Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Hiệu quả của báo chí với công chúng sinh viên báo chí. Nghiên cứu rường hợp Trường Cao đẳng phát thanh-truyền hình TW1 năm 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.86 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đỗ Văn Trọng

Hiệu quả của báo chí với công chúng sinh viên báo chí. Nghiên
cứu rường hợp Trường Cao đẳng phát thanh-truyền hình TW1
năm 2007

Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng
Mã số: 60 32 01

Người hướng dẫn: PGS TS Mai Quỳnh Nam

HÀ NỘI - 2007
1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài
2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu

4

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

9

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


9

5. Đối tượng, khách thể và phạm vi

10

6. Phương pháp nghiên cứu

11

7. Giả thuyết nghiên cứu

13

8. Kết cấu của luận văn

13
PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận

20

1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về truyền thông đại chúng

20

1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về truyền thông đại chúng


23

1.1.3. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về truyền thông đại
chúng

26

1.1.4. Lý thuyết của Marx Weber về đối tượng nghiên cứu của truyền
thông đại chúng

29

1.1.5. Học thuyết của Haold Lasswell và Claude Shannon về truyền
thông đại chúng

30

1.2. Các khái niệm công cụ

35

1.2.1. Truyền thông

35

1.2.2. Truyền thông đại chúng

36

1.2.3. Hiệu quả truyền thông đại chúng


37

1.2.4. Công chúng của truyền thông đại chúng

38

1.2.5. Công chúng sinh viên báo chí

38

1.3. Địa điểm khảo sát và một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

39
2


1.3.1. Vài nét về địa điểm nghiên cứu
1.3.2. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Chương 2: Kết quả nghiên cứu
2.1. Các phương tiện thông tin đại chúng và cách thức tiếp nhận thông
tin của công chúng sinh viên báo chí.
2.1.1. Các phương tiện truyền thông đại chúng

43

2.1.1.1. Báo in

43


2.1.1.2. Đài phát thanh - truyền hình

45

2.1.1.3. Mạng internet

48

2.1.2. Cách thức tiếp nhận thông tin từ báo chí của công chúng Sinh viên
báo chí.

50

2.1.2.1. Thời gian và địa điểm và cách thức đọc báo

51

2.2.2.2. Thời gian và địa điểm và cách thức nghe đài phát thanh

54

2.2.2.3. Thời gian và địa điểm và cách thức xem truyền hình

57

2.1.2.4. Thời gian và địa điểm và cách thức truy cập Interner

59

2.2. Nhu cầu và mức độ tiếp nhận thông tin của công chúng sinh viên báo

chí

62

2.3. Những vấn đề được quan tâm của công chúng công sinh viên báo chí

73

2.3.1. Những nội dung thông tin được quan tâm

72

2.3.1.1. Những thông tin thời sự, chính trị

74

2.3.1.2. Những thông tin văn hoá, văn nghệ

80

2.3.2. Những thể loại tác phẩm báo chí được quan tâm

82

2.3.2.1. Tin
2.3.2.2. Phóng sự
2.3.2.3. Phỏng vấn, toạ đàm
2.3.3. Nhu cầu và mức độ trao đổi thông tin của công chúng sinh viên
báo chí


85

2.4. Nhận diện dấu hiệu đặc trưng của một số phương tiện truyền thông
3


đại chúng
2.4.1. Tạp chí: Người làm báo

93

2.4.2. Báo: Nhà báo & công luận

95

2.4.3. Trang web: nghebao.com (Nghề báo – Thư ký của thời đại )

97

2.5. Hiệu quả của những thông tin tiếp nhận từ báo chí với việc học tập
và rèn luyện của sinh viên báo chí

100

2.5.1. Mức độ tiếp nhận thông tin từ báo chí liên quan đến việc học tập
và rèn luyện của sinh viên báo chí

101

2.5.2. Ý nghĩa của những thông tin từ báo chí đối với việc học tập và rèn

luyện của sinh viên báo chí

102

PHẦN KẾT LUẬN
1. Một số đánh giá

108

2. Các khuyến nghị

110
TÀI LIỆU THAM KHẢO

113

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài
Năm 1946, lần đầu tiên thuật ngữ truyền thông đại chúng được sử dụng
trong “Lời nói đầu của Hiến chương Liên hiệp quốc về văn hoá, khoa học và
giáo dục”. Hiện nay, thuật ngữ này đã phổ biến rất rộng rãi các phương tiện
truyền thông đại chúng, tác động hàng ngày, hàng giờ đến sự phát triển của từng
lĩnh vực của xã hội.[3]
Hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng mà trung tâm là hệ
thống báo chí hiện nay phát triển rất mạnh mẽ, đã trở thành một thành tố rất
quan trọng của xã hội. Hệ thống này vừa là động lực, vừa là công cụ trong hoạt
động tổ chức, quản lí và nâng cao dân trí trong xã hội.

