Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tính toán hiệu năng cao với bộ xử lý đồ họa GPU và ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG THỊ LAN

VIỆT NAM
VỚI VIỆC THỰC THI ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Chuyªn ngµnh

: LuËt quèc tÕ

M· sè

: 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. Hoµng Ngäc Giao

HÀ NỘI - 2008

MỤC LỤC
Trang


Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt

1



MỞ ĐẦU

Chương 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ THỰC TIỄN

6

VỀ VIỆC THỰC THI ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

1.1.

Những vấn đề lý luận chung về điều ước quốc tế và việc thực 6
thi điều ước quốc tế

1.1.1.

Khái niệm về điều ƣớc quốc tế

6

1.1.2.

Các phƣơng thức thực thi điều ƣớc quốc tế

9

1.2.


Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế với pháp luật quốc gia

15

1.2.1.

Vấn đề chuyển hóa điều ƣớc quốc tế thành pháp luật 15
quốc gia

1.2.2.

Mối quan hệ giữa điều ƣớc quốc tế và pháp luật quốc 19
gia ở Việt Nam

1.3.

Pháp luật quốc tế về việc thực thi điều ước quốc tế

1.3.1.

Những nguyên tắc của Công ƣớc Viên năm 1969 về việc 22
thực thi điều ƣớc quốc tế

1.3.2.

Quy định về việc thực thi điều ƣớc quốc tế ở một số quốc 25
gia

22


Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC THI ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Ở VIỆT 30
NAM


2.1.

Quá trình pháp điển hóa pháp luật Việt Nam liên quan đến việc 30
thực thi điều ước quốc tế

2.1.1.

Lịch sử hình thành hệ thống pháp luật về điều ƣớc 30
quốc tế

2.1.2.

Pháp luật hiện hành của Việt Nam về việc thực thi điều 37
ƣớc quốc tế

2.2.

Thực trạng thực thi các điều ước quốc tế ở Việt Nam

2.2.1.

Thực trạng thực thi các điều ƣớc quốc tế ở Việt Nam 42
trong một số lĩnh vực cụ thể

42


2.2.1.1. Trong lĩnh vực nhân quyền

42

2.2.1.2. Trong lĩnh vực kinh tế - thƣơng mại

54

2.2.1.3. Trong lĩnh vực môi trƣờng

73

2.2.2.

Khái quát thực trạng thực thi các điều ƣớc quốc tế tại Việt 81
Nam

2.2.2.1. Những thành công

81

2.2.2.2. Những hạn chế

82

Chương 3:

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

88


VIỆC THỰC THI ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

3.1.

Các quan điểm chỉ đạo trong việc nâng cao hiệu quả thực thi 88
các điều ước quốc tế ở Việt Nam

3.2.

Một số kiến nghị và giải pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng 91
và hiệu quả việc thực thi điều ước quốc tế ở Việt Nam

3.2.1.

Xử lý mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật 91
quốc tế trong quá trình bảo đảm thi hành các điều ƣớc
quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia


3.2.2.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật

3.2.3.

Thiết lập một môi trƣờng tốt để đảm bảo thực thi các 99
điều ƣớc quốc tế

3.2.4.


Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực thi đối với 101
Công ƣớc Basel về kiểm soát chất thải xuyên biên giới
và việc tiêu hủy chúng

94

KẾT LUẬN

106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

108

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, việc giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia ngày càng được tăng cường,
mở rộng. Hòa mình vào cùng sự phát triển chung của thế giới, tính từ năm 1955, Việt Nam đã ký kết rất
nhiều các điều ước quốc tế (riêng trong lĩnh vực kinh tế - thương mại là 1.082 điều ước).
Các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập rất đa dạng, thuộc các lĩnh vực quan trọng
trong xã hội. Hiện nay, ở Việt Nam còn 700 điều ước quốc tế có hiệu lực trong các lĩnh vực: thương mại,
nông nghiệp, công nghiệp, hàng hải, hàng không, đường bộ, đường sắt, lao động, hợp tác nghề cá và
phát triển thủy sản, du lịch, y tế, tài chính, tín dụng, khuyến khích và bảo hộ đầu tư tránh đánh thuế hai
lần, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Các điều ước quốc tế này đã góp phần tăng cường và mở rộng các quan
hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt, đặc biệt là đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hợp tác
thương mại, thu hút đầu tư cũng như những nguồn lực phát triển chính thức.
Ngày 10 tháng 10 năm 2001, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Công ước Viên 1969
về Luật Điều ước quốc tế; tháng 6 năm 2005, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI, Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế. Đây

