với LX, các
nước châu Âu đã có sự thỏa hiệp, nhượng bộ với
Hít-le.
GV: Có nhóm nào có ý kiến bổ sung?
Quan sát hình 75 SGK :
GV : Đây là bức biếm họa do một họa sĩ người
Thụy Sĩ vẽ đầu năm 1939. Trong tranh, Hít-le
được ví như người khổng lồ, xung quanh là các
Năng lực
tự học
nhà lãnh đạo các nước châu Âu, được xem như
những người tí hon.
Trao đổi với bạn bè và trả lời câu hỏi sau:
* Tại sao các nước châu Âu lại có hành động
thỏa hiệp, nhượng bộ với Hít-le ?
* Tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu
Năng lực
hợp tác
trước khi tấn công LX ?
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
=> Nhóm khác bổ sung => GV chốt kiến thức
* Tại sao các nước châu Âu lại có hành động
thỏa hiệp, nhượng bộ với Hít-le ?
- Sử dụng
ngôn ngữ
lịch sử
HS => Các nước châu Âu muốn mượn bàn tay
của các nước phát xít, đại diện là Hít-le(Đức) để
tiêu diệt Liên Xô.
9
GV: Có nhóm nào có ý kiến bổ sung?
GV: (hình ảnh bản đồ - GV chỉ)
Đỉnh cao của của chính sách thỏa hiệp chính là
Hiệp định Muy-ních. Đó là việc Anh-Pháp-Mĩ
nhường cho Đức thôn tính Tiệp Khắc để đổi lấy
việc Đức nhận quay sang tấn công Liên Xô.
(Tiệp Khắc gắn với Pháp và Liên Xô bằng Hiệp
ước tương trợ, là trở ngại quan trọng cho việc
Hít-le xâm lược Trung và Đông Nam Âu. Thôn
tính Tiệp Khắc giúp Hít-le loại trừ được đồng
minh của Pháp, cô lập Pháp và là giai đoạn quan
trọng nhất trong việc Đức chuẩn bị chiến tranh
chống Liên Xô)
* Mọi việc diễn ra có được như mong muốn
của khối A-Pháp-Mĩ không ?
HS => Không, vì sau khi sáp nhập nước Áo
vào Đức, Hít-le chiếm Tiệp Khắc rồi, nhưng Hítle lại quyết định tấn công các nước ở châu Âu
trước chứ không tấn công LX như Hiệp ước đã kí
với khối A-P-M.
* Tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu
Âu trước khi tấn công LX ?
HS vì =>
+ Vì Hít-le thấy chưa đủ sức tấn công LX, cần
phải chuẩn bị thêm lực lượng cho đủ mạnh để tấn
công LX.
10
+ Do chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ của các
nước châu Âu. Dẫn đến sự chủ quan, không đề
phòng của các nước châu Âu với khối phát xít,
điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hít-le gây
chiến.
GV: Có nhóm nào có ý kiến bổ sung?
GV: Đây được coi là nguyên nhân thứ ba dẫn
đến cuộc CTTG II bùng nổ.
- Chính sách thỏa
hiệp của các nước
GV : Sau đây cô mời cả lớp chúng ta cùng xem
Anh - Pháp…, tạo
đọan VideoClip. Cô yêu cầu cả lớp chú ý lắng
điều kiện cho khối
nghe sau đó các em sẽ trả lời cho cô 1 số câu hỏi.
phát xít châm ngòi
nổ chiến tranh.
(HS xem đoạn VideoClip)
Trao đổi với bạn bè và trả lời câu hỏi sau:
* Nước nào là nước trực tiếp châm ngòi nổ
chiến tranh ?
* Nước nào ở C.Âu bị Đức tấn công đầu tiên?
- tự học
* Bị tấn công vào thời gian nào?
* Tại sao lại là nước đó ?
- hợp tác
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
=> Nhóm khác bổ sung => GV chốt kiến thức
(Khi hỏi sử dụng kĩ thuật tia chớp)
HS =>
11
- Nước châm ngòi nổ chiến tranh : Đức
- Sử dụng
- Nước bị Đức tấn công đầu tiên : Ba Lan.
ngôn ngữ
- Thời gian :1/9/1939
lịch sử
- Vì : + Ba Lan là nước có nhiều tài nguyên.