Trong hoạt động của mình, hệ thống truyền thông đại chúng đã thể hiện
vai trò cũng như khả năng tạo sự tương tác xã hội, hướng dẫn, định hướng hành
vi hoạt động trong công chúng. Chính vì vậy, truyền thông đại chúng trở thành
một thiết chế xã hội, nó được coi là tác nhân cơ bản làm hình thành các liên kết
xã hội.
Hiện nay, truyền thông đại chúng có được sự hỗ trợ rất lớn của các
phương tiện Khoa học kĩ thuật. Công nghệ phát triển ở trình độ cao đã đưa hệ
thống này trở thành một trong những hệ thống quan trọng nhất của xã hội hiện
đại. Thông tin của từng quốc gia trở thành đối tượng của báo chí mọi quốc gia,
không gian thông tin của nhân loại đang được thu nhỏ lại. Sự quốc tế hoá truyền
thông đại chúng đang đặt cả thế giới vào tình huống mà trong đó các hàng rào
thông tin “cứng” bị phá vỡ. Điều này là cơ sở thực tiễn cũng như là điều kiện
thuận lợi thúc đẩy các nghiên cứu xã hội học về truyền thông đại chúng.
Ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay, thực hiện công cuộc đổi mới theo xu
hướng hội nhập và phát triển . Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của nhà nước
nhiều lĩnh vực xã hội đã có sự phát triển rõ rệt. Hoạt động truyền thông đại
chúng đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, đóng góp tích cực
vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu dân
5


giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong đường lối đổi
mới toàn diện, nổi bật lên là vấn đề dân chủ hoá các mặt của đời sống xã hội;
Thực tế này đã tạo nên những diến biến mới mẻ trong hoạt động thông tin báo
chí ở nước ta.
Báo chí hiện nay đã cơ bản hạn chế được hình thức thông tin một chiều
đơn điệu và ngày càng thể hiện được vai trò là cầu nối giữa Đảng và Dân.
Thông tin hai chiều được thực hiện trên báo chí : một mặt tuyên truyền, giải
thích đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với công
chúng mặt khác phản ánh những nguyện vọng, ý kiến phản hồi của công chúng

trong quá trình thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước.
Nói đến báo chí là nói đến các loại hình của nó như : Báo in, báo ảnh,
phát thanh, truyền hình, internet …Đó là các bộ phận, các kênh thông tin cơ bản
nhất, cốt lõi nhất, tiêu biểu cho sức mạnh, bản chất và xu hướng vận động của
thông tin đại chúng.
Trong thực tế, mỗi loại hình báo chí có những thế mạnh và những hạn chế
riêng , chẳng hạn như: báo in có khả năng lưu trữ lâu, đồng thời đi sâu phân tích
chi tiết các sự kiện hiện tượng, công chúng của loại hình báo chí này có thể tiếp
nhận thông tin ở mọi nơi, mọi lúc mọi thời điểm khác nhau. Hạn chế cơ bản của
loại hình báo chí này là khó có khả năng phát hành rộng rãi tới công chúng ở
vùng sâu, vùng xa…Phát thanh, Truyền hình có thế mạnh là nhanh, đồng thời,
rộng khắp, hàng triệu triệu công chúng có thể tiếp nhận thông tin đồng thời với
thời điểm diễn ra sự kiện. Nhưng hạn chế của nó là tính thoảng qua, khả năng
lưu trữ kém …đòi hỏi công chúng tiếp nhận thông tin từ loại hình báo chí này
phải hết sức tập trung, quá trình thông tin bị phụ thuộc vào làn sóng, thời tiết …
Ở nước ta các loại hình thông tin đại chúng đồng thời tồn tại và phát triển,
chúng không những không loại trừ nhau, mà ngược lại còn bổ khuyết, hỗ trợ
cho nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất
nước.
6


Hiện nay, cả nước ta có khoảng 14.000 nhà báo chuyên nghiệp đang hoạt
động. Ngoài ra còn có hàng ngàn cộng tác viên, thông tin viên và một đội ngũ
đông đảo đang hoạt động trong lĩnh vực thông tin xã hội. Đó là cán bộ ở các
phòng thông tin văn hoá, các đài truyền thanh cấp huyện, xã…
Cả nước hiện có 553 cơ quan báo in, trong đó có 157 báo 396 tạp chí và
khoảng hơn 1000 bản tin. Hàng năm, xuất bản hơn 550 triệu bản báo. 64 tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương 470 trong số 512 huyện, 7000 xã trong tổng số

hơn 10.359 xã được đọc báo trong ngày. Tính bình quân mỗi năm 1 người là 7,5
bản báo. 70% lượng báo chí tập trung ở thị xã, thành phố.
Có 1 đài truyền hình, 1 đài phát thanh quốc gia và 4 đài truyền hình khu
vực ở Huế, Đà Nẵng , Cần thơ, Thành phố Hồ Chí Minh. Một đài truyền hình kĩ
thuật số VTC của bộ bưu chính viễn thông. Ngoài ra 64 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương đều có đài Phát thanh - Truyền hình. Riêng đối với loại hình
phát thanh, ngoài đài phát thanh quốc gia Tiếng nói Việt Nam và các đài phát
thanh cấp tỉnh còn có hệ thống đài truyền thanh của gần 520 huyện và hơn
10.000 xã. Đây là loại hình báo chí có tính ổn định và phân bố đồng đều nhất
trong cả nước.
Cả sóng phát thanh và truyền hình quốc gia đều được truyền qua vệ tinh.
Theo con số thống kê chưa đầy đủ cả nước hiện có hơn 10 triệu máy thu hình,
với gần 85% số hộ gia đình xem được truyền hình. Sóng phát thanh hiện đã tới
5 châu lục và hơn 90% lãnh thổ nước ta.
Báo chí trực tuyến (qua mạng Internet) là một là một loại hình báo chí
mới ra đời so với báo chí truyền thống; Nhưng được sự hỗ trợ mạnh mẽ của
khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại đã khẳng định được vai trò cũng như
sức mạnh vượt trội của mình.
Ở nước ta, tờ báo trực tuyến đầu tiên chính thức ra đời năm 2000. Qua 7
năm phát triển, đến nay cả nước ta đã có khoảng hơn 2.500 trang Web đang hoạt
động và hầu hết các tờ báo đều có báo trực tuyến. Theo đánh giá của PGS.TS.
Trần Đình Hoan nguyên Uỷ viên bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng thì : “
7


