PHÒNG GD- ĐT TRÀ ÔN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS XUÂN HIỆP
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 74/KH-THCS
Xuân Hiệp, ngày 12 tháng 9 năm 2015
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC 2015 - 2016
Căn cứ văn bản số 1155/PH-SGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2015 của Sở Giáo
dục và Đào tạo về thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2015 – 2016;
Căn cứ Hướng dẫn số 1216 /HD-SGD-ĐT ngày10 tháng 9 năm 2015 của Sở
Giáo dục: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2015-2016;
Căn cứ Hướng dẫn số 683/HD-PGDĐT ngày 11 tháng 9 năm 2015 của Phòng
Giáo dục và Đào tạo: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học cơ sở năm
học 2015 – 2016;
Căn cứ tình hình thực tế,trường Trung học cơ sở Xuân Hiệp đề ra Kế hoạch
giáo dục năm học 2015 – 2016 như sau:
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
I.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC NĂM 2014-2015.
1.Kết quả đạt được
1.1 Về chất lượng giáo dục:
- Học sinh được công nhận TNTHCS : 100%.
- Học sinh lên lớp thẳng đạt: 95.% . HS yếu: 5 %
- Hạnh kiểm: Tốt –Khá: 99 %, TB 1%.
- Học sinh giỏi trường 117 học sinh,
- Học sinh giỏi huyện: 32 học sinh,
- Học sinh giỏi tỉnh: 11 học sinh.
- Kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 trên mặt bằng huyện, tỉnh. Môn Toán đạt
hạng nhất, môn Văn hạng 4, môn AV hạng 7 của huyện.
- Duy trì sĩ sồ: 98.8 %.
- Công tác xã hội hoá giáo dục đạt kết quả tốt: BGH phối hợp tốt với Ban đại
diện cha mẹ HS, Hội khuyến học vận động được : 158.424.000 đồng để hỗ trợ học
bổng cho HS nghèo và hỗ trợ cơ sở vật chất cho trường.
- Phong trào Đoàn, Đội, hoạt động văn thể mỹ trong nhà trường hoạt động đi
vào nề nếp đạt hiệu quả khá tốt, đạt nhiều giải thưởng các cấp.
- Tập thể CBGVVNV hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
- Trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, đạt hạng III khối thi đua.
- Kết quả đánh giá ngoài về công tác KĐCLGD của trường đạt cấp độ : Ba
1
- Thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD ĐT.
- Chấp hành tốt ATGT, cả năm học không có CBGV vi phạm.
- Phong trào xây dựng Trường học TT- HSTC xếp loại:xuất sắc.
2.Những hạn chế tồn tại chính của năm học qua:
- Công tác phối hợp giữa nhả trường và gia đình còn hạn chế, còn một số ít
PHHS chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục quản lí con mình hoặc.
- Các tác động tiêu cực của xã hội ảnh hưởng nhiều đến công tác giáo dục.
- Còn 5 % HS yếu.
- Vẫn còn một số HS trốn học, thiếu ý thức học tập tốt ở trường, ở nhà, mê
chơi, bỏ học chơi games, chưa ngoan, thường vi phạm nội quy nhà trường
II. TÌNH HÌNH, BỐI CẢNH NĂM HỌC 2015 -2016.
1. Học sinh.
Số
lớp
Học sinh
T.số
Nữ
6
4
101
48
7
5
128
65
8
5
108
9
5
Cộng
19
Khối
Sĩ số TB Số
HS Gia
đình Gia đình
HS/lớp
lưu ban chính sách khó khăn
(năm học
DT
25.5
3
1
31
25.6
5
1
21
60
21.6
1
111
51
22.2
448
224
23.6
1/1
9
29
1
24
3
105
2. Đội ngũ cán bộ - giáo viên - nhân viên.
Số giáo viên
TT Bộ phận
Số lượng
T.số
Đảng Biên chế
Trình độ
viên
(cơ hữu) Hợp
đồng >ĐH ĐH
CĐ
Khác
Nữ
1
BGH
2
2
2
2
2
TPT
1
1
1
1
3
Toán
6
4
4
6
4
Văn
5
5
5
5
3
2
1
5
Ngoại ngữ
5
5
5
5
5
6
Lý
3
1
3
3
3
7
Hóa
3
1
3
3
3
8
Sinh
3
1
2
3
3
9
Sử
3
2
2
3
2
10
Địa
1
1
1
1
1
11
GDCD
1
1
1
1
1
12
Công nghệ
1
1
1
1
13
Thể dục
3
2
1
3
14
Tin học
1
1
1
1
15
Âm nhạc
1
1
1
1
16
Mỹ thuật
1
1
1
1
17
Kế toán
1
1
1
1
1
18
VT- Thủ quỹ 1
1
1
1
1
19
Thư viện
1
1
1
1
1
20
TB-THTN
1
1
1
21
Y tế
1
22
GV Phổ cập 1
23
Bảo vệ
1
1
1
1
1
1
1
1
1
3. Các tổ chức đoàn thể, Đảng bộ, chính quyền địa phương
- Xếp loại chi bộ: Trong sạch vững mạnh tiêu biểu.
- Xếp loại Công đoàn: Vững mạnh xuất sắc.
- Xếp loại Đoàn TNCS HCM: Xuất sắc.
- Xếp loại Đội TNTP HCM: Xuất sắc.
- Cấp Uỷ, chính quyền địa phương rất quan tâm, hỗ trợ tốt cho các trường học
trên địa bàn.
4. Cơ sở vật chất
Diện
tích Số phòng Số phòng Số phòng Số phòng Diện tích Ghi
trường
thí nghiệm nghe nhìn vi tính
khác
nhà
ăn
3
bán trú
10.210,5m2
3
1
1
3
chú
m2
- Trang thiết bị dạy học: Được Phòng GD-ĐT cung cấp tương đối đủ trang thiết
bị đáp ứng nhu cầu dạy và học.
5. Thuận lợi - Cơ hội
- Được sự quan tâm của Phòng GD- ĐT, các cấp các ngành, của chính quyền
địa phương, của BGH và các lực lượng hỗ trợ giáo dục.
- Được sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia.
- Đội ngũ CBGV- NV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bộ môn; đoàn kết,
nhiệt tình trong công tác.
- Số giáo viên giỏi tỉnh đang bảo lưu cao: 31/38, tỉ lệ: 81.6 %.
- Số CBGV-Nv trên chuẩn cao: 40/46, tỉ lệ:86.9%.
- Công tác xã hội hoá giáo dục ở cơ sở được sự đồng tình ủng hộ nhất trí cao.
- Phong trào GV giỏi, HS giỏi đang trên đà phát triển.
- Phong trào Đoàn, Đội, hoạt động văn thể mỹ trong nhà trường hoạt động đi
vào nề nếp đạt hiệu quả tốt.
- Kết quả đánh giá ngoài về công tác KĐCLGD của trường đạt cấp độ : Ba
-Trường đang nổ lực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn II vào năm
học 2016-2017.
6. Khó khăn - Thách thức
- Tỉ lệ học sinh thuộc hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn cao: 105/448 HS, tỉ lệ:
23.4 %.
- Tỉ lệ HS lên lớp thẳng: 95%, chưa đạt chi tiêu kế hoạch.
- Công tác phối hợp giữa nhả trường và gia đình còn hạn chế, còn một số ít
PHHS chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục quản lí con mình hoặc.
- Các tác động tiêu cực của xã hội, các tụ điểm giải trí, dịch vụ internet ảnh
hưởng nhiều đến công tác giáo dục.
- Còn một số học sinh thiếu ý thức học tập tốt ở trường, ở nhà, mê chơi, chưa
ngoan, vi phạm nội quy nhà trường.
- Các hoạt động phong trào, HĐNGLL,thiếu kinh phí tổ chức nên hoạt động
thiếu chiều sâu
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt số lượng và chất lượng ngày càng cao.
