1
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Bọ rùa 28 chấm (Epilachna vigintioctopunctata) là loại côn trùng đã và đang
gây hại nghiêm trọng cho nền nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất rau nói riêng
của nước ta. Mặc dù không phải là đối tượng gây hại quan trọng nhất nhưng chúng
cũng đã làm giảm sút năng suất của bà con nông dân. Đặc biệt trong giai đoạn hiện
nay khi mà trình độ thâm canh của nông dân nước ta đã lên cao, việc sử dụng nhiều
phân đạm và thuốc hóa học đã làm mất cân bằng sinh thái tiêu diệt cả thiên địch tư
nhiên của bọ rùa.
Bọ rùa 28 chấm gây hại nghiêm trọng cho rất nhiều loại cây trồng quan trọng
trong nông nghiệp ở châu Á bao gồm các loại cây họ cà (Solanaceae) như cà chua
(Lycopersicon esculentum Mill), khoai tây (Solanum tuberosum), cà tím (Solanum
melongena) và các loại cây họ bầu bí như bầu (Lagenaria siceraria), dưa chuột
(Cucumis sativus), dưa hấu (Citrullus vulgaris), gấc (Momordica cochinchinensis)
Trên thế giới bọ rùa được coi là một dịch hại quan trọng, tại Úc nó đã được coi
là một dịch hại quan trọng trong thế kỉ XIX (Richards và Filewood 1988), khi mật độ
cao có thể gây rụng lá toàn cây và gây mất mùa (Krishnamurti, 1932)
Ở nước ta mặc dù chưa có báo cáo về mức độ gây hại của loại bọ rùa này
nhưng trên thưc tế đã có rất nhiều ghi nhận về những thiệt hại do nó gây ra. Với đặc
điểm gây hại trên lá làm ảnh hưởng trưc tiếp đến khả năng quang hợp vì vậy làm giảm
năng suất một cách đáng kể.
2
Cây gấc là loại cây được có nguồn gốc ở Việt Nam, chúng chủ yếu được nông
dân dùng đồ sôi vì có màu sắc đẹp. Thời gian gần cây gấc được trồng khá rộng rãi
dùng làm nguyên liệu chế biến thuốc, mỹ phẩm..v..v..., chính điều này đã giúp cho
diện tích trồng gấc gia tăng đáng kể, trong cả nước đã hình thành nhiều vùng chuyên
canh cây gấc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Tây Ninh..v..v. .. Cây gấc cũng được chọn làm
cây xoá đói giảm ngèo của một số địa phương do kỹ thuật trồng đơn giản, vốn đầu tư
không nhiều, cây thu hoạch được nhiều năm. Tuy nhiên năng suất cây gấc ở nước ta
còn chưa cao, chưa tương sứng với tiềm năng về khí hậu và thổ nhưỡng, nguyên nhân
của vấn đề một phần là do sâu bệnh phá hoại trong đó bọ rùa 28 chấm là một đối
tượng khá quan trọng.
Xuất phát từ những thưc tế trên, được sư cho phép của khoa Nông học và đồng
ý của giáo viên hướng dẫn chúng tôi tiến hành thưc hiện đề tài “Nghiên cứu bọ rùa 28
chấm
(Epilachna
vigintioctopunctata)
gây
hại
trên
cây
gấc
(Momordica
cochinchinensis) tại hợp tác xã Bắc Ninh huyện Di Linh – Lâm Đồng”.
1.2 Mục tiêu và giới hạn
+ Mục tiêu
Hiểu rõ đặc điểm hình thái, sinh học bọ rùa 28 và mức độ gây hại của chúng
trên cây gấc tại HTX Bắc Ninh xã Hòa Nam huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng, nhằm làm
cơ sở ban đầu cho những nghiên cứu tiếp theo.
+ Giới hạn
Đề tài tiến hành trong 1 khoảng thời gian ngắn từ tháng 2 đến tháng 6 – 2011 và
trong phạm vi HTX Bắc Ninh huyện Di Linh.
3
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu hiện trạng canh tác gấc tại HTX Bắc Ninh.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái sinh học bọ rùa 28 chấm.
- Điều tra mức độ gây hại trên cây gấc và biện pháp phòng trị.
- Khảo sát hiệu quả phòng trừ bọ rùa trong điều kiện phòng thí nghiệm của 1 số
thuốc bảo vệ thưc vật
4
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ luợc về cây gấc
a Giới thiệu
o Gấc (Momordica cochinchinensis)
o Họ Bầu bí (Cucurbitaceae)
o Chi mướp đắng Momordica
Gấc là một loại cây thân thảo được tìm thấy chủ yếu tại Việt Nam. Đây là một
loại cây đơn tính khác gốc, tức là có cây cái và cây đưc riêng biệt. Cây gấc leo khỏe,
chiều dài có thể mọc đến 15 mét. Thân dây có tiết diện góc. Lá gấc nhẵn, thùy hình
chân vịt phân ra từ 3 đến 5 dẻ, dài 8-18 cm. Hoa có hai loại: hoa cái và hoa đưc. Cả hai
có cánh hoa sắc vàng nhạt. Quả hình tròn, màu lá cây, khi chín chuyển sang màu đỏ
cam, đường kính 15-20 cm. Vỏ gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi quả thường có sáu múi. Thịt
gấc màu đỏ cam. Hạt gấc màu nâu thẫm, hình dẹp, có khía. Gấc trổ hoa mùa hè sang
mùa thu, đến mùa đông mới chín. Mỗi năm gấc chỉ thu hoạch được một mùa. Do vụ
thu hoạch tương đối ngắn (vào khoảng tháng 12 hay tháng 1), nên quả gấc ít phổ biến
hơn các loại quả khác.
(Nguồn: )
5
+ Công dụng cây gấc
Màng gấc: Nhân dân ta dùng đồ xôi, ăn cả xôi và màng gấc.