Báo điện tử đang góp phần tích cực vào sự lớn mạnh của đất nước”( Nguồn :
Viêt Nam Nét ngày 20/05/2003).
Hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng ở nước ta hiện nay
được đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và quản lí của Nhà nước. Chính
vì vậy, các hoạt động xuất bản và phát hành ấn phẩm của hệ thống này đều được

dựa trên những cơ sở thống nhất như :
- Dấu hiệu về nghề nghiệp ( Giáo dục thời đại, Quân đôi nhân dân, Người
làm báo ...)
- Dấu hiệu về lứa tuổi ( Nhi đồng, Thanh niên, Tuổi trẻ, Người cao tuổi…)
- Dấu hiệu về lãnh thổ ( Hà nội mới, Sài gòn giải phóng, Hà tây, Hà
nam…)
- Dấu hiệu về xã hội (Đại đoàn kết, Lao động …)1)
- Dấu hiệu về giới ( Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Thủ đô, Nữ sinh …)
- Dấu hiệu về nhu cầu thị hiếu ( Tạp chí Thời trang, Báo Văn Nghệ, tạp chí
Văn nghệ… )*
Tất cả các dấu hiệu trên là cơ sở để hoạt động xuất bản và phát hành đối
với tất cả các loại hình báo chí, kể cả báo chí trung ương và địa phương. Tất cả
các đấu hiệu trên đều rất xác thực và gần gũi với đời sống xã hội, do đó các đối
tượng công chúng đều có thể tiếp nhận những thông tin phù hợp từ hệ thống
truyền thông đại chúng.
Trong thời điểm hiện nay, việc nghiên cứu khảo sát và đánh giá về những
ảnh hưởng và tác động của truyền thông đại chúng đối với các tầng lớp công
chúng ở nước ta là có tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận
và thực tiễn.

*

Dẫn theo Mai Quỳnh Nam “Công chúng thanh niên đô thị và báo chí - nghiên cứu trường hợp

thành phố Hải Phòng năm 2002.” Mai Văn Hai – Mai Quỳnh Nam: Chương IX :Đời sống văn hoá
tinh thần và hoạt động truyền thông đại chúng.Báo cáo Xã hội năm 2000. Trịnh Duy Luân chủ biên,
Viện Xã hội học.

8



Gần đây, một số tác giả cũng đã đưa vấn đề nhận diện công chúng
truyền thông đại chúng trong đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu vắng
những công trình xem xét dưới góc độ Xã hội học và Báo chí theo hướng
nghiên cứu hiệu quả của truyền thông đại chúng đối với công chúng nói chung
và đối với công chúng là sinh viên nói riêng.
Sinh viên là nhóm dân số xã hội tương đối lớn trong hệ thống cơ cấu xã
hội . Nhóm sinh viên được xác định bởi những đặc điểm rõ rệt :
- Có độ tuổi trung bình khoảng từ 18 – 24
- Có trình độ học vấn tương đối cao
- Đang học nghề, trong một tổ chức trường học .
Có thể nói sinh viên là bộ phận lao động trí thức trong lực lượng lao động của
xã hội. Họ là nguồn nhân lực chủ yếu trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
Lực lượng sinh viên sống và học tập tập trung tại các đô thị, do đó các
hoạt động giao tiếp với các phương tiện thông tin đại chúng cũng diễn ra trong
môi trường văn hoá, kinh tế, chính trị phát triển, vì vậy có nhiều điều kiện thuận
lợi để tiếp nhận nguồn thông tin đa dạng phong phú.
Đối với công chúng truyền thông là sinh viên, thì nhóm công chúng là
sinh viên báo chí cần được lưu ý và quan tâm. Bởi lẽ, trước hết, họ là lực lượng
lao động hùng hậu trong công cuộc đổi mới hiện nay. Họ là những trí thức, sẽ là
những chủ nhân của đất nước trong tương lai. Và đặc biệt sau khi ra trường họ
sẽ trở thành những nhà báo - những người sẽ trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực
truyền thông đại chúng. Chính vì vậy, sự tác động của các phương tiện truyền
thông đại chúng có ảnh hưởng rất quan trọng đến quá trình học tập, cũng như
tác nghiệp của họ sau này. Nghiên cứu về nhóm công chúng sinh viên báo chí
trong mối quan hệ với hệ thống báo chí càng có ý nghĩa thiết thực trong giai
đoạn hiện nay.

