Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

Báo Cáo Chuyên Đề Về Dạy Học Theo Chuẩn Kiến, Kỹ Năng Và Ứng Dụng CNTT Trong Dạy Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.94 KB, 14 trang )

PHỊNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN ĐƠNG TRIỀU

TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN ĐỨC

Người thực hiện: Hồ Thị Hương
Trường Tiểu học Yên Đức


PHỊNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN ĐƠNG TRIỀU

TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN ĐỨC

Người thực hiện: Hồ Thị Hương
Trường Tiểu học Yên Đức


Năm học 2012 – 2013 tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Đẩy mạnh cuộc vận động
«Mỗi thầy giáo, cơ giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng
tạo» và phong trào thi đua « Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực ». Ban giám hiệu chúng tôi đã triển khai kế họach tổ
chức chuyên đề dạy chuẩn kiến thức, kỹ năng- Điều chỉnh nội dung
dạy học- ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học. nhằm nâng cao
chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn cũng như chất lượng các
mặt giáo dục khác để hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã đề ra, năm sau
cao hơn, thực chất hơn năm trước .


PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG
- Năm học 2012- 2013, trường TH Yên Đức có 29 cán bộ, giáo


viên, nhân viên. Có 14 lớp với 273 học sinh: khối lớp 1: 4 lớp; khối
lớp 2: 4 lớp; khối lớp 3: 2 lớp; khối lớp 4: 2 lớp; khối lớp 5: 2 lớp.
-Đội ngũ giáo viên có trình độ tay nghề khá đồng đều và được
tham dự đầy đủ các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học và
đưa ƯDCNTT vào giảng dạy.
-Nhà trường có cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác dạy và học
các mơn học nói chung. Đặc biệt nhà trường có đầy đủ các thiết bị
phục vụ cho ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học.
Vì vậy có thể nói các điều kiện về đội ngũ giáo viên, học sinh, cơ
sở vật chất và sự quan tâm của các bậc phụ huynh, là một điều kiện
thuận lợi để chúng ta đáp ứng được yêu cầu về dạy học theo chuẩn
kiến thức, chuẩn kỹ năng – Điều chỉnh nội dung dạy học cùng với
việc ứng dụng CNTT trong dạy học.


PHẦN THỨ HAI :
NỘI DUNG BÁO CÁO
I. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
1. Nâng cao nhận thức cho CB- GV về chuẩn kiến thức, kỹ năng
-Chỉ đạo các tổ chuyên môn :Nghiên cứu kỹ và thảo luận các văn
bản chỉ đạo như :
+ Công văn 896/BGD & ĐT - GDTH ngày 13/02/2006 . Riêng môn
Kĩ thuật lớp 4 và lớp 5 thực hiện theo hướng dẫn riêng ( Phụ lục
NVNH ).
+Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu về chương trình và kế hoạch
dạy học của Bộ giáo dục ban hành theo Quyết định số 16/2006/ QĐ BGD&ĐT, Công văn 9832/ BGD&ĐT – GDTH ngày 01/09/06 hướng
dẫn thực hiện chương trình mơn học 1,2,3,4,5;Cơng văn 9890/BGDĐTGDTH ngày 17/9/2007;Cơng văn số 10398/BGDĐT-GDTH ngày
28/9/2007 ; Công văn số 9548/BGDĐT-GDTH ngày 13/10/2008.
13/10/2008
-100% CB-GV đã có trong tay cuốn tài liệu hướng dẫn thực hiện

chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở Tiểu học.


2. Quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học
-Xây dựng kế hoạch dạy chuẩn kiến thức, kỹ năng theo mơn học, theo
tuần, tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch
dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục.
-Chỉ đạo 100% giáo viên bám sát và thực hiện nghiêm túc chương trình
và kế hoạch dạy học theo bộ tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng.
-Thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy từng tuần, từng tháng
mà khối và BGH đã thống nhất.
-Xây dựng kế hoạch quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân dạy
chuyên đề, tự chọn, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.
-Sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong
phân phối chương trình; soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn
kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa.
-Thảo luận các bài soạn khó; viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao
chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh
giá.