Dầu gấc: Dầu gấc có tác dụng như những thuốc có vitamin A, dùng bôi lên các
vết thương, vết loét, vết bỏng làm cho chóng lành, lên da. Uống dầu gấc, người bệnh
chóng lên cân, tăng sức chống đỡ bệnh tật của cơ thể, do chất caroten dưới tác dụng
của men carotenase có nhiều trong gan sẽ tách β caroten thành hai phần tử vitamin A.
Dùng cho trẻ em chậm lớn, trong bệnh khô mắt, quáng gà.
(Nguồn: )
Theo một số nghiên cứu của Mỹ được công bố gần đây cho thấy, các hợp chất
của Beta Carotten, Lycopen, Alphatocopherol… có trong dầu gấc có tác dụng làm vô
hiệu hóa 75% các chất gây ung thư nói chung, nhất là ung thư vú ở phụ nữ.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, những người thường xuyên ăn cà chua
có khả năng giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Trong cà chua có chứa
Lycopene, một chất chống oxy hóa rất quan trọng, giúp “tiêu diệt” các tế bào có nguồn
gốc ung thư.
Tại trung tâm sức khoẻ Haifa, các chuyên gia đã tiến hành kiểm tra hàm lượng
Lycopene trong các xét nghiệm của bệnh nhân và hoàn toàn bất ngờ bởi Lycopene là
chất chống oxy hoá rất tích cưc, nó có khả năng ngăn ngừa sư hình thành oxy hoá
LDL và cholesterol có hại trong máu, từ đó sẽ ngăn chặn được chứng xơ vữa động
mạch và các nguy cơ dẫn tới đột quỵ.
Một cuộc khảo cứu đối với đàn ông, bao gồm cả những người có tiền sử mắc
bệnh tim mạch và những người khoẻ mạnh, bình thường. Các nhà giáo sư đã đi tới kết
luận, những người có hàm lượng lycopene cao sẽ giảm được 50% nguy cơ bị các bệnh
tim mạch.
Tờ International Journal cũng cho hay, nếu trong cơ thể phụ nữ có chứa hàm
lượng lycopene đáng kể thì nguy cơ mắc các bệnh ung thư như vòm họng, trưc tràng,
dạ dày, thưc quản sẽ giảm 5 lần
6
Theo nghiên cứu của Đại học California thì hàm lượng Lycopen có trong dầu
quả gấc Việt Nam cao gấp 70 lần cà chua. Mặt khác, Lycopen có trong cà chua phải
chiên với dầu mỡ thì mới có tác dụng sinh học với cơ thể, còn trong trái gấc đã chứa
sẵn các chất axit béo không no, vì thế lycopen được hòa tan một cách tư nhiên. Chính
những phát hiện của các nhà khoa học đã đưa trái gấc lên vị trí quán quân trong danh
mục những loại quả hữu ích với sức khỏe con người. Ở Mỹ, người ta gọi trái gấc là
loại quả đến từ thiên đường (fruit fromheaven).
Tháng 5/2007, các giáo sư ở Trường ĐH Tokyo (Nhật Bản) đã nghiên cứu
thành công đề tài khoa học dùng tinh dầu của quả gấc để điều trị những biến chứng
của bệnh tiểu đường. Trước đó, giáo sư Nguyễn Văn Đàn và các cộng sư của mình ở
Học viện quân y đã dùng dầu gấc để làm giảm lượng cholesterols trong máu, phòng
chống nguy cơ đột quỵ và các bệnh về tim mạch. GS. Hà Văn Mạo và GS. Đinh Ngọc
Lâm ở Viện Quân Y 108 đã sử dụng dầu gấc vào việc ngăn chặn nguy cơ ung thư gan
nguyên phát. Giáo sư Phan thị Kim và GS. Bùi Minh Đức ở Viện Dinh Dưỡng đã bảo
vệ đề tài dùng dầu gấc phòng chữa bệnh dạ dày tá tràng.
Theo Phạm Thị Trân Châu Viện vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Đại học
Quốc gia thì gấc có hàm lượng chất ức chế proteinase cao nhất. Các chất ức chế
proteinase chúng có vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động của proteinase.
Ở Việt Nam, bác sỹ Nguyễn Công Suất là người đã có nhiều năm tham gia
nghiên cứu về gấc cùng với các nhà khoa học Mỹ và các giáo sư nổi tiếng trong ngành
y dược Việt Nam. Ông là người đã mạnh dạn biến gấc thành thuốc, thành thương
phẩm phục vụ cho sức khỏe cộng đồng và trở thành người đầu tiên đặt thương hiệu
cho trái gấc Việt Nam với tên gọi VINAGA.
(Nguồn: )
Hạt gấc: Theo Đông y, hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, dùng chữa
các chứng bệnh ung thũng, mụn nhọt độc, tràng nhạt, eczema, viêm da thần kinh, phụ
nữ sưng vú.
7
Rễ gấc: Sao vàng, tán mỏng, dùng uống chữa tê thấp sưng chân gọi là Phòng kỷ
nam.
Lá gấc: Viện Đông y dùng lá gấc với tầm gửi đắp ngoài da làm thuốc tiêu sưng
tấy.
(Nguồn: )
2.2 Một số sâu bệnh hại sâu hại trên gấc
2.2.1 Những nghiên cứu ngoài nước
a Sâu hại
* Rệp vừng (Myzus persicae) là loại côn trùng nhỏ hình quả lê, chúng được
tìm thấy ở mặt dưới lá, dọc theo cuống lá và gân lá. Rệp cắn vào biều bì và hút nhưa
làm lá biến dạng. Tuy nhiên đó không phải là thiệt hại quan trọng nhất mà là việc
chúng còn là vecter truyền 1 số bệnh virus nguy hiểm. Chúng thường gây hại nặng
nhất vào mùa khô, ngoài tư nhiên chúng thường bị khống chế bởi quần thể bọ rùa, ong.