được coi là một bước tiến của hệ thống pháp luật Việt Nam đánh dấu sự quan tâm đối với việc ký kết, gia
nhập và thực hiện các điều ước quốc tế.
Sau hơn 2 năm Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế có hiệu lực, số lượng các điều
ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và gia nhập có tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, Việt Nam đã gia nhập
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được hơn hai năm. Mối quan hệ của Việt Nam với các nước
ngày càng được tăng cường, mở rộng. Một trong những hoạt động của việc mở rộng quan hệ đó là việc
ký kết, tham gia, phê chuẩn nhiều hơn nữa các điều ước quốc tế. Do yêu cầu hội nhập, số lượng các
điều ước quốc tế được tăng lên, nhưng việc thực thi các điều ước quốc tế chưa thật sự được quan tâm
đúng mức, trong quá trình thực thi còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Điều đó dẫn đến tính hiệu lực,


hiệu quả của việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế bị giảm sút, ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ
của Việt Nam đối với thế giới nói chung và với các quốc gia thành viên của các điều ước quốc tế mà
Việt Nam đã ký kết, gia nhập nói riêng. Là một nhà nước trong thời kỳ phát triển, hội nhập chung với
thế giới, Việt Nam cần phải làm gì để tăng cường việc thực thi tốt các điều ước quốc tế mà mình đã ký
kết, gia nhập. Đó là một vấn đề cần được nghiên cứu toàn diện và đầy đủ, trên cơ sở đó đề ra những
phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các điều ước quốc tế, đáp ứng được thực
tế của quá trình hội nhập.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực thi các điều ước quốc tế và những tác động của việc
thực thi điều ước quốc tế lên xã hội Việt Nam nên tác giả xin chọn đề tài: "Việt Nam với việc thực thi
điều ước quốc tế" làm Luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật quốc tế. Đây là đề tài cấp bách, có ý
nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, góp phần trực tiếp vào việc đổi mới và nâng cao hiệu quả của
việc thực thi điều ước quốc tế, thúc đẩy quá trình phát triển của đất nước trong quá trình hội nhập hiện
nay.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Ở nước ta, vấn đề thực thi các điều ước quốc tế đang được Đảng và nhà nước quan tâm, đặc biệt là
sau khi chúng ta gia nhập WTO.
Căn cứ vào các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, Nhà nước ta đã dành một sự quan tâm đối
với sự ra đời và phát triển của các văn bản pháp luật điều chỉnh về những hoạt động liên quan đến việc ký
kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế. Chúng ta cần phải kể đến: Pháp lệnh về ký kết gia nhập

và thực hiện các điều ước quốc tế năm 1989, Pháp lệnh về ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế năm
1998, Luật ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế năm 2005 (cùng các nghị định sửa đổi, bổ
sung)...
Hiện nay, cũng có một số đề tài nghiên cứu về tình hình thực thi các điều ước quốc tế trong từng lĩnh
vực cụ thể, có các bài viết bàn về đưa gia những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các điều ước
quốc tế ở Việt Nam (ví dụ: Bài viết Bàn về việc thực thi điều ước quốc tế ở Việt Nam của Tiến sĩ Hoàng
Ngọc Giao đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3 năm 2005, bài viết của tiến sĩ Lê Văn Bính về
Ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Quan hệ - Bộ Ngoại giao, 1999...).
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ về
vấn đề này dưới khía cạnh là một đề tài khoa học độc lập.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận văn là xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để đề ra phương hướng
và giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực thi các điều ước quốc tế, đảm bảo tính nghiêm minh của những
điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập. Từ đó, cũng nhằm mục đích thúc đẩy mối quan hệ
của Việt Nam với các nước trên thế giới và với các nước là thành viên của các điều ước quốc tế mà
Việt Nam đã tham gia, rút ngắn khoảng cách về nhiều mặt giữa Việt Nam đối với các nước trên thế
giới.
* Nhiệm vụ


Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nghiên cứu cơ sở pháp lý của Việt Nam và công ước Viên trong việc quy định việc thực thi các
điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập;
- Đánh giá vai trò của việc thực thi các điều ước quốc tế đối với xã hội Việt Nam. Phân tích thực
trạng thực thi các điều ước quốc tế nói chung và một số điều ước quốc tế của từng lĩnh vực cụ thể trong
xã hội Việt Nam. Từ đó tổng kết, đánh giá thực trạng thực thi các điều ước quốc tế ở Việt Nam.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn việc thực thi các điều ước quốc tế, cùng với việc học hỏi kinh
nghiệm của một số nước trên thế giới trong cùng lĩnh vực, tác giả có đưa ra một số đề xuất phương hướng
và giải pháp khả thi góp phần nâng cao hiệu quả thực thi các điều ước quốc tế trong xã hội Việt Nam đáp

ứng được những thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Là một đề tài thuộc chuyên ngành Luật quốc tế, những vấn đề được nêu ra trong luận văn được khái
quát thông qua việc phân tích, tổng hợp những nội dung liên quan đến việc quy định của pháp luật Việt
Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia có liên quan đến việc thực thi các điều ước quốc tế.
Luận văn cũng tìm hiểu, đánh giá những quy định của pháp luật Việt Nam trong việc khẳng định vai trò
của các cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức của Việt Nam trong việc thực thi các điều ước quốc tế (thông
qua các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia). Bên cạnh
đó, tác giả phân tích, tổng hợp thực trạng việc thực thi các điều ước quốc tế nói chung và một số điều ước
quốc tế trong một số lĩnh vực cụ thể nói riêng. Những hạn chế, khó khăn của việc thực thi các điều ước
quốc tế đó ra sao? Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
thực thi các điều ước quốc tế ở Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và
pháp luật, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Tổng hợp, phân tích các thông tin, tư liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- So sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật với thực tiễn liên quan đến hoạt động thực thi các
điều ước quốc tế ở Việt Nam với các nước trên thế giới trong việc thực hiện các điều ước quốc tế để đưa
ra những bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả thực thi điều ước quốc tế trong quá trình hội nhập thế
giới.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Một là, dựa vào những tài liệu, luận văn đã tìm hiểu những chế định của pháp luật quốc tế và pháp
luật Việt Nam về việc thực thi điều ước quốc tế. Những tác động giữa việc thực thi điều ước quốc tế lên
xã hội Việt Nam và những ảnh hưởng của xã hội Việt Nam tác động đến việc thực thi điều ước quốc tế.
Hai là, dựa vào tình hình thực hiện điều ước quốc tế tác giả đánh giá được mặt được và chưa được
của hoạt động thực thi điều ước quốc tế trong xã hội Việt Nam. Đây là những đóng góp mới vào việc tổng
kết thực tiễn thực thi các điều ước quốc tế ở Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của việc ký kết,
gia nhập các điều ước quốc tế.



Ba là, luận văn đã đề xuất những phương hướng và giải pháp có tính khả thi, góp phần nâng cao hiệu
quả thực thi các điều ước quốc tế trong xã hội Việt Nam
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và thực tiễn về việc thực thi điều ước quốc tế
Chương 2: Thực trạng thực thi điều ước quốc tế ở Việt Nam
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả việc thực thi điều ước quốc tế ở Việt Nam.

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN VĂN
Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ THỰC TIỄN
VỀ VIỆC THỰC THI ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ
1.1. Những vấn đề lý luận chung về điều ƣớc quốc tế và việc thực thi điều ƣớc quốc tế
1.1.1. Khái niệm về điều ước quốc tế
Để điều chỉnh và nâng cao hiệu quả các mối quan hệ quốc tế của mình với các nước và các tổ chức
quốc tế, nước ta ký kết rất nhiều điều ước quốc tế song phương, tham gia nhiều điều ước quốc tế đa
phương về nhiều lĩnh vực khác nhau. Và tất nhiên nước ta phải có trách nhiệm thực hiện các cam kết quốc
tế quy định trong các điều ước quốc tế này.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 1 Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế: “Điều ước quốc
tế là một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được luật quốc tế điều chỉnh,
không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc hai hay nhiều
văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi của các văn kiện đó”. Từ quy định
trên, tác giả rút ra một số đặc điểm của điều ước quốc tế
- Điều ước quốc tế phải là một thỏa thuận quốc tế.
- Điều ước quốc tế phải được ký kết giữa các quốc gia.
- Điều ước quốc tế phải được thỏa mãn bằng văn bản.
- Điều ước quốc tế phải do luật pháp quốc tế điều hành
- Điều ước quốc tế có thể được cấu thành bởi một văn bản hoặc nhiều văn bản
- Tên gọi của điều ước quốc tế