- Còn một số ít GV lớn tuổi còn ngại trong việc ứng dụng CNTT trong giảng
dạy và ứng dụng chưa có hiệu quả cao.
- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của ngành giáo dục, cha mẹ học
sinh và xã hội.
4
B- PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2015- 2016.
I.NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Tiếp tục triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số
88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa
giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-Ttg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Thực
hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những việc
làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện của đơn vị, gắn với việc đổi mới hoạt động
giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.
2. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý theo hướng
tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động của nhà trường trong việc thực hiện
kế hoạch giáo dục đi đôi với nâng cao năng lực quản trị nhà trường của đội ngũ cán bộ
quản lý. Chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình; xây dựng kế hoạch giáo
dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc điều chỉnh nội dung
dạy học theo hướng tinh giản; xây dựng các chủ đề tích hợp nội dung dạy học, đảm bảo
chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa
phương và khả năng của học sinh; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện
kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật.
3. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức,
kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú
trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh. Đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
4. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập và rèn luyện của học sinh, bảo đảm trung thực, khách quan; phối hợp nhiều
hình thức đánh giá như: kết hợp đánh giá trong quá trình học tập với đánh giá cuối kỳ,
cuối năm học; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh;
đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội.
5. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về năng lực chuyên
môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng
lực học sinh; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tổ chức các
hoạt động trải nghiệm sáng tạo; phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt
cán, giáo viên chủ nhiệm lớp; chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn; nâng cao vai trò
của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc
quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.
II.NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
1.Thực hiện kế hoạch giáo dục
1.1. Thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo
dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục.
1.1.1 Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực
học sinh trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học trong
5
chương trình giáo dục phổ thông. Kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực
học sinh phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng
học tập của học sinh theo tinh thần Hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của
Bộ GD&ĐT.
1.1.2. Thực hiện kế hoạch giáo dục theo khung thời gian 37 tuần thực học (học
kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần).
Tiếp tục thực hiện phân phối chương trình của Sở GD&ĐT ban hành năm học
2012 – 2013; đảm bảo thời gian kết thúc học kỳ I, kết thúc năm học thống nhất trong
tỉnh, có đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành, tổ chức hoạt
động trải nghiệm sáng tạo và kiểm tra định kỳ.
1.1.3. Trường không có đủ điều kiện về cơ sở vật chất tổ chức dạy học 2
buổi/ngày theo tinh thần Công văn số 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010 về việc
hướng dẫn học 2 buổi/ngày đối với các trường THCS, THPT.
1.1.4. Chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ/nhóm chuyên môn, giáo
viên chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và
các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các
chủ đề và theo hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục
đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng
cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết
các vấn đề thực tiễn. Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên phải được
lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để thanh tra, kiểm tra.
1.1.5. Tổ chuyên môn, giáo viên có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho
mỗi chủ đề một cách phù hợp. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi
tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của bài học.
Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ trên lớp, chú trọng
giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở ngoài lớp học và ở nhà.
1.2. Tổ chức dạy học môn Tiếng Anh
- Trường chưa đủ điều kiện thực hiện chương trình thí điểm, tiếp tục thực hiện
như hướng dẫn (PPCT) năm học 2010 - 2011 về dạy học ngoại ngữ trong trường THCS;
tích cực chuẩn bị điều kiện để có thể sớm chuyển sang dạy theo chương trình mới.
- Triển khai đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học
sinh theo công văn số 5333/BGDĐT-GDTrH ngày 29/9/2014 của Bộ GD&ĐT.
- Tăng cường cơ sở vật chất dạy học Tiếng Anh, bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh
đạt trình độ chuẩn theo quy định.
1.3. Nâng cao chất lượng giáo dục nghề phổ thông:
- Dạy nghề phổ thông ở 2 môn Điện và Tin học.
- Thực hiện chương trình Tư vấn hướng nghiệp, Tư vấn hướng học theo hướng
đổi mới của Bộ GD&ĐT, đa dạng các phương thức tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh,
cụ thể: Lập phòng tư vấn học đường, đa dạng các hình thức tư vấn, hướng nghiệp... Chú
trọng giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống.
1.4. Tiếp tục thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng;
chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; sử dụng
6
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên
nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu,
phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông; hướng dẫn tổ chức tham
quan, học tập thông qua di sản, tại các cơ sở sản xuất,… theo hướng dẫn của Bộ
GD&ĐT.
1.5. Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết
tật, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên các trường có trẻ học hòa nhập tham gia
các lớp tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức.
1.6. Tổ chức tốt hoạt động “Tuần sinh hoạt tập thể” đầu năm học mới theo
công văn số 993/SGDĐT-GDTrH ngày 22/7/2015 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn
tổ chức “Tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học 2015-2016” để tạo môi trường học tập
gần gũi, thân thiện đối với học sinh.
1.7. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, chuyển mạnh theo
hướng trải nghiệm, sáng tạo, giáo dục kỹ năng sống theo tinh thần của Thông tư số
04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về Quản lý hoạt động giáo
dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Chỉ tiêu: Tối thiểu 2 hoạt
động/trường/năm học.
2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá
2.1. Đổi mới phương pháp dạy học
- Trường THCS Xuân Hiệp được Phòng GD&ĐT chọn để chỉ đạo điểm về thực
hiện đề án “Xây dựng mô hình trường phổ thông đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học
và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục giai đoạn 2012 – 2015” kèm theo quyết định số
4763/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhằm đổi mới đồng bộ
phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo hướng khoa học, hiện
đại, tăng cường mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức và phương pháp tổ
chức hoạt động dạy học - giáo dục, đánh giá trong quá trình dạy học - giáo dục và đánh
giá kết quả giáo dục.
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh theo tinh thần công văn
số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”
và các phương pháp dạy học tích cực khác; công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày
08/10/2014 của Bộ GD&ĐT tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại trường, cụm trường; khắc
phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường kỹ năng thực hành,
vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học; bảo đảm
cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho
học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo
chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông.
- Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực
hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù
hợp với nội dung bài học.
- Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo,
nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông. Kết hợp tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm
vụ học tập ở trên lớp với hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường. Chỉ
7
tiêu: Nghiên cứu khoa học 01 sản phẩm/môn/trường, trải nghiệm sáng tạo: mỗi lớp/trải
nghiệm.
- Tổ chức tốt và động viên học sinh tích cực tham gia các cuộc thi, Hội thi như:
Hội thi thí nghiệm thực hành, cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các
tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học, Ngày hội công nghệ thông tin, Ngày
hội sử dụng ngoại ngữ, Ngày hội đọc, hùng biện Tiếng Anh, Văn hay – Chữ tốt… tham
gia thi thực hành thí nghiệm. Thi vận dụng kiến thức liên môn cho HS: tối thiểu 1 sản
phẩm/lớp; Thi dạy học tích hợp dành cho GV: tối thiểu 1 sản phẩm/môn.
- Có biện pháp phù hợp để giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, kéo giảm tỉ lệ học sinh
bỏ học, cần tranh thủ sự phối hợp, hỗ trợ của các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài
trường. Chỉ tiêu:
+ Hạnh kiểm: Khá, tốt: 98,85%; Yếu, TB: dưới 1,15%
+ Học lực: Khá, Giỏi: trên 68%; Yếu, Kém: dưới 3,5%
+ Học sinh lên lớp thẳng: 96,5%
+ Bỏ học: dưới 1%
+ Tỉ lệ tốt nghiệp THCS: 100%
- Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng
dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóaThể thao và Du lịch.
2.2. Đổi mới kiểm tra và đánh giá
- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 5105/CT-BGDĐT ngày 03/11/2014 của Bộ
trưởng Bộ GDĐT.
- Tổ chức tốt các kì thi, kiểm tra đảm bảo tính chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy
chế ở các khâu ra đề, coi, chấm thi và nhận xét, đánh giá học sinh; đảm bảo thực chất,
khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh.
- Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất
và năng lực của học sinh. Chú trọng đánh giá quá trình: đánh giá trên lớp; đánh giá
bằng hồ sơ; đánh giá bằng nhận xét; tăng cường hình thức đánh giá thông qua sản
phẩm học tập; kết hợp đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kì,
cuối năm học. Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của
học sinh; coi đánh giá là cách để giúp học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố
gắng, hứng thú học tập của các em.
- Trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục, giáo viên cần coi
trọng việc quan sát và hướng dẫn học sinh tự quan sát các hoạt động và kết quả hoạt
động học tập, rèn luyện của các em; nhận xét định tính và định lượng về kết quả hoạt
động, qua đó đề xuất hoặc triển khai kịp thời các hướng dẫn, góp ý, điều chỉnh nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.
- Chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận
với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài
kiểm tra. Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn, đối với
các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tăng cường câu hỏi mở; gắn với thời sự quê
hương, đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế,
chính trị, xã hội. Khi chấm bài kiểm tra phải có nhận xét, động viên sự cố gắng, tiến bộ
8
của học sinh. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự
cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự
đánh giá năng lực của mình.
- Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận; chỉ đạo việc
ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng thay vì chỉ có các câu hỏi
1 lựa chọn đúng như trước đây; triển khai phần kiểm tra tự luận trong các bài kiểm tra
viết môn ngoại ngữ.
- Tăng cường ra câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để
bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Tăng cường xây dựng "Nguồn học liệu mở"
(thư viện), câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo có chất lượng
trên website của Bộ (tại địa chỉ ) của Sở GD&ĐT. Chỉ
đạo cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tích cực tham gia diễn đàn trên mạng
() về đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực học sinh. Chỉ tiêu: 01 ngân hàng đề kiểm tra/trường/môn (có câu hỏi về phát
triển năng lực), 100% giáo viên tham gia diễn đàn trên mạng “Trường học kết nối”, 02
sản phẩm/môn/học kỳ; 01 chủ đề/trường/môn, trải nghiệm sáng tạo.
2.3. Các hoạt động khác
- Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động góp phần phát
triển năng lực học sinh như: văn hóa - văn nghệ, thể dục – thể thao; các hội thi năng
khiếu; các hoạt động giao lưu,… trên cơ sở tự nguyện của nhà trường, phụ huynh và học
sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập của học sinh trung học, phát
huy sự chủ động và sáng tạo của đơn vị; tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc
đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị
văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới.
- Tổ chức các hội thi theo chủ điểm hàng tháng, trò chơi dân gian, các hội thi
năng khiếu (Olympic Tiếng Anh, Giải Toán trên máy tính cầm tay, Văn hay – chữ
tốt…) phù hợp với điều kiện và phân cấp quản lí nhằm tạo điều kiện để học sinh phát
triển toàn diện về sức khỏe, tri thức, kĩ năng sống…Trường tổ chức Câu lạc bộ môn
Toán, Tiếng Anh, Câu lạc bộ Hoá học, Câu lạc bộ Bóng đá, Câu lạc bộ Âm nhạc, Câu
lạc bộ Mỹ thuật.
3. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
3.1. Tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
- Tham gia tốt việc tập huấn về các nội dung: Mô hình mới cấp THCS; Dạy học
và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Tìm hiểu về kinh
doanh; Tổ chức hoạt động hướng nghiệp; Tổ chức diễn đàn trên mạng về đổi mới kiểm
tra, đánh giá trong quá trình dạy học ở trường trung học... do Sở GD&ĐT, Phòng
GD&ĐT tổ chức.
- Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên THCS. Đổi mới, nâng cao
hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về chuyên môn và nghiệp vụ theo
chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên, theo các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Tăng cường các hình thức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, cán bộ quản lý và hỗ
trợ hoạt động dạy học và quản lý qua mạng internet.
- Tiếp tục rà soát đánh giá năng lực giáo viên ngoại ngữ (môn Tiếng Anh), tham
gia bồi dưỡng theo chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT đáp ứng việc triển khai Đề án “Dạy
9
và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”. Việc bồi
dưỡng giáo viên phải gắn với việc bố trí, sử dụng có hiệu quả.
3.2. Tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của cán bộ
quản lý, giáo viên
- Tham gia diễn đàn trên mạng để chỉ đạo và hỗ trợ hoạt động đổi mới sinh hoạt
tổ/ nhóm chuyên môn trong trường phổ thông; tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất
lượng sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; tăng cường tổ chức
sinh hoạt chuyên môn tại trường, cụm trường…(trực tiếp và qua mạng); chú trọng xây
dựng đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học tại đơn vị.
- Nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả của hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo
viên chủ nhiệm giỏi các cấp, tổng phụ trách Đội giỏi theo các văn bản hướng dẫn của
Bộ GD&ĐT. Tổ chức tốt và động viên giáo viên tham gia cuộc thi dạy học theo chủ đề
tích hợp dành cho giáo viên trung học.
- Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên về năng lực nghiên cứu khoa học và hướng dẫn
học sinh nghiên cứu khoa học; nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp, cán bộ
phụ trách công tác Đoàn, Đội, giáo viên tư vấn trường học.
3.3. Tăng cường quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
Chủ động rà soát đội ngũ, bố trí sắp xếp để đảm bảo về số lượng, chất lượng, cân
đối về cơ cấu giáo viên, nhân viên cho các môn học, khắc phục tình trạng giáo viên
không đúng chuyên môn dạy kiêm nhiệm.
4. Phát triển trường, lớp; sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học;
đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia; trường chất lượng cao
4.1. Phát triển trường, lớp
-Trường đang nổ lực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn II vào năm
học 2016-2017. Kết quả đánh giá ngoài về công tác KĐCLGD của trường đạt cấp độ
Ba; chất lượng giáo dục nhà trường phát triển ổn định tạo điều kiện thu hút học sinh.
4.2. Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
- Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước kết hợp với các nguồn
huy động hợp pháp khác từ công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học, cải tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, an toàn, xây dựng môi trường
sư phạm lành mạnh thực sự để thu hút học sinh đến trường, tổ chức các hoạt động giáo
dục.
- Tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng thiết bị dạy học để có kế hoạch sửa chữa
và bổ sung kịp thời theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đã ban hành theo Thông tư
số 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11/8/2009 và Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày
18/01/2010. Thực hiện nghiêm túc công văn số 7842/BGDĐT-CSVCTBTH ngày
28/10/2013 về việc đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, học liệu các cơ sở giáo dục đào
tạo. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức làm công tác
thiết bị dạy học; giáo viên tăng cường sử dụng thiết bị dạy học của nhà trường và đồ
dùng dạy học tự làm để đảm bảo việc dạy học có chất lượng.
- Đầu tư các điều kiện và tận dụng tối đa cơ sở vật chất nhà trường để có thể tổ
chức dạy học 2 buổi/ngày, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng kết hợp
dạy học văn hóa với tổ chức các hoạt động tập thể nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức,
10
giáo dục thể chất, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh là con em
đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn.
4.3. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
Tăng cường các giải pháp để đạt được các tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia
theo Thông tư số 47/2012/QĐ-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ GD-ĐT về việc ban hành
Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường trung học phổ
thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.
Lập tờ trình đề nghị PGD-ĐT cấp kinh phí mua bổ sung trang thiết bị dạy học
đã hỏng( đã qua sử dụng 5 năm); sơn lại trường, rào để đạt chuẩn về cơ sở vật chất
phục vụ cho công tác dạy- học, để chuẩn bị cho việc xét công nhận trường đạt chuẩn
giai đoạn II vào năm hoc 2016 -2017.