* Bọ bầu vàng (Acalymma vittata) bọ cánh cừng dài 6 – 7 mm, với 3 sọc đen
trên lưng, chúng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng trên cây giống, chúng cũng là vecter
chuyền bệnh héo vi khuẩn. Chúng thường chốn trong các nách lá và chốn trong các
khe đất nhỏ. Khi trên cây suất hiện từ 0,5 – 1 con trên cây cần sử lý thuốc, đối với
vườn đã suất hiện bệnh héo vi khuẩn thì cần sử lý sớm hơn.
* Ấu trùng bộ cánh vảy (Lepidoptera) ấu trùng có cơ thể mềm mại và cuộn
tròn lại khi gặp nguy hiểm. Thành trùng là loại bướm di cư, ấu trùng thường gây hại
vào ban đêm ban ngày ẩn lấp ở bề mặt dưới của lá cây. Khi cây bị héo hoặc bị cắn
ngang ta có thể đào sâu xuống đất khoảng 2.5 cm vùng quanh gốc cây để bắt ấu trùng.
Ngưỡng gây hại của chúng cần phải sử lý là 5% cây trồng bị thiệt hại.
* Rầy xanh (Empoasca fabae) cơ thể thành trùng dài khoảng 3mm, hình chữ V
và có màu vàng, xanh lá cây, khi bị nguy hiểm nhanh chóng trốn vào mặt dưới lá, nách
lá…. Thiệt hại do chúng gây ra là làm ảnh hưởng đến sư vận chuyển dinh dưỡng trong
lá, gây ra các đốm vàng hình tròn hoạc hình chữ V.
8
* Rệp bí (Anasa tristis) trứng được đẻ ở mặt dưới của lá thành từng cụm, lúc
đầu có màu vàng sau đó chuyển sang màu nâu đỏ. Quần thể rệp phát triển mạnh trong
điểu kiện ấm vá khô.
* Nhện 2 chấm có tơ (Tetranychus urticae) nhện dài khoảng 0.5 – 1 mm, có
màu vàng mờ có mỗi điểm đen bên bụng, bọn chúng chích hút trên các gân lá, biểu bì
để lại vô số các điểm nhỏ màu xám, trong trường hợp nghiêm trọng lá bị cuộn tròn và
khô. Chúng đặc biệt gây hại nghiêm trọng trên dưa hấu
(Nguồn: />
b Bệnh hại
* Bệnh đốm trái do vi khuẩn (Acidovorax avenae): Các triệu chứng trên lá thì
không nổi bật và có thể lầm lẫn với các bệnh khác, lá xuất hiện các đốm nhỏ, mọng
nước và chuyển sang màu nâu, hình dạng bất thường và có góc cạnh, mầm bệnh lưu
tồn trong hạt giống dẫn đến cây mầm phát triển không bình thường sau đó có thể sụp
đổ và chết. Bệnh gây hại nặng trên cây dưa hầu.
Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, nước mưa có thể làm phát tán
vi khuẩn sang những cây bên cạnh , vi khuẩn có thể lây nhiễm qua các lỗ khí, quả còn
non dễ dành bị nhiễm bệnh này, bệnh tồn lưu trên cây bầu bí nhiễm khuẩn và trái chin
và cỏ dại.
* Bệnh héo vi khuẩn (Erwinia tracheiphila) là một bệnh gây hại quan trọng
trên cây họ bầu bí, triệu chứng ban đầu là xó vài lá héo trên cùngmột gốc, khi bệnh
nặng thì sẽ lan rộng, các lá héo có thể trên cành nhánh hoặc thân cây, cây sụp đổ và
chết nhanh chóng. Bệnh do vi khuẩn Gram – Erwinia bệnh lây truyền qua vết thương
cơ học hoặc côn trùng gây hại, đặc biệt là bọ bầu vàng (Acalymma vittata).
* Bệnh đốm lá (Pseudomonas spyringae) bệnh gây hại nặng trên dưa leo,
triệu chứng ban đầu xuất hiện trên lá bao gồm các đốm nhỏ không đều, mọng nước và
màu xẫm, các vết mọng nước khô lại và tạo các lỗ thủng trên lá. Trong điều kiện ẩm
ướt vi khuẩn tiết dịch màu trắng. Bệnh có thể lây truyền qua hạt giống, vết thương cơ
9
giới và côn trùng, nhiệt độ tối ưu cho sư phát triển của bệnh là 24 – 28 O c mặc dù tác
nhân gây bệnh có thể tồn tài ở 36 0c và nó có thể tồn lưu trong đất lên tới 2 năm.
2.2.2 Những nghiên cứu trong nước
a Sâu hại
* Bọ rùa 28 chấm (Epilachna vigintioctopunctata): Trưởng thành là bọ cánh
cứng thân dài 8mm, cánh màu vàng xen lẫn các chấm đen.Bọ rùa trưởng thành và sâu
non bọ rùa Ăn phần biểu bì lá. Mật độ nhiều chúng có thể ăn hết toàn bộ phần biểu bì
lá chỉ để trơ lại phần gân lá. Phòng trừ bằng thuốc Actara, Bassa, Dipterex …
* Nhện đỏ (Tetranychus sp.): Nhện trưởng thành có màu đỏ sẫm, dài 0,3 –
0,5mm có tám chân, nhện non màu đỏ nhạt tuổi 1 có 6 chân. Trên mình và chân có
nhiều lông cứng, thưa. Chúng tập trung nhiều ở mặt dưới của lá trong mùa nắng nóng
làm lá úa vàng, xoắn lá, dây gấc mọc cằn cỗi. Phòng trừ bằng cách dùng Comite, Otus,
Selecron…phun trừ.
* Ruồi đục trái (Bactrocera cucurbitae Coquillet): phá hại nặng khi cây
có trái. Ruồi đẻ trứng vào trong vỏ trái. Giai đoạn trứng kéo dài khoảng 2 - 3 ngày, ấu
trùng đục vào bên trong quả. Tại vết đục thường làm thối trái.