Tên gọi của điều ước quốc tế rất đa dạng: Điều ước quốc tế song phương và đa phương bao gồm:
Hiệp ước, Hiệp định, Nghị định thư, Công ước, Công hàm trao đổi, v.v...
1.1.2. Các phương thức thực thi điều ước quốc tế
Khi điều ước quốc tế có hiệu lực, vấn đề đặt ra đối với quốc gia kết ước là thực thi điều ước quốc tế.
Tác giả đã phân tích và đưa ra các phương thức mà các quốc gia đang áp dụng để thực thi điều ước quốc
tế, đó là:
- Thứ nhất là việc thực hiện trực tiếp các điều ước quốc tế. Cách thức này chủ yếu do các cơ quan
nhà nước tiến hành. Khi các cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện điều ước quốc tế (bao gồm cả việc tuân


thủ, tuân theo, vận dụng, áp dụng) tức là thực hiện chức năng công quyền, thì không cần đặt ra việc
chuyển hóa.
- Thứ hai là việc gián tiếp các điều ước quốc tế sau khi đã được nội luật hóa (chuyển hóa). Những
quốc gia có thực tiễn chuyển hóa gián tiếp điều ước quốc tế thường thông qua cơ quan lập pháp để đưa
ra các quy định của điều ước quốc tế vào hệ thống các quy phạm của luật quốc gia.
- Thứ ba là vừa trực tiếp, vừa gián tiếp thực hiện các điều ước quốc tế., tức là các quốc gia có thể trực
tiếp áp dụng các quy định của điều ước quốc tế để thực hiện của điều ước quốc tế, đồng thời cũng áp dụng
quy phạm pháp luật trong nước liên quan đến vấn đề này và coi là một văn bản nội luật hóa quy phạm của
điều ước quốc tế.
1.2. Mối quan hệ giữa điều ƣớc quốc tế với pháp luật quốc gia

1.2.1. Vấn đề chuyển hóa điều ước quốc tế thành pháp luật quốc gia
Để có cơ sở áp dụng điều ước quốc tế, yêu cầu quan trọng nhất là xác định vị trí pháp lý của điều ước
quốc tế đối với pháp luật quốc gia. Có hai luận thuyết cơ bản là nhất nguyên luận và nhị nguyên luận.
* Chủ nghĩa nhất nguyên (hay còn gọi là chủ nghĩa nhất hệ - Moniste): Quan niệm pháp luật là một hệ
thống thống nhất, đưa ra hai khả năng xác định mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia tùy theo
vị trí ưu tiên hơn:
- Ưu tiên triệt để pháp luật quốc gia
- Ưu tiên triệt để pháp luật quốc tế
- Chủ nghĩa nhất nguyên dung hòa

* Chủ nghĩa nhị nguyên (chủ nghĩa lưỡng hệ - Dualiste): quan niệm pháp luật quốc tế và pháp luật
quốc gia là hai bộ phận của một hệ thống thống nhất, hoàn toàn độc lập với nhau.
- Chủ nghĩa nhị nguyên cực đoan.
- Chủ nghĩa nhị nguyên luận dung hòa.
Tóm lại, điểm khác biệt duy nhất giữa hai học thuyết này là vị trí độc lập hoặc vị trí trên dưới của hai
hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.
1.2.2. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia ở Việt Nam
Để bảo đảm ưu tiên thực hiện các cam kết trong các điều khoản quốc tế mà nhà nước đã ký kết hoặc
gia nhập, trong nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam thường có quy định về vấn đề này thì ở mỗi văn
bản cũng thể hiện khác nhau Nhưng nhìn chung các luật, pháp lệnh đều thể hiện rõ thái độ của Nhà nước
ta là coi trọng các cam kết quốc tế, ưu tiên thực hiện các quy định của điều ước quốc tế khi các quy định
này khác với quy định của luật hoặc pháp lệnh. Việc ưu tiên thực hiện các điều ước quốc tế là cần thiết để
bảo đảm các điều ước quốc tế được thực hiện nghiêm chỉnh.
1.3. Pháp luật quốc tế về việc thực thi điều ƣớc quốc tế
1.3.1. Những nguyên tắc của Công ước Viên năm 1969 về việc thực thi điều ước quốc tế.
Một số các nguyên tắc và quy phạm của Luật điều ước quốc tế được quy định trong Công ước Viên năm
1969 về Luật điều ước.