9



Với ý nghĩa trên, luận văn của chúng tôi chọn sinh viên của Trường Cao
đẳng Phát thanh - Truyền hình TW1 ( Trực thuộc đài Tiếng nói Việt Nam ) tại
Hà nam để khảo sát hiệu quả của báo chí với công chúng là sinh viên báo chí .
2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu xã hội học về truyền thông đại chúng nằm trong hệ thống tri
thức của xã hội học, đây là một hoạt động khoa học tạo được sự quan tâm của
cả Báo chí học và Xã hội học truyền thông đại chúng.
Trong lịch sử nghiên cứu về sự tác động của truyền thông đại chúng với
xã hội, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan điểm nhìn nhận khác nhau tuỳ
thuộc vào sự biến động của mỗi giai đoạn lịch sử - xã hội nhất định .
Năm 1905, nhà bác học người Nga Pôpốp phát minh ra vô tuyến điện kéo
theo nó là sự ra đời của đài phát thanh – đây là một bước ngoặt lớn trong lịch sử
phát triển các phương tiện truyền thông đại chúng. Đài phát thanh ra đời với
những ưu điểm vượt trội về tốc độ thông tin cũng như sự quảng đại trong việc
truyền bá nên đã được công chúng hào hứng, say sưa tiếp nhận.
Các nhà nghiên cứu xã hội học thời kỳ này cho rằng các phương tiện
truyền thông đại chúng thực sự có một sức mạnh vạn năng. Tiêu biểu cho
khuynh hướng này là quan điểm của trường phái Frankfurt, họ cho rằng với khả
năng của đài phát thanh sẽ rất dễ thuyết phục công chúng, khiến họ phải tin
tưởng và phục tùng theo các thông điệp và mục đích của nó được truyền trên
sóng phát thanh. Nhận xét này được đưa ra từ sự quan sát số lượng công chúng
bị tác động và sự ảnh hưởng của nội dung thông điệp truyền tải, chưa dựa trên
những nghiên cứu thực nghiệm đối với công chúng truyền thông.
Năm 1944, Paul Larsfeld cùng các cộng sự đã thông qua nghiên cứu thực
nghiệm đối với cử tri về quyết định bầu cử chỉ ra rằng, các chiến dịch vận động
tranh cử thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng hầu như chỉ làm
tăng thêm sự tin tưởng vào những ý định sẵn có của cử tri, thực tế ít làm thay
đổi quyết định của họ[403, 404].


10


Năm 1960, J.Klapper trong cuốn “Tác động của truyền thông đại chúng”
cho rằng “ truyền thông đại chúng chỉ là yếu tố tác động, bổ sung (dù là tác
động rất mạnh) cùng với những yếu tố trung gian khác chứ không phải là yếu tố
duy nhất dẫn đến sự thay đổi hành vi của công chúng[40,144]”. Nói cách khác,
truyền thông đại chúng không phải là nguyên nhân cần và đủ, không phải là tác
nhân cơ bản đẫn đến sự thay đổi thái độ ứng xử của công chúng.
Khi công nghệ truyền hình ra đời đã đánh đấu một bước tiến dài trong sự
phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng. Sức mạnh của truyền
hình được khẳng định bởi nó sử dụng tổng hợp sức mạnh của cả các loại hình
báo in, phát thanh và hình ảnh. Khoảng những thập niên 60 – 70 của thế kỷ XX,
truyền hình phát triển mạnh mẽ và phổ biến rộng rãi, những quan điểm nghi ngờ
về sức mạnh của truyền thông đại chúng được đặt ra xem xét lại. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu khẳng định sức mạnh cũng như sự tác động to lớn của
loại hình này.
Mạng Internet ra đời đã thực sự làm thay đổi quan niệm về các phương
tiện truyền thông đại chúng truyền thống. Những hạn chế về khả năng lưu trữ
thông tin , thời lượng, sự đơn điệu, sự tương tác … của các phương tiện truyền
thống đã được giải quyết. Mạng Internet đã khẳng định được vai trò cũng như
sự tác động to lớn của nó đối với xã hội công chúng.
Những thập niên cuối của thế kỷ XX, công nghệ mạng Internet đã phát
triển mạnh mẽ và phổ biến ở hầu hết các quốc gia, nó tạo điều kiện để thế giới
xích lại gần nhau hơn. Có thể nói rằng, Internet là tác nhân cơ bản để thúc đẩy
quá trình toàn cầu hoá, tăng cường khả năng giao lưu, hội nhập, hợp tác, trên
mọi lĩnh vực giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Sự ra đời của mạng Internet với những ưu điểm vượt trội và phạm vi tác
động của nó đã tạo ra không gian rộng lớn hơn cũng như nhiều hướng nghiên

cứu mới về hiệu quả của truyền thông đại chúng đối với công chúng xã hội.
Theo các tài liệu từ tiểu ban nghiên cứu truyền thông đại chúng của Đại hội Xã
hội học thế giới lần thứ XV, tổ chức năm 2002 cho thấy hướng nghiên cứu hiệu
11


quả truyền thông đại chúng của mạng Internet được đặc biệt chú trọng và phạm
vi nghiên cứu không chỉ trong mỗi quốc gia mà mở rộng ra toàn thế giới.
Đến cuối thế kỷ XX, J.Habermas đưa ra khái niệm “không gian cộng
đồng” trong đó các phương tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò trung gian
liên lạc và tiếp xúc trong nội bộ xã hội dân sự, cũng như nội bộ xã hội xã hội
dân sự và các thiết chế nhà nước. Đồng thời xác định truyền thông đại chúng
không phải là lãnh địa riêng của các nhà truyền thông hay các chuyên gia truyền
thông, nó là diễn đàn chung để thông tin về xã hội về con người. Truyền thông
đại chúng cũng là nơi thể hiện các mối quan hệ giữa các tầng lớp, các nhóm xã
hội[351, 352].
Nghiên cứu xã hội học truyền thông đại chúng là một hướng nghiên cứu
cơ bản của xã hội hiện đại. Các nước có truyền thống nghiên cứu xã hội học rất
coi trọng hướng nghiên cứu này. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà các
quan hệ xã hội diễn ra ngày càng phức tạp trong bối cảnh toàn cầu hóa. Truyền
thông đại chúng được coi là một tác nhân xã hội, cơ bản tạo nên các liên kết xã
hội không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả trên phạm vi khu vực và quốc tế.
Trong giai đoạn phát triển của xã hội học, truyền thông đại chúng bắt đầu
từ những năm 20 của thế kỷ trước, bao giờ xã hội học cũng hết sức được coi
trọng, nó được coi là hướng nghiên cứu chủ yếu để xem xét các tác động xã hội
của hệ thống truyền thông đại chúng đối với đời sống xã hội, và để đánh giá
hiệu quả xã hội của hệ thống này.
Ngay từ năm 1910, M.Weber người đã đặt luận cứ cho các nghiên cứu xã
hội học truyền thông đại chúng đã xếp nghiên cứu về công chúng ở vị trí hàng
đầu trong các vấn đề cần phải ưu tiên của xã hội học truyền thông đại chúng.