5. Duy trì, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục THCS
5.1. Củng cố vững chắc kết quả PCGD THCS, tăng cường phân luồng học
sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn và Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày
24/3/2014 về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
5.2. Tham mưu về việc củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD các cấp, đội ngũ
cán bộ giáo viên chuyên trách PCGD; thực hiện tốt việc quản lý và lưu trữ hồ sơ PCGD;
coi trọng công tác điều tra cơ bản, rà soát đánh giá kết quả và báo cáo hằng năm về thực
trạng tình hình PCGD; tích cực huy động các đối tượng diện PCGD THCS ra lớp; nắm
chắc tình hình, nguyên nhân học sinh bỏ học và có giải pháp khắc phục; vận động nhiều
lực lượng tham gia nhằm duy trì sĩ số học sinh. Thực hiện quản lý PCGD THCS theo
Hệ thống thông tin điện tử quản lý PCGD-XMC.
5.3. Tham mưu với các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch,
tập trung mọi nguồn lực với các giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục;
củng cố, duy trì và nâng cao tỉ lệ, chất lượng đạt chuẩn PCGD THCS.
6. Đổi mới công tác quản lý giáo dục trung học
6.1. Tăng cường đổi mới quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục;
củng cố kỉ cương, nền nếp trong dạy học, kiểm tra đánh giá, thi cử; bảo đảm khách quan,
chính xác, công bằng.
6.2. Chú trọng quản lý, phối hợp hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh
theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011; tăng cường quản lý chặt chẽ
việc dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ
GD&ĐT, việc quản lý các khoản tài trợ theo Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày
10/9/2012 quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
6.3. Tiếp tục chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường theo yêu
cầu tại công văn số 68/BGDĐT-GDTrH ngày 07/01/2014 của Bộ GD&ĐT. Hồ sơ, sổ
sách trong nhà trường thực hiện theo điều lệ trường trung học và công văn hướng dẫn
của sở. Tăng cường sử dụng phần mềm máy tính trong việc quản lý hoạt động giảng dạy
của giáo viên, quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sắp xếp thời khoá biểu,
quản lý thư viện trường học,...; thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng xuất bản phẩm
tham khảo trong giáo dục phổ thông theo Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐTngày
07/7/2014 của Bộ GD&ĐT.
11
6.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy, hội
họp…, đặc biệt trong công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên. Chỉ tiêu: trường thành lập
website.
7. Công tác thi đua, khen thưởng
- Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu công tác một cách thực chất; kiên quyết khắc
phục bệnh thành tích trong giáo dục; thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ và đúng thời hạn
theo quy định.
C- CÁC CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU
1. Chỉ tiêu về dạy và học.
Nội dung
Chỉ tiêu
Học lực
Khá- Giỏi: trên 68%. Yếu, kém dưới: 3.5%
Hạnh kiểm
Tốt- Khá:98.9%; TB:1,1%
Học sinh giỏi
Cấp huyện: 18; cấp tỉnh: 06
Học sinh bỏ học
Dưới 1%
Tỉ lệ tốt nghiệp THCS
100%
Học sinh lên lớp thẳng
Trên 96.5%
Hiệu quả đào tạo
Trên 80%
Thao giảng
Ít nhất 2tiết/học kỳ; trong đó có 1 tiết có UDCNTT
Dự giờ
Ít nhất 8 tiết/ học kỳ
Đồ dùng dạy học tự làm
Mỗi GV có ít nhất 01 ĐDDH tự làm/ HK. Toàn
trường đạt ít nhất 06 giải thi ĐDDH cấp huyện.
Trường học kết nối
100% giáo viên tham gia diễn đàn trên mạng
“Trường học kết nối”, 02 sản phẩm/môn/học kỳ; 01
chủ đề/trường/môn, trải nghiệm sáng tạo
Ứng dụng CNTT
100% CBGV-NV ứng dụng tốt CNTT trong quản
lý, giảng dạy.
Thi máy tính cầm tay
02 giải cấp huyện,01 giải cấp tỉnh.
Thi vận dụng kiến thức liên môn
Tối thiểu 1 sản phẩm/lớp.
Thi dạy học theo CĐ tích hợp
Thi dạy học tích hợp dành cho GV: tối thiểu 1 sản
phẩm/môn.
12
Thi Sáng tạo Khoa học kĩ thuật
02 giải cấp huyện,01 giải cấp tỉnh
Thi Tin học Trẻ
02 giải cấp huyện, 01 giải cấp tỉnh
Văn hay chữ tốt
03 giải cấp huyện, 01 giải cấp tỉnh
2. Chỉ tiêu về Đoàn thể (Đảng, Công đoàn, Đoàn, Đội).
- Xếp loại chi bộ: Trong sạch vững mạnh tiêu biểu.
- Xếp loại Công đoàn: Vững mạnh xuất sắc.
- Xếp loại Đoàn TNCS HCM: Xuất sắc.
- Xếp loại Đội TNTP HCM: Xuất sắc.
3. Các chỉ tiêu khác.
Phong trào
Đạt giải
Đạt giải
cấp huyện
cấp tỉnh
Em yêu lịch sử Việt Nam
Giải nhì
Chúng em Kể chuyện về Bác
Giải nhất
Liên hoan “ Nghệ thuật Tuổi hồng”
Giải nhất
Thi nghi thức Đội
Giải nhì
Giải bóng đá mi ni cấp huyện
Giải nhì
Ghi chú
Toàn đoàn
D- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I. VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, CHÍNH TRỊ.
1.
Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
- Tiếp tục triển khai thực hiện chỉ thị 06 CT/TW của Bộ chính trị về cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Chỉ thị 33/2006 CT –TT
của thủ tướng chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo
dục và cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung của ngành giáo dụcThực hiện tốt
quy định về đạo đức nhà giáo theo quyết định 16/2008 / QĐ-GD.ĐT ngày 16 tháng 4
năm 2006 của Bộ GD-ĐT ; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo
là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo ”, gắn đạo đức nghề nghiệp và nhân
cách nhà giáo , chống các hành vi xúc phạm danh dự và nhân cách học sinh .
- Trước khai giảng năm học nhà trường tổ chức cho 100% CBGV CNV dự đầy
đủ các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, chính trị nhằm quán triệt các nghị quyết chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để xây dựng cho mỗi cá nhân
13
một quan điểm, lập trường tư tưởng đạo đức kiên định trong sáng giản dị gương mẫu.
Đặc biệt là sống học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh .
- Xây dựng tập thể đoàn kết nhất trí BGH, chi bộ, CĐCS, chi đoàn thường
xuyên chú ý GD đạo đức, lối sống cho CBGV và học sinh.
- Hàng tháng tổ chức đánh gia, cho điểm xếp loại CBGV nếp sống văn minh.
-Thực hiện dân chủ hoá trong nhà trường, chấm công, công khai hoá các kế
hoạch hoạt động.
- Nghiêm cấm CBGVCNV uống rượu bia trước và trong thời gian làm việc,
không hút thuốc lá nơi cơ quan, nơi công cộng đông người, chấp hành tốt luật giao
thông thực hiện tốt pháp luật.
- Xây dựng nội qui cơ quan qui chế dân chủ, lịch tiếp dân.
2.
Đối với học sinh.
- Xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp liên
môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo hình thức,
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống,
rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạt động
nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
- Qua các buổi sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt lớp chủ nhiệm, sinh hoạt ngoại
khoá, sinh hoạt Đội, ngoài giờ, GD lồng ghép, tập trung giáo dục học sinh hành vi
hạnh kiểm, đạo đức lối sống, HS viết cam kết không vi phạm nội qui học sinh điều lệ
nhà trường không tham gia các tệ nạn xã hội, thực hiện tốt về ATGT.
- Thực hiện phong trào “nói lời hay làm việc tốt”.
- Trước khai giảng năm học HS học tập Điều lệ trường THCS, nội qui học sinh.
- Thực hiện đội cờ đỏ trực theo dõi nề nếp hành vi học sinh từng buổi học.