Nguyên tắc tự nguyện ký kết các điều ước quốc tế.
- Nguyên tắc thực hiện các cam kết quốc tế một cách có thiện chí (nguyên tắc pacta servanda).
Nguyên tắc sự thay đổi các điều kiện
Có một số điều kiện xuất hiện có thể dẫn đến sự chấm dứt hiệu lực của một điều ước, cụ thể:
+ Sự vi phạm điều ước của một quốc gia thành viên;
+ Đối tượng gắn liền với việc thi hành điều ước không còn tồn tại (Điều 61);
+ Các hoàn cảnh tồn tại vào lúc ký kết điều ước đã hoàn toàn thay đổi (Điều 62)
+ Bùng nổ xung đột vũ trang giữa các quốc gia thành viên (Điều 73);
+ Xuất hiện một quy phạm Jus cogens mới (Điều 64).
- Nguyên tắc thực hiện một điều ước thì tốt hơn là hủy bỏ điều ước đó (favor contractus).
1.3.2 Quy định về việc thực thi điều ước quốc tế ở một số quốc gia

- Cộng hòa Liên bang Đức: Các điều ước quốc tế có thứ bậc ngang với luật và thực ra là ngang với
thứ bậc của các đạo luật bình thường, không phải là đạo luật sửa đổi hiến pháp. Đức là nước đang áp dụng
phương thức trực tiếp để thực thi các điều ước quốc tế.
- Cộng hòa Pháp, Hòa Kỳ: Là những quốc gia điển hình công nhận chủ nghĩa nhất nguyên: Coi quy
phạm pháp luật quốc tế có vị trí ưu thế hơn so với pháp luật quốc gia, tuy nhiên điều ước quốc tế có vị trí
dưới Hiến pháp. Các nước này áp dụng phương thức trực tiếp để thực thi các điều ước quốc tế.
- Italia, Hà Lan, Vương Quốc Anh: Áp dụng chủ nghĩa nhị nguyên. Các nước này thường áp dụng
phương pháp gián tiếp hoặc kết hợp cả hai hình thức gián tiếp và trực tiếp để thực thi điều ước quốc tế.
Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC THI ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Ở VIỆT NAM
2.1. Quá trình pháp điển hóa pháp luật Việt Nam liên quan đến việc thực thi điều ƣớc quốc tế
2.1.1. Lịch sử hình thành hệ thống pháp luật về điều ước quốc tế
+ Trước năm 1945
Thực dân Pháp tiến hành ký kết một số điều ước quốc tế mà thực dân Pháp đã ký kết và được thực
hiện ở trên lãnh thổ Việt Nam: Hiệp định thương mại giữa Pháp và Nhật liên quan đến Đông Dương ngày
13/5/1932; Hiệp định Pháp - Nhật về việc Đông Dương cung cấp thóc gạo cho Nhật, ký tại Tokyo ngày
20/1/1941; các Hiệp ước về cư trú và hàng hải và Hiệp ước về quan thuế và thương mại ký ngày 6/5/1941
giữa Chính phủ Pháp và Nhật.
+ Sau năm 1945
Việt Nam đã ký kết một số điều ước quốc tế: Hiệp định thương mại Việt Nam - Trung Quốc năm
1952, Nghị định thư về mậu dịch tiểu ngạch Việt Nam - Trung Quốc năm 1953. Sau năm 1955 đến năm
1985 đã có rất nhiều các điều ước quốc tế được ký kết giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, ví dụ:


Hiệp định viện trợ hàng hóa và kỹ thuật giữa Việt Nam với Trung Quốc (1955); Việt Nam - Liên Xô
(1956); Việt Nam - Ba Lan (1958)...
+ Sau năm 1975
- Năm 1989: Mặc dù đã có nhiều các điều ước quốc tế được ký kết và thực hiện trên lãnh thổ Việt