Qua bốn giai đoạn phát triển, nghiên cứu xã hội học truyền thông đại chúng chỉ
ra rằng: truyền thông đại chúng tạo nên các tương tác xã hội để hình thành hành
động xã hội phù hợp với định hướng xã hội.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về hiệu quả truyền thông đại chúng với
công chúng bước đầu đã tạo được sự quan tâm của giới chuuyên môn. Từ năm
12


1990 đến nay đã có một số những công trình theo hướng nghiên cứu lý thuyết
và thực nghiệm về công chúng.
Trước hết phải nối đến những bài viết của tác giả Mai Quỳnh Nam đăng
trên Tạp chí Xã hội học, ngoài việc đưa ra những cơ sở lý thuyết cho việc
nghiên cứu truyền thông đại chúng và dư luận xã hội tác giả đã gợi mở ra hướng
nghiên cứu thực nghiệm trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay.
Trên tạp chí Xã hội học số 2 – 1996 trong bài “Về đặc điểm và tính chất
của truyền thông đại chúng”[55], tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa giao tiếp
các nhân, giao tiếp đại chúng và hệ thống truyền thông đại chúng.Trên cơ sở
phân tích mối quan hệ này, tác giả đã chỉ ra những tác động trực tiếp đến hiệu
quả của hoạt động báo chí; Thứ nhất là sự tác động từ hệ thống pháp luật và
quyết định quản lý của các cơ quan quản lý báo chí. Thứ hai là sự tác động từ
công chúng báo chí. Thực tế cho thấy rằng, trong xu thế hội nhập và toàn cầu
hoá hiện nay sự tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng dẫn đến
sự thay đổi ứng xử xã hội của công chúng là tương đối rõ nét; Đặc biệt trong đó
có nhóm công chúng là sinh viên báo chí.
Bài viết “Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng” trên
tạp chí Xã hội học số 4 – 2001[56], tác giả đã tổng hợp một số hệ thống chỉ tiêu
định tính và định lượng làm cơ sở để phân tích hiệu quả của các phương tiện
truyền thông đại chúng.
Các bài nghiên cứu xã hội học thực nghiệm về báo chí cũng của tác giả
này đã in trên tạp chí Tâm lí học số 1- 2004 như: “ Sinh viên Hà nội trong giao

tiếp đại chúng” [55], “ Báo thiếu nhi dân tộc và công chúng thiếu nhi dân tộc”
[48], “ Báo chí những vấn đề lí luận và thực tiễn” – Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà nội…tác giả cùng các cộng sự đã khảo sát mối quan hệ giữa các nhóm
công chúng này với hệ thống truyền thông đại chúng trong môi trường chính trị
- xã hội. Đặc biệt, các nghiên cứu này chú ý tới đặc điểm quá trình tiếp nhận
thông tin, xử lí thông tin, cơ chế lây lan thông tin và các thức sử dụng thông tin

13


của họ, coi đó như những dấu hiệu tin cậy để đánh giá hiệu quả hoạt động của
hệ thống này.
Ngoài ra, tác giả này cũng đưa ra hàng loạt các nghiên cứu về dư luận xã
hội trong các bài viết trên tạp chí Xã hội học như “Dư luận xã hội - mấy vấn đề
lí luận và phương pháp nghiên cứu” ( Tạp chí Xã hội học số 1- 1995), “Dư luận
xã hội về con số” ( Tạp chí Xã hội học số 3 – 1996), “ mấy vấn đề về dư luận xã
hội trong công cuộc đổi mới” ( Tạp chí Xã hội học số 2 – 1996), “ Vai trò của
dư luận xã hội trong cơ chế “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ( Tạp
chí Tâm lí học số 2 – 2000). Trong bài “ Truyền thông đại chúng và dư luận xã
hội” ( Tạp chí Xã hội học số 1 – 1996) tác giả đi sâu phân tích mối quan hệ biện
chứng giữa báo chí và công chúng trong quá trình hình thành và thể hiện dư
luận xã hội.
Các tác giả khác cũng công bố những công trình nghên cứu về xã hội học
báo chí như: luận án tiến sĩ xã hội học của tác giả Trần Hữu Quang năm 2000 “
Chân dung công chúng báo chí Thành phố Hồ Chí Minh”. Luận án đi sâu khảo
sát cách thức và mức độ sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng của
công chúng. Trên cơ sở phân tích các hình thức tiếp nhận thông tin từ các
phương tiện truyền thông đại chúng của công chúng, để nhận diện công chúng
trong bối cảnh đổi mới của Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra còn có những công trình nghiên cứu khác như: luận án tiến sĩ Xã

hội học của tác giả Trương Xuân Trường năm 2002 “ Hiện trạng và vai trò tác
động của truyền thông dân số đối với người nông dân”, PGS.TS. Nguyễn Văn
Dững “Đối tượng tác động của báo chí” trên tạp chí Xã hội học số 4 – 2004,
luận văn thạc sĩ của tác giả Đinh Thị Phương Thảo “ Hiệu quả của truyền thông
đại chúng đối với công chúng thanh niên đô thị” nghiên cứu trường hợp thành
phố Hải Phòng năm 2006…
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Truyền thông đại chúng với công
chúng thanh niên đô thị - nghiên cứu trường hợp thành phố Hải Phòng, do Viện