+ Có thể dùng Ba Lan làm bàn đạp tấn công
Liên Xô và nhiều nước châu Âu.
GV : Có 1 sự kiện đã diễn ra trong thời gian
này : đó là khi Đức tấn công Ba Lan. Do Anh,
Pháp là đồng minh của Ba Lan nên ngay khi Đức
tấn công Ba Lan => Anh-Pháp buộc phải tuyên
chiến với Đức. Liên quân Anh, Pháp đã đem
quân dàn trận tại biên giới Pháp - Đức nhưng lại
không tấn công Đức và cũng không có hành động
nào đỡ đòn cho BaLan. Hiện tượng này được các
nhà báo Mĩ gọi là « cuộc chiến tranh kì quặc »,
người Pháp gọi là cuộc chiến tranh « buồn
cười », người Đức gọi là chiến tranh « ngồi ».
* Theo em hiểu thì tại sao quân Anh, Pháp lại
có hành động đó ?
HS=> Do Anh, Pháp vẫn còn ảo tưởng về một
sự thỏa hiệp với Hít-le ở Muy-ních, nghĩ rằng
Đức đánh BaLan là để dọn đường cho việc tấn
công LX.
GV : Hành động này của Anh, Pháp là sự tiếp
tục của chính sách thỏa hiệp với Hít-le. Điều này
đã đẩy cuộc chiến tranh đi nhanh hơn và diễn
12
biến chính của cuộc CTTG II ra sao chúng ta sẽ
cùng tìm hiểu sang phần II.
GV : CTTG II, được chia làm 2 giai đoạn chính.
Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu giai đoạn 1
II. Những diễn
thông qua phần 1.
biến chính.
GV: Theo yêu cầu trong chương trình giảm tải
1. Chiến tranh
của Bộ GD&ĐT, phần diễn biến yêu cầu HS lập
bùng nổ và lan
niên biểu. Do vậy, cô yêu cầu các em chú ý lắng
rộng toàn thế
nghe, quan sát, sau đó các em sẽ lập niên biểu
giới(từ ngày
theo mẫu sau.
1/9/1939 đến đầu
(GV đưa ra mẫu niên biểu)
năm 1943)
(Mặt trận, thời gian, sự kiện)
* Qua tìm hiểu ở nhà rồi bạn nào có thể cho
cô biết chiến sự ở giai đoạn 1 này diễn ra trên
mấy mặt trận và đó là những mặt trận nào ?
(HS trả lời GV cho hiện tên mặt trận
GV kẻ bảng niên
biểu lên bảng.
và ghi bảng)
- GV: Cô mời cả lớp cùng tìm hiểu diễn biến của
cuộc chiến tranh này bắt đầu từ mặt trận Tây Âu.
* Ở mặt trận Tây Âu
* Như chúng ta đã biết : 1/9/1939 Đức tấn công
BaLan. Anh, Pháp đã có hành động tuyên nhưng
không chiến với Đức(kéo dài 7 tháng). Trước
13
hành động mù quáng của Anh, Pháp như vậy.
Đức đã có hành động gì ? Cô mời cả lớp chúng ta
cùng theo dõi đoạn VideoClip sau :
(xem clip Đức đánh Đan Mạch, P, A)
Sau khi tấn công Ba Lan, quân Đức đã
nhanh chóng tấn công những đâu ?
HS => sau khi tấn công Ba Lan, quân Đức đã
nhanh chóng quay sang phía Tây tấn công Đan
Mạch, Na-uy, Pháp, Anh.
GV - Lược đồ Sau khi kế hoạch « Sư tử biển »
tấn công Anh của Đức bị thất bại. Đức đã cùng I-
- tự học
ta-li-a và NB mở hội nghị ở Viên(Áo)(9/1940)
mời các nước ở khu vực Nam Âu như Hunggari,
Rumani, Bungari…tham dự với mục đích nhằm
kêu gọi thêm đồng minh(nội dung cơ bản: khi
Đức chiếm được LX sẽ chia quyền lợi cho các
nước này) Sau hội nghị đã có Rumani, Hunggari,
Bungari trở thành chư hầu của Đức. Như vậy,
không tốn một viên đạn Đức lại đã nhanh chóng
chiếm được tất cả những căn cứ quan trọng trên
các nước này, đồng thời thành lập một vành đai
bao vây LX, Hi Lạp và Nam Tư.