Cách phòng trừ : Thu gom triệt để những quả bị ruồi gây hại tiêu huỷ ngay để
giảm mật độ ruồi lứa sau. Sử dụng bẫy dẫn dụ Pheromol, Vizubon-D hoặc Ruvacon để
tiêu diệt ruồi trưởng thành.
Sử dụng thuốc hoá học để phun như: thuốc Oncol.
* Sâu hại lá gấc: Bao gồm các loại sâu xanh, sâu khoang..Dùng các loại thuốc
Lannate,Macht, Peran…phun trừ khi sâu mới xuất hiện.
* Sâu đục thân: Quan sát trên thân cây gấc có nhiều đoạn sùi to là sâu đục thân
cư trú ở đó. Cần bắt sớm bằng cách dùng dao rạch dọc thân để bắt
* Sùng và sâu hại rễ: Gây hại rễ và vùng gốc làm cây còi cọc phát triển kém,
thậm chí gây chết đối với những cây mới trồng.
10
Phòng trừ:Trước khi trồng cần rải vào mỗi hố 30gam Basudin để hạn chế sùng
và dế gây hại hoặc phun thuốc Peran khi thấy triệu chứng cây bị hại.
b Bệnh hại
* Bệnh đốm lá: do nấm gây ra lá bị bệnh mặt trên có nhiều chấm vàng, mặt
dưới có nhiều chấm xám sau đó lá chết héo. Dây gấc bị bệnh không cho quả hoặc quả
ít, chất lượng kém.
Phòng trị bằng Benlate C, Vibensu.
* Bệnh cháy lá: Do nấm Collectrichum sp gây ra, lá bị bệnh cháy thành từng
mảng lớn, có khi cháy cả lá.
Cách phòng trừ bằng thuốc Rhidomil, Cabendazim, Benlate…
* Bệnh sương mai: Bệnh do nấm Oidium sp. gây ra. Bệnh hại các bộ phận thân
lá thậm chí cả quả. Trên lá vết bệnh lúc đầu chỉ là những chấm nhỏ không màu hoặc
màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu xanh vàng đến nâu nhạt. Vết bệnh thường
nằm rải rác trên lá hoăch nằm dọc theo gân lá. mặt dưới lá chỗ vết bệnh thường hình
thành một lớp nấm mốc màu trắng xám. Bệnh nặng nhiều vết bệnh hợp lại làm hỏng
cả lá cây phát triển kém ảnh hưởng đến năng suất.
Phòng trừ: Cần phát hiện sớm để loại bỏ các lá bị bệnh đồng thời cần phun
thuốc phòng trừ. Có thể sử dụng một số loại thuốc như Aliette 80WP, Encolecton,
Daconil
.
* Bệnh phấn trắng: Bệnh do nấm gây hại. Bệnh xuất hiện phá hại ngay từ giai
đoạn cây con, mầm mới mọc trên lá, thân. Ban đầu trên lá xuất hiện những chòm nhỏ
mất màu xanh hoá vàng dẫn, bao phủ một lớp nấm trắng xám dày đặc như bột phấn,
bao trùm tất cả phiến lá. Lá bệnh chuyển dần sang màu màu vàng và khô cháy. Bệnh
nặng lớp phấn trắng xuất hiện trên cả thân, cành, hoa làm hoa khô và rụng. Cây sinh
trưởng kém phẩm chất kém. Phải thu hoạch quả trước thời hạn, năng suất kém.
11
Phòng trừ: Phun thuốc phòng trừ kịp thời ngay sau khi phát hiện bệnh vì bệnh
có khả năng lây lan rất nhanh qua không khí và gió. Sử dụng một số loại thuốc như
Bayleton, Score, Anvil
* Bệnh thán thư: Do nấm Colletotrichum sp. gây ra. Bệnh thán thư có thể phá
hại từ giai đoạn mọc mầm, cây con. Trên lá tử diệp cây con vết bệnh hình tròn, màu
nâu đen, hơi lõm. Trên thân cây con vết bệnh kéo dài, màu nâu vàng, hơi lõm xuống
và nứt nẻ. Bệnh nặng nhiều vết bệnh hợp lại thành vệt dài làm cây con khô chết, đổ rạp
xuống.
Trên lá cây đã lớn vết bệnh thường nằm dọc theo gân lá, hình tròn, hình đa giác
hoặc hình bất định. Vết bệnh lúc đầu màu vàng nâu, sau đó chuyển sang màu nâu sẫm,
có viền màu đỏ. Trên vết bệnh có nhiều chấm nổi màu nâu đen. Trên cuống lá và thân
cành vết bệnh kéo dài màu nâu sẫm, hơi lõm cây còi cọc, lá vàng dễ rụng. Bệnh nặng
còn gây hại cả hoa và quả non làm rụng hoa và quả. Trên vỏ quả vết bệnh hình tròn
màu nâu vàng hơi lõm.
Bệnh lan truyền chủ yếu qua gió và nước mưa vì vậy khả năng lây lan rất
nhanh. Do vậy cần phát hiện sớm để phòng trừ kịp thời.
Phòng trừ: Bón phân cân đối, cần làm giàn cao thoáng, đảm bảo đủ diện tích
cho gấc leo. Khi bệnh chớm xuất hiện có thể phun thuốc phòng trừ kịp thời: dùng
Zinep, Score, Ziflo.
(Nguồn: )
12
2.3 Đặc điểm hình thái, sinh học một số sâu hại chính trên gấc
2.3.1 Bọ rùa 28 chấm (Epilachna vigintioctopunctata )
* Vị trí phân loại
Bọ rùa Epilachna vigintioctopunctata Fabricius,
Bộ Cánh Cứng Coleoptera
Họ bọ rùa Coccinellidae
Giống Epilachna
Loài vigintioctopunctata
Ngoài ra nó còn có nhiều tên khoa học khác:
Henosepilachna vigintioctopunctata (Fabricius, 1775)
Epilachna vigintioctopunctata (Fabricius, 1775)
Coccinella sparsa Herbst, 1786
Coccinella pardalis Boisduval, 1835
Coccinella undecimvariolata Boisduval, 1835
Epilachna gradaria Mulsant, 1850
Epilachna territa Mulsant, 1850
Tên khoa học của loài này vẫn còn là một vấn đề còn tranh cãi, hiện nay hai tên
được sử dụng rộng rãi là Henosepilachna vigintioctopunctata (Fabricius,1775) và
Epilachna vigintioctopunctata (Fabricius, 1775) .