14


Xã hội học chủ trì PGS.TS Mai Quỳnh Nam chủ nhiệm đề tài có thể được coi là
công trình đầu tiên theo hướng nghiên cứu cơ bản là nghiên cứu công chúng.
Việc nghiên cứu đề tài Hiệu quả của báo chí với công chúng sinh viên
báo chí có thể là một đóng góp để bước đầu hình dung được hiệu quả xã hội của
báo chí đối với công chúng là sinh viên báo chí, trong đó có công chúng là sinh
viên Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình TW1.
3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Xuất phát từ góc nhìn của báo chí học, xã hội học báo chí; nghiên cứu
vấn đề hiệu quả của báo chí với công chúng là sinh viên báo chí để đánh giá tác
động của hệ thống báo chí đối với công chúng là sinh viên báo chí được chọn
làm đối tượng nghiên cứu. Qua việc nghiên cứu để tìm hiểu, nhận diện sự lựa
chọn nguồn tin cũng như sự tiếp thu, sử dụng những nguồn tin nhận được, đồng
thời tìm hiểu dư luận xã hội trong sinh viên báo chí về hoạt động của báo chí
trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng.
Việc nghiên cứu đề tài này cũng có thể góp phần vào việc nghiên cứu
hiệu quả của báo chí với công chúng nói chung, và đặc biệt là đối với công
chúng là sinh viên, trong đó có một bộ phận là sinh viên báo chí.

Kết quả nghiên cứu từ đề tài này có thể là tài liệu tham khảo cho các
nghiên cứu trong lĩnh vực báo chí học và xã hội học truyền thông đại chúng.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu vấn đề hiệu quả của báo chí với công chúng là sinh viên báo
chí, chúng tôi hi vọng sẽ đưa ra được những khuyến nghị để các nhà quản lí
truyền thông, các cơ quan truyền thông nắm được thực trạng sự tác động của hệ
thống truyền thông đối với bộ phận công chúng này. Từ đó tạo cơ sở khoa học
cho những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của báo chí đối với công chúng
sinh viên báo chí.

15


4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề hiệu quả của báo chí với công chúng là sinh viên báo
chí nhằm tìm hiểu :
- Công chúng sinh viên báo chí tiếp cận thông tin như thế nào?
- Những vấn đề nào truyền tải trên báo chí được công chúng sinh viên báo
chí quan tâm?
- Dư luận xã hội trong tầng lớp công chúng sinh viên báo chí và cách thức
xử lí những thông tin tiếp nhận được từ báo chí.
- Hiệu quả của việc sử dụng những thông điệp tiếp nhận được đối với việc
học tập và rèn luyện.
- Góp phần đề xuất những khuyến nghị về giải pháp tăng cường hiệu quả
thông tin tới nhóm công chúng này.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cách thức tiếp nhận thông tin và hiệu quả việc sử dụng nội dung
các thông điệp được thông tin trên báo chí.
- Phân tích các hình thức trao đổi thông tin trong nhóm công chúng sinh

viên báo chí.
- Phân tích hiệu quả của báo chí qua hoạt động tiếp nhận và sử dụng thông
tin từ cac phương tiện truyền thông đại chúng của sinh viên báo chí.
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hiệu quả của báo chí với công chúng là sinh viên báo chí
5.2 Khách thể nghiên cứu
Là nhóm công chúng sinh viên báo chí Trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình TW1
5.3 Phạm vi nghiên cứu

16


Trng Cao ng Phỏt thanh - Truyn hỡnh TW1 trc thc i ting núi
Vit Nam ( nm trờn a bn th xó Ph Lý, tnh H Nam ). Kho sỏt thi im
thỏng 06 nm 2007.
6. Phng phỏp nghiờn cu
6.1 Phng phỏp lun
Dựa trên quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa kiến trúc th-ợng tầng
và cơ sở hạ tầng trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, t- t-ởng của C.Mác về vai
trò của ý thức xã hội trong đời sống xã hội, về mối liên hệ giữa truyền thông đại
chúng và d- luận xã hội đ-ợc lấy làm cơ sở cho việc nghiên cứu sự tác động của
truyền thông đại chúng và d- luận xã hội. C.Mác cho rằng : Lý luận có thể trở
thành lực l-ợng vật chất khi nó thâm nhập vào quần chúng, sản phẩm của
truyền thông là d- luận xã hội *.
Nghiên cứu xã hội học truyền thông đại chúng phát triển mạnh mẽ trong
những thập niên vừa qua và trở thành một chủ đề cơ bản của xã hội hiện đại.
Năm 1910, M.Weber đã đề xuất h-ớng nghiên cứu này có nhiệm vụ phát triển
mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng với xã hội theo các h-ớng :
- Nghiên cứu công chúng

- Nghiên cứu tổ chức truyền thông và các nhà truyền thông với vai trò là
một tầng lớp xã hội nghề nghiệp
- Phân tích nội dung thông điệp truyền tải
Nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng là một vấn đề cấp bách và
phức tạp, điều đó xuất phát từ chỗ ng-ời ta ngày càng nhận thấy khả năng tác
động to lớn của hoạt động truyền thông . Mặt khác, tính phức tạp của h-ớng
nghiên cứu này lại phụ thuộc bởi tính chất đa chức năng của thông tin đại chúng
và các mối quan hệ nhiều chiều ở sự t-ơng tác với hệ thống thông tin đại chúng
trong thực tế
Trên cơ sở áp dụng lí luận báo chí, quan điểm lý thuyết xã hội học chuyên
ngành xem xét hiệu quả tác động của báo chớ với nhóm công chúng là sinh
viên báo chí đ-ợc đặt trong các t-ơng tác xã hội cụ thể.