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện –
học sinh tích cực ” .
II. VỀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Thực hiện quy chế chuyên môn.
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cá nhân, hồ sơ sổ sách, các hoạt đông chuyên
chuyên môn:( giáo án, cho điểm, ghi điểm, dự giờ, thao giảng, hội giảng, họp Tổ
chuyên môn, tổ chức chuyên đề...).
a. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cá nhân, hồ sơ sổ sách
* Chỉ tiêu:
- 100% CBGV-NV thực hiện đủ, đúng các loại hồ sơ theo quy định của Điều lệ
trường trung học phổ thông ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT-BGD-ĐT...
* Biện pháp:
- Đầu năm BGH, Tổ trưởng chi đạo, hướng dẫn cho CBGV, NV thực hiện tốt
các loại kế hoạch, hồ sơ sổ sách theo quy định, ký duyệt, chỉnh sửa cho phù hợp, đúng
quy định. Ký duyệt kế hoạch tháng của các TT, nhân viên, Đoàn – Đội từ ngày 3 =>
ngày 5 hành tháng
14
- Thực hiện tổ chức kiểm tra cho điểm, ghi điểm, cộng điểm xếp loại HS chính
xác kịp thời, đúng quy chế và. BGH duyệt sổ GTGĐ vào ngày 3 hàng tháng
- Báo cáo thống kê chính xác đúng thời gian qui định kể cả việc ký xác nhận sổ
đầu bài, sổ điểm, học bạ, phiếu liên lạc HS.
- GV lên kế hoạch báo giảng vào chiều ngày ngày thứ 2 để TT, BGH duyệt.
- Tổ trưởng duyệt báo giảng 1 lần/tuần, giáo án 2 lần/ tháng.
- BGH duyệt giáo án 1 lần /tháng, duyệt sổ báo dạy 1 lần/ tuần.
b. Các hoạt động chuyên môn:
+ Tổ chức các chuyên đề, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn:
* Biện pháp
- TT lập kế hoạch tổ chức chuyên đề từ đầu năm. Chuẩn bị chuyên đề, phân
công thực hiện; điều hành sinh hoạt chuyên đề; kết thúc chuyên đề rút ra được: ưu; hạn
chế, phương hướng vận dụng và nhân rộng trong tổ, đơn vị.
- Triển khai đầy đủ các lớp bồi dượng CM do ngành tổ chức cho GV.
+ Tổ chức thao giảng, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm:
* Biện pháp:
- Họp tổ, nhóm thống nhất nội dung, PPDH ở các bài khó, tổ chức, phân công
hoặc giáo viên đăng ký thao giảng minh họa.
- Họp tổ đánh giá, chia sẽ kinh nghiệm, thống nhất ND, PP theo hướng đổi nới
PPDH.
+ Tổ chức thi làm ĐDDH, sử dụng triệt để trang thiết bị dạy học được cấp.
* Chỉ tiêu : 100% GV dự thi làm ĐDDH.và làm thêm 1 ĐDDH/ HK trở lên
* Biện pháp;
-Tổ chức thi ĐDDH cấp trường vào cuối HK I, chọn ĐDDH có chất lượng dự
thi cấp Huyện, Tỉnh.
-Trao đổi về kinh nghiệm làm và sử dụng ĐDDH trong họp tổ chuyên môn.
- GV phải có kế hoạch sử dụng ĐDDH và sử dụng hết, có hiệu quả TBDH được
cấp.
- Hàng tháng TT, PHT kiểm tra việc thực hiện TBDH của GV.
+ Họp tổ chuyên môn:
- Họp 2 lần CM/ tháng; chia ra 2 tuần họp / lần ( họp vào tuần 1 và tuần 3 của
tháng).
- Họp tổ CM lần 1 : Triển khai kế hoạch tháng, tuần, phân công nhiệm vụ…
- Họp tổ CM lần 2: họp theo Tổ/nhóm bộ môn đi sâu về đổi mới PPDH, KTĐG
- Ngày 10 hàng tháng báo cáo hoạt động của tổ chuyên môn cho BGH.
2.Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực học sinh.
15
2.1 Đổi mới phương pháp dạy học;
* Biện pháp:
- Nâng cao nhận thức về đối mới PPDH, nâng cao tay nghề, uy tín của GV , nhà
trường. Tập huấn đầy đủ các lớp bồi dưỡng về chuyên môn cho GV
- Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực
hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù
hợp với nội dung bài học.
- Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo,
nghiên cứu khoa học của học sinh.
- BGH, Tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch đổi mới PPDH triển khai cho GV
thực hiện, quy định cụ thể về tổ chức các chuyên đề về đổi mới PPDH, kiểm tra đánh
giá , soạn giáo án, thao giàng, dự dự giờ để GV trao đổi rút kinh nghiệm học tập, nâng
cao tay nghề.
- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán làm hạt nhân trong hoạt động đổi mới
PPDH, KTĐG và hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên bài học
- Soạn giáo án theo hướng đổi mới có nội dung, PPDH phù hợp các đối tượng
HS. Chuẩn bị tốt các điều kiện hỗ trợ dạy học như phương tiện, thiết bị dạy học nhằm
phát huy tính tính tích cực, tự khám phá tìm kiếm kiến thức của HS.
- Đảm bảo cân đối giữa truyền thụ kiến thức, rèn luyện, kỹ năng và định hướng
thái độ hành vi cho HS; tăng cường liên hệ thực tế; chú ý giao nhiệm vụ, rèn luyện kỹ
năng tự học , tự nghiên cứu SGK, tài liệu... cho HS. Kiểm tra công việc ở nhà của HS.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm, tuyên dương kịp thời những cá nhân thực hiện tốt
việc soạn, giảng theo PPDH tích cực, phổ biến những giáo án thể hiện có chất lượng
trong tổ CM.
2.2. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá( KTĐG);
- Chỉ đạo và tổ chức tốt các kì thi, kiểm tra đảm bảo tính chặt chẽ, nghiêm túc,
đúng quy chế ở các khâu ra đề, coi, chấm thi và nhận xét, đánh giá học sinh; đảm bảo
thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của
học sinh.
- Chỉ đạo cho giáo viên thực hiện kiểm tra, đánh giá, kết quả học tập của HS theo
hướng đổi mới .Kết hợp giữa KT tự luận với trác nghiệm khách quan hợp lý. Đối với
môn khoa học xã hội cần tăng cường câu hỏi vận dụng kiến thức vào thức tiễn , câu
hỏi mở gắn với thời sự, quê hương, đất nước. Đối với các môn KHTN cần chú ý phát
triển tư duy logic, kỹ năng thực hành...
Xây dựng ma trận đề kiểm tra cho mỗi chương. Khi chấm bài kiểm tra có sửa
sai, nhận xét, động viên sự tiến bộ của HS.
Tăng cường xây dựng “nguồn học liệu mở” câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài
dạy, ngân hàng đề thi.
- Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất
và năng lực của học sinh. Chú trọng đánh giá quá trình: đánh giá trên lớp; đánh giá
bằng hồ sơ; đánh giá bằng nhận xét; tăng cường hình thức đánh giá thông qua sản
phẩm học tập; kết hợp đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kì,
16
cuối năm học. Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của
học sinh; coi đánh giá là cách để giúp học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố
gắng, hứng thú học tập của các em.
- Trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục, giáo viên cần coi
trọng việc quan sát và hướng dẫn học sinh tự quan sát các hoạt động và kết quả hoạt
động học tập, rèn luyện của các em; nhận xét định tính và định lượng về kết quả hoạt
động, qua đó đề xuất hoặc triển khai kịp thời các hướng dẫn, góp ý, điều chỉnh nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.
- Chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận
với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài
kiểm tra. Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn, đối với
các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tăng cường ra các câu hỏi mở; gắn với thời sự
quê hương, đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh
tế, chính trị, xã hội. Khi chấm bài kiểm tra phải có nhận xét, động viên sự cố gắng, tiến
bộ của học sinh. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo
dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và
biết tự đánh giá năng lực của mình.
- Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận; chỉ đạo việc
ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng thay vì chỉ có các câu hỏi
1 lựa chọn đúng như trước đây; triển khai phần kiểm tra tự luận trong các bài kiểm tra
viết môn ngoại ngữ.
- Tăng cường ra câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để
bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Tăng cường xây dựng "Nguồn học liệu mở"
(thư viện), câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo có chất lượng
trên website của Bộ (tại địa chỉ ) của Sở GD&ĐT. Chỉ
đạo cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tích cực tham gia diễn đàn trên mạng
() về đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực học sinh. Chỉ tiêu: 01 ngân hàng đề kiểm tra/trường/môn (có câu hỏi về phát
triển năng lực), 100% giáo viên tham gia diễn đàn trên mạng “Trường học kết nối”, 02
sản phẩm/môn/học kỳ; 01 chủ đề/trường/môn, trải nghiệm sáng tạo.
3.Nâng cao chất lượng giảng dạy và sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn: tổ chức
hội thảo, chuyên đề, thao giảng, bồi dưỡng giáo viên, tham gia trường học trực
tuyến, sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học…
- Chỉ đạo và hỗ trợ hoạt động đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức bồi
dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho tổ trưởng; đổi mới cách sinh hoạt theo hướng
tập trung giúp đỡ đồng nghiệp, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp
dạy học, kiểm tra đánh giá; tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ
chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên cốt
cán các môn học trong nhà trường.
- Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên về năng lực nghiên cứu khoa học và hướng dẫn
học sinh nghiên cứu khoa học; nâng cao năng lực và vai trò của giáo viên chủ nhiệm
lớp, cán bộ phụ trách công tác Đoàn, Đội, giáo viên tư vấn trường học... trong việc
quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện học sinh.
17
- Tổ chức triển khai các nội dung đã được tập huấn về dạy học và kiểm tra đánh
giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho những giáo viên môn chưa dự tập
huấn.
- Tiếp tục rà soát, đánh giá năng lực giáo viên ngoại ngữ, tạo điều kiện cho
những giáo viên chưa được bồi dưỡng theo chuẩn quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo
được học nâng cao trình độ đáp ứng việc triển khai đề án“Dạy và học ngoại ngữ trong
hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020’’.
- Tăng cường dự giờ thăm lớp để có biện pháp giúp đỡ giáo viên còn thiếu
kinh nghiệm; tổ chức cho giáo viên nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, sáng
kiến cải tiến khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, chú trọng đầu tư đội ngũ giáo
viên cốt cán các môn học.
- Tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn.
Quy định dạy thao giảng, dự giờ, mở chuyên đề như sau:
+ Thao giảng ít nhất 2 tiết/HK (trong đó có 1 tiết dạy ứng dụng CNTT).
+ Dự giờ ít nhất 8 tiết/HK (đối với giáo viên hết tập sự), ít nhất 16 tiết/HK
(đối với giáo viên chưa hết tập sự). Tổ trường và tổ phó dự giờ ít nhất 1
tiết/GV/HK.
+ Mở chuyên đề: ít nhất 1 lần/tổ/HK (tổ chức chuyên đề về kiểm tra, đánh
giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh).
- Sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học: Họp tổ, nhóm thống nhất nội
dung, PPDH ở các bài khó, tổ chức, phân công hoặc giáo viên đăng ký thao giảng minh họa.
Họp tổ đánh giá, chia sẽ kinh nghiệm, thống nhất ND, PP theo hướng đổi nới PPDH.
- Tập huấn và chỉ dạo cho GV giáo viên tham gia diễn đàn trên mạng “Trường
học kết nối”, phải có ít nhất 02 sản phẩm/môn/học kỳ; 01 chủ đề/trường/môn, trải
nghiệm sáng tạo.
- Chú trọng phát huy tính tích cực, trí tuệ của tập thể sư phạm nhà trường trong
việc đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
4.Công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém.
4.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầu năm học, trên cơ sở
lựa chọn bồi dưỡng từ năm lớp 8.
- Phân công chuyên môn một cách hợp lý; lựa chọn giáo viên có năng lực
chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, theo hướng ổn định để phát
huy kinh nghiệm của giáo viên. Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học
tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có những chế độ động viên, khuyến
khích khen thưởng đối với giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi.
4.1.Công tác phụ đạo học sinh yếu, kém.
- Lập kế hoạch nâng kém, duy trì sĩ số từ đầu năm. Chỉ đạo cho GVCN lập
danh sách HS yếu, kém căn cứ vào kết quả năm học trước và thi chất lượng đầu năm.
Tổ chức nâng kém môn Văn, Toán, AV trái buổi không thu tiền HS. Phối hợp với gia
đình, động viện, quản lý chặt chẽ giờ học ở trường, ở nhà.
- Phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” hỗ trợ nhau trong học tập.
18
- Phối hợp với Hội khuyến học, Ban đại diện cha mẹ HS, chính quyền địa phương,
mạnh thường quân kịp thời vận động học sinh bỏ học trở lại lớp, hỗ trợ tập, quần áo, học bổng
cho HS có hoàn cảnh khó khăn, không để HS phải nghỉ học vì “3 thiếu”.
5.Tham gia các hội thi chuyên môn, khoa học kỹ thuật cho học sinh trung
học, giáo án tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực
tiễn, thi giáo viên dạy giỏi, thi thực hành thí nghiệm lớp 9.
- Bộ phận chuyên môn lập kế hoạch, tổ chức và động viên học sinh tích cực
tham gia các cuộc thi, Hội thi như: Hội thi thí nghiệm thực hành ở lớp 9, cuộc thi vận
dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh
trung học, Ngày hội công nghệ thông tin, Ngày hội sử dụng ngoại ngữ, Ngày hội đọc,
hùng biện Tiếng Anh, Văn hay – Chữ tốt… tham gia thi thực hành thí nghiệm cấp
trường, cấp huyện. Thi vận dụng kiến thức liên môn cho HS: tối thiểu 1 sản phẩm/lớp;
Thi dạy học tích hợp dành cho GV: tối thiểu 1 sản phẩm/môn.
- Duy trì phong trào thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, tạo nguồn cho việc tham
dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh.
6.Giáo dục thể chất – Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Thực hiện giáo
dục hòa nhập, khuyết tật.
-Thực hiện dạy môn Thể dục 2 tiết/ tuần theo phân phối chương trình hiện hành
Chỉ đạo GV Thể dục phối hợp với Đoàn- Đội tổ chức, thu hút học sinh tham gia các
hoạt động góp phần phát triển năng lực học sinh như: văn hóa - văn nghệ, thể dục – thể
thao; các hội thi năng khiếu; nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ
năng sống và sức khỏe
- Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh học hòa nhập tham gia
các lớp tập huấn do Sở GD - ĐT tổ chức. Thực hiện hướng dẫn số 951/HD-SGDĐT
ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Sở GD – ĐT Vĩnh Long về tiếp nhận, đánh giá kết quả
giáo dục, xét lên lớp, cấp bằng tốt nghiệp đối với học sinh khuyết tật học hòa nhập
Giáo dục Mầm non, Tiều học, THCS, THPT.
- Thực hiện Thông tư liên tịch số 42/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31
tháng 12 năm 2014 quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật.
7.Hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, hoạt động ngoại khóa, tiết học ngoài
nhà trường, hoạt động ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm sáng tạo,…
7.1.Hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề.
- Xem hoạt động GD hướng nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong
nhà trường nhằm góp phần chuẩn bị cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS lựa chọn
lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân và yêu cầu đào tạo nguồn nhân
lực của địa phương, của cả nước.
- Về thời lượng : 1 tiết/tháng (9 tiết/lớp/năm học).