Richards (1988) xem xét Henosepelichna như là một tên đồng nghĩa, tuy nhiên
Hoang (1977), Fursch (1991) và Li (1993) cho rằng Henosepelichna như là một chi
khác biệt.
13
* Đặc điểm sinh học
+ Những nghiên cứu ngoài nước
Trứng
Theo Krishnamurti (1932) thì trứng màu vàng nhạt, hình bầu dục dài và thường
đẻ ở bề mặt dưới của lá thành từng cụm từ 5 – 40 hoặc 45 trứng. Tuy nhiên Rajagobal
và Trivedi (1989) nghiên cứu ở Ấn Độ thì cho rằng có 30 – 50 trứng được đẻ trong 1
lứa. Chue (1930) quan sát trứng của nó dài 1,094 mm và rộng 0,437 mm.
Theo Đại học liên bang Parana trứng nở sau 7,14 ± 0,23 ngày, tỉ lệ nở 63,68 %
( điều kiện 24 0C, ẩm độ ≥ 53 %, chế độ chiếu sáng 12 h). Một nghiên cứu khác tiến
hành ở Úc thì trứng nở sau 4 ngày trong điều kiện 28 0C, theo Nusyirwan Hasym và cs,
ở Sukarami phía đông Sumatra, Indonesia thì thời gian trứng nở là 5,7 ± 0,5 ngày.
Ấu trùng
Ấu trùng dạng bọ rùa điển hình, cơ thể dài hình elip đôi chân dài vừa phải và
đầu phát triển tốt, cơ thể được bao bọc bởi nhiều lông gai. Vào tuổi cuối ấu trùng dài
khoảng 6 mm rộng 2,8 mm trên đốt bụng thứ 3. Cơ thể màu vàng nhạt, các đuôi gai có
màu nâu (Krishnamurti, 1932 và Chue, 1930)
Theo Chue (1930), ấu trùng phát triển từ 11 – 15 ngày, Krishnamurti (1932),
quan sát ấu trùng bọ rùa phát triển trên lá trên khoai tây mất 14 – 16 ngày trong khi
mất 29 – 31 ngày trên cây họ bầu bí. Richards và Filewood (1988), thấy sư phát triển
của ấu trùng ỏ 250C lá 23 ngày khi cho ăn lá của S.nigrum, hết 17,4 ngày khi cho ăn lá
của S.tuberosum .
Trong phòng thí nghiệm ở Ấn Độ Singh và Mukherjee ( 1988 ), thấy các giai
đoạn phát triển của ấu trùng từ 12 – 15 ngày ở khoảng 27,5 0C và tỉ lệ sống từ 36 – 86
%, cả 2 đều phụ thuộc vào thức ăn.
14
Theo nghiên cức của Đại học liên bang Parana ấu trùng gồm 4 tuổi:
Tuồi 1 : kéo dài 5,88 ± 0,62 ngày dao động từ 4 – 8 ngày
Tuổi 2 : kéo dài 4,62 ± 0,27 ngày dao động từ 3 – 6 ngày
Tuổi 3 : kéo dài 5,88 ± 0,33 ngày dao động từ 4 – 8 ngày
Tuổi 4 ; kéo dài 9,81 ± 0,48 ngày dao động từ 7 – 14 ngày
Giai đoạn ấu trùng kéo dài 26,19 ± 0,73 ngày . Tỉ lệ sống của các tuổi như sau:
Tuổi 1: 54,70 % ± 6,48
Tuổi 2: 79,74 % ± 6,88
Tuổi 3: 84,67 % ± 11,07
Tuổi 4: 94,78 % ± 4,79
Ấu trùng sống sót trung bình là 38,79 %.
Cũng theo một nghiên cứu khác tại Sukarami, Indonesia Nusyirwan và cs ghi
nhận về thời gian các tuổi của ấu trùng như sau:
Tuổi 1: 4,7 ± 0,5
Tuổi 2: 4,8 ± 0,4
Tuổi 3: 5,0 ± 0,7
Tuổi 4: 6,5 ± 0,5
Nhộng
Theo Chue (1930), nhộng của Epilachna vigintioctopunctata lúc đầu có màu
trắng chuyển sang màu vàng sau đó xuất hiện đốm nâu trên bụng, nhộng dài 4,625
mm, rộng 3,656 mm, giai đoạn nhộng kéo dài khoảng 4 ngày. Bọ rùa thường hóa
nhộng trên lá
15
Thành trùng
Theo nghiên cứu của Đại học liên bang Parana thành trùng dạng bọ rùa điển
hình, dài từ 5 – 8 mm, bụng phẳng và một phần đầu ẩn dưới mảnh lưng ngưc trước,
chân và râu tương đối ngắn. Thời kì dinh dưỡng thêm là 23,57 ± 4,43, thời gian đẻ
trứng là 17,86 ± 4,45 ngày. Thời kì hậu đẻ trứng là 53,86 ± 9,31 ngày ( dao động từ 29
– 114 ngày ). Tổng thời gian của thành trùng là 81,44 ± 10,26 ngày với con đưc và
97,89 ± 8,03 ngày với con cái.. Nghiên cứu của Nusyirwan Hasyim và cs ở Sukarami
phía đông Sumatra, Indonesia thấy rằng thời gian sống của thành trùng là khá dài và
khác nhau giữa đưc và cái, thời gian sống phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Bảng 2.1: Tuổi thọ và khả năng đẻ trứng của Epilachna vigintioctopunctata tại
Sukarami và Padang - Indonesia
Epilachna vigintioctopunctata
Loài
Địa điểm
Sukarami, đông Sumatra
Padang , đông Sumatra
(độ cao 928 m)
(độ cao 80 m)
Nhiệt độ (t0)
21.0 – 21,5
24 - 32
Thời gian sống: + Đưc
125,7 ± 7,4
87,3 ± 1,4
90,8 ± 7,8
57,7 ± 3,5
Thời gian sống ấu trùng
32,1 ± 0.4
23,2 ± 0,3
Thời gian dinh dưỡng thêm
21,5 ± 2,4
11,0 ± 0,7
Thời kì hậu đẻ trứng
8,0 ± 1,4
2,3 ± 0,6
782,2 ± 77,3
472,7 ± 65,9
0,082
0.059
ĐH liên bang Parana
Abbas et all . 1985
+ Cái
Tổng số trứng
Tỉ lệ tăng cá thể ngoài tư nhiên
Người nghiên cứu
Theo quan sát của Krishnamurti (1932) một số thành trùng có khả năng bay xa
nửa dặm.