*

C.Mác và Ph.Ăngghen, Tuyển tập T.1, tr.206. Dẫn theo Mai Quỳnh Nam, "Truyền thông đại chúng và d- luận
xã hội", Tạp chí Xã hội, số 1 (53), 1996, tr.3

17


Quan điểm lý thuyết xã hội học đ-ợc dùng làm cơ sở nghiên cứu ở đây
gồm: Cách phân loại hiệu quả truyền thông đại chúng đối với công chúng do
Weiss (1988) đ-a ra về tác động định l-ợng của truyền thông đại chúng; Những
l-u ý của Moll (1993) khi phân tích chỉ báo độ ghi nhớ của công chúng về nội
dung thông điệp; Nhng vấn đề tạo nên mối quan tâm của giới chuyên môn
trong phân tích hiệu quả của truyền thông đại chúng (liên quan tới:
1. Việc tách giải quyết hoạt động của từng kênh truyền thông cụ thể.
2. Nhận xét của Sechcô (1986) về sự sai lầm khi tách tác động truyền thông đại
chúng ra khỏi ảnh h-ởng từ các cơ sở xã hội khác cùng tác động hàng ngày đối

với công chúng truyền thông.
3. Sự đan xen và t-ơng hỗ giữa giao tiếp đại chúng và giao tiếp cá nhân d-ới tác
động của các ph-ơng tiện truyền thông đại chúng).
4. Lý luận về cơ chế lây lan thông tin; về dòng phản hồi thông tin.
5. Lập luận của M.Weber về tác động của truyền thông đại chúng đối với việc
hình thành ý thức quần chúng và d- luận xã hội [7]
Ng-ời nghiên cứu cũng đặc biệt chú ý đến các khía cạnh lý luận và lịch sử
của vấn đề mà các tác giả đi tr-ớc đã đặt ra, coi đó nh- những tiền đề lý luận để
triển khai đề tài của mình.
6.2 Phng phỏp thu thp thụng tin
Nhng thụng tin chỳng tụi thu thp c qua vic s dng kt hp cỏc
phng phỏp :
- Phng phỏp nghiờn cu nh lng thụng qua vic iu tra chn mu.
iu tra c tin hnh vi 400 bng hi vi sinh viờn bỏo chớ Trng
Cao ng Phỏt thanh - Truyn hỡnh TW1 trc thuc i Ting núi Vit
Nam ( nm trờn a bn th xó Ph Lý, tnh H Nam ). Mu nghiờn cu
c da trờn cỏc ch bỏo v gii tớnh, nm hc, ngnh hc ca sinh viờn.
- Phng phỏp iu tra nh lng thu thp thụng tin c tin hnh vi sinh
viờn ti trng nm 2007.
Ngoi ra, thụng tin cũn c thu thp da trờn cỏc t liu sn cú liờn quan
n ch nghiờn cu, qua h thng bỏo chớ c cp nht thng xuyờn.
18


Chúng tôi tiến hành xử lí thông tin theo phương pháp :
- Sử dụng phương pháp phân tích thống kê đối với những số liệu định
lượng.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Đề tài được triển khai để đánh giá và kiểm nghiệm các giả thuyết nghiên
cứu sau:

1. Vai trò, ý nghĩa của những thông tin được tiếp nhận từ báo chí, như sự đối
với việc học tập, rèn luyện và tác nghiệp của sinh viên báo chí .
2. Dư luận xã hôi của công chúng sinh viên báo chí, thể hiện những đề xuất
về phương thức thông tin cũng như hiệu quả tác động đến nhóm công chúng
này.
3. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, hệ thống báo chí đã phát
triển mạnh mẽ và có nhiều thành tựu đáng kể trong công cuộc đổi mới đất
nước. Tuy nhiên, trong hoạt động thông tin cũng đã xuất hiện những xu hướng
bất cập, hạn chế như tính thương mại hóa và có cả những sai lệch trong thông
điệp truyền thông. Điều này sẽ tác động mạnh mẽ đến công chúng sinh viên
báo chí.
8. Kết cấu của luận văn
8.1 Phần mở đầu
Luận văn giới thiệu: Giả thuyết nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu;
Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu; Mục đích và nhiệm vụ nghiên
cứu; Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài; Tính cấp thiết của đề tài nghiên
cứu.
8.2 Phần nội dung luận văn gồm 2 chương
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Phần 1: Đưa ra các lí luận về truyền thông đại chúng, trên cơ sở của báo
chí học và xã hội học báo chí. Đặc biệt là các quan điểm lí thuyết về công
chúng của truyền thông và hiệu quả của truyền thông đại chúng. Vài nét về vấn
đề nghiên cứu và hệ thống các khái niệm công cụ phục vụ nghiên cứu.
19


Phần 2: Giới thiệu địa điểm khảo sát, và một số đặc điểm cơ bản của khách
thể nghiên cứu.
Chương 2: Hiệu quả của báo chí với công chúng là sinh viên báo chí
Phần 1: Trình bày kết quả nghiên cứu về hiệu quả tác động của thông tin tiếp

nhận từ báo chí với công chúng là sinh viên báo chí. Thông qua mức độ và các
hình thức tiếp nhận thông tin.
Phần 2: Trình bày kết quả những phân tích về những vấn đề đăng tải trên báo
chí được sịnh viên báo chí quan tâm.
Phần 3: Trình bày kết quả những phân tích về những dấu hiệu để nhận diện nội
dung của một số phương tiện truyền thông đại chúng.
Phần 4: Trình bày kết quả phân tích về sự tác động của những thông tin tiếp
nhận được từ báo chí với việc học tập và rèn luyện của sinh viên báo chí.
8.3 Phần kết luận
Từ các kết quả phân tích, tác giả tiến hành luận giải các giả thuyết nghiên
cứu, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng khả năng tiếp nhận thông tin
của công chúng sinh viên nói chung và sinh viên báo chí nói riêng. Mặt khác,
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống truyền thông đại chúng và
đẩy mạnh các nghiên cứu khoa học về truyền thông đại chúng và công chúng
của truyền thông đại chúng.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Xếp theo thứ tự A, B, C về tên tác giả)
1.