- Về hình thức và nội dung tổ chức hoạt động: tổ chức theo lớp và các nội dung
quy định theo chủ điểm hàng tháng.
- Dạy nghề phổ thông cho học sinh khối 8.9 ở 2 môn: Điện và Tin học.
7.2.Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ, trải nghiệm sáng tạo
19
- Chỉ đạo GV Thể dục phối hợp với Đoàn- Đội tổ chức, thu hút học sinh tham gia
các hoạt động góp phần phát triển năng lực học sinh như: văn hóa - văn nghệ, thể dục –
thể thao; các hội thi năng khiếu; tổ chức Câu lạc bộ môn Toán, Tiếng Anh, Câu lạc bộ
Hoá học, Câu lạc bộ Bóng đá, Câu lạc bộ Âm nhạc, Câu lạc bộ Mỹ thuật; các hoạt động
giao lưu,… phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập của học sinh tăng
cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ
năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn
hóa thế giới.
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói
quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn
giao thông, đuối nước và các tai nạn khác.
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống thân thiện, phòng ngừa bạo
lực và tệ nạn xã hội.
- Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di
tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
III. CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÍ
1.Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, công
khai, dân chủ trong nhà trường, quản lý dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà
trường.
1.1 Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:
- Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ về phẩm chất chính trị,
chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cụ thể đến từng cá nhân, chú ý đến việc
nâng cao trình độ ngoại ngữ, khả năng sử dụng công nghệ thông tin.
- Xây dựng những tiêu chuẩn cụ thể, xác định rõ vị trí, chức trách, nhiệm vụ,
trách nhiệm của mỗi cán bộ viên chức trong trường.
- Tự kiểm tra đánh giá
- Tổ chức sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm theo định kì.
- Thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát huy những cá nhân điển hình; kịp
thời uốn nắn, khắc phục những hạn chế, thiếu sót.
1.2. Công khai, dân chủ trong nhà trường
- Thực hiện công khai minh bạch về: tài chính; kế hoạch; tổ chức, phân công
cán bộ GV-NV; công khai về cơ sở vật chất; chất lượng giáo dục; công khai trong xét
thi đua, khen thưởng; công tác đánh giá công chức, viên chức; Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên các khoản thu đầu năm đối với học sinh...
- Thực hiện đúng, đầy đủ quy chế dân chủ trong đơn vị theo quyết định số
04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
1.3.Quản lý dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường.
20
- Quản lý, tổ chức việc dạy và học chính khóa, đảm bảo các nguyên tắc dạy
thêm, học thêm quy định tại Điều 3 của Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm
theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT; quản lý việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại học
sinh, xác nhận các nội dung yêu cầu đối với người dạy thêm theo quy định tại Khoản 5,
Điều 8 của Quy định về dạy thêm, học thêm.
- Tổ chức, quản lý và kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường;
bảo đảm các điều kiện quy định về hoạt động dạy thêm, học thêm và quyền lợi của
người học thêm, người dạy thêm.
- Quản lý, lưu trữ và xuất trình khi được thanh tra, kiểm tra hồ sơ dạy thêm, học
thêm bao gồm: Giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy
thêm; danh sách người học thêm; thời khoá biểu dạy thêm; sổ ghi đầu bài dạy thêm,
học thêm; giáo án dạy thêm; đơn đăng ký học thêm và hồ sơ tài chính theo quy định
hiện hành.
- Kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý
vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng dạy thêm, học thêm, quản lý cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học, kinh phí dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
2. Công tác thi đua khen thưởng.
Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Phòng GD&ĐT đã đề ra, kiên quyết chống
bệnh thành tích trong giáo dục; thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ và đúng thời gian quy
định.
*Chỉ tiêu:
- Danh hiệu tập thể: Tập thể LĐXS,
- Công đoàn: xếp loại vững mạnh xuất sắc
- Đoàn – Đội: Xuất sắc
- Xếp lọai chi bộ: trong sạch vững mạnh tiêu biểu.
* Biện pháp:
- Đầu năm học hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng thi đua khen
thưởng và kỉ luật, phối hợp với BCH.CĐCS lập kế hoạch thi đua, xây dựng tiêu chuẩn
thi đua năm học triển khai trong Hội nghị CBVC đầu năm.
- Thảo luận thống nhất tiêu chuẩn và chỉ tiêu thi đua cần đạt. Phối hợp với Công
đoàn phát động đăng kí danh hiệu thi đua cho các cá nhân và tập thể. Kiểm tra việc
thực hịên kế hoạch thi đua để phát hiện những tồn tại nêu hướng khắc phục. Phân công
CBGV phụ trách theo dõi các mặt hoạt động để chấm điểm thi đua áp dụng xét thi đua
công bằng khách quan .
3.Công tác xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan nhà trường, công tác phối
hợp và đảm bảo an ninh, an toàn trường học, y tế học đường.
3.1.Công tác xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan nhà trường
- Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước kết hợp với các nguồn
huy động hợp pháp khác từ công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường trang bị cơ sở
vật chất, trang thiết bị dạy học…, xây dựng, cải tạo cảnh quan trường đạt tiêu chuẩn
21
xanh - sạch - đẹp, an toàn theo quy định; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh thu
hút học sinh đến trường, tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Tăng cường sử dụng thiết bị giáo dục, thiết bị dạy học, khai thác triệt để cơ sở
vật chất của nhà trường để đảm bảo việc dạy học có chất lượng. Tổ chức tốt phong trào
giáo viên tự làm đồ dùng dạy học.
- Quan tâm đầu tư các điều kiện và tận dụng tối đa cơ sở vật chất nhà trường theo
hướng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện
theo hướng kết hợp dạy học văn hóa với tổ chức các hoạt động tập thể nhằm giáo dục
tình cảm, đạo đức, giáo dục thể chất, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
- Cán bộ thư vịên, thiết bị phải thể hiện hết tinh thần trách nhiệm trong việc bảo
quản băng, đĩa, tranh dạy học, sách GK, SGV, thiết bị dạy học. Lập sổ tài sản theo dõi
cập nhật hàng tuần, buổi, định kì kiêm tra tài sản trang thiết bị. Dùng hoá chất chống
mối , mọt, ẩm ướt …
3.2.Công tác phối hợp và đảm bảo an ninh, an toàn trường học
- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch liên tịch giữa Nhà
trường với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Công đoàn, Hội Phụ nữ, Hội Khuyến học, Ban
đại diện CMHS, chính quyền…để phối hợp giáo dục, ngăn ngừa và xử lý kịp thời
tệ nạn xã hội trong học sinh, bảo đảm an, trật tự trường học, thực hiện có hiệu
quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
3.3. Y tế học đường.
Thành lập Ban chăm sóc sức khỏe học sinh, năm học 2015 – 2016.
*.Các thành viên thực hiện nhiệm vụ:
+ Quản lý, chăm sóc sức khỏe học sinh; tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho học
sinh và thực hiện nhiệm vụ khác theo các văn bản hướng dẫn hiện hành về công tác y
tế trường học.
+Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình sức khỏe học sinh.
* Nhân viên Y tế có nhiệm vụ:
- Sơ cứu, xử lý ban đầu các bệnh thông thường (trong thời gian học sinh đang
tham gia các hoạt động tại trường). Sau khi xử lý ban đầu các trường hợp, cần thông
báo cho cha mẹ học sinh biết để gia đình tiếp tục giải quyết và chuyển lên tuyến trên.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, phân loại sức khỏe cho học sinh 2 lần/năm.
- Phối hợp với gia đình học sinh trong việc phòng bệnh và chữa bệnh.
- Mua, bảo quản trang thiết bị thuốc, phối kết hợp với trạm y tế xã cấp thuốc
cho các trường hợp cấp cứu, tai nạn, ốm đau theo quy định.
- Tổ chức thực hiện các chương trình bảo vệ, chăm sóc, giáo dục sức khỏe của
ngành Y tế và Giáo dục – Đào tạo triển khai trong các trường học hàng năm.