16
Edon và Soan ghi nhận một số giai đoạn phát triển có xu hướng ăn thịt đồng
loại, một con trưởng thành có thể ăn 11 quả trứng trong vòng 30 phút khi mà thức ăn
vẫn còn dồi dào. Thông thường con cái thích ăn trứng của bộ cánh cứng.
+ Những nghiên cứu trong nước
Ở nước ta tình hình nghiên cứu về bọ rùa 28 chấm rất ít, hầu như thông tin về
loài này đều chưa có, chỉ có một vài nghiên cứu tiên hành ở khu vưc phía Bắc.
Theo sở khoa học và công nghệ Vĩnh Phúc thành trùng bọ rùa có cánh màu đỏ
cam, có 28 chấm đen trên cánh. Cơ thể có chiều dài từ 5 - 7 mm và rộng từ 4 - 6 mm.
Thành trùng cái sống khoảng 51 ngày và thành trùng đưc sống từ 40 - 45 ngày.
Trứng hình thoi, màu vàng, thường được đẻ thành từng ổ từ 9 - 55 cái ở mặt
dưới lá và được xếp thẳng đứng với mặt lá. Trứng dài từ 1,2 - 1,5 mm. Một thành
trùng cái có thể đẻ từ 250 - 1000 trứng trong thời gian từ 3 - 5 ngày. Thời gian một
thành trùng cái đẻ 1 ổ trứng kéo dài 20 - 30 phút. Khi sắp nở trứng có màu vàng sậm.
Trứng của loài này nở rất đồng loạt và có tỉ lệ nở từ 95 - 100%.
Ấu trùng có 4 tuổi, phát triển trong thời gian từ 16 - 23 ngày. Khi sắp nở, ấu
trùng cắn đỉnh vỏ trứng rồi dùng cử động của chân để chui ra ngoài. Thời gian chui ra
của một ấu trùng mất trung bình 30 phút. Sau khi nở, ấu trùng tập trung tại vỏ trứng từ
12 - 15 giờ và ăn hết vỏ trứng hay ăn các trứng chưa nở kịp hoặc không nở đến khi
không còn trứng nào chúng mới phân tán tìm thức ăn. Ấu trùng màu vàng khi mới nở,
lớn đủ sức màu đậm. Trên khắp mình có gai nhỏ màu nâu đậm mọc thẳng góc với da.
Chi tiết trong từng tuổi của ấu trùng như sau:
Tuổi 1: cơ thể có chiều dài từ 1 - 1,2 mm và chiều rộng từ 0,5 - 0,6 mm; toàn
thân màu vàng, trên thân có 6 hàng gai, phát triển từ 2 - 3 ngày, trung bình 2,9 ngày.
Tuổi 2: cơ thể có kích thước 2,1 x 0,9 mm; màu vàng, 6 hàng gai trên thân đã
hiện rõ, phát triển từ 2 - 4 ngày, trung bình 2,3 ngày.
Tuổi 3: cơ thể có kích thước 3,5 x 1,2 mm; màu vàng, các chi tiết khác giống
như tuổi 2 và phát triển từ 2 - 4 ngày, trung bình 2,7 ngày.
17
Tuổi 4: kéo dài từ 4 - 5 ngày, trung bình 4,6 ngày. Cơ thể có kích thước khoảng
5 x 2 mm.
Nhộng màu vàng nhạt gần như trắng với nhiều đốm màu nâu đậm trên thân và
chuyển sang vàng khi sắp vũ hóa. Nhộng có chiều dài từ 5 - 6 mm, rộng từ 3 đến 4
mm. Nhộng phát triển trong thời gian từ 2 - 7 ngày và thường được hình thành ở mặt
dưới lá. Trước khi làm nhộng 1 ngày, ấu trùng nằm bất động, không ăn phá và màu sắc
có thay đổi chút ít, từ vàng chuyển sang vàng nhạt. Ấu trùng gắn phần cuối bụng vào
lá cây xong lột xác lần cuối để thành nhộng. Trên mình nhộng có vài điểm đen, trong
đó hai đốm đen ở đầu nhộng rất rõ, phần cuối nhộng có phủ một lớp gai.
2.3.2 Ruồi đục trái gấc (Bactrocera cucurbitae Coquillet)
+ Đặc điểm hình thái
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Chắt thành trùng là loại ruồi màu nâu sáng chiều dài
8 -9 mm, đầu và mắt mầu nâu sẫm, cánh trong suốt. Theo mạch Costa có 1 vết sẫm
kéo dài đến đỉnh cánh, đỉnh cánh cũng có 1 vết tròn đậm. Trên lưng ngưc trước, hai bờ
vai có 2 vệt vàng, lưng ngưc giữa có 3 vệt màu vàng nhạt – 2 vệt ở góc cánh và 1 vệt ở
giữa, lưng ngưc sau có 1 vệt vàng ngang lớn nơi tiếp giáp với đốt ngưc bụng. Bụng
ruồi dài và nhọn, phía lưng có 2 vệt đậm cắt nhau tạo hình chữ “T”, cơ thể giống cơ
thể ong.