3. Triển khai chuyên đề dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
*Chuẩn kiến thức, kỹ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến
thức, kỹ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có
thể đạt được.
-Để tiến hành triển khai chuyên đề dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng ngay từ đầu năm học nhà trường chúng tôi đã họp thống nhất trong
BGH phân công nhiệm vụ cho các tổ chuyên môn đảm nhiệm các chuyên
đề cấp tổ: Tổ khối 1: Chuyên đề môn Tiếng Việt, TNXH; Tổ khối 2+3:
Chuyên đề mơn Tốn; Tổ khối 4+5: Chun đề mơn Tốn và môn Lịch sử

& Địa lý.
-Từ chuyên đề cấp tổ, các tổ khối chun mơn xây dựng chun đề của
tổ mình theo sự phân công của BGH. Đồng thời theo kế hoạch của các tổ
khối chuyên môn trong tháng 11/ 2012 các tổ khối chuyên môn tiến hành
dạy chuyên đề cấp tổ. Và tiến tới chuyên đề cấp trường. Theo sự phân cơng
của cụm thì trong tháng 12 nhà trường chúng tôi kết hợp với tổ chuyên môn
khối 1, khối 4+5 tiếp tục xây dựng chuyên đề môn Tiếng Việt lớp 1 và
chuyên đề môn Địa lý lớp 4 để tham gia chuyên đề cấp cụm và trong ngày
hôm nay các đ/c vừa được dự 1 tiết Tiếng Việt do cô giáo Vũ Thị Loan dạy
thể hiện và 1 tiết Địa lý do thầy Hà Hồng Việt dạy thể hiện.


Trong tiết Tiếng Việt lớp 1, bài 69: ăt-ât thì nội dung yêu cầu cần đạt về Chuẩn kiến
thức, kỹ năng: Đọc được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật; từ và đoạn thơ ứng dụng. Viết được: ăt, ât
rửa mặt, đấu vật. Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Ngày chủ nhật.
Cụ thể:
+ở Slide thứ 2: GV đưa ra tranh vẽ có nội dung chứa vần, tiếng, từ có vần mới các em
học trong bài 69.
Như vậy trong toàn bộ tiết học GV đã cung cấp cho học sinh nắm được các kiến thức
cơ bản trong tiết học như: Đọc được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật; từ và đoạn thơ ứng dụng. Viết
được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật. Tức là giáo viên đã cung cấp cho học sinh các kiến thức, kỹ
năng của chuẩn.
Trong tiết Địa lý lớp 4, bài 16: Thành phố Hải Phịng thì nội dung yêu cầu cần đạt về
Chuẩn kiến thức, kỹ năng: Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phịng: V
trí: ven biển, bên bờ sơng Cấm; Thành phố cảng, trung tâm cơng nghiệp đóng tàu, trung tâm
du lịch, …
Chỉ được Hải Phòng trên bản đồ( lược đồ)
Cụ thể: ở Slide 2, 3: GV đưa ra Lược đồ tự nhiên ĐBBBộ, lược đồ thành phố Hải
Phòng để học sinh xác định được vị trí của thành phố Hải Phòng. Các Slide tiếp theo đưa ra
một số hình ảnh về các cảng, các nhà máy đóng tàu, các bãi biển đẹp, các danh lam thắng

cảnh, di tích lịch sử văn hóa. Khẳng định Hải Phịng – thành phố cảng- Trung tâm công
nghiệp- Trung tâm du lịch. Trong tiết học thầy giáo đã cung cấp cho học sinh đầy đủ các
kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chuẩn.


II. Việc ƯDCNTT vào quản lý và dạy học

Ngày nay, khoa học công nghệ đang tác động mạnh mẽ vào
sự phát triển của tất cả các ngành nghề trong đời sống xã hội.Với
xu thế phát triển của thời đại, công nghệ thông tin(CNTT) đã trở
thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc đổi mới phương pháp
giảng dạy và quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng
giáo dục.
Thực hiện sự chỉ đạo của PGD về việc ứng dụng CNTT sao
cho thiết thực, hiệu quả, phù hợp với lứa tuổi học sinh, tránh lạm
dụng. Nhà trường chúng tôi đã coi việc ƯDCNTT vào giảng dạy
là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác dạy và học. Trong năm
học 2012-2013 trường Tiểu học Yên Đức đã áp dụng ứng dụng
CNTT trong tất các các mơn học, trong q trình thực hiện nhà
trường cũng gặp 1 số thuận lợi và khó khăn sau:


1.Thuận lợi:
-Sử dụng ƯDCNTT có tác dụng nhanh( Chỉ cần 1 động tác kích chuột
chúng ta đã có một hình ảnh thể hiện nội dung cần cung cấp cho học sinh),
sạch( từ nay giáo viên ko bị ảnh hưởng bởi bụi phấn, có hại cho sức khoẻ)
- Có thể kết hợp với các mô phỏng để giúp học sinh nắm bắt các quá
trình diễn biến nhanh hoặc bị che lấp mà ta khơng nhìn thấy.
-Lợi dụng được đặc trưng về tâm lý của học sinh, kích thích sự hứng
thú, tị mò.

-Đội ngũ giáo viên trẻ năng động, nhanh nhạy trong việc ứng dụng
CNTT.

2.Khó khăn:
- Thơng tin vào q nhanh dẫn đến học sinh không kịp xử lý.
- Giáo viên phải có sự vận dụng linh hoạt các phương tiện khác nhau, biết
phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học và phải xác định rõ nội dung
của từng bài để có thể thiết kế bài giảng điện tử một cách phù hợp.
-Đội ngũ giáo viên cao tuổi trong trường gặp khó khăn trong ứng dụng
CNTT vào dạy học.


*Tóm lại:
Mặc dù ứng dụng CNTT được áp dụng rộng rãi trong tất cả các môn
học song trên thực tế trong quá trình giảng dạy chúng ta cần chú ý một
số vấn đề sau:
Chỉ nên coi sản phẩm CNTT như một phương tiện dạy học hiện đại,
góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và đổi mới phưong pháp dạy
học.
Chỉ áp dụng CNTT khi các phương tiện dạy học truyền thống khơng
phù hợp hoặc khơng phát huy được tính tích cực của nó.
CNTT khơng thể thay thế được lời giảng của GV.
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy khơng có nghĩa là giáo viên thoát li
bảng lớp mà ƯDCNTT chỉ được coi như là một công cụ thay thế cho
bảng phụ.
Không được biến một giờ học có ứng dụng CNTT thành một giờ
“chiếu phim”, một giờ trình chiếu các Slide mà cần phải đảm bảo đặc
trưng, phương pháp dạy bộ môn.



III.Kết quả đạt được:
Qua ba năm triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
cấp Tiểu học nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định.
- 100% cán bộ, giáo viên đã nhận thức rõ và hiểu rõ vai trò, nội
dung của việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Bám sát các
văn bản chỉ đạo của Bộ. Xác định rõ trọng tâm của các tiết học,
không lan man, đốn mị kiến thức. Vận dụng linh hoạt các phương
pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh với từng vùng
miền, dạy đảm bảo kiến thức đại trà và có nâng cao phù hợp với
trình độ học sinh.
- Khơng cịn hiện tượng học sinh bị nhồi nhét kiến thức. GV
khai thác nội dung kiến thức trong SGK và vở bài tập một cách hợp
lý. Thực hiện việc đánh giá học sinh theo chuẩn KT, KN chính xác,
công bằng, khách quan. Tỷ lệ học sinh giỏi ngày một tăng và ổn
định, chất lượng đại trà được giữ vững.
-100% CB-GV đã ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy
đạt hiệu quả.


IV. Phương hướng trong thời gian tới:
- Tiếp tục tạo sự chuyển biến nhận thức của giáo viên về dạy
học theo chuẩn KT, KN.
- Duy trì việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Làm tốt việc ƯDCNTT trong quản lý và dạy học.
- Chỉ dạo việc đánh giá học sinh theo chuẩn KT, KN.
- Tiến hành khảo sát việc thực hiện việc dạy học theo chuẩn
KT, KN.
- Duy trì các kết quả đã đạt được và tiến tới dạy học đạt trên
chuẩn với những lớp có điều kiện thuận lợi và tiến hành bồi
dưõng học sinh giỏi, tạo cơ hội cho giáo viên và học sinh phát

huy hết khả năng của mình.
Trên đây là tồn bộ báo cáo chun đề của trường Tiểu học
n Đức, tơi rất mong sự góp ý của các cấp quản lý cũng như các
bạn đồng nghiệp để báo cáo hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!




×