* Với lợi thế đó, 4/1941 không quân Đức tấn
công Nam Tư, chính phủ Nam Tư phải bỏ chạy
sang Ai Cập. Cùng ngày Đức tấn công Hi Lạp.
Hi Lạp phải đầu hàng.
14
=> Như vậy là từ 9/1939 -> 4/1941 với chiến
thuật « Chiến tranh chớp nhoáng »Đức đã chiếm
được hầu hết các nước châu Âu mà không bị tổn
thất gì đáng kể.
* Các nhóm trao đổi và hoàn thành việc
lập niên biểu diễn biến Mặt trận Tây Âu:
=> Đại diện nhóm lên viết kết quả thảo luận
( Các nhóm ghi tên thành viên của nhóm vào
giấy thảo luận, sau đó chuyển cho nhóm khác
kiểm tra và chấm điểm sau khi đã đối chiếu với
đáp án, cuối giờ thu cho cô giáo lấy điểm)
Nhóm khác bổ sung => GV đối chiếu đáp án.
GV : nói về các trại tập trung, nhất là trại tập
- hợp tác
trung ở Ô-sơ-ven-xin ở BaLan “Lò sát sinh
khổng lồ “ ( chết bằng xả hơi độc rồi : răng vàng
đem tái chế ; tóc làm đệm ; thân làm xà phòng ;
da làm chụp đèn hay gang tay ; phần còn lại đi
- Sử dụng
ngôn ngữ
lịch sử
thiêu ;… còn rất nhiều cách giết người dã man
khác nữa các em tìm đọc cuốn Tư liêu lịch sử
8)hiện nay nhà tù này vẫn còn được lưu giữ
nhằm lên án tội ác phát xít.
GV : Chúng ta tiếp tục tìm hiểu diễn biến trên
mặt trận Xô - Đức.
* Ở mặt trận Xô - Đức :
* Đức tấn công LX vào thời gian nào ?
HS => Đức tấn công LX vào 22/6/1941.
15
GV - Lược đồ :Với ưu thế đang có, ngày
22/6/1941 Đức bất ngờ mở cuộc tấn công lớn với
3 đạo quân, đồng loạt tấn công Liên Xô với mục
tiêu : độc chiếm kho tài nguyên vô tận và tiêu
diệt chế độ XHCN.
Dự kiến của Đức sẽ « đánh quỵ nước Nga
trong vòng từ một tháng rưỡi đến 2 tháng ». Với
quyết tâm đó nên trong Chỉ thị ngày 12/5/1941
gửi các sĩ quan, binh lính Đức trước khi tấn công
LX, Hit-le đã viết: « Hãy nhớ và thực hiện:
Không có thần kinh, trái tim và sự thương xót.
Anh được chế tạo từ sắt, thép Đức…Hãy tiêu diệt
trong mình mọi sự thương xót và đau khổ, hãy
giết bất kì người Nga nào và không được dừng
lại, dù trước mặt anh là ông già hay phụ nữ, con
gái hay con trai. Chúng ta bắt thế giới phải đầu
hàng. Anh là người Đức, và là người Đức anh
phải tiêu diệt mọi sự sống cản trở con đường của
anh. »
Chỉ thị này đã khiến cho quân Đức khi tấn công
LX, đi đôi với kế hoạch xâm lược là kế hoạch
cướp tài nguyên và tàn sát người Nga một cách
man rợ. (Hả : Quân Đức treo cổ người LX)
Trong ảnh là cảnh bọn phát xít dựng giá treo cổ
người dân Nga. Hành động của chúng vừa để
khủng bố vừa để răn đe những ai chống lại
16
chúng. Cũng từ thời gian này LX buộc phải tham
gia vào cuộc CTTG II.
* Ở mặt trận châu Á - TBD :
Lợi dụng Đức đánh LX và đang thắng thế ở
châu Âu.
* NB đã có hành động gì ?