Ấu trùng dạng dòi không chân, đầu không rõ rang, phía bụng nhỏ dần và có 2
mấu gai cuối bụng. Đẫy sức ấu trùng có thể dài đến 12 mm và chui xuống đất hóa
nhộng.
Nhông dạng nhộng bọc hình oval dài màu nâu, cơ thể dài từ 6 – 8 mm.
+ Đặc điểm sinh học và sinh thái
18
Sau khi vũ hóa ruồi dùng gai đẻ trứng chích hút dịch trái, lá, thời gian ăn thêm
từ 3 – 8 ngày sau đó bắt cặp và đẻ trứng. Hầu hết ruồi đẻ trứng vào trái chín hoặc sắp
chín. Một con cái có thể đẻ được 1000 trứng.
Giai đoạn ủ trứng kéo dài từ 4 - 7 ngày.
Ấu trùng có 3 tuổi kéo dài từ 13 – 18 ngày.
Giai đoạn nhộng kéo dài từ 7 – 13 ngày.
Vòng đời kéo dài từ 27 – 46 ngày.
Ấu trùng nờ ra ăn phần mềm của trái, làm hư thối trái, sang tuổi 3 màu sắc ấu
trùng thay đổi và chuyển sang màu vàng trước khi hóa nhộng.
2.3.3 Nhện đỏ ( Tetranychus sp. )
Họ: Tetranychidae Bộ: Acarina
+ Đặc điểm hình thái
Trưởng thành có kích thước rất nhỏ, dài khoảng 0,30-0,35 mm, màu cam hay
đỏ sậm, hình bầu dục tròn, trên cơ thể có nhiều lông cứng mọc từ u lồi đỏ rõ ràng.
Ấu trùng mới nở có màu vàng hoặc màu nâu nhạt.
Trứng rất nhỏ, hình cầu, màu đỏ, phía trên có một cái cuống. Trứng được đẻ rải
rác trên cả hai mặt lá hoặc trên trái.
+ Đặc điểm sinh học và sinh thái
Thời gian sống của nhện kéo dài từ 10 –15 ngày.
Nhện có thể gây hại trên nhiều bộ phận của cây như lá, trái và cành non.
Trên lá, khi bị gây hại làm cho lá bị biến dạng ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng
của cây. Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô
và chết.
19
Trên trái, nhện thường sống tập trung ở phần cuống trái, đáy trái và trong các
phần lõm của trái. Khi trái còn non nhện chích và hút dịch ở lớp biểu bì làm vỏ trái bị
biến màu và các vết thương khô lại tạo nên những đốm sần sùi được nông dân gọi là
da lu, da cám, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của trái.
Nhện đỏ phát triển trong điều kiện khô hạn trong mùa nắng. Do có vòng đời
ngắn nên thường mật số tăng lên rất nhanh và gây hại nghiêm trọng.
(Nguồn: )
2.4 Một số loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm đánh giá hiệu lực thuốc trên
bọ rùa trong điều kịên phòng thí nghiệm
2.4.1 Bine – 58 40EC
Họat chất Dimethoate (min 95 %)
Dimethoate thuộc nhóm lân hữu cơ, thuốc kỹ thuật dạng tinh thể, trắng, điểm
nóng chảy 45 – 48 0C. Tan trong nước 25 g/l, trong rượi 300 g/l.
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 235 mg/kg, LD50 qua da > 400 mg/kg. Dư lượng
tối đa với rau ăn quả, ăn củ 0,5 – 1 mg/kg, rau ăn lá, cà chua 0,1 mg/kg, ngũ cốc 0,05
mg/kg. Thời gian cách ly với rau 7 ngày, lúa, khoai tây, cây ăn quả 14 ngày, ngũ cốc
21 ngày.
Tác động tiếp xúc, vị độc, khả năng nội hấp mạnh. Phổ tác dụng rộng, trừ sây
và nhện hại cây.
Chế phẩm sữa 40 – 50 % hoạt chất dùng từ 1 – 2 l/ha lúa, rau, màu, pha với
nước nồng độ 0,2 – 0,3 % phun ướt đều lên tán lá cho cây.
Sản phẩm Bine – 58 40EC đuợc đăng kí bởi BASF Singapore Pte ltd.
(Bùi Cách Tuyến và Vũ mạnh Chinh,2005 Cẩm nang sử dụng thuốc)
2.4.2 Abatin 1.8EC
20
Hoạt chất : Abamectin
Thuốc được sản xuất từ dịch phân lập qua lên men nấm Streptomyses
avermitilis. Nguyên chất dạng bột rắn , màu vàng nhạt, điểm nóng chảy 150 – 155 0C,
tan ít trong nước (0,01 mg/l), tan nhiều trong trong dung môi hữu cơ.
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 300 mg/kg, LD50 qua da > 1800 mg/kg, dễ kích
thích da và mắt, tương đối độc với cá, ít độc với ong. Thời gian cách ly 14 ngày.
Thuốc trừ sâu và nhện tiếp xúc, phổ tác dụng tương đối hẹp
Liều lượng sử dụng trừ sâu 10 – 20 g a.i/ha, trừ nhện từ 15 – 25 g a.i/ha, pha
nước với nồng độ 0,15 – 0,3 % phun đẫm lên cây.
Sản phẩm của Map Pacific Pte Ltd
( Bùi Cách Tuyến và Vũ mạnh Chinh,2005 Cẩm nang sử dụng thuốc )
2.4.3 Nibas 50ND
Hoạt chất : Fenobucarb
Thuốc kỹ thuật ở dạng lỏng, hơi đặc, có thể đông đặc ở nhiệt độ thấp. Tan ít
trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 340 – 410 mg/kg, LD50 qua da 4200 mg/kg. Thời
gian cách ly với cà, dưa 3 ngày, lúa 7 ngày, chè 21 ngày.