Nam nhưng xét dưới góc độ lập pháp, tính đến trước năm 1989 Nhà nước ta mới ban hành Pháp lệnh ký
kết và thực hiện điều ước quốc tế được ban hành. Đây là một văn bản pháp luật đầu tiên có tính chất
chuyên ngành của Việt Nam quy định các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực này. Sau khi có Pháp lệnh, Hội
đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 182 ngày 28/5/1992 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về ký
kết và thực hiện điều ước quốc tế.
- Năm 1998: Sau gần 10 năm thực hiện, Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1989
đã bộc lộ một số khiếm khuyết, bất cập. Vì vậy, ngày 20/8/1998 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành
Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998 thay thế cho Pháp lệnh 1989.
- Năm 2005, đã ban hành Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
2.1.2. Pháp luật hiện hành của Việt Nam về việc thực thi điều ước quốc tế
+ Hiến pháp năm 1992.
+ Các bộ luật, luật (Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hàng Hải, Bộ luật Lao động, Luật khoáng sản…), Luật
ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005,. Trong luật này có 1 chương gồm 4 mục, 26
điều (từ Điều 71 đến Điều 96) quy định về các hoạt động của quá trình thực thi các điều ước quốc tế bao
gồm lên kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế, giải thích, sửa đổi bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ
bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế.
+ Các văn bản dƣới luật (Nghị định, Thông tƣ…) ví dụ: Nghị định số 26/2008/NĐ- CP về sử dụng kinh phí
ngân sách nhà nƣớc bảo đảm cho công tác điều ƣớc quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế, Chỉ thị số
14/CT-TTg về các biện pháp tăng cƣờng kiểm tra, đôn đốc, thực hiện các điều ƣớc quốc tế trong lĩnh vực
kinh tế - thƣơng mại; Thông tƣ 65/2008/TT-BTC hƣớng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách
nhà nƣớc bảo đảm cho công tác điều ƣớc quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế, Quyết định số
06/2006/QĐ-BTP của Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp về việc ban hành quy chế thẩm định điều ƣớc quốc tế.
2.2. Thực trạng thực thi các điều ƣớc quốc tế ở Việt Nam
2.2.1. Thực trạng thực thi các điều ước quốc tế ở Việt Nam trong một số lĩnh vực cụ thể
2.2.1.1 Trong lĩnh vực nhân quyền
a) Việt Nam đã ký kết, gia nhập 8/10 công ƣớc trong lĩnh vực nhân quyền: Công ƣớc về quyền dân sự,
chính trị, Công ƣớc về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội; Công ƣớc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng
tộc; Công ƣớc Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ; Công ƣớc quyền trẻ em
và hai Nghị định thƣ bổ sung về trẻ em trong xung đột vũ trang và chống sử dụng trẻ em trong các hoạt
động mại dâm và tranh ảnh khiêu dâm; Công ƣớc quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị tội ác diệt chủng,

Công ƣớc về ngăn ngừa và trừng phạt các tội ác A - pác- thai; Công ƣớc về không áp dụng những hạn chế
luật pháp đối với tội phạm chiến tranh và tội chống nhân loại.
b) Vấn đề thực thi những điều ƣớc quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền tại Việt Nam
+ Những thành công


- Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật. Tính từ năm 1996 đến năm 2002, Nhà nƣớc đã ban hành 13.000 văn
bản pháp luật các loại, trong đó có hơn 40 Bộ luật và Luật, trên 120 pháp lệnh, gần 850 văn bản pháp luật
của Chính phủ và trên 3.000 văn bản pháp quy của các bộ, ngành, trong đó đã “nội luật hóa” một cách
toàn diện những công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời mà Việt Nam đã phê chuẩn hoặc gia nhập từ đầu
những năm 80 của thế kỷ XX và trong thời kỳ này. Kể đến một số văn bản pháp luật: Bộ luật Dân sự, Bộ
luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Quốc tịch Việt Nam, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật sửa đổi
bổ sung một số điều của Luật Báo chí, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và
Hội đồng nhân dân, Pháp lệnh Xuất nhập cảnh, cƣ trú, đi lại của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam. Năm
2004. Quốc hội đã thông qua Bộ luật Tố tụng Dân sự đầu tiên ở Việt Nam, bổ sung một công cụ pháp lý
quan trọng để bảo đảm các quyền dân sự.
- Việt Nam đã trình và bảo vệ thành công tất cả các báo cáo quốc gia liên quan các công ƣớc quốc tế về
quyền con ngƣời.
- Việt Nam đã tích cực phối hợp với các nƣớc đóng góp cho mục tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ quyền
con ngƣời và những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về quyền con ngƣời.
- Việt Nam còn chủ động mời một số báo cáo viên của Liên hợp quốc và đón nhiều đoàn nƣớc ngoài vào
tìm hiểu tình hình tại Việt Nam và tham gia học tập tại các quốc gia khác, tổ chức các cuộc hội thảo.
- Công tác tuyên truyền đối ngoại nói chung và đặc biệt trong lĩnh vực quyền con ngƣời ngày càng đƣợc
quan tâm và đẩy mạnh.
+ Những hạn chế mà Việt Nam đã đạt đƣợc trong việc thực thi các công ƣớc quốc tế về nhân quyền.
- Về nhận thức của cán bộ, công chức: Hiểu biết về nhân quyền ở nƣớc ta hiện nay còn nhiều hạn chế, dẫn
đến có những hành động cố ý hoặc vô ý vi phạm các quyền hợp pháp của công dân.
- Sự tham gia của các cơ quan thông tin đại chúng trong hoạt động tuyên truyền và đấu tranh chống vi
phạm nhân quyền. Các phƣơng tiện thông tin đại chúng ở nƣớc ta hiện nay chủ yếu đề cập đến vấn đề
nhân quyền dƣới dạng phê phán sự xuyên tạc, lợi dụng nhân quyền để chống phá ra của các thế lực phản

động, thù địch.
- Cơ chế bảo đảm nhân quyền chƣa hiệu quả. Hiện nay, nƣớc ta vẫn chƣa có một cơ quan chuyên trách về
vấn đề thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền; chƣa có một quy chế chặt chẽ trong việc xử lý các tố cáo và vi
phạm nhân quyền.
- Sự thiếu hụt các nguồn vật chất bảo đảm.
2.2.1.2 Trong lĩnh vực kinh tế - thương mại
Đây là lĩnh vực mà Việt Nam đã tham gia ký kết, gia nhập nhiều công ƣớc quốc tế. Có thể kể đến các công
ƣớc nhƣ Công ƣớc Paris, Thỏa ƣớc Madrid, Nghị định thƣ Madrid, Công ƣớc Berne....
Số lƣợng các điều ƣớc quốc tế về kinh tế - thƣơng mại mà Việt Nam đã tham gia ký kết rất nhiều, để
nghiên cứu có tập trung, trong phần này, tác giả đề cập đến các luật và quy định của Việt Nam cần thiết
phải sửa đổi, bổ sung khi gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO và thực thi hiệp định thƣơng mại
Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) và sau khi Việt Nam trở thành thành viên của các điều ƣớc quốc tế về lĩnh vực
kinh tế - thƣơng mại khác. Trong quá trình phân tích, tác giả có đánh giá những thành công và những
hạn chế của từng nhóm vấn đề trong quá trình Việt Nam thực thi các công ƣớc quốc tế về kinh tế - thƣơng
mại. Các lĩnh vực mà tác giả đề cập đến trong phần này gồm:


a) Về các quy định liên quan đến thƣơng mại hàng hóa:
+ Về đối xử Tối huệ quốc và không phân biệt đối xử.
+ Về đối xử quốc gia (NT).
+ Về hành động khẩn cấp đối với nhập khẩu.
b) Các quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ.
+ Về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
+ Về quyền sở hữu công nghiệp.
c) Các quy định liên quan đến thƣơng mại dịch vụ.
+ Về đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia và tiếp cận thị trƣờng.
+ Về các dịch vụ kinh doanh.
d) Các quy định liên quan đến pháp luật về đầu tƣ nƣớc ngoài.
+ Về quan niệm đầu tƣ.
+ Về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia.

+ Về các loại hình doanh nghiệp và các nguyên tắc quản lý trong doanh nghiệp liên doanh.
e) Các quy định liên quan đến tính minh bạch, công khai, giải quyết các tranh chấp thƣơng mại theo BTA
và WTO.



×