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho học sinh về phòng chống các bệnh học
đường (bệnh cận thị, vù gẹo cột sống, bệnh răng miệng....). Vệ sinh môi trường. Vệ
sinh an toàn thực phẩm. Hướng dẫn cán bộ, nhà giáo, học sinh trong công tác phòng
chống dịch bệnh, phòng chống sốt rét, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tai nạn
22
thương tích, phòng chống các tệ nạn xã hội và thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa
gia đình.
- Phối hợp, tuyên truyền, vận động học sinh tham gia mua bảo hiểm y tế.
- Tham gia xây dựng trường học “Xanh - Sạch – Đẹp”, kiểm tra vệ sinh an toàn
thực phẩm hàng tuần, có biên bản.
-Thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình sức khỏe học sinh, lập sổ sức
khỏe, phiếu khám sức khỏe định kỳ và chuyển theo học sinh, sinh viên khi chuyển
trường, chuyển cấp.
- Thực hiện thống kê, báo cáo về công tác y tế trường học theo quy định của Bộ
Y tế và Bộ Giáo dục – Đào tạo.
4.Công tác kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng trường chuẩn, thư viện
chuẩn.
- Tiếp tục duy trì và phát triển kết quả công tác KĐCLGD đạt được ở năm
2015. Tiếp tục tự tổ chức đánh giá CLGD của đơm vị trong năm học 2015 -2016 và
cập nhật báo cáo qua phần mềm.
- Trường đang nổ lực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn II vào năm
học 2016-2017. Tham mưu cho các cấp lãnh đạo đầu tư nguồn lực, đội ngũ để phát huy
mô hình nhà trường có lớp chất lượng cao, tạo môi trường giáo dục có chất lượng để thu
hút học sinh học tập.
- Thư viện chuẩn: Tiếp tục mua bổ sung các loại sách cần thiết phục vụ công tác
dạy- học; tuyên truyền. Tăng cướng công tác giói thiệu sách, có giải pháp thu hút HS
đến Thư viện đọc sách, tra cứu tài liệu học tập trên Thư viện điện tử.
IV. CÔNG TÁC ĐOÀN ThỂ
Chi uỷ, BGH thống nhất chỉ đạo các Đoàn thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm
vụ được phân công:
1.Đoàn- Đội:
- Thực hiện tốt chương trình công tác Đội, phong trào thiếu nhi năm học
2015- 2016 của Hôi Đồng Đội huyện Trà Ôn; Kế hoạch liên tịch số 36/KHLTPGDĐT-ĐTN, ngày 27/8/2015 của PGD-ĐT và Huyện Đoàn Trà Ôn : Kế hoạch
liên tịch công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2015- 2016.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động, Hội thi do Hội đồng Đội và PGD tổ chức.
- Phối hợp với GV bộ môn tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động góp
phần phát triển năng lực học sinh như: văn hóa - văn nghệ, thể dục – thể thao; các hội thi
năng khiếu; tổ chức Câu lạc bộ môn Toán, Tiếng Anh, Câu lạc bộ Hoá học, Câu lạc bộ
Bóng đá, Câu lạc bộ Âm nhạc, Câu lạc bộ Mỹ thuật; các hoạt động giao lưu, tham quan
học tập, tìm hiểu di tích lịch sử của địa phương ..., phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và
nội dung học tập của học sinh tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh
hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền
thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới.
2. Công Đoàn:
- Vận động CBGVCNV quán triệt chỉ thị năm học 2015 – 2016 của Bộ Trưởng
Bộ GD – ĐT và Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long , Phương hướng nhiệm vụ năm học
23
của Sở và công đoàn ngành , từ đó vận dụng vào việc xây dựng kế hoạch cho đơn vị
nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Tuyên truyền vận động 100% CBGV tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “ hai
không ” với 4 nội dung : “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh sinh viên không ngồi
nhầm lớp ”, kết hợp chặt với các cuộc vận động“ Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”; “ DC-KC-TT-TN ”; “ Trung thành, sáng tạo , tận tụy , gương mẫu
” và thực hiện tốt Chỉ thị 01/TU.
- Chăm lo về vật chất, tinh thần ; bảo vệ lợi ích chính đáng của CBGV- NV.
V. CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA – BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH
1.Công tác xã hội hóa giáo dục
- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch liên tịch giữa nhà
trường với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Công đoàn, Hội Phụ nữ, Hội Khuyến học,
Ban đại diện CMHS, Công an, để phối hợp giáo dục, ngăn ngừa không để tệ nạn
xã hội, bạo lực xâm nhập học đường. Đồng thời huy động các nguồn lực đóng góp để
hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về vật chất và tinh thần
để các em an tâm đến trường và học tập tốt; đầu tư cơ sở vật chất phục vụ tốt công tác dạy và
học.
2. Ban đại diện CMHS:
- BGH phối hợp với Ban đại diện CMHS tổ chức đại hội vào đầu năm học, ổn
định cơ cấu tổ chức, xây dựng quy chế làm việc kế hoạch liên tịch giữa BĐDCMHS &
Chính quyền nhà trường theo TT Số: 55/ 2011/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 11 năm
2011của Bộ GD-ĐT về việc Ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- BĐDCMH họp định kì 3lần/ năm cùng với BGH trường phối hợp chặt chẽ
trong hoạt động là cầu nối giữa nhà trường và gia đình, tham gia hỗ trợ nhà trường
trong công tác xã hội hóa, giáo dục đạo đức HS. Phối hợp vận động học sinh bỏ học
trở lại lớp. Giúp đở học sinh nghèo, học sinh diện chính sách, học sinh có hoàn cảnh
khó khăn:Tập vở, cặp, sách, tiền , quần áo, học bổng để các em có điều kiện an tâm
học tập tốt, góp phần chống lưu ban, bỏ học.
E- KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ
1. Giáo viên
T
T
Họ và tên GV
1
Lý Hoàng Tuấn
2
Võ Văn Thảo
3
Nguyễn Chí Tâm
4
Trần Trung Hiếu Tính
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng ThángTháng
10
11
12
01&02
03
4 5
2015 2015 2015
2016
2016 2016 2016
CĐ
CĐ
CĐ
CĐ
TD
CĐ
CĐ
24
CĐ
5
Lưu Minh Vũ
CĐ
CĐ
6
Nguyễn Thụy Khanh
CĐ
CĐ
7
Trần Huyền Trang
TD
8
Võ Văn Bá
CĐ
9
Châu Văn Thanh Phong
CĐ
CĐ
CĐ
CĐ
10 Lê Thị Thuỳ Ngân
11 Nguyễn Tuấn Khanh
CĐ
CĐ
12 Trần Bích Phượng
CĐ
TD
TD
CĐ
13 Lưu Hoàng Chương
CĐ
14 Nguyễn Trọng Luật
CĐ
15 Trần Văn Đỏ
CĐ
16 Nguyễn Thị Hoàng Oanh
CĐ
TD
CĐ
CĐ
CĐ
17 Nguyễn Hữu Hùng
CĐ
18 Lưu Phan Vĩnh Khương
CĐ
19 Lưu Nhật Thuỷ
TD
CĐ
CĐ
20 Bùi Tuấn Phi
TD
21 Lê Văn Dũng
CĐ
CĐ
CĐ
CĐ
22 Nguyễn Thị Thắm
CĐ
23 Võ Thị Mỹ Phương
CĐ
CĐ
CĐ
24 Trần Thị Bích Hạnh
TD
CĐ
39 NguyễnThanh Khiết
CĐ
TD
26 Nguyễn Thị Ngọc Châu
27 Lư Trung Hiếu
CĐ
CĐ
CĐ
CĐ
28 Nguyễn Thị Xuân Phương
29 Nguyễn T Kim Phượng
30 Đoàn Văn Thành
CĐ
CĐ
CĐ
TD
CĐ
CĐ
25