Chế phẩm sữa 50% dung cho lúa, rau, đậu, bông với liều lượng 1- 2 l/ha, dung
cho chè, cây ăn quả pha nước với nồng dộ 0,2 – 0,4 % phun ướt đều tán lá.
Nibas 58 40EC là sản phẩm của công ty cổ phần Nicotex.
( Bùi Cách Tuyến và Vũ mạnh Chinh,2005 Cẩm nang sử dụng thuốc )
21
Hình 2.1 Một số loại thuốc dùng trong thí nghiệm
1. Abatin 1.8EC
2. Nibas 50ND
3. Bini 58 40EC
22
Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm nghiên cứu các đặc điểm sinh học của bọ rùa 28 chấm tiến hành tại
xã Hòa Nam huyện Di Linh – Lâm Đồng từ ngày 15/2 – 15/6/2011.
Thí nghiệm điều tra mức độ gây hại của bọ rùa được tiến hành tại hợp tác xã Bắc
Ninh huyện Di Linh – Lâm Đồng từ 15/2 – 30/5/2011.
Thí nghiệm thử nghiệm thuốc được tiến hành tạixã Hòa Nam huyện Di Linh –
Lâm Đồng từ 10/4 – 30/5/2011.
3.2 Điều kiện tự nhiên huyện Di Linh và HTX Bắc Ninh
Di Linh là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Di Linh, ở độ
cao 1000 m so với mặt nước biển. Tên Di Linh bắt nguồn từ Djiring, theo nhiều người,
đây là tên của vị chủ làng có công thành lập ra buôn này. Di Linh là vùng đất Bazan
màu mỡ, có tổng diện tích tư nhiên hơn 162.000 ha; trong đó, có 47.000 ha đất nông
nghiệp. Di Linh có tiểu vùng thời tiết, khí hậu rất thích hợp đối với các loại cây công
nghiệp mà đặc biệt là cây cà phê.
+Vị trí địa lý
Diện tích 1614,63 km2
Phía đông giáp với huyện Đức Trọng.
23
Phía tây gíap huyện Bảo Lâm..
Phía nam giáp tỉnh Bình Thuận.
Phía bắc giáp huyện Lâm Hà.
Huyện Di Linh có nhiều dạng địa hình khác nhau, nhưng chủ yếu có hai dạng
điạ hình chính.
Địa hình bình sơn nguyên: Vùng này tương đối bằng phẳng, phân bố ở dọc
quốc lộ 20, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp
Địa hình núi cao: Phân bố ở phía nam và tây nam huyện . Hiện nay còn rừng tư
nhiên che phủ. Vùng này chủ yếu là phát triển lâm nghiệp với chức năng phòng hộ và
bảo vệ môi trường .
Những vùng đất bằng có khả năng phát triển nông nghiệp phân bố chủ yếu dọc
theo trục đường quốc lộ 20 và tuyến đường liên xã, đường trục xã nên việc khai thác
vào sản xuất nông nghiệp cũng có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên điạ hình cũng tạo ra
nhiều vị trí rất thuận lợi cho xây dưng các hồ chứa nước, các công trình thủy lợi nhỏ.
Huyện Di Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ
cao, khí hậu ôn hòa quanh năm, thuân lợi cho việc phát triển các loại cây trồng vật
nuôi có nguồn gốc á nhiệt nhiệt đới và nhiệt đới.
24
Bảng 3.1 Điều kiện tư nhiên 6 tháng đầu năm 2011 tại huyện Di Linh, Lâm Đồng.
Nhiệt độ trung bình 0C
Tháng
Tổng lượng mưa
Ẩm độ trung bình
(mm)
(%)
1
20,5
20,0
76,0
2
21,7
13,7
77,0
3
21,6
215,2
83,0
4
22,4
243,8
82,0
5
25 - 30
250 - 300
85 - 87
6
22,9
391,9
90,0
Nguồn : Trung tâm khí tượng thủy văn Lâm Đồng
+ HTX nông nghiệp Bắc Ninh
HTX nông nghiệp Bắc Ninh là vùng trồng gấc nguyên liệu của công ty Đông
Phương.
Tổng diện tích trồng gấc khoảng 12 ha tập trung tại các huyện Di Linh, Bảo
Lâm, Đức Trọng và Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận). Tổng số gốc khoảng 11600 cây.
Kỹ thuật trồng theo hướng dẫn công ty Đông Phương.
Gấc tại HTX chủ yếu được bà con trồng xen canh với cây cà phê và trồng trên
vùng đất tận dụng.
25
3.3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm
3.3.1 Vật liệu
Các dụng cụ nhân nuôi côn trùng bao gồm hộp nhưa nhiều kích cỡ, xốp thấm
nước, kìm gắp, chổi lông…
Dụng cụ bắt côn trùng : vợt, tùi, hộp nhưa nhiều kích cỡ.
Lá cây gấc Momordica cochinchinensis thu hái ngoài tư nhiên.
Đĩa Petri, thuốc trừ sâu (Abatin 1.8EC, Nibas 50ND, Bini 58 40EC)
3.3.2 Phương pháp thí nghiệm
3.3.2.1 Tìm hiểu hiện trạng canh tác cây gấc tại HTX Bắc Ninh xã Hoà Nam
+ Phương pháp nghiên cứu Sử dụng 30 phiếu điều tra, theo phương pháp phỏng
vấn trưc tiếp kết hợp phiếu điều tra có nội dung soạn sẵn.
+ Chỉ tiêu theo dõi
- Phần thông tin chung (tên chủ hộ, diện tích, tuổi cây gấc, thâm niên trồng
gấc).
- Phần hiện trạng canh tác (giống, cách trồng, chế độ bón phân,chế độ tưới
nuớc, tạo tán, tỉa cành )
- Bảo vệ thưc vật (sâu bệnh hại, phòng trừ, thuốc BVTV, liều lượng)
-Mẫu phiếu (trong phần phụ lục)
+ Thời gian điều tra
Điều tra 1 lần trước khi tiến hành đề tài và trong quá trình thưc hiện đề tài thì
bổ sung thêm.