Chung Á - Nguyễn Đình Tấn, Nghiên cứu Xã hội học, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.

2.

C. Mác, Ph.Ăng ghen tuyển tập, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1980


3.

C.Mác, Ph.Ăng ghen,V.I.Lênin, Hồ Chí Minh bàn về báo chí xuất bản.
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003

4.

C.Mác - Ph. Ăng ghen toàn tập, tập 18. tiếng Nga.

5.

Đài tiếng nói Việt Nam, Phương pháp điều tra thính giả, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004

6.

Đinh Văn Hường, Dương Xuân Sơn. Trần Quang – Cơ sở lí luận báo chí
truyền thông – Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2004

7.

Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
8,9,10 - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, 2001, 2006.

8.

Đinh Văn Hường - Tổ chức hoạt động của Toà Soạn – Nhà Xuất Bản
Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2004.

9.


Đinh Phương Thảo - Hiệu quả của truyền thông đại chúng với công
chúng thanh niên đô thị - luận văn thạc sỹ Xã hội học, năm 2006.

10. Hồ Chí Minh toàn tập, T5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1996.
11. Hồ Chí Minh toàn tập, T7, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1997.
12. Hồ Chí Minh toàn tập, T9, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2000.
13. Hồ Chí Minh toàn tập, T10, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2000.
14. Hồ Anh Dũng, Phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất ở
Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Khoa học – xã hội, 2002.
21


15. Hồ Bất Khuất Những vấn đề của một nền báo chí đang phát triển. Tạp
chí Cộng sản, số 11 tháng 6 – 1997.
16. Luật Thanh niên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày
09 tháng 12 – 2005.
17. Mai Quỳnh Nam Thông điệp về trẻ em trên báo hình báo tin. Tạp chí xã
hội học. Số 2 – 2002.
18. Mai Quỳnh Nam Vai trò của dư luận xã hội trong cơ chế “Dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tạp chí Tâm lí học, số 2 – 2000.
19. Mai Quỳnh Nam Về việc nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng.
Tạp chí Xã hội học, số 2 – 2000.
20. Mai Quỳnh Nam Vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng.
Tạp chí Xã Hội Học, Số 4 – 2001.
21. Mai Quỳnh Nam Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội. Tạp chí Xã

hội học, số 1 – 1996.
22. Mai Quỳnh Nam Sinh viên Hà Nội trong giao tiếp đại chúng, Tạp chí
Tâm lí học, Số 1 – 2004.
23. Mai Quỳnh Nam, Báo thiếu nhi dân tộc và công chúng thiếu nhi dân tộc,
Tâm lí học, Số 1 – 2004.
24. Mai Quỳnh Nam Mấy vấn đề về dư luận xã hội trong công cuộc đổi mới,
Tạp chí Xã hội học, số 1- 1996.
25. Nguyễn Văn Dững, Đối tượng tác động của Báo chí, Tạp chí Xã hội học
số 4 – 2004.
26. Phan Quang: Về diện mạo báo chí Việt Nam - Tiểu luận và chân dung.
Nhà xuất bản Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
27. Tạ Ngọc Tấn, Truyền thông đại chúng Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2004.
28. Tạ Ngọc Tấn, Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí. Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.

22


29. Tạp chí Xã hội học, Công chúng thanh niên đô thị và báo chí – Nghiên
cứu trường hợp thành phố Hải Phòng năm 2002, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp bộ do Viện Xã hội học chủ trì, PGS, TS. Mai Quỳnh Nam chủ
nhiệm đề tài. Viện Xã hội học, Hà Nội, 2002.
30. Trần Hữu Quang, Chân dung công chúng truyền thông - khảo sát xã hội
học tại thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh,
thời báo Kinh tế Sài Gòn, trung tâm kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương,
2001
31. Trần Hữu Quang, Xã hội học báo chí, Nhà xuất bản trẻ, TP. Hồ Chí
Minh, 2006.
32. Trần Hữu Quang, giáo trình Xã hội học về truyền thông đại chúng. Đại

học Mở - Bán công Thành phố Hồ Chí Minh, 1997.
33. Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn – Khoa Báo chí: Báo
chí những vấn đề lí luận và thực tiễn, tập 4, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2001.
34. Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn – Khoa Báo chí: Báo
chí những vấn đề lí luận và thực tiễn - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội, 1998.
35. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà
Nội, 2004.
36. Vũ Đình Hoè, Truyền thông đại chúng công tác lãnh đạo quản lý, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
37. Tìm hiểu một số mô hình tập đoàn báo chí trên thế giới và vấn đề xây
dựng tập đoàn báo chí ở Việt Nam - Đề tài NCKHSV khoa Báo chí
trường Đại học KHXHX & NV
Các trang web.
1. Nghebao.com
2. Vietnam Journalism.url
3. Vietnamnet.vn
4. Wikipedia.url

23



×