Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

vợ nhặt cảm nhận về bà cụ Tứ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.25 KB, 2 trang )

Kim Lân thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam
hiện đại. Ông thường viết về nông thôn và những con người dân quê , lam lũ hồn
hậu , chất phác mà giàu tình yêu thương . Vợ nhặt là một trong những sáng tác tiêu
biểu của ông. Trong đó nhân vật bà cụ Tứ được nhà văn khắc hoạ rất sinh động ,
tinh tế, là một người mẹ nghèo khổ, trải đời, giàu tình yêu thương và có nội tâm
phong phú, phức tạp.
Kim Lân sinh năm 1920 mất năm 2007. Ông là người rất am hiểu nông thôn và đời
sống của nhân dân nên ông có những trang viết sâu sắc, cảm động. Truyện Vợ nhặt
rút từ tập Con chó xấu xí) sáng tác năm 1962, đây được coi là truyện ngắn xuất sắc
nhất của Kim Lân. Tác phẩm dã tái hiện lại bối cảnh ngày đói vô cùng thê thảm ở
nông thôn Việt Nam do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra năm 1945 .
Tâm lí ở cụ Tứ có phần phức tạp , với những nỗi niềm trắc ẩn trong chiều sâu
riêng của người già từng trải và nhân hậu. Thể hiện sâu sắc cho tư tưởng ấy là chân
dung tính cách , tâm lý của bà cụ Tứ trước tình huống bất ngờ : con trai mình đột
ngột có vợ .
Khởi đầu tâm lí ở bà cụ Tứ là ngỡ ngàng trước một sự việc dường như không
hiểu được. Cô gái xuất hiện trong nhà bà phút đầu là một hiện tượng lạ. Trạng thái
ngỡ ngàng của bà cụ Tứ được khơi sâu bởi hàng loạt những câu hỏi nghi vấn:
“Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong nhà ấy nhỉ ? Người đàn bà nào lại đứng
ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải
con cái Đục mà. Ai thế nhỉ?” Rồi lại:”Ô hay, thế là thế nào nhỉ?”. Sự ngạc nhiên
này thể hiện nỗi đau của người viết: chính là sự cùng quẩn của hoàn cảnh đánh mất
ở người mẹ sự nhạy cảm trước việc con trai yêu quý của mình có vợ .
Bà lập cập bước vào. Cái người đàn bà lạ ấy tưởng mẹ Tràng già cả, điếc lác lên
cất tiếng chào đến lần thứ hai. Hoá ra, bà không điếc, bà mải băn khoăn vì người
đàn bà ấy chào bà bằng u. Bà vẫn chưa hiểu vì sao lại thế. Đến khi anh Tràng nói:
Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi u ạ! Thì bà hiểu rất nhanh. Đột ngột quá! Bà cúi
đầu nín lặng. Bà không chỉ hiểu chừng ấy. Trong lòng người mẹ nghèo ấy còn hiểu
ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp của đứa con mình.
Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi,
những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn con mình thì… Chỉ nghĩ đó, bà


đã thấy biết bao lo lắng, xót thương. Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai
dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát
này không?
2.Tâm trạng bà cụ Tứ với đôi vợ chồng son:
Bà nhìn đôi vợ chồng mà trong lòng cứ trái ngược đan xen, lúc vui mững, buồn tủi,
lúc lại thương lo. Đầu tiên bà vui vì con trai mình có vợ, có người chăm sóc phụ
giúp cho cuộc sống.”May ra mà qua được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng
có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế
nào mà la cho hết được? Trong cái khổ, có cái may. Bà khẽ dặng hắng một tiếng,
nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”: một khi các con đã phải duyên phải kiếp với
nhau, bà cũng mừng lòng..” . Bà buồn bởi con có vợ trong hoàn cảnh gia đình quá
nghèo không đủ trang trải cuộc sống, hai là tự thấy có lỗi khi mình là một người


mẹ mà không chăm lo được cho con cái. “Bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó
khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có được vợ...
Nghĩ thế, bà càng cay đắng cho thân phận của mình. Bà là mẹ, bà đã chẳng lo được
gì cho con...”
Ôi biết bao là buồn, vui, vay đắng, tủi cực cùng sự lo lắng, thương xót đang tràn
ngập trong lòng người mẹ nghèo khổ. Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa. Bà
không khóc mà nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.
Rồi tình thương lại chìm vào nỗi lo, tạo thành một trạng thái tâm lí triền miên day
dứt. Bà mẹ: nghĩ đến bổn phận làm mẹ chưa tròn, nghĩ đến ông lão, đến con gái út,
nghĩ đến nỗi khổ đời của mình, nghĩ đến tương lai của con…, để cuối cùng dồn tụ
bao lo lắng, yêu thương trong một câu nói giản dị:”chúng mày lấy nhau lúc này, u
thương quá…” Trên ngổn ngang những nỗi buồn lo, niềm vui của mẹ vẫn cố ánh
lên niềm hi vọng vào cuộc sống, vào tương lai: “Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ,
ai khó ba đời!”
3.Tâm trạng bà cụ Tứ sau đêm tân hôn của con trai:
Cảm động thay, Kim Lân lại để cái ánh sáng kỳ diệu đó tỏa ra từ… nồi cháo cám.

Hãy nghe người mẹ nói: “chè đây – Bà lão múc ra một bát – chè khoán đây, ngon
đáo để cơ”. Chữ “ngon”này cần phải cảm thụ một cách đặc biệt. Đó không phải là
xúc cảm về vật chất, (xúc cảm về cháo cám) mà là xúc cảm về tinh thần: ở người
mẹ, niềm tin về hạnh phúc của con biến đắng chát thành ngọt ngào. Chọn hình ảnh
nồi cháo cám, Kim Lân muốn chính mình cho cái chất người: trong bất kỳ hoàn
cảnh nào, tình nghĩa và hi vọng không thể bị tiêu diệt, con người muốn sống cho ra
sống, và cái chất người thể hiện ở cách sống tình nghĩa và hi vọng. Nhưng Kim
Lân không phải là nhà văn lãng mạn. Niềm vui của cụ Tứ vẫn cứ là niềm vui tội
nghiệp, bởi thực tại vẫn nghiệt ngã với miếng cháo cám “đắng chát và nghẹn bứ”.
Quả thực trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân bộc lộ một quan điểm nhân đạo sâu
sắc của mình. Nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của người lao động trong sự
túng đói quay quắt, trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, con người vẫn vượt lên
cái chết, hướng về cuộc sống gia đình, vẫn yêu thương nhau và hi vọng vào ngày
mai.
Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân , là tác phẩm giàu giá trị hiện
thực , nhân đạo ; là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ , ca ngợi niềm
tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của con người . Truyện xây dựng thành công
hình tượng nhân vật bà cụ Tứ , một người mẹ nghèo khổ mà ấm áp tình thương ,
niềm hi vọng , lạc quan qua cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo,
nhất là ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, khiến tác phẩm mang chất thơ cảm động và
hấp dẫn.



×