HS =>Tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng.
* Em biết gì về trận đánh này ?
HS trả lời => Có bạn nào có ý kiến bổ sung ?
=> GV nhận xét
GV - lược đồ : Đó là vào sáng 5h30 phút(chủ
nhật) 7/12/1941 , 353 máy bay trên tàu sân bay,
cùng 29 tàu ngầm của Nhật bất ngờ oanh tạc dữ
dội các tàu chiến và sân bay Mĩ ở Trân Châu
Cảng(thuộc đảo Ha-oai). (Hả:trận đánh) Cuộc
tập kích đã gây cho Mĩ những tổn thất nặng nề
- hợp tác,
chưa từng có trong lịch sử hải quân Mĩ(Hả trận
hội nhập;
đánh:). « Cuộc tập kích của Nhật như một cái
tát tát vào con hổ đang ngủ yên » Tổng thống
sử dụng
CNTT
Rudơven và các nhà lãnh đạo Mĩ coi đây là sự
kiện nhục nhã nhất trong lịch sử quân đội Mĩ.
(Hả: Tổng thống Mĩ kí ) Ngay ngày hôm sau
tổng thống Mĩ kí quyết định tham gia vào cuộc
CTTG II.
GV - lược đồ : Cùng thời gian tấn công Mĩ, NB
đưa quân sang tấn công các nước ở ĐD rồi lần
17
lượt xâm chiếm các nước trong khu vực ĐNÁ và
một số đảo ở Thái Bình Dương.
* Mặt trận Bắc Phi:
Sau khi hội nghị ở Viên kết thúc : 9/1940, I-tali-a đã đem quân tấn công Ai Cập. => Đánh dấu
Chiến tranh lan rộng toàn thế giới.
* Qua tìm hiểu diễn biến của cuộc chiến tranh
từ năm 1939 đến năm 1941 em thấy ưu thế
thuộc về khối nào?
HS => Thuộc về khối phát xít.
* Em hãy cho biết từ năm 1939 đến năm 1941
tính chất của cuộc chiến tranh này là gì?
HS => là cuộc chiến tranh ĐQ phi nghĩa vì từ
năm 1939 khi cuộc CTTG II nổ ra nó là cuộc
chiến tranh giữa phát xít Đức-Ý-Nhật đánh nhau
với bọn đế quốc Anh-Pháp-Mỹ nhằm tranh giành
thuộc địa và thị trường của nhau -> nên tính chất
cuộc chiến này là cuộc chiến tranh ĐQ phi nghĩa.
* Theo em, yêu cầu bức thiết được đặt ra lúc
này là gì?
HS => là việc thành lập một liên minh quốc tế
chống phát xít đã trở thành nguyện vọng và đòi
hỏi bức thiết của tất cả các lực lượng tiến bộ, dân
chủ và hòa bình TG.
GV: Trước yêu cầu đó, Tổng thống Mĩ, Thủ
tướng Anh đã gửi thông điệp tới Chủ tịch Hội
18
đồng bộ trưởng LX đề nghị tổ chức một cuộc họp
với sự tham gia của 23 nước khác nữa. Và chính
thức ngày 1/1/1942 một bản tuyên bố chung của
26 nước đã được thông qua đánh dấu sự hình
thành Mặt trận Đồng minh chống phát xít trên
phạm vi toàn TG.
* Mặt trận Đồng minh chống phát xít ra đời
nhằm mục đích gì?
HS => Nhằm đoàn kết và tập hợp các lực lượng
chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ
nghĩa phát xít.
* Sau khi Mặt trận đồng minh chống phát xít
ra đời, tính chất cuộc CTTG II có thay đổi như
thế nào?
HS=> Đến tháng 6-1941, phát xít Đức tấn công
Liên Xô, Liên Xô bất đắc dĩ phải đánh lại và liên
minh với Anh-Pháp-Mỹ chống phát xít. Từ đó,
cuộc chiến tranh trở thành cuộc chiến giữa phe
dân chủ và phe phát xít.
GV: Với sự ra đời của Mặt trận Đồng minh,
sự thay đổi về tính chất của cuộc chiến tranh này
thì diễn biến tiếp theo của cuộc chiến này ra sao
chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp ở tiết học sau.
HĐ 3: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Các nhóm trao đổi và hoàn thiện niên biểu
- Mặt trận Xô - Đức
19
- Mặt trận châu Á - TBD.
- Mặt trận Bắc Phi.
=> Đại diện nhóm trình bày kết quả
Nhóm khác bổ sung => GV đối chiếu đáp án.
( Các nhóm ghi tên thành viên của nhóm vào
giấy thảo luận, sau đó chuyển cho nhóm khác
kiểm tra và chấm điểm sau khi đã đối chiếu với
đáp án, cuối giờ thu cho cô giáo. Về nhà hoàn
thành thông tin vào vở giờ sau cô kiểm tra)
* 1 HS lên trình bày diễn biến trên lược đồ.
(có thể cho mỗi em trình bày 2 mặt trận)
=> Cho HS nhận xét phần trình bày diễn biến của
- hợp tác
(2 phút)
bạn. => GV nhận xét.
GV: Qua tìm hiểu giai đoạn một của CTTG II ,
cô nghĩa rằng các em cũng đã hình dung được
- Sử dụng
ngôn ngữ
lịch sử
phần nào sự tàn khốc của chiến tranh và cô hy
vọng rằng các em những chủ nhân tương lai của
đất nước, ngay từ bây giờ các em hãy có những
hành động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh
thông qua những hành động nhỏ bé của mình
trong cuộc sống hàng ngày.
* Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình
- Thực
hành bộ
môn; Giải
thông qua những hành động trong cuộc sống
quyết vấn
hàng ngày?
đề
(Liên môn GDCD)
20
(Khi hỏi sử dụng kĩ thuật tia chớp)
- Không phân biệt đối xử với mọi người;
- Khuyên can hòa giải khi các bạn mình có bất
đồng xích mích;
- Khi có bất hòa hãy chủ động gặp nhau trao
đổi để hiểu nhau hơn;
- Xây dựng tình bạn hữu nghị giữa thiếu nhi
VN với thiếu nhi các nước khác trên TG ...
GV: cô nghĩa rằng tuy chỉ với những việc làm
và hành động nhỏ như vậy thôi nhưng cô tin các
em sẽ luôn và mãi được sống trong 1 thế giới hòa
bình.
- Vận
dụng, liên
hệ; N.Lực
giải quyết
HĐ 4: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
vấn đề.
- Thông qua tiết học này: Em hãy viết 1 bức
thư cho người thân của em kể về sự hiểu biết
của mình về cuộc CTTG II?
Hoặc: Sau tiết học này nếu có người hỏi em về
CTTG II, em sẽ nói gì với họ?
(Liên môn Ngữ văn)
=> GV cho đại diện HS lên đọc bài viết trước
lớp
(thời gian viết: 1,5 phút)
( sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút)
=> HS nhận xét => GV nhận xét...
- Cho HS hát 1 bài hát về hòa bình.
(Liên môn Âm nhạc)
Năng lực
21
sử dụng
ngôn ngữ;
N.Lực
giao tiếp
- Vận
dụng, liên
hệ.
HĐ 5: HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
Qua tiết học hôm nay, chúng ta đã thấy do những mâu thuẫn về quyền lợi
giữa các nước ĐQ, cuộc khủng hoảng kinh tế TG, cộng với chính sách thỏa hiệp
của các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện để khối phát xít châm ngòi lửa chiến
tranh. Giai đoạn thứ nhất của cuộc chiến ưu thế vẫn đang thuộc về khối phát xit.
Nhưng từ tháng 1/1942 khi Mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập,đã
tạo nên bước ngoặt quan trọng cho CTTG II - phe Đồng minh chuyển sang phản
công. Vậy quá trình Quân Đồng minh chiến đấu và chiến thắng quân phát xít ra
sao? Kết cục của cuộc chiến ntn? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ở tiết học sau.
5.DĂN DÒ:
- Học bài, trả lời câu hỏi cuối mục; Xem trước phần 2 của mục II và mục III
của bài; Sưu tầm tranh ảnh về giai đoạn 2 của cuộc chiến tranh này; những bài
hát về hòa